Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn GIỚI THIỆU NGÀNH lớp 16HDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.89 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN GIỚI THIỆU NGÀNH LỚP 16HDH


Đề tài: Vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
1.

2.

3.
4.
5.

6.

7.

Tính cấp thiết của đề tài

Lí do lý luận: Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết
yếu đối với sự sống trên Trái Đất. Thực tiễn chỉ ra rằng quốc gia
nào quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có việc
khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước, thường xuyên bào đảm
cho nguồn nước trong sạch, thì hạn chế được nhiều dịch bệnh,
chất lượng cuộc sống được nâng lên.

Lý do thực tiễn: Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô
nhiễm nước nói riêng luôn là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới,
mặc dù đã có nhiều biện pháp, nhiều chương trình hành động
nhưng thực sự vẫn chưa dứt khoát và mạnh tay nên chưa đạt
được kết quả tốt và triệt để. Là những sinh viên ngành Hải
Dương học, chúng em lựa chọn tìm hiểu vấn đề này mong muốn


mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi
trường, đặc biệt là môi trường nước; giúp bản thân có những kiến
thức bổ ích về vấn đề ô nhiễm hiện nay để cùng nhau góp phần
xây dựng và bảo vệ nguồn sống quý giá này.
Mục đích nghiên cứu

Mục đích: Phản ánh thực trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm
trọng ở Việt Nam.

Mục tiêu:
Đối tượng nghiên cứu: Môi trường nước bị ô nhiễm ở Việt Nam.
Giả thuyết khoa học
Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Môi trường nước Việt Nam.

Thời gian: Từ năm 2000 cho đến nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề ô nhiễm
môi trường nước ở Việt Nam;

Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở
Việt Nam;

Đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục.
Nội dung nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Ở Việt Nam, mặc dù các cấp, ngành đã có nhiều
cố gắng trong việc thực hiên chính sách và pháp luật về bảo vệ

môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước vẫn là vấn đề đáng lo
ngại nhất.








Thực trạng:
• Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia
tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên
nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị,
khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước
thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường
nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô
nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng, mức độ ô
nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung cũng là rất lớn.
• Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì,
giấy, dệt nhuộm cho thấy có lượng nước tahỉ hàng ngàn
m3/ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi
trường trong khu vực. Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất
không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế
lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải lớn
trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn
quan trọng gây ra ô nhiễm nước.
• Hầu hết ở các đô thị nước thải sinh hoạt không được xử lý độ

ô nhiễm, nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá
tiêu chuẩn cho phép, các thong số chất lơ lửng (SS), BOD;
COD; nồng độ oxy hòa tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm
chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép.
Một số giải pháp:
• Nâng cao ý thức của người dân.
• Hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống
thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất
thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước nhiễm
độc.
• Nhà nước nên hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi
trường, trong đó phải có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với
đối tượng vi phạm.
• Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường
cũng như nâng cao ý thức chấp hành bảo vệ môi trường cho
người dân.
Kết luận – Kiến nghị:
• Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành
và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định


8.

trách nhiệm rõ rang. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai
thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các
vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc
đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây
nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ
môi trường nước.
• Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ

chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi
trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm
môi trường là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng
ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như
sự phát triển bền vững của đất nước.
Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp chủ đạo: Nghiên cứu tài liệu.

Phương pháp bổ trợ: Đàm thoại.



×