Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tâm lý khách du lịch nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.27 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Nhóm 12/1
Bộ môn: Tâm lý du khách
GVHD: Lâm Thị Thúy Phượng
Đề Tài: Đặc điểm của khách du lịch là người Nhật
Sinh viên thực hiện:
1/ Tô Lâm Thanh Phát................................................................151A070005
2/ Lê Trương Mạng Ngọc............................................................151A070311
3/ Hồ Trúc Phương Uyên.............................................................151A070095
4/ Nguyễn Quốc Hiếu...................................................................151A070283
5/ Phạm Thị Mỹ Hạnh.................................................................151A070021
6/ Phạm Nguyễn Bình An............................................................151A070104
7/ Đỗ Khánh Linh........................................................................151A070089


Đặc điểm của khách du lịch Nhật
I.
















Khái quát về nhật bản
Vị trí địa lý:
Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn
quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là
quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo IzuOgasawara. Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản
không tiếp giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều
Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của
Nhật Bản vài chục km. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản
là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài
Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới
Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất
tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là
núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000
mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan ) cao 3776 mét. Giữa các núi là các
cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở
Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để
nghỉ ngơi và chữa bệnh.
Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:
Điểm cực Đông: 24 độ 16 phút 59 giây Bắc, 153 độ 59 phút 11 giây Đông.
Điểm cực Tây: 24 độ 26 phút 58 giây Bắc, 122 độ 56 phút 01 giây Đông.
Điểm cực Bắc: 45 độ 33 phút 21 giây Bắc, 148 độ 45 phút 14 giây Đông.
Điểm cực Nam: 20 độ 25 phút 31 giây Bắc, 136 độ 04 phút 11 giây Đông.
Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ
biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì
phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật
Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý. Đường bờ biển
của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km

Khí hậu
Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt nhưng nhìn chung, khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hoà.
Tuy nhiên, do Nhật Bản có địa hình trải dài trên 3.000 km từ Bắc xuống Nam, lại
có nhiều dãy núi nên khí hậu từng mùa ở mỗi vùng đều có đặc điểm khác nhau.
Mùa hè ấm và độ ẩm cao, vào đầu hè thường có những cơn mưa. Mùa xuân và
mùa thu khí hậu êm dịu, mặc dù tháng 9 thường có bão, có thể làm lở đất bằng
những trận mưa lớn và gió mạnh. Mùa đông phía Thái Bình Dương thường ôn hoà


II.

với nhiều ngày nắng, còn phía biển Nhật Bản thường u ám. Hokkaido là nơi có
mùa đông khá khắc nghiệt.
Tính cách dân tộc:



Cương trực, thẳng thắn, rõ ràng là một trong những tính từ thường xuyên được
nhắc đến khi nói về tính cách người Nhật.

Tính cách khá giống nhau. Bởi vì họ được giáo dục đào tạo bài bản, dân tộc của
họ là dân tộc thuần chủng. Họ được giáo dục về tính tự tôn dân tộc rất cao.

Tôn sùng quan hệ cả hai bên cùng có lợi.

Làm cái gì cũng phải có kế hoạch và lịch trình cụ thể. Ngay cả lịch trình cho cá
nhân cũng rất chi tiết và cụ thể

Sòng phẳng không muốn nợ ai cái gì cả.


Rất tinh ý trong đánh giá và nhận xét . Người Nhật là bậc thầy trong việc chọn
đối tác và trong đánh giá đối tác.

Tuân thủ nghiêm chỉnh qui định tại nơi họ làm việc

Họ luôn muốn nhìn thấy sự tiến bộ của nhân viên cấp dưới có thể xuất phát điểm
của bạn thấp nhưng nếu bạn tiến bộ nhanh và sự tiến bộ ấy do tiếp thu những góp ý của
người Nhật thì họ rất hài lòng.

Rất ý thức được việc gì là công việc họ phải làm . Ý thức rõ trách nhiệm và
phạm vi công việc

Sợ làm phiền đến người khác. Nên trước khi làm bất kì việc gì có tác động đến
người khác họ thường xin lỗi trước.
− Người Nhật luôn nghiêm túc tuân thủ các quy tắc ứng xử trong xã hội như chấp
hành nội quy của nhà trường, công ty, luật giao thông, mọi quy định trong gia
đình… Họ tuyệt đối xem trọng lễ nghĩa: cách chào hỏi, giao tiếp với người khác
đúng cách, đúng chuẩn mực. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua phong cách chào
“nghiêng mình” đặc trưng của người Nhật: người được chào càng có tuổi, địa vị,
uy tín cao hơn thì người chào càng phải cúi mình thấp hơn.
− Người Nhật tiết kiệm trong chi tiêu và cần cù trong lao động. Do đó, sau 30 năm từ

một nước bị chiến tranh tàn phá họ trở thành một cường quốc về kinh tế. Nhật nằm
trên vùng hay gặp nhiều thiên tai nên gặp khó khăn bất kỳ lúc nào. Chính điều này
đã tạo nên tính tiết kiệm của họ. Ngoài ra, họ tiết kiệm để bảo đảm vấn đề ăn học
cho con cái họ và dành dụm tiền mua nhà.
− Người Nhật luôn bị ràng buộc trong mối quan hệ trên dưới: một bên là sự bảo hộ,
một bên là sự thuần phục và trung thành. Mọi người đều có trách nhiệm tuân theo
các nguyên tắc xử sự để tránh sụp đổ hay đối địch. Trong một công ty thì cống
hiến, trung thành, kiềm chế là một khẩu hiệu chủ chốt. Trong khi người quản lý

được yêu cầu phải có tình thương thì công nhân được yêu cầu phải biết vâng lời,
trung thành.




III.









Cứng rắn – Hay khóc: Khi làm việc với người Nhật, ai cũng thấy là người Nhật rất
trọng nguyên tắc, đến độ như khó tính và cứng rắn, nhưng mặt khác họ cũng dễ
rung cảm với thiên nhiên và nhân tình nên hay khóc lắm, nhất là phụ nữ. Họ trọng
kỷ luật, khi tham gia một tổ chức nào là họ tuân thủ mọi điều lệ một cách chặt chẽ.
Nơi công cộng, họ luôn kiên nhẫn xếp hàng chứ không chen lên. Hình ảnh thường
thấy nhất là các tiệm ăn đông khách, người Nhật sẵn sàng xếp hàng cả tiếng đồng
hồ. Trong cuộc sống xã hội công nghiệp, họ thường cố gắng giữ đúng giờ, nhất là
trong giao ước làm ăn. Ai ở Nhật hơi lâu chắc cũng đã từng chứng kiến và thấy
người Nhật rất dễ khóc. Như khi họ đến trọ nhà người ngoại quốc hay ngược lại có
người ngoại quốc đến chơi vài ngày, khi chia tay thường thấy họ khóc. Khi người
Việt tỵ nạn đến các trại tạm cư rải rác khắp nước Nhật, người địa phương thường
niềm nở đến giúp đỡ, tặng quà, quần áo... và khi người tỵ nạn ra đi, dù có báo tin
hay không, họ cũng tự động đến đưa tiễn và có một số người khóc. Một trường hợp
khác nữa, chẳng may có người tỵ nạn bị bệnh qua đời, nếu là thân nhân của mình

thì chắc là người Việt sẽ khóc, nhưng nếu chỉ là bạn bè thì cố gắng giúp đỡ an táng
chứ hầu như không khóc, trong khi đó, nhiều nhân viên người Nhật chỉ mới quen
biết vài tháng mà vẫn khóc, có khi cẩn thận mặc cả tang phục đến dự.
Khẩu vị và cách ăn uống:
Ẩm thực Nhật Bản có rất nhiều điều khác biệt so với các nền văn hóa khác trên thế
giới. Đối với người dân sống ở khu vực châu Á, nó cũng quan trọng như ẩm thực
Pháp đối với người châu Âu. Bí quyết của nó nằm trong sự lựa chọn nguyên liệu
kỹ lưỡng, thẩm mỹ của món ăn và sự trân trọng đối với nguyên liệu nói chung.
Chỉ có món quà tuyệt hảo nhất của đất và nước là xứng đáng có mặt trên bàn ăn, và
mục tiêu chính của người đầu bếp chính là làm cách nào để giữ được những tính
chất ban đầu của nguyên liệu. Nguyên tắc lớn nhất trong văn hóa ẩm thực Nhật
Bản: “Đừng tự tạo ra, hãy tìm kiếm và khám phá”, bởi một lẽ đơn giản là chẳng
một ai có thể cạnh tranh với sự sáng tạo của tự nhiên.
Sắp xếp bàn ăn, nêm nếm gia vị và khẩu phần
Một phần thiết yếu của ẩm thực Nhật Bản là nghệ thuật sắp xếp bàn ăn. Người
Nhật ăn bằng “mắt”, bởi đối với họ cách trưng bày các đĩa thức ăn rất quan trọng.
Hầu như không có nơi nào trên thế giới này mà nhãn quang lại tham gia vào bữa
ăn với mức độ giống như ở Nhật Bản. Có lẽ điều này xuất phát từ quá khứ, khi mà
thẩm mỹ và sự tinh tế của món ăn có thể thay thế một danh sách tương đối các
nguyên liệu.
Thêm một nét độc đáo trong ẩm thực Nhật Bản nữa, hơn cả vẻ đẹp và sự hòa hợp
của các loại hình, màu sắc món ăn còn thể hiện từng mùa trong năm, và mỗi một
mùa lại ban tặng một sự thanh nhã rất riêng của mình. Sự tương thích với từng mùa

















cùng với sự tươi ngon của nguyên liệu được đánh giá cao hơn cả quá trình chuẩn
bị. Không cần phải băn khoăn, vào mùa hè Ấn Độ, bạn có thể được phục vụ món
xúp có cà rốt ở hình dạng lá phong, và những món ăn mùa xuân thì có thể nhắc
nhớ bạn về hương hoa anh đào đang phảng phất ngoài cứa sổ.
Người ta cũng dành rất nhiều sự chú ý cho chất lượng của món ăn được phục vụ.
Không giống như ẩm thực Nga với khẩu phần lớn, tất cả các món ăn của Nhật Bản
có số lượng không lớn để người ăn không bị quá no. Người Nhật thích những bữa
ăn bao gồm nhiều món nhỏ mang những hương vị khác nhau. Bữa ăn Nhật cổ điển
thường có 15-20 món nhỏ được phục vụ lần lượt.
Gạo đối với sức khỏe
Một trong những cái tên cổ đại của Nhật Bản là “vùng đất quê hương của lúa gạo”.
Không thể nghi ngờ điều này khi mà Nhật Bản là nơi sản sinh ra nền văn hóa thâm
canh từ 250 năm về trước. Thời điểm này được coi là đánh dấu cho sự khai sinh
của loại nguyên liệu chính trong ẩm thực xứ Phù Tang, và đến tận bây giờ vẫn
chính là gạo (gohan). Người Nhật ăn cơm 2-3 lần một ngày. Họ tin rằng cơm gạo
có thể bảo vệ sức khỏe. Thực vậy, thống kê cho thấy số người Nhật Bản mắc bệnh
tim mạch ít hơn người châu Âu.
Cá và hải sản:
Là một quốc đảo thuộc vùng biển Nhật Bản, nơi rất nhiều loài cá và động vật thân
mềm sinh sống, hiển nhiên thành phần quan trọng bậc nhì trong khẩu phần dinh
dưỡng cho người dân nơi đây chính là cá và hải sản, ngoài ra còn có rong và tảo

biển. Người Nhật biết hơn 10 ngàn loài động vật biển mà hầu hết có thể ăn được.
Họ có phong tục nướng cá và những loài hải sản khác, hoặc có thể nướng qua,
hầm, hấp hoặc phục vụ tươi sống.
Hầu như món ăn được ưa thích nhất ở Nhật là sashimi – cá tươi sống thái lát. Để
làm nổi bật hương vị tự nhiên của cá, sashimi thường được ngâm trong xì dầu hòa
với mù tạt. Một món ăn khác đã nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản từ rất lâu rồi, đó là
sushi, đơn giản bởi nó rất dễ ăn và tương đối rẻ.
Đôi khi, cá và hải sản không chỉ đơn giản là được ăn tươi, mà còn là ăn sống.
Những món ăn như thế được gọi là odori, ví dụ như cá hồi và món ăn được gọi với
cái tên lãng mạn “cá rô nhảy múa”. Quá trình chuẩn bị như sau: cá được rửa sạch
bởi nưới đang sôi, dội nước sốt, cắt thành miếng nhỏ và thưởng thức, dù trong lúc
đó con cá vẫn vẫy đuôi và cử động môi.
Thịt và những sản phẩm từ sữa
Thật sai lầm khi có ý kiến cho rằng người Nhật là những người ăn chay khó tính.
Những món ăn chế biến từ thịt bò và thịt lợn xuất hiện trên bàn ăn của người Nhật
dưới sự ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa. Tuy nhiên, nói một cách công bằng,






















chúng cũng không phổ biến lắm. Nếu những tài liệu còn sót lại đến ngày nay nói
đúng sự thật, thì ngửi mùi thịt bò và thịt lợn thậm chí còn có thể làm người Nhật
bất tỉnh. Trường hợp với những sản phẩm từ sữa đặc biệt là pho mát chỉ khá hơn
một chút. Số lượng món ăn có thịt bò và thịt lợn gia tăng chỉ trong thế kỷ 19 khi
mà ngày càng nhiều người châu Âu bắt đầu đến Nhật. Tuy nhiên, những món ăn
này được dùng nhiều như những món cao lương mỹ vị hơn là trong bữa ăn hàng
ngày.
Đến với một bữa ăn truyền thống của người Nhật Bản
Để hiểu thêm về ẩm thực Nhật Bản, thật hữu ích khi tìm hiểu về thành phần cơ bản
của một bữa ăn điển hình. Bữa tối hầu như thường bao gồm một món chính cùng
vài món ăn kèm cùng một lúc.
Cơm
Mỗi bữa ăn của người Nhật đều có cơm hấp. Tuy nhiên, có rất nhiều loại cơm có
thể xuất hiện trên bàn ăn, ví dụ như cơm gạo trắng (hakumai), gạo nâu (genmai),
hoặc cơm trộn với lúa mạch (mugi). Cũng có rất nhiều món cơm được nêm nếm
thêm bằng cách hấp cùng rau hoặc hải sản.
Cơm gạo trắng thường được ăn kèm với rong biển (nori) hoặc gia vị (furikake) trộn
với rau khô, trứng, tảo biển, thịt cá ngừ hoặc hạt vừng. Bên cạnh gia vị khô còn có
loại gia vị ướt được gọi là tsukudani, làm từ tảo biển hoặc tảo bẹ, đôi khi trộn cùng
cá khô hoặc loại hải sản khác.
Súp
Ba loại súp phổ biến nhất là súp đậu hũ, súp rau hải sản và một loại ít phổ biến hơn
là súp nước hầm thịt. Hầu như các món súp đều được ăn lúc còn nóng

Dưa chua
Gồm đa dạng các loại rau và quả ngâm giấm, ăn kèm với cơm.
Salad
Có loại salad rau diếp theo phong cách phương Tây, nhưng cũng có thể bao gồm
rau ướp giấm (sunomono) hay thậm chí salad rau nấu chín (ohitashi).
Protein
Bữa ăn ở Nhật thường có hải sản, một miếng cá nướng hay rán, cá sống, hoặc
những loại hải sản khác có thể đóng vai trò là món ăn chính. Tuy nhiên ngày này,
không chỉ giới hạn ở hải sản mà còn có rất nhiều loại thức ăn chứa đạm khác như
thịt gà, lợn và bò. Không phải là chuyện lạ nếu bạn thấy một món hải sản và các
loại thức ăn giàu đạm trộn với rau để phục vụ bữa ăn gia đình như một món ăn đầy
dinh dưỡng.
Rau củ:


Không chỉ có hải sản, rau cũng là một món ăn “thống lĩnh” trên bàn ăn. Thông
thường, người ta hầm rau với nước xuýt, áp chảo hoặc đơn giản là luộc hay hấp, ăn
kèm xì dầu và mayone.
− Đồ uống:
− Trà xanh nóng hoặc loại trà Nhật khác sẽ được dùng trong suốt bữu ăn. Trà lúa
mạch lạnh (mugicha) thường được dùng trong mùa ấm. Người ta cũng dùng
chất có cồn như rượu sake và bia trong bữa tối.
− Tráng miệng:
− Có khá nhiều món tráng miệng từ bánh gạo ngọt (mochi), bánh kem, đậu ngọt,
thạch và những món đông lạnh. Ngoài ra còn có trái cây và bánh quy. Một bữa
sáng theo phong cách Nhật Bản truyền thống bao gồm cơm, súp đậu hũ miso và
rất nhiều món ăn kèm, thông thường là cá nướng, trứng ốp lết, dưa chua, rong
biển khô...
IV.
Đặc điểm khi đi du lịch của người nhật:


Nhật Bản được biết đến như thị trường gửi khách lớn trên thế giới. Hàng
năm khách du lịch Nhật Bản đi du lịch ra nước ngoài 17-18 triệu lượt và là thị
trường mục tiêu của nhiều nước trên thế giới. Là thị trường gửi khách lớn, sự
dao động về lượng khách của thị trường Nhật có ảnh hưởng lớn tới các thị
trường nhận khách, thể hiện rõ trong những giai đoạn thị trường này chững lại
hoặc giảm do các yếu tố kinh tế chính trị như thời điểm sau sự kiện 11/9 hoặc
khủng bố tại Ba li, Sars…

Tháp dân số Nhật cho thấy có hai thế hệ lớn trong dân số là nhóm dân số
trong khoảng 50-59 tuổi do sự bùng nổ dân số lần thứ nhất và trong khoảng 2539 do sự bùng nổ dân số lần thứ hai tạo ra những đặc điểm đi du lịch của khách
Nhật ở trong các nhóm tuổi này lớn. Cũng do sự phát triển kinh tế xã hội Nhật
Bản mà lượng khách nữ Nhật đi nước ngoài lớn hơn so với các thị trường khác.

Theo các nghiên cứu của Trung tâm Nhật Bản – ASEAN thì các phân
đoạn thị trường khách lớn nhất đi outbound là:

Khách trung niên là nam giới tuổi trung bình từ 45-59 chiếm 16,7%

Khách trung niên nữ giới tuổi 45-59 chiếm 14,4%

Khách nam giới đứng tuổi (trên 60) chiếm 11,9%

Khách nữ độc thân tuổi từ 15-29 chiếm 7,6%

Khách nữ có gia đình và công việc tuổi từ 15-44 chiếm 6,2%

Trong số này phân đoạn 4 có mục đích đi du lịch cao nhất, tới 81% là đi
du lịch thuần túy, sau đó đến phân đoạn 2, phân đoạn 3, và 5. Phân đoạn 1 có
lượng khách đi du lịch do mục đích công vụ lớn, và một phần thuộc phân đoạn




3. Khách thuộc phân đoạn 5 có một lượng khoảng 10% đi du lịch thăm thân,
15% đi du lịch tuần trăng mật.

Khách du lịch Nhật Bản đi du lịch Đông Nam á có thời gian lưu trú trong
khoảng 5-7 ngày là nhiều nhất.

Các hoạt động du lịch khách Nhật ưa thích tại Đông Nam á: thăm quan
cảnh quan thiên nhiên, du lịch mua sắm, thăm quan di tích lịch sử, thưởng thức
ẩm thực địa phương, nghỉ dưỡng.

Theo từng phân đoạn quan trọng của thị trường thì các hoạt động được
ưa thích lại có những đặc điểm khách hơn. Khách nữ độc thân thích hoạt động
mua sắm và ẩm thực cao hơn nhiều so với các thị trường khác, ngoài ra còn có
thích thăm quan bảo tàng rất nhiều, khác hẳn so với các thị trường khác. Hoạt
động mua sắm được các thị trường hưởng ứng đông đảo, kể cả nam và nữ, chỉ
có phân đoạn khách đứng tuổi ít sử dụng hơn. Khách trung niên nữ và khách
nam đứng tuổi lại có sở thích gần hơn là thích thăm thú di tích lịch sử và nghỉ
dưỡng nhiều hơn các thị phần khác.

Nghiên cứu các phương thức khách đặt chuyến du lịch cho thấy các phân
đoạn thị trường khách nhau có các phương thức khác nhau. Giới trẻ, khách nữ
độc thân và nữ trẻ có gia đình sử dụng Internet như phương thức hiện đại trong
mua tour du lịch nhiều, xu hướng này có hướng phát triển cao. Khách nữ có gia
đình và chạc trung niên cũng dựa vào hãng lữ hành nhiều hơn các thị phần
khách khi tổ chức chuyến du lịch. Trong khi đó, thị phần khách nam đứng tuổi
thì tin tưởng chính vào hãng lữ hành và hãng hàng không, thể hiện sự ít năng
động tự tìm hiểu thông tin và tự đặt chuyến hơn các thị phần khác.


Các vấn đề trở ngại chính khách gặp phải khi đi du lịch nước ngoài là: sự
an toàn, các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, sức khỏe, không quen đồ ăn thức
uống địa phương, tốn kém.

Nước Nhật có một chủng tộc thuần nhất (99% là người Nhật), một nền
văn hóa và một ngôn ngữ chung (tiếng Nhật), có xu hướng hành động theo đa
số nên dễ tổ chức các loại hình du lịch tập thể hoặc theo nhóm gia đình, bạn bè,
công ty, xí nghiệp. Vì vậy người Nhật rất tôn trọng tổ chức, người lớn tuổi,
người có địa vị, bạn bè và trẻ em. Người Nhật thường thể hiện hai tính cách
khách nhau; tính cộng đồng bên trong đối với nhóm bạn, gia đình hay công ty
và ứng xử bên ngoài. Người Nhật thường không biết ngoại ngữ và nếu biết cũng
không muốn sử dụng ngoại ngữ khi đi du lịch nước ngoài. Họ cũng kiêng kị một
số thứ như hoa sen và hoa cúc trắng (hoa tang), con số 4 (phát âm giống từ chết
trong tiếng Nhật).


Nhà của người Nhật thường rất chật nên họ không muốn người khác đến
thăm gia đình và ngay cả khi họ mời thì đó cũng chỉ là mời mang tính chất xã
giao mà thôi. Do đó đi du lịch chính là lúc họ muốn được thưởng thức; phòng
rộng, giường to và nhất thiết phải có bồn tắm.
− Chính phủ Nhật khuyến khích dân chúng nước mình đi du lịch ở nước ngoài.
Người Nhật thường chọn nơi du lịch có nắng, cảnh sắc hấp dẫn, nước biển trong
xanh, cát trắng có thể tắm được. Quanh năm quen với phương tiện sinh hoạt hiện
đại và thuận lợi. Chương trình du lịch của họ thường chọn 7 ngày để một năm có
thể đi du lịch được ba lần. Nội dung đầu tiên của chuyến đi mà người Nhật quan
tâm đó là cước vận chuyển. Nếu đọc thấy rẻ thì đi còn không tính đến việc tiêu tiền
như thế nào trong chuyến đi. Tầng một và hai tầng ở trên cùng của loại khách sạn
cao tầng thường không thích hợp với người Nhật vì lý do an toàn. Trước khi ra
nước ngoài du lịch người Nhật được đến các phòng tư vấn về vấn đề an ninh đảm

bảo sự an toàn tính mạng và tài sản của họ Người Nhật chi tiêu nhiều cho dịch vu
lưu trú và ăn uống,chẳng hạn so với khách du lịch Nhật chi tiêu tại Hồng Kông là
312USD/ngày thì khách du lịch Mỹ là 198USD/ngày. Ở Nhật có phong trào đi du
nghỉ tuần trăng mật ở nước ngoài,trung bình chi tiêu cho chuyến đi là 10000USD.
Khách du lịch ở độ tuổi thanh niên thích phiêu lưu, mạo hiểm. Khách du lịch là
thương gia đòi hỏi tính chính xác rất cao: Thời gian làm việc(bắt đầu từ 7h30,kết
thúc 17h30). Thời gian, địa điểm đưa đón,chủng loại phương tiện,người điều
khiển,chương trình làm việc, nội dung và con người cụ thể khi làm việc, chương
trình tham quan giải trí. Loại khách này sử dụng các dịch vụ có thứ hạng cao. Nếu
sử dụng các dịch vụ thấp kém nghĩa là hạ thấp uy tín, là sự xỉ nhục đối với công ty
mà họ đại diện. Thời gian rỗi loại khách này thích đi dạo phố phường chợ thường
trực nghệ thuật dân gian…Nhìn chung khách Nhật ít kêu ca phàn nàn, ít nổi nóng,
rất khéo léo trong đối nhân xử thế nhưng lại có yêu cầu quá khắt khe về chất lượng
sản phẩm và dịch vụ. Hầu như tất cả các khách du lịch Nhật đều bắt buộc phải mua
nhiều quà lưu niệm vì phong tục tập quán của người Nhật thích các di tích cổ thích
ăn món Pháp và rượu Pháp. Giữ gìn bản sắc dân tộc khi ra nước ngoài,luôn thể
hiện là người lịch sự có kỷ luật.








×