Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Khác biệt xã hội và bất bình đẳng ở đông nam á thực trạng dưới góc nhìn đa ngành và lịch đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 31 trang )

1.1. Khác biệt xã hội và
bất bình đẳng ở Đông Nam Á.
Thực trạng dưới góc nhìn
đa ngành và lịch đại
Jean-Luc Maurer, Viện nghiên cứu quốc tế và phát triển (IHEID)

(Nội dung gỡ băng)
Tôi xin cảm ơn Viện Khoa học xã hội Việt
Nam và các cơ quan đối tác của Pháp là AFD,
IRD, AUF, ÉFEO, Đại học Nantes – và đặc biệt
cảm ơn Stéphane Lagrée, anh thực sự là trụ
cột của Khóa học mùa hè Tam Đảo ngay từ
năm đầu tiên sự kiện này được tổ chức. Cũng
chính anh đã có lời mời tôi tham dự Khóa học
mùa hè Tam Đảo lần thứ 5 năm nay. Lời mời
tham gia Khóa học mùa hè về khoa học xã
hội đã từ những năm trước, lý do là bởi từ gần
mười năm nay hè nào tôi cũng sang giảng
dạy trong thời gian từ 2 đến 3 tuần tại Việt
Nam. Viện nghiên cứu nơi tôi công tác đang
có một chương trình đào tạo bậc thạc sĩ về
nghiên cứu phát triển. Chương trình giảng
dạy được thực hiện một phần tại Hà Nội.
Chủ đề của Khóa học mùa hè Tam Đảo năm
nay liên quan rất nhiều đến lĩnh vực thuộc

chuyên ngành của tôi. Vì tôi nghiên cứu về
các chính sách phát triển châu Á và phần lớn
các nghiên cứu của tôi đều được thực hiện ở
Đông Nam Á, chủ yếu về Indonesia, ngoài ra
cũng có nghiên cứu về Việt Nam, Campuchia,


Thái Lan, và Malaysia [1]. Do đó, tôi biết khá rõ
thực tiễn của khu vực, có lẽ còn kỹ hơn cả hai
nước quê hương tôi là Pháp và Thụy Sĩ! Bên
cạnh đó, đều đặn nhiều năm nay, tôi cùng với
các đồng nghiệp khác của Viện Nghiên cứu
Phát triển Genève tham gia giảng dạy về các
vấn đề liên quan đến bất bình đẳng xã hội.
Tôi hy vọng những nội dung tôi trình bày sẽ
mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho vấn
đề cơ bản này.
Khi chuẩn bị bài giảng này, tôi cũng có tham
vọng trình bày một bài dẫn nhập giới thiệu
một bức tranh tổng thể về chủ đề của chúng
ta, nhưng tôi cũng hy vọng những nội dung
trong bài giảng của tôi sẽ phục vụ cho việc

[1] Trong tiếng Pháp, tên gọi Malaysia chỉ đất nước bao gồm các đảo nằm rải rác trong vùng biển phía Nam Trung Quốc
(…), còn tên gọi Malaisie dùng để chỉ phần quần đảo của nước này (…), De Koninck, R (2005), “L’Asie du Sud-Est”,
Armand Colin, Paris.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 33 ]


thảo luận ở phần sau, cũng như cho toàn
bộ các hoạt động trong suốt tuần học tại
Tam Đảo. Tôi muốn trình bày thực trạng của
10 nước trong khu vực, so sánh thực tế của
các nước dưới góc nhìn lịch đại vì ngoài tính

đương đại và bối cảnh cụ thể của từng sự
kiện, các quá trình phân biệt xã hội đều đặt
trong lịch sử, văn hóa và trong thời gian dài.
Điều này đã được Denys Lombard, một trong
những người thầy của tôi nhắc tới. Trong bài
giảng của tôi, tất nhiên không thiếu các số
liệu. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là đo đếm
và định lượng, nhưng như thế chưa đủ, nhà
nghiên cứu còn có nhiệm vụ phải hiểu, có thể
là nhờ vào việc sử dụng số liệu, nhưng cũng
có thể thông qua phân tích định tính. Là một
nhà nghiên cứu chính sách, tôi rất coi trọng
cả hai phương pháp tiếp cận này.
Sau phần mở đầu giới thiệu lý do tại sao tôi lựa
chọn phân tích vấn đề bất bình đẳng và phân
biệt xã hội trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực
Đông Nam Á, phần chính trong bài giảng của
tôi sẽ có ba nội dung lớn. Trong phần một,
tôi sẽ giới thiệu các yếu tố thống nhất và đa
dạng của khu vực Đông Nam Á, những yếu tố
này thường là kết quả của một quá trình lịch
sử dài và phức tạp. Trong phần hai, tôi sẽ trình
bày ngắn gọn về con đường phát triển của
các nước trong khu vực. Ở phần này, tôi sẽ
nhấn mạnh mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh
tế, giảm nghèo và các vấn đề bất bình đẳng.
Trong phần cuối, tôi sẽ so sánh các vấn đề bất
bình đẳng ở hai nước: Indonesia và Việt Nam.
Đây là hai nước mà tôi đánh giá là có mô hình
điển hình về bất bình đẳng trong khu vực.

Phần kết luận trong bài giảng của tôi sẽ dành
để phân tích về những bế tắc của mô hình
phát triển hiện nay và những giải pháp có thể
có để giải quyết những bế tắc đó.

Về tầm quan trọng của việc ưu tiên
nghiên cứu bất bình đẳng và lý do
lựa chọn khu vực Đông Nam Á làm
khu vực phân tích điển hình
Tại sao một nhà nghiên cứu chuyên về các vấn
đề phát triển lại lựa chọn phân tích các vấn đề
về khác biệt và bất bình đẳng xã hội và ưu tiên
nghiên cứu các vấn đề này? Câu trả lời chắc
chắn là vì, với những vấn đề môi trường càng
ngày càng bức xúc bởi là hậu quả của mô hình
phát triển kinh tế hiện nay, vấn đề phân biệt và
bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng chắc
chắn là yếu tố có vai trò quyết định nhất đối
với công bằng xã hội, ổn định chính trị, hòa
bình và tương lai của nhân loại. Khác biệt và
bất bình đẳng xã hội hiện nay đang ngày càng
gia tăng ở tất cả các nước trên thế giới từ khi
làn sóng toàn cầu hóa dựa trên mô hình tự do
mới bắt đầu lan rộng trên toàn hành tinh vào
đầu những năm 1980, với « cuộc cách mạng »
bảo thủ của Reagan và Thatcher.
Từ 30 năm trở lại đây, chúng ta đã thực sự
chứng kiến sự quay trở lại của kỷ nguyên bất
bình đẳng vốn là đặc trưng của chủ nghĩa tư
bản dã man vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Kỷ nguyên này đã kết thúc bằng cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ nhất, tiếp nối sau đó
là cuộc đại khủng hoảng kinh tế - tài chính
năm 1929 và một cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ hai trên quy mô toàn hành tinh với
mức độ tàn phá nặng nề hơn. Tất cả các yếu
tố này đều có quan hệ qua lại và để lại những
hậu quả khủng khiếp. Cách nhau một thế kỷ,
dường như lịch sử đang lặp lại, và giai đoạn
chiến thắng của chủ nghĩa tư bản tài chính
mà chúng ta đang trải qua cũng có thể dẫn
tới những hậu quả bi thảm không kém. Vì
những lý do đó, các nghiên cứu về phát triển
cần dành một mức độ ưu tiên nhất định cho

[ 34 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


phân tích các hiện tượng khác biệt và bất
bình đẳng xã hội. Những phân tích này sẽ
giúp hiểu rõ hơn bản chất của các hiện tượng

Bảng

1

khác biệt và bất bình đẳng xã hội, từ đó giúp
tìm ra giải pháp kiềm chế và giảm bớt các
hiện tượng đó.


Kết quả nghiên cứu chính của WIDER

Các nước lấy
mẫu trong mỗi
nhóm

Tỷ lệ dân số
của các nước
lấy mẫu

Tỷ lệ dân số
thế giới

Tỷ lệ GDP-PPP
của các nước
lấy mẫu

Tỷ lệ GDP-PPP
thế giới

Tăng bất bình đẳng

48

59

47

78


71

Tăng theo hình chữ U

29

55

44

73

66

Bất bình đẳng giảm

9

5

4

9

8

Không có xu hướng

16


36

29

13

12

Không tính trong mẫu





20



9

Tổng số

73

100

100

100


100

Nguồn: Giovanni Andrea Cornia with Sampsa Kiiski (2001)“Trend in Income Distribution in the Post-World War II Period: Evidence and
Interpretation”, Wider Discussion Paper N°. 89, UNU/WIDER: Helsinki.

Bảng 1 giới thiệu các kết quả của nghiên
cứu do WIDER – Viện nghiên cứu kinh tế của
trường Đại học LHQ đặt tại Helsinki – thực
hiện. Các nghiên cứu của Viện quan tâm rất
nhiều đến các vấn đề bất bình đẳng xã hội.
Nghiên cứu này được thực hiện tại 73 nước
trong giai đoạn 1960-1990. Trong số 73 nước
được nghiên cứu, 48 nước có mức chênh
lệch về thu nhập ngày càng gia tăng. Các

bất bình đẳng này biến thiên theo hình chữ
« U » ngược, quan sát được tại 29 nước, điều
này đi ngược lại với thuyết tân cổ điển của
Simon Kuznets. Lát nữa, tôi sẽ quay lại điểm
này. Đúng là các số liệu này đã hơi cũ, nhưng
nếu WIDER thực hiện một nghiên cứu tương
tự đối với giai đoạn 1980-2010, tôi chắc chắn
rằng sẽ không có nước nào nằm trong nhóm
có sự sụt giảm về bất bình đẳng xã hội.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 35 ]



Bảng
B t bình
ng
T ng

n

Những thay đổi trong chênh lệch về thu
nhập tại 73 nước giai đoạn 1960 – 1990

2
Các n

c phát tri n

12: Úc, Canada, an M ch,
Ph n Lan, , Nh t B n, Hà
Lan, Niu Dilân, Tây Ban
Nha, Th y i n, Anh, M

nh

3: Áo, B ,

c

Các n

c ang phát tri n


Các n

c ang chuy n

i

T ng
s

15: Achentina, Chilê, Trung
Qu c, Colombia, Guatemala,
Hong Kong, Mehicô,
Pakistan, Panama, Nam Phi,
Srilanka, ài Loan, Thái
Lan, Venezuela

21: Acmênia, Azerbaijan,
Bungari, Crôatia,CH Sec,
Estonia, Grudia, Hungari,
Kazakhstan, Latvia, Litva,
Macedonia, Moldova, Ba
Lan, Rumani, Nga,
Slovakia, Slovenia,
Ukraina, Yugoslavia

48

12: Bangladet, Braxin, B
bi n Ngà, CH Dominica, El
Salvador, n , Indonexia,

Puerto Rico, Senegal,
Singapore, Tanzania, Th
Nh K

1: Belarus

16

Gi m

2: Pháp, Na Uy

7: Bahamas, Honduras,
Jamaica, Hàn Qu c,
Malaysia, Philippines, Tuynidi

0

9

T ng s

17

34

22

73


Nguồn: Giovanni Andrea Cornia with Sampsa Kiiski (2001)“Trend in Income Distribution in the Post-World War II Period: Evidence and
Interpretation”, Wider Discussion Paper N°. 89, UNU/WIDER: Helsinki.

Bảng 2 phân biệt ba nhóm nước: các nước
phát triển, các nước đang phát triển và các
nước có nền kinh tế chuyển đổi. Có thể nhận
thấy là trong số 22 nước có nền kinh tế chuyển
đổi, 21 nước có hiện tượng bất bình đẳng về
thu nhập ngày càng gia tăng. Nước duy nhất
không gặp phải tình trạng này lại là nước duy
nhất chưa mở cửa thị trường, đó là Belarus!
Các bạn cũng có thể thấy là phần lớn các

nước nói tiếng Anh công nghiệp hóa, vốn là
những nước đầu tiên cưỡi lên con ngựa chiến
của làn sóng toàn cầu hóa tân tự do, đều là
những nước có hiện tượng bất bình đẳng gia
tăng. Chỉ có một số nước, như Pháp hay Na
Uy, vào thời điểm đó, vẫn còn là những nước
có bất bình đẳng giảm đi. Nhưng hiện nay ở
cả hai nước này, các vấn đề bất bình đẳng lại
đang có chiều hướng gia tăng.

[ 36 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Hình

1


T l tiêu dùng cá nhân trên th gi i
n m 2005

Tỷ lệ tiêu dùng cá nhân trên thế giới, 2005

Nghèo nh t th gi i chi m 20%
tiêu dùng 1,5%

Trung bình c a th gi i chi m 60%
tiêu dùng 21,9%

Giàu nh t th gi i chi m 20%
tiêu dùng 76,6%

Nguồn: World Bank Development indicators 2008.

Về điểm này, số liệu của Ngân hàng thế giới
cho thấy tình hình rất đáng báo động. So với
tổng mức tiêu dùng chung của thế giới năm
2005, 20% những người nghèo nhất chỉ tiếp
cận được với 1,5%. Nhóm mà chúng ta gọi là

Hình

2

« tầng lớp trung bình », tức là 3/5 số những
người ở tốp giữa cũng chỉ chiếm 22% tổng
mức tiêu dùng chung của toàn thế giới. Phần
còn lại, 20% những người giàu nhất chiếm tới

3/4 tổng mức tiêu dùng.

Chênh lệch về tiêu dùng trên thế giới năm 2005

T l
tiêu dùng
cá nhân
trên th
gi i
(%)

Th p phân v dân s th gi i
(VD: 1 = nghèo nh t 10%; 2 = nghèo nh t 11-20%)

Nguồn: World Bank Development indicators 2008

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 37 ]


Biểu đồ này còn phân tích sâu hơn và cho thấy
mức độ chênh lệch trong bất bình đẳng về
tiêu dùng của năm 2005 xét theo đơn vị 1/10.
1/10 số người giàu nhất chiếm tới gần 60%
mức tiêu dùng của thế giới, cao hơn 120 lần
so với nhóm 1/10 những người nghèo nhất,
vốn chỉ chiếm 0,5% tổng mức tiêu dùng thế
giới. Nếu lấy nhóm 1/10 thứ hai tính từ dưới
lên với mức tiêu thụ chiếm 1%, khoảng cách

chênh lệch vẫn gấp tới 60 lần. Vẫn cứ tiếp tục
so sánh như vậy, ta đều có thể thấy khoảng
cách giữa người nghèo và người giàu đang
không ngừng gia tăng trên thế giới. Nếu lấy
đơn vị tính là 1/100 hoặc 1/1000, các con số
sẽ còn ấn tượng hơn nữa vì mức độ tập trung
sự giàu có chỉ diễn ra chủ yếu ở đỉnh kim tự
tháp. Tất cả những điều trên chứng tỏ rằng
chúng ta hoàn toàn có lý khi phân tích vấn đề
bất bình đẳng xã hội như là một hiện tượng
xã hội có sức tàn phá khủng khiếp nhất trên
quy mô toàn thế giới trong khoảng 30 năm
trở lại đây.
Đông Á, đặc biệt là Đông Nam Á là một khu
vực rất thú vị để phân tích vấn đề mà tôi đề
cập đến ở trên. Vì những lý do lịch sử, văn hóa
và tôn giáo, bất bình đẳng xã hội luôn được
nhìn nhận ở mức độ khá ôn hòa nếu so với
các khu vực khác trên thế giới, như Nam Mỹ –
Braxin, Colombia, Bolivia – hoặc khu vực phía
Nam châu Phi – Botswana, Namibia, Nam Phi.
Nhận định này cũng được khẳng định trong
bản báo cáo nổi tiếng năm 1993 của Ngân
hàng thế giới về cái gọi là “Sự Thần kỳ Đông
Á”, một báo cáo được phân tích và bị chỉ trích
rất nhiều. Báo cáo này phân tích 7 nước trong
khu vực là Singapore, Thái Lan, Malaysia và
Indonesia, là bốn nước thuộc khu vực Đông

Nam Á, và ba “con rồng nhỏ” của Đông Á là

Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Kết luận
chính mà báo cáo này đưa ra là khu vực Đông
Á có đặc điểm chung là “tăng trưởng công
bằng” – “Growth with Equity”.
Nếu phân tích ở một cấp độ khác, mặc dù có
những khác biệt rất lớn, các nước Đông Nam
Á đều có một “nền tảng văn hóa chung” lâu
đời – đây là khái niệm mà nhà nghiên cứu
phương đông học danh tiếng Paul Mus đã
đưa ra trong tác phẩm nổi tiếng của mình
có tên gọi Góc châu Á (L’angle de l’Asie). Trong
công trình này, nhìn chung Paul Mus ca ngợi
rất nhiều các giá trị bình đẳng, chia sẻ và bình
dị. Theo những nghiên cứu mới nhất của giáo
sư Edison Liu, một nhà nghiên cứu người Mỹ
gốc Hoa hiện đang làm việc tại Singapore,
tất cả các dân tộc thuộc khu vực Đông Nam
Á đều có chung một tổ tiên, kể cả các dân
tộc được gọi là thiểu số? Tất nhiên Paul Mus
chưa nghĩ đến điều này khi ông đề cập đến
khái niệm “nền tảng văn hóa chung”, đây là
một khái niệm quan trọng trong phân tích
các vấn đề về bất bình đẳng. Hơn nữa, Đông
Á rộng lớn hơn Đông Nam Á, và bất bình
đẳng xã hội nói chung vẫn ở mức ôn hòa
ở hai nước nổi bật của hiện tượng “thần kỳ
châu Á” là Hàn Quốc và Đài Loan. Tính riêng
ở 10 nước Đông Nam Á, tình hình bất bình
đẳng có khác nhau tùy theo các yếu tố lịch sử,
văn hóa, chính trị mà chúng ta sẽ phân tích

sau đây. Điểm chung duy nhất, không tính
trình độ xuất phát điểm của mỗi nước, đó là
bất bình đẳng luôn có chiều hướng gia tăng
từ khoảng 20 – 30 năm trở lại đây ở hầu hết
các nước này.

[ 38 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

3

Các qu c gia “Th n k ông Á” :
b t bình ng v thu nh p gia t ng m nh
Các nước
thuộc
“Thần kỳ Đông Á”:
trong
giai hiện
o ntượng
1970-1995

bất bình đẳng gia tăng mạnh, giai đoạn 1970-1995

Qu c gia và giai
o n

Ph


ng pháp tính

H s Gini b t
u

H s Gini k t
thúc

H ng Kông, 1971-91

Thu nh p bình quân h gia
ình

40.9

45.0

Singapore, 1973-89

Thu nh p bình quân h gia
ình

41.0

49.0

ài Loan, 1985-95

Thu nh p bình quân h gia
ình


29.0

31.7

Hàn Qu c, 1970-88

Thu nh p bình quân h gia
ình

33.3

33.6

Malaysia, 1973-1989

Thu nh p

50.1

45.9

Thái Lan, 1975-92

Chi tiêu

u ng

i


36.4

46.2

Indonesia, 1970-95

Chi tiêu

u ng

i

34.9

34.2

Trung Qu c, 1985-95

Thu nh p

29.9

38.8

Philippines, 1985-94

Chi tiêu

u ng


i

41.0

42.9

Vi t Nam, 1993-2003

Chi tiêu

u ng

i

35.5

±40.0

u ng

i

u ng

i

Nguồn: World Bank Database.

Bảng này cho thấy bất bình đẳng về thu nhập
và tiêu dùng tăng ở các nước thuộc hiện

tượng “Thần kỳ Đông Á” trong các khoảng
thời gian khác nhau tính từ đầu những năm
1970 cho đến giữa những năm 1990. Tôi xin
thêm vào đây hai nước là Trung Quốc và
Việt Nam, hai nước này tham gia vào nhóm
ở khoảng giữa giai đoạn, còn Philippines thì
chưa bao giờ có mặt. Vấn đề bất bình đẳng
là vấn đề phức tạp và khó so sánh. Thứ nhất
là bởi các nước không có chung các chỉ số:
một số nước sử dụng chỉ số thu nhập, một số
nước khác sử dụng chỉ số tiêu dùng; có nước
lại sử dụng chỉ số tiêu dùng theo đầu người,
nước khác lại tính chỉ số tiêu dùng theo hộ.
Mặt khác, các năm được sử dụng làm mốc
tham chiếu cũng không giống nhau. Điều
này khiến cho phân tích so sánh khó hơn rất
nhiều. Trong bảng này, mỗi nước có một năm
xuất phát và năm kết thúc khác nhau, và hệ
số Gini tương ứng, đây là chỉ số quan trọng
được sử dụng cho phân tích bất bình đẳng.
Có thể thấy bất bình đẳng tăng ở 8/10 nước

trong giai đoạn 1970-1995, nhưng có nhiều
khác biệt lớn:
-Ở Singapore, Hồng Kông và Philippines,
mức độ bất bình đẳng, vốn đã cao lại vẫn
còn tiếp tục tăng. Nếu chỉ lấy riêng trường
hợp điển hình là Singapore, có thể thấy nước
này có mức độ bất bình đẳng cao nhất thế
giới: hệ số Gini vốn đã rất cao vào năm 1973

(41) lại vẫn tiếp tục tăng mạnh tới tận năm
1989 (49). Với hệ số Gini cao như vậy, đảo
quốc nhỏ bé này của khu vực Đông Nam Á
được xếp ngang với Braxin về mức độ bất
bình đẳng xã hội. Braxin vẫn luôn được coi là
nước vô địch thế giới về vấn đề này, cho dù
có vẻ như kể từ khi tổng thống Lula da Silva
đưa ra các chính sách về tái phân phối, bất
bình đẳng ở nước này đã giảm đáng kể.
- Với mức xuất phát điểm nói chung khá thấp,
bất bình đẳng gần như bùng nổ ở Thái Lan,
Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc vốn
rất bình đẳng trong 30 năm đầu tiên sau khi
lập nước, có mức xuất phát điểm thấp hơn

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 39 ]


30 vào năm 1985, sau đó tăng lên đến mức
40 vào năm 1995. Hiện nay, chỉ số này của
Trung Quốc là 50. Với mức này, Trung Quốc
được xếp vào nhóm các nước bất bình
đẳng nhất trên thế giới. Việt Nam cũng có
một quy trình lịch sử tương tự, hiện đang
có hệ số Gini ở mức 40;
- Bất bình đẳng cũng gia tăng ở Đài Loan và
Hàn Quốc, nhưng vì xuất phát điểm thấp
nên nhìn chung bất bình đẳng ở hai nước

này hiện vẫn ở mức tương đối thấp;
- Mức độ bất bình đẳng chỉ giảm ở hai nước
là Malaysia và Indonesia. Ở Indonesia, mức
độ xuất phát điểm thấp và hiện nay vẫn ở
mức tương đối thấp. Ngược lại, ở Malaysia,
mức độ bất bình đẳng xuất phát điểm rất
cao vào thời điểm nước này giành độc lập,
sau đó giảm nhờ các chính sách tích cực
mà Thủ tướng Mahathir đưa ra để hỗ trợ
cho đại bộ phận người dân nước này. Tuy
nhiên, bất bình đẳng ở nước này hiện vẫn ở
mức tương đối cao.
Ngoài những bình luận theo thời điểm đã
giới thiệu ở trên, nhìn chung bất bình đẳng
có xu hướng giảm kể từ khi các nước giành
được độc lập cho đến những năm 1980, cho
dù tăng trưởng kinh tế của các nước ở các
mức khác nhau. Chỉ đến khi làn sóng toàn
cầu hóa của những năm 1980 bắt đầu lan

sang các nước này và nhấn chìm chúng thì
bất bình đẳng mới tăng trở lại. Điều này đi
ngược lại với thuyết tân cổ điển mà Simon
Kuznets đưa ra vào những năm 1950 mà
theo đó, bất bình đẳng luôn có xu hướng tự
nhiên là tăng trong giai đoạn đầu khi có tăng
trưởng kinh tế, sau đó sẽ giảm khi thành quả
của tăng trưởng được chia sẻ đồng đều hơn
cho tất cả mọi người.
Hơn nữa, phần lớn các lý giải đều không chỉ

phụ thuộc vào các yếu tố lịch sử hay văn hóa
mà còn phụ thuộc vào các chính sách phát
triển được đưa ra. Không phải ngẫu nhiên mà
bất bình đẳng gia tăng hay giảm đi. Bất bình
đẳng tăng hay giảm còn phụ thuộc vào các
chính sách công mà các nhà lãnh đạo đưa ra
áp dụng. Việc Hàn Quốc đạt được kết quả như
họ có không phải là nhờ vào một điều thần kỳ.
Bất bình đẳng không phải là định mệnh bắt
buộc, nó phụ thuộc một phần vào các chính
sách công, về thuế khóa và tái phân phối thu
nhập xã hội. Có vẻ như trong bài giảng này,
tôi đang reo rắc tư tưởng “bi quan về lý trí” và
“lạc quan về ý chí” mà Antonio Gramsci đã
đưa ra. Phân tích của tôi thực tế là thiên về
màu tối hơn, nhưng tôi tin rằng luôn luôn có
cách để cải thiện tình hình nhờ vào việc đưa
ra các chính sách phù hợp.

[ 40 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

10 qu c gia NÁ:

10 quốc gia Đông Nam Á: làm rõ những khác biệt
tình trong
tr ngbấtb bình
t bình

thu nh p
đẳng vềng
thu v
nhập
4

N m i u tra

Q1

Q5

Quan h
Q5/Q1

H s
Gini

Myanmar (Bi)

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.


Brunây (Br)

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

Campuchia (C)

1997 (C)

6.9

47.6

6.9

40.4

Indonesia (I)

2002 (C)

8.4


43.3

5.2

34.3

Lào (L)

1997 (C)

7.6

45.0

6.0

37.0

Malaysia (M)

1997 (I)

4.4

54.3

12.4

49.2


Philippines (P)

2000 (C)

5.4

52.3

9.7

46.1

Singapore (S)

1998 (I)

5.0

49.0

9.7

42.5

Thái Lan (T)

2000 (C)

6.1


50.0

8.3

43.2

Vi t Nam (V)

2002 (C)

7.7

43.0

5.5

34.8

Nguồn: Báo cáo thế giới về phát triển con người năm 2005, UNDP.

Bảng này tập hợp một số chỉ số mới nhất về
những khác biệt trong bất bình đẳng về thu
nhập ở 10 nước Đông Nam Á. Năm thực hiện
điều tra và các chỉ số sử dụng là khác nhau.
Trong bảng này cũng có sử dụng một chỉ số
lớn khác, thường được sử dụng để tính toán
bất bình đẳng, đó là chỉ số so sánh giữa nhóm
1/5 nghèo nhất (Q1) và nhóm 1/5 giàu nhất
(Q5). Từ so sánh hai nhóm này, ta thấy có nhiều
khác biệt lớn. Cụ thể, đối với Malaysia, tương

quan Q1/Q5 cao hơn 12, có nghĩa là nhóm
1/5 những người giàu nhất giàu hơn nhóm
1/5 những người nghèo nhất đến 12  lần.
Nếu lấy các nước có mức độ bất bình đẳng
thấp nhất Đông Nam Á, như Indonesia và Việt
Nam, mức chênh lệch giàu nghèo giữa nhóm
1/5 những người giàu nhất và 1/5  những
người nghèo nhất chỉ là 5 lần. Kết luận này
cũng được thể hiện trong chỉ số Gini.

1.1.1. Thống nhất và đa dạng của
khu vực Đông Nam Á: kết quả của
một quá trình lịch sử dài và phức tạp
Làm thế nào để lý giải tình hình thực tế cũng
như những khác biệt trong khu vực? Tôi thấy
không thể làm được điều này nếu không
quay lại xem xét trong lịch sử. Ngay từ những
thế kỷ đầu tiên của lịch sử (theo lịch Thiên
chúa), hai làn sóng ảnh hưởng văn hóa ngoại
lai lớn đã lan sang Đông Nam Á – khu vực
“góc châu Á - Angle de l’Asie” theo cách gọi
của Paul Mus, “nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa”
theo cách gọi của Michel Bruneau. Làn sóng
ảnh hưởng lớn nhất là hiện tượng Ấn hóa, và
làn sóng thứ hai là hiện tượng Trung Hoa hóa.
Làn sóng thứ nhất đều tác động dù ít hay
nhiều đến tất cả các nước trong khu vực và
để lại dấu ấn lâu dài, đặc biệt là ở Campuchia
và Indonesia. Việt Nam là nước duy nhất chịu
ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, trong khi

đó Philippines gần như nằm ngoài hai quá

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 41 ]


trình tiếp biến văn hóa này. Nhấn mạnh điểm
này là rất quan trọng, vì mặc dù Philippines
thuộc về khu vực Đông Nam Á, kể cả về địa
lý và chính trị, nhưng nhiều yếu tố lại khiến
nước này gần hơn với khu vực Nam Mỹ về
lịch sử và văn hóa. Điều này là kết quả của
việc nước này không bị chịu ảnh hưởng từ
hai làn sóng văn hóa ngoại lai tiền thực dân,
và là nước duy nhất hướng sang bờ kia của
Thái Bình Dương do liên tiếp nằm dưới sự đô
hộ của Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Nếu không
kể trường hợp ngoại lệ của Philippines, rất
nhiều giá trị chung về tôn giáo và triết học
gốc Ấn, là đạo Hindou và nhất là đạo Phật,
hoặc gốc Trung Hoa, chủ yếu là đạo Khổng,
đều thấm đẫm trong các xã hội Đông Nam Á
và để lại một di sản, là một phần nguồn gốc
của “nền tảng văn hóa chung” mà Paul Mus đã
nhắc đến. Trong số những giá trị chung đó,
có nhiều yếu tố mang lại một nhân sinh quan
khá bình đẳng về xã hội: ý thức chia sẻ, tính
bình dị và thanh đạm, những phẩm chất mà
ta có thể thấy trong đạo Phật.

Nếu nhìn vào lịch sử gần hơn, có thể thấy
đạo Hồi, mặc dù có mặt trong khu vực muộn
hơn rất nhiều – từ thế kỷ 12 – và chủ yếu ảnh
hưởng tới cộng đồng người Mã Lai, cũng
đã chứa đựng nhiều giá trị mà tựu chung
lại đều rất gần với tính khiêm nhường, tình
đoàn kết và lòng từ thiện. Nhưng quá trình
đô hộ từ phương Tây đã làm sâu sắc thêm
những khác biệt vốn có. Một mặt, một số
vùng trong khu vực bị đô hộ từ rất sớm, ngay
từ cuối thế kỷ 16, như trường hợp quần đảo
Mã Lai, Java hay Luzon, trong khi một số khu
vực khác mãi đến giữa hoặc cuối thế kỷ 19
mới bị đô hộ, như trường hợp của đảo Bali,
đảo phía bắc Sumatra, Campuchia hay Việt
Nam. Một số vùng khác lại không thực sự bị
thực dân hóa, như trường hợp của Thái Lan
và các vùng lân cận, phía sâu trong các đảo

lớn hoặc các vùng núi cao. Điều quan trọng
là cần phải hiểu rằng thời điểm quần đảo Mã
Lai và đảo Java bị đô hộ bởi thực dân phương
Tây cách thời điểm mà các vùng khác của khu
vực Đông Nam Á bị đô hộ (vào thế kỷ 19, 20)
đến gần ba thế kỷ.
Mặt khác, tất cả các cường quốc thực dân
phương Tây đều tham gia xâu xé khu vực này.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước
đầu tiên đặt chân lên khu vực vào thế kỷ 16,
17, tiếp theo đó là Hà Lan – người ta thường

quên một thực tế là đất nước nhỏ bé này đã
đô hộ một phần rất lớn trên thế giới vào thế kỷ
17 với sự có mặt của mình trên khắp các châu
lục –, Anh, Pháp, sau đó là Hoa Kỳ vào thế kỷ
19, và cuối cùng là Nhật Bản với thời gian rất
ngắn vào thế kỷ 20. Các dự án, phương pháp,
cách thức và kết quả từ các quá trình đô hộ
khác nhau giữa các nước hiển nhiên đã làm
sâu sắc thêm sự khác biệt và đa dạng vốn
có giữa các nước trong khu vực. Đạo Thiên
chúa, đi cùng với quá trình thực dân hóa, chỉ
ảnh hưởng chủ yếu đến các vùng chưa bị
tác động từ Ấn Độ, Trung Hoa hoặc đạo Hồi,
trường hợp điển hình là Philippines – đạo Cơ
đốc được những người Tây Ban Nha du nhập
vào nước này – và các vùng ngoại vi. Đạo
Thiên chúa cũng đóng góp thêm một viên
đá vào “nền tảng văn hóa chung” cũng với
những giá trị về sự khiêm nhường, tinh thần
đoàn kết và lòng nhân đạo. Tất nhiên đây là
những giá trị nhìn nhận về mặt lý thuyết, còn
thực tiễn thì lại rất xa mới được như vậy.
Nếu phác họa bằng những nét lớn trong quá
trình lịch sử dài và phức tạp của khu vực, có
thể thấy, chủ nghĩa quốc gia dân tộc bắt đầu
biểu hiện ngay từ đầu thế kỷ 20 đã dẫn tới
quá trình giải phóng thuộc địa có đặc điểm
khá tương đồng, nhưng tuyên bố độc lập của
các nước lại rất khác nhau. Sau Thế chiến thứ
hai và những dấu ấn đau thương của việc


[ 42 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Nhật Bản xâm lược tác động đến toàn bộ khu
vực, một số nước đã giành được độc lập bằng
đấu tranh vũ trang, như trường hợp của Indonesia hoặc Việt Nam. Một số khác giành được
độc lập bằng con đường “hòa bình” hơn, như
Malaysia hoặc Campuchia. Tất cả các nước
Đông Nam Á giành được độc lập trong giai
đoạn từ năm 1945 như Indonesia, Việt Nam,
Philippines, Myanmar – đến cuối những năm
1950 hoặc đầu những năm 1960 như Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore đều ghi vào
hiến pháp các giá trị giống nhau. Có thể tìm
thấy trong đó các nguyên tắc phát triển công
bằng, công bằng xã hội và dân chủ. Tuy nhiên
hình thái biểu hiện lại rất đa dạng, như chủ
nghĩa quốc gia dân tộc xã hội của chế độ Sukarno ở Indonesia, chủ nghĩa xã hội khắc kỷ ở
Myanmar hay đề cao độc lập dân tộc ở Việt
Nam. Các yếu tố này chủ yếu nghiêng về các
đặc điểm tương đồng nhiều hơn là đa dạng.
Sang thời kỳ hậu thuộc địa, tất cả các nước
Đông Nam Á đều có những biến động
phức tạp và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chiến
tranh lạnh vốn biến khu vực này thành “điểm
nóng” chính của thời kỳ căng thẳng này. Một
số nước ngay lập tức đã đứng về phe Tây
phương như Thái Lan, Philippines, Malaysia,
Singapore và áp dụng các chiến lược hiện đại
hóa và phát triển theo kiểu tư bản chủ nghĩa.

Nước duy nhất đứng về phe chủ nghĩa xã hội

là Việt Nam. Các nước khác ban đầu đã cố
gắng đi theo con đường thứ ba là con đường
không liên kết – Indonesia, Myanmar, Lào,
Campuchia –, sau đó rốt cuộc cũng lại
đứng sang phe phương Tây như Indonesia
năm 1965 hoặc phe xã hội chủ nghĩa như
Campuchia và Lào năm 1975. Nước duy nhất
đứng ngoài các khối là Myanmar.
Các nước Đông Nam Á tất cả đều lần lượt trở
thành thành viên của ASEAN, tổ chức được
thành lập năm 1967, trừ Myanmar mới gia
nhập những năm gần đây. Trong trường hợp
Việt Nam, con đường phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
mà nước này lựa chọn đã giúp nước này hội
nhập một cách hoàn hảo vào tiến trình toàn
cầu hóa tân tự do. Quá trình hội nhập vào
cơn lốc toàn cầu hóa kinh tế đã kích thích
tăng trưởng, dẫn tới những thay đổi sâu sắc
về mặt xã hội, được biểu hiện thông qua việc
giảm nghèo đói, nhưng cũng dẫn tới sự gia
tăng khoảng cách bất bình đẳng giữa những
người được và những người mất từ tiến trình
này. Kết cục là lịch sử phức tạp của khu vực
đã tạo ra một bức tranh ghép với các mảng
màu đa sắc về dân tộc, văn hóa, dân số, tôn
giáo và chính trị, nhưng bên cạnh đó cũng
vẫn có những yếu tố thống nhất, gắn bó trên

phương diện kinh tế, xã hội và chính trị.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 43 ]


Bảng

5

ĐôngNam
Nam Á:
Á: tóm
tắttnhững
ông
tóm
t quáchặng
trìnhđường
l ch slịch sử
nh h ng
v n hóa ti n
thu c a

C ng
qu c cai tr

N m tuyên
b
cl p


Gia nh p
ASEAN

M c
m
c a kinh t
2004-06

Ch s t do
chính tr
2008 (0 n 2)

n.a.

Anh

1965

1967

407.9

1

Brunei

oH i

Anh


1984

1984

97.2

0

Malaysia

oH i

Anh

1957

1967

184.9

1

Thái Lan

o Ph t

n.a.

n.a.


1967

139.4

2

Singapore

Philippines

oH i
(Mi n Nam)

TBN+M

1946

1967

75.2

2

Indonesia

oH i
(sync.)

Hà Lan


1945 (49)

1967

52.8

2

Vi t Nam

o Kh ng

Pháp

1945 (75)

1995

170.6

0

Lào

o Ph t

Pháp

1953


1997

52.3

0

Campuchia

o Ph t

Pháp

1953

1999

138.8

1

Myanmar

o Ph t

Anh

1948

1997


52.8

0

Nguồn: Những tư liệu cá nhân của tác giả, WTO, UNDP.

Bảng này tóm tắt lịch sử phát triển của khu vực
Đông Nam Á. Có thể thấy có nhiều sự khác
biệt lớn. Chẳng hạn có thể thấy có sự không
đồng nhất lớn trên phương diện kinh tế giữa
các nước trong khu vực. Đơn cử trường hợp

của Singapore, nước này có tỷ lệ mở cửa kinh
tế cao hơn 400%, tức là giá trị ngoại thương
của nước này cao gấp 4 lần GDP. Trong khi đó,
tỷ lệ này ở Indonesia chỉ bằng một nửa mặc
dù nước này có GDP tương đương.

[ 44 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

Nam
thông
tintinccơ bản
b nvềv dân
dân
Đông

NamÁÁ::Các
thông
số
6 ông

s

Di n tích
(km2)

Dân s 2010
(tri u)

T ng dân s
1990-95 (%)

T ng dân s
2010-15 (%)

Phân b dân c
nông thôn / ô
th (%)

Tu i
trung
v
2010

Ratio
dép.

2010

Singapore

640

4.8

2.4

0.9

0/100

40.6

34.7

Brunei

5765

0.4

2.8

1.7

24.3/75.7


27.8

42.4

Malaysia

329758

27.9

2.6

1.5

27.8/72.2

26.3

51.3

Thái Lan

513115

68.1

1.2

0.5


66.0/34.0

33.2

41.2

Philippines

300000

93.6

2.3

1.7

51.1/48.9

23.2

60.7

Indonesia

1904842

232.5

1.5


1.0

55.7/44.3

28.2

48.7

Vi t Nam

331041

89.0

1.9

1.0

69.6/30.4

28.5

45.8

Lào

236800

6.4


2.7

1.8

66.8/33.2

20.6

68.1

Campuchia

181285

15.1

3.2

1.7

79.9/20.1

22.3

56.6

Myanmar

676572


50.5

1.4

1.0

66.3/33.7

27.9

47.2

Nguồn: De Koninck 2005, RDH 2010/UNDP.

Các chỉ số nhân khẩu học cũng cho thấy có
nhiều khác biệt lớn giữa các nước Đông Nam
Á. Rất khó, thậm chí có thể nói là không thể so
sánh một nước như Singapore – với diện tích
640 km2, dân số 5 triệu người – với nước láng
giềng là Indonesia – với diện tích 2 triệu km2
và dân số 240 triệu người. Giữa hai nước này
tất nhiên không có cùng các vấn đề về phát
triển. Trên phương diện này, yếu tố đa dạng
thắng thế so với yếu tố thống nhất, mặc dù
các chỉ số gia tăng dân số trong các giai đoạn
1990-1995 và 2010-2015 cho thấy tất cả các
nước này đều đã trải qua thời kỳ quá độ về
dân số, tất nhiên ở các thời điểm khác nhau.

1.1.2. Con đường phát triển của

Đông Nam Á: tâm điểm là quan hệ
giữa tăng trưởng, nghèo đói và bất
bình đẳng
Tập trung quan sát các nhóm chỉ số khác
nhau về phát triển kinh tế và con người sẽ
cho thấy bản chất các mối quan hệ hiện
hữu trong các tiến trình phát triển giữa ba
phương diện chính là tăng trưởng kinh tế,
giảm nghèo và biểu hiện của bất bình đẳng
xã hội. Tất các các nước Đông Nam Á tham
gia vào sự “Thần kỳ Đông Á” đều bắt đầu tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội của mình vào
những thời điểm khác nhau: Singapore, Thái
Lan và Malaysia bắt đầu ngay thời kỳ đầu
chiến tranh lạnh và lựa chọn đứng ngay về
phe tư bản chủ nghĩa; còn Indonesia bắt đầu
vào năm 1967, muộn hơn 20 năm. Tiến trình
này diễn ra sớm hơn rất nhiều trước khi làn
sóng toàn cầu hóa tân tự do bắt đầu diễn ra

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 45 ]


trong khu vực và trên thế giới từ đầu những
năm 80 với cuộc “cách mạng” tự do được
Reagan và Thatcher khởi xướng.
Các chính sách công về phát triển mà các
nước này áp dụng và theo đuổi trong nhiều

thập kỷ, với việc sử dụng một chính sách bảo
hộ tinh vi, đã giúp họ đảm bảo tăng trưởng
kinh tế ổn định, đạt được kết quả giảm nghèo
ấn tượng nhờ vào việc áp dụng các chính
sách xã hội, nhất là trong các lĩnh vực giáo
dục và y tế. Đa số các nước có tỷ trọng nông
nghiệp lớn trong kinh tế trước khi bước vào
con đường phát triển đều đã dành ưu tiên
cho phát triển nông nghiệp, nông thôn hơn
là cho công nghiệp nặng và công nghệ cao.
Điều này đã có tác động lớn đến mức sống
của người dân. Các nước này có mức xuất
phát điểm về bất bình đẳng rất khác nhau do
lịch sử để lại. Bất bình đẳng có xu hướng gia
tăng ở các nước lựa chọn áp dụng ngay từ
đầu mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa như
tại Singapore, Thái Lan và Malaysia, trong khi
chúng tương đối ổn định ở Indonesia vì nước
này áp dụng mô hình tương tự nhưng muộn
hơn 20 năm.
Một dữ liệu khác có thể bổ sung để chúng ta
sử dụng tại lớp học chuyên đề Tam Đảo được
rút ra từ luận án “Tình hình đặc điểm bất bình
đẳng tại Việt Nam / Dynamics of Inequality in
Vietnam (1986-2008)” của chị Trần Thu Quỳnh
do tôi hướng dẫn và được bảo vệ tại IHEID
Geneva năm 2010. Trong luận án này, tác giả
đã đưa ra một sự phân biệt thú vị giữa các
bất bình đẳng mang tính cơ cấu, di sản lịch
sử để lại và là kết quả của việc “tái sản xuất”

– khái niệm của Pierre Bourdieu, với các bất
bình đẳng mang tính tình huống, bối cảnh,
do tình hình và sự phát triển kinh tế ở thời
điểm nghiên cứu gây ra, cụ thể là bối cảnh
toàn cầu hóa. Singapore, Thái Lan và Malaysia

là những nước mà các bất bình đẳng mang
tính cơ cấu không chịu tác động từ quá trình
phi thực dân hóa. Nhiều hiện tượng bất bình
đẳng mới mang tính bối cảnh nảy sinh trên
nền tảng những bất bình đẳng mang tính cơ
cấu cũ – như tại Singapore. Việc các bất bình
đẳng xuất hiện chồng lên nhau như vậy đã
khiến hệ số Gini của nước này lên đến mức
gần bằng 0,5. Như vậy, bất bình đẳng đã gia
tăng tại các nước lựa chọn áp dụng ngay từ
đầu mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa,
nhưng lại tương đối ổn định ở một nước duy
nhất, chính là nước cũng áp dụng mô hình
tương tự nhưng muộn hơn 20 năm. Khoảng
cách này có lẽ lý giải phần nào đó sự ổn định
các bất bình đẳng tại Indonesia, và bởi một
lý do nữa là việc đất nước đã trải qua một
tiến trình cách mạng, thời kỳ mà các bất bình
đẳng mang tính cơ cấu đã bị xóa bỏ một
phần lớn, như trường hợp của Việt Nam. Do
những đặc thù về xã hội và chính trị mà lịch
sử để lại, Philippines, mặc dù đã lựa chọn mô
hình phát triển tư bản chủ nghĩa, lại là nước
nằm ngoài sự phát triển năng động của hiện

tượng “Thần kỳ Đông Á”.
Kể từ đầu tiến trình toàn cầu hóa tân tự do
vào những năm 80, tăng trưởng kinh tế tuy
vẫn được duy trì nhưng thường bị giảm sút
về tốc độ ở các nước thuộc hiện tượng “Thần
kỳ châu Á”. Mặc dù vậy, kết quả giảm nghèo
vẫn luôn đạt mức cao ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia trong bối cảnh chịu sự tác động lớn
của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm
1997 - 1998. Các bất bình đẳng sau đó có
xu hướng tăng ở khắp mọi nơi do tác động
của các chính sách tự do hóa kinh tế và cắt
giảm trợ cấp xã hội. Các nước thuộc phe xã
hội chủ nghĩa vào thời điểm đó tham gia vào
tiến trình toàn cầu hóa bằng mô hình kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
như Việt Nam, Lào, Campuchia cũng có mức

[ 46 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


tăng trưởng kinh tế tăng mạnh, tỷ lệ nghèo
đói giảm ấn tượng, nhất là ở Việt Nam. Nhưng
ở nước này, bất bình đẳng xã hội cũng gia
tăng một cách nhanh chóng, mặc dù điểm
xuất phát là cực thấp. Hai nước Đông Nam Á

Bảng

7


Các n

nằm ngoài toàn bộ tình hình này là Brunây,
nhờ đặc thù là nước quân chủ và dầu mỏ và
Myanmar nhờ vào lựa chọn chính trị qua việc
áp dụng chế độ độc tài quân sự.

c thu c nhóm “Th n k

ông Á”:

Các nước “Thần kỳ Đông Á”: biến thiên tăng trưởng
di ntế,
bi1965-1995
n t ng tr ng kinh t 1965-95
kinh

GDP/pc* 1965
(1995 PPP$**)

GDP/pc 1995
(1995 PPP$)

%/n m GDP
1965-80

%/n m GDP
1980-90

%/n m GDP

1990-95

Hàn Qu c

1528

13269

6.8

7.5

6.5

ài Loan

2324

15191

7.5

6.3

5.7

H ng Kông

4843


26334

6.2

5.1

4.9

Singapore

2648

23350

8.5

6.5

7.4

Thái Lan

1570

6723

4.6

6.4


6.8

Malaysia

2271

9458

3.6

4.2

6.0

Indonesia

817

3346

4.8

4.4

5.4

Philippines

1736


2475

2.9

-0.4

0.1

Vi t Nam

n.a.

1308

-0.8

4.7

5.8

Trung Qu c

771

2479

3.5

8.4


9.2

* pc: per capita, theo u ng i
ng
** PPP: s c mua t ng

Nguồn: V. Ahuja et. al, World Bank 1997.

Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn vào phân tích
vấn đề về tăng trưởng, nghèo đói và bất bình
đẳng. Bảng này cho ta thấy biến thiên về tăng
trưởng kinh tế giai đoạn 1965 – 1995. Trong
vòng 30 năm, GDP đầu người đã tăng mạnh
ở hầu hết các nước trong vùng. Mức tăng
GDP bình quân đầu người là 8 lần ở Hàn Quốc
và Singapore, 6 lần ở Đài Loan, 5 lần ở Hồng
Kông, 4 lần ở Indonesia và Malaysia, 3 lần ở
Trung Quốc. Duy nhất GDP bình quân đầu
người ở Philippines là dậm chân tại chỗ: chỉ
tăng 1,4 lần. Một điểm nữa có thể thấy là nếu
như chia thành ba giai đoạn nhỏ 1965-1980,
1980-1990 và 1990-1995, tăng trưởng kinh tế

đạt mức cao hơn ở giai đoạn đầu và dần dần
chững lại ở hai giai đoạn sau. Như vậy dường
như có thể thấy, quá trình toàn cầu hóa bắt
đầu vào đầu những năm 1980 đã không thực
sự kích thích tăng trưởng kinh tế ở các nước
“con rồng” châu Á, nhất là ở Hàn Quốc, Đài
Loan và Singapore. Nhiều tác giả đã nghiên

cứu về vấn đề này, như nhà kinh tế người Mỹ
Dani Rodrik đã chỉ ra rằng toàn cầu hóa đã
không tác động mạnh đến tăng trưởng kinh
tế; hoặc Mark Weisbrot với bài nghiên cứu nổi
tiếng là “The Emperor Has No Growth – tạm
dịch Vị Hoàng đế không tăng trưởng” cũng đã
thể hiện rõ điều này.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 47 ]


Pays
Mirage
de l’Asie
»::
n du
c «thu
c nhóm
“Th
n Orientale
k giảm
ôngnghèo
Á”
Các
nước
“Thần
kỳ Đông
Á”: kết

quả
8Các
tượng,
réductionấn
spectaculaire
la pauvreté, 1975-1995
thành1975-1995
t u gi de
m nghèo1975-95

Bảng

S l ng
1975

S l ng
1985

S l ng
1993

S l ng
1995

%
1975

%
1985


%
1993

%
1995

ông Á

716,8

524,2

443,4

345,7

57,6

37,3

27,9

21,2

ông Á – Trung
Qu c

147,9

125,9


91,8

76,4

51,4

35,6

22,7

18,2

Trung Qu c

568,9

398,3

351,6

269,3

59,5

37,9

29,7

22,2


Thái Lan

3,4

5,1

< 0,5

< 0,5

8,1

10

<1

<1

Malaysia

2,1

1,7

< 0,2

< 0,2

17,4


10,8

<1

<1

Indonesia

87,2

52,8

31,8

21,9

64,3

32,2

17

11,4

Philippines

15,4

17,7


17,8

17,6

35,7

32,4

27,5

25,5

Vi t Nam

n.a.

44,3

37,4

31,3

n.a.

74

52,7

42,2


Nguồn: V. Ahuja et. al, World Bank 1997.

Bảng này cho thấy mức giảm nghèo ấn
tượng của các nước trong khu vực. Tuy nhiên,
chúng ta hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi mức
1,25 USD PPP/ngày có ý nghĩa gì? Chỉ số cổ
điển về nghèo đói này hiển nhiên không
phản ánh hết thực tế của tình hình nghèo
đói vốn phức tạp hơn và mang tính đa chiều
nhiều hơn. Tuy vậy chuẩn nghèo này hiện
vẫn đang được sử dụng trong khuôn khổ các
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDGs. Tính
theo chuẩn này, tỷ lệ nghèo đói đã giảm một
nửa trong vòng 20 năm (1975-1995). Nếu xét
tổng thể khu vực Đông Á, số người nghèo đã
giảm từ 700 triệu xuống còn 345 triệu người.
Ở một số nước như Thái Lan hay Malaysia, các
hình thức nghèo đói gay gắt nhất (sức mua
tương đương dưới 1,25 USD/người/ngày)
gần như đã biến mất hoàn toàn cho tới khi
xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998.
Indonesia đã giảm tới 4 lần xét về số người
nghèo và giảm tới 6 lần nếu tính theo tỷ lệ
phần trăm! Mức giảm nghèo ấn tượng như

vậy là một hiện tượng đặc biệt và có thể nói là
chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Ở phần này, tôi chưa quay lại đề cập đến vấn
đề bất bình đẳng gia tăng trong khu vực. Nội

dung này đã được giới thiệu và bình luận ở
phần trước trong bảng “ Các nước thuộc hiện
tượng Thần kỳ Đông Á”, trong đó đã làm rõ
tình trạng bất bình đẳng đã tăng mạnh trong
giai đoạn 1970-1995. Tuy nhiên, cần phải nhấn
mạnh là vấn đề bất bình đẳng thường chỉ thu
hẹp trong khuôn khổ các bất bình đẳng về
thu nhập và nhất là các bất bình đẳng về
tiêu dùng, các chỉ số này dễ đo đếm hơn và
thường được đo đếm nhiều hơn. Trên thực tế,
bất bình đẳng xã hội mang một phương diện
rộng lớn hơn. Nó còn được xác định thông
qua việc phân bổ các yếu tố tư liệu sản xuất
khác như đất đai, vốn, lao động và khả năng
tiếp cận với các dịch vụ cơ bản phổ quát
như: y tế, giáo dục, nhà ở, bảo hiểm xã hội,
quyền công dân, v.v. Để đi xa hơn, tôi muốn
đề xuất rằng, phân tích bất bình đẳng xã hội

[ 48 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


phải được dựa trên năm cặp đối lập: nông
thôn /thành thị (khu vực), trung tâm/vành đai
(vùng), đa số/thiểu số (dân tộc), chính thức/
phi chính thức (việc làm) và nam/nữ (giới).
Ngoài ra, để cụ thể hơn, từ phần này tôi sẽ
tập trung phân tích vào trường hợp của hai
nước trong khu vực mà tôi đánh giá là phù
hợp nhất cho phân tích của chúng ta: Indonesia và Việt Nam.


1.1.3. Phân tích so sánh quá trình
khác biệt và bất bình đẳng xã hội ở
Indonesia và Việt Nam
Tại sao tôi lại lựa chọn hai nước này? Câu trả lời
trước hết là vì đây là hai nước có “trọng lượng”
của khu vực Đông Nam Á. Xét về quy mô dân
số, Indonesia có dân số gần 240 triệu người
(đứng thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ
và Mỹ), còn Việt Nam có dân số gần 90 triệu
người (đứng thứ ba trong khu vực, gần bằng
dân số Philippines). Và hơn hết, xét theo lịch
sử, văn hóa và tôn giáo, Indonesia và Việt Nam
là hai “mô hình điển hình” giúp chúng ta có
thể có sự phân tích so sánh thú vị nhất:
- Indonesia là nước đạo Hồi lớn nhất thế giới,
đồng thời cũng là nước đạo Hồi dân chủ
lớn nhất thế giới từ 15 năm nay. Đất nước
này đầu tiên bị Ấn hóa, sau đó bị Hà Lan đô
hộ rất sớm, với mô hình quản lý gián tiếp
thông qua người bản xứ;
- Việt Nam, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn
hóa Trung Hoa dưới một nghìn năm Bắc
thuộc, bị Pháp đô hộ muộn hơn, Pháp áp
dụng mô hình quản lý trực tiếp.
Trong phong trào giải phóng thuộc địa, hai
nước này đều đã trải qua các cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc và các cuộc cách
mạng, tuyên bố độc lập cùng một năm
(1945), nhưng phải mất nhiều năm đấu tranh

gian khổ mới thực sự giành được. Indonesia

giành được độc lập vào năm 1949 và Việt
Nam giành được độc lập vào năm 1954 (miền
Bắc) và năm 1975 (thống nhất đất nước).
Hai nước đã phải trải qua những thời điểm
khởi đầu của quá trình độc lập đầy khó khăn
trên phương diện chính trị và kinh tế, và các
quá trình phát triển khác nhau theo thời gian:
-Năm 1949, Indonesia thoát khỏi ách đô
hộ của Hà Lan trong tình trạng suy sụp và
kiệt quệ. Ngay sau đó, năm 1950 lại rơi vào
tình cảnh bất ổn chính trị, kinh tế trì trệ, tình
hình lên tới đỉnh điểm khi nổ ra vụ thảm sát
kinh hoàng năm 1965-1966 dẫn tới giải tán
Đảng cộng sản Indonesia và sự sụp đổ của
tổng thống Sukarno (cha đẻ của nền độc
lập Indonesia). Sau đó, chế độ quân sự thân
phương Tây của tướng Suharto lên nắm
quyền. Quá trình phát triển của nước này
chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1967;
- Việt Nam cũng ra khỏi cuộc khủng hoảng
thế giới năm 1945 trong trình trạng suy yếu.
Ngay sau đó phải trải qua các cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc nối tiếp nhau
chống lại thực dân Pháp cho tới khi giành
chiến thắng vào năm 1954. Nhưng sau đó
đất nước bị chia cắt làm đôi và phải chống
đế quốc Mỹ cho tới khi giành lợi thắng vào
năm 1975, thống nhất đất nước với sự lãnh

đạo của vị cha già dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Phải đến năm 1986 khi bắt đầu áp
dụng chính sách Đổi mới, quá trình phát
triển của đất nước mới thực sự bắt đầu. Đây
sẽ là giai đoạn trọng tâm trong phân tích
của chúng ta về quan hệ giữa nghèo đói,
tăng trưởng và bất bình đẳng.
Quá trình phát triển nhanh của hai nước có sự
khác biệt theo thời gian. Trái với Singapore và
Malaysia vốn không phải trải qua những giai
đoạn khó khăn thử thách mà bắt đầu ngay
tiến trình phát triển của mình, bước phát triển

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 49 ]


khởi đầu của hai nước cách nhau 20  năm:
Indonesia khởi đầu năm 1967 còn Việt Nam
khởi đầu năm 1986. Tuy nhiên, giữa hai nước
có rất nhiều điểm chung:
- Indonesia, dưới thời của chế độ chuyên chế
và độc tài “Trật tự Mới”, đã có thời kỳ “Ba mươi
năm vinh quang”, với mức tăng trưởng kinh
tế ổn định và kết quả giảm nghèo đầy ấn
tượng. Khủng hoảng tài chính năm 19971998 đã đặt một dấu chấm cho quá trình
phát triển cho tới tận năm 2005, kết thúc
bằng một “thập kỷ mất mát” vì suy thoái
kinh tế, bất ổn và bạo lực, làm suy yếu đất

nước. Tuy nhiên, cuộc “khủng hoảng toàn
diện” này đã cho ra đời một nền dân chủ
cho đến nay có thể nói là tiến bộ nhất ở
nước này.
- Việt Nam trong 20 năm qua đã có mức
tăng trưởng kinh tế ổn định, ít bị tác động
từ cuộc khủng hoảng 1997-1998 và đã
trở thành một hình mẫu trong xóa đói
giảm nghèo. Không có nhiều thay đổi trên
phương diện chính trị; đất nước vẫn được
điều hành theo một đảng lãnh đạo.
Bây giờ chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn các
điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nước
trên phương diện bất bình đẳng xã hội [2]. Sẽ
có nhiều điểm tương đồng hơn là các điểm
khác biệt. Chúng ta hãy bắt đầu bằng các con
số cơ bản: hai nước có hệ số Gini về tiêu dùng
không chỉ rất gần nhau mà còn ở mức thấp
nhất ở Đông Nam Á. Mức trung bình của giai
đoạn 2000-2010 là 37,6 ở Indonesia và 37,8 ở
Việt Nam. Giả thuyết mà chúng tôi đưa ra để
giải thích cho tình hình này là việc hai nước
đã giành được độc lập nhờ vào các tiến trình

cách mạng mang tính dân tộc chủ nghĩa ở
Indonesia và xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trong các tiến trình đó, những người trước
đây làm việc cho thực dân đều đã mất quyền
lực và các đặc quyền của mình. Hiện tượng
này không xảy ra với bất kỳ nước nào khác

ở Đông Nam Á, ngoại trừ rất muộn sau này,
vào năm 1975 ở Lào và nhất là ở Campuchia.
Như vậy, cần phải nhấn mạnh rằng, các cuộc
cách mạng dân tộc ở hai nước đều mang rất
nhiều các giá trị về bình đẳng, đoàn kết thuộc
về “nền tảng văn hóa chung” mà Paul Mus đã
nhắc đến.
Quay lại các con số, ta có thể thấy bất bình
đẳng mặc dù vẫn ở mức tương đối ôn hòa
nhưng đã bắt đầu có xu hướng tăng nhanh
và mạnh. Năm 2002, hệ số mới còn ở mức
34,3 ở Indonesia và 34,8 ở Việt Nam. Như vậy,
khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng
ra ở cả hai nước. Ở Indonesia, tương quan
Q5/Q1 (Q: nhóm 1/5 dân số) đã tăng từ 5,2 lần
năm 2002 (Q5/43,3 và Q1/8,4) lên 5,9 lần năm
2009 (Q5/44,9 và Q1/7,6); trong khi đó ở Việt
Nam, cũng trong giai đoạn này, mức chênh
lệch này đã tăng từ 5,6 lần năm 2002 (Q5/43
và Q1/7,7) lên 6,2 lần năm 2009 (Q5/45,4 và
Q1/7,3). Điều đó cho thấy, tầng lớp tinh hoa
mới, gần gũi với quyền lực chính trị đã hưởng
lợi rất nhiều từ quá trình tự do hóa kinh tế,
đồng thời ta thấy những bất bình đẳng mang
tính bối cảnh đã được nhắc tới ở trên ngày
càng gia tăng. Mức độ bất bình đẳng ở Việt
Nam cao hơn một chút so với ở Indonesia.
Đây là một điều đáng ngạc nhiên bởi vì Việt
Nam xuất phát với mức bình đẳng khá cao
trước Đổi mới. Trong vòng 25 năm, Việt Nam


[2]Tất cả các số liệu được sử dụng đến cuối đoạn so sánh giữa Việt Nam và Indonesia này được lấy từ dữ liệu thống kê
của Ngân hàng Thế giới hoặc từ Báo cáo phát triển con người năm 2010 của UNDP và được đưa vào trong 6 bảng
chỉ số của phần phụ lục liên quan đến tất cả các nước thuộc Đông Nam Á.

[ 50 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


đã đuổi kịp và vượt Indonesia vì tình hình ở
nước này có đi xuống nhưng ở mức ít hơn
(hệ số Gini là 34,9 năm 1970). Các giả thuyết
giải thích cho tình trạng này có thể là bởi quá
trình tự do hóa ở Việt Nam đã diễn ra nhanh
chóng, nền kinh tế nước này có độ mở lớn
hơn nền kinh tế Indonesia. Tổng kim ngạch
xuất khẩu so với GDP đã tăng lên 68% so với
mức 24% năm 2009. Đồng thời còn do sự
khao khát tiêu dùng vốn bị hạn chế trong
một thời gian dài và Việt Nam tương đối ít
bị tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á năm 1997-1998. Chúng ta có thể lưu
ý là cuộc khủng hoảng này dù sao cũng đã
có một số những tác động có lợi; nhờ đó Indonesia đã cho ra đời được nền dân chủ nên
cũng đã góp phần giảm nhẹ một chút tình
trạng bất bình đẳng bởi trên thực tế, những
tầng lớp trên và giàu có ở khu vực thành thị
và dịch vụ là những người đầu tiên chịu tác
động từ cuộc khủng hoảng này.
Tuy nhiên, nếu phân tích các xu hướng mang
tính cơ cấu của sự khác biệt và bất bình đẳng

xã hội, các đặc điểm tương đồng cũng vẫn
thắng thế:
- Ở cả hai trường hợp, chênh lệch giữa thành
thị và nông thôn gia tăng, trong khi năm
2010, tỷ lệ nghèo chung của cả nước ở
mức 13,3% ở Indonesia và 14,5% ở Việt
Nam. Ở nông thôn, tỷ lệ nghèo ở hai nước
lên tới mức 16,7% ở Indonesia và 18,7% ở
Việt Nam so với tỷ lệ nghèo thành thị chỉ là
9,9% ở Indonesia và 3,3% ở Việt Nam;
- Ở cả hai nước, khoảng cách phân biệt nông
thôn - thành thị đi kèm theo với khoảng
cách gia tăng giữa các trung tâm phát triển
và các vùng vành đai. Đó là trường hợp của
Java-Bali hoặc một số khu công nghiệp
ở Sumatra, Kalimantan, Papua so với các
tỉnh vùng sâu vùng xa như Bengkulu hay
Moluques. Ở Việt Nam, khoảng cách chênh

lệch gia tăng giữa hai vùng đồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long, hoặc giữa
Đà Nẵng với các tỉnh Tây nguyên hoặc các
tỉnh miền núi phía Bắc. Theo đó, số người
sống dưới chuẩn nghèo tập trung đa số ở
các vùng tập trung đông dân cư như đảo
Java hoặc ở hai vùng đồng bằng lớn của
Việt Nam; trong khi đó, tỷ lệ nghèo lại cao
hơn rất nhiều trong các vùng sâu vùng xa.
Thêm một nghịch lý nữa: bất bình đẳng về
thu nhập nhìn chung lại thấp hơn ở các

vùng nông thôn nghèo nhất so với các khu
vực thành thị giàu có hơn;
- Ở cả hai nước, quá trình khác biệt xã hội
kép này lại còn được tăng cường thêm bởi
sự bất bình đẳng gia tăng giữa dân tộc đa
số và các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện
tượng này ở Việt Nam rõ rệt hơn, giữa dân
tộc Kinh chiếm đa số với các dân tộc thiểu
số sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long
(Khmer), Tây Nguyên (dân tộc Jarai và các
dân tộc thiểu số khác) và các tỉnh miền núi
phía Bắc (Hmong, Dao, v.v.). Chính ở những
vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh
sống nhất, tỷ lệ nghèo đói cũng cao nhất và
các chỉ số phát triển con người cũng thấp
nhất. Mặc dù ở Indonesia, người Javanais
và người Sundanais ở đảo Java vẫn tiếp tục
nắm giữ nhiều quyền lực chính về chính trị
và kinh tế – cùng với bộ phận người Hoa
thiểu số –, họ chia sẻ các quyền lực này
một cách tương đối tốt với tầng lớp tinh
hoa của một số dân tộc thiểu số lớn ở các
đảo lân cận như dân tộc Minangkabau và
dân tộc Batak ở đảo Sumatra hoặc dân tộc
Bugis ở đảo Sulawesi. Hơn nữa, chính sách
phân quyền hành chính được thực hiện với
mức độ khá sâu từ sau khi chế độ Suharto
sụp đổ thực sự đã là một “sự trả đũa của giới
tinh hoa địa phương”. Họ bắt đầu nắm một
phần lớn các quyền lực chính trị và kinh tế,


Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 51 ]


đi cùng với khả năng “chia sẻ thành quả từ
tham nhũng” và làm giàu nhanh chóng.
- Ở cả hai nước, khác biệt và bất bình đẳng xã
hội được quyết định rất nhiều bởi khả năng
tiếp cận với việc làm chính thức, lý do là bởi
nghèo đói tập trung ở khu vực phi chính
thức. Trong giai đoạn 2000-2008 khu vực
này chiếm tới 63,1% việc làm ở Indonesia và
73,9% ở Việt Nam. Chúng ta đều đã biết, tỷ
trọng lớn của việc làm phi chính thức trong
nền kinh tế vẫn là một yếu tố giải thích cho
đói nghèo và là một yếu tố có tính quyết
định rất nhiều đến vấn đề bất bình đẳng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhấn mạnh
đến các khác biệt đáng kể giữa hai nước
trong quá trình hình thành phân biệt và bất
bình đẳng xã hội. Có thể đơn cử trường hợp
của cặp đối lập thứ 5 trong số các cặp đối lập
về bất bình đẳng mang tính cơ cấu, liên quan
đến khác biệt và bất bình đẳng về giới. Cụ
thể, bất bình đẳng về giới ở Việt Nam ít hơn
nhiều so với ở Indonesia. Năm 2010, chỉ số
bất bình đẳng về giới ở Việt Nam là 0,530 và
ở Indonesia là 0,680. Thực tế này cũng trùng

với các chỉ số khác được UNDP sử dụng: tỷ
lệ phụ nữ là đại biểu quốc hội ở Việt Nam là
25,8% trong khi ở Indonesia chỉ là 11,6% –, tỷ
lệ tử vong bà mẹ ở Việt Nam là 150 so với 420
ở Indonesia. Nguyên nhân giải thích cho sự
khác biệt này chắc chắn là chế độ chính trị xã
hội của Việt Nam và các cuộc chiến tranh liên
tiếp mà nước này phải gánh chịu trong đó
phụ nữ Việt đóng vai trò rất quan trọng. Còn
về phía Indonesia, yếu tố đó chính là vai trò
của đạo Hồi, vai trò này ngày càng gia tăng từ
sau sự sụp đổ của chế độ Suharto.

Nói một cách rộng hơn, các chỉ báo về phát
triển con người ở Việt Nam tốt hơn so với
Indonesia, do nước này đầu tư nhiều hơn vào
các lĩnh vực xã hội, giáo dục và nhất là y tế:
- chỉ số phát triển con người (HDI) ở Indonesia
có tốt hơn một chút, ở mức 0,600 năm 2010
(so với 0,380 năm 1980 và 0,500 năm 1990),
xếp thứ hạng 108 trên thế giới; trong khi
đó ở Việt Nam là 0,572, xếp thứ hạng 113 ở
cùng thời điểm. Tuy nhiên, Việt Nam có xuất
phát điểm thấp hơn và nhất là muộn hơn
đến 20 năm. Việc Indonesia có thứ hạng tốt
hơn Việt Nam như vậy là do thu nhập bình
quân đầu người nước này cao hơn khoảng
1000 US$ so với thu nhập bình quân đầu
người của Việt Nam. Vả lại, yếu tố này có tác
động rất lớn đến kết quả tính toán chỉ số

phát triển con người HDI: năm 2009, GNP/
per capita (Tổng sản phẩm quốc dân tính
trên đầu người) của Indonesia là 2349 US$
so với 1113 US$ của Việt Nam, tính theo giá
trị hiện hành là 3720 US$ so với 2790 US$
tính theo sức mua tương đương  PPP;
RNB/per capita [3] ở Indonesia là 3720 US$
so với 2790 US$ của Việt Nam. Tuy nhiên, hai
nước đều đạt được những tiến bộ tương
đương nhau và khoảng cách giữa hai nước
đang dần thu hẹp vì Indonesia có mức xuất
phát điểm vào khoảng 600 US$ PPP năm
1965 so với 200 US$ của Việt Nam;
- ngược lại, đối với các yếu tố khác về HDI, Việt
Nam cũng có những kết quả tương đương,
thậm chí tốt hơn Indonesia. Trong lĩnh vực
giáo dục, hai nước đạt được những kết quả
khá tương đương (thời gian đi học trung
bình năm 2010 ở Indonesia là 5,7 năm, còn
Việt Nam là 5,5 năm). Trong lĩnh vực y tế, Việt
Nam đạt được kết quả tốt hơn: năm 2010,
tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là

[3]PPP: So sánh sức mua tương đương; RNB: Tổng sản phẩm quốc dân.

[ 52 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


74,9 so với 71,5 ở Indonesia, tỷ lệ tử vong trẻ
em dưới 5 tuổi ở Việt Nam chỉ ở mức 14‰

so với 41‰ ở Indonesia, tương tự như tỷ lệ
tử vong bà mẹ!
Các khác biệt trong phát triển xã hội giữa hai
nước có một nguyên nhân rất rõ ràng. Nếu
tính theo phần trăm tổng sản phẩm quốc nội
GDP, chi tiêu công của Việt Nam năm 2009
cao gấp 3 lần so với Indonesia trong lĩnh vực
y tế (7,2% so với 2,4%), hai lần trong lĩnh vực
giáo dục (5,3% so với 2,8%). Tuy nhiên, hiện
nay hai lĩnh vực xã hội này hiện đang được xã
hội hóa ở Việt Nam và không phải tất cả các
thay đổi đều diễn ra theo chiều hướng tốt.
Việc các khác biệt giữa hai nước được thể
hiện rõ rệt nhất trong các chỉ báo chính trị xã hội về phát triển con người không có gì
đáng ngạc nhiên. Từ năm 2010, Chương trình
phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã thay đổi
các chỉ số về phát triển, hiện nay có sử dụng
thêm các chỉ số về vấn đề bất bình đẳng. Chỉ
số phát triển con người hiện nay được tính
toán thêm với các chỉ báo về bất bình đẳng,
các tính toán về chất lượng sống, chỉ số hạnh
phúc, v.v. Theo tính toán của tổ chức Minh
bạch quốc tế Transparency International, hai
nước đều bị chỉ trích thiếu minh bạch và có
xếp hạng tương đương về tham nhũng năm
2010: đối với Indonésia, mức độ minh bạch
2,8 và xếp thứ 110 trên thế giới về tham
nhũng, những con số này là 2,7 và 116 đối với
Việt Nam.


Kết luận: bế tắc của mô hình phát
triển và khả năng thay đổi con
đường phát triển?
Phân tích các quá trình hình thành phân biệt
và bất bình đẳng xã hội đang ngày càng gia
tăng tại khu vực Đông Nam Á cho phép rút
ra nhiều kết luận về bế tắc của mô hình phát

triển mà các nước trong khu vực đang theo
đuổi và những khả năng có thể thực hiện
những thay đổi về mô hình để đi theo một
con đường phát triển mới ổn định hơn. Hiển
nhiên là mô hình phát triển hiện nay với mức
độ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày
càng sâu đã giúp các nước đảm bảo được
mức tăng trưởng cao và bền vững, giúp họ
thực hiện được các chính sách công dẫn tới
kết quả giảm nghèo ấn tượng. Tuy nhiên, sự
tăng trưởng này cũng đi kèm với tình trạng
ngày càng gia tăng bất bình đẳng về thu
nhập và các hiện tượng bất bình đẳng xã hội
khác theo 5 cặp tiêu chí đối lập đã trình bày
ở trên.
Thế nhưng một mặt, việc bất bình đẳng gia
tăng liên tục đã vượt mức có thể chấp nhận.
Điều này là nguồn gốc của những căng
thẳng về mặt xã hội và bất ổn về chính trị.
Đó cũng là một trở ngại cho việc theo đuổi
một quá trình phát triển vì con người, đảm
bảo cải thiện điều kiện sống cho mọi người

dân. Nhiều nhà kinh tế sáng suốt đã chỉ ra
rằng nếu nằm dưới một ngưỡng bất bình
đẳng nhất định thì khó có thể đạt được tăng
trưởng ổn định, nhưng đồng thời, nếu bất
bỉnh đẳng vượt ngưỡng thì tăng trưởng kinh
tế cũng sẽ bị đe dọa. Mặt khác, việc theo đuổi
tăng trưởng kinh tế theo con đường như vậy
bản thân nó cũng đã là không thể. Nó phụ
thuộc vào việc hội nhập ngày càng lớn vào
quá trình toàn cầu hóa trong đó cạnh tranh
càng ngày càng khốc liệt, cuộc chiến cạnh
tranh, tăng năng suất không bao giờ ngừng
nghỉ. Rất nhiều lĩnh vực quan trọng của nền
kinh tế và các dịch vụ công cơ bản sẽ bị tư
nhân hóa, xu hướng chạy theo tăng trưởng
kinh tế ngày càng gia tăng mà tất cả chúng ta
đều đã biết những tác hại khủng khiếp của nó
và tham nhũng cũng sẽ ngày càng lan rộng.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 53 ]


Vả lại, con đường phát triển như vậy cũng sẽ
là không tốt xét về môi trường sinh thái.
Ngay cả khi tăng trưởng kinh tế vẫn tương đối
ổn định, như trường hợp của Indonesia, điều
đó cũng không giúp tránh khỏi việc bị rơi vào
“cái bẫy” của các nước có thu nhập trung bình

được biểu hiện bằng một mức tăng trưởng
kinh tế không đi kèm với tạo thêm việc làm,
điều này sẽ dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp ở thanh
niên tăng cao, đi kèm với những nguy cơ về
xã hội và chính trị. Cuối cùng, như chúng ta
đã nhắc đến ở trên, mô hình phát triển như
vậy hoàn toàn không thể được xét trên góc
độ môi trường sinh thái vì nó dựa trên việc
khai thác bừa bãi tài nguyên, dẫn tới những
tác động nghiêm trọng đến môi trường, làm
gia tăng xu hướng trái đất nóng lên, đe dọa
đến phần lớn các nước trong khu vực vốn có
vùng bờ biển rộng lớn.
Trên cơ sở như vậy, liệu có thể nghĩ rằng cần
thiết phải thay đổi định hướng phát triển.
Chúng ta thấy dường như Đông Nam Á, có
thể là hơn nhiều khu vực khác trên thế giới,
trên cơ sở các giá trị cốt yếu của “nền tảng văn
hóa chung”, sẽ có khả năng lựa chọn và áp
dụng một con đường phát triển khác. Chẳng
hạn ở Indonesia, xã hội nông dân vẫn luôn
có truyền thống ủng hộ một hệ thống kinh
tế - xã hội dựa trên các nguyên tắc hoàn toàn
thích ứng để tái xây dựng một con đường
phát triển khác cho tương lai, thay thế cho
con đường phát triển hiện tại. Tôi chỉ xin liệt
kê ở đây ba nguyên tắc quan trọng nhất:
hidup sederhana – nguyên tắc về một cuộc
sống bình dị –, cukupan – nguyên tắc theo đó


điều quan trọng không phải là làm giàu, tích
lũy tài sản vô tận mà là chỉ cần có đủ để có
được sự ấm no và hạnh phúc –, pemerataan –
nguyên tắc chia sẻ công bằng các nguồn của
cải. Những cuộc cách mạng chống thực dân
của Việt Nam và Indonesia cũng đều chứa
đựng rất nhiều các giá trị về công lý và đoàn
kết tương trợ.
Mặc dù ít quen thuộc hơn với văn hóa Việt
Nam, tôi vẫn tin tưởng rằng xã hội nông thôn
truyền thống ở các vùng đồng bằng và miền
núi cũng đều có những giá trị chung tạo nên
nền tảng các nguyên tắc chung cho cuộc
cách mạng xã hội của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Ta có thể giả thiết rằng thực tế cũng tương
tự như vậy ở hầu hết các nước khác trong
khu vực và rằng vẫn còn có những giá trị về
tính bình dị, tinh thần đoàn kết, ý thức chia sẻ
và biết điều ở tất cả các xã hội thuộc về “nền
tảng văn hóa chung” của Paul Mus – có thể
ngoại trừ Singapore và Brunei. Ở mọi trường
hợp, chắc chắn là trên một nền tảng như vậy,
theo hướng những gì mà những người theo
thuyết “giảm tăng trưởng” ủng hộ, mà ta phải
định nghĩa lại con đường phát triển công
bằng về mặt xã hội, bền vững về môi trường
cho hành tinh của chúng ta. Đông Nam Á có
những ưu thế giúp cho họ thực hiện được
một thay đổi ít khó khăn hơn và bớt khốc liệt
hơn so với các khu vực khác.

Tôi tin rằng chắc chắn một thế giới khác là có
thể, nhưng hơn bao giờ hết, ý chí và sự dũng
cảm về chính trị lớn hơn sẽ là cần thiết để
biến điều này thành hiện thực, đúng như lời
Gramsci đã nói. Xin cảm ơn.

[ 54 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Phụ lục
Bảng

Nam
: các
s kinh
chính
Đôngông
Nam
Á: Á
các
chỉch
số kinh
tế tchính

9
GDP 2009
(tri u US$)

T ng GDP
2007

(%)

GDP / pc
2009 CRT
(US$)

GNI/pc
2009 PPP
(US$)

Xu t kh u
2009
% GDP

Nh p kh u
2009
% GDP

L m phát
2009
(%)

Singapore

182,352

8,5

36,587


44,790

221 (08)

45 (08)

0,6

Brunây

11,17

4,4

30,391

51,200

68 (07)

54 (06)

1

Malaysia

193,03

6,5


7,030

13,710

96

31

0,6

Thái Lan

263,77

4,9

3,893

7,640

68

30

- 0,8

Philippines

161,19


7,0

1,752

3,540

32

40

3,2

Indonesia

540,27

6,3

2,349

3,720

24

23

6.4

Vi t Nam


97,18

8,5

1,113

2,790

68

29

7,1

Lào

5,94

7,6

940

2,200

33 (08)

25 (08)

0


Campuchia

10,45

10,2

706

1,820

60

19

- 0,7

Myanmar

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.


n.a.

Nguồn:
Ngân
hànghàng
Thế giới
n: Ngân
Th gi i
Ngu
Pc: perPc:
capita,
tính theo
u ng
per capita,
tính đầu
theo người
PPP: sức
mua
PPP:
s ctương
mua t đương
ng
ng

Bảng

i

ông Nam Á: các ch s phát tri n con ng


i (HDI) (1)

Đông Nam Á: các chỉ số phát triển con người (HDI) (1)

10

HDI 1980
ch s

HDI 2010
ch s

HDI 2010
x p h ng

Tu i th
trung bình
2010

Trung bình
th i gian i
h c 2010

GNI /pc
2008
US$ PPP

X p h ng
GNI-IDH
2010


Singapore

n.a.

0,846

27

80,7

8,8

48,893

-19

Brunây

n.a

0,805

37

77,4

7,5

49,915


-30

Malaysia

0,541

0,744

57

74,7

9,5

13,927

-3

Thái Lan

0,483

0,654

92

69,3

6,6


8,001

-11

Philippines

0,523

0,638

97

72,3

8,7

4,002

+12

Indonesia

0,390

0,600

108

71,5


5,7

3,957

+2

Vi t Nam

n.a.

0,572

113

74,9

5,5

2,995

+7

Lào

n.a.

0,497

122


65,9

4,6

2,321

+3

Campuchia

n.a.

0,494

124

62,2

5,8

1,868

+12

Myanmar

n.a.

0,451


132

62,7

4

1,596

+8

Nguồn: Báo cáo thế giới về phát triển con người 2010, UNDP

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 55 ]


Bảng

11

ông Nam Á: các ch s phát tri n con ng

i (HDI) (2)

Đông Nam Á: các chỉ số phát triển con người (HDI) (2)

HDI 1990
ch s


HDI 2000
ch s

HDI 2010
ch s

HDI 2010
Ch s
c i u
ch nh theo b t
bình ng

T ng
t n th t
(%)

Thay i
x p h ng

Gini
trung bình
2000-10

Singapore

n.a.

n.a.


0,846

n.a.

n.a.

n.a.

42,5

Brunây

0,773

0,792

0,805

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

Malaysia

0,616


0,691

0,744

n.a.

n.a.

n.a.

37,9

Thái Lan

0,546

0,600

0,654

0,516

21,2

+5

42,5

Philippines


0,552

0,597

0,638

0,518

18,9

+11

44

Indonesia

0,458

0,500

0,600

0,494

17,7

+9

37,6


Vi t Nam

0,407

0,505

0,572

0,478

16,4

+9

37,8

Lào

0,354

0,425

0,497

0,374

24,8

+5


32,6

Campuchia

n.a.

0,412

0,494

0,351

28,8

+3

44,2

Myanmar

n.a.

n.a.

0.451

n.a.

n.a.


n.a.

n.a.

Nguồn: Báo cáo thế giới về phát triển con người 2010, UNDP

Bảng

12

ông Nam Á : các ch s v nghèo ói và vi c làm

Đông Nam Á: các chỉ số về nghèo đói và việc làm

Nghèo ói %
1.25 $ 2009

Nghèo ói
% 2 $ 2009

Nghèo ói
theo qu c
gia % 2009

Nghèo ói
nông thôn
%

Nghèo
ói ô th

%

Singapore

0

0

0

0

Brunây

0

0

0

0

Malaysia

0

2.3

3,8


Thái Lan

10.8

26,5

8,1

Philippines

22,6 (06)

45 (06)

Indonesia

18,7

50,6

Vi t Nam

13,1 (08)

38,5 (08)

Lào

33,9 (08)


Campuchia
Myanmar

Vi c làm
nông nghi p
% 2007

Vi c làm
chính th c
% 2000-08

0

0

89.8

0

n.a.

n.a.

8,2 (09)

1,7

14.8

77,6


10,4 (09)

3

41,7

46,6

26,5

n.a.

n.a.

36,1

55,3

13,3 (10)

16,6 (10)

9,9

41,2

36,9

14,5 (08)


18,7 (08)

3,3

n.a.

26,1

66 (08)

27,6 (08)

31,7 (08)

17,4

n.a.

n.a.

28,3 (07)

56,5 (07)

30,1 (07)

34,5 (08)

11,8


n.a.

13,1

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

Nguồn: World Bank Database

[ 56 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

Đông Nam Á: các chỉ số về bất bình đẳng về thu nhập

13


ông Nam
: các ch s v b t bình
và vềÁgiới

ng v nh p và v gi i

B t bình
ng % R
n Q5
2009

B t bình
ng
% R n Q1
2009

B t bình
ng
T l Q5/
Q1

B t bình
ng v
gi i ch s
2010

Chính tr
% s gh
c a n gi i
trong qu c

h i

Yt
t l bà m
t vong

Giáo d c %
ph n h c
h t ph
thông

Singapore

n.a.

n.a.

n.a.

0,255

24,4

14

57,3

Brunây

n.a.


n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

13

66,6

Malaysia

4,5

51,5

11,5

0,493

14,6

62

66

Thái Lan


3,9

58,6

15

0,586

12,7

110

25,6

Philippines

5,6 (06)

50,4

9

0,623

20,2

230

65,9


Indonesia

7,6

44,9

5,9

0,680

11,6

420

24,2

Vi t Nam

7,3 (08)

45,4

6,2

0,530

25,8

150


24,7

Lào

7,6 (08)

44,8

5,9

0,650

25,2

660

22,9

Campuchia

6,6 (07)

51,7

7,8

0,672

15,8


540

11,6

Myanmar

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

380

18,0

Nguồn: World Bank Database; Báo cáo thế giới về phát triển con người 2010, UNDP

Bảng

Nam
Á : Á:
cáccác
ch chỉ
s khác

v chính
tr xãtrịh xã
i hội
Đông
Nam
số khác
về chính
14 ông
Chi tiêu
công cho y
t % GDP
2009

T vong
tr em d i
5 tu i 2008

Chi tiêu
công cho
giáo d c %
GDP 2008

Singapore

3,9

3

Brunây


3

7

Malaysia

4,8

Thái Lan

T do
báo chí
UNDP
2009

n
T l
tr ng ph
thông
2001-09

Ch s dân
ch EIU
2010

Tham nh ng
(nh n th c)
ch s và x p
h ng TI 2010


3 (09)

100

5,89

45

9,3 (1)

n.a.

96,7

n.a.

n.a.

5,5 (38)

6

4,1

69,1

6,19

48,3


4,4 (56)

4,3

14

4,1 (09)

n.a.

6,55

44

3,5 (78)

Philippines

3,8

32

2,8

81,4

6,12

38,3


2,4 (134)

Indonesia

2,4

41

2,8

75,8

6,53

28,5

2,8 (110)

Vi t Nam

7,2

14

5,3

66,9

2,94


81,7

2,7 (116)

Lào

4,1

61

2,3

43,9

2,10

92

2,1 (154)

Campuchia

5,9

90

3,7 (09)

40,4


4,87

35,2

2,1 (154)

Myanmar

2

98

n.a.

49,3

1,77

102,7

1,4 (176)

Nguồn: World Bank Database; Báo cáo thế giới về phát triển con người 2010, UNDP
Economist Intelligence Unit’s (EIU); Transparency international

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 57 ]



×