Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Bài Tuyên Truyền Chăm Sóc Sức Khỏe Răng Miệng Cho Học Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 28 trang )

PHÒNG GD&ĐT CHỢ MỚI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TUYÊN TRUYỀN
CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CHO
HỌC SINH THÁNG 1/2016

Y tế trường học

Triệu Thu Dung

Xác nhận của BGH


I. Thời gian địa điểm hình thức TT - GDSK
1.Thờigian: 9 giờ 30 phút, ngày 12 tháng 1 năm 2016
2.Địa điểm: Sân trường Tiểu học Bình Văn
3.Hình thức: Thuyết trình
II. Đối tượng, mụctiêu
1. Đốitượng: CB,GV,NV, học sinh toan trường
2. Mục tiêu: Học sinh hiểu, biết về triệu chứng và cách phòng ngừa
một số bệnh răng miệng phổ biến.
III. Số lượng người tham dự
- 96 người (học sinh và CBGVNV trong trường)
IV. Nội dung TT - GDSK

PHÒNG NGỪA MỘT SỐ BỆNH
RĂNG MIỆNG PHỔ BIẾN Ở HỌC SINH


- BÊNH SÂU RĂNG
- BỆNH QUANH RĂNG (NHA CHU)


I.

BỆNH SÂU RĂNG

1. TÌNH HÌNH BỆNH SÂU RĂNG, BỆNH NHA
CHU

- Tỷ lệ bệnh sâu răng:
+ Lứa tuổi 6: 83,7%
+ Lứa tuổi 12: 56,6%
- Tỷ lệ viêm lợi:
+ Lứa tuổi 6: 62,7%
+ Lứa tuổi 12: 66,9%


2. NGUY ÊN NH ÂN BỆNH SÂU RĂNG

Vi
Khuẩn

Chất ngọt
(đường, bánh, kẹo)
Mảng bám Vi khuẩn

Độc tố
Bệnh Nha chu


Bệnh Sâu răng

Axít


3. TIẾN TRIỂN BỆNH SÂU RĂNG


TIẾN TRIỂN BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ EM

Sâu răng lan nhanh ở trẻ
3 tuổi

Sâu
răng
lan
nhanh ở mặt ngoài
phía cổ răng


4. Ảnh hưởg của bệnh sâu răng
- Đau răng: Ảnh hướng tới ăn uống,
giấc ngủ (ăn không ngon, ngủ không yên),
sẽ gây ảnh hưởng đến việc học hành và
công tác của người mắc bệnh sâu răng.
- Sức khỏe giảm sút do ăn uống kém.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần: Do
miệng hôi nên giao tiếp không tự nhiên,
thiếu tự tin.

- Ảnh hưởng tới kinh tế: Tốn kém tiền
bạc, thời gian để điều trị.


5. DỰ PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG
Dự phòng cấp 1
Không cho bệnh xảy ra bao gồm: giáo dục nha khoa, chải
răng với kem có Fluor, súc miệng với dung dịch Fluor,
vecni Fluor, sealant, Fuji VII,…
Dự phòng cấp 2
Ngăn ngừa tiến triển của bệnh: Điều trị can thiệp tối thiểu,
trám răng bằng Composite, Amalgam, nội nha,…
Dự phòng cấp 3
Ngăn ngừa biến chứng: nhổ răng, phục hình răng (chụp,
cầu, răng tháo lắp,…)


6. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ
PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG
Các phương pháp cơ bản để dự phòng bệnh
sâu răng:
- Giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh
- Sử dụng Fluor để dự phòng bệnh sâu răng
- Trám bít hố rãnh răng
- Kiểm soát chế độ ăn
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
- Khám răng định kỳ


6.1. Giảm số lượng vi khuẩn

Phương pháp hóa học: Súc miệng có
Fluor (nồng độ Fluor 0.05% súc miệng
hàng ngày hoặc Fluor 0.2% súc miệng
hàng tuần ở trường học), chlohexidin
nồng độ 0,12%, nước muối, dd betadin,
dd Givalex, dd Listerin, dd TB...
Phương pháp cơ học: Làm sạch
bằng cơ học bằng bàn chải răng,
bàn chải kẽ răng, chỉ tơ nha khoa
và biện pháp hỗ trợ khác như tăm
nước


6.2. Sử dụng Fluor để dự phòng bệnh sâu
răng
Mục đích là tăng cường sức đề kháng của men răng, làm cho
răng thêm vững chắc

Toàn thân
- Fluoride hóa nước cấp ở cộng đồng (nồng độ tối ưu dao
động từ 0,7-1,2 ppm);
- Fluoride hóa nước cấp ở trường học được áp dụng ở
những nơi không có nguồn nước cấp cho cộng đồng thì có
thể Fluoride hoá nước uống ở trường học (Nồng độ F hóa là
4,5 ppm vừa có tác dụng theo đường toàn thân và tại chỗ).
- Ngoài ra có thể sử dụng muối có Fluor, sữa có Fluor và
viên Fluor do thầy thuốc chỉ định và kiểm soát.


Tại chỗ

- Súc miệng với dung dịch Fluor 0.05% hàng ngày;
- Súc miệng dung dịch Fluor 0.2% hàng tuần ở trường học;
- Dùng kem đánh răng có Fluor: Người lớn sử dụng loại
kem có nồng độ 1000-1200 ppm (parts per million), trẻ em
sử dụng loại kem có nồng độ 500ppm.
- Sử dụng F do thầy thuốc thực hiện ở trẻ có nguy cơ sâu
răng cao hoặc điều trị tái khoáng hóa men răng ở những
tổn thương sâu răng sớm.


6.3. Trám bít hố rãnh
Mục đích là hàn phủ lên các mặt hố
rãnh của các răng phía sau bằng vật
liệu trám bít, thường được sử dụng
là xi măng thuỷ tinh, chất trám bít hố
rãnh có F để phòng bệnh sâu răng
(GcFujiVII, Clinpro-Sealant..).
Chất trám bít có tác dụng ngăn ngừa
nguy cơ sâu răng ở mặt nhai trong
thời gian còn lưu giữ ở trên răng, sự
lưu giữ miếng trám tuỳ thuộc vào kỹ
thuật trám, nếu thực hiện tốt có thể
giữ được nhiều năm.



6.4. Kiểm soát chế độ ăn

- Hạn chế thực phẩm có chứa đường, đặc biệt là đường


Sucrore;
- Khuyến khích sử dụng chất thay thế đường, sử dụng
chất làm ngọt ít tạo đường và không tạo Axit như là sử
dụng xylitol;
- Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều
Vitamin, khoáng chất có lợi cho răng, nướu và hạn chế
các loại thức ăn không tốt cho răng và nướu.


6.5. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng là biện pháp
đơn giản, hữu hiệu, để cải thiện tình trạng vệ
sinh răng miệng, phòng bệnh sâu răng và bệnh
nha chu cho các cá nhân trong cộng đồng.
6.6. Khám răng định kỳ
Nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để
phát hiện sâu răng và điều trị kịp thời.


II. BỆNH QUANH RĂNG
(NHA CHU)

1. Bệnh quanh răng là gì?
Bệnh quanh răng là một bệnh nhiễm khuẩn sảy ra ở các mô nâng
đỡ của răng (lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương
răng). Bệnh gặp ở cả hàm răng sữa và răng vĩnh viễn với tỷ lệ rất
cao, gồm 2 bệnh chính là viêm lợi và viêm quanh răng.


Bệnh quanh răng (nha chu)


2. Diến biến bệnh quanh răng (nha chu)
Bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, gồm 2 nhóm yếu tố là các yếu tố
bên ngoài và yếu tố bên trong. Trong các yếu tố thì mảng bám răng là
yếu tố quan trọng nhất, vi khuẩn ở mảng bám răng lâu ngày, chúng
sản sinh ra các độc tố vi khuẩn làm phá hủy mô xung quanh răng gây
viêm nướu, chảy máu nướu thường xuất hiện ở giai đoạn đầu, giai
đoạn tiếp theo là phá hủy xương ổ răng làm cho răng lung lay, nếu
không được điều trị răng sẽ phải nhổ bỏ.


3. Phòng bệnh quanh răng (nha chu)
Có nhiều biện pháp dự phòng bệnh quanh răng và sâu, nhưng
quan trọng nhất phải loại trừ được mảng bám vi khuẩn.
- Khi bệnh chưa sảy ra: (Dự phòng cấp 1)
Mục đích loại trừ được mảng bám vi khuẩn, tức là làm sạch
răng bằng phương pháp cơ học và làm sạch bằng hóa học (như
dự phòng bệnh sâu răng)
- Khi bệnh đã xảy ra: (Dự phòng cấp II)
Khi lợi (nướu) bị viêm, việc chải răng đều đặn, thường xuyên,
kỹ lưỡng hàng ngày sau mỗi khi ăn và tối trước khi đi ngủ cần
phải làm thường xuyên hơn. Nên đi khám BS nha khoa để có kế
hoạch điều trị thích hợp.
- Ngăn chặn những biến chứng của bệnh (Dự phòng cấp III)


4. Lệch lạc răng học đường
- Các nguyên nhân từ tuổi học đường:
+ Răng sữa mất sớm do sâu
+ Các thói quen xấu: Mút tay, cắn bút…

+ Không được hướng dẫn dự phòng ở
tuổi học đường
- 80% - 90% HS có lệch lạc răng


III. CÔNG TÁC NHA HỌC
ĐƯỜNG
1. Định nghĩa
Công tác nha học đường là chăm sóc
sức khỏe răng miệng cho học sinh mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông làm giảm tỷ lệ bệnh răng
miệng, giúp cho mọi học sinh có kiến
thức phòng bệnh răng miệng.


2. Chương trình giảng dạy về chăm sóc sức
khoẻ răng miệng
Tập trung vào các chủ điểm:
- Răng và chức năng của răng
- Sâu răng và các bệnh răng miệng
- Đồ ngọt và sức khoẻ răng miệng
- Chăm sóc răng miệng cá nhân
- Fluor
- Dinh dưỡng
- Số lần đi khám nha sĩ
- Kể các câu chuyện có nội dung giáo dục nha khoa.


5. Những nội dung chính của công tác nha học đường:

Giáo dục nha khoa


Cho trẻ em súc miệng bằng dung dịch fluor 0,2% một
tuần một lần.


- Trám bít hố rãnh (nếu có điều kiện chuyên môn và vật
chất).
- Khám phát hiện sớm các bệnh răng miệng và đưa ra
hướng điều trị kịp thời ngay tại phòng nha học đường của
trường, khám định kỳ và có kế hoạch điều trị.


×