Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Thuyet minh dự án kỹ thuật về giao, quản lý khu vực biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 123 trang )

MỤC LỤC
CÁC THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT............................................................7
MỞ ĐẦU.........................................................................................................8
I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN .................................................9
1.1. Tên dự án.................................................................................................9
1.2. Cơ sở pháp lý ..........................................................................................9
1.3. Sự cần thiết............................................................................................10
1.4. Mục tiêu.................................................................................................14
1.4.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................14
1.4.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................15
1.5. Nhiệm vụ................................................................................................15
1.6. Hoạt động chủ yếu................................................................................16
1.6.1. Thiết kế và xây dựng hệ thống kỹ thuật và thông tin hỗ trợ công tác
giao khu vực biển..............................................................................................16
1.6.2. Quản lý, giám sát các khu vực biển ....................................................17
1.6.3. Xây dựng cơ chế khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu kết nối hai chiều
giữa cơ quan Trung ương và các địa phương phục vụ công tác quản lý giao khu
vực biển.............................................................................................................17
1.7. Phạm vi thực hiện.................................................................................17
1.7.1. Cấp Trung ương...................................................................................17
1.7.2. Cấp địa phương....................................................................................18
1.7.3. Dự án thực hiện trên toàn bộ vùng biển Việt Nam..............................18
1.8. Sản phẩm Dự án....................................................................................18
1.9. Khái toán kinh phí và nguồn vốn........................................................19
1.10. Kế hoạch và tổ chức thực hiện Dự án...............................................19
1.11. Hiệu quả Dự án...................................................................................19
2.1. Tổng quan công tác giao khu vực biển ...............................................20
2.1.1. Hiện trạng giao khu vực biển...............................................................20
2.1.2. Xu hướng phát triển.............................................................................23
2.1.3. Hiện trạng thiết bị kỹ thuật quản lý giao, sử dụng khu vực biển.........23
2.1.4. Hiện trạng CSDL có liên quan.............................................................25


2.1.5. Hiện trạng năng lực quản lý giao, sử dụng khu vực biển....................32
2.2. Nhiệm vụ................................................................................................36
2.2.1. Xây dựng Hệ thống kỹ thuật quản lý giao, sử dụng khu vực biển......36
2.2.2. Xây dựng CSDL về giao khu vực biển................................................36
2.2.3. Xây dựng công cụ quản lý khu vực biển đã giao.................................37
2.2.4. Xây dựng cơ chế khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu kết nối hai chiều
giữa cơ quan trung ương và các địa phương và Quy trình giao, quản lý khu vực
biển trình cấp có thẩm quyền ban hành.............................................................37
a. Xây dựng Cơ chế khai thác chia sẻ thông tin dữ liệu.............................37
Trang 2
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


Bảng tổng hợp dự toán kinh phí

128

Bảng tổng hợp và phân kỳ kinh phí

134

Phụ lục 1

Bảng tính định mức công nhóm

138

Phụ lục 2


Bảng Tổng hợp khối lượng Hội thảo

141

Phụ lục 3

Bảng Tổng hợp khối lượng Tập huấn hướng dẫn kỹ
thuật cho cán bộ quản lý tại địa phương

144

Phụ lục 4

Bảng Tổng hợp khối lượng Triển khai hoạt động Trình
diễn hệ thống công cụ kỹ thuật tại Tỉnh Thanh Hóa

148

Phụ lục 5

Phát triển hệ thống phần mềm chuyên dụng

149

Phụ lục 5.1

Dự toán kinh phí xây dựng phân hệ Quản lý thiết kế quy
trình

150


Phụ lục 5.2

Dự toán kinh phí xây dựng phân hệ Quản lý hỗ trợ Giao
khu vực biển theo quy trình

153

Phụ lục 5.3

Dự toán kinh phí xây dựng phân hệ Quản lý hồ sơ Giao
khu vực biển

156

Phụ lục 5.4

Dự toán kinh phí xây dựng phân hệ Công khai hóa thông
tin về giao khu vực biển

159

Phụ lục 5.5

Dự toán kinh phí xây dựng phân hệ Quản trị hệ thống

162

Mẫu P1.2-Phụ Danh mục các Trường hợp sử dụng hệ thông phần mềm
lục 5

chuyên dụng

165

Mẫu P1.3-Phụ Báo cáo quy đổi trường hợp sử dụng hệ thông phần mềm
lục 5
chuyên dụng

171

Phụ lục 6

Danh mục các Đối tượng quản lý hệ thông phần mềm
chuyên dụng

181

Báo cáo quy đổi đối tượng quản lý hệ thông phần mềm
chuyên dụng

183

Bảng xác định khó khăn trong công việc xây dựng hệ
thông phần mềm chuyên dụng

188

Thiết kế và Xây dựng CSDL về giao khu vực biển

203


Mẫu 1.1-Phụ
lục 6

Đơn giá xây dựng CSDL GIS hải đồ nền vùng biển Việt
Nam
Đơn giá thiết kế và xây dựng CSDL chuyên đề làm cơ
sở cho công tác giao khu vực biển
Báo cáo rà soát, phân loại và đánh giá các thông tin dữ
liệu

Mẫu 1.2-Phụ
lục 6

Danh mục ĐTQL và các thông tin chi tiết thiết kế và xây
dựng CSDL về giao khu vực biển

Phụ lục 6.1
Phụ lục 6.2

Mẫu 1.5- Phụ Bảng quy đổi đối tượng quản lý cho thiết kế và xây dựng
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
lục 6
CSDL về giao khu vực biển
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”
Bảng xác định khó khăn trong công việc thiết kế và xây
dựng CSDL về giao khu vực biển

204
207

210
213
Trang 3

228
230


b. Xây dựng quy trình giao, quản lý các khu vực biển................................38
III. NỘI DUNG DỰ ÁN...............................................................................38
3.1. Thu thập, phân tích thông tin và nghiên cứu đề xuất các phương án
quản lý giao, sử dụng khu vực biển............................................................38
3.1.1. Thu thập, phân tích thông tin về hệ thống quản lý và công tác quản lý
hoạt động cho thuê, sử dụng khu vực biển của các Bộ, ngành và 28 tỉnh, thành
phố có biển........................................................................................................38
3.1.2. Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin, dữ liệu về các nhóm tài
nguyên biển thuộc đối tượng quản lý theo quy định tại Nghị định 51..............39
3.1.3. Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin tình hình cho thuê, sử dụng
khu vực biển của tổ chức, cá nhân đang khai thác, sử dụng tài nguyên biển....39
3.1.4. Thu thập, phân tích tài liệu của một số nước trên thế giới về công tác
cho thuê, sử dụng khu vực biển.........................................................................40
3.1.5. Nghiên cứu, phân tích và đề xuất các phương án quản lý giao, sử dụng
khu vực biển......................................................................................................40
3.1.6. Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác
quản lý nhà nước về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng
tài nguyên biển tại Việt Nam.............................................................................41
3.1.7. Phân tích và lựa chọn phương án quản lý tối ưu phù hợp với điều kiện
và tình hình thực tiễn việc giao, cho thuê, sử dụng khu vực biển của tổ chức, cá
nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển tại Việt Nam.....................................41
3.1.8. Hiện trạng công tác cho thuê, giao và quản lý khu vực biển ........42

3.1.9. Yêu cầu của công tác quản lý giao, sử dụng khu vực biển.............44
3.1.10. Xây dựng Quy trình giao khu vực biển.........................................48
3.2. Xây dựng hệ thống thiết bị quản lý giao, sử dụng khu vực biển......50
3.2.1. Giải pháp kỹ thuật để giao, quản lý khu vực biển..........................50
3.2.1.1. Xây dựng CSDL về giao khu vực biển..........................................55
3.2.1.2. Xây dựng hệ thống phần mềm nội bộ...........................................59
3.2.1.2.1. Đối tượng sử dụng phần mềm......................................................59
3.2.1.2.2. Các khối chức năng chính............................................................60
a. Phân hệ thiết kế quy trình........................................................................60
b. Phân hệ hỗ trợ giao khu vực biển theo quy trình.....................................61
c. Phân hệ quản lý hồ sơ giao khu vực biển.................................................63
d. Phân hệ công khai hóa thông tin về giao khu vực biển...........................67
e. Phân hệ Quản trị hệ thống........................................................................69
3.2.1.2.3. Mô tả quy trình hoạt động của các khối chức năng chính.............71
3.2.1.2.4. Quy trình xây dựng phần mềm......................................................71
3.2.1.2.5. Các yêu cầu phi chức năng............................................................71
3.2.2. Phân tích lựa chọn giải pháp công nghệ..........................................71
3.2.2.1. Hệ điều hành.....................................................................................71
a. Hệ điều hành máy chủ..............................................................................72
b. Hệ điều hành máy trạm............................................................................73
Trang 4
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


3.2.2.2. Hệ quản trị CSDL.............................................................................74
3.2.2.3. Công nghệ GIS................................................................................75
3.2.2.4. Giải pháp an ninh bảo mật ...............................................................79
3.2.3. Trang bị công cụ kỹ thuật quản lý hoạt động giao, sử dụng khu
vực biển.........................................................................................................81

3.2.4. Phương án kỹ thuật giao và kiểm tra khu vực biển trên thực địa 83
3.2.5. Phương án thiết bị, phần mềm gốc...................................................84
3.2.6. Triển khai thí điểm hệ thống tại tỉnh Thanh Hóa...........................85
3.3. Xây dựng cơ chế, nguyên tắc chia sẻ thông tin quản lý việc giao, sử
dụng khu vực biển; đào tạo, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật...........................86
3.3.1. Các thông tin chủ yếu..........................................................................86
3.3.2. Nguyên tắc chia sẻ thông tin................................................................87
3.3.3. Cơ chế chia sẻ cung cấp thông tin.......................................................87
3.3.4. Xây dựng tài liệu hướng dẫn, tổ chức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật
cho cơ quan, đơn vị liên quan ở Trung ương và địa phương có biển................87
IV. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN....................................................................88
4.1. Sản phẩm chính ....................................................................................88
4.1.1. Hệ thống kỹ thuật và thông tin hỗ trợ công tác quản lý giao khu vực
biển gồm............................................................................................................88
4.1.2. Tổ chức nhân lực được đào tạo, chuyển giao và vận hành..................89
4.1.3. Cơ chế chia sẻ thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý giao khu vực
biển....................................................................................................................89
4.1.4. Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật vận hành, khai thác ............................89
4.1.5. Báo cáo kết quả đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị
có liên quan các cấp để vận hành, khai thác .....................................................89
4.1.6. Báo cáo tổng kết..................................................................................89
4.2. Các sản phẩm khác...............................................................................89
V. DỰ TOÁN VỐN, NGUỒN VỐN ..........................................................89
5.1. Các căn cứ lập dự toán .......................................................................89
5.1.1. Các văn bản chính sách hiện hành.......................................................89
5.1.2. Nguyên tắc dự toán giá trị, khối lượng................................................89
5.2. Tổng dự toán.........................................................................................90
5.3. Nguồn vốn .............................................................................................90
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN......................................................................90
6.1. Tổ chức thực hiện..................................................................................90

6.2. Kế hoạch triển khai ..............................................................................91
6.3. Phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa.........................................93
6.4. Các giải pháp hỗ trợ Dự án..................................................................94
6.4.1. Giải pháp về chính sách.......................................................................94
6.4.2. Giải pháp sử dụng hiệu quả Dự án.......................................................95
6.4.3. Giải pháp nguồn nhân lực và hợp tác với địa phương.........................95
6.5. Đánh giá tác động môi trường và đảm bảo an toàn cháy nổ............95
Trang 5
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


6.5.1. Đánh giá tác động môi trường.............................................................95
6.5.2. Đảm bảo an toàn cháy nổ.....................................................................96
6.6. Cơ chế quản lý, khai thác sau khi Dự án hoàn thành........................96
6.6.1. Tổ chức bộ máy quản lý và vận hành .................................................96
6.6.2. Nguồn nhân lực quản lý và vận hành các cấp......................................97
VII. TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN...............................97
7.1. Tính khả thi ..........................................................................................97
7.1.1. Tính khả thi về nhân lực, khoa học kỹ thuật........................................97
7.1.2. Tính khả thi về điều kiện tổ chức thực hiện.........................................98
7.2. Hiệu quả.................................................................................................98
7.3. Thuận lợi và khó khăn khi triển khai Dự án......................................99
7.3.1. Thuận lợi..............................................................................................99
7.3.2. Khó khăn............................................................................................100
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................103
BẢNG THỐNG KÊ PHỤ LỤC ...............................................................105
PHỤ LỤC A - MÔ TẢ NHÓM CSDL, THÔNG SỐ KỸ THUẬT, TÍNH
NĂNG CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ PHỤC VỤ DỰ ÁN..................................107

1. Nhóm CSDL cơ bản.................................................................................107
2. Thiết kế và xây dựng CSDL về giao khu vực biển..................................110
3. Thông số kỹ thuật, tính năng cơ bản của trang thiết bị............................110
PHỤ LỤC B – XÂY DỰNG PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG PHỤC VỤ
DỰ ÁN...............................................................................................................114
1. Chức năng nhiệm vụ của hệ thống VASIS..............................................114
2. Thiết kế tổng thể hệ thống VASIS...........................................................115
PHỤ LỤC C – KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU DỰ ÁN..................................116
PHỤ LỤC D- DỰ TOÁN CHI TIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN..................124

Trang 6
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


CÁC THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

CSDL

ECDIS

Hệ thống hiển thị và thông tin hải đồ điện tử (Electronic
Chart Display and Information System)


ENC

Hải đồ điện tử (Electronic Navigational Chart)

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

Metadata

Siêu dữ liệu – dữ liệu mô tả các dữ liệu có trong CSDL địa lý

Nghị định 51

Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ
quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá
nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển

IHO

Tổ chức Thủy đạc Quốc tế (International Hydrographic
Organization)

IMO

Tổ chức Hàng hải Quốc tế (International Maritime
Organization)

SOA


Kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture)

SSO

Cơ chế đăng nhập một lần (Single Sign On)

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

VASI

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Vietnam
Administration of Seas and Islands)

VASIS

Hệ thống hỗ trợ kỹ thuật giao khu vực biển Việt Nam

Trang 7
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


MỞ ĐẦU
Việt Nam là Quốc gia được đánh giá có lợi thế rất lớn về kinh tế biển,
thực tiễn cũng đã chứng minh trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế của đất nước,
tài nguyên biển đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của cả nền
kinh tế Việt Nam mỗi năm. Có thể thể kể tới những nguồn lợi cơ bản đến từ biển
Việt Nam như khai thác khoáng sản, dầu khí, khai thác và nuôi trồng thủy hải

sản, thông thương và vận tải trong nước cũng như quốc tế bằng đường biển …
Ngoài việc đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế của quốc gia, các nguồn lợi từ
biển cũng đã giúp người dân định cư ven biển có cuộc sống đầy đủ và no ấm hơn
rất nhiều so với trước đây.
Đường bờ biển Việt Nam với chiều dài hơn 3.620 km không kể các đảo,
ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, 12 hải lý vùng tiếp
giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là khu vực thềm lục
địa. Theo tính toán thì vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam có diện tích khoảng trên 1.000.000 km 2. Với 28 tỉnh, thành
phố ven biển trực thuộc Trung ương sở hữu khu vực biển, yêu cầu và nhiệm vụ
hiểu rõ, giám sát, quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khu vực biển của từng địa
phương và Trung ương luôn là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho công tác quản lý
của các cơ quan tổ chức có liên quan.
Những đóng góp to lớn của kinh tế biển đối với sự phát triển của đất nước
yêu cầu chúng ta phải có những phương thức quản lý phù hợp hơn với những
thay đổi đó. Một phương thức quản lý tốt không chỉ đơn thuần làm cho sự phát
triển kinh tế bền vững mà còn đóng góp phần quan trọng trong việc khuyến
khích người dân, các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội để tiếp tục đầu tư nhiều hơn
để phát triển lĩnh vực có nhiều lợi thế này, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ
toàn vẹn lãnh hải của Tổ quốc trước những diễn biến phức tạp của tình hình
quốc tế trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; đây cũng chính là xuất
phát điểm ban đầu để hình thành nên Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ
công tác quản lý nhà nước về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác,
sử dụng tài nguyên biển”.

Trang 8
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”



I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu
vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
1.2. Cơ sở pháp lý
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về
giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển” được
hình thành dựa trên những cơ sở pháp lý sau:
- Luật biển Việt Nam năm 2012;
- Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015;
- Nghị định 51/2014/NĐ- CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ quy định
việc giao các các khu biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài
nguyên biển;
- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ về việc
thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về TNMT;
- Quyết định số 2669/QĐ-BTNMT ngày 27/12/2013 của Bộ trưởng Bộ
TNMT về việc ban hành quy chế quản lý các đề án, Dự án, nhiệm vụ chuyên
môn thuộc Bộ TNMT;
- Quyết định số 43/2014/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam;
- Quyết định số 179/2014/QĐ-TTg ngày 06/10/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
TNMT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”;
- Quyết định số 392/QĐ-TCBHĐVN ngày 26/12/2014 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo;
- Quyết định số 2104/QĐ-BTNMT ngày 19/8/2015 của Bộ trưởng Bộ
TNMT về việc phê duyệt bổ sung danh mục dự án, nhiệm vụ chuyên môn mở mới
năm 2015 của Bộ TNMT;

- Quyết định số 658/QĐ-TCBHĐVN ngày 31/8/2015 của Tổng cục Biển và
Hải đảo Việt Nam về việc xây dựng và thực hiện Dự án chuyên môn năm 2015.

Trang 9
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


1.3. Sự cần thiết
Với trên một triệu km2 mặt biển, nhu cầu sử dụng cho phát triển kinh tế rất
đa dạng về đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực khai thác, sử dụng với đường bờ biển
kéo dài hơn 3.260 km theo hướng kinh tuyến, không kể bờ các đảo. Đến nay có
khoảng 40 triệu dân sinh sống chủ yếu ở 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc
Trung ương và ở 12 huyện đảo với mật độ dân số trung bình khoảng 267
người/km2, cao hơn 1,2 lần mật độ trung bình của cả nước. Vùng này còn tập
trung khoảng 50% số đô thị lớn ở nước ta và nhiều khu công nghiệp kinh tế ven
biển, trên đảo.
Vùng biển và hải đảo Việt Nam có diện tích rộng gấp 03 lần diện tích đất
liền, có tài nguyên thiên nhiên quý giá, tiềm năng dầu mỏ, khí đốt và nguồn sa
khoáng biển, là một trong những địa điểm nhộn nhịp nhất trên thế giới với các
hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông. Địa hình Biển Đông thuộc
loại phức tạp, vừa có thềm lục địa vào loại rộng nhất trên thế giới, vừa có vùng
biển sâu thẳm rộng lớn với độ sâu trên 2.000m, thậm chí 4.000m. Vùng ven biển
có nhiều cửa sông đổ ra biển mang theo lượng phù sa khoáng chất lớn từ lục địa
tạo nên hệ sinh thái ven bờ đa dạng và phong phú, vùng này cũng có nhiều hoạt
động kinh tế xã hội phong phú như phát triển dịch vụ, nuôi trồng thủy hải sản,
hải cảng và vùng neo đậu tàu thuyền, khai thác năng lượng gió và thủy triều...
Vùng ven bờ biển Việt Nam có nhiều vịnh đẹp với những bãi cát dài, phong
cảnh sơn thủy hữu tình vào loại bậc nhất thế giới, là điều kiện lý tưởng cho du
lịch và an dưỡng nghỉ mát có sử dụng khu vực biển để phát triển du lịch.

Tương tự như các Quốc gia có biển trong khu vực và trên thế giới, các vùng
biển của Việt Nam hiện đang được khai thác, sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau. Nhu cầu được thuê, giao khu vực biển của các tổ chức, cá nhân cho các hoạt
động khai thác, sử dụng biển hiện tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, chỉ tính
riêng giới hạn trong 3 hải lý tính từ mép nước triều kiệt trung bình nhiều năm ra
phía biển thì các hoạt động này diễn ra trên diện tích hơn 20.000 km 2 (khoảng 2
triệu ha). Với nhiều đối tượng có nhu cầu khai thác, sử dụng khác nhau thì việc
quản lý, kiểm soát quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên biển cho mục đích phát
triển kinh tế, yêu cầu sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường
biển ngày càng cao đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước về biển và hải đảo
nhiều thách thức đòi hỏi cần có một công cụ kỹ thuật quản lý hiệu quả.
Với vai trò kinh tế chính trị của biển quan trọng như vậy, tuy nhiên tới thời
điểm hiện tại công tác xem xét, giao, bàn giao và quản lý các khu vực biển của
Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đầu tư thiết bị kỹ thuật
phù hợp để quản lý đảm bảo độ chính xác, tính minh bạch cũng như cơ hội đầu tư
Trang 10
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


ở những khu vực biển có tiềm năng. Hiện nay công tác và nghiệp vụ giao nhận và
quản lý các khu vực viển vẫn được tiến hành trên hải đồ giấy, ngoại trừ các hoạt
động phân lô, đấu thầu và bàn giao các khu vực biển ngoài khơi phục vụ riêng cho
các hoạt động thăm dò khai thác đầu khí, còn lại gần như công tác này chỉ được
thực hiện trên giấy chứ chưa có công cụ kỹ thuật để tiến hành giao một cách đồng
bộ và chặt chẽ ngay trên thực địa. Đây cũng là nguồn gốc phát sinh tranh chấp,
xung đột lợi ích trong quá trình khai thác sử dụng khu vực biển thời gian qua.
Biển và hải đảo Việt Nam có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, có ý nghĩa chiến lược đặc biệt đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như

về lâu dài. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020 đưa ra mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành Quốc gia
mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền
Quốc gia trên biển và hải đảo.
Trong những năm qua, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển của
các cấp, ngành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào
sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an
ninh. Tuy nhiên những nhiệm vụ này hiện vẫn đang được triển khai theo các
phương thức truyền thống, tương đối và không mấy chặt chẽ, rất dễ phát sinh tình
trạng mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa các hoạt động kinh tế trên cùng một khu
vực biển dẫn đến nhiều chức năng của khu vực biển bị khai thác quá mức hoặc
việc sử dụng các khu vực biển không phù hợp dẫn đến khai thác sử dụng tài
nguyên biển lãng phí, kém hiệu quả; trong quá trình khai thác nhiều hệ sinh thái
dần bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng gia tăng. Một ví
dụ điển hình để thấy rõ những hạn chế trong báo cáo cũng như quản lý bàn giao
khu vực biển là tính tới ngày 15/7/2014 theo các báo cáo từ địa phương có biển
gửi về Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo, trên cả nước có 2.001 khu vực
biển được giao, nhưng quan trọng hơn tất cả các báo cáo này chỉ được thể hiện
trên văn bản giấy tờ chứ chưa được thể hiện trên một nền đồ họa rõ ràng, thống
nhất, trực quan và bao hàm đầy đủ thông tin về các khu vực biển trong báo cáo
cũng như các khu vực lân cận. Như vậy rõ ràng đây là một trong những điểm
yếu kém về mặt xây dựng công cụ kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý biển
mặc dù điều kiện về kỹ thuật và công nghệ ở thời điểm hiện tại hoàn toàn có khả
năng đảm bảo tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý tổng hợp,
thống nhất về biển và hải đảo, bảo đảm các khu vực biển được quản lý, sử dụng
hiệu quả, góp phần khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bền vững tài nguyên
Trang 11
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”



biển, đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
lĩnh vực biển và hải đảo; ngày 21/6/2012, Luật biển Việt Nam được Quốc hội
Khóa XIII thông qua. Cụ thể hơn nữa là Nghị định 51của Chính phủ quy định
việc giao các khu biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài
nguyên biển có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2014. Tuy nhiên để có thể hiện
thực hóa những nội dung của Nghị định 51bắt buộc phải có một hệ thống trang
thiết bị kỹ thuật phù hợp với xu thế phát triển cũng như yêu cầu thực tiễn để
triển khai, thực hiện Nghị định này.
- Nhiệm vụ giao, gia hạn thời gian, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu
vực biển, trả lại khu vực biển, thu hồi khu vực biển đã được giao theo Nghị định
51 là một lĩnh vực quản lý mới, có tính đặc thù và rất phức tạp (giao khai thác,
sử dụng trên đất liền vốn được quản lý dựa trên các ranh giới hành chính đã
được xác định). Thực tế cho thấy việc quản lý các hoạt động sử dụng biển đòi
hỏi có các công cụ kỹ thuật phức tạp và khó triển khai hơn so với đất liền trong
bối cảnh các ranh giới hành chính (hải giới) trên biển cũng chưa được phân định
và quy định cụ thể;
- Việc xác định khu vực biển để lập hồ sơ giao, gia hạn thời gian sử dụng,
sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển, trả lại khu vực biển, thu hồi khu
vực biển đã được giao trên nền hải đồ là một quy định mới và nhiều địa phương
chưa có kinh nghiệm, năng lực để thực hiện. Để khai thác, sử dụng được hải đồ
điện tử do Hải quân Nhân dân Việt Nam xây dựng và cung cấp phục vụ cho công
tác quản lý khu vực biển, cần có hệ thống phần mềm chuyên dụng cho phép giải
mã, đọc, cập nhật và hiển thị trên hải đồ điện tử cũng như trang thiết bị để định vị,
dẫn đường tới khu vực giao và xác định khu vực biển trên nền hải đồ;
- Hiện trạng sử dụng khai thác tài nguyên biển và quy hoạch, kế hoạch sử
dụng biển cùng các dữ liệu liên quan còn phân tán, chưa được thống nhất thành
các tiêu chuẩn để làm cơ sở cho việc đối chiếu và lập căn cứ giao khu vực biển;
- Chưa có công cụ và cơ chế hỗ trợ cho việc quản lý, chia sẻ thông tin dữ

liệu liên quan đến giao, quản lý khu vực biển giữa các cấp, các ngành liên quan;
giữa Trung ương và các địa phương;
- Chưa có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ (máy chủ, máy
tính, màn hình hiển thị và các trang thiết bị) và được kết nối để phục vụ công tác
giao khu vực biển được đồng bộ, thống nhất giữa các cấp và cơ quan liên quan;
- Đặc biệt, đây là một lĩnh vực quản lý mới, nên chưa có đội ngũ cán bộ
am hiểu về quy trình và có kỹ năng kỹ thuật công nghệ cần thiết để quản lý và
triển khai giao khu vực biển cũng như vận hành hệ thống và trang thiết bị. Để
thực hiện Nghị định 51cần phải có hệ thống kỹ thuật và các công cụ, trang thiết bị
khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại để xác định vị trí, tọa độ, diện tích khu
vực biển trên nền hải đồ điện tử thì mới có thể giao khu vực biển cho các tổ chức,
Trang 12
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển.
Xuất phát từ những khó khăn đã phân tích trên đây, việc thực hiện Dự án
“Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển” là vô cùng cần
thiết, có vai trò rất quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về
biển. Dự án được triển khai sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước có được hệ
thống công cụ kỹ thuật và pháp lý hỗ trợ cho việc giao, quản lý khu vực biển
được chính xác, chặt chẽ, khoa học. Khai thác, chia sẻ và trao đổi thông tin dữ
liệu liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển giữa các cấp ngành
liên quan; giữa cấp Trung ương với các địa phương ven biển và ngược lại được
kịp thời, thống nhất. Triển khai Dự án cũng đồng nghĩa với việc đang đánh giá
đúng những khó khăn trong công tác nghiệp vụ cũng như tôn trọng những lợi ích
mà kinh tế biển đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cả nước. Dự án cũng
mang lại sự công bằng cho người dân, các nhà đầu tư đã, đang và sẽ dành tâm

huyết một cách có trách nhiệm đối với những nguồn lợi to lớn mà biển mang lại.
Dự án góp phần nâng cao vai trò quản lý tổng hợp, thống nhất về biển và
hải đảo. Hệ thống thông tin, dữ liệu được quản lý chặt chẽ, khoa học, sát với
thực tế khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo, đồng thời cho phép tổng hợp,
báo cáo, đánh giá tình hình giao, sử dụng khu vực biển nhằm tham mưu kịp thời
cho Bộ TNMT, Chính phủ quản lý hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên biển một cách tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tại các vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam.
Để xây dựng một Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước
về giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên
biển, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều nội dung khác nhau như:
- Thiết kế và xác định giải pháp tổng thể để giao khu vực biển trên nền hải
đồ điện tử bằng bộ công cụ chính xác, khoa học đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sử
dụng khu vực biển của các tổ chức, cá nhân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu
quản lý nhà nước về giao khu vực biển;
- Xây dựng hệ thống kỹ thuật trung tâm bao gồm hạ tầng công nghệ thông
tin phần cứng đồng bộ và phần mềm nhằm quản lý CSDL và cung cấp/trao đổi,
kết nối thông tin giữa Trung ương, địa phương phục vụ quản lý giao khu vực biển;
- Mua sắm, thiết kế, tùy biến và phát triển hệ thống tin hỗ trợ và xây dựng
hệ thống phần mềm chuyên dụng hỗ trợ quản lý thông tin (phần mềm giải mã,
đọc và hiển thị; module phần mềm hỗ trợ nhập thông tin, tính toán thông số, tạo
tài liệu; phần mềm xác định khu vực biển trên nền hải đồ; phần mềm dẫn đường;
phần mềm quản lý thông tin dữ liệu khác v.v..) có tính linh hoạt và tương thích
với các thiết bị đang khai thác phổ biến ở Việt Nam và các nước tiên tiến khác;
Trang 13
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


- Thu thập, khảo sát, thống kê, kiểm kê hiện trạng tình hình cho thuê, giao,

sử dụng khu vực biển trên phạm vi cả nước cập nhật lên nền hải đồ điện tử để
cùng với CSDL khác xây dựng hệ thống CSDL hoàn chỉnh về giao khu vực biển;
- Xây dựng hệ thống CSDL các lớp tài nguyên biển cơ bản cập nhật trên
nền hải đồ làm cơ sở cho việc giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân
khai thác sử dụng. Hệ thống thiết kế mở có thể mở rộng cho các lớp tài nguyên
mới, chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật;
- Xây dựng cơ chế khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu kết nối hai chiều
giữa cơ quan Trung ương và các địa phương phục vụ công tác quản lý giao khu
vực biển trình cấp có thẩm quyền ban hành;
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức đào tạo, hướng dẫn
chuyển giao kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân có liên quan ở cấp Trung ương và
các địa phương ven biển để vận hành, khai thác hệ thống thông tin;
Để thực hiện các nội dung nêu trên đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và cần
huy động nhiều nguồn lực tài chính kèm theo, trong khi đó Nghị định 51 có hiệu
lực từ ngày 15/7/2014 đến nay được hơn một năm. Trước đòi hỏi từ thực tiễn
khách quan và yêu cầu cấp thiết cần có ngay một hệ thống kỹ thuật phục vụ cho
việc quản lý giao, sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền quản lý, trước mắt và
trong điều kiện hiện nay Dự án này chỉ tập trung thực hiện ba nhóm nhiệm vụ sau:
- Xây dựng hệ thống thiết bị giao khu vực biển gồm phần cứng, trang bị
và phát triển hệ thống phần mềm phục vụ công tác giao, quản lý khu vực biển
trong phòng và trên thực địa;
- Xây dựng các công cụ quản lý việc giao, sử dụng khu vực biển đảm bảo
sự kết nối giữa cơ quan quản lý về giao, sử dụng khu vực biển ở Trung ương và
các địa phương có biển;
- Xây dựng cơ chế, nguyên tắc chia sẻ thông tin đối với các Bộ, ngành, địa
phương có biển, các tổ chức, cá nhân thông qua Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ giao
khu vực biển.
Việc cập nhật các lớp dữ liệu tài nguyên biển, CSDL khác có liên quan cho
Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ giao khu vực biển cần được thực hiện trong giai đoạn
sau và cập nhật trong suốt quá trình vận hành.

1.4. Mục tiêu
1.4.1. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giao khu vực biển nhất định
cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảm bảo yêu cầu
chính xác, khoa học, thống nhất thông qua việc xây dựng, vận hành, khai thác và

Trang 14
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


sử dụng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực biển
cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể
- Hỗ trợ thực hiện việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai
thác, sử dụng tài nguyên biển chính xác, đồng bộ, thống nhất, đồng thời tăng
cường công tác quản lý nhà nước về giao khu vực biển thông qua việc xây dựng
hệ thống kỹ thuật kết nối giữa Trung ương và địa phương;
- Quản lý chặt chẽ việc giao, gia hạn thời gian, sửa đổi, bổ sung quyết
định giao khu vực biển, trả lại khu vực biển, thu hồi khu vực biển đã được giao
của các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển của các cơ quan
quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền bằng các hệ thống phần mềm, phần
cứng phù hợp cùng với hệ thống thông tin và trang thiết bị kỹ thuật;
- Đáp ứng kịp thời thông tin giữa Trung ương và địa phương phục vụ hoạt
động giao khu vực biển trên cơ sở một hệ thống CSDL liên kết và chia sẻ thông
tin giữa Trung ương và địa phương gồm toàn bộ các hoạt động sử dụng khu vực
biển thuộc đối tượng quản lý, CSDL phục vụ hoạt động giao khu vực biển được
cập nhật trên nền hải đồ điện tử. Hình thành cơ chế quản lý, quy trình hướng dẫn
nghiệp vụ giao khu vực biển và các công cụ quản lý, vận hành, khai thác, sử
dụng thông tin trình cấp có thẩm quyền ban hành; nâng cao năng lực quản lý nhà

nước về giao khu vực biển cho đội ngũ công chức góp phần quản lý, sử dụng có
hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đồng thời lành mạnh và minh
bạch thông tin liên quan tới các khu vực biển giàu tiềm năng. Tạo điều kiện cung
cấp thông tin tốt, nhanh, tin cậy và chính xác cho các tổ chức, cá nhân quan tâm.
1.5. Nhiệm vụ
1.5.1. Xây dựng hệ thống thiết bị giao khu vực biển gồm phần cứng, trang
bị và phát triển hệ thống phần mềm phục vụ công tác giao, quản lý khu vực biển
trong phòng và trên thực địa đảm bảo sự kết nối thông tin giữa Trung ương/địa
phương nhằm hỗ trợ công tác giao, quản lý khu vực biển trong văn phòng và
ngoài thực địa.
1.5.2. Xây dựng các công cụ kỹ thuật quản lý việc giao, sử dụng khu vực
biển thông qua các phần mềm tiện ích, sử dụng CSDL cơ bản về giao khu vực
biển để tiến hành việc giao, quản lý giao và kiểm tra hoạt động giao khu vực
biển trong phòng và trên thực địa đảm bảo sự chính xác, khoa học thông qua
hoạt động vận hành thử nghiệm, triển khai thí điểm việc giao và kiểm tra hoạt
động giao khu vực biển trên thực địa cấp tỉnh.

Trang 15
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


1.5.3. Xây dựng cơ chế, nguyên tắc khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu
phục vụ công tác quản lý giao khu vực biển trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức tập huấn, đào tạo, chuyển
giao kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan ở cấp Trung ương và
các địa phương ven biển.
1.6. Hoạt động chủ yếu
1.6.1. Thiết kế và xây dựng hệ thống kỹ thuật và thông tin hỗ trợ
công tác giao khu vực biển

- Thực hiện chuyển đổi, bổ sung và hoàn chỉnh thông tin trên nền tảng hải
đồ điện tử tiếp nhận từ Hải quân Nhân dân Việt Nam, làm CSDL hải đồ nền chia
sẻ sử dụng thống nhất trong công tác bàn giao và quản lý khu vực biển từ Trung
ương tới 28 địa phương có biển trong cả nước;
- Xây dựng hệ thống kỹ thuật đồng bộ trên nền hải đồ điện tử thực hiện
việc giao khu vực cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, thuận
lợi trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát;
- Nghiên cứu và xây dựng quy trình nghiệp vụ để từ đó xây dựng phần
mềm bản quyền phục vụ Dự án ứng dụng dựa trên phần mềm nền tảng để thỏa
mãn quy trình cũng như đáp ứng các yêu cầu và giải quyết các bài toán trong
thực tiễn. Phần mềm ứng dụng này phải đảm bảo thực hiện được các tính năng,
nhiệm vụ giao khu vực biển và phải có tính linh hoạt,̀ tương thích với các thiết bị
đang khai thác phổ biến ở Việt Nam và các nước tiên tiến khác;
- Xây dựng và phát triển bộ công cụ giao khu vực biển thông qua hệ thống
kỹ thuật đồng bộ, hệ thống thông tin hỗ trợ và phát triển phần mềm hỗ trợ quản lý
thông tin (phần mềm giải mã, đọc và hiển thị; module phần mềm hỗ trợ nhập
thông tin, tính toán thông số, tạo tài liệu; phần mềm xác định khu vực biển trên
nền hải đồ; phần mềm dẫn đường; phần mềm quản lý thông tin dữ liệu khác v.v..)
có tính linh hoạt và tương thích với các thiết bị đang khai thác phổ biến ở Việt
Nam và các nước tiên tiến khác;
- Trang bị phần cứng đồng bộ đảm bảo vận hành thông suốt hỗ trợ quản lý
giao khu vực biển cả trong văn phòng, ngoài thực địa;
- Trang bị bộ công cụ kỹ thuật hỗ trợ triển khai giao và kiểm tra hoạt động
giao khu vực biển trên thực địa cấp tỉnh làm thí điểm, vận hành thử nghiệm;
- Thiết kế và xây dựng phần mềm chuyên dụng phục vụ cho các nhiệm vụ
cụ thể dựa trên phần mềm nền tảng và CSDL chuyên biệt đã tạo ra: các ứng
dụng quản lý thông tin, quản lý quy trình nghiệp vụ giao khu vực biển và quản
Trang 16
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”



lý kết nối, khai thác và đồng bộ thông tin Trung ương-địa phương nhằm hỗ trợ
triển khai công tác giao khu vực biển cả trong văn phòng và ngoài thực địa.
1.6.2. Quản lý, giám sát các khu vực biển
- Xây dựng phương thức kết nối giữa Trung ương, địa phương, có thể mở
rộng tương tác với các ngành có liên quan trong tương lai nhằm thực hiện có
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giao khu vực biển trên phạm vi cả nước
một cách thống nhất nhằm quản lý hiệu quả các khu vực biển , tài nguyên biển.
- Nghiên cứu và xây dựng quy trình nghiệp vụ để từ đó xây dựng phần
mềm bản quyền phục vụ Dự án ứng dụng dựa trên phần mềm nền tảng để thỏa
mãn quy trình cũng như đáp ứng các yêu cầu và giải quyết các bài toán trong
thực tiễn. Phần mềm ứng dụng này phải đảm bảo thực hiện được các tính năng,
nhiệm vụ giao khu vực biển và phải có tính linh hoạt,̀ tương thích với các thiết bị
đang khai thác phổ biến ở Việt Nam và các nước tiên tiến khác;
- Cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển và các quy hoạch ngành có
liên quan cập nhật trên nền hải đồ làm cơ sở cho việc giao khu vực biển nhất
định cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng. Hệ thống thiết kế mở có thể mở
rộng cho các lớp tài nguyên mới, chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật;
1.6.3. Xây dựng cơ chế khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu kết nối hai
chiều giữa cơ quan Trung ương và các địa phương phục vụ công tác quản lý
giao khu vực biển
- Thiết kế, xây dựng bộ công cụ kỹ thuật kết nối giữa Trung ương, địa
phương, có thể mở rộng tương tác với các ngành có liên quan trong tương lai
nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giao khu vực biển trên
phạm vi cả nước;
- Xây dựng cơ chế khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu kết nối hai chiều
giữa cơ quan Trung ương và các địa phương phục vụ công tác quản lý giao khu
vực biển trình cấp có thẩm quyền ban hành;
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức đào tạo, hướng dẫn

chuyển giao kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân có liên quan ở cấp Trung ương và
các địa phương ven biển để vận hành, khai thác hệ thống thông tin.
1.7. Phạm vi thực hiện
1.7.1. Cấp Trung ương
Dự án tập trung tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho Cục Quản lý
khai thác biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về giao, gia hạn

Trang 17
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


thời gian, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển, trả lại khu vực biển,
thu hồi khu vực biển thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TNMT.
1.7.2. Cấp địa phương
- Dự án chỉ phân quyền cho các địa phương sử dụng và trao đổi thông tin
hai chiều với Trung ương thông qua những phương thức kết nối truyền tin phù
hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển;
- Dự án chọn một tỉnh làm thí điểm để vận hành và kết nối hệ thống kỹ
thuật hỗ trợ giao khu vực biển giữa Trung ương và địa phương để xây dựng cơ
chế quản lý, quy trình giao khu vực biển.
1.7.3. Dự án thực hiện trên toàn bộ vùng biển Việt Nam
1.8. Sản phẩm Dự án
1.8.1. Hệ thống kỹ thuật và thông tin hỗ trợ công tác quản lý giao khu vực
biển
- Hệ thống phần mềm hoàn chỉnh cấu thành bởi các hợp phần cơ bản bao
gồm: Hợp phần GIS hải đồ nền tảng và quản lý dữ liệu hải đồ điện tử; phần mềm
ứng dụng và quản lý được xây dựng trên nền tảng GIS hải đồ; phần mềm ứng
dụng bàn giao và kiểm tra khu vực biển trên thực địa. Tất cả hệ thống phần mềm
được cài đặt vận hành tích hợp trên hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

phù hợp;
- Phần cứng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hoàn chỉnh bao gồm máy chủ,
máy trạm, máy tính thực địa và các thiết bị ngoại vi khác đảm bảo và đáp ứng
những yêu cầu để vận hành chính xác và an toàn các hợp phần phần mềm nêu trên;
- Bộ công cụ giao khu vực biển ngoài thực địa cấp tỉnh để triển khai thí điểm,
vận hành hệ thống;
- Các lớp CSDL cơ bản về khu vực biển dự kiến giao được tích hợp trên
nền hải đồ điện tử và nền địa lý biển và hải đảo;
- CSDL nền hải đồ điện tử thống nhất trên cả nước để chia sẻ cho các địa
phương làm nền chuẩn phục vụ cho công tác bàn giao, theo dõi quản lý và kiểm
tra, giám sát các hoạt động của khu vực biển đã giao.
1.8.2. Đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, quản lý và vận hành chính xác các hoạt
động giao, các hoạt động quản lý và giám sát khu vực biển
1.8.3. Cơ chế chia sẻ thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý giao
khu vực biển bao gồm báo cáo đánh giá và các vản bản quy phạm liên quan
Dự thảo Thông tư của Bộ TNMT ban hành hướng dẫn quy trình, nghiệp
vụ, quy chế khai thác, quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật về giao khu vực biển.
Trang 18
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


1.8.4. Bộ hướng dẫn kỹ thuật vận hành, khai thác hệ thống với bộ công cụ
kỹ thuật được triển khai thử nghiệm thành công tại một số khu vực biển và
được chuyển giao cho địa phương với quy trình kỹ thuật được thể chế hóa
qua các văn bản quy phạm kỹ thuật
1.8.5. Tổ chức 4 lớp tập huấn, đào tạo để vận hành, khai thác sử dụng hệ thống
cho các cơ quan, đơn vị có liên quan các cấp (1 lớp cấp Trung ương, 3 lớp cấp tỉnh)

1.8.6. Báo cáo tổng kết

- Báo cáo phân tích các lớp dữ liệu chuyên đề;
- Báo cáo đánh giá tình hình cho thuê, giao, sử dụng khu vực biển;
- Các báo cáo chuyên đề, báo cáo kỹ thuật khác.
1.9. Khái toán kinh phí và nguồn vốn
- Tổng dự toán: 19.692.000.000đ (Mười chín tỷ, sáu trăm chín mươi hai
triệu đồng chẵn./.) (Bảng tổng hợp khối lượng dự toán kèm theo Phụ lục D)
- Nguồn vốn thực hiện: Sự nghiệp kinh tế.
1.10. Kế hoạch và tổ chức thực hiện Dự án
1.10.1. Thời gian khởi công, thời gian hoàn thành
Ba năm: (2015 – 2017)
1.10.2. Tổ chức thực hiện
- Đơn vị quản lý Dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Đơn vị chủ trì: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
- Đơn vị thực hiện: Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo
- Đơn vị phối hợp:
+ Các bộ, ngành và địa phương ven biển liên quan;
+ Các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam:
Trung tâm Hải văn; Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo, Trung tâm Trắc
địa bản đồ biển; Cục Công nghệ thông tin-Bộ TNMT;
+ Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan.
1.11. Hiệu quả Dự án
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị định 51; quản lý chặt chẽ, khoa
học khu vực biển phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý các khu vực biển được giao
cho tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển sẽ góp phần tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về tài nguyên và
bảo vệ môi trường biển, hải đảo nói chung và công tác quản lý việc sử dụng khu
vực biển của các tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển nói riêng;

Trang 19

Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


- Hệ thống được thiết kế tối ưu, phát triển dựa trên nền tảng công nghệ mới,
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định, kiến trúc thống nhất, sẽ đảm bảo cho
việc sử dụng lâu dài và ổn định của hệ thống;
- Hệ thống có khả năng cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin cần thiết
trước khi cơ quan quản lý nhà nước ban hành quyết định giao khu vực biển và
hoạt động bàn giao khu vực biển trên thực địa cho các tổ chức cá nhân sử dụng
khai thác tài nguyên biển trên phạm vi toàn quốc sẽ tiết kiệm chi phí cho các cơ
quan quản lý nhà nước về giao khu vực biển, đồng thời cải thiện môi trường thu
hút đầu tư và khai thác hiệu quả tài nguyên.
- Nâng cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có liên
quan trong công tác quản lý việc sử dụng khu vực biển; giảm thiểu mâu thuẫn,
xung đột về lợi ích giữa các hoạt động kinh tế trong cùng một khu vực biển, bảo
đảm việc sử dụng các khu vực biển phù hợp với vị trí địa lý, quy luật tự nhiên và
chức năng sử dụng của khu vực biển; bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả tài nguyên biển, môi trường biển theo hướng phát triển bền vững;
- Giám sát tình hình giao, sử dụng khu vực biển thông qua đó tăng
cường quản lý, giám sát tình hình sử dụng khu vực biển trên phạm vi cả
nước, góp phần giảm thiểu những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng xấu đến môi
trường biển, ven biển và hải đảo;
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo góp phần phát triển kinh tế
biển theo hướng bền vững.
II. TỔNG QUAN CÔNG TÁC GIAO KHU VỰC BIỂN
2.1. Tổng quan công tác giao khu vực biển
2.1.1. Hiện trạng giao khu vực biển
Trong nước: Với vai trò kinh tế chính trị của biển rất quan trọng đối với

quốc gia, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại công tác xem xét, giao, bàn giao và
quản lý các khu vực biển của Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức,
chưa được đầu tư thiết bị kỹ thuật để đảm bảo độ chính xác, tính minh bạch cũng
như cơ hội đầu tư ở những khu vực biển có tiềm năng. Hiện nay công tác và
nghiệp vụ giao nhận và quản lý các khu vực viển vẫn được tiến hành trên hải đồ
giấy, ngoại trừ các hoạt động phân lô, đấu thầu và bàn giao các khu vực biển
ngoài khơi phục vụ riêng cho các hoạt động thăm dò khai thác đầu khí, còn lại
gần như công tác này chỉ được thực hiện trên giấy tờ chứ chưa tiến hành một
cách đồng bộ và chặt chẽ ngay trên thực địa. Đây cũng là nguồn gốc phát sinh
của một số vấn đề tranh chấp xung đột lợi ích thời gian qua.
Trang 20
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


Giao khu vực biển ở một số nước trên thế giới : Hiện nay, nhiều quốc
gia biển đã ứng dụng những kỹ thuật và công nghệ mới nhất trong công tác quản
lý khu vực biển theo chủ quyền như sử dụng hải đồ điện tử ENC kết hợp với hệ
thống hiển thị thông tin hải đồ điện tử ECDIS, hệ thống nhận dạng tự động trong
hàng hải AIS, hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh GNSS độ chính xác cao,
thiết bị đo sâu hồi âm và quét sườn địa hình đáy biển v.v..Những Quốc gia khác
trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia v.v..các kỹ thuật mới
nêu trên được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn.
- Tại Trung Quốc, việc giao khu vực biển cho các tổ chức cá nhân được
được triển khai từ những năm 2000 và thực hiện tại 2 cấp, cấp tỉnh, khu tự trị do
Hội đồng nhân dân cùng cấp giao, quản lý và giám sát các hoạt động khai thác sử
dụng biển đối với các dự án có quy mô nhỏ; cấp Trung ương do Cục Quản lý Đại
dương Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm quản lý giám sát
thông qua qua hệ thống kỹ thuật thông tin thông suốt từ Trung ương đến cấp tỉnh.
Bộ công cụ giao, giám sát khu vực biển được thông qua hải đồ điện tử ENC kết

hợp với hệ thống hiển thị thông tin hải đồ điện tử ECDIS, hệ thống nhận dạng tự
động trong hàng hải AIS, hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh GNSS độ
chính xác cao, thiết bị đo sâu hồi âm và quét sườn địa hình đáy biển…. Sau 15
năm triển khai, quản lý, giám sát, hệ thống CSDL giao khu vực biển của Trung
Quốc đã được cập nhật đầy đủ bao gồm nhiều lớp thông tin: quy hoạch, kế hoạch
sử dụng biển, tài nguyên khoáng sản, khi tượng, hải văn, môi trường, …Vì vậy
việc sử dụng tài nguyên biển đã dần nâng cao, môi trường biển ngày càng được
cải thiện. Cá nhân và các tổ chức có nhu cầu sử dụng biển được cập nhật thông tin
thông qua trang thông tin của Cục Quản lý Đại dương Nhà nước hoặc thông qua
các công ty dịch vụ điều tra và cung cấp thông tin khu vực biển. Việc giao khu
vực biển được triển khai sau 30 ngày khi nộp đủ hồ sơ xin giao khu vực biển.

Trang 21
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


- Tại Úc, việc giao và xác định ranh giới khu vực biển ban đầu được triển khi tại
các khu ramsar, từ năm 2009 bộ công cụ này được phát triển, áp dụng giao khu
vực biển cho các vùng biển xa. Việc xác định dựa trên hải đồ theo hệ tạo độ
WG84. Việc triển khai giao khu vực biển do Bộ Môi trường-Bảo tồn Auxtrâylia
thực hiện, cũng dựa trên bộ công cụ hải đồ điện tử ENC kết hợp với hệ thống
hiển thị thông tin hải đồ điện tử ECDIS, hệ thống nhận dạng tự động trong hàng
hải AIS, hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh GNSS độ chính xác cao, thiết
bị đo sâu hồi âm và quét sườn địa hình đáy biển v.v.. Việc kiểm tra, giám sát
quản lý được thể hiện bằng các thông số: Vị trí toạ độ, địa hình, phân cấp môi
trường không khí, môi trường nước, tình hình khai thác sử dụng được báo cáo và
cập nhật hàng năm. Thông tin về tài nguyên biển được phổ biến trên trang thông
tin của Bộ Môi trường và bảo tồn Úc ( các lớp thông tin chuyên sâu được phân cấp
thông qua các dịch vụ công hoặc các đơn vị chuyên ngành khác nhau.


Như vậy, hầu hết các quốc gia biển hiện nay đều sử dụng bộ công cụ bao
gồm: ENC kết hợp với hệ thống hiển thị thông tin hải đồ điện tử ECDIS, hệ
thống nhận dạng tự động trong hàng hải AIS, hệ thống định vị dẫn đường bằng
vệ tinh GNSS, … với việc phát triển các hệ thống phần mềm nền tảng và bộ
công cụ quản lý, giám sát khác nhau, phương tiện tàu thuyền sử dụng giao khu
vực biển hầu hết được trang bị cho các cấp tuỳ thuộc vùng biển xa, gần. Tuy
Trang 22
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


nhiên ở Việt Nam tới thời điểm hiện tại, những khái niệm này còn khả mới mẻ
đối với Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo cũng như 28 địa phương có biển
đang trực tiếp quản lý khu vực biển. Việc cần sớm có một hệ thống công cụ hiệu
quả hỗ trợ cho công tác pháp lý cũng như quản lý bàn giao khu vực biển cả ở
Trung ương và địa phương đang là yêu cầu thực sự cấp bách đáp ứng nhu cầu
phát triển chung, nhu cầu hội nhập cũng như góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh
hải quốc gia.
2.1.2. Xu hướng phát triển
Như đã phân tích trong các phần trước, có thể nói hiện trạng kỹ thuật công
nghệ hiện tại hoàn toàn đáp ứng được các mục tiêu của Dự án đã đề ra, đồng
thời chỉ có triển khai Dự án trong thời gian sớm nhất mới đảm bảo cơ sở hạ tầng
cũng như những công cụ kỹ thuật cần thiết hỗ trợ tăng cường và nâng cao năng
lực quản lý nhà nước thống nhất về biển, hải đảo các cấp. Việc xây dựng được
một hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực biển là
mục tiêu quan trọng nhất của Dự án.
Việc thống nhất từ Trung ương đến địa phương đều thực hiện nhiệm vụ
bàn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân được thực hiện trên nền hải đồ điện
tử và các dữ liệu thủy hải văn duy nhất do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

xây dựng, chia sẻ hoặc cấp phát sẽ hình thành hệ thống giải pháp hoàn chỉnh bao
gồm cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phần cứng thiết bị và phần mềm nghiệp
vụ chuyên dụng thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới bàn giao khu vực biển từ
Trung ương đến địa phương, từ công việc nội nghiệp và ra ngoài ngoài thực địa.
Hình thành cơ chế quản lý, khai thác và chia sẻ thông tin liên quan tới các
công tác quản lý và bàn giao khu vực biển, góp phần nâng cao trình độ chuyên
môn của đội ngũ công chức về giao khu vực biển nhằm khai thác, sử dụng có
hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Thành quả cuối cùng mà Dự án xây dựng được là Hệ thống hỗ trợ kỹ thuật
giao khu vực biển Việt Nam, viết tắt là VASIS (Vietnam Administration of Sea
and Islands Systems Engineering, sau đây gọi tắt là VASIS). Hệ thống VASIS sẽ
đảm bảo thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và thường xuyên các nhiệm
vụ liên quan tới công tác bàn giao và quản lý khai thác sử dụng các khu vực biển
trên cả nước từ cấp Trung ương đến địa phương.
2.1.3. Hiện trạng thiết bị kỹ thuật quản lý giao, sử dụng khu vực biển

Trang 23
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam được Bộ TNMT giao trách nhiệm
trong việc tổ chức và triển khai thực hiện các nghiệp vụ giao khu vực biển trên
toàn quốc thuộc phạm vi giao khu vực biển, Tổng cục đã chỉ đạo Cục Quản lý
khai thác biển và hải đảo và các đơn vị liên quan chủ động, tích cực tổ chức triển
khai thực hiện việc giao khu vực biển (Tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 51
tới các tỉnh/thành phố ven biển, làm việc với Hải quân Nhân dân Việt Nam tiếp
nhận hải đồ giấy chuyển giao cho các địa phương; ban hành Công văn số
305/TCBHĐVN-QLKTB ngày 08/5/2015 hướng dẫn chi tiết quy trình xác định
ranh giới, phạm vi, diện tích khu vực biển trên hải đồ giấy và hải đồ điện tử).

Việc phân chia ranh giới các khu vực biển được giao gặp rất nhiều khó
khăn do hải đồ giấy sử dụng tỉ lệ 1/100.000, các khu vực biển giao có diện tích
nhỏ nên không thực hiện được trên hải đồ giấy. Công tác quản lý, giám sát
chồng lấn, theo dõi các khu vực biển giao chưa thực hiện được. Hiện trạng này
được thể hiện ở những nguyên nhân như sau:
- Khu vực biển có tính đặc thù khác xa đất liền, trên đất liền việc giao đất
phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội hiện nay rất thuận lợi vì đã có đầy
đủ các công cụ kỹ thuật như bản đồ địa chính tỷ lệ cao, mốc giới, thiết bị xác định
vị trí, tọa độ, diện tích nhanh chóng. Phạm vi trên biển rộng lớn, để tiến hành giao
khu vực biển phải xác định được vị trí, tọa độ và có hệ thống CSDL, mốc giới làm
cơ sở. Mặt khác, hoạt động sử dụng khu vực biển rất đa dạng với nhiều mục đích
sử dụng khác nhau như: có Dự án chỉ sử dụng mặt biển hoặc chỉ sử dụng khối
nước, đáy biển, có Dự án sử dụng cả mặt nước, khối nước và đáy biển. Với tỷ lệ
hải đồ giấy hiện nay, một khu vực biển vài chục ha trên hải đồ giấy chỉ là các
chấm nhỏ nên dễ giao trùng, gây tranh chấp trong khai thác, sử dụng, đặc biệt gây
khó khăn khi kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
- Chưa đánh giá được thực trạng và yêu cầu của công tác quản lý về giao
khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, việc kiểm kê lập hồ sơ khu vực
biển đang cho thuê, sử dụng tại các địa phương ven biển là rất cần thiết để xây
dựng CSDL và cập nhật lên nền hải đồ điện tử nhưng hiện chưa được thực hiện.
Có thể nói tới thời điểm hiện tại hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác quản lý
và theo dõi công tác giao khu vực biển của Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo
hoàn toàn chưa có. CSDL liên quan chưa hình thành, CSDL hải đồ chưa xây
dựng, trang thiết bị máy tính và hạ tầng công nghệ thông tin không đủ đáp ứng
công tác v.v..Hiện nay, Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo chỉ có duy nhất một
hệ thống máy đo sâu hồi âm loại đơn tia kèm theo 2 máy định vị vệ tinh GPS cầm
tay Garmin không kết nối được với máy đo sâu hồi âm, cả hai thiết bị này đều là
Trang 24
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”



các thiết bị không chuyên, không có các phần mềm chuyên dụng thực hiện nhiệm
vụ, không thể tạo thành hệ thống triển khai trên thực địa. Ở các địa phương hiện
trạng cũng tương tự như Trung ương, chưa có tỉnh, thành phố nào có được hệ
thống kỹ thuật phục vụ công tác quản lý và theo dõi công tác giao khu vực biển
đáp ứng được ở mức tối thiểu hỗ trợ cho công tác bàn giao cũng như quản lý. Như
vậy để thấy rõ hơn tầm quan trọng cũng như nhu cầu cấp bách của việc hình thành
và triển khai Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước
về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”.
2.1.4. Hiện trạng CSDL có liên quan
a) Lớp dữ liệu hải đồ nền
Hải đồ là những bản đồ có mục đích đặc biệt, được thiết kế để thoả mãn
và đáp ứng các yêu cầu trong dẫn đường hàng hải, thể hiện các yếu tố như độ
sâu, địa hình đáy biển, chênh lệch độ sâu, cấu trúc và đặc điểm của đường bờ
biển, khu vực bở biển và các hợp phần hỗ trợ dẫn đường…Hải đồ sử dụng
phương pháp đồ hoạ để thể hiện thông tin liên quan, nhằm hỗ trợ người đi biển
điều khiển dẫn đường một cách an toàn. Hải đồ có thể được phổ biến dưới dạng
tương tự (analog) đó chính là các mảnh hải đồ giấy hoặc dạng số (digital) hay
còn được biết đến với tên gọi ENC. Hải đồ có thể được cung cấp từ nhiều nguồn
khác nhau trong nước, quốc tế. Hiện có nhiều Quốc gia thành viên của IMO,
IHO đã công bố ngừng xuất bản hải đồ giấy và chuyển sang sử dụng hải đồ điện
tử hoàn toàn.
Từ năm 2002, các hải đồ biên tập mới tại Việt Nam được thống nhất thành
lập theo hệ toạ độ VN-2000. Hệ thống hải đồ được lập trên cơ sở số liệu đo đạc
mới này bao phủ toàn bộ vùng ven biển ở tỷ lệ 1/100.000 (xem Hình 1 dưới
đây); một số cảng, vũng vịnh, cửa sông, đảo ở tỷ lệ 1/25.000, và toàn bộ khu vực
quần đảo Trường Sa, DK1 ở tỷ lệ 1/200.000. Một số cụm bãi đá thuộc quần đảo
Trường Sa và bãi ngầm DK1 ở tỷ lệ 1/50.000. Các vùng còn lại của Biển Đông
được đo vẽ ở tỷ lệ 1:300.000, 1:500.000 hoặc 1:1.000.000. Các hải đồ được

thành lập trên cơ sở số hoá các bản đồ giấy trước đây, việc chuyển đổi toạ độ
được tính toán và chuyển đổi chính xác bởi công nghệ số và độ sâu được kiểm
tra đối chiếu, bổ sung, chỉnh lý từ số liệu khảo sát mới nhất, có độ tin cậy cao
khắc phục được sự không đồng nhất về độ chính xác trong một mảnh, trong một
khối tỷ lệ cũng như giữa các khối tỷ lệ và được cập nhật thường xuyên trong hệ
thống số. Hải đồ điện tử hiện do Bộ Tư lệnh Hải quân quản lý. Từ năm 2012 đã
thực hiện tích hợp, cài đặt các sản phẩm hải đồ điện tử ENC trên hệ thống
Trang 25
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


ECDIS do Cục Bản đồ (Bộ Tổng tham mưu) lắp đặt, sử dụng trên các tàu Hải
quân. Để sử dụng được số liệu này sẽ cần tính chuyển hệ độ cao về cùng hệ độ
cao với bản đồ địa hình đáy biển.

Hình 1. Sơ đồ chi tiết và danh pháp các mảnh hải đồ tỉ lệ 1:100.000
Hải đồ điện tử ENC (Electronic Navigational Chart) là dạng hải đồ vector
hoặc raster. Trong đó bao gồm tất cả các thông tin, CSDL kỹ thuật số được
chuẩn hóa về cấu trúc, nội dung và định dạng… theo tiêu chuẩn S57 của Tổ
chức Thủy đạc Quốc tế IHO (International Hydrographic Organization) và được
sản xuất và phát hành bởi các cơ quan Thủy đạc của các Quốc gia (National
Hydrographic Organization).
Có thể thấy rõ rằng phần lớn hải đồ của Việt Nam đều được xây dựng ở tỷ
lệ nhỏ, thể hiện một khu vực biển rộng lớn, đây chính là những khó khăn khi sử
dụng hải đồ giấy phục vụ cho công tác quản lý và bàn giao khu vực biển. Thực
tiễn cho thấy có những khu vực biển diện tích nhỏ nhưng lại chứa đựng nguồn
tài nguyên quý giá có khả năng mang lại nguồn lợi kinh tế cao, tuy nhiên để thể
hiện khu vực này trên nền hải đồ giấy hoàn toàn không dễ dàng. Để thay thế, có
thể sử dụng hải đồ điện tử, hải đồ điện tử có lợi thế hơn hải đồ giấy là khả năng

Trang 26
Dự án “Xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”


×