Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.08 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN TRỌNG THANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN TRỌNG THANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG


THÁI NGUYÊN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc./.

Tác giả

Trần Trọng Thanh


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông,
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài,
cũng như trong quá trình hoàn chỉnh đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Quản lý Sau Đại học;
Khoa Tài nguyên và Môi trường (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên); bạn
bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện và hoàn chỉnh đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại
Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ
tận tình, quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Trần Trọng Thanh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................... ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa .......................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Khái quát về tổ chức phát triển quỹ đất ..................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................. 4
1.1.3. Sự cần thiết phải thành lập tổ chức phát triển quỹ đất ............................ 5
1.1.4. Hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất ............................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận khoa học ............................................................................. 18
1.2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 18
1.2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 20
1.3. Công tác phát triển quỹ đất của một số nước trên thế giới ............................. 23

1.3.1. Mô hình phát triển quỹ đất ở Trung Quốc.................................................. 23
1.3.2. Mô hình phát triển quỹ đất ở Hàn Quốc .................................................... 24
1.4. Công tác hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất của một số tỉnh ở
trong nước ........................................................................................... 25
1.4.1. Tình hình hoạt động Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc .............. 25
1.4.2. Tình hình hoạt động Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương........... 27


iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......29
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 29
2.2.1. Về không gian nghiên cứu .................................................................... 29
2.2.2. Về thời gian nghiên cứu ........................................................................ 29
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên........................... 29
2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất
tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 29
2.3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm
phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên ................................................... 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.4.1. Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp............................................. 30
2.4.2. Phương pháp điều tra các số liệu sơ cấp ............................................... 30
2.4.3. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu................. 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ............. 32
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên ..................................... 32
3.1.2. Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên .......................... 34
3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của TTPTQĐ tỉnh Thái Nguyên............. 37
3.2.1. Chức năng nhiệm vụ theo quy định ...................................................... 37

3.2.2. Kết quả xây dựng và phát triển bộ máy, tổ chức của Trung tâm phát triển
quỹ đất tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 39
3.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Trung tâm
phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên ................................................... 45
3.2.4. Một số ý kiến đánh giá về hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ
đất tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 76


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc./.

Tác giả

Trần Trọng Thanh


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Diễn giải

Từ viết tắt

Bồi thường và giải phóng mặt bằng


BT&GPMB

Giải phóng mặt bằng

GPMB

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GCNQSDĐ

Hội đồng nhân dân

HĐND

Khu công nghiệp

KCN

Khu dân cư

KDC

Tài Nguyên-Môi Trường

TN-MT

Trung tâm phát triển quỹ đất

TTPTQĐ


Ủy ban nhân dân

UBND


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc ......................... 42

Bảng 3.2.

Tổng hợp khu đất được nhà nước giao để thu hồi, BT&GPMB
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................... 45

Bảng 3.3.

Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực GPMB dự án khu
dân cư tổ 27, phường Hoàng Văn Thụ ....................................... 46

Bảng 3.4.

Kết quả Bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án khu dân cư tổ 27,
phường Hoàng Văn Thụ ............................................................. 46

Bảng 3.5.

Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực GPMB dự án khu

dân cư xóm Kiều Chính, xã Xuân Phương ................................. 48

Bảng 3.6.

Kết quả Bồi thường đất dự án khu dân cư xóm Kiều Chính,
xã Xuân Phương.......................................................................... 48

Bảng 3.7.

Tổng hợp các khu đất đấu giá ....................................................... 51

Bảng 3.8.

Kết quả đấu giá tại khu dân cư tổ 27, phường Hoàng Văn Thụ ...... 53

Bảng 3.9.

Kết quả đấu giá tại KDC xóm Kiều Chính, xã Xuân Phương,
huyện Phú Bình ............................................................................ 54

Bảng 3.10. Tổng hợp các khu đất thu hồi để thực hiện dự án ........................ 57
Bảng 3.11. Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực GPMB dự án xây
dựng trường Trung cấp Luật Thái Nguyên (giai đoạn 1) ........... 58
Bảng 3.12. Quy trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng dự án xây dựng Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên ...... 59
Bảng 3.13. Đối tượng và điều kiện bồi thường ............................................... 61
Bảng 3.14. Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ ............................................. 62
Bảng 3.15. Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực GPMB .............................. 63
Bảng 3.16. Kết quả Bồi thường đất và tài sản trên đất dự án xây dựng
khu tái định cư trường Trung cấp Luật Thái Nguyên ................. 64

Bảng 3.17. Kết quả các khoản hỗ trợ kèm theo dự án xây dựng khu tái
định cư trường Trung cấp Luật Thái Nguyên ............................. 65


viii
Bảng 3.18. Kết quả điều tra tái định cư dự án xây dựng Trường Trung
cấp Luật Thái Nguyên................................................................. 67
Bảng 3.19. Tổng hợp các nhiệm vụ do UBND tỉnh và Sở Tài Nguyên
và Môi Trường giao .................................................................... 69
Bảng 3.20. Kết quả diện tích đo đạc hiện trạng đất đai xã Tân Dương
đến 31/12/2012 ........................................................................... 71
Bảng 3.21. Hiện trạng hệ thống bản đồ địa chính xã Tân Dương, huyện
Định Hóa...................................................................................... 73
Bảng 3.22. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
đất nông nghiệp và đất ở xã Tân Dương (tính đến hết ngày
01/01/2014) ................................................................................. 74
Bảng 3.23. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
đất nông nghiệp và đất ở xã Đồng Thịnh (tính đến hết ngày
01/01/2014) ................................................................................. 75
Bảng 3.24.

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý trong lĩnh vực đất đai..........................77

Bảng 3.25.

Kết quả khảo sát các hộ bị ảnh hưởng bởi các dự án thu hồi đất ..........80


ix
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng
mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng .......................... 8

Hình 3.1.

Tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất
tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 39

Hình 3.2.

Bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư tổ 27, phường
Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên................................... 51

Hình 3.3.

Bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư tổ 15, phường
Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên ........................................ 52

Hình 3.4.

Bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư xóm Kiều Chính,
Xã Xuân Phương, huyện Phú Bình ............................................. 52

Hình 3.5.

Bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư xóm Tân Sơn 9,
Xã Xuân Phương, huyện Phú Bình ............................................. 53


Hình 3.6.

Biểu đồ cơ cấu các loại đất xã Tân Dương theo số liệu đo
đạc tổng hợp đến 31/12/2012...................................................... 72


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông,
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài,
cũng như trong quá trình hoàn chỉnh đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Quản lý Sau Đại học;
Khoa Tài nguyên và Môi trường (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên); bạn
bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện và hoàn chỉnh đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại
Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ
tận tình, quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Trần Trọng Thanh


2
đất trên địa bàn; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vuh phát triển
kinh tế- xã hội và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền

sử dụng đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý
quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện
dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nhưng trong những
năm qua công tác hoạt động của Trung tâm quỹ đất tỉnh Thái Nguyên còn gặp
một số khó khăn, bởi khi có các dự án thì các nhà đầu tư làm việc với UBND
các huyện và thường UBND các huyện giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất
hoặc Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện thực hiện bồi thường,
GPMB dự án đó.
Trước tình hình trên, trong khuôn khổ yêu cầu thực hiện luận văn tốt
nghiệp cao học ngành Quản lý đất đai, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên” nhằm
nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên, góp
phần xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tạo quỹ đất để đấu
giá phục vụ phát triển kinh tế xã hội và ổn định thị trường bất động sản,nâng
cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm phát triển
quỹ đất tỉnh Thái Nguyên từ khi thành lập (16/2/2011) đến nay.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá về thể chế hoạt động, tổ chức bộ máy, nhân lực của Trung tâm.
+ Đánh giá công tác thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Trung tâm.


3
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm
phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.

3. Ý nghĩa
- Ý nghĩa khoa học: Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần quan trọng trong việc khắc phục
những khó khăn hạn chế trong công tác quản lý và hoạt động của trung tâm
phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tổ chức phát triển quỹ
đất nói chung, từ đó có những giải pháp hợp lý đề phát triển tổ chức phát triển
quỹ đất các cấp góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về tổ chức phát triển quỹ đất
1.1.1. Khái niệm
Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo
quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công
lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản, để
hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp
tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất
Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có [3].
1.1.2. Đặc điểm
Tổ chức phát triển quỹ đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương quyết định thành lập vì vậy tổ chức và hoạt động của Tổ
chức phát triển quỹ đất được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp
với Bộ Nội vụ hướng dẫn. Bên cạnh đó Tổ chức phát triển quỹ đất là tổ chức
hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai. Với trách nhiệm quy định
điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động dịch vụ trong
quản lý, sử dụng đất đai như:

Bộ Tài chính quy định điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng
ký hoạt động tư vấn về giá đất.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện hoạt động, đăng ký
hoạt động tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dịch vụ về thông tin
đất đai; điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động dịch vụ
về đo đạc và bản đồ địa chính.
Với điều kiện trên thì tổ chức sự nghiệp có thu, doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế có đủ điều kiện được cấp phép hoạt động hoặc được
đăng ký hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai.


5
Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai bao gồm:
- Tư vấn về giá đất;
- Tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính;
- Dịch vụ về thông tin đất đai.
1.1.3. Sự cần thiết phải thành lập tổ chức phát triển quỹ đất
Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập trước nhu cầu đầu tư phát
triển kinh tế, xã hội và từ thực tiễn công tác giải phóng mặt bằng. Qua đó đưa
công tác quản lý đất đai từng bước gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc ra đời tổ chức phát triển quỹ đất có ảnh hưởng rất lớn đến công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở nước ta hiện
nay, nó góp phần hỗ trợ rất lớn cho công tác này diễn ra nhanh chóng, hiệu
quả hơn thông quan việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của tổ chức này trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất. Như là lập phương án tổng thể giải phóng mặt bằng trình
Ủy ban nhân dân tỉnh; trình phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng;
thực hiện các công việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp
thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa

có dự án đầu tư.
1.1.4. Hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất
1.1.4.1. Hoạt động quản lý và phát triển quỹ đất
Tiến hành tổ chức tiếp nhận, quản lý và trình phương án khai thác quỹ
đất. Tổ chức liên hệ, thu thập hồ sơ, điều tra, đánh giá và đưa ra hướng quản
lý, sử dụng.
Báo cáo tình hình thực hiện những dự án chậm triển khai. Lập danh mục
có phân loại và quản lý các khu đất của tổ chức cập nhập những biến động.
Khi Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43 có hiệu lực thi hành, tổ chức
phát triển quỹ đất cũng điều chỉnh về tổ chức và phương thức hoạt động cho
phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới đã được quy định trong Nghị định
43. Vì vậy, tổ chức có những quy trình hoạt động mới.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................... ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa .......................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Khái quát về tổ chức phát triển quỹ đất ..................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................. 4

1.1.3. Sự cần thiết phải thành lập tổ chức phát triển quỹ đất ............................ 5
1.1.4. Hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất ............................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận khoa học ............................................................................. 18
1.2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 18
1.2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 20
1.3. Công tác phát triển quỹ đất của một số nước trên thế giới ............................. 23
1.3.1. Mô hình phát triển quỹ đất ở Trung Quốc.................................................. 23
1.3.2. Mô hình phát triển quỹ đất ở Hàn Quốc .................................................... 24
1.4. Công tác hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất của một số tỉnh ở
trong nước ........................................................................................... 25
1.4.1. Tình hình hoạt động Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc .............. 25
1.4.2. Tình hình hoạt động Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương........... 27


7
- Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất về việc
chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất trước đó.
Bước 3: Quyết định giao đất cho thuê đất:
Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường nhận được hồ sơ của Chủ đầu tư,
Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành những việc sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra và chỉ đạo Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo
địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính (đối với các dự án sử
dụng đất để xây dựng các công trình trên phạm vi rộng như đê điều, thủy điện,
đường điện, đường bộ, đường sắt, đường dẫn nước, đường dẫn dầu, đường dẫn
khí thì được dùng bản đồ địa hình được thành lập mới nhất có tỷ lệ không nhỏ
hơn 1/25.000 để thay thế bản đồ địa chính), trích sao hồ sơ địa chính.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi số liệu địa
chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa chính;
xác minh thực địa; trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất; chỉ đạo Phòng
Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ
chức bàn giao đất trên thực địa.
Bước 4: Chủ đầu tư có đất:
Sau khi có quyết định giao đất cho chủ đầu tư, Chủ đầu tư được các cơ
quan chức năng tiến hành bàn giao đất trên thực địa.


8

Giới thiệu địa điểm đầu tư

Thủ tục xin giao đất, cho thuê đẩt

Quyết định giao đất, cho thuê đất

Chủ đầu tư có đất
Hình 1.1. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt
bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng
1.1.4.2. Hoạt động Bồi thường hỗ trợ và tái định cư
Việc lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư:
Tổ chức phát triển quỹ đất làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư và đại diện của những hộ có đất
bị thu hồi) có trách nhiệm lập và trình phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư (sau đây gọi là phương án bồi thường) theo quy định tại Nghị
định số 47/2014/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục sau đây [6]:

- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân,
hộ gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông
tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản
trên đất.


9
Phương án tái định cư: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách
nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái
định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn,
quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng
vùng, miền. Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư
trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. Khu tái
định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư
được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với
các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
- Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân:
Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất
thu hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất.
Hình thức lấy ý kiến là: tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có
đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi
có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của
đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những
người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách
nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng
ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu
hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ
quan có thẩm quyền.


10
- Hoàn chỉnh Phương án
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện
chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh
phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn
thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện
Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau: UBND cấp có thẩm
quyền quy định tại Điều 66 của Luật đất đai năm 2013 quyết định thu hồi đất,
quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng
một ngày.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa
điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về
mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa
điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư
(nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng.

Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt; trường hợp người có đất
thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết
phục để người có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn
giao đất thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013.


iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......29
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 29
2.2.1. Về không gian nghiên cứu .................................................................... 29
2.2.2. Về thời gian nghiên cứu ........................................................................ 29
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên........................... 29
2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất
tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 29
2.3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm
phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên ................................................... 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.4.1. Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp............................................. 30
2.4.2. Phương pháp điều tra các số liệu sơ cấp ............................................... 30
2.4.3. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu................. 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ............. 32
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên ..................................... 32
3.1.2. Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên .......................... 34
3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của TTPTQĐ tỉnh Thái Nguyên............. 37

3.2.1. Chức năng nhiệm vụ theo quy định ...................................................... 37
3.2.2. Kết quả xây dựng và phát triển bộ máy, tổ chức của Trung tâm phát triển
quỹ đất tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 39
3.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Trung tâm
phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên ................................................... 45
3.2.4. Một số ý kiến đánh giá về hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ
đất tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 76


12
4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê
đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử
dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp,
tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước,
có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định của Luật này mà chưa được cấp.
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho
thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận
hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa
được cấp.
6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho
thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật
này mà chưa được cấp.
B. Người không được bồi thường về đất [2].

1. Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp
đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại
khoản 1 Điều 54 của Luật này
2. Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử
dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất.
3. Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ


13
trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối
với người có công với cách mạng.
4. Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
5. Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối.
1.1.4.3. Hoạt động giới thiệu đầu tư các khu đất
Tổ chức cũng sẽ thu hồi và tạo quỹ đất tập trung cho địa phương để sử
dụng vào các mục đích phát triển đô thị và đầu tư các dự án. Các khu đất thu
hồi sau khi đấu giá sẽ tạo ra nguồn vốn lớn để phát triển hạ tầng và bổ sung
cho ngân sách thực hiện các chương trình lớn của địa phương.
1.1.4.4. Hoạt động kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai để thu hồi đất
Sau khi có thông báo thu hồi đất, Tổ chức phát triển quỹ đất làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thực hiện việc kê khai,
kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất đai theo
trình tự, thủ tục sau đây:
- Người bị thu hồi đất kê khai theo mẫu tờ khai do tổ chức phát triển quỹ
đất làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phát và hướng dẫn; tờ khai
phải có các nội dung chủ yếu sau:
Diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), nguồn gốc, thời điểm bắt đầu
sử dụng, loại giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;

Số lượng nhà, loại nhà, cấp nhà, thời gian đã sử dụng và các công trình
khác xây dựng trên đất; số lượng, loại cây, tuổi cây đối với cây lâu năm; diện
tích, loại cây, năng suất, sản lượng đối với cây hàng năm; diện tích, năng suất,
sản lượng nuôi trồng thủy sản, làm muối;
Số nhân khẩu (theo đăng ký thường trú, tạm trú dài hạn tại địa phương),
số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất gây ra (đối với khu vực nông
nghiệp là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối trên thửa đất bị thu hồi; đối với khu vực phi nông nghiệp


14
là những người có hợp đồng lao động mà người thuê lao động có đăng ký
kinh doanh); nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp.
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc
kiểm tra xác định nội dung kê khai và thực hiện kiểm kê đất đai, tài sản gắn
liền với đất, xác định nguồn gốc đất đai theo trình tự sau:
Kiểm tra tại hiện trường về diện tích đất đối với trường hợp có mâu
thuẫn, khiếu nại về số liệu diện tích; kiểm đếm tài sản bị thiệt hại và so sánh
với nội dung người sử dụng đất đã kê khai. Việc kiểm tra, kiểm đếm tại hiện
trường phải có sự tham gia của đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
đất và người có đất bị thu hồi. Kết quả kiểm đếm phải có chữ ký của người
trực tiếp thực hiện kiểm đếm tại hiện trường, người bị thu hồi đất (hoặc người
được uỷ quyền theo quy định của pháp luật), người bị thiệt hại tài sản (hoặc
người được ủy quyền theo quy định của pháp luật), cán bộ địa chính cấp xã,
đại diện của Phòng Tài nguyên và Môi trường, đại diện của lãnh đạo Tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
Làm việc với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi có đất để xác định nguồn gốc sử dụng đất; xác định các trường hợp
được bồi thường, được hỗ trợ, được tái định cư.
1.1.4.5. Hoạt động thu hồi đất để phục vụ đầu tư dự án

Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau [3]:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện
trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
- Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng
sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư
có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.


×