Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Bài giảng tài chính doanh nghiệp 2 CHIẾN lược tài CHÍNH PHÙ hợp với các GIAI đoạn PHÁT TRIỂN của DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.45 KB, 37 trang )

CHIẾN LƯC TÀI CHÍNH PHÙ HP VỚI CÁC
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP


5.1 Chiến Lược Tài Chính Là Gì?



5.2 Giai Đoạn Khởi Sự Kinh Doanh – Vốn Mạo Hiểm



5.3 Công Ty Trong Giai Đoạn Tăng Trưởng



5.4 Công Ty Trong Giai Đoạn Bảo Hoà



5.5 Công Ty Trong Gia Đoạn Suy Thoái


CHIếN LƯợC TÀI CHÍNH 


Chiến lược tài chính là sự kết hợp các quyết 
định tài chính của một doanh nghiệp là quyết 
định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định phân 
phối trong một bối cảnh thích hợp cho từng giai 
đoạn phát triển của công ty nhằm mục tiêu tối 


đa hóa giá trị của cổ đông và tối thiểu hóa rủi ro.

2


5.1 CHIẾN LƯC TÀI CHÍNH
Doanh thu, lợi
nhuận

Giai đoạn tăng
trưởng

Giai đoạn bảo
hoà

Giai đoạn suy
thoái

Giai đoạn khởi
sự

Thời gian


5.2 GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ KINH DOANH – VỐN MẠO
HIỂM
Mô hình tổng thể


Giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh doanh tiêu biểu

cho mức độ cao nhất của rủi ro kinh doanh.



Các rủi ro đó chính là khả năng sản xuất sản phẩm
mới có hiệu quả hay không;



Nếu có hiệu quả, thì sản phẩm có được các khách
hàng tương lai chấp nhận hay không;



Nếu được chấp nhận, thò trường có tăng trưởng đến
một quy mô hiệu quả đủ cho các chi phí triển khai và
đưa sản phẩm ra thò trường không;



Và nếu tất cả những điều này đều đạt được, thì công ty
có chiếm được thò phần hay không?


5.2 GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ KINH DOANH – VỐN MẠO
HIỂM

Khởi đầu doanh nghiệp
Rủi ro kinh doanh


Rất cao

Rủi ro tài chính

Rất thấp

Nguồn tài trợ

Vốn mạo hiểm

Chính sách cổ tức

Tỷ lệ trả cổ tức : 0

Triển vọng tăng trưởng tương lai

Rất cao

Bội số (tỷ lệ) Giá/Thu nhập (P/E)

Rất cao

Thu nhập trên mỗi cổ phần
(EPS)
Giá cổ phần

Danh nghóa hoặc âm
Tăng nhanh hoặc biến động cao
5



5.2 GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ KINH DOANH – VỐN MẠO
HIỂM
Mức độ rất cao của rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính
 Giai đoạn đầu tiên của nhiều doanh nghiệp mới khởi sự đòi hỏi đầu tư

vào nghiên cứu và phát triển, chi phí nghiên cứu thò trường, chi phí
nghiên cứu và phát triển trước khi tạo ra được bất kỳ một cơ hội sản
phẩm thực sự nào.
 Đối với hầu hết các sản phẩm, giai đoạn ban đầu đưa sản phẩm bán ra

thò trường là các kỳ dòng tiền chi ra âm. Đồng thời các dòng tiền thu vào
thấp và chậm.

Đối với hầu hết các công ty mới khởi sự, NPV của dự án thường là lớn

hơn 0. Đây chính là kết quả của sự thành công trong tương lai của việc
triển khai thành công và đưa sản phẩm ra thò trường. xác suất để xuất
hiện tình trạng dòng tiền âm trước khi sản phẩm thành công là rất lớn,
chỉ cần huy động một tỷ lệ tài trợ bằng nợ vay thấp cũng dẫn đến một rủi
ro rất cao do phá sản hoàn toàn.
Mối tương quan nghòch đòi hỏi giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài

chính đưa đến một kết luận hợp lý là các doanh nghiệp mới khởi sự nên
được tài trợ bằng vốn cổ phần, nếu hoàn toàn không có tài trợ nợ thì
càng tốt


5.2 GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ KINH DOANH – VỐN MẠO
HIỂM

Chính sách không chi trả cổ tức
Dòng tiền của một doanh nghiệp mới thành lập thường là âm ở

mức cao và cần các nguồn tiền mới cho các cơ hội đầu tư có sẵn của
công ty. Nếu tài trợ bằng nợ vay không thích hợp, thì phải bằng vốn
cổ phần, tức là nếu các nhà đầu tư đòi hỏi cổ tức, họ sẽ phải đầu tư
thêm tiền vào doanh nghiệp để chi trả cho cổ tức này. Trong một thò
trường vốn hoàn hảo, điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Trong thực tế, chi phí giao dòch khi huy động vốn cổ phần mới rất

tốn kém cho các doanh nghiệp rủi ro cao mới khởi sự. Các chi phí
này bao gồm chi phí pháp lý và chi phí chuyên môn phải trả.

Vì vậy, việc trả cổ tức và huy động vốn cổ phần mới thế cho nguồn

tiền chi trả cổ tức này là không hợp lý.


5.2 GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ KINH DOANH – VỐN MẠO
HIỂM
Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm
 Sở dó các nhà đầu tư vốn mạo hiểm đầu tư vốn của mình vào các
doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao là do họ quan tâm đến lãi vốn.
 Trong giai đoạn sau này họ cần tìm người mua lại loại vốn cổ phần
này với giá trò đã gia tăng. Để làm được điều đó công ty mới khởi sự
phải chứng tỏ được rằng sản phẩm của mình có hiệu quả và rằng tiềm
năng thò trường của sản phẩm sẽ làm cho việc đầu tư hấp dẫn về tài
chính. Khi chứng minh rõ ràng những thông tin này nhà đầu tư vốn
mạo hiểm sẽ dễ dàng chuyển phần vốn của mình cho các nhà đầu tư
khác sau này trước khi công ty mới khởi sự chuyển sang giai đoạn phát

sinh dòng tiền dương.
 Sau này, khi tổng rủi ro của công ty giảm, các nhà đầu tư vốn cổ phần
đòi hỏi một tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, ngay cả khi họ vẫn quan tâm
chính đến việc đầu tư cho tăng trưởng vốn. Thường thì lối ra khả dó
hấp dẫn nhất cho các đầu tư vốn mạo hiểm là phát hành ra công chúng
chứng khoán của công ty trên thò trường chứng khoán.


5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG
Mô hình tổng thể
 Một khi sản phẩm mới đã được tung ra thò trường một cách thành công,
doanh số sẽ bắt đầu tăng nhanh chóng.


Các vấn đề mấu chốt trên cho thấy rằng rủi ro kinh doanh, dù đã giảm
bớt so với giai đoạn khởi đầu, vẫn còn cao trong suốt thời gian doanh số
tăng trưởng nhanh. Như vậy phải xác đònh được nguồn tài trợ thích hợp
để giữ mức độ rủi ro tài chính thấp, tức là tiếp tục dùng nguồn vốn cổ
phần.



Cần tìm kiếm thêm các nhà đầu tư vốn cổ phần mới để thay thế các nhà
đầu tư vốn mạo hiểm ban đầu và để tiếp tục cung cấp vốn cho các nhu
cầu trong thời kỳ tăng trưởng cao này. Nguồn vốn hấp dẫn nhất thường
là từ việc phát hành rộng rãi chứng khoán của công ty.




Dòng tiền tạo ra cao hơn nhiều so với giai đoạn mới khởi sự. Tuy nhiên,
công ty sẽ đầu tư thêm nhiều cho các hoạt động phát triển thò trường và
mở rộng thò phần, kết quả là tỷ lệ chi trả cổ tức vẫn sẽ rất thấp.


5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG
Rủi ro kinh doanh tiếp tục cao


Do giai đoạn chuyển tiếp từ khởi đầu sang tăng trưởng đòi hỏi
công ty phải thực hiện một số thay đổi. Thay đổi luôn luôn bao
hàm rủi ro, vì nếu không quản lý thay đổi đúng, nó có thể đưa
đến một chiều hướng đi xuống trong thành quả tương lai của
doanh nghiệp.



Khi các thay đổi này là mang tính chất quyết đònh và có phạm
vi rộng, mức độ rủi ro gia tăng từ thay đổi đó cũng lớn hơn. Một
lãnh vực thay đổi rõ ràng là ý đồ chiến lược của công ty phải
thay đổi. Trong suốt thời kỳ khởi sự, hầu hết các doanh nghiệp
đều tập trung vào nghiên cứu và phát triển, để khai thác một
cơ hội thò trường đã nhận diện được hoặc hy vọng tạo ra một cơ
hội mới qua một đột phá trong công nghệ.


5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG










Trong giai đoạn này sẽ xuất hiện sự chuyển hóa giữa nhà đầu tư
vốn mạo hiểm sang các nhà đầu tư vốn cổ phần mới, nghóa là
các nhà đầu tư mới sẽ thay thế các nhà đầu tư vốn mạo hiểm
Các nhà đầu tư mới đang thực hiện các đầu tư có rủi ro thấp hơn so
với các nhà đầu tư vốn mạo hiểm,
Vì vậy có thể tìm kiếm các nhà đầu tư trên một cơ sở rộng hơn để
huy động nguồn vốn cổ phần mới này, có thể kể cả phát hành ra
công chúng.
Như vậy, đối với một công ty tăng trưởng cao, nên tạo một kỳ vọng
lãi suất cổ tức thấp do tỷ lệ giữ lại cao để tài trợ cho tăng trưởng
tương lai này. Các cổ đông mong đợi tăng trưởng vốn mạnh, sẽ
được hỗ trợ bởi dòng lợi nhuận đang gia tăng của công ty. Một vò
thế như vậy nếu thành công sẽ cho phép bán cổ phần với một tỷ số
giá thu nhập (P/E) cao, phản ánh hiện giá của các cơ hội tăng
trưởng tương lai .
Đối với các công ty này, thu nhập mỗi cổ phần trở nên quan trọng
hơn và được nhấn mạnh nhiều hơn là doanh thu hay tổng lợi
nhuận.

11



5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG
Các phát hành đặc quyền để thu hút vốn đầu tư
 Cho đến giờ, đã có một giả đònh ngầm là các công ty tăng
trưởng cao có thể tài trợ tăng trưởng của mình bằng các thu
nhập từ lần cổ phần ban đầu (Initial Public Offering), tiếp theo
bằng một tỷ lệ lợi nhuận hiện hành được giữ lại cao. Ngay cả
một chính sách chi trả cổ tức theo tỷ lệ 0 cũng không thể luôn
luôn cung ứng đầy đủ vốn để đáp ứng tốc độ tăng trưởng mong
muốn của công ty;
 Vì vậy, có thể có nhu cầu huy động thêm vốn tùy từng lúc. Vốn huy
động này nên là vốn cổ phần do mức độ rủi ro kinh doanh tiếp tục
cao. Để đạt được mục tiêu huy động vốn cổ phần mới tăng thêm,
công ty sẽ xem xét việc phát hành mới với một chiết khấu giảm so
với giá thò trường hiện hành nhưng làm như thế sẽ là tước đoạt tiền
của các cổ đông hiện tại. Có thể tránh được việc này nếu các cổ
đông hiện tại có đặc quyền mua các cổ phần được chiết khấu giảm
giá này theo tỷ lệ cổ phần họ nắm giữ ; đây được gọi là “các phát
hành đặc quyền”.


5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG
Giá trò của “đặc quyền”?
 Công ty STAR muốn huy động trên 100 triệu đồng vốn cổ phần mới
qua một phát hành đặc quyền để tài trợ chương trình triểân khai sản
phẩm và để tài trợ tốc độ tăng trưởng cao liên tục của mình. Cổ phần
đã phát hành của công ty gồm 10 triệu cổ phần với mệnh giá 10$ hiện
đang được bán với giá 50$. Lợi nhuận trên mỗi cổ phần hiện tại là 2,5$
và cổ tức mỗi cổ phần là 0,5$.

 Các cố vấn tài chính của công ty đề xuất một phát hành đặc quyền 1
cho 4 với giá 45$ mỗi cổ phần, đã huy động được 112,5 triệu đồng,
không kể chi phí phát hành.
Phân tích
 Công ty này đang được đònh vò như là một công ty tăng trưởng vì có
một bội số P/E bằng 20 [50$: 2,5$] và một lãi suất cổ tức chỉ bằng 1%
[0,5$ : 50$], cho thấy rằng các nhà đầu tư hiện tại đang mua cổ phần
với kỳ vọng tăng trưởng vốn. Kỳ vọng tăng trưởng này có vẻ hợp lý vì
công ty hiện đang giữ lại 80% lợi nhuận để tái đầu tư, tức là 2,0$ trong
13
số 2,5$ thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS).


5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG
Bảng 4. Điều chỉnh giá tức thời khi thông báo phát hành đặc quyền


Công ty Star phát hành đặc quyền 1 cho 4 với giá 45$ mỗi cổ phần



Vò thế hiện tại: 10 triệu cổ phầnx 50$ =500 triệu đồng



Phát hành đặc quyền (1 cho 4) :
2,5 triệu cổ phầnx 45$ =112,5 triệu đồng




Vò thế tức thời – sau khi thông báo:
12,5 triệu CP ⇒ 49$ <= 612.5 triệu đồng



Cổ đông cũ được quyền mua cổ phần với giá 45$



Giá sau đặc quyền của tất cả cổ phần (các yếu tố khác bằng nhau)
sẽ là 49$



Vì vậy giá trò đặc quyền (không tính giá trò thời gian của tác động
của tiền do ngày thanh toán khác nhau tạo nên) la4$

14


5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG
Bảng 5. Tác động của phát hành đặc quyền đối với các cổ đông lớn
Công ty STAR – các phương án lựa chọn cho người nắm giữ 1 triệu cổ
phần (tức là sở hữu 10% công ty)
Cổ đông này nhận được đặc quyền mua 250 ngàn cổ phần mới với giá
45$ và có 2 phương án để lựa chọn : nhận hoặc bán đặc quyền này.
Nhận đặc quyền
Đầu tư ban đầu1 triệu CP x 50$ = 50,00 triệu đồng

Chi trả cho đặc quyền 250 ngàn CP x 45$ = 11,25 triệu đồng
Số cổ phần hiện nắm giữ : 1,25 triệu CP
Nhưng sẽ có một đầu tư trò giá: 61,25 triệu đồng
=> Nếu giá cổ phần tăng lên 49$, điều này đúng vì 1,25 triệu cổ phần
x 49$ = 61,25 triệu đồng. Vì vậy không lỗ cũng không lời.
Bán đặc quyền
Đầu tư ban đầu 1 triệu CP x 50$
= 50 triệu đồng
Thu từ bán đặc quyền
250 ngàn CPx 4$= 1 triệu đồng
Còn lại một đầu tư ròng 1 triệu CP trò giáù 49 triệu đồng
=> Điều này sẽ đúng nếu giá cổ phần tăng lên 49$ đúng như nó sẽ
tăng, không lỗ cũng không lời.

15


5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG
Chia nhỏ cổ phần
Việc tách nhỏ cổ phần thì tình hình tài chính của công ty cũng
giống như trước đó. Nhưng tách nhỏ cổ phần mang lại những lợi
ích như sau:
Giá cổ phần thấp hơn làm cho cổ phần của công ty dễ tiếp cận
hơn đối với công chúng.
Nó kéo theo nhu cầu về cổ phần loại này cao hơn trong công
chúng. Có khả năng giá cổ phần cũng sẽ cao hơn do có sự gia tăng
trong mức cầu loại chứng khoán này.
Chi phí phát hành rải đều ra trên nhiều cổ phần hơn, làm cho
chi phí phát hành phân bổ trên một cổ phần bây giờ thấp hơn

trước, có lợi cho các cổ đông hơn.
Đối với các công ty đang tăng trưởng, cách làm này sẽ làm cho
nguồn vốn cổ phần vẫn còn nằm ở lại công ty, thậm chí còn có thể
tăng cao do giá cổ phần cao. Điều này sẽ cung cấp nguồn tài trợ
cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm giành lấy thò
16
trường trong giai đoạn tăng trưởng.


5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG
Bảng 6: Ví dụ về tác động chia nhỏ cổ phần
Cổ phần thường đã phát hành

100 triệu cổ phần

Giá danh nghóa mỗi cổ phần

10$

Giá thò trường mỗi cổ phần

50$

Lãi ròng

500 triệu đồng

Chính sách cổ tức (tỷ lệ chi
25%

trả)
Dựa vào thông tin ban đầu này, chúng ta sẽ xác đònh thêm một số thông tin
khác hữu ích như sau:
Thu nhập trên mỗi cổ phần
Lợi tức cổ phần chia cho cổ đông
Lợi tức cho mỗi cổ phần

500 triệu đồng/100 triệu cổ phần = 5$/CP
500 triệu đồng x 25% = 125 triệu đồng
125 triệu đồng/100 triệu cổ phiếu =
1,25$/CP

17


5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG
Bảng 6: Ví dụ về tác động chia nhỏ cổ phần (tiếp theo)
Nếu nhà đầu tư có được 100.000 cổ phần trong công ty XYZ:
- Giá thò trường của nhà đầu tư này là: 100.000 CP x 50$ = 5 triệu đồng
- Nhà đầu tư sở hữu phần lợi tức cổ phần là 1/4 của 1% (100 ngàn CP/100
triệu CP)
Bây giờ giả sử công ty quyết đònh chia nhỏ cổ phần 1 thành 2. Chúng ta sẽ
thấy rõ rằng việc tách nhỏ này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến giá trò của
công ty.
Tình hình tài chính của công ty XYZ bây giờ như sau:
Cổ phần thường đã phát
hành
Mệnh giá danh nghóa/cổ
phần
Giá thò trường/cổ phần

Lãi ròng
Chính sách cổ tức
EPS

200 triệu cổ phần
5$
25$
500 triệu đồng
25%
2,5$ (500 triệu đồng/200 triệu cổ phần)

18


5.3 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG
Bảng 2. Các thông số chiến lược tài chính của doanh nghiệp
tăng trưởng
Rủi ro kinh doanh: Cao
Rủi ro tài chính:

Thấp

Nguồn tài trợ:

Các nhà đầu tư vốn cổ phần tăng trưởng

Chính sách cổ tức: Tỷ lệ chi trả danh nghóa
Triển vọng tăng trưởng tương lai:


Cao

Bội số (tỷ lệ) Giá/Thu nhập (P/E):

Cao

E.P.S:

Thấp

Giá cổ phần:

Tăng nhưng dễ biến động

19


5.4 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN BẢO
HOÀ
Mô hình tổng thể
 Mức độ rủi ro kinh doanh giảm do công ty sẽ bước vào giai đoạn
sung mãn với một thò phần tương đối tốt do kết quả đầu tư của
công ty vào hoạt động tiếp thò trong giai đoạn tăng trưởng.
 Trọng tâm của chiến lược bây giờ chuyển sang duy trì thò phần
và cải tiến hiệu quả hoạt động trong suốt thời kỳ này. Điều này
có thể làm cho việc chuyển tiếp giữa tăng trưởng và sung mãn
rất khó quản lý. Tuy nhiên, rủi ro kinh doanh giảm làm cho rủi
ro tài chính tăng tương ứng qua việc sử dụng tài trợ nợ. Tài trợ
nợ bây giờ khá thực tế vì dòng tiền thuần sẽ chuyển sang dương
một cách đáng kể, cho phép trả cả lãi lẫn vốn cho nợ vay. Dòng

tiền dương và việc sử dụng tài trợ bằng vốn vay sẽ làm khuyếch
đại ROE. Nghóa là trong giai đoạn này công ty có thể trả cổ tức
cao hơn so với các giai đoạn trước của vòng đời công ty.
20


5.4 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN BẢO
HOÀ
Quản lý giai đoạn chuyển tiếp sang sung mãn
 Các chú trọng trước đây nhằm vào tăng trưởng cả toàn thể thò
trường lẫn chiếm giữ thò phần của thò trường đang mở rộng này
sẽ nhường chỗ cho việc tập trung nhiều hơn vào việc duy trì một
cách có lợi mức doanh số hiện đang đạt được.
 Sẽ phát sinh các vấn đề gây ra do việc không nhận thức được là
sản phẩm đã đi vào giai đoạn sung mãn, khi việc giả đònh một
sản phẩm đã sung mãn trong khi trên thực tế nó vẫn còn đang
tăng trưởng cũng gây nhiều tốn kém.
 Một sự suy thoái của nền kinh tế quá dài có thể làm giảm tăng
trưởng doanh số của nhiều sản phẩm đến mức các công ty có
khuynh hướng xem các sản phẩm này như đã sung mãn. Nhưng
sự gia tăng sau đó của nền kinh tế sẽ phục hồi lại các triển vọng
tăng trưởng cao của loại sản phẩm mà công ty ngỡ là đang ở
giai đoạn sung mãn. Và nếu đã thực hiện một chiến lược sai
lầm, công ty có thể thấy rằng mình đã mất một thò phần quan
trọng trong thò trường mà bây giờ đang tăng trưởng nhanh.
21


5.4 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN BẢO
HOÀ

Tại sao rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính trong giai đoạn này
giảm xuống mức trung bình?
 Khi đến giai đoạn sung mãn, các rủi ro kinh doanh còn lại liên
quan đến độ dài của giai đoạn sung mãn. Mức lợi nhuận và dòng
tiền có thể phát sinh trong giai đoạn tương đối ổn đònh này,
nghóa là rủi ro kinh doanh gắn với một công ty sung mãn giảm
xuống một phạm vi trung bình, hàm ý là các nhà đầu tư nên
chuẩn bò để chấp nhận một lợi nhuận thấp hơn các giai đoạn rủi
ro cao trước đây của vòng đời.
 Như vậy mối tương quan nghòch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro
tài chính sẽ được xác nhận bằng chiến lược giảm thiểu rủi ro
kinh doanh có thể bù trừ bằng gia tăng rủi ro tài chính qua việc
huy động tài trợ nợ. Một thay đổi như thế trong chiến lược tài
chính từ hầu như tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần sang một
tỷ trọng ngày càng tăng tài trợ nợ có thể làm tăng đáng kể giá
trò cho các cổ đông của một công ty sung mãn.
 Nghòch lý là công ty có thể huy động nợ, nhưng bây giờ có một
22
dòng tiền thuần dương và nhu cầu tái đầu tư giảm!


5.4 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN BẢO
HOÀ
Chính sách phân phối cổ tức cao


Ứng dụng có lợi nhất của khả năng gia tăng tiền mặt trong giai
đoạn này là bắt đầu chi trả cổ tức cao hơn cho các cổ đông sẽ
phục vụ được nhiều mục đích, chẳng hạn như nó được dùng làm
một công cụ tốt báo hiệu cho các cổ đông rằng các triển vọng

tăng trưởng tương lai sẽ không cao như trong quá khứ. Điều
này làm giảm các kỳ vọng của họ về tăng trưởng tương lai.



Nếu để cho các cổ đông giữ các kỳ vọng về tăng trưởng tương
lai cao quá lâu, giá cổ phần có thể tăng quá cao trong niềm hy
vọng hão huyền là mức tăng trưởng này sẽ tiếp tục, trong khi
điều này có thể sẽ không đạt được. Khi nhận ra sai lầm của
mình, phản ứng chủ yếu của các thò trường chứng khoán sẽ là
hành động ngược lại một cách thái quá, vì vậy giá cổ phần
thường có thể sụt giảm một cách đáng kể khi tăng trưởng dự23
kiến rõ ràng là sẽ không thể đạt được


5.4 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN BẢO
HOÀ
Chính sách phân phối cổ tức cao (tiếp theo)


Yếu tố này bây giờ được thay thế bằng một yếu tố ngày càng
tăng là tỷ suất cổ tức được chi trả từ lợi nhuận sau thuế cao và
ổn đònh. Như vậy bây giờ công ty có khả năng hỗ trợ cho một
mức cổ tức cao liên tục và tiền mặt cần để chi trả các cổ tức
này cũng có sẵn từ chính bản thân công ty. Nhu cầu tái đầu tư
của công ty có thể được đáp ứng bằng một tỷ lệ giữ lại lợi nhuận
hiện hữu thấp hơn và nó được bổ sung bằng huy động một tỷ lệ
tài trợ nợ hợp lý.




Tỷ số giá thu nhập sẽ giảm do thò trường tái thẩm đònh tiềm
năng của tăng trưởng tương lai, và sẽ dòch chuyển chúng dần về
giá trò ở tình trạng ổn đònh của công ty. Tuy nhiên, mức gia tăng
lợi nhuận và cổ tức sẽ giữ giá cổ phần ở mức cao đạt được vào
cuối kỳ tăng trưởng, miễn là giai đoạn chuyển tiếp được quản lý
24
đúng.


5.4 CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN BẢO
HOÀ
Chính sách phân phối cổ tức cao (tiếp theo)


Trong suốt các giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm, có nhiều
cơ hội tái đầu tư từ lợi nhuận hiện hành. Đó là do tốc độ tăng
trưởng cao đưa đến nhu cầu đầu tư, và do mức lợi nhuận có sẵn
cho tái đầu tư tương đối thấp. Khi đến giai đoạn sung mãn, nhu
cầu tái đầu tư giảm đáng kể trong khi nguồn tài chính có sẵn lại
gia tăng.



Điều này có nghóa là công ty chòu một rủi ro tiềm ẩn của lợi
nhuận giữ lại do không có cách sử dụng để sinh lợi; từ đó đưa
đến một tỷ suất lợi nhuận chung sụt giảm. Thay vào đó, công ty
có thể bắt đầu đầu tư các nguồn vốn này vào các lãnh vực khác
với hy vọng triển khai các cơ hội tăng trưởng mới và các lợi thế
cạnh tranh lâu dài để khai thác các cơ hội tăng trưởng này.

25


×