Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Khả năng thích nghi của một số dòng giống lúa đột biến chịu mặn với môi trường ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
---o0o---

NGUYỄN BÍCH HÀ VŨ

KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ
DÒNG/GIỐNG LÚA ĐỘT BIẾN CHỊU MẶN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 62 62 01 10

2016

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
---o0o---

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ
DÒNG/GIỐNG LÚA ĐỘT BIẾN CHỊU MẶN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Cán bộ hƣớng dẫn:



Thực hiện:

PGs. Ts. Võ Công Thành

Nguyễn Bích Hà Vũ

2016

2


TRANG CẢM TẠ

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGs. Ts. Võ Công Thành, người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến
quý báu và hết lòng giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô giảng viên sau Đại học trường Đại học Cần Thơ đã truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tại trường.
Quý thầy cô, các anh, chị và các em phòng thí nghiệm Bộ môn Di
Truyền Giống Thực vật khoa NN & SHƯD trường Đại Học Cần Thơ đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Trường Đại học Tiền Giang đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên
cứu tại trường Đại học Cần Thơ trong suốt quá trình đào tạo.
Thân gởi lời cảm ơn đến các thành viên lớp Nghiên cứu sinh khóa 2012
cùng lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Cuối cùng, xin gởi lời tri ân sâu sắc nhất vì tất cả sự ủng hộ to lớn cả về
vật chất lẫn tinh thần của gia đình đã giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.


Nguyễn Bích Hà Vũ

3


TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện nhằm chọn tạo ra giống lúa đột biến mới có thời gian
sinh trưởng ngắn và chống chịu với môi trường mặn cho mô hình canh tác lúa
tôm vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đề tài cũng khảo
sát sự biến đổi cấu trúc lá và rễ của cây lúa để thích nghi với môi trường mặn.
Đề tài được tiến hành qua 3 phần: (1) Chọn tạo dòng lúa Nàng Quớt Biển đột
biến (NQBĐB) bằng 2,4-dichlorophenoxyacetic acid, (2) Khảo sát khả năng
thích nghi đối với điều kiện mặn của cây lúa ở giai đoạn mạ và (3) Khảo
nghiệm ngoài đồng các dòng lúa đột biến đã tuyển chọn được tại huyện Cần
Đước, tỉnh Long An và huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng: chọn được dòng NQBĐB 1-2-1-1 có năng suất cao hơn các dòng
còn lại (4,25 tấn/ha tại huyện Cần Đước và 1,56 tấn/ha tại huyện Phú Tân),
thuộc nhóm mềm cơm và thơm. Thêm vào đó, cây lúa còn có khả năng chống
chịu với điều kiện mặn bằng cách tăng quá trình suberin, lignin hóa ở rễ và
tăng hàm lượng một số protein có trọng khối 135,90 kDa, 31,81 kDa ở rễ và
bẹ lá; 115,58 kDa ở bẹ lá; 54 kDa ở lá. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng
giống chống chịu mặn tốt thải muối qua lá thấp hơn giống nhiễm mặn. Ở nồng
độ 21,88 dS/m, nồng độ muối của giọt nước trên lá của giống NQB mùa là
71,1 dS/m và giống IR28 là 148,4 dS/m.
Từ khóa: chọn giống đột biến, chống chịu mặn, 2,4-D

4



ABSTRACT

The research was done to pick up new mutant rice varieties which could well
tolerate to salinity and short maturity for model rice-shrimp along the coastal
provinces in Mekong Delta of Viet Nam. Besides, the variation of root and
leaf structure were observed after salt testing. The research was carried out
through three parts: (1) select saline tolerant Nang Quot Bien varieties by 2,4dichlorophenoxyacetic acid, (2) observe adaptability to salinity in seedling
stage and (3) field trials of rice mutant lines were selected in Can Duoc
district, Long An province and Phu Tan dictrict, Ca Mau province. The results
showed that there was one selected NQBDB 1-2-1-1 rice line, which obtained
highest yield (4.25 tons/ha for yield in Can Duoc district and 1.56 tons/ha for
yield in Phu Tan district), soft cooking aromatic rice. In addition, process of
suberin and lignin formation in root occurred faster in salt condition and
enhanced proteins accumulation which were 125.90 and 31.81 kDa in both
root and leaf sheath; 115.58 kDa in leaf sheath and 54 kDa in leaf. The result
also indicated that salt secreted through leaf is less in high salt-tolerant
varieties than in salt-sensitive varieties. At 21.88 dS/m, salt concentrations of
water droplets in leaves of traditional NQB and IR28 variety were 71.1 dS/m
and 148.4 dS/m, respectively.
Key words: mutation breeding, salt tolerance, 2,4-D

5


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án

Nguyễn Bích Hà Vũ

6


MỤC LỤC
Lời cảm tạ ........................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................... iii
Abstract .............................................................................................................. iv
Lời cam đoan ...................................................................................................... v
Mục lục .............................................................................................................. vi
Danh sách bảng ................................................................................................ viii
Danh sách hình.................................................................................................... x
Danh sách từ viết tắt .......................................................................................... xi
Chƣơng 1: Mở đầu .......................................................................................... 13
Chƣơng 2: Lƣợc khảo tài liệu ........................................................................ 15
2.1 Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu ..................................................... 15
2.1.1 Đặc điểm chung của tỉnh Long An ................................................... 15
2.1.2 Đặc điểm chung của tỉnh Cà Mau ..................................................... 23
2.2 Tổng quan về cây lúa............................................................................... 28
2.2.1 Sự đa dạng của cây lúa ...................................................................... 28
2.2.2 Đặc điểm của lúa mùa ....................................................................... 29
2.3 Đất mặn và ảnh hưởng bất lợi của đất mặn ............................................. 30
2.3.1 Sơ lược về đất mặn............................................................................ 30
2.3.2 Cơ sở sinh lý tính chống chịu mặn ở cây lúa .................................... 31
2.4 Phương pháp đột biến trong chọn tạo giống cây trồng ........................... 34
2.4.1 Sơ lược về đột biến ........................................................................... 34
2.4.2 Đột biến bằng tác nhân vật lý ........................................................... 35

2.4.3 Đột biến bằng tác nhân hóa học ........................................................ 35
2.4.4 Thành tựu của chọn giống bằng phương pháp đột biến .................... 36
2.4.5 Ứng dụng 2,4-D trong chọn tạo giống đột biến ................................ 36
2.5 Một số đặc tính nông học của cây lúa ..................................................... 37
2.5.1 Thời gian sinh trưởng ........................................................................ 37
2.5.2 Chiều cao cây .................................................................................... 37
2.5.3 Số bông trên bụi ................................................................................ 38
2.5.4 Số hạt chắc trên bông ........................................................................ 38
2.5.5 Trọng lượng 1.000 hạt....................................................................... 38
2.6 Một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạo ............................................. 39
2.6.1 Tổng quát về chất lượng hạt gạo ....................................................... 39
2.6.2 Hàm lượng amylose .......................................................................... 39
2.6.3 Hàm lượng protein ............................................................................ 39
2.6.4 Độ trở hồ ........................................................................................... 40
2.6.5 Chiều dài và hình dạng hạt gạo ......................................................... 40
2.6.6 Độ bền thể gel ................................................................................... 41
2.6.7 Tính thơm .......................................................................................... 41
7


Chƣơng 3: Phƣơng tiện và phƣơng pháp ..................................................... 42
3.1 Phương tiện nghiên cứu ........................................................................... 42
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 42
3.1.3 Thiết bị và hóa chất ........................................................................... 43
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 43
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung ........................................................ 43
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................ 45
Chƣơng 4: Kết quả và thảo luận ................................................................... 60
4.1 Chọn tạo dòng lúa NQB đột biến ............................................................ 60
4.1.1 Thế hệ M1 ......................................................................................... 60

4.1.2 Thế hệ M2 ......................................................................................... 63
4.1.3 Thế hệ M3 ......................................................................................... 66
4.1.4 Thế hệ M4 ......................................................................................... 71
4.2 Khả năng thích nghi của cây lúa đối với điều kiện mặn ở giai đoạn mạ 80
4.2.1 Kết quả đánh giá khả năng chống chịu mặn ..................................... 80
4.2.2 Khảo sát khả năng tiết muối qua lá ................................................... 80
4.2.3 Sự biến đổi cấu trúc rễ để thích nghi điều kiện mặn ......................... 82
4.2.4 Sự tích lũy protein ở rễ, bẹ lá và lá ................................................... 85
4.3 Khảo nghiệm các giống/dòng lúa ở ngoài đồng ...................................... 86
4.3.1 Đánh giá khả năng chống chịu mặn các giống/dòng trong nhà lưới 86
4.3.2 Đánh giá nước và dinh dưỡng tại 2 điểm thí nghiệm ....................... 86
4.3.3 Đặc tính nông học và thành phần năng suất ..................................... 88
4.3.4 Một số chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo của giống/dòng lúa thí nghiệm .. 93
Chƣơng 5: Kết luận và đề nghị ...................................................................... 97
5.1 Kết luận ................................................................................................... 97
5.2 Đề nghị .................................................................................................... 97
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 98
Phụ lục

8


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1


Các loại đất ở tỉnh Long An

5

2.2

Một số đặc điểm lý hóa của đất mặn tỉnh Long An

7

2.3

Các loại đất ở tỉnh Cà Mau

12

2.4

Bảng phân loại đất

19

2.5

Phân nhóm thời gian sinh trưởng

25

2.6


Phân nhóm lúa theo hàm lượng amylose (IRRI, 1988)

27

3.1

Nguồn gốc giống lúa thí nghiệm

30

3.2

Các nghiệm thức xử lý đột biến

31

3.3

Công thức pha dung dịch tạo gel

34

3.4

Tiêu chuẩn đánh giá phấm chất hạt gạo (IRRI, 1988)

35

3.5


Bảng phân cấp độ bền thể gel (IRRI, 1996)

35

3.6

Thang đánh giá độ trở hồ của hạt gạo (IRRI, 1996)

36

3.7

Thang điểm đánh giá hàm lượng amylose (IRRI, 1988)

37

3.8

Chuẩn bị dung dịch mẹ của môi trường Yoshida

39

3.9

Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng Yoshida cho thanh lọc
mặn

39


3.10

Tiêu chuẩn đánh giá (SES) ở các giai đoạn tăng trưởng và
phát triển (IRRI, 1997)

40

3.11

Thang xếp hạng phản ứng rầy nâu theo IRRI (1996)

41

3.12

Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

42

3.13

Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá

42

4.1

Số cây và tỷ lệ cây sống sau khi xử lý 2,4-D

48


4.2

Thời gian trổ, số cây sống của các cá thể ở thế hệ M1

49

4.3

Một số chỉ tiêu nông học của cá thể M1

49

4.4

Một số chỉ tiêu nông học ở thế hệ M2

52

4.5

Một số chỉ tiêu phẩm chất của NQBĐB 1-2 và NQBĐB 2-1

54

4.6

Một số chỉ tiêu nông học của cá thể M3

55


4.7

Màu sắc hạt gạo của các cá thể ở thế hệ M3

56

4.8

Kết quả phân tích amylose và protein ở thế hệ M3

57

4.9

Đánh giá cấp chống chịu mặn ở thế hệ M3

58

4.10

Một số chỉ tiêu nông học ở thế hệ M4

61

9


4.11


Khả năng chống chịu mặn của các dòng M4 ở 19 dS/m

62

4.12

Khả năng chống chịu mặn của các dòng M4 ở 15 dS/m

62

4.13

Khả năng chống chịu mặn của các dòng M4 ở 12 dS/m

63

4.14

Hàm lượng chlorophyll của các dòng đột biến M4

64

4.15

Hàm lượng amylose và protein các dòng thế hệ M4

64

4.16


Độ trở hồ và độ bền thể gel thế hệ M4

65

4.17

Chiều dài và hình dạng hạt gạo thế hệ M4

66

4.18

Chiều dài và hình dạng hạt gạo thế hệ M4

66

4.19

Kết quả đánh giá rầy nầu và phân cấp ở thế hệ M4

67

4.20

Kết quả đánh giá khả năng chống chịu mặn

68

4.21


Nồng độ mặn của giọt nước ở lá sau 8 ngày

69

4.22

Đánh giá khả năng chống chịu mặn của các giống/dòng lúa
khảo nghiệm

75

4.23

Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất

77

4.24

Tình hình sâu, bệnh hại tại huyện Cần Đước và Phú Tân

78

4.25

Một số đặc tính của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm

79

4.26


Thành phần năng suất của 5 giống/dòng lúa khảo nghiệm tại
huyện Cần Đước

80

4.27

Thành phần năng suất của 5 giống/dòng lúa khảo nghiệm tại
huyện Phú Tân

80

4.28

Năng suất lý thuyết của giống/dòng lúa khảo nghiệm

81

4.29

Năng suất thực tế của giống/dòng lúa khảo nghiệm

81

4.30

Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 5 giống/dòng lúa khảo
nghiệm tại huyện Cần Đước


82

4.31

Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 5 giống/dòng lúa khảo
nghiệm tại huyện Phú Tân

82

4.32

Hàm lượng amylose, protein của giống/dòng lúa khảo
nghiệm tại huyện Cần Đước

83

4.33

Hàm lượng amylose, protein của giống/dòng lúa khảo
nghiệm tại huyện Phú Tân

84

4.34

Kết quả phân tích độ trở hồ và độ bền thể gel

84

4.35


Kết quả đánh giá mùi thơm của 5 giống/dòng lúa khảo
nghiệm

85

10


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Long An

3

2.2

Bản đồ đất vùng Hạ tỉnh Long An

8

2.3


Diễn biến mặn qua các năm tại Long An

9

2.4

Diễn biến độ mặn tại bốn huyện năm 2012

10

2.5

Diễn biến mặn trong mùa khô ở huyện Cần Giuộc

10

2.6

Bản đồ đất huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

14

2.7

Các giai đoạn sinh trưởng và đáp ứng của cây lúa đối với
quang kỳ

17


4.1

Màu sắc hạt của đối chứng và NQBĐB 2

51

4.2

Phổ điện di protein của hai cá thể đột biến

51

4.4

Phổ điện di protein tống số của dòng NQBĐB 1-2-1-1 và
NQBĐB 2-1-6-2

67

4.5

Giọt nước mặn ở chóp lá lúa vào buổi sáng ở 21,88 dS/m

69

4.6

(A) Lát cắt ngang chóp lá, nơi xuất hiện giọt nước, vật kính
40X, (B) Biểu bì mặt dưới lá ở kính 100X


70

4.7

Vị trí tẩm suberin và lignin ở ngoại bì (A), nội bì (B) và
mạch gỗ (C) của rễ; (D) vị trí hình thành mô khí ở rễ

71

4.8

Lát cắt ngang rễ của giống NQB mùa

72

4.9

Lát cắt ngang của dòng NQBĐB 1-2-1-1

73

4.10

Lát cắt ngang của giống IR28

73

4.11

Phổ điện di protein tổng số (A) NQB mùa và (B) IR28


74

4.12

Phổ điện di protein tổng số ở lá (A) NQB mùa và (B) IR28

74

4.13

Diễn biến độ mặn nước qua các giai đoạn phát triển của cây
lúa

76

4.14

Chiều dài và hình dạng hạt gạo của các giống/dòng lúa thí
nghiệm tại huyện Cần Đước

83

4.15

Độ trở hồ của các giống/dòng lúa thí nghiệm

85

11



DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

2,4-D

2,4-Dichlorophenoxyacetic acid

NQB

Nàng Quớt Biển

NQBĐB

Nàng Quớt Biển đột biến

TGST

Thời gian sinh trưởng

TB

Trung bình

Chl


Chlorophyll

CV

Coefficient of variation

NSTM

Ngày sau thử mặn

12


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp. Lượng
khí nhà kính CO2 tăng lên 28% từ năm 1975 đến nay (IPCC, 2001), làm cho
nhiệt độ trái đất tăng cao, ngập lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô ngày
càng nghiêm trọng.
Việt Nam có hai vùng sản xuất lúa chính là Đồng bằng sông Cửu Long
(51%) và Đồng bằng sông Hồng (15%) (Pham Quang Ha và Nguyen Van
Tuat, 2010). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với sự dâng
lên của nước biển thì diện tích đất canh tác lúa của các vùng ven biển đang
ngày càng thu hẹp lại. Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1,7 triệu ha
(chiếm khoảng 45% diện tích) chịu ảnh hưởng của nước mặn (Reiner và ctv.,
2004). Việc chọn giống lúa có khả năng chống chịu mặn được cho là cách làm
hữu hiệu và có kinh tế để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Trong khi đất nhiễm mặn là một trong những yếu tố môi trường ảnh
hưởng nặng đến năng suất cây trồng, vì hầu hết các loại cây trồng đều bị ảnh

hưởng bởi nồng độ cao của muối trong đất. Lúa là cây lương thực rất mẫn cảm
với môi trường mặn (Ashraf, 2009). Mặn gây ra những chịu chứng chính cho
cây lúa như: sinh trưởng của cây bị ức chế, số chồi thấp, rễ kém phát triển, lá
cuộn lại hay đầu lá trắng xuất hiện cùng cháy chóp lá, số hạt trên bông thấp,
năng suất hạt giảm (IRRI, 2000). Sự gia tăng nồng độ muối cũng sẽ làm giảm
trọng lượng khô của cây, khả năng hấp thu dưỡng chất và năng suất hạt lúa
(Zelensky, 1999). Do cây lúa trồng trong đất mặn phải đối mặt với stress thẩm
thấu cao, nồng độ cao của các ion độc như Na+ và Cl- mà cuối cùng gây ra sự
giảm sinh trưởng (Martinez and Lauchli, 1993).
Bên cạnh những thành tựu mà phương pháp lai tạo truyền thống mang
lại thì phương pháp xử lý đột biến cũng đã có những thành tựu vượt bậc (Mba
và ctv., 2007). Kết quả chọn tạo giống do tác nhân vật lý mang lại thì sự lợi
ích của tác nhân hóa học cũng được biết đến. Một trong những hóa chất được
sử dụng để gây đột biến ở cả động vật và thực vật là 2,4Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) (Pavlica và ctv., 1991; Ateeq và ctv.,
2002).
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Chọn tạo ra giống lúa đột biến mới có khả năng chống chịu mặn 12,515,6 dS/m ở giai đoạn mạ, thời gian sinh trưởng ngắn (100-120 ngày) phù hợp
cho mô hình lúa-tôm.

1.3 Nội dung nghiên cứu

13


Tạo dòng đột biến ngắn ngày chịu mặn bằng cách xử lý đột biến giống
lúa Nàng Quớt Biển bằng hóa chất 2,4-D. Nhân chọn dòng lúa đột biến ngắn
ngày (100-120 ngày), đánh giá khả năng chống chịu mặn, khả năng kháng rầy
nâu, các chỉ tiêu nông học và phẩm chất của các dòng đột biến đến thế hệ M4.
Tìm hiểu khả năng thích nghi của cây lúa thông qua sự biến đổi cấu
trúc ở lá và rễ.

Khảo nghiệm cơ bản các giống/dòng lúa đột biến chống chịu mặn trong
mô hình canh tác lúa-tôm tại vùng đất nhiễm mặn thuộc huyện Cần Đước, tỉnh
Long An và và huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
1.4 Ý nghĩa khoa học của luận án
Chọn tạo được giống đột biến mới có thời gian sinh trưởng ngắn, chống
chịu mặn thích hợp cho vùng canh tác lúa-tôm. Bên cạnh đó, tìm hiểu khả
năng thay đổi cấu trúc tế bào để thích nghi với môi trường mặn.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Cung cấp nguồn vật liệu để tiếp tục chọn tạo giống lúa có khả năng
thích nghi cho vùng trồng lúa-tôm ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

14


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm chung của tỉnh Long An
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Long An nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và
chiếm 8,74% diện tích của ĐBSCL. Tọa độ địa lý: 105o30'30'' đến 106o47'02''
kinh độ Đông và 10o23'40'' đến 110o2'00'' vĩ độ Bắc. Long An được hưởng
nguồn nước của hai hệ thống sông Mekong và sông Đồng Nai.
Tỉnh Long An có hai vùng canh tác lúa chính là vùng Đồng Tháp Mười
và vùng Hạ. Các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ là các
huyện thuộc vùng Hạ của tỉnh Long An. Bốn huyện này nằm liền kề nhau, địa
hình thấp, gần với cửa biển, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên
giữa các huyện. Vùng Hạ có hệ thống đê bao khép kín nên hạn chế được lũ lụt,
có thể canh tác 2-3 vụ lúa/năm. Tuy nhiên, huyện Cần Giuộc và huyện Cần
Đước nằm gần cửa sông hơn so với hai huyện còn lại nên tình hình nhiễm mặn

đã diễn ra nghiêm trọng hơn.
Về vị trí địa lý, vùng Hạ nằm ở phía Đông của tỉnh Long An, phía Bắc
và phía Đông giáp với thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp các huyện Bến
Lức và thành phố Tân An của cùng tỉnh, phía Nam giáp với các huyện Gò
Công, Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An

15


2.1.1.2 Đặc trưng về khí hậu
Khí hậu vùng Hạ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
và chia làm hai mùa rõ rệt. Ngoài các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng và mưa thì các
yếu tố khác như ẩm độ, lượng nước bốc hơi,… ít ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp.
Ánh sáng và nhiệt độ
Ánh sáng là nguồn năng lượng quan trọng cho cây quang hợp. Chế độ
nắng khá dồi dào, trung bình 2.700 giờ/năm, từ 7-8 giờ/ngày. Số giờ nắng
trung bình nhiều nhất vào các tháng đầu mùa mưa (tháng 1, 2, 3), ít nắng nhất
vào các tháng giữa mùa mưa (tháng 7, 8, 9).
Long An nằm trong nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo cho nên có
nhiệt độ trung bình hàng tháng khá cao (27-28oC) và tương đối ổn định trong
năm. Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 (31-32°C) và nhiệt độ thấp nhất
vào tháng 1 (25,4°C).
Mưa
Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.900 mm/năm, tập
trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 và 10, chiếm khoảng 90% lượng nước mưa
(khoảng 1.500-1.600 mm). Lượng mưa phân bố không đều trong năm: mùa
mưa chiếm 85-90% lượng mưa cả năm. Trong mùa mưa, hầu như mưa chỉ tập

trung cao nhất vào tháng 6, giảm dần vào tháng 7 và tháng 8, sau đó mưa
nhiều trở lại vào tháng 9 và tháng 10, lượng mưa giảm nhanh vào tháng 11. Từ
tháng 9 đến tháng 10 có lượng mưa lớn trùng với mùa lũ nên thường xảy ra
ngập úng. Vào mùa khô, lượng mưa thấp, mưa ít nhất vào các tháng 2 và 3,
vào thời điểm này hầu như không có mưa. Lượng nước bốc hơi ngược lại, cao
ở mùa khô, làm đất bị nứt nẻ và tình trạng nhiễm mặn càng thêm phức tạp.
Tình trạng khô hạn cũng tác động đến quá trình oxy-hóa các vùng đất phèn,
dẫn đến diện tích đất phèn hoạt động cũng tăng mạnh.
2.1.1.3 Đặc điểm đất mặn ở tỉnh Long An
Tỉnh Long An có 7 nhóm đất chính và chi tiết thành 15 đơn vị bản đồ
đất (Bảng 2.1) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003). Số lượng quỹ
đất đáng lưu ý là hai nhóm đất phèn và đất xám, có quy mô lớn nhất sau đó
đến đất phù sa, còn lại đất cát, đất mặn. Đất mặn có khoảng 4.080 ha (0,91%),
chủ yếu phân bố ở huyện gần biển Cần Đước, Cần Giuộc và dọc theo sông
Vàm Cỏ. Đất chịu ảnh hưởng của mặn được phân chia ra các đơn vị bản đồ
như sau:
+ Đất mặn nhiều: chiếm khoảng 182 ha (4,46% nhóm đất mặn). Đất
bị mặn thời kỳ dài trong năm với độ mặn cao do thủy triều hoặc do đưa
nước mặn vào nuôi tôm.
+ Đất mặn trung bình: có diện tích khoảng 1.916 ha (46,96% nhóm
đất mặn), phân bố ở nơi có địa hình thấp ven sông. Đất có hàm lượng
muối cao vào mùa khô.

16


+ Đất mặn ít: khoảng 1.982 ha (48,58% nhóm đất mặn). Đất bị ảnh
hưởng mặn ít, trong một thời gian ngắn vào mùa khô.
Bảng 2.1: Các loại đất ở tỉnh Long An
Tên đất

I. Đất cát
1. Đất cát giồng
II. Đất mặn
2. Đất mặn nhiều
3. Đất mặn trung bình
4. Đất mặn ít
III. Đất phèn
IIIa. Đất phèn tiềm tàng
5. Đất phèn tiềm tàng sâu-mặn trung bình
6. Đất phèn tiềm tàng nông
7. Đất phèn tiềm tàng sâu
IIIb. Đất phèn hoạt động
8. Đất phèn hoạt động sâu-mặn trung bình
9. Đất phèn hoạt động nông
10. Đất phèn hoạt động sâu
IV. Đất phù sa
11. Đất phù sa gley của hệ thống sông khác
12. Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống
sông khác
V. Đất lầy và than bùn
13. Đất than bùn phèn
VI. Đất xám
14. Đất xám trên phù sa cổ
15. Đất xám gley
VII. Đất khác (lập líp)
Đất líp
Sông rạch
Tổng cộng

Ký hiệu

tên đất
Cz
Mn
M
Mi

Sp2M
Sp1
Sp2
Sj2M
Sj1
Sj2
Pg
Pf

Ts
X
Xg
Vp
Sông

Diện tích
(ha)
111
111
4.080
182
1.916
1.982
208.449

52.421
16.347
16.500
19.574
156.028
1.473
48.245
106.310
74.099
9.636
64.463

Tỷ lệ
(%)
0,02
0,02
0,91
0,04
0,43
0,44
46,41
11,67
3,64
3,67
4,36
34,74
0,33
10,74
23,67
16,50

2,15
14,35

174
174
94.721
71.191
23.530
55.036
55.036
12.478
449.147

0,04
0,04
21,09
15,85
5,24
12,25
12,25
2,78
100,00

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003)

Đặc điểm hình thái phẫu diện đất mặn
Đất mặn có hình thái phẫu diện khá đặc trưng, tầng sâu trên 50 cm
thường có màu nâu tím nhạt do ảnh hưởng mặn. Thành phần cơ giới trung
bình và cấu trúc yếu.
Đất mặn nặng: Đất còn non trẻ, do mức độ phân hóa phẫu diện chưa

cao, thường có kiểu hình thái phẫu diện A, C hoặc đã hình thành tầng (Bt) với
các đốm vệt nâu rỉ. Tầng A khá dày (20-35 cm), mức độ thành thục trung
bình, thành phần cơ giới bùn sét lẫn cát mịn, không có cấu trúc, tiêu thoát

17


nước nhanh. Tầng C hiện diện nông (độ sâu 50-60 cm) thường có màu nâu
xám hơi tím lẫn vệt cát biển mịn màu xám hay xám đen.
Đất mặn trung bình và mặn ít: Mức độ đất phát triển rõ hơn; có kiểu
hình thái phẫu diện A, B, C; nền đất thuần thục. Tầng A bị xáo trộn do canh
tác lúa (Ap), có màu nâu sẫm, giàu hữu cơ hơn các tầng sâu, tầng mặt đất
thường bị nứt nẻ khi khô.
Đặc điểm lý hóa các loại đất mặn
Đất mặn có pHH2O khá cao ở tầng mặt (pHH2O=7,4-8) và thấp hơn ở
tầng dưới sâu (pHH2O=6,8-7,5). Giá trị pH đo được khi oxy-hóa đất bằng H2O2
không chênh lệch nhiều so với pHH2O (∆pH<1,2). Ở một số phẫu diện đất có
sự hạ thấp pH ở các tầng đất sâu trên 80 cm do có lẫn các chất hữu cơ bán
phân hủy.
Các loại đất mặn trong tỉnh đều có hàm lượng chất hữu cơ khá cao,
mức độ phân hủy chậm, các chất đạm, các chất tổng số ở mức trung bình đến
giàu nhưng chất dễ tiêu thì ở mức nghèo đến trung bình, thành phần cơ giới
thịt nặng đến sét. Vào mùa mưa, do sự rửa trôi của nước mưa nên ảnh hưởng
mặn ở tầng mặt có giảm. Tuy ảnh hưởng mặn ở tầng đất mặt có giảm nhưng ở
tầng đất sâu thì các chỉ số Cl-, EC1:5 và T.M.T vẫn còn cao, nó sẽ góp phần gây
mặn tầng đất mặt vào mùa khô.

18



Bảng 2.2: Một số đặc điểm lý hóa của đất mặn tỉnh Long An
Chất
Chất tổng số (%)
Tầng đất
ClpHH2O
hữu cơ
(cm)
(%)
N
P2O5
K2O
(%)
Đất mặn nặng
Ap: 0-25
6,5
2,8-5,5
0,150
0,112
1,270
0,68
A(B): 25-50
7,2
2,4-4,4
0,131
0,126
1,305
0,82
Cr1: 50-90
7,5
1,7-4,1

0,121
0,123
1,295
0,84
Cr2: >90
7,4
1,2-3,4
0,084
0,109
1,324
2,42
Đất mặn trung bình
Ap: 0-25
6,2
3,5-7,5
0,184
0,160
1,375
0,14
Bg: 25-50
6,5
2,6-6,3
0,180
0,170
1,374
0,25
Cr1: 50-90
6,8
1,0-4,7
0,112

0,161
1,143
0,29
Cr2: >90
7,2
1,4-2,6
0,084
0,126
1,262
0,38
Đất mặn ít
Ap: 0-25
6,1
3,0-6,5
0,188
0,089
1,282
0,13
Bs: 25-50
6,0
2,1-5,5
0,163
0,152
1,268
0,16
Bc: 50-90
6,3
1,5-3,6
0,115
0,105

1,271
0,18
Cr: >90
5,8
1,6-3,5
0,115
0,117
1,278
0,18
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003)

19

EC1:5 T.M.T
(mS/cm)
(%)

Thành phần cơ giới
Sét

Thịt

Cát

3,11
3,64
3,79
3,55

1,09

1,13
1,37
1,19

40,0
43,4
44,9
43,0

36,9
34,9
33,8
35,3

23,1
21,7
21,3
21,7

0,93
1,88
1,70
1,81

0,33
0,48
0,58
0,62

51,5

53,7
47,5
48,6

25,3
27,0
29,3
31,2

23,2
19,3
23,2
20,2

0,81
0,85
0,89
1,12

0,29
0,33
0,35
0,42

57,3
58,7
54,4
54,6

20,2

18,9
21,7
24,2

22,7
22,4
22,9
21,2


2.1.1.4 Tình hình xâm nhập mặn ở Long An
Sự phân bố đất mặn không đồng đều nhau ở tỉnh Long An và phân bố ở
các huyện vùng Hạ tỉnh Long An. Mức độ nhiễm mặn cũng không giống nhau
ở các huyện này. Nước biển từ biển Đông dễ dàng chảy vào nội địa vùng Hạ
của Long An qua cửa sông Soài Rạp. Hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước với
hệ thống sông rạch chằng chịt nên quy mô nguồn nước mặt khá lớn. Bên cạnh
đó, hai huyện này nằm gần biển Đông và sông Soài Rạp hơn nên mặn dễ dàng
xâm nhập vào và độ mặn cao hơn hai huyện Tân Trụ và Châu Thành. Không
chỉ thế, do được cung cấp nước ngọt từ hồ Dầu Tiếng nên tình hình nhiễm
mặn ở hai huyện Tân Trụ và Châu Thành có phần giảm nhẹ so với Cần Giuộc
và Cần Đước.
Tuy nhiên, tình hình nhiễm mặn của đất cũng không phân bố đều trong
huyện mà chủ yếu phụ thuộc vào vị trí của nó so với các con sông. Các vùng
ven sông thì có mức độ nhiễm mặn cao hơn những vùng cách xa sông hơn, do
xa sông nên các vùng đất này ít chịu tác động của nước mặn được các con
sông dẫn từ biển vào. Bên cạnh đó, vùng đất trong đê cũng được bảo vệ khi
nước mặn từ biển đi vào, làm cho vùng đất này cũng phần nào giảm bớt được
mức độ nhiễm mặn của đất. Sư phân bố các loại đất ở vùng Hạ tỉnh Long An
được thể hiện ở Hình 2.2.


Hình 2.2: Bản đồ đất vùng Hạ tỉnh Long An
Trong mùa khô, lưu lượng sông Cửu Long trước năm 1975, khoảng
2.000 m3/s, so với lưu lượng tháng 9, 10 là 40.000 m3/s. Thời gian gần đây,
trong mùa khô, nó không đạt tới 1.800 m3/s. Ở vụ lúa Đông-Xuân hiện nay,
tức là vào mùa khô, Thái Lan đang mở rộng diện tích lúa ở vùng Đông Bắc
Thái Lan, họ cũng lấy nước sông Cửu Long. Đến Lào, Nam Lào cũng như
Viêng Chăn đều bơm nước sông Cửu Long để tưới cho vụ này. Ở Campuchia,
diện tích trồng lúa mùa khô cũng đã được phát triển mạnh. Trước đây chỉ có
Việt Nam là quốc gia sử dụng nước sông Cửu Long trong mùa khô, còn bây
20


giờ bốn nước sử dụng, do đó việc tình hình xâm nhiễm mặn ngày càng đi sâu
hơn vào nội địa (Võ Tòng Xuân, 2013). Theo Lê Anh Tuấn (2013), tình hình
nhiễm mặn hiện nay ở ĐBSCL rất trầm trọng. Mặn đã vào sâu trong đất liền
vào khoảng 60 km, mặc dù đây chưa phải là cao điểm nhất của mặn.
Mô hình canh tác, cũng như các ruộng lúa tại ĐBSCL đều bị tác động
bởi mức độ và thời gian xâm nhập mặn, lượng mưa và thời gian mưa, hệ thống
nước tưới, chính sách nhà nước, và thu nhập của nông hộ. Mức độ mặn và
lượng mưa có mối tương quan nghịch với nhau. Mưa thấp vào mùa khô (từ
tháng 12 dến tháng 4), lúc mà độ mặn nước sông tại các con kênh tăng cao (từ
tháng 1 đến tháng 6) (Dang Kieu Nhan và ctv., 2012). Tại vị trí đo qua từng
năm cho thấy độ mặn cao nhất là vào năm 2005, do trong giai đoạn này nước
ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện
tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài. Độ mặn cao nhất của
các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 tại các huyện có diễn biến thất
thường, nhưng đã giảm hơn nhiều so với ở năm 2005. Tuy nhiên, có sự chênh
lệch khá xa về mức độ nhiễm mặn tại bốn huyện, cao nhất là huyện Cần
Giuộc.


Hình 2.3: Diễn biến mặn qua các năm tại Long An
(Chi cục Thủy lợi, 2012)
Đến năm 2010 do mùa mưa kết thúc sớm (cuối tháng 10) so với năm
2009, mực nước tại sông Cần giuộc (sông Rạch Cát), sông Soài Rạp xuống
nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó gió Đông-Bắc
hoạt động khá mạnh và thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu
tháng 1 năm 2010 đến nay, mặn đã xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và
đi sâu dần vào nội đồng. Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên trong các
tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết các nơi trong tỉnh tiếp tục
khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trong tỉnh và đạt mức
cao nhất năm 2010 là: tại Cần Giuộc 24,6‰; Cần Đước 11,6‰; Châu Thành
5,2‰; Tân Trụ 2,8‰.
Theo số liệu đo nồng NaCl tại bốn huyện qua từng tháng của năm 2012
được biểu diễn qua Hình 2.4:

21


Hình 2.4: Diễn biến độ mặn tại bốn huyện năm 2012
Mức độ và thời gian nhiễm mặn tại một địa điểm phụ thuộc vào khoảng
cách đến cửa sông, hệ thống kênh rạch và mô hình kiểm soát mặn tại nơi đó.
Theo biểu đồ diễn biến mặn đo được thì mức độ mặn đo tại huyện Cần Giuộc
và huyện Cần Đước đều cao hơn huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ. Huyện
Cần Giuộc và Cần Đước có mức độ mặn >8‰ với thời gian mặn kéo dài hơn 6
tháng. Huyện Châu Thành và Tân Trụ có mức độ mặn khoảng 4-8‰ với thời
gian kéo dài khoảng 4 đến 5 tháng. Do hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước
nằm gần cửa sông Soài Rạp nên tình hình xâm nhập mặn diễn ra cũng phức
tạp hơn hai huyện còn lại. Mức độ mặn tăng cao nhất ở những tháng mùa khô
(cao nhất là 14,5‰ ở Cần Giuộc và 12,5‰ ở Cần Đước) và giảm dần khi đến
mùa mưa. Ở tháng 9, mức độ mặn đã giảm mạnh (0,5‰ ở Châu Thành và Tân

Trụ), nhưng ở hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước vẫn còn cao (7‰ ở Cần
Giuộc và 4‰ ở Cần Đước) không thích hợp cho những giống lúa cao sản phổ
biến hiện nay. Nếu đợi đến tháng 10, mức độ mặn giảm thấp, cây lúa có thể
sinh trưởng ở giai đoạn mạ, nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của mặn vào cuối
vụ.

Hình 2.5: Diễn biến mặn trong mùa khô ở huyện Cần Giuộc
(Chi cục Thủy lợi, 2012)
22


Qua biểu đồ diễn biến mặn trong mùa khô tại huyện Cần Giuộc từ năm
2010 đến 2012 (Hình 2.5), thì độ mặn bắt đầu tăng từ tháng 1, đến đỉnh điểm
vào tháng 3, 4 và bắt đầu giảm ở các tháng tiếp theo. Sự tăng giảm mức độ
nhiễm mặn liên quan mật thiết với khí hậu. Mức độ nhiễm mặn bắt đầu giảm
khi mùa mưa bắt đầu (tháng 5) và tăng lại khi mùa mưa kết thúc (tháng 11).
Bên cạnh đó, mức độ nhiễm mặn còn bị chi phối bởi sự hoạt động của thủy
triều và sự hoạt động của gió chướng. Gió chướng hoạt động từ tháng 11 năm
trước cho đến tháng 4 năm sau, hướng gió Đông-Bắc làm cho triều dâng càng
cao và mức độ nhiễm mặn từ nước biển càng nặng. Thời gian hoạt động của
gió chướng và mùa khô gần giống nhau là một trong những nguyên nhân
chính làm cho tình hình nhiễm mặn tăng cao vào những tháng này.
2.1.2 Đặc điểm chung của tỉnh Cà Mau
2.1.2.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Cà Mau nằm về phía cực nam của lãnh thổ Việt Nam. Các cực
đỉnh nằm trong phạm vi đất liền trải rộng từ 8o33’46’’ đến 9o33’25’’ vĩ độ bắc
và từ 104o42’35’’ đến 105o25’16’’ kinh độ đông. Với diện tích khoảng
519.507 ha (bằng 13,1% diện tích ĐBSCL). Tỉnh có hơn hai mặt là đường bờ
biển, lại có địa hình khá bằng phẳng và thấp trũng nên ít nhiều đều chịu ảnh
hưởng của mặn. Do đó, tỉnh có thế mạnh về phát triển ngành thủy sản nước

mặn và tồn tại ở các dạng khác nhau như lúa-tôm, vườn-tôm, rừng-tôm,… Bên
cạnh đó, đất canh tác nông nghiệp (336.346 ha), diện tích đất cây hàng năm là
88.927 ha, chiếm 26,44% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, chủ yếu là đất
2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa + màu) (Bộ NN và PTNT, 2004b).
Huyện Phú Tân là huyện nằm trong hành lang ven biển Tây vịnh Thái
Lan, chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy triểu nên phần lớn diện tích của
huyện đều chịu tác động bởi nước mặn.
2.1.2.2 Đặc trưng về khí hậu
Về cơ bản, khí hậu của tỉnh mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, lượng mưa lớn và
phân hóa theo mùa rõ rệt.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm đạt 26,5oC, các giá trị trung bình cao thường
xuất hiện vào các tháng 4-7 (khoảng 27-27,6oC), nhiệt độ thấp thường xuất
hiện trong tháng 12 và tháng 2, giá trị trung bình thấp cũng chỉ xuống đến
24,9-25,5oC. Nhiệt độ tăng cao trong các tháng mùa khô cũng là một trong
những tác động làm tăng mức độ nhiễm mặn của đất ở các tháng 3-5.
Lượng mưa
Cà Mau là khu vực có lượng mưa cao và mùa mưa kéo dài, tính trung
bình nằm thì lượng mưa và số ngày mưa đều cao, lên đến 2.385 mm và 164
ngày có mưa. Tuy nhiên, sự phân bố lượng mưa năm phụ thuộc chặt chẽ vào
mùa gió, có đến gần 90% lượng mưa năm rơi vào mùa gió tây-tây nam (đầu
tháng 5 đến cuối tháng 11).
23


Trái với mùa mưa thì mùa khô từ đầu tháng 12 đến trung tuần tháng 5
năm sau lại có lượng mưa thấp (chỉ khoảng 10% tổng lượng mưa năm). Trong
khi lượng bốc hơi lại cao, chiếm khoảng 55-60% tổng lượng bốc hơi năm, làm
tình trạng khô hạn kéo dài dẫn đến đất tích lũy phèn và mặn bề mặt. Vì vậy,

mùa khô ở những vùng đất trồng trọt nông nghiệp, nếu không có nước tưới
hoặc không tích trữ được nước từ mùa mưa thì sẽ bỏ hoang (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2004b).
2.1.2.3 Đặc điểm đất mặn ở tỉnh Cà Mau
Đất của tỉnh Cà Mau được chia thành 20 đơn vị đất và thuộc 5 nhóm
đất khác nhau ở Bảng 2.3 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004b).
Các đất mặn (không kể đến đất phèn mặn) phân bố khá rộng rãi, chiếm khoảng
42%. Chúng phân bố ở những khu vực có địa hình cao hơn, thường là giồng
nổi, đồng bằng ven biển trung bình thấp hoặc đầm mặn, trên những phần đất
sản xuất nồng nghiệp hoặc nuôi tôm bán thâm cánh. Tất cả đất mặn ở Cà Mau
đều do nhiễm mặn từ nguồn nước biển hiện tại. Tùy theo mức độ mặn và cơ
chế xâm nhập mặn vào các lớp đất mà đất mặn được chia thành 3 đơn vị phân
loại là đất mặn nhiều, đất mặn trung bình và đất mặn ít (tương tự như phân
loại đất mặn ở tỉnh Long An). Trong đó, huyện Phú Tân có khoảng 22.939 ha
đất mặn, chiếm khoảng 10,57% diện tích đất mặn của toàn tỉnh và khoảng
51,44% diện tích đất của huyện.
Bảng 2.3: Các loại đất ở tỉnh Cà Mau
Tên đất
I. Đất cát
1. Đất cát giồng
II. Đất mặn
2. Đất mặn nhiều
3. Đất mặn trung bình
4. Đất mặn ít
III. Đất phèn
IIIa. Đất phèn tiềm tàng (tt)
5. Đất phèn tt nông dưới rừng nhập
mặn
6. Đất phèn tt nông mặn nhiều
7. Đất phèn tt nông mặn trung bình

8. Đất phèn tt nông mặn ít
9. Đất phèn tt sâu dưới rừng ngập
mặn
10. Đất phèn tt sâu mặn nhiều
11. Đất phèn tt sâu mặn trung bình
12. Đất phèn tt sâu mặn ít
IIIb. Đất phèn hoạt động (hđ)
13. Đất phèn hđ nông mặn nhiều
14. Đất phèn hđ nông mặn trung bình
24

Ký hiệu
tên đất

Sp1Mm

Diện tích
(ha)
294
294
217.116
30.828
102.385
83.903
272.528
200.616
29.319

Tỷ lệ
(%)

0,06
0,06
41,79
5,93
19,71
16,15
52,46
38,62
5,64

Sp1Mn
Sp1M
Sp1Mi
Sp2Mm

57.409
7.996
7.145
26.472

11,05
1,54
1,38
5,10

Sp2Mn
Sp2M
Sp2Mi

49.366

10.166
12.743
71.912
4.172
8.169

9,50
1,96
2,45
13,84
0,80
1,57

Cz
Mn
M
Mi

Sj1Mn
Sj1M


15. Đất phèn hđ nông mặn ít
16. Đất phèn hđ sâu mặn nhiều
17. Đất phèn hđ sâu mặn trung bình
18. Đất phèn hđ sâu mặn ít
V. Đất lầy và than bùn
19. Đất than bùn phèn
VI. Đất đỏ vàng
20. Đất vàng đỏ trên macma axit

VII. Bãi bồi
21. Bãi bồi
Sông rạch
Tổng cộng

Sj1Mi
Sj2Mn
Sj2M
Sj2Mi
Ts
Fa
Bb
Sông

21.512
679
7.294
30.086
9.665
9.665
651
651
3.525
3.525
15.728
519.507

4,14
0,13
1,40

5,79
1,86
1,86
0,13
0,13
0,68
0,68
3,03
100,00

Đặc điểm hình thái phẫu diện đất mặn
Đất mặn nhiều: toàn bộ cột đất là những lớp sét dẻo, dính, thường ít
hữu cơ, không thuần thục đến bán thuần thục, có hình thái phẫu diện kiểu AC.
Đất mặn trung bình: khác với đất mặn nặng, đất mặn trung bình do có
địa hình cao hơn và phần nào thoát khỏi chế độ ngập thủy triều nên phẫu diện
đất mặn có mức độ phát triển cao hơn, thường tạo thành một tầng loang lổ
vàng đỏ, cấu trúc cục tảng yếu đến trung bình. Vì vậy, có kiểu hình thái đặc
trưng là A-Bw-BC.
Đất mặn ít: phẫu diện đất mặn ít đã có những biểu hiện phân vị khá rõ
về màu sắc, cấu trúc cũng như độ chặt, đã hình thành các tầng loang lổ đỏ
vàng (tầng Bw), cấu trúc cục tảng mức độ trung bình đến mạnh, tạo nên một
lớp nền khá chặt và ổn định, vì vậy chúng có kiểu hình thái A-Bw-BC. Tuy
nhiên, khác với hai loại đất mặn trên, tầng Bw của đất mặn ít phát triển khá
sâu, thường xuống đến độ sâu 70-90 cm, chứng tỏ đất có điều kiện thoát thủy
tốt hơn (FAO/ISRIC, 1990).
Đặc điểm lý hóa của các loại đất mặn
Các loại đất mặn đều có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao (4060%). Các chỉ tiêu hàm lượng dinh dưỡng trong đất đều đạt mức trung bình
đến khá. Hạn chế chính của đất mặn nhiều và trung bình cho việc canh tác lúa
độ mặn và sắt hòa tan ở các tầng đất sâu khá cao, có thể bốc lên lớp đất mặt để
gây độc cho cây nếu tình trạng thiếu ẩm bề mặt xảy ra. Tuy nhiên, đất mặn ít

lại được đánh giá là một loại đất tốt nhất cho bố trí sản xuất nông nghiệp so
với các loại đất còn lại trong tỉnh do có độ độc rất thấp. Nhìn chung, hạn chế
lớn nhất là khan hiếm nguồn nước ngọt vào mùa khô (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2004b).
2.1.2.4 Tình hình xâm nhập mặn ở Cà Mau
Tỉnh Cà Mau có mạng lưới sông, rạch và kênh đào khá phong phú.
Tổng diện tích sông rạch toàn tỉnh lên đến 15,728 ha (chiếm khoảng 3,03%
tổng diện tích tự nhiên) (Bảng 2.3). Do là tỉnh nằm giáp biển và có hệ thống
25


×