Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Bài 15 định luật bảo toàn khối lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.72 KB, 20 trang )


Kiểm tra bài cũ
1) Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa
học xảy ra? VD.
2) Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay
đổi gì?Kết quả?


Tiết 21. Bài 15:

1.Thí nghiệm

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG


Thí nghiệm:
- Đặt vào đĩa cân A cốc thủy tinh chứa 2 ống nghiệm:
Ống (1) chứa dung dịch Bari clorua (BaCl2) và ống
(2) chứa dung dịch Natri sunfat (Na2SO4) .
-Đặt quả cân lên đĩa B cho đến khi cân thăng bằng.
- Đổ ống (2) vào ống (1), rồi lắc cho hai dung dịch
trộn lẫn vào nhau.


Trả lời câu hỏi :
1. Có phản ứng hóa học xảy ra không? Nếu có thì
dựa vào dấu hiệu nào?
* Có phản ứng hóa học xảy ra.
- Dấu hiệu: Có chất rắn màu trắng xuất hiện, đó là bari
sunfat(BaSO4), chất này không tan.


2. Biết sau phản ứng tạo ra hai chất mới là:
Bari sunfat và Natri clorua. Hãy viết phương
trình chữ của phản ứng?
*Phương trình chữ của phản ứng:

Bari clorua + Natri sunfat  Bari sunfat + Natri clorua


Trả lời câu hỏi
1. Vị trí của kim cân trước và sau phản ứng có thay đổi không?
* Kim cân giữ nguyên vị trí cân bằng
2. Có nhận xét gì về tổng khối lượng của chất tham gia và
tổng khối lượng của chất sản phẩm?
* Tổng khối lượng của các chất tham gia và tổng khối
lượng của các chất sản phẩm bằng nhau.



Lô-mônô-xôp
(1711-1765)

La-voa-diê
(1743-1794)

Hai nhà khoa học Lô-mô-nô-xôp (người Nga) và La-voa-diê (người Pháp)
đã tiến hành độc lập với nhau những thí nghiệm được cân đo chính xác,
từ đó phát hiện ra định luật Bảo toàn khối lượng.


Lô-mô-nô-xốp





M.V. Lô-mô-nô-xốp sinh ngày 8 – 11 – 1711 tại làng Denisovka (Ác-khan-ghen-xcơ) trong
một gia đình sống bằng nghề chài lưới. Thuở nhỏ ông cũng chỉ được nuôi dạy như bao
trẻ nhỏ khác trong làng. Ông cùng cha mẹ đánh cá, làm muối, đóng thuyền… nhưng trời
phú cho ông sự hiếu học phi thường. Mãi tới năm 19 tuổi nhân một chuyến theo đoàn tàu
buôn đến Moskva, Lô-mô-nô-xốp mới xin được vào học một trường giòng gọi là Viện Hàn
lâm Xlavơ Hy Lạp – La Tinh. Năm 1735 ông tốt nghiệp và được Viện gửi đến St.
Petersbourg tiếp tục học tập. Ngay năm sau 1736 ông lại được cử sang Đức nghiên cứu
nghề luyện kim và khai mỏ. Năm 1741 ông trở về nước Nga với tư cách là một nhà tự
nhiên học, nghiên cứu những vấn đề quan trọng nhất của vật lý và hoá học.
Lômônôxôp đã dùng cân để nghiên cứu các phản ứng hóa học về mặt định tính. Năm
1756, ông đã thực hiện nhiều thí nghiệm và công bố kết quả như sau. Ong cho nhiều loại
kim loại vào những bình gắn kín, và đốt nóng lên cho kim loại phản ứng với không khí
trong bình. Ong cân cái bình trước và sau phản ứng. Kết quả là nếu không cho không khí
bên ngoài lọt vào bình thì trọng lượng của bình không đổi. Đó là thí nghiệm đầu tiên trong
lịch sử khoa học . dùng cân để kiểm tra định luật bảo toàn trọng lượng trong các phản
ứng hóa học, Nhưng Lômônôxôp không tán thành quan điểm của Niutơn cho trọng lượng
là số đo lượng vật chất (1). Vì vậy ông không coi định luật bảo toàn trọng lượng là định
luật bảo toàn vật chất. Ong phân vân, không tìm ra được cách giải thích sự bảo toàn trọng
lượng trong các phản ứng hóa học. Vì vậy ông chỉ mô tả các thí nghiệm, nhưng không từ
đó mà phát biểu thành định luật bảo toàn trọng lượng. Định luật này về sau được
Lavoadiê phát biểu khi ông nghiên cứu lí thuyết về sự cháy.


La-voa-diê



Antoine Laurent Lavoisier(Angtoan Lorang Lavoadiê) (1743-1794)
Ông là nhà hoá học Pháp xuất sắc,một trong những người xây dựng nên khoa học hoá
học.
Lavoisier say mê các môn khoa học tự nhiên từ thời niên thiếu.Nhưng Lavoisier không
thể vi phạm truyền thống gia đình:ông đành phải theo học tại khoa luật của Trường đại
học Pari,và chỉ những thời gian rỗi còn lại sau những buổi học căng thẳng ông mới đi dự
các bài giảng về Vật lý,hoá học,địa chất học,khoáng vật
Vào những năm 70 của thế kỉ XVIII,Lavoisier bắt tay vào giải quyết một vấn đề quan trọng
nhất của Hoá học là nghiên cứu quá trình chảy và hô hấp,là những vấn đề hồi đó được
xem xét theo quan điểm của thuyết nhiên tố (phlogiston),chất mang "tính dễ cháy" của vật
thể.
Nhà hoá học phải cần đến hai mươi năm lao động căng thẳng để chứng minh sự không
hoàn chỉnh của lí thuyết này.Ông đã tiến hành rất nhiều phân tích định lượng các sản
phẩm phản ứng,và xác định rằng quá trình cháy chứ không phải là sự phân huỷ "chất
cháy" làm thoát ra phlogiston,mà là sự kết hợp của các chất với oxi.Theo Ănghen
(F.Engels),Lavoisier "lần đầu tiên đã giúp cho toàn bộ hoá học đứng bằng chân,còn trước
đây hóa học bị lộn ngược đứng bằng đầu dưới dạng pjlogiston".
Trong khoa học hoá học mới mẻ,những phản ứng của các nguyên tố hoá học thực sự và
các hợp chất của chúng,xem xét trên cơ sở định luật bảo toàn chất và chuyển động,đã
thế chân cho những chuyển hoá đầy bí mật của các "bản nguyên“ cũ.


Trong phản ứng hoá
học, chất biến đổi
nhưng tại sao khối
lượng không thay đổi ?


Diễn biến của phản ứng giữa Natri sunfat (Na2SO4 ) và
Bari clorua (BaCl2 )


Cl
Cl

Cl
Cl

Na
Na
Na Na

Na

Cl

Na

Cl

Bari

sunfat
sunfat
Bari

sunfat

Bari clorua Natri sunfat

Trước phản ứng


Trong quá
trình phản ứng

Barisunfat Natriclorua

Sau phản ứng


Diễn biến của phản ứng giữa Natri sunfat (Na2SO4) và
Bari clorua (BaCl2)

Cl

Cl

Na

Na

Na

Cl

Na

Bari
Bari

sunfat


Cl

sunfat
Bari

Bari clorua Natri sunfat

Trước phản ứng

Na

Cl

Cl

sunfat

Na

Barisunfat Natriclorua

Trong quá
trình phản ứng

Sau phản ứng


Tổng mpư= Tổng msp
mA + mB= mC+mD

mA + mB = mC

mA = mB + mC
Nếu n chất
Biết khối lượng (n-1)
chất
=> Khối lượng chất
còn lại

mA + mB+ mC
= mD
mA + m B = m C
+ mD + mE
C


* Áp dụng:Bài 2(SGK/54)
Trong phản ứng hóa học ở thí nghiệm trên, cho biết khối
lượng của natri sunfat (Na2SO4) là 14,2 gam, khối lượng của các
sản phẩm: bari sunfat (BaSO4) là 23,3 gam, natri clorua (NaCl)
là 11,7 gam.
Hãy tính khối lượng của Bari clorua (BaCl2) đã phản ứng.
Bài làm
Tóm tắt:
mNa2SO4 =14,2g
mBaSO4= 23,3g
mNaCl=11,7g
mBaCl2= ?

*PTHH dạng chữ:


Bari clorua + natri sunfat  bari sunfat + natri clorua
*Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mBaCl2+ m Na2SO4 = m BaSO4 + m NaCl
mBaCl2
=> m BaCl2

+ 14,2 = 23,3
+ 11,7
= (23,3 + 11,7) - 14,2 = 20,8 (g)


PHƯƠNG PHÁP
Giải bài toán theo 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Viết phương trình ( chữ ) của phản ứng hóa
học: A + B
C + D
Bước 2: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng viết
công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng:
mA + mB = mC + mD
Bước 3: Tính khối lượng của chất cần tìm
mA = mC + mD - mB
Kết luận


Bài 3(SGK/54)
Đốt cháy hết 9 g kim loại magie Mg trong không khí thu được
15g hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng, magie cháy là xảy ra
phản ứng với khí oxi O2 trong không khí.
a.Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.

b.Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.


Bài tập mở rộng:
Bài 1: Nung hỗn hợp 2 muối gồm CaCO3 và MgCO3 thu
được 76g hai oxit và 66g khí cacbonic CO2. Tính khối
lượng hỗn hợp 2 muối ban đầu.
Giải:
PTHH dạng chữ:
Muối 1 (CaCO ) Oxit 1 + Khí cacbonic
Muối 2 (MgCO )  Oxit 2 + Khí cacbonic
Theo ĐLBTKL ta có:
mmuối 1 + mmuối 2 = moxit 1 + moxit 2 + mcacbonic
3

3

m muối 1 + m muối 2 = 76 + 66 = 142(g)


Bài 2:Đốt cháy hoàn toàn16g chất A cần 64g O2, thu được
khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ khối lượng là 11:9. Tính khối
lượng CO2 và H2O tạo thành.
Giải :
PTHH dạng chữ:
A + oxi  cacbonic + nước
Hay: A + O2  CO2 + H2O
Theo ĐLBTKL ta có PTKL:
mA + moxi = mcacbonic + mnước
= 16 + 64 = 80(g)

Theo ĐB:
m CO2 : mH2O = 11: 9
=> mCO2 = (80: 20).11 = 44(g)
mH2O = 80-44=36(g)


Dặn dò
1) Làm bài tập số 1,3 (SGK/54), 15.5, 15.6 (SBT/21)
2) Chuẩn bị bài mới: Bài 16. Phương trình hoá học
3)Luyện viết 1 số CTHH của các phương trình chữ :
a) Khí hiđro + Khí oxi  Nước
b) Nhôm + Khí oxi  Nhôm oxit
c) Natricacbonat + Canxi hidroxit  Natri hidroxit +
canxi cacbonat



×