Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài bdtx thcs modul 26,31 bản nộp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.11 KB, 8 trang )

III. MODULE THCS 26: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG
DỤNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
1. Vai trò nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1.1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
- Là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên
hay cán bộ quản lí giáo dục trong thế kỉ XXI.
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là cách tốt nhất để giáo
viên hay cán bộ quản lí giáo dục xác định những vấn đề giáo dục tại chính
nơi vấn đề đó xuất hiện (lớp, trường học) và tìm giải pháp nhằm cải thiện
tình hình.
- Các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải
quyết nhanh hơn.
1.2. Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
- Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải
quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường
học.
- Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về
chuyên môn một cách chính xác.
- Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá
- Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục
(lớp học, trường học)
- Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên trung học
cơ sở. Giáo viên tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng sẽ tiếp
nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo có sự phê
phán một cách tích cực.
2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng:
2.1. Xác định đề tài:
a. Tìm hiểu hiện trạng:
- Suy ngẫm về tình hình hiện tại. Vấn đề thường được GV đưa ra:
- Xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng.


- Chọn một nguyên nhân có thể tác động.


b. Đưa ra các giải pháp thay thế: Với một vấn đề nghiên cứu cụ thể,
giáo viên suy nghĩ và tìm các giải pháp thay thế cho giải pháp đang sử dụng.
c. Xác định vấn đề nghiên cứu:
- Việc liên hệ với thực tế dạy học và đưa ra giải pháp thay thể cho tình
huống hiện tại sẽ giúp giáo viên hình thành các vấn đề nghiên cứu.
- Một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thường có từ 1
đến 3 vấn đề nghiên cứu được viết dưới dạng câu hỏi.

d. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
- Giả thuyết nghiên cứu là một câu trả lời giả định cho vấn đề nghiên
cứu và sẽ được kiểm chứng bằng dữ liệu.
- Có hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính:
+ Giả thuyết không có nghĩa
+ Giả thuyết có nghĩa
2.2. Nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
Bao gồm:
- Suy nghĩ: Quan sát thấy có vấn đề và nghĩ tới giải pháp thay thế.
- Thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp thay thế trong lớp học, trường
học.
- Kiểm chứng: Tìm xem giải pháp thay thế có hiệu quả hay không.
2.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng gồm: Nghiên
cứu định tính và nghiên cứu đinh lượng nhưng tập trung nghiên cứu định
lượng vì:
+ Kết quả nghiên cứu định lượng dưới dạng các số liệu có thể giúp
nguời đọc hiểu rõ hơn về nội dung và kết quả nghiên cứu.
+ Giúp giáo viên hay cán bộ quản lí giáo dục có cơ hội được đào tạo

một cách hệ thống về kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá - nền
tảng quan trọng khi tiến hành nghiên cứu định lượng.
+ Thống kê được sử dụng theo các chuẩn quốc tế - như một ngôn ngữ
thứ hai - làm cho kết quả nghiên cứu được công bố trở nên dễ hiểu.
3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:


Khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm gồm các bước sau:
Bước

Hoạt động

- Giáo viên – người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng
1. Hiện trong việc dạy - học, quản lí giáo dục và các hoạt động khác trong nhà
trạng
trường.
- Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn một nguyên
nhân mà mình muốn thay đổi.
- GV – người nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp
hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp
2. Giải
pháp thay dụng vào tình huống hiện tại
.
thế
3. Vấn đề - GV – người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng
nghiên cứu câu hỏi) và nêu các giả thuyết.
- GV – người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu
4. Thiết kế đáng tin cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối
chứng và nhóm thục nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.
5. Đo lường - GV – người nghiên cứu xây dụng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu

theo thiết kế nghiên cứu.
6. Phân tích - GV - người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để
trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ
thống kê.
7. Kết quả - GV - người nghiên cúu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa
ra các kết luận và khuyến nghị.


IV. MODULE THCS 31: LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM.
1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp:
1.1. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hiệu trưởng quản lí
toàn diện học sinh ở trường phổ thông.
- Quản lí toàn diện một lớp học
- Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục.
- Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng
sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học
sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tất cả các yêu cầu, kế
hoạch giáo dục giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh lớp chủ
nhiệm.


- Phản ánh đầy đủ thông tin về lớp chủ nhiệm, đề xuất các giải pháp
giáo dục học sinh, giúp cán bộ quản lí, lãnh đạo nhà trường đưa ra các định
hướng, giải pháp quản lí, giáo dục học sinh hiệu quả.
1.2. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng
chính đáng của tập thể học sinh, là cầu nối giữa các lớp với Hiệu trưởng
và các thầy cô giáo.
- Giáo viên chủ nhiệm là người tập hợp ý kiến và nguyện vọng của
từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà

trường và với các giáo viên bộ môn.
- Giáo viên chủ nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi chính đáng về mọi
mặt học sinh của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh,
sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức
tác động giáo dục.
- Giáo viên chủ nhiệm là người lãnh đạo gũi nhất, tổ chức, điều khiển,
kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi
lớp mình phụ trách.
1.3. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và
các tổ chức xã hội.
- Là người tổ chức, phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục xã hội và
gia đình để thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh toàn diện.
- Là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác định
nội dung, các biện pháp, hình thức, lên kế hoạch và tổ chức sự phối hợp, liên
kết các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
- Là người khiển khai những yêu cầu giáo dục của nhà trường đến với
gia đình, cha mẹ học sinh, tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía học sinh, gia
đình học sinh, các dư luận xã hội về học sinh cho nhà trường.
1.4. Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn cho công tác đội ở lớp chủ
nhiệm.
- Tư vấn cho Ban chấp hành chi đội về việc lập kế hoạch và tổ chức
các hoạt động theo mục đích của từng tổ chức, kết hợp các hoạt động giáo
dục trong kế hoạch.


2. Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS.
- Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí
luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm
vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm.

- Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và
đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh. Bằng các phương pháp, GVCN phân
tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học sinh.
3. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm:
3.1. Nội dung cần quán triệt khi lập kế hoạch chủ nhiệm
- Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch năm học của trường.
- Những đặc điểm nổi bật của đối tượng giáo dục.
- Những đặc điểm về các mối quan hệ xã hội của mỗi học sinh và tập
thể học sinh.
- Những hoạt động của các tổ chức Đoàn, Đội.
- Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa...của địa phương.
- Chiều hướng phát triển trong từng hoạt động của đối tượng giáo dục.
- Sự biến động của những yếu tố chi phối mặt hoạt động và các biện
pháp điều chỉnh dự kiến.
- Biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tiễn của học
sinh.
3.2. Nội dung của kế hoạch công tác chủ nhiệm: Theo tôi khi lập kế
hoạch công tác chủ nhiệm bao gồm các nội dung sau:
1. Mục đích yêu cầu
2. Đặc điểm tình hình lớp
3. Tổ chức lớp:
- Phân loại học sinh
- Cơ cấu tổ chức học sinh của lớp: + Lớp trưởng
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó lao động – vệ sinh
+ Lớp phó văn thể mỹ
+ Thủ quỹ lớp
+ Tổ trưởng tổ 1
+ Tổ phó tổ 1



+ Tổ trưởng tổ 2
+ Tổ phó tổ 2
+ Tổ trưởng tổ 3
+ Tổ phó tổ 3

4. Kế hoạch giáo dục:
Mục đích yêu cầu
- Giáo dục đạo đức:
Chỉ tiêu
Biện pháp
Mục đích yêu cầu
- Giáo dục trí dục:
Chỉ tiêu
Biện pháp
Mục đích yêu cầu
- Giáo dục lao động, hướng nghiệp:
Chỉ tiêu
Biện pháp

Mục đích yêu cầu
- Giáo dục thẩm mỹ:
Chỉ tiêu
Biện pháp
Mục đích yêu cầu
- Các hoạt động GDNGLL:
Chỉ tiêu
Biện pháp
Mục đích yêu cầu
- Công tác hội cha mẹ học sinh:

Chỉ tiêu
Biện pháp
Mục tiêu
5. Mục tiêu phấn đấu chung:
Biện pháp
6. Kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng.
7. Đánh giá kết quả thực hiện
a. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch học kì I


b. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch học kì II và cả năm.



×