Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình mở rộng không gian đô thị tới công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.07 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

TRẦN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

TRẦN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số

: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Hùng

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Tuấn Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Văn Hùng – Hiệu
trưởng trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Quản lý Tài
nguyên, Phòng Đào tạo (BP QLĐT Sau Đại học), Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng TN&MT, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Thống kê, Văn phòng
đăng ký QSD đất thành phố, các địa phương, hộ gia đình tham gia phỏng vấn đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn

Trần Tuấn Anh


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ____________________________________________________ i
LỜI CẢM ƠN _____________________________________________________ ii
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT __________________________ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT __________________________________ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU ____________________________ viii
MỞ ĐẦU __________________________________________________________1
1. Tính cấp thiết của đề tài _____________________________________________1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài _______________________________________2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ______________________________________2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể _________________________________________2
3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ________________________________________3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU_____________4
1.1. Căn cứ pháp lý___________________________________________________4
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị __________________________________5

1.2.1. Khái niệm về đô thị _____________________________________________5
1.2.2. Phân loại và phân cấp quản lý đô thị ________________________________5
1.2.3. Chức năng của đô thị ____________________________________________6
1.2.4. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội __________6
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đất đai __________________________7
1.3.1. Những hiểu biết chung về quản lý Nhà nước về đất đai _________________7
1.3.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam
theo Luật đất đai 2003 ________________________________________________8
1.4. Lý luận về đô thị hóa ______________________________________________9
1.4.1. Khái niệm về đô thị hóa __________________________________________9
1.4.2. Xu hướng phát triển đô thị hóa ____________________________________9
1.4.3. Tính tất yếu của đô thị hóa _______________________________________10
1.4.4. Quan điểm của đô thị hóa________________________________________10
1.4.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ và quá trình đô thị hóa __________________11


iv

1.5. Thực tiễn đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam _______________________11
1.5.1. Tình hình đô thị hóa trên Thế giới _________________________________12
1.5.2. Tình hình đô thị hoá ở Việt Nam __________________________________14
1.5.3. Tình hình đô thị hóa của thành phố Lào Cai _________________________14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU _____________________________________________________________19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ___________________________________19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu___________________________________________19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ____________________________________________19
2.2. Nội dung nghiên cứu _____________________________________________19
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Lào Cai ______19
2.2.2. Ảnh hưởng của quá trình mở rộng không gian đô thị tới công tác quản lý Nhà

nước về đất đai tại thành phố Lào Cai giai đoạn 2009 – 2013_________________19
2.2.3. Một số yếu tố chịu ảnh hưởng bởi quá trình mở rộng không gian đô thị tới
người sử dụng đất. __________________________________________________20
2.2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đất đai
tại thành phố Lào Cai. _______________________________________________20
2.3. Phương pháp nghiên cứu__________________________________________21
2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu thứ cấp ___________________21
2.3.2. Phương pháp chuyên gia: ________________________________________21
2.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu sơ cấp ________________________21
2.3.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu _______________________________21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ____________________________22
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Lào Cai ________22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên _____________________________________________22
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội _________________________________________24
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của thành
phố Lào Cai _______________________________________________________29
3.2. Ảnh hưởng của quá trình mở rộng không gian đô thị tới công tác quản lý Nhà
nước về đất đai tại thành phố Lào Cai giai đoạn 2009 – 2013_________________30


v

3.2.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các vấn đề _________________________________________30
3.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính __________________________________________________31
3.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ________________________34
3.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ___________________________35
3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

_________________________________________________________________37
3.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ______________________________________________40
3.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai _______________________________________45
3.2.8. Quản lý tài chính về đất _________________________________________47
3.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản_______________________________________________________________48
3.2.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 49
3.2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai ___________________________________51
3.2.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ______________________55
3.3. Một số yếu tố chịu ảnh hưởng bởi quá trình mở rộng không gian đô thị tới
người sử dụng đất. __________________________________________________58
3.3.1. Hiện trạng và biến động đất đai. __________________________________58
3.3.2. Ảnh hưởng của quá trình mở rộng không gian đô thị tới người sử dụng đất
thông qua một số chỉ tiêu sử dụng đất đai ________________________________61
3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại
thành phố Lào Cai trong thời gian tới. ___________________________________64
3.4.1. Nâng cao nhận thức pháp luật trong quan hệ quản lý sử dụng đất ________64
3.4.2. Khuyến khích và xử lý các quan hệ quản lý sử dụng đất bằng các biện pháp
điều hành và các lợi ích về kinh tế cụ thể ________________________________65
3.4.3. Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đất đai phù hợp với quá trình đô thị hóa


vi

trong điều kiện nền kinh tế thị trường ___________________________________66
3.4.4. Điều chỉnh những điểm bất hợp lý và quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy
hoạch sử dụng đất ___________________________________________________67
3.4.5. Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước

đối với đất đai ______________________________________________________67
KẾT LUẬN _______________________________________________________69
1. Kết luận ________________________________________________________69
2. Kiến nghị _______________________________________________________69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ___________________________________________71
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ________75
Phụ Lục 1 ________________________________________________________76
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN THỬA ĐẤT _________________________76
SỐ HÓA DỮ LIỆU ________________________________________________78


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân



Nghị định

CP

Chính phủ




Quyết định

TT

Thông tư

GPMB

Giải phóng mặt bằng

BTC

Bộ tài chính

TNMT

Tài nguyên môi trường

TĐC

Tái định cư

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TTg


Thủ tướng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất

CT

Chỉ thị

D/c

Di chuyển


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn..............13
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trường kinh tế thành phố Lào Cai (theo giá so sánh năm
1994).........................................................................................................................25
Bảng 3.2: Tổng sản phẩm (theo giá thực tế) và cơ cấu kinh tế phân theo khu vực
kinh tế........................................................................................................................26
Bảng 3.3. Tổng hợp các văn bản do thành phố Lào Cai ban hành có liên quan đến
nội dụng quản lý và sử dụng đất trong giai đoạn 2009 – 2013.................................31
Bảng 3.4. Hiện trạng quỹ đất theo địa giới hành chính năm 2013............................32
Bảng 3.5. Hệ thống bản đồ của thành phố Lào Cai được thành lập …............…….34
Bảng 3.6. Kết quả đo vẽ địa chính theo đơn vị hành chính......................................35

Bảng 3.7. Phương án quy hoạch sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và tình hình thực
hiện quy hoạch..........................................................................................................36
Bảng 3.8. Kết quả thu hồi đất trên địa bàn thành phố Lào Cai giai đoạn 2009 –
2013...........................................................................................................................38
Bảng 3.9. Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lào Cai giai
đoạn 2009 – 2013......................................................................................................39
Bảng 3.10. Tổng hợp hồ sơ địa chính thành phố Lào Cai.........................................40
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia
đình cá nhân trên địa bàn thành phố Lào Cai giai đoạn 2009 – 2013.......................42
Bảng 3.12: Kết quả cấp GCNQSD đất của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố
Lào Cai giai đoạn 2009 – 2013.................................................................................44
Bảng 3.13. Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức trên địa bàn thành phố
Lào Cai......................................................................................................................45
Bảng 3.14. Kết quả thu ngân sách Nhà nƣớc về đất đai của thành phố Lào Cai giai
đoạn 2009- 2013........................................................................................................48
Bảng 3.15. Kết quả thực hiện quyền sử dụng đất tại thành phố Lào Cai trong giai
đoạn 2009 – 2013......................................................................................................50
Bảng 3.16. Kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai của hộ gia đình cá


i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Tuấn Anh



1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì
thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là yếu tố cấu thành
lên lãnh thổ của mỗi quốc gia [31]. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng
tài nguyên đất một cách hợp lý và có hiệu quả là hết sức cần thiết cho sự phát triển
bền vững.
Đô thị hóa là biểu hiện của sự phát triển kinh tế - xã hội, là quá trình quá độ
chuyển từ hình thức sống ít văn minh, tiện nghi lên hình thức sống mới hiện đại trên
tất cả các phương diện [5]. Đô thị hóa làm biến đổi sâu sắc cơ cấu sản xuất, cơ cấu
nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức hoạt động xã hội, cơ cấu không gian kiến trúc và hình
thái xây dựng từ nông thôn sang thành thị [20]. Hiện nay, tại các nước đang phát
triển mà điển hình là Việt Nam, hiện tượng bùng nổ dân số đô thị bên cạnh sự phát
triển yếu kém của công nghiệp đã làm cho quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá
mất cân đối. Sự mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn càng thêm sâu sắc. Sự chênh
lệch về mức sống đã thúc đẩy sự chuyển dịch dân số nông thôn ra đô thị một cách ồ
ạt, làm cho dân số đô thị tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là đô thị lớn, đô thị trung
tâm, tạo nên các điểm dân cư đô thị cực lớn, mất cân đối trong sự phát triển hệ
thống dân cư. Trước những áp lực do quá trình đô thị hóa gây nên, công tác quy
hoạch, xây dựng, quản lý đất đô thị cần hướng tới phát triển theo các nhân tố chiều
sâu, nâng cao chất lượng cuộc sống, tận dụng tối đa những lợi ích và hạn chế tối
thiểu những ảnh hưởng xấu của quá trình đô thị hoá, nhằm hiện đại hoá cuộc sống
và nâng cao chất lượng môi trường đô thị. [19]
Lào Cai là một tỉnh thuộc khu vực Tây - Bắc Việt Nam với nhiều ưu đãi của
thiên nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn và du lịch vô cùng giàu có.

Được tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn vào năm 1991, tỉnh Lào Cai đã tập trung
mạnh mẽ nguồn lực để phát triển và thành phố Lào Cai trở thành trung tâm giao lưu
văn hóa, giao thương kinh tế - xã hội của tỉnh. Là một đô thị được phát triển từ
nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, kể từ khi thực dân Pháp chiếm đóng từ những năm


2

80 của thế kỷ XIX, thị xã Lào Cai mới mang hình thái một đô thị rõ ràng. Vào năm
2004, theo Nghị định 195/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập thành phố
Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai, nơi đây đã chuyển mình hòa chung cùng sự phát triển
CNH – HĐH của cả nước và đang trên đà trở thành một trong những đô thị có tốc
độ phát triển nhanh nhất toàn quốc. Hiện nay, thành phố Lào Cai có Cửa khẩu Quốc
tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía Bắc Việt Nam với phía Nam Trung
Quốc. Là địa đầu của đất nước, thành phố Lào Cai là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị
trường Việt Nam với các tỉnh phía Tây - Nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu
trong nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, song song với sự phát triển, quá trình đô thị
hóa nhanh cũng kéo theo những ảnh hưởng nhất định tới tình hình sử dụng và quản
lý đất đai trên địa bàn thành phố Lào Cai.
Trước những vấn đề nêu trên và hướng đến nhu cầu thực tiễn về yêu cầu
quản lý nhà nước về đất đai, được sự hướng dẫn của PGS.TS. Hoàng Văn Hùng, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài ”Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình mở rộng
không gian đô thị tới công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị hóa và quản lý
đất đai, xác định ảnh hưởng của quá trình mở rộng không gian đô thị tới công tác
quản lý nhà nước về đất đai và lựa chọn định hướng tối ưu cho phát triển đô thị gắn
liền với công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Lào Cai trong giai đoạn

tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Đánh giá ảnh hưởng của quá trình mở rộng không gian đô thị tới công tác
quản lý Nhà nước về đất đai tại thành phố Lào Cai trong giai đoạn 2009 - 2013
- Đánh giá ảnh hưởng của quá trình mở rộng không gian đô thị tới công tác
quản lý nhà nước về đất đai thông qua việc xác định mối tương quan giữa một số
tiêu chí liên quan đến người sử dụng đất.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển và quản lý


3

đô thị góp phần quản lý có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn thành phố Lào Cai trong giai đoạn tới.
3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Hiện nay những nghiên cứu về đô thị hầu hết hướng tới các yếu tố kinh tế,
xã hội, môi trường, thiết kế cảnh quan. Tuy nằm trong nhóm đối tượng quản lý nhà
nước về đất đai nhưng những nghiên cứu về sự tương tác giữa đô thị và quản lý đất
đai vẫn còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu xác định những yếu tố cấu thành đô thị ảnh
hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai là cơ sở cho việc phối hợp đa
ngành nhằm tối ưu quá trình đô thị hóa và là tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn
về quá trình đô thị hóa và quản lý đất đai.
- Trong thời gian gần đây, Lào Cai là một trong những đô thị có tốc độ phát
triển đô thị nhanh nhất cả nước kéo theo đó là nhiều ảnh hưởng tới công tác quản lý
nhà nước về đất đai. Xác định được tính nổi bật của mô hình phát triển đô thị và
những ảnh hưởng liên quan sẽ giúp địa phương có thêm những phương án mới phù
hợp với điều kiện thực tế, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa trong thời gian tới.


4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ vào Luật Đất đai 2003;
- Căn cứ vào Luật Đất đai 2013;
- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị 2009;
- Căn cứ vào nghị định số: 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của chính phủ
về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
- Căn cứ vào thông tư liên tịch số: 02/2002-TTLT-BXD-BTCCBCP ngày
08/03/2002 của Bộ xây dựng - Ban tổ chức cán bộ chính phủ (nay là bộ nội vụ)
hướng dẫn về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
- Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất;
- Căn cứ vào nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
về thị hành luật đất đai;
- Căn cứ vào nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư;
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về
thu tiền SDĐ.
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Căn cứ nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập,


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Văn Hùng – Hiệu
trưởng trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Quản lý Tài
nguyên, Phòng Đào tạo (BP QLĐT Sau Đại học), Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng TN&MT, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Thống kê, Văn phòng
đăng ký QSD đất thành phố, các địa phương, hộ gia đình tham gia phỏng vấn đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn

Trần Tuấn Anh


6

+ Thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực
thuộc Trung ương.
+ Thị trấn thuộc huyện.
1.2.3. Chức năng của đô thị
Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có các chức năng khác
nhau, nhìn chung đô thị có các chức năng chủ yếu sau đây.
* Chức năng kinh tế: đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển kinh
tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán. Chính
yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu công nghiệp và
CSHT tương ứng, tạo ra thị ‘trường ngày càng mở rộng và đa dạng hoá. tập trung
sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là thợ thuyền và gia đình của họ tạo ra
bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị.
* Chức năng xã hội: chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với
tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại,… là những vấn đề
gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Chức năng xã hội ngày càng
nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính những nhu cầu về nhà ở, y
tế, đi lại,… thay đổi.
* Chức năng văn hoá: ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giải trí và giáo dục
cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung
tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.
* Chức năng quản lý: tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mục
tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa nâng
cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính
đáng của cá nhân. Do đó, Nhà nước phải có pháp luật và quy chế quản lý về đô thị.
1.2.4. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội
Đô thị thường đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn
hoá của xã hội; là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất
kỹ thuật và văn hoá (Nghị định số 42/2009/NĐ-CP).
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt quan



7

trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thương và sản xuất
phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy CNH nhanh chóng. Đô thị tối ưu hoá việc sử dụng
năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận chuyển nhanh và rẻ, tạo ra thị
trường linh hoạt có năng suất cao. Các đô thị tạo điều kiện thuận lợi phân phối sản
phẩm và phân bố nguồn nhân lực giữa các không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và
nông thôn. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước.
Đô thị luôn phải giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng đồng
nông thôn đi trên con đường tiến bộ văn minh.
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đất đai
1.3.1. Những hiểu biết chung về quản lý Nhà nước về đất đai
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm:
quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai,… Nghiên cứu về quan hệ đất
đai ta thấy có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất đai như quyền chiếm hữu
đất đai, quyền sử dụng đất đai và quyền định đoạt đất đai. Nhà nước không trực tiếp
thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan Nhà nước do Nhà
nước thành lập, thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và
theo sự giám sát của Nhà nước.
“Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối
với đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất; trong
việc phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; trong việc
kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; trong việc điều tiết các nguồn
lợi từ đất đai” [31]
Quản lý Nhà nước về đất đai nhằm bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với
đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; đảm bảo sử dụng
hợp lý quỹ đất đai của đất nước; tăng cường hiệu quả sử dụng đất; đồng thời bảo vệ
đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

Các phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò quan trọng trong hệ
thống quản lý và được hình thành từ những phương pháp quản lý Nhà nước nói
chung. Có thể chia thành 2 nhóm phương pháp sau:


8

+ Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai như: phương pháp thống kê,
phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học.
+ Các phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai như:
phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền, giáo
dục.
Hệ thống các công cụ quản lý Nhà nước về đất đai đa dạng và hoạt động có
hiệu quả đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong
những năm qua đạt kết quả cao. Đó là:
+ Công cụ pháp luật
+ Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Công cụ tài chính.
1.3.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở
Việt Nam theo Luật đất đai 2003
Tại điều 6 mục 2 Luật đất đai 2003 có quy định 13 nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai như sau:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
g) Thống kê, kiểm kê đất đai;
h) Quản lý tài chính về đất đai;
i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;


9

k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
1.4. Lý luận về đô thị hóa
1.4.1. Khái niệm về đô thị hóa
Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình ĐTH và đưa
ra không ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự
báo tương lai của quá trình này.
“Đô thị hóa (Urbanization) là quá trình tập trung dân số vào các đô thị và sự
hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị do yêu cầu công nghiệp hóa. Trong
quá trình này có sự biến đổi về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức
sinh hoạt xã hội, cơ cấu không gian và hình thái xây dựng từ dạng nông thôn sang
thành thị”.
“Đô thị hóa là thay đổi trật tự sắp xếp một vùng nông thôn theo các điều kiện
của thành phố. Đây là một trong những biện pháp biến nông thôn thành những nơi

làm việc hấp dẫn, có điều kiện áp dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đáp
ứng nhũng nhu cầu về nông sản phẩm cho xã hội, góp phần làm tăng GDP nhưng
điều này còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nước, mỗi vùng” [19].
Tóm lại, ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong
nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện
sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở
hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.4.2. Xu hướng phát triển đô thị hóa
Có 2 xu hướng đô thị hóa:
ĐTH tập trung: Là toàn bộ công nghiệp dịch vụ công cộng tập trung vào các
thành phố lớn và xung quanh, hình thành các đô thị khổng lồ, tạo ra sự đối lập giữa


10

thành thị và nông thôn, đồng thời gây ra sự mất cân bằng sinh thái.
ĐTH phân tán: Là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc phát triển
cân đối công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công cộng, đảm bảo cân bằng sinh
thái, tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nông
thôn.
Nhiều nước đang phát triển trên thế giới chọn xu hướng thứ 2, điều này phù
hợp với thực tế và có điều kiện thực hiện. Vì ĐTH thực chất là công nghiệp hóa đầu
tư theo chiều sâu, tận dụng các cơ sở công nghiệp sẵn có ở thành phố, đồng thời đưa
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vào các thị trấn, các điểm dân cư có mầm
mống đô thị, tạo việc làm thu hút lao động dư thừa ở nông thôn mà không phải di
dân vào đô thị, đôi khi với việc phát triển dịch vụ công cộng, cải thiện nâng cao chất
lượng cuộc sống cho mọi người dân [32].
1.4.3. Tính tất yếu của đô thị hóa
Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi chuyển
biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con đường CNH

thì đều gắn liền với ĐTH.
Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình CNH
tư bản chủ nghĩa và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền kinh tế theo
hướng HĐH: tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của
ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP. Nhìn chung, từ góc độ kinh tế,
ĐTH là một xu hướng tất yếu của sự phát triển.
Như vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm, tình hình
chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và không
thể đảo ngược của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh công nghiệp và
trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới [5].
1.4.4. Quan điểm của đô thị hóa
CNH và cùng với nó là ĐTH trở thành xu thế chung của mọi quá trình
chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp. Vấn đề quan
trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối đa mặt tích cực của ĐTH,
đồng thời hạn chế mặt tiêu cực của nó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quá trình


11

ĐTH phải gắn liền với khái niệm “phát triển bền vững”.
Như vậy, ĐTH phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo
môi trường tự nhiên trong lành, sự công bằng và tiến bộ xã hội. Tuy rằng tăng
trưởng kinh tế là yếu tố cần thiết và quan trọng bậc nhất của quá trình ĐTH song nó
vẫn chỉ là một nhân tố, một phương tiện hơn là một mục tiêu tối thượng. Mục tiêu
của ĐTH là phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần
của con người, tức là phát triển đô thị lấy con người làm trọng tâm.
1.4.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ và quá trình đô thị hóa
Quá trình ĐTH sẽ được đánh giá thông qua một số tiêu chí như sau:
a) Tốc độ tăng dân số cơ học: ĐTH gắn liền với tăng dân số khu vực thành
thị, tuỳ theo số lượng dân số kết hợp với CSHT của khu vực thành thị đó mà được

nhà nước quy định cấp độ đô thị theo 5 loại từ loại 1 đến loại 5. Như vậy có thể thấy
tốc độ tăng dân số cơ học là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ ĐTH.
b) Tỷ lệ dân số nông nghiệp/tổng dân số: Chúng ta biết ĐTH gắn liền với
CNH do vậy số nhân khẩu, lao động sống bằng các nguồn thu chính từ nông nghiệp
và phi nông nghiệp sẽ giúp ta đánh giá được mức độ ĐTH của một địa phương,
thông thường với các khu đô thị lớn tỷ lệ dân số nông nghiệp/tổng số dân là rất nhỏ.
c) Cơ cấu thu nhập: Một chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá mức độ ĐTH
đó là tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của
một địa phương, thường quá trình ĐTH tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của tỷ trọng thu
nhập của các ngành nghề phi nông nghiệp trong tổng thu nhập [16].
1.5. Thực tiễn đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam
Tiến trình ĐTH gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của lịch sử nhân loại. Quá
trình này mới là sản phẩm của nền văn minh, vừa là động lực của những bước tiến
kì diệu mà nhân loại đã đạt được trong mấy thiên niên kỷ qua.
Đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp truyền thống với thực tế ĐTH thấp
và chậm trong lịch sử đang bước vào thời kỳ mới của nền kinh tế thị trường, thời kỳ
CNH – HĐH, việc nghiên cứu tìm hiểu diễn biến của quá trình ĐTH trên thế giới
càng có ý nghĩa to lớn cả về mặt nhận thức, lý luận cũng như giá trị thực tiễn.


12

1.5.1. Tình hình đô thị hóa trên Thế giới
Theo các nhà sử học, lịch sử loài người đã chứng kiến hai cuộc cách mạng
đô thị.
Cuộc cách mạng đô thị lần thứ nhất diễn ra từ 8000 năm trước Công Nguyên,
vào thời kỳ đồ đá mới, khi lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một khu định cư kiểu
đô thị. Đó là “thành phố” Jenricho, nằm ở phía bắc biển Chết, thuộc vùng đất Israel
ngày nay, với dân số khoảng 600 người - một thị trấn nhỏ, hết sức nghèo nàn so với
tiêu chuẩn hiện nay.

Cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII ở châu Âu và
sau đó lan sang Bắc Mỹ. là hệ quả tất yếu của quá trình CNH tư bản chủ nghĩa, từ
thời điểm này quá trình ĐTH đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong lịch sử phát
triển của nhân loại.
Ngày nay các nhà khoa học còn nói đến cuộc cách mạng đô thị lần thứ ba,
đang diễn ra trong các nước thuộc thế giới thứ 3, nơi mà hiện tại tỷ lệ dân số đô thị
chiếm khoảng 30% trong tổng dân số. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ 3 dường như
là sự lặp lại cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai, song nó có những nét độc đáo của
những điều kiện không gian và thời gian mới.
Như vậy, theo thời gian, có thể hình dung ĐTH trên thế giới là một quá trình
lịch sử xuyên suốt ba cuộc cách mạng đô thị này. Những hiện tượng nổi bật của quá
trình ĐTH là: dòng di cư mạnh mẽ từ nông thôn vào thành thị khiến cho tỷ lệ dân
đô thị tăng nhanh, số lượng các đô thị ngày một nhiều, các đô thị lớn lên, phình to
ra, đời sống xã hội dần mang tính đô thị hơn là nông thôn.
ĐTH là hiện tượng mang tính toàn cầu và diễn ra với tốc độ ngày một tăng,
đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Theo các chuyên gia nghiên cứu về ĐTH
thì trong tiến trình ĐTH từ nửa sau thế kỷ XX có chung một đặc điểm là: ở giai
đoạn đầu, tỷ lệ dân số đô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị
nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển.[5]
Trong cùng một khoảng thời gian 50 năm từ 1950 – 2000, tỷ lệ dân số đô thị
toàn thế giới từ 29,7% lên đến 47,4%, khu vực kém phát triển từ 17,8% lên đến
40,5% trong khi khu vực phát triển là từ 54,99% đến 76,1%.


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ____________________________________________________ i
LỜI CẢM ƠN _____________________________________________________ ii

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT __________________________ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT __________________________________ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU ____________________________ viii
MỞ ĐẦU __________________________________________________________1
1. Tính cấp thiết của đề tài _____________________________________________1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài _______________________________________2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ______________________________________2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể _________________________________________2
3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ________________________________________3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU_____________4
1.1. Căn cứ pháp lý___________________________________________________4
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị __________________________________5
1.2.1. Khái niệm về đô thị _____________________________________________5
1.2.2. Phân loại và phân cấp quản lý đô thị ________________________________5
1.2.3. Chức năng của đô thị ____________________________________________6
1.2.4. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội __________6
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đất đai __________________________7
1.3.1. Những hiểu biết chung về quản lý Nhà nước về đất đai _________________7
1.3.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam
theo Luật đất đai 2003 ________________________________________________8
1.4. Lý luận về đô thị hóa ______________________________________________9
1.4.1. Khái niệm về đô thị hóa __________________________________________9
1.4.2. Xu hướng phát triển đô thị hóa ____________________________________9
1.4.3. Tính tất yếu của đô thị hóa _______________________________________10
1.4.4. Quan điểm của đô thị hóa________________________________________10
1.4.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ và quá trình đô thị hóa __________________11


14


đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân số đô thị, khuyến khích các đô thị
vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thống dịch vụ, xây dựng CSHT, có cơ sở xã hội
thoả đáng…
1.5.2. Tình hình đô thị hoá ở Việt Nam
Là một trong những nước nghèo (tính theo GDP bình quân đầu người) trong
số các nước phát triển, Việt Nam không thoát khỏi những đặc trưng có tính quy luật
của quá trình ĐTH quá tải. Hơn nữa còn có những “đặc thù Việt Nam”. Ta có thể
điểm sơ lược qua quá trình ĐTH ở Việt Nam qua các thời kỳ sau:
* Thời kỳ trước đổi mới
Trong giai đoạn này, quá trình ĐTH hầu như không có biến động, phản ánh
nền kinh tế còn trì trệ.
* Thời kỳ từ sau đổi mới
Dưới tác động của công cụ đổi mới, cải tổ nền kinh tế theo định hướng thị
trường thì cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động, nghề nghiệp cũng như
khuôn mẫu của đời sống đô thị đã và đang diễn ra những biến đổi quan trọng.
Quá trình ĐTH đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những
năm gần đây tình hình CNH đang diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ ĐTH ở Việt Nam đang
diễn ra khá nhanh: 18.5% (Năm 1989), 20.5% (Năm 1997), 23.65% (Năm 1999) và
25 % (Năm 2004) (Bộ Xây dựng, 2005). Về số lượng đô thị, năm 1990, cả nước
mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã có 703 đô thị, trong đó: 2 đô
thị có quy mô dân số trên 3 triệu người, 15 đô thị quy mô dân số từ 25 vạn đến 3
triệu người, 74 đô thị có quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các đô thị còn
lại có quy mô dân số dưới 5 vạn người [5].
1.5.3. Tình hình đô thị hóa của thành phố Lào Cai
Khu phố Lào Cai bị quân đội Pháp đánh chiếm ngày 30/3/1886. Ngay sau
khi chiếm được khu phố, quân Pháp ráo riết xây dựng các đồn binh, căn cứ hậu cần
và tìm mọi cách tận thu các nguồn thuế.
Nhận thấy lợi ích thu thuế quá cảnh qua cửa khẩu, thực dân Pháp củng cố hệ
thống thuế quan, mở rộng giao lưu buôn bán. Năm 1887 các đội công binh của Pháp
đã khảo sát khai thông luồng mạch trên sông Hồng từ Yên Bái lên Lào Cai, mở rộng



×