Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giải pháp của chính phủ ấn độ nhằm giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.62 KB, 3 trang )

Giải pháp của chính phủ Ấn Độ nhằm giảm bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập:
1.Mô hình kinh tế - cải cách kinh tế
Tháng 7/1991, một cuộc cải cách mạnh mẽ và toàn diện đã được Chính phủ phát
động và thực hiện cho đến ngày nay. Quá trình thực hiện cuộc cải cách về kinh
tế ở Ấn Độ từ năm 1991 đến nay được chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu (từ 1991 đến 1999), Ấn Độ hầu như tập trung vào cải cách mạnh
mẽ trên lĩnh vực kinh tế nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực hiện các chính
sách nhằm tự do hoá nền kinh tế trên các lĩnh vực tài chính, công nghiệp,
thương nghiệp và tích cực gắn kết Ấn Độ với nền kinh tế thế giới.
Giai đoạn tiếp theo (từ 1999 đến nay), song song với các chính sách đổi mới về
kinh tế Ấn Độ đã chú trọng đến các cải cách xã hội như y tế, giáo dục, xoá đói
giảm nghèo… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vốn rất thấp của người dân
Ấn. Điểm đặc biệt là các biện pháp cải cách ở Ấn Độ chủ yếu được thực hiện từ
dưới lên và giành được nhiều thành tựu.
10 năm sau cải cách, năm 2002, chỉ còn 25% số người sống dưới ngưỡng
nghèo. Giảm nghèo 13% trong vòng 10 năm trên một tổng số những 1 tỉ người
(khác với nước chỉ vài chục triệu người) không phải là chuyện nhẹ nhàng, nhất
là khi đây là một nước nông nghiệp với 60% lực lượng lao động là ở nông thôn.
Tất nhiên, giải quyết bài toán nông nghiệp không phải là dễ, ngay cả các nước
công nghiệp hàng đầu như Mỹ, EU... cũng còn trợ cấp ào ạt cho nông dân của
mình, thì đây chính là một thành quả lớn của cải cách.
Những quyết định cải cách kinh tế mới đây của Chính phủ Ấn Độ sẽ khôi phục
lòng tin của các nhà đầu tư toàn cầu vào nền kinh tế Ấn Độ. Các sáng kiến cải
cách của Chính phủ Ấn Độ, trong đó có quyết định mở cửa 51% lĩnh vực bán lẻ
đa thương hiệu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 49% cho lĩnh vực hàng
không dân dụng, nâng trần FDI vào lĩnh vực truyền thông từ 49% lên 74% và
lĩnh vực bảo hiểm từ 26% lên 49% cũng sẽ góp phần tăng thêm đầu tư từ các
nơi trên thế giới.
Thay vì đi theo sách lược cổ điển thường thấy ở châu Á là tập trung lao động
phục vụ xuất khẩu, sản xuất hàng hóa gia công rẻ mạt cho phương Tây, Ấn Độ


đã hướng đến thị trường nội địa hơn là thị trường xuất khẩu, đến tiêu thụ nội địa
hơn là đầu tư nước ngoài, đến dịch vụ hơn là công nghiệp, đến kỹ thuật cao hơn
là gia công với tay nghề thấp.


Mô hình kinh tế hướng đến tiêu thụ nội địa này “thân thiện” với dân chúng hơn
là các sách lược kinh tế khác. Nhờ đó, nền kinh tế Ấn Độ hầu như thoát khỏi
những chao đảo kinh tế toàn cầu, mức độ ổn định cũng đáng nể như tỉ lệ tăng
trưởng. Kết quả là bất bình đẳng xã hội ở Ấn Độ thấp hơn ở các nước đang phát
triển khác.
2.Chính sách xã hội
a.Chương trình việc làm công (NREGA)
Bộ luật bảo đảm việc làm nông thôn chính thức được thông qua vào ngày
25/8/2005 nhằm đảm bảo công việc cho người nông thôn trong độ tuổi đi làm.
Bộ Phát Triển Nông Thôn cùng với chính quyền địa phương triển khai và giám
sát thực hiện bộ luật này. Đây là một chương trình giảm nghèo mang tính phát
triển vì chương trình đã nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn thông qua
việc thu hút vào các hoạt động lao động xây dựng các công trình tại địa
phương. Thay bằng việc cung cấp ngân sách cho các nhà thầu, các doanh
nghiệp, Chính phủ sẽ trả trực tiếp cho những người lao động đang cần việc làm
tại những vùng nông thôn. Hiệu quả của việc đầu tư này có ý nghĩa xã hội lớn
hơn rất nhiều nếu đầu tư cho các nhà thầu.
Mục tiêu của chương trình:
- Nhằm cải thiện nhu cầu công việc của người nông dân bằng hình thức đảm
bảo 100 ngày làm việc trong một năm cho những công việc thủ công không đòi
hỏi trình độ cho người nông dân, thông qua đó giảm được khoảng cách giữa
người giàu và người nghèo.
- Chương trình này đặc biệt hướng đến đối tượng là lao động phụ nữ (1/3 lao
động này sẽ phải ưu tiên cho phụ nữ).
Nội dung cơ bản của Chương trình:

- Chương trình sẽ đảm bảo cho mỗi hộ gia đình được phép làm việc 100 ngày
trong một năm và được phân chia giữa các thành viên trong gia đình.
- Các hộ gia đình đều phải đăng ký tham gia chương trình. Người lao động
thuộc các hộ gia đình tham gia chương trình có thể đăng ký tìm việc tại bất kỳ
thời điểm nào trong năm.
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp đơn xin việc, người dân sẽ có việc làm.
Các công việc được bố trí trong phạm vi 5km so vơi nơi ở. Trường hợp không


được bố trí việc làm thì người dân sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trợ cấp
thất nghiệp sẽ bằng 25% khoản tiền lương tối thiểu cho 30 ngày đầu tiên, trợ
cấp thất nghiệp cho những ngày tiếp theo sẽ bằng 50% lương tối thiểu, tùy theo
tổng số ngày được hưởng theo tiêu chuẩn.
- Công việc phải kéo dài ít nhất 14 ngày và không quá 6 ngày/tuần. Tiền lương
sẽ được trả hàng tuần và không muộn hơn ngày thứ 4 tính từ ngày công việc
được hoàn tất.
b.Chương trình BHYT cho người nghèo
Năm 2004, BHYT ở Ấn Độ chỉ dành cho những người có thu nhập cao (chiếm
khoảng 4 đến 5% dân số). Những người nghèo bị mắc nợ do phải chi trả chi phí
khám chữa bệnh ở Ấn Độ ngày một tăng. Trong khi năng lực của bệnh viện
không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Trước tình hình đó,
Chính phủ Ấn Độ đã giao Bộ Lao động và Việc làm nghiêm cứu, đề xuất
Chương trình BHYT cho người nghèo.
Chi phí được thanh toán:
- Chi phí: tối đa là 30.000 Rs/năm (khoảng 650 $ US) cho một hộ gồm 5 nhân
khẩu.
- Chương trình BHYT cho người nghèo chỉ thực hiện chi trả chi phí khám chữa
bệnh nội trú, chưa thực hiện chi trả chi phí khám chữa bệnh ngoại trú.
Ngoài ra, người nghèo còn được chi trả các khoản chi phí: trước một ngày nhập
viện; sau 05 ngày ra viện và chi phí đi lại 1000 Rs tương đương với 22 $.

Sự khác biệt giữa chương BHYT người nghèo ở Ấn Độ với các chương trình
BHYT trên thế giới là:
- Đây là chương trình sử dụng CNTT lớn nhất áp dụng ở nông thôn.
- Chương trình đã tạo ra nhiều lựa chọn cho người nghèo khi đi khám, chữa
bệnh đối với cả bệnh viện công và bệnh viện tư.
- Chương trình này bắt đầu ở một vài huyện, sau đó được nhân rộng ra.



×