Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

MOI QUAN HE GIUA VAT CHAT VA Y THUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.61 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
A – LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ 3
B – NỘI DUNG ................................................................................................. 4
I. VẬT CHẤT VÀ HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA NÓ ..................................... 4
1. Định nghĩa phạm trù vật chất ................................................................... 4
1.1. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trƣớc Mác về vật chất ................ 4
1.2. Định vật chất của Lênin .................................................................. 4
2. Các hình thức tồn tại của vật chất............................................................. 5
2.1 Vận động ........................................................................................... 5
2.2 Không gian và thời gian .................................................................... 6
2.3. Tính thống nhất vật chất của thế giới ............................................... 6
II. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC ......................................... 7
1. Nguồn gốc ý thức...................................................................................... 7
1.1 Nguồn gốc tự nhiên ........................................................................... 7
1.2 Nguồn gốc xã hội............................................................................. 10
2. Bản chất của ý thức ................................................................................ 11
III. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ....... 13
1.Vật chất quyết định ý thức ....................................................................... 13
2. Ý thức tác động trở lại vật chất ............................................................. 15

1


IV. Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ................................................................... 17
C – KẾT LUẬN .............................................................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 20

2



A - LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tƣợng phong phú và đa
dạng. Nhƣng dù phong phú tới đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: vật chất và ý
thức. Có rất nhiều điểm triết học xoay quanh vấn đề về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, nhƣng chỉ quan điểm Mác-Lênin là đúng và đầy đủ đó là: vật
chất là cái có trƣớc, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý
thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.
Trƣớc năm 1986, đất nƣớc ta gặp nhiều khó khăn bởi nền kinh tế trì trệ,
một hệ thống quản lý yếu kém cũng là do một phần không nhận thức đúng và
đầy đủ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề này đã đƣợc nhận thức
đúng sau đổi mới ở đại hội VI, kết quả là giành nhiều thắng lợi sau khi đã
chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự
quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng em đã chọn đề tài:
“Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phƣơng pháp luận”.

3


B – NỘI DUNG
I. VẬT CHẤT VÀ HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA NÓ
1. Định nghĩa phạm trù vật chất
1.1. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất:
Chủ nghĩa duy vật Mác có rất nhiều định nghĩa về vật chất, trong đó
nổi lên các định nghĩa điển hình sau đây:
* Thời kì cổ đại: đồng nhất vật chất với một dang cụ thể:
- Talet cho rằng vật chất là nƣớc.
- Anaximen cho rằng vật chất là không khí.
- Đêmôcrit cho rằng vật chất là nguyên tử.
=> Quan niệm vật chất thời kì cổ đại mang tính trực quan, cảm tình.

Nó chỉ có tác dụng chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
* Thời kì cận đại thế kỉ XVII – XVIII: đồng nhất vật chất với thuộc tính
của vật chất. VD: Niutơn cho rằng khối lƣợng là vật chất .
=> Quan điểm vật chất thời kì cận đại mang tính siêu hình, máy móc.
1.2. Định vật chất của Lênin:
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
đƣợc đem lại cho con ngƣời trong cảm giác, đƣợc cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Đây là định nghĩa khoa học nhất , hoàn chỉnh nhất về vật chất của
V.I.Lênin trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán. Định nghĩa trên đã đề cập đến các nội dung chủ yếu sau:
4


- Cần phân biệt “vật chất” với tƣ cách là phạm trù triết học với
những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Vật chất với tƣ cách là phạm
trù triết học là kết quả của sự khái quát, trừu tƣợng hóa những thuộc
tính, những mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tƣợng nên nó phản ánh
cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn tất cả sự
vật, những hiện tƣợng là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất nên
nó có quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa. Vì vậy, không thể
đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật
chất.
- Đặc trƣng quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan
tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý
thức con ngƣời, cho dù con ngƣời có nhận thức đƣợc hay không nhận
thức đƣợc nó.
- Vật chất (dƣới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây
nên cảm giác ở con ngƣời khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến
giác quan con ngƣời; ý thức của con ngƣời là sự phản ánh đối với vật

chất, còn vật chất là cái đƣợc ý thức phản ánh.
2. Các hình thức tồn tại của vật chất:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất tồn tại bằng vận động,
và vận động của vật chất diễn ra trong không gian thời gian. Vì vậy, vận động
không gian và thời gian là các hình thức tồn tại của vật chất.
2.1 Vận động
Theo quan điểm siêu hình, vận động là sự di chuyển vị trí cá thể trong
không gian, thời gian, nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật hiện
tƣợng. Còn theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là mọi sự biến đổi
5


nói chung. Xét về bản chất, vận động là phƣơng thức tồn tại của vật chất, là
thuộc tính cố hữu của vật chất, vận động không do ai sáng tạo ra và cũng
không mất đi mà nó tồn tại vĩnh viễn. Nguồn gốc vận động là do bản thân
sự vật hiện tƣợng quy định. Các hình thức cơ bản của vận động bao gồm:
vận động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và xã hội.
2.2 Không gian và thời gian
Vật chất luôn vận động và phát triển, sự vận động ấy không ở đâu
khác. “ Ngoài không gian và thời gian”. Không gian và thời gian là một
thuộc tính khách quan của vật chất, gắn liền với sự vận động của vật chất.
Mọi sự vật tồn tại khách quan đều có vị trí, có hình thức kết cấu, độ dài
ngắn, ngang dọc, cao thấp của nó, tất cả những thuộc tính đó đƣợc gọi là
không gian.
Mọi sự vật đều ở trong trạng thái không ngừng biến đổi, mà mọi sự
biến đổi đều có quá trình, có độ dài của sự diễn biến, nhanh, chậm kế tiếp
nhau, tất cả những thuộc tính đó đƣợc gọi là thời gian. Nhƣ vậy, không gian
và thời gian là thuộc tính khách quan, nội tại của bản thân vật chất. Không
gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt độ dài diễn biến, sự
kế tiếp nhau của quá trình. Không gian và thời gian là hai thuộc tính khác

nhau nhƣng không thể tách rời nhau của vật chất vận động.
2.3. Tính thống nhất vật chất của thế giới
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất thế giới là vật chất,
thế giới tống nhất ở tính vật chất. Theo quan điểm đó:
- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vạt chất
là cái có trƣớc, tồn tại khác quan, độc lập với ý thức con ngƣời.
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra,
không mất đi.

6


- Mọi tồn tại của thế giới vật chất có mối liên hệ thống nhất nhau,
biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những
kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cũng
chịu sự chi phối của những qui luật khách quan, phổ biến của thế giới
vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá
trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau.
Bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới là kết luận
đƣợc rút ra từ việc khái quát những thành tựu khoa học, đƣợc khoa học và
cuộc sống hiện thực của con ngƣời kiểm nghiệm. Nó không chỉ định hƣớng
cho con ngƣời giải thích về tính đa dạng của thế giới mà còn hƣớng cho con
ngƣời tiếp tục nhận thức về tính đa dạng ấy để thực hiện quá trình cải tạo
hợp qui luật.
II. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
Vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là một vấn đề hết sức
phức tạp của triết học, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử. Dựa trên những thành tựu của triết học duy
vật, của khoa học và thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin đã góp phần làm
sáng tỏ vấn đề trên đây.

1. Nguồn gốc ý thức:
1.1 Nguồn gốc tự nhiên:
Trƣớc Mác nhiều nha duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự
nhiên của ý thức, song do khoa học chƣa phát triển nên cũng đã không giải
thích đúng nguồn gốc của ý thức. Dựa trên những thành tựu nổi bật của
khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất nhƣng không
phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống
7


có tổ chức cao là bộ óc ngƣời. Bộ óc ngƣời là cơ quan vật chất của ý thức.
Ý thức là chức năng của bộ óc ngƣời. Hoạt động ý thức của con ngƣời diễn
ra trên sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc ngƣời. Ý thức phụ thuộc
vào hoạt động bộ óc ngƣời, do đó khi bộ óc bị tổn thƣơng thì hoạt động ý
thức sẽ không bình thƣờng hoặc bị rối loạn. Vì vậy, không thể tách rời ý
thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. Ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt
động sinh lý thần kinh của bộ óc ngƣời.
Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của
thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý
thức.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này có sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Những đặc điểm tái tạo ở dạng vật chất
chịu sự tác động bao giờ cũng mang thông tin của dạng vật chất tác động.
Những đặc điểm mang thông tin ấy đƣợc gọi là cái phản ánh. Cái phản ánh
là những dạng cụ thể của vật chất, còn cái phản ánh chỉ đặc điểm chứa đựng
thông tin vật chất đó (cái đƣợc phản ánh) ở dạng vật chất khác (dạng vật
chất nhận sự tác động).
Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh
đƣợc thể hiện dƣới nhiể hình thức. Những hình thức này tƣơng ứng với quá

trình tiên hóa của vật chất.
Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trƣng cho vật chất
vô sinh.
Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi
có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức
phản ánh này mang tính thụ động, chƣa có định hƣớng lựa chọn của vật
nhận tác động.

8


Phẩn ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trƣng cho tự
nhiên hữu sinh. Tƣơng ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu
sinh, phản ánh sinh học đƣợc thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng,
phản xạ,… Tính kích thích là phản ứng của thực vật và đông vật bặc thấp
bằng cách thay đổi chiều hƣớng sinh trƣởng, phát triển, thay đổi màu sắc,
thay đổi cấu trúc,…khi nhận tác sự tác động trong môi trƣờng sống. Tính
cảm ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, đƣợc thực
hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phạn xạ không
điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngoài môi trƣờng lên cơ thể sống.
Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ƣơng
đƣợc thực hiện trên cơ sở điều kiện của hệ thần kinh qua cơ chế phạn xạ có
điều kiện.
Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các
hình thức phản ánh, nó chỉ đƣợc thực hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao
nhất, có tổ chức cao nhất là bộ não con ngƣời. Phản ánh năng động, sáng
tạo đƣợc thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não con
ngƣời khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con ngƣời.
Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lí thông tin để
tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh

sáng tạo năng động này đƣợc gọi là ý thức.
Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ
nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất
hiện của con ngƣời. Ý thức là ý thức của con ngƣời, nằm trong con ngƣời,
không thể tách rời con ngƣời. Ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật
chất – thuộc tính phản ánh – phát triển thành. Ý thức ra đời là kết quả phát
triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất, nội dung của nó là thông
tin về thế giới bên ngoài, về vật đƣợc phản ánh. Ý thức và sự phản ánh thế
9


giới bên ngoài vào trong bộ óc ngƣời. Bộ óc ngƣời là cơ quan phản ánh
song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chƣa thể có ý thức. Không có sự tác động
của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý
thức không thể xảy ra. Nhƣ vậy, bộ óc ngƣời cùng với thế giới bên ngoài tác
động lên bộ óc, đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
1.2 Nguồn gốc xã hội:
Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. Hai yếu tố này
vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức.
Lao động là quá trình con ngƣời sử dụng công cụ tác động vào giới tự
nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con ngƣời;
là quá trình trong đó bản thân con ngƣời đóng vai trò môi giới, điều tiết sự
trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên. Đây cũng là quá trình làm
thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai
tay, phát triển khí quan, phát triển bộ não,…của con ngƣời. Trong quá trình
lao động, con ngƣời tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới
khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vạn
động của nó, biểu hiện thành những hiện tƣợng nhất định mà con ngƣời có
thể quan sát đƣợc. Những hiên tƣợng ấy, thông qua hoạt động các giác
quan, tác động vào bộ óc ngƣời, thông qua hoạt động của bộ não con ngƣời,

tạo khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và nói chung.
Nhƣ vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới
khác quan thông qua quá trình lao động.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa thông tin mang nội dung ý
thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.
Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liên với lao động. Lao động ngay từ đầu đã
mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh
ở họ nhu cầu phải có phƣơng tiện để biểu đật. Nhu cầu này làm ngôn ngữ
10


nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con
ngƣời đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết đúc kết
thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tƣ tƣởng từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
Nhƣ vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và
phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là
ngôn ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vƣợn dần dần
chuyển hóa thành bộ óc ngƣời, khiến cho tâm lý động vật chuyển hóa thành
ý thức.
2. Bản chất của ý thức
Ý thức là cái phản ảnh thế giới khách quan, nhƣng nó là cái thuộc phạm
vi chủ quan, là thực tại chủ quan, không có tính vật chất. Ý thức là hình ảnh phi
cảm tính của các đối tƣợng vật chất có tồn tại cảm tính. Nếu coi ý thức cũng là
một hiện tƣợng vật chất thì sẽ lẫn lộn giữa vật chất và ý thức , làm mất ý nghĩa
của sự đối lập giữa vật chất và ý thức, từ đó dẫn đến làm mất đi sự đối lập giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Tuy nhiên, ý thức không phải là bản sao giản đơn, thụ động máy móc
của sự vật. Ý thức là của con ngƣời, mà con ngƣời là một thực thể xã hội năng
động sáng tạo. Ý thức phản ảnh thế giới khách quan trong quá trình con ngƣời

tác động cải tạo thế giới. Do đó, ý thức con ngƣời là sự phản ảnh có tính năng
động, sáng tạo. Ý thức là sự phản ảnh sáng tạo lại hiện thực, theo nhu cầu thực
tiển xã hội, vì vậy ý thức “Chẳng qua chỉ là vật chất đƣợc đem chuyển vào
trong đầu óc con ngƣời, và đƣợc cải biến đi ở trong đó” (C. Mác và Ph.
Ăngghen : Toàn tập, NXB. CTQG, HN, 1993, Trang 35). Nói cách khác, ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

11


Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con ngƣời, song
đây là sự phản ảnh đặc biệt – phản ảnh trong quá trình con ngƣời, cải tạo thế
giới. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt sau đây :
- Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tƣợng phản ánh. Sự
trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hƣớng và chọn lọc các
thông tin cần thiết.
- Hai là, mô hình hóa đối tƣợng trong tƣ duy dƣới dạng hình ảnh tinh
thần. Thực chất đây là quá trình “Sáng tạo lại” hiện tƣợng của ý thức,
theo nghĩa mã hóa các đối tƣợng vật chất thành các ý thức tinh thần phi
vật chất.
- Ba là, chuyển mô hình từ tƣ duy ra hiện thực khách quan, tức quá
trình hiện thực hóa tƣ tƣởng, thông qua hoạt động thực tiển biến cái quan
niệm thành cái thực tại, biến các ý tƣởng phi vật chất trong tƣ duy thành
các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này con ngƣời lựa
chọn những phƣơng pháp, phƣơng tiện, công cụ để tác động vào hiện
thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình. Điều đó càng nói
lên tính năng động sáng tạo của ý thức.
Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng
tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ảnh, theo qui luật và trong khuôn khổ
của sự phản ánh, mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần. Sự

sáng tạo của ý thức không đối lập , loại trừ, tách rời sự phản ánh mà ngƣợc lại
thống nhất với phản ánh, trên cơ sở phản ánh. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt
thuộc bản chất của ý thức. Ý thức trong bất cứ trƣờng hợp nào - cũng là sự
phản ánh và chính thực tiển xã hội của con ngƣời tạo ra sự phản ánh phức tạp,
năng động, sáng tạo của bộ óc.

12


III. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1.Vật chất quyết định ý thức:
Thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không
phụ thuộc vào ý thức.
Thứ hai, vật chất là cái gây lên cảm giác ở con ngƣời khi bằng cách nào
đó (trực tiếp hay gián tiếp) tác động lên các giác quan của con ngƣời.
Thứ ba vật chất cái mà cảm giác, tƣ duy, ý thức chẳng qua là chỉ sự phán
của nó.
Qua đó Lênin muốn khẳng định rằng, trong nhận thức luận vật chất luôn
mang tính thứ nhất, là cái quyết định: vật chất quyết định sự hình thành ý thức,
quyết định nội dung phản ánh, quyết định sự biến đổi của ý thức và nó còn là
điều kiện để thực hóa ý thức.
Không chỉ có thế, vận động của ý thức, tƣ duy trên thực tế cũng là sản
phẩm của sự vận động của vật chất. Điều đó đƣợc chứng minh một cách khá rõ
ràng ở hình thức vận động xã hội của vật chất. Đó là sự thay thế lẫn nhau của
các hình thái kinh tế - xã hội, từ đó sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi
của ý thức, của cách nghĩ, bởi tồn tại là xã hội bao giờ cũng quyết định ý thức
xã hội.
Vai trò cơ sở, quyết định của vật chất còn thể hiện ở chỗ nó quyết định
nội dung phản ánh, quyết định sự biến đổi của hình thức.
Từ nội dung thứ hai trong định nghĩa vật chất của Lênin rằng: Vật chất

mà cái cảm giác, tƣ duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó, mà ta
thấy rằng nội dung phản ánh của ý thức là thế giới bên ngoài, là hiện thực
khách quan. Chính vì vậy mà thế giới khách quan nhƣ thế nào thì ý thức phản
ánh thế ấy, không nên phản ánh một cách xuyên tạc hay hƣ ảo, mớp méo sự
thật về thế giới khách quan nhƣ việc tô vẽ hình tƣợng các vị thần linh. Nói cách

13


khác, nội dung phản ánh của ý thức phải lấy cái khách quan làm tiền đề và bị
khách quan quy định.
Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức. Do ý thức là chức năng của
bộ não ngƣời. Hoạt động ý thức không diễn ra ở ngoài những hoạt động sinh lý
thần kinh của bộ não, ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ não, do đó khi bộ
não bị tổn thƣơng thì hoạt động ý thức sẽ không bình thƣờng hoặc bị rối loạn.
Mặt khác, trong hoạt động của con ngƣời,nhu cầu vật chất bao giờ cũng
giữ vai trò quyết định, chi phối va quy định mục đích hoạt động bởi vì con
ngƣời trƣớc trƣớc hết phải đƣợc thỏa mãn nhu cầu vật chất tối thiểu: ăn, ở, mặc
rồi mới nghĩ đến vui chơi, giải trí, các hoạt động tinh thần. Tức là, hoạt động
nhận thức của con ngƣời trƣớc hết hƣớng tới mục tiêu cải biến tự nhiên để thỏa
mãn nhu cầu sống, Cuộc sống tinh thần của con ngƣời phụ thuộc và bị chi phối
bởi nhu cầu vật chất và những điều kiện vật chất hiện có, ý thức con ngƣời
không thể tạo ra các đối tƣợng vật chất, cũng không thay đƣợc quy luật vận
động của nó. Do đó mọi mục tiêu ƣớc muốn của con ngƣời không dựa trên điều
kiện vật chất hiện có, trên mảnh đất hiện thực đều là ƣớc mơ chủ quan không
tƣởng.
Ví dụ: Vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của nƣớc
ta. Trƣớc kia do không nhận thức đƣợc rằng mọi chủ trƣơng đƣờng lối,…đều
phải dựa trên điều kiện vật chất có mà chúng ta đã chủ trƣơng phát triển công
nghiệp nặng trong khi mọi mọi tiền đề vật chất thì chƣa có. Do đó chúng ta đã

bị thất bại.
Không chỉ có thế, tính thứ nhất của vật chất so với tình thứ hai của ý
thức còn đƣợc thể hiện ở chỗ vật chất là điều kiện để hiện thực hóa ý thức. Nó
quy định khả năng các nhân tố tinh thần này hoặc nhân tố tinh thần khác biến
thành hiện thực và qua đó quy định mục đích, chủ trƣơng, biện pháp mà con

14


ngƣời đề ra cho hoạt động của mình bằng cách chọn lọc, sửa chữa, bổ sung, cụ
thể hóa các mục đích, chủ trƣơng biện pháp đó.
2. Ý thức tác động trở lại vật chất
Ý thức do vật chất sinh ra song khi ra đời, ý thức có tính độc lập tƣơng
đối nên tác động trở lại to lớn đối với vật chất thong qua hoạt động thực tiễn
của con ngƣời.
Ý thức đúng đắn là ý thức dựa trên quy luật khách quan của con ngƣời.
Do đó nó tác động tích tích cực, làm biến đội hiện thực, vật chất khách quan
theo nhu cầu của mình.
Ý thức sai lầm trái với quy luật khách quan của con ngƣời có tác động
tiêu cực thậm chí phá hoại các điều kiện khách quan, hoàn cảnh khách quan,
kéo lùi lịch sử. Bởi mối quan hệ vật chất và ý thức là mối quan hệ tác động qua
lại. Không nhận thức đƣợc điều này sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thƣờng
và bệnh não thủ trí tuệ trong nhận thức và hành động.
Nói tới vai trò của ý thức về vật chất là nói tới vai trò của con ngƣời bởi
ý thức là ý thức của con ngƣời.
Trí với các nhà triết học duy tâm muốn biết ý thức của con ngƣời thành
động lực của lịch sử, Cacmac và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “ Xƣa nay, tƣ
tƣởng không thể đƣa ngƣời ta vƣợt ra ngòi trật tự thế giới củ đƣợc, trong bất cứ
tình huống nào, tƣ tƣởng cũng chỉ có thể đƣa ngƣời ta vƣợt ra ngoải phạ vi tƣ
tƣởng của trật tự thế giới củ mà thôi”. Thật vậy, tƣ tƣởng căn bản không thể

thực hiện đƣợc cái gì hết. muốn thực hiện tƣ tƣởng thì cần có những con ngƣời
sử dụng lực lƣợng thực tiễn. điều đó cũng có nghĩa là con ngƣời muốn thực
hiện các quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn các quy
luật đó, phải có ý chí và Phƣơng pháp để tổ chức hành động. Nhƣ vậy vai trò
15


của ý thức là chỗ nó giúp con ngƣời ta đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách,
những mục đích kế hoạch, biện pháp, phƣơng hƣớng phù hợp với thực tế khách
quan. Nói nhƣ vậy có nghĩa là cũng có ý thức khoa học và những ý thức không
khoa học so với biện pháp khách quan, tƣơng ứng với nó là hai tác động trái
ngƣợc nhau tích cực và tiêu cực của ý thức đối với vật chất.
Vai trò của ý thức tƣ tƣởng không phải ở chổ nó trực tiếp tạo ra hay thay
đổi thế giới vật chất mà là nhận thức thế khách quan từ đó hình thành đƣợc
mục đích, phƣơng hƣớng, biện pháp đúng đắn đồng thời có ý chí, quyết tâm
cần thiết cho hoạt động của mình. Sức mạnh của ý thức con ngƣời không phải
ở chỗ tách rời điều kiện vật chất, thoát ly hiện thực khách quan, mà là biết dựa
vào điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan để tạo thế giới
khách quan một cách chủ động, sang tạo với ý chí và quyết tâm cao nhằm phục
vụ lợi ích của con ngƣời và xã hội. Con ngƣời nhận thức và phản ánh thế giới
khach quan càng đầy đủ chính sác bao nhiêu thì cải tạo chúng càng hiệu quả
bấy nhiêu. Ở đây vai trò năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan
của con ngƣời có vị trí hết sức quan trọng. Bảo thủ trì trệ hoặc tiêu cực thụ
động, ỷ lại ngồi chờ chính là kìm hãm sự phát triển, triệt tiêu tính năn động
sáng tạo của ý thức.
Mặt khác, do có tính vƣợt trƣớc, nên ý thức giúp cho hoạt động của con
ngƣời trở nên tự giác, tích cực, chủ động hơn trong việc dự báo, lập kế hoạch,
để ra đƣờng lối phƣơng pháp hành động.
Qua những điều vừa trình bày ở trên về mối quan hệ giữa vật chất với ý
thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta có thể rút ra một ý hết sức

quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con ngƣời nhƣ sau: Mọi hoạt động
của con ngƣời (cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn)đều phải xuật
phát từ thực tế khách quan, phát huy đƣợc tính năng động sáng tạo của ý thức,
16


tƣ tƣởng, của nhân tố chủ quan của con ngƣời và đồng thời hống chủ quan duy
ý chí.
IV. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng
động, sang tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức,
chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên một nguyên tắc phƣơng pháp luận
cơ bản chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con ngƣời.
Nguyên tắc đó là: trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất
phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng
động chủ quan. Theo nguyên tắc phƣơng pháp luận này, mọi hoạt động nhận
thức và thực tiễn của con ngƣời chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả
khi và chỉ khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất phát từ thực tế khách quan,
tôn trọng thực tế khách quan với phát huy tính năng động chủ quan, phát huy
tính năng động chủ quan phải là trên cơ sở và trong phạm vi điều kiện khách
quan, chống chủ quan duy ý chí trong nhận thức và thực tiễn.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách là là xuất phát từ tính
khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với thực hiện khách quan, mà
căn bản là tôn trọng quy luật , nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng
vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con
ngƣời, của xã hội. Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động con ngƣời
phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích đề ra đƣờng lối chủ
trƣơng, chính sách, kế hoạch, biện pháp phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở,
phƣơng tiện phải tìm những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành

lực lƣợng vật chất để hành động.

17


Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng
động, sang tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con ngƣời trong việc vật
chất hóa tính tích cực, năng động sáng tạo. Điều này, đòi hỏi con ngƣời phải
tôn trọng tri thức khoa học, tích cực học tập nghiên cứu để làm chủ tri thức
khoa học và truyền bá nó vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của
quần chúng, hƣớng dẫn quần chúng hành động. Mặt khác, phải tự giác tu
dƣỡng rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm,
nghĩ lực cách mạng để nó thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân
văn trong định hƣớng hành động.
Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ
quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục
bệnh chủ quan duy ý chí; đó là những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế
lấy ảo tƣởng thay cho hiện thực, lấy ý chí muốn chủ quan làm chính sách, lấy
tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lƣợc, sách lƣợc, v.v. Đây cũng phải là
quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thƣờng tri thức khoa học, xem
thƣờng lý luận bảo thủ, trì trệ thụ động, v.v. trong hoạt động nhận thúc và thực
tiễn.

18


C – KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, chúng ta đã tìm hiểu một cách sâu sắc
hơn về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức, đó là mối quan hệ biện chứng tác
động qua lại lẫn nhau. Khẳng định vật chất luôn mang tính thứ nhất, tính quyết

định, ý thức luôn mang tính thứ hai, bị chi phối, bị quyết định. Song, ý thức lại
có tác động trở lại vô cùng quan trọng đối với vật chất. Nó có thể làm cho vật
chất phát triển, biến đổi theo nhu cầu, ý muốn, nhƣng đồng thời nó cũng có thể
làm cho vật chất không phát triển, bị kìm hãm. Qua đó, chúng ta có thể rút ra
bài học hết sức cần thiết cho sự nghiệp cách mạng lớn lao của Đảng và nhân
dân ta – Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đó là: Chúng ta chỉ có thể tiến
lên chủ nghĩa xã hội nếu nhƣ: Mọi đƣờng lối, chính sách, phƣơng hƣớng mục
tiêu đề ra, hoạch định ra phải đƣợc xuất phát từ điều kiện nhà nƣớc. Thứ hai
chúng ta phải phát huy cai độ vai trò tích cực của ý thức hay chính vai trò năng
động chủ quan của con ngƣời. Xây dựng hệ động lực tinh thần mạnh mẽ cổ vũ
lớn lao cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của toàn Đảng và nhân dân ta.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
2. Chủ nghĩa Lênin và công cuộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nƣớc ta( NXB Thông tin lí luận, năm 1995)
3. Link web: o
4. Link web: />5. Link web:

20



×