Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chương 5 các tính toán kinh tế về chất lượng môi trường (môn kinh tế môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.68 KB, 9 trang )

4/8/2013

Chương 5

Các tính toán kinh tế về chất
lượng môi trường
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này, người học có thể:
• Trình bày được các khái niệm, định nghĩa trong
bài.
• Trình bày được các thành phần của mô hình kiểm
soát ô nhiễm.
• Hiểu được cách xác định mức phát thải đạt hiệu
quả xã hội, vốn là mục tiêu của các chính sách
kiểm soát ô nhiễm.
1

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

• Khi có ngoại tác, tài nguyên tự do tiếp cận,
hoặc hàng hóa công cộng, hệ thống thị
trường sẽ không đạt được trạng thái cân
bằng hiệu quả xã hội.
• Hiệu quả xã hội là một khái niệm chuẩn tắc trong
kinh tế học. Việc xác định các chính sách công để
giải quyết những vấn đề môi trường cũng là một
dạng kinh tế học chuẩn tắc.
2

1



4/8/2013

• Một số bước trong phân tích chính sách chuẩn tắc:
- Nhận biết mục tiêu chất lượng môi trường cần
phải đạt. Đó có thể là mức ô nhiễm xung quanh
hoặc mức phát thải.
- Xác định cách phân chia mức mục tiêu môi trường
cho các kẻ gây ô nhiễm.
- Xác định các công cụ chính sách dùng để đạt mục
tiêu đó.
- Nói về vấn đề làm thế nào phân chia các lợi ích và
chi phí của các chính sách môi trường trong xã hội
và sự phân phối này có hợp lý không.
Chương này tập trung vào bước đầu tiên: xác định
mức mục tiêu chất lượng môi trường.
3

Mô hình kiểm soát ô nhiễm


Dựa trên sự đánh đổi giữa:



Thiệt hại do ô nhiễm
Chi phí làm giảm chất thải

I. Thiệt hại do ô nhiễm:
Những tác động tiêu cực mà những người sử dụng

môi trường phải chịu do sự suy giảm chất lượng
môi trường. Ví dụ thiệt hại do ô nhiễm nước, ô
nhiễm không khí, ô nhiễm đất,...
Hàm thiệt hại thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chất thải
và giá trị thiệt hại của chất thải đó.

4

2


4/8/2013



Các dạng hàm thiệt hại:








Hàm thiệt hại do chất thải: mối quan hệ giữa lượng
phát thải từ một hoặc nhiều nguồn nào đó và thiệt hại
môi trường sinh ra.
Hàm thiệt hại xung quanh: cho thấy các thiệt hại có
liên hệ như thế nào với nồng độ của một chất thải có
trong môi trường xung quanh.

Hàm thiệt hại biên cho thấy sự thay đổi về thiệt hại từ
sự thay đổi một đơn vị phát thải hay nồng độ xung
quanh.
Tổng thiệt hại là tổng số thiệt hại tại mỗi mức phát
thải.

Hàm thiệt hại biên sẽ được dùng trong mô hình tổng quát
về kiểm soát ô nhiễm.
5

6

3


4/8/2013

Hàm thiệt hại biên: Các đặc tính và
sự phân tích
• Hàm thiệt hại biên là yếu tố quan trọng cho việc
phân tích chính sách chuẩn tắc.
• Hai giả thiết cho hàm thiệt hại biên để dễ phân tích:
(1) Chất ô nhiễm là đơn chất, không tích luỹ và phân
phối đều; (2) Không có ngưỡng, nghĩa là mỗi hàm
thiệt hại biên đều phát xuất từ gốc tọa độ.
• Hàm thiệt hại biên được ký hiệu là MD và mức phát
thải là E:
Ví dụ: MD1= 0,4E
MD2= 0,6E
7


Hình 5-2: Hàm thiệt hại biên cho một chất ô nhiễm không
tích luỹ và không có ngưỡng

Chất thải (tấn/năm)

Chiều cao của đường thiệt hại biên cho thấy tổng thiệt hại
thay đổi bao nhiêu nếu lượng phát thải thay đổi một mức
nhỏ.
Tổng thiệt hại của một mức phát thải là diện tích dưới đường8
MD từ 0 đến mức đó.

4


4/8/2013

Chất thải (tấn/năm)

– Tại sao cùng một lượng chất thải lại có hai hàm
thiệt hại biên?
* Hai cách giải thích:
• Do số lượng người bị ảnh hưởng.
• Do sự thay đổi các điều kiện khí tượng thuỷ văn ở các
9
thời kỳ khác nhau.

II. Chi phí giảm ô nhiễm:
Là chi phí làm giảm số lượng các chất thải phát
ra môi trường hoặc làm giảm các nồng độ xung

quanh.
• Chi phí giảm ô nhiễm thường khác nhau theo
từng nguồn, phụ thuộc nhiều yếu tố.
• Việc làm giảm ô nhiễm theo nghĩa rộng bao gồm
nhiều cách giảm thải: thay đổi công nghệ sản
xuất, thay đổi đầu vào, tái chế chất thải, xử lý,
loại bỏ một địa điểm,...
• Các hàm giảm ô nhiễm biên được sử dụng cho
mô hình giảm ô nhiễm.
10

5


4/8/2013

• Chi phí giảm thải biên: chi phí tăng thêm để
giảm thêm một đơn vị chất thải, hoặc chi phí
tiết kiệm được nếu lượng chất thải tăng lên
một đơn vị.
• Trên trục hoành, các đường chi phí giảm ô
nhiễm biên xuất phát từ lượng chất thải
không được kiểm soát. Chúng dốc lên về bên
trái. Sản phẩm được sản xuất ở đây là lượng
chất thải được giảm.
• Ghi nhớ: Lượng thải được đọc từ trái qua
phải dọc theo trục hoành, trong khi lượng
giảm thải được đo từ phải qua trái.
11


12

6


4/8/2013

• Các đặc tính của hàm chi phí giảm thải
biên

Hình 5-4: Chi phí giảm ô nhiễm
biên cho một loại chất thải

Lượng thải
(tấn/tháng)

MAC1= 60 – 4E
MAC2 = 75 – 5E

13

• Chi phí giảm thải biên để làm giảm một đơn vị chất thải được
đo bằng độ cao của đường MAC trên đơn vị đó.
• Tổng chi phí giảm thải để làm giảm một số lượng chất thải
được đo bằng diện tích nằm dưới đường MAC tính từ điểm
gốc đến số lượng đó.
• Đồ thị tuyến tính cắt trục tung hàm ý có công nghệ giảm chất
thải đến 0 với một chi phí nhất định. Nếu đồ thị giống hình
(a): không có công nghệ nào có thể giảm thải đến 0. Cũng có
một cách giảm thải đến 0, đó là đóng cửa nhà máy hoặc thay

đổi sản phẩm sản xuất.
• Tại sao lại có hai đường chi phí giảm thải biên cho cùng một
loại chất thải?
- do khác nhau về công nghệ
- do thay đổi công nghệ => tiết kiệm chi phí giảm thải
14

7


4/8/2013

Chi phí giảm thải tổng hợp

Hình 5-5: Tổng hợp các đường chi phí giảm ô nhiễm biên

* Để tổng hợp chi phí giảm ô nhiễm biên, phải cộng theo chiều ngang
các hàm cá nhân để có chi phí giảm thải biên tổng hợp thấp nhất có thể
có.
* Việc cộng các đường MAC theo chiều ngang gợi lên nguyên tắc cân
15
bằng biên => cho ra tổng chi phí giảm thải thấp nhất.

Mức phát thải hiệu quả xã hội
• Đối với một chất thải nhất định được thải
ra từ một địa điểm nhất định trong khoảng
thời gian nhất định, mức phát thải hiệu quả
xã hội là mức tương ứng với điểm tại đó
hàm thiệt hại biên bằng hàm chi phí giảm
thải biên.


MAC = MD
16

8


4/8/2013

60
$

MAC
MD

d
20

c
a

0

b
10
E*

15

Lượng thải (tấn/tháng)


Hình 5-6: Xác định mức phát thải hiệu quả xã hội

MAC = 60 – 4E

Tại E* lợi ích xã hội ròng = c

MD = 2E

17

Tại sao E* là mức hiệu quả xã hội?
Làm thế nào biết E* là điểm có hiệu quả xã
hội? => Cần phải chứng minh mức thải E*
là mức có chi phí xã hội thấp nhất.
E* không cố định qua thời gian mà nó sẽ
thay đổi khi có những yếu tố làm cho hàm
MD và MAC dịch chuyển.
E* là mục tiêu của các chính sách công.
18

9



×