Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

CHUYÊN ĐỀ TICH HỢP MÔN ĐỊA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.92 KB, 24 trang )

Phòng giáo dục đào tạo huyện vĩnh tường
Trường trung học cơ sở yên lập

*****************

CHUYấN
TCH HP LIấN MễN TRONG DY HC A L
CP THCS



Người thực hiện: Nguyn Th Thu H
Đơn vị công tác: Trng THCS Yờn Lp

Năm học: 2016 2017

1


Mục lục.

Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài

Trang 3

II. Mục đích nghiên cứu

Trang 5

III. Đối tượng, phạm vi, thời gian


nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu

Trang 5
Trang 5-6

Phần II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận- thực tiễn

Trang 6

II. Thực trạng của việc dạy học tích
hợp
III. Giải pháp thực hiện

Trang 9-12

IV. Những khó khăn trong quá trình
thực hiện.
V. Hiệu quả của giải pháp

Trang 20-21

VI. Bài soạn minh họa chuyên đề

Trang 13-20

Trang 22
Trang 22


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị

Trang 22
Trang 23

PHẦN IV: PHỤ LỤC
Lời cảm ơn

Trang 24

2


PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được
quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho
việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh.
Ở bậc THCS trong những năm học qua, việc dạy học tích hợp được thực
hiện ở nhiều môn học như sinh học, địa lý, hóa học, giáo dục công dân …Trong
đó môn Địa lí là một môn học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, dân cư, kinh tế
xã hội toàn cầu, các nước và vùng lãnh thổ, vì vậy, trong dạy học môn địa lí có
nhiều cơ hội để tích hợp giáo dục với nhiều nội dung như tích hợp giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường, tích hợp giáo dục kĩ năng sống, tích hợp tiết kiệm năng
lượng, tích hợp giáo dục dân số.

Thông qua việc dạy học tích hợp nhằm trang bị cho học sinh những kiến
thức, giá trị, thái độ, hành vi và những thói quen lành mạnh, loại bỏ những hành
vi và thói quen tiêu cực (ý thức tham gia giao thông, ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường, ý thức dân số kế hoạch hóa gia đình, ý thức bảo vệ tài nguyên và sử
dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên..). Nhằm giải quyết những vấn đề mà xã
hội đang quan tâm như: vấn đề bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, an toàn
giao thông, bạo lực học đường, cạn kiệt tai nguyên, đặc biệt là những vấn đề
mang tính thời sự như biến đổi khí hậu toàn cầu...
Dạy học tích hợp là dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ
năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo
thành môn học mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu
hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học
mới. Đại diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang Đức; Hà Lan…
Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong
một số môn học của trường tiểu học.Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây
dựng môn Tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã
được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Cho đến nay việc nghiên cứu
quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ
thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học. Tuy nhiên trong những năm gần đây,
do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào môn học.
3


Khi thực hiện môn học tích hợp có ưu điểm sau: Làm cho qua trình học
tập có ý nghĩa; Xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng
hơn; Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống; Lập mối liên hệ giữa các khái
niệm đã học; Tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền
với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên

môn. Tuy nhiên khi thực hiện môn tích hợp cũng gặp phải những khó khăn như:
Còn mới đối với nhà trường, với GV, với phương diện quản lý, tâm lý HS và
phụ huynh HS cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên gia, các
nhà sư phạm đào tạo GV trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ trách
môn học, họ khó có thể chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới cần sự kết
hợp với chuyên nghành khác mà họ đã gắn bó; GV và các cán bộ thanh tra, chỉ
đạo thường gắn theo môn học, không dễ gì có thể yêu cầu họ thực hiện chương
trình tích hợp các môn học; Phụ huynh học sinh và những người lớn khó có thể
ủng hộ những chương trình khác với chương trình mà họ có đã được học.
Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, đề tài đã đưa ra một số
phương pháp để dạy học tích hợp hiệu quả:
- Dạy học theo dự án
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Đối với môn Địa lí là một môn học nghiên cứu đến kiến thức liên quan
đến phần đại lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế đều có những nội dung thuộc
nhóm Khoa học xã hội nhân văn, đều nghiên cứu những vấn đề của con người,
xem xét các mối quan hệ mang tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội,các sự
vật hiện tượng địa lí cũng phát triển theo thời gian.
Việc xây dựng chủ đề tích hợp được thực hiên theo một số nguyên tắc
sau: Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn
học; Bảo đảm tích hợp nội dung, phương pháp: Nội dung chủ đề HS khai thác,
.Gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh (HS); Phù hợp với năng lực của HS, phù hợp với điều kiện khách
quan của trường hiện nay; Các chủ đề tích hợp liên môn đảm bảo để tổ chức cho
HS học tập tích cực, giúp HS khai thác kiến thức môn, phát hiện một số kỹ
năng, năng lực chung.
Trong Hội thảo quốc tế về xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ
thông sau năm 2015 - diễn ra từ ngày 10-12/2012, các chuyên gia giáo dục đã

đưa ra đề án dạy học tích hợp ở Việt Nam với những bước chuyển biến đột phá.
Xu hướng dạy học mới
Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức để học
sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến
thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết.

4


Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài: “Tích hợp liên môn trong dạy học Địa lý cấp
THCS”.
II. Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
1. Mục đích:
- Tăng khả năng tự học tự nghiên cứu đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp
được việc học lí thuyết với thực hành và kĩ năng sống vào bộ môn Địa lý giúp
học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập hơn.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học nhiều vấn đề khác
nhau để giải quyết một vấn đề nào đó trong bài học,góp phần nâng cao kiến
thức,tạo ra nhiều phương pháp để học sinh say mê môn học hơn,tạo được kết
quả cao trong học tập.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam
mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn.
- Khuyến khích người học một cách toàn diện hơn, không chỉ là kiến thức
chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó.
- Học sinh hiểu được mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố đến chất lượng
cuộc sống từ đó đưa ra những quyết định hợp lý hơn.
Hình thành cho học sinh ý thức tự giác, tự nguyện đề ra cho mình những
quyết định đúng đắn, có ý thức trách nhiệm, có thái độ và hành động hợp lý về
dân số, môi trường năng lượng….từ đó những hành vi nhằm cải thiện chất lượng

cuộc sống của bản thân mình và gia đình, rộng hơn nữa là cộng đồng, quốc gia
và thế giới.
Tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các môn học. Do đó, tích hợp sẽ
giúp cho việc tiết kiệm được thời gian học tập và chống sự nhàm chán trong học
tập của học sinh, làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn.
Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực
vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu
được bản chất của vấn đề.
Giúp học sinh nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện hơn.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Yên lập
III. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp tham khảo tài liệu: Các tài liệu có liên quan đến đề tài như
giáo dục dân số , môi trường, năng lượng và tích hợp kĩ năng sống qua môn địa
lý; Tài liêu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ,các tạp chí . . .

5


- Phương pháp quan sát: thông qua dự giờ đồng nghiệp nhằm kiểm tra các
nội dung liên quan.
- Phương pháp thực nghiệm: Đánh giá kĩ năng của học sinh qua các bài
tập, bài kiểm tra.
- Áp dụng giải pháp vào thực tiễn giảng dạy.
-Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp thuyết trình,vấn đáp.
IV. Thời gian nghiên cứu:
Tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu thực tế trong thời gian từ tháng 8năm 2014 đến nay.


6


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lý luận dạy học
các bộ môn.
Trong từ điển Tiếng Việt chưa có từ “tích hợp”, còn trong từ điển Anh Việt “tích hợp” (Integration) được hiểu là: Sự hợp lại, hoặc bổ sung thành một
hệ thống thống nhất; sự hợp nhất; sự hoà hợp với môi trường.
Vận dụng nghĩa, “tích hợp trong giáo dục” được hiểu theo 2 nghĩa:
- Sự gắn kết các nội dung của một số môn học để tạo thành một thể thống
nhất mới như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học trái đất,…
- Sự bổ sung vào thành thể thống nhất theo nghĩa làm thêm một việc nào đó
khi tiến hành làm việc chính. Ví dụ, trên cơ sở thực hiện các nội dung môn học
đã có, bổ sung thêm các yêu cầu của giáo dục môi trường, giáo dục dân số sức
khoẻ sinh sản,…
Khái niệm tích hợp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực
giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kỳ khai sáng (thế kỉ XVIII) dùng để chỉ
một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người
phát triển thiếu hài hoà, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà
trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có. Trong
dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn
học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ 400 năm nay) thành
một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có
của một môn học, thí dụ : lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường ...
vào nội dung các môn học Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân,...
Tích hợp trong giáo dục đã trở thành quan điểm phổ biến. Tuy nhiên mức
độ thực hiện thì rất khác nhau. Theo d’Hainaut (1977, xuất bản lần thứ 5, 1988),
có thể chấp nhận bốn quan điểm khác nhau đối với các môn học để thực hiện

mục tiêu giáo dục đồng thời cũng phản ánh bốn mức độ thực hiện tích hợp môn
học như sau:
- Quan điểm tích hợp “trong nội bộ môn học”, trong đó chúng ta ưu tiên
các nội dung của môn học dựa trên những thành tựu của khoa học tương ứng.
Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ, khi có thêm yêu cầu bổ sung
mục tiêu, nội dung,… sẽ lồng ghép chúng vào những môn học đang có sẵn trong

7


chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông. Với loại hình tích hợp này, mức độ
đạt được ở mức “lồng ghép”.
- Quan điểm tích hợp “đa môn”, trong đó chúng ta đề nghị những tình
huống, những “đề tài” có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau
nghĩa là theo những môn học khác nhau. Theo quan điểm này, những môn học
tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và tích hợp môn học được thực hiện
bằng các đề tài được thực hiện ở một số thời điểm nhất định, sau quá trình học
tập riêng rẽ các môn học. Như vậy, các môn học không thực sự được tích hợp
mà chúng chỉ giao nhau tại thời điểm thực hiện tình huống hoặc đề tài.
- Quan điểm tích hợp “liên môn”, trong đó chúng ta đề xuất những tình
huống chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn
học. Ví dụ, câu hỏi “Tại sao cần phải bảo vệ rừng?” chỉ có thể giải thích dưới
ánh sáng của nhiều môn học: Địa lí, Lịch sử, Toán học,... Như vậy, quan điểm
liên môn là phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải
quyết một tình huống.
- Quan điểm tích hợp “xuyên môn”, trong đó chúng ta chủ yếu phát triển
những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả
các tình huống như: nêu một giả thuyết, đọc các thông tin, thông báo thông tin,
giải một bài toán v.v... Những kĩ năng này chúng ta sẽ gọi là những kĩ năng
xuyên môn. Có thể lĩnh hội được những kĩ năng này trong từng môn học hoặc

nhân dịp có những hoạt động chung cho nhiều môn học. Quan điểm này đòi hỏi
phải hướng mục tiêu giáo dục tới việc hình thành các năng lực cần thiết cho
người học. Những năng lực này được thực hiện qua một loạt các kỹ năng cụ thể.
Nói tóm lại, quan điểm xuyên môn, là tìm cách phát triển ở học sinh những kĩ
năng xuyên môn, nghĩa là những kĩ năng có thể áp dụng ở mọi nơi.
Hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp các môn học khác nhau
không đặt ra nữa. Những nhu cầu của xã hội yêu cầu giáo dục phải gắn với cuộc
sống, phải đào tạo ra những người lao động vừa có kiến thức vững chắc, vừa có
khả năng vận dụng kiến thức đó vào giải quyết vấn đề của cuộc sống, đòi hỏi
chúng ta phải hướng tới một quan điểm liên môn và xuyên môn trong thiết kế
chương trình giáo dục và trong quá trình dạy học.
Tóm lại, Tích hợp là sự kết hợp những nội dung các môn học (hoặc phân
môn trong một môn học) theo những cách khác nhau. Có hai cách cơ bản để
thực hiện tích hợp, đó là tích hợp các môn học có nội dung riêng rẽ thành môn
học mới (tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn) và tích hợp không tạo nên
8


môn học mới (tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp đa môn, tích hợp liên
môn, tích hợp xuyên môn)
Việc thực hiện tích hợp không có nghĩa là các môn học tích hợp mới luôn
thay thế hoàn toàn các môn học riêng biệt truyền thống đã có, mà tại những thời
điểm nhất định, chúng có thể tồn tại song song tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục.
Quan điểm tích hợp được thực hiện rất đa dạng, phong phú. Nó có thể tồn tại
không chỉ ở mức độ, như là tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp đa môn,…
mà còn có thể thực hiện một cách linh hoạt đối với các mức độ tích hợp.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến
thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép
những kiến thức cần thiết phải tích hợp. Bởi vì những kiến thức cần tích hợp chỉ

là một đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài học. Giáo viên coi một đơn vị kiến
thức cần phải giảng dạy tích hợp là nằm trong các bộ môn khác sẽ giảng dạy.
II. Thực trạng của việc dạy học tích hợp:
1. Thuận lợi
Dạy học tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn
học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh
những chủ đề, những kiến thức nguồn, nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và
cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.
Việc dạy học tích hợp được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của năm học 2011-2012 đã được Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc chỉ đạo
thực hiện cho đến nay.
Tích hợp trong dạy học Địa lý là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng của các phân môn của Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế – xã hội vào việc
nghiên cứu tổng hợp về Địa lý các châu lục, một khu vực, một quốc gia. . .Mặt
khác tích hợp cũng còn là việc sử dụng các kiến thức kỹ năng, của các môn học
khác có liên quan như nhau như Lịch sử, Sinh học. . .vào dạy học Địa lý, giúp
học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy
học.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy trong chương trình địa lí THCS có
rất nhiều nội dung tích hợp và giáo viên cũng đã tích hợp trong nội dung bài học
dưới nhiều hình thức khác nhau như liên hệ, lồng ghép, tích hợp một phần hoặc
toàn bài tùy theo nội dung của bài học nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức
về dân cư, môi trường, năng lượng...mối quan hệ giữa cư dân (bùng nổ dân số,
đô thị hóa, hoạt động sản xuất của con người) với môi trường và nhu cầu sử
9


dụng năng lượng dẫn đến nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Thông qua các
phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm hình thành cho học sinh các kĩ năng
sống, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm năng lượng....

2. Khó khăn.
Tuy nhiên khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp cũng gặp phải
những khó khăn như: Còn mới đối với nhà trường, đối với giáo viên, với
phương diện quản lí, tâm lí học sinh và phụ huynh học sinh. Mặt khác giáo viên
và thanh tra chỉ đạo thường gắn với môn học, bài học, không dễ gì có thể yêu
cầu họ thực hiện chương trình tích hợp các môn học.
Nhiều em học sinh xem môn địa lí là môn phụ, học thuộc nhiều nên còn
sao nhãng trong việc học tập.
Một số ít giáo viên chưa xác định rõ trọng tâm kiến thức, chưa cò kinh
nghiệm lồng ghép các môn học trong tết dạy làm cho tiết dạy thêm hứng thú
hơn. Lượng kiến thức trong một bài học dạy nhiều xong thời gian cho một tiết ít.
3. Thực trạng:
a. Ý nghĩa của tích hợp
- Làm cho người học có tri thức bao quát, tổng hợp hơn về thế giới khách
quan, thấy rõ hơn mối quan hệ và sự thống nhất của nhiều đối tượng nghiên cứu
khoa học trong những chỉnh thể khác nhau, đồng thời còn bồi dưỡng cho người
học các phương pháp học tập, nghiên cứu có tính logic biện chứng làm cơ sở
đáng tin cậy để đi đến những hiểu biết, những phát hiện có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn lớn hơn.
Nhiều nghiên cứu ứng dụng tâm lý học nhận thức vào giáo dục đã khẳng
định: mối liên hệ giữa các khái niệm đã học được thiết lập nhằm bảo đảm cho
người học có thể huy động một cách hiệu quả những kiến thức và năng lực của
mình để giải quyết tình huống, và có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một
tình huống chưa từng gặp.
- Người học có điều kiện phát triển những kỹ năng xuyên môn và trở nên
linh hoạt hơn vì mối liên hệ giữa các khái niệm đã học được thiết lập nhằm bảo
đảm cho người học có thể huy động một cách hiệu quả những kiến thức và năng
lực của mình để giải quyết tình huống, và có thể đối mặt với một khó khăn bất
ngờ, một tình huống chưa từng gặp.
- Tích hợp liên môn còn tiết kiệm thời gian công sức vì loại bỏ được nhiều

điều trùng lặp trong nội dung và phương pháp dạy học của những bộ môn gần
nhau.
10


b. Vấn đề tích hợp ở Việt Nam
*. Tích hợp trong chương trình/ môn học
Bậc tiểu học một số kiến thức địa lí đã được lồng ghép trong một số chủ
đề của môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3. Đến lớp 4 và 5, Địa lí cùng
Lịch sử tách thành môn riêng nhằm giúp học sinh mở rộng và nâng cao hiểu biết
về môi trường xung quanh.
Bậc THCS tích hợp mới chỉ ở mức độ tích hợp “trong nội bộ môn học”,
thực hiện yêu cầu gắn nội dung giáo dục trong nhà trường với các vấn đề đang
được xã hội đương đại quan tâm, môn Địa lí đã xây dựng chương trình tích hợp
một số vấn đề như giáo dục dân số và sức khoẻ sinh sản, giáo dục bảo vệ môi
trường, giáo dục phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội,…
*. Tích hợp trong dạy và học
Vấn đề tích hợp trong dạy học địa lí chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ lồng
ghép vận dụng các kiến thức môn học khác có liên quan để giải quyết các vấn đề
đặt ra của môn học. Còn dạy học dự án một trong những phương pháp quan
trọng để thực hiện dạy học tích hợp liên môn và xuyên môn thì ở Việt Nam, dạy
học theo dự án chưa được quy định chính thức trong chương trình giáo dục phổ
thông. Song đã có một số dự án được tài trợ của các tổ chức quốc tế đưa dạy học
dự án vào Việt Nam, nhưng chỉ trong khuôn khổ của dự án đó và trong phạm vi
hạn hẹp và thường ở hoạt động ngoài giờ học.
Có nhiều con đường để thực hiện dạy học tích hợp nhưng để dạy học tích
hợp liên môn và xuyên môn thì dạy học dự án đang được nhiều nước lựa chọn
và áp dụng. Các chủ đề trong học theo dự án chủ yếu liên quan đến việc học và
đời sống hàng ngày của học sinh, có thể nằm trong các môn học tích hợp hoặc
nằm ngoài chương trình. Về cơ bản, học theo dự án được thực hiện theo quy

trình ba bước lớn như sau:
1/ Lập kế hoạch: học sinh lựa chọn chủ đề dự án, xây dựng các tiểu chủ
đề có thể nghiên cứu theo năng lực, sở trường và phù hợp với thời gian, nêu
được những vấn đề nghiên cứu, lập kế hoạch các nhiệm vụ thực hiện và phân
công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
2/ Thực hiện dự án: các thành viên đã được phân công theo kế hoạch tiến
hành thu thập thông tin, thảo luận với các thành viên khác và với nhóm trưởng,
trao đổi và xin ý kiến hỗ trợ của giáo viên.
3/ Tổng hợp và trình bày kết quả: trên cơ sở kết quả xử lý thông tin, học
sinh xây dựng các sản phẩm trả lời cho vấn đề nghiên cứu, trình bày sản phẩm
của nhóm, nhận thông tin phản hồi, rút ra những điều học được sau thực hiện dự
án về kiến thức, kỹ năng, thái độ và bài học kinh nghiệm. (Theo TS. Cao Thị
11


Thặng - Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam)

III. Những giải pháp thực hiện.
1. Giải pháp.
Làm thế nào để việc tích hợp vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép,
vừa bảo đảm được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa lồng
ghép được các nội dung giáo dục vào các tiết dạy cụ thể để mang hiệu quả như
mong muốn, tôi đưa ra một số giải pháp sau:
*. Xác định các mức độ tích hợp trong các bài học:
- Trước tiên Giáo viên cần xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua
từng bài học (xác định địa chỉ tích hợp), sau đó căn cứ vào thời lượng của bài
học đó mà xác định hình thức tích hợp sao cho phù hợp (tích hợp ở mức mức độ
toàn phần, mức độ bộ phận, hay chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ).
*. Những việc cần chuẩn bị cho bài soạn theo hướng tích hợp :

- Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp.
- Cần vận dụng những kiến thức kỹ năng của các môn học có liên quan để
việc giảng dạy tích hợp có hiệu quả.
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học.
2. Nguyên tắc tích hợp
Khi thực hiện tích hợp các nội dung trong một tiết học cần đảm bảo các
nguyên tắc :
- Đảm bảo mục tiêu bài học.
- Không làm quá tải nội dung bài học.
- Không phá vỡ nội dung môn học, nghĩa là không biến bài Địa Lí thành
bài tích hợp.
- Nội dung, hình thức tích hợp phải phù hợp, không gò ép và chú ý liên hệ
thực tiễn địa phương.
3. Phương thức tích hợp
Hiện nay, các phương thức tích hợp thường dùng là:
- Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi bài học có nội dung trùng với
nội dung cần tích hợp. Hình thức này hiếm gặp trong chương trình địa lí.
- Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức bài học có
nội dung về vấn đề cần tích hợp.
- Liên hệ: Là phương thức tích hợp phổ biến trong dạy học địa lí.
12


4. Hình thức tích hợp
- Tích hợp qua giờ dạy trên lớp.
- Tích hợp qua các HĐNGLL.
- Tích hợp qua giờ dạy ngoài trời, tiết thực địa, tham quan thực tế.
5. Một số ví dụ khi thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí
- Ví dụ 1:
Có thể xây dựng các chuyên đề liên môn Sử - Địa và tiến hành dạy học

theo các chuyên đề đó, ví dụ chuyên đề: “Tìm hiểu lịch sử, địa lý khu vực Đông
Nam Á - Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN” dành cho học sinh khối
8. Chuyên đề được xây dựng trên cơ sở chương trình địa lí và lịch sử lớp 8 đều
có các nội dung về khu vực Đông Nam Á từ đó nhóm bộ môn Sử, Địa có thể xây
dựng và thực hiện chuyên đề này. Có nhiều phương pháp để thực hiện chuyên đề
này nhưng phải đảm bảo các bước: GV hướng dẫn HS (nhóm) chọn đề tài, sau
đó HS (nhóm) tự làm báo cáo đề tài dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phần báo
cáo đề tài có thể thực hiện trong một buổi ngoài giờ học hoặc bằng cách xây
dựng chương trình ngoại khóa, NGLL.
- Ví dụ 2:
Trong mục II. bài “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái
đất”,hoặc khi dạy bài vùng Bắc trung bộ( Địa lí 9) .GV có thể giảng: Giải thích
sự hình thành địa hình karst ở động Phong Nha,Kẻ Bàng (Quảng Bình). Câu hỏi
này vừa có ý nghĩa liên hệ thực tế vừa yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết. GV giảng thêm: Nước mưa khí quyển có chứa CO2 sẽ hoà tan rất
mạnh các khoáng vật thuộc nhóm cacbonat, sunphat, chuyển thành canxi
cacbonat Ca(HCO3)2 CO2 + H2O  H2CO3 ; CaCO3 + H2CO3  Ca(HCO3)2. Do
không ổn định về mặt hoá học, nên canxi cacbonat dễ bị phân tích thành axit
cacbonic và canxi cacbonat thừa này tách ra khỏi dung dịch tạo thành túp vôi và
các dạng kết tủa trong hang động.
- Vận dụng từng câu hỏi mang tính sát thực với nội dung bài học và lại có
liên hệ thực tế:
Ví dụ 3: Dạy bài “ Trái đất”, “Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí
trên Trái đất”, “Sự phân bố khí áp, một số loại gió chính”, “Thủy triều, dòng
biển” (Địa lí 6); giáo viên có thể tích hợp ở mức độ bộ phận và liên hệ dựa trên
nội dung của 1 đơn vị kiến thức trong bài:
Đặt tình huống: Hiện nay nhân loại đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt
các loại tài nguyên hóa thạch (dầu, khí…) và việc sử dụng các loại nhiên liệu

13



hóa thạch ngày cảng tăng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của sự phát triển đã
gây ô nhiễm môi trường…
Yêu cầu học sinh giải quyết: Con người có thể khai thác được những
nguồn năng lượng nào trong lòng đất, từ tự nhiên để thay thế nguồn năng lượng
truyền thống mà không gây tổn hại đến môi trường ? và không bị mất đi ?
+ Khai thác nguồn nhiệt trong lòng đất  phát triển địa nhiệt điện.
+ Khai thác năng lượng Mặt trời  xây dựng nhà máy điện Mặt trời, xe
chạy bằng năng lượng Mặt trời, bình nước nóng năng lượng Mặt trời…
+ Sản xuất điện từ năng lượng gió (vô tận, và sạch…)
+ Khai thác năng lượng thủy triều xây dựng nhà máy điện từ thủy
triều…
Từ những nội dung tích hợp cụ thể ở trên chúng ta đã hướng học sinh đến
với ý thức bảo vệ tài nguyên và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng cũng như
hướng học sinh đến với ý thức tìm tòi và khai thác những nguồn năng lượng
mới, sạch thay thế..
Giáo dục tích hợp qua tranh ảnh, các đoạn phim, bảng số liệu, biểu đồ. Đây
là phương tiện trực quan tốt nhất để học sinh tiếp cận các nội dung về dân số,
môi trường, năng lượng…nhất là các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông
tin. Nếu sử dụng tốt ngoài việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh
còn làm cho giờ giảng hấp dẫn hơn và học sinh chủ động làm việc nhiều
hơn, kết hợp thông báo một lượng thông tin khá rộng.
Ví dụ 4. Khi dạy kiểu chủ đề tích hợp giáo dục về dân số (Địa 7,Bài 1, 2,
4, 10, 11, Địa 8: Bài 11, 15. Địa 9: Bài 2,4,19...
Ví dụ: Dạy bài “Dân số và sự gia tăng dân số” (Địa lí 9) giáo viên có thể
tích hợp ở mức độ liên hệ giáo dục ý thức về sinh đẻ có kế hoạch, kết hôn và
sinh đẻ đúng độ tuổi…
- Tạo ra nhiều tình huống có vấn đề để thúc đẩy học sinh tự tìm tòi, giải
quyết (đặc biệt là trước những vấn đề mang tính thời sự, tính toàn cầu của nhân

loại) :
Ví dụ : Khi dạy Địa lí châu phi, giáo viên có thể tích hợp ở mức độ toàn bài
và liên hệ dựa trên nội dung của kiến thức trong bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề bùng nổ dân số và già hóa dân số

* Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem video clip về đói nghèo ở châu Phi
và già hóa dân số ở Châu Âu, sau đó chia cặp và giao nhiệm vụ:
- Dãy 1: Bùng nổ dân số và hậu quả (phân tích bảng 3.1)
+ So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển
với nhóm nước phát triển và toàn thế giới ?
14


+ Dân số tăng nhanh dẫn đế hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội ? Biện
pháp giải quyết (tích hợp giáo dục dân số).
* Gợi ý : Nhận xét về sự thay đổi của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua
các thời kì, đồng thời so sánh sự chênh lệch về tỉ suất gia tăng tăng dân số tự
nhiên giữa hai nhóm nước trong từng thời kì  rút ra nhận định cần thiết.
- Dãy 2: vấn đề Già hoá dân số và hậu quả (phân tích bảng 3.2)
+ Tham khảo thông tin ở mục 2 về vấn đề già hóa dân số và phân tích
bảng 3.2, trả lời câu hỏi:
+ So sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với
nhóm nước đang phát triển ? Nguyên nhân.
+ Dân số già dẫn đến hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội ? Biện pháp giải
quyết (tích hợp giáo dục dân số).

* Bước 2: Học sinh thảo luận và điền vào nội dung bảng:
Vấn đề
Bùng nổ dân số
Già hóa dân số

Biểu hiện
Hậu quả
Giải pháp
* Bước 3: Các nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

* Bước 4 :Học sinh trình bày kết quả và bổ sung. Giáo viên chuẩn kiến
thức
Vấn đề

Bùng nổ dân số

Già hóa dân số

Biểu hiện

- Dân số thế giới tăng nhanh bùng
nổ dân số
- Các nước đang phát triển có tỉ suất
gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các
nước phát triển.

Hậu quả

Gây sức ép lớn đối với kinh tế –xã
hội và tài nguyên, môi trường.

Giải pháp

Giảm tỉ lệ sinh.


- Dân số thế giới đang già đi,
tuổi thọ trung bình ngày càng
tăng.
- Sự già hoá dân số chủ yếu ở
nhóm nước phát triển.
- Thiếu hụt lực lượng lao động.
- Chi phí xã hội lớn cho người
già.
- Khuyến khích sinh đẻ.
- Khuyến khích lao động nhập
cư.

Giáo viên hỏi: Nhóm nước nào giữ vai trò quan trọng nhất trong việc
bùng nổ Dân số hiện nay ? Liên hệ với Việt Nam.
* Bước 5: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
+ Tại sao dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn đối với môi trường và tài
nguyên?

15


+ Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đông dân chúng ta cần
phải làm gì ?
* Chuyển ý: Sự bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế vượt bậc lại gây ra
vấn đề toàn cầu thứ 2. Đó là vấn đề môi trường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về môi trường
* Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các
nhóm như sau: (giáo viên phát phiếu học tập).
- Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề biến đổi khí hậu.Trả lời câu hỏi Sách giáo
khoa.

- Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề suy giảm tầng ôzôn.
- Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại
dương.Trả lời câu hỏi Sách giáo khoa.
- Nhóm 4: Tìm hiểu về vấn đề suy giảm đa dạng sinh học. Trả lời câu hỏi
Sách giáo khoa.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các vấn đề về môi
trường đã nêu: Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của các vấn đề về môi trường
và liên hệ ở địa phương.
* Bước 2: Các nhóm lên trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung.
* Bước 3: Giáo viên tổng kết và chuẩn hoá kiến thức ở phiếu học tập.
Vấn đề
môi
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
trường
- Băng tan
Giảm
Lượng CO2 và Mực nước biển
lượng CO2
các khí thải dâng gây ngập
trong sản
1. Biến đổi - Trái Đất nóng khác trong khí lụt nhiều nơi.
xuất và sinh
quyển
tăng - Thời tiết, khí
khí
hậu lên.
hoạt.

- Mưa axit.
(sản xuất CN, hậu
thất
toàn cầu
- Trồng và
GTVT,
sinh thường, thiên
bảo
vệ
hoạt)
tai
thường
rừng.
xuyên.
- Cắt giảm
lượng CFC
Tầng ôzôn bị Các chất khí
trong sản
Ảnh hưởng đến
2.
Suy
mỏng dần và lỗ CFC trong sản
xuất và sinh
sức khoẻ, mùa
giảm tầng
thủng
ngày xuất
công
hoạt.
màng,sinh vật.

ôzôn
càng lớn.
nghiệp.
Trồng
nhiều cây
xanh.

16


- Chất thải từ
sản xuất, sinh
hoạt chưa qua
xử lí.
- Tràn dầu, rửa
tàu, đắm tàu
trên biển.

- Thiếu nguồn - Xử lí chất
nước
nước
ngọt, thải trước
3. Ô nhiễm Nguồn
ngọt,
nước
biển
nước
sạch khi thải ra.
nguồn
bị

ô
sạch.
- Đảm bảo
nước ngọt, đang
- Ảnh hưởng an toàn khai
biển và đại nhiễm nghiêm
trọng.
đến sức khoẻ thác dầu và
dương
con người.
hàng hải.
- Mất đi nhiều
loài sinh vật, - Xây dựng
Nhiều loài sinh
nguồn gen quý, các khu bảo
4.
Suy vật bị diệt
nguồn
thuốc vệ
thiên
hoặc Khai thác thiên
giảm
đa chủng
chữa
bệnh, nhiên.
trước nhiên quá mức.
dạng sinh đứng
nguồn nguyên - Triển khai
nguy cơ diệt
học

liệu…
luật bảo vệ
chủng.
- Mất cân bằng rừng.
sinh thái.
* Bước 4 : Giáo viên cho Học sinh xem videoclip về ô nhiễm môi trường
trên Thế giới.
Bên cạnh đó,Giáo viên vận dụng kết hợp kiến thức của các bộ môn phù
hợp vào dạy học là việc làm hết sức cần thiết: Giáo viên không ngừng trau dồi
kiến thức các môn học khác để tổ chức hướng dẫn HS giải quyết các tình huống,
các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả. Đồng thời, giúp HS phát huy được khả
năng suy nghĩ tìm tòi, tư duy sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời
sống.
Ví dụ 5. Khi dạy bài : ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO (Địa 8)
Giáo viên tích hợp cả kiến thức môn lịch sử và môn giáo dục công dân.
Môn Lịch sử: Biết được vài thông tin về chuyến đi vòng quanh thế giới của
Magenlang, các nước ĐNA từng là thuộc địa của các nước đế quốc.
Môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau trong khó khăn thiên tai.
Giáo viên dặt ra câu hỏi .? ĐNA là cầu nối giữa các châu lục và đại dương
nào?
Gv:
+ Vị trí “cầu nối ” vì phần đất liền kéo dài và các đảo của quần đảo Mã Lai tạo
thành cây cầu không liền mạch nối 2 châu lục
+ Giáo viên tích hợp môn Lịch sử: bài 2 lớp 7: Sự suy vong của chế độ phong
kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu
? Các em đã học về các cuộc phát kiến địa lí trong chương trình Lịch sử lớp 7,
các em biết gì về chuyến đi vòng quanh thế giới của Magienlang?
- HS trả lời dựa vào kiến thức hiểu biết của mình
- GV kết hợp thuyết trình kèm chỉ bản đồ:


17


Có nhiều tuyến đường thủy trong lịch sử và cả hiện tại nối các châu lục và đại
dương đi qua khu vực này: Chuyến vượt biển vòng quanh thế giới đầu tiên của
Magenlang năm 1521 đã qua các biển của khu vực và eo biển Malacca để đi
sang Ấn Độ Dương...Trong một cuộc chiến với dân cư trong vùng, Magenlang
đã bị giết tuy nhiên người Tây ban Nha vẫn chiếm được một số đảo, biến chúng
thành thuộc địa và đặt tên Philippin để tỏ lòng kính trọng tới vị vua Philip II của
nước này. Tên nước Philippin vẫn được giữ nguyên đến ngày nay. Quần đảo này
và quần đảo Inđonexia có tên chung là quần đảo MaLaya (Mã Lai)
Khi dạy tới những khó khăn do thiên nhiên gây ra ở khu vực Đông nam á,
GV chiếu hình ảnh các thiên tai.
Mở rộng: Bão Hayan là siêu bão mãnh nhất thế giới đổ bộ vào biển Đông năm
2013, đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề không chỉ về tài sản mà về tính
mạng. Ước tính con số người dân thiệt mạng tại Philippin lên tới 10000 người
và khiến cho khoảng gần 10 triệu người bị ảnh hưởng. Tại Việt Nam, do ảnh
hưởng của bão cũng đã có 9 người dân bị thiệt mạng, gây thiệt hại cho khoảng
500 ngôi nhà...
Giáo viên cần tích hợp nội dung môn Giáo dục công dân: bài 7 lớp 7: Tinh
thần tương trợ
Qua các hình ảnh trên, chúng ta đã thấy được sức mạnh tàn phá khủng
khiếp của thiên tai đối với tài sản và con người. Vậy chúng ta cần phải có tinh
thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn khi có thiên tai như thế nào?
Các em đã làm gì để thực hiện điều đó chưa?
HS trả lời: ví dụ: xây dựng quỹ tương trợ, quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ
đồng bào bão lụt....
GV nhận xét, khen ngợi và khích lệ tinh thần tương trợ của HS
(Mở rộng: Biện pháp góp phần phòng chống và giảm nhẹ thiên tai? )

->Tích hợp nội dung giáo dục môi trường:
- Tùy từng bài và từng đơn vị kiến thức, giáo viên có thể tích hợp “xuyên
môn”, trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử
dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống như: nêu một giả
thuyết, đọc các thông tin, thông báo thông tin, giải một bài toán v.v... Những kĩ
năng này chúng ta sẽ gọi là những kĩ năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội được
những kĩ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung
cho nhiều môn học. Quan điểm này đòi hỏi phải hướng mục tiêu giáo dục tới
việc hình thành các năng lực cần thiết cho người học. Những năng lực này được
thực hiện qua một loạt các kỹ năng cụ thể. Nói tóm lại, quan điểm xuyên môn,
là tìm cách phát triển ở học sinh những kĩ năng xuyên môn, nghĩa là những kĩ
năng có thể áp dụng ở mọi nơi.
Ví dụ 6: khi dạy phần II, Bài Bắc trung bộ (Địa lí 9), Giáo viên có thể sử
dụng kiến thức của các môn học như toán ,vật lí, hóa học ,lịch sử ,âm nhạc,và
giáo dục công dân....và có tích hợp kĩ năng sống và bảo vệ môi trường.
18


Học sinh quan sát hình 23.1 sách giáo khoa cho biết:
+ Từ tây sang đông địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào?
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học cho biết:
+ Dải núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc
Trung Bộ?
* Vận dụng kiến thức môn toán: Giải thích rõ cho Học sinh- Dãy núi Trường
Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa.
+Mùa đông đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn.
+ Mùa hạ lại chịu
ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió Tây Nam khô nóng, thu đông hay có bão.
 Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình hiệu ứng gió phơn
* Vận dụng kiến thức môn vật lí ( về sự ngưng tụ) để giải thích hiệu ứng Phơn

– hay còn gọi là gió vượt núi(gió Lào) từ đó giúp học sinh hiểu được ảnh hưởng
của địa hình đối với khí hậu( càng lên cao nhiệt độ càng giảm( trung bình
0,60C/100m)
 Giáo viên nhấn mạnh : Như vậy các em có thể thấy giữa địa hình và khí hậu
có mối quan hệ rất chặt chẽ: Địa hình phân hoá Tây - Đông khí hậu cũng phân
hóa Tây - Đông dãy Trường Sơn.
* Vận dụng kiến thức môn âm nhạc ( Giáo viên cho HS nghe bài hát: Sợi nhớ sợi
thương) từ đó giúp học sinh thấy được sự khác nhau giữa khí hậu của hai sườn
đông và tây dãy Trường Sơn.
- Quan sát hình 23.1hãy:
+ Kể tên và xác định vị trí các con sông lớn của vùng?
* Vận dụng kiến thức môn âm nhạc (Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những
con sông lớn ở vùng Bắc Trung Bộ đã đi vào lịch sử và gắn liền với những chiến
công hiển hách của quân và dân ta? – sông Mã; sông Bến Hải; sông Gianh....
Cầu Hiền Lương
(trên Sông Bến Hải- Quảng Trị)
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm sông ngòi của vùng ?
(Phần lớn các sông của vùng đều ngắn, dốc, hẹp ngang)
 Giáo viên nhấn mạnh như vậy đến đây các em thấy rõ ràng: Đặc điểm khí
hậu, địa hình còn chi phối đến cả đặc điểm của sông ngòi..
* Chuyển ý: Bên cạnh điều kiện tự nhiên thì tài nguyên thiên nhiên của vùng
cũng có vai trò rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi, khó khăn cho phát triển
kinh tế – xã hội. Vậy vùng có những tài nguyên thiên nhiên nào ?
- Học sinh quan sát lược đồ hình 23.2 ;23.1
+ Hãy nêu sự khác nhau về sự phân bố tài nguyên giữa bắc và nam Hoành Sơn?
(Học sinh dựa vào bảng rút ra nhận xét)
+ Vậy, tài nguyên thiên nhiên của vùng có những thuận lợi gì?
+ Đọc đoạn thơ kết hợp những kiến thức đã học, vốn hiểu biết hãy kể 1 số thiên
tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ ?
19



- Giáo viên liên hệ thực tế( Cho học sinh quan sát tranh ảnh về những thiên tai
thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ– Lũ, bão, gió Phơn, cát lấn….
+ Nêu các giải pháp để tháo gỡ khó khăn?
( Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh đèo hầm qua đèo Hải Vân, đường
Hồ Chí Minh, các Công trình thuỷ lợi…)
Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân (để giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, tương thân, tương ái.)
+ Trước những khó khăn trên của Người dân vùng Bắc Trung Bộ thì bản thân
em đã làm gì để chia sẻ để chia sẻ với đồng bào miền Trung?( ủng hộ các bạn
vùng lũ sách vở, quần áo, tiền …)...
IV. Những khó khăn trong quá trình thực hiện:
Trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp một số trở ngại như:
Nội dung bài học dài, mà Giáo viên phải truyền đạt hết nội dung kiến
thức trong 1 tiết học nên chưa giành nhiều thời gian cho việc tích hợp.
Trong một bài học lại có rất nhiều nội dung cần tích hợp, do đó giáo viên
không biết chọn nội dung nào bỏ nội dung nào..
V. Hiệu quả của giải pháp:
Việc giảng dạy tích hợp trong bộ môn Địa lý như trên đã làm cho nhận
thức học sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức. Không những
có những nhận thức, hành vi đúng đắn về các vấn đề dân số, môi trường, tiết
kiệm năng lượng… mà còn ham thích học tập bộ môn Địa lý. Điều này thể hiện
qua chất lượng học tập bộ môn địa lý trong các bài kiểm tra.Cụ thể sau bài 3 của
lớp 7 “Một số vấn đề mang tính toàn cầu’’ ở học kỳ 1 tôi cho kiểm tra 15 phút,
kết quả như sau:

VI * Kết quả thực nghiệm:
Bảng 1: Ý kiến của học sinh trước và sau khi thực hiện phương pháp
giảng dạy tích hợp:


Khối
lớp

K. 8

Năm học 2013 - 2014

Năm học 2015 - 2016

Mức độ

Mức độ

Tổng
số

97

Rất thích

Thích

SL

%

SL

%


37

38,1

60

61,9

Khôn
g
thích
S
%
L

Khối
lớp

K.8

20

Tổn
g số

97

Rất thích

Thích


SL

%

SL

%

67

69

30

31

Không
thích
S
L

%


K. 9

102

18


27,3

48

72,7

K.9

102

72

Cộng

199

55

27,6

108

53,4

Cộng

199

139


70,
5
69,
7

40

39,2

70

31,3

Bảng 2: Kết quả học tập của học sinh năm học 2014- 2015 và 2015 2016:

Năm học 2014 - 2015

Năm học 2015 - 2016

Xếp loại học lực năm 20142015
Giỏi
Khá
TB
SL % SL % SL %
12
9,
K.8 97 12
65 67 10
,3

7
19
66
K.9 102 20
68
8 7
,6
,6
Cộn
16 13 66
199 33
18 9
g
,5 3 ,8

Xếp loại học lực 2015-2016
Khố
Tổn
i
g số
Giỏi
Khá
TB
lớp
SL % SL % SL %
20,
70
K.8 97 20
68
9 9

6
,1
24,
73
K.9 102 25
75
2 2
5
,5
Cộn
22, 14 71
199 45
11 5
g
6
3 ,8

Khố
Tổn
i
g số
lớp

Kết quả học sinh giỏi khối 8, 9:

Vòng huyện
Năm học

Số
hs


Nhất

Vòng tỉnh

Nhì

Ba

KK

Số
hs

2013-2014

8

1

5

2

2014-2015

8

2


4

1

3

2015-2016

9

3

4

1

7

1

21

Nhất

1

Nhì

Ba


2

1

2

3

KK

2


Với kết quả kiểm tra ở các lớp 9, tôi thấy rằng phần lớn học sinh đều trả lời
được nội dung câu hỏi, số học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ lớn.

VII. Bài soạn minh họa chuyên đề.
Tiết 29-Bài 23:Vùng Bắc trung bộ.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Một số kiến nghị
- Để thực hiện ngày càng hiệu quả việc dạy học tích hợp, tôi có một số
kiến nghị như sau:
+ Việc tổ chức dạy học tích hợp trong từng bộ môn phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục, những nội dung tích hợp cần mang tính cụ thể, gắn với
thực tiễn của cuộc sống (tránh lý thuyết mang tính hàn lâm khoa học).
+ Nội dung tích hợp phải được thể hiện cụ thể trong giáo án của giáo viên
ở từng bài, từng đơn vị kiến thức cụ thể và phải thể hiện rõ mức độ tích hợp
(liên hệ hay bộ phận...).

+ Bản thân giáo viên phải tự trau dồi thêm kiến thức trong sách vở cũng
như những kiến thức từ thực tế qua các phương tiện thông tin (phần lớn nội
dung tích hợp là để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống) nhưng để có
tính thuyết phục cao thì giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh những hình
ảnh cụ thể để minh họa cho phần tích hợp của chúng ta được sinh động, tự nhiên
hơn.
+ Trong các phần tích hợp giáo viên chỉ giữ vài trò hướng dẫn, định hướng
chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều (để phát huy được tính sáng tạo trong
giải quyết những tình huống mà giáo viên nêu ra).
+ Sử dụng các phương tiện nghe nhìn, từ việc quan sát tranh ảnh, video
clip học sinh sẽ mô tả được sự vật, hiện tượng, nêu nguyên nhân, hậu quả của sự
vật, hiện tượng và yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về nội
dung tranh ảnh, băng hình (chẳng hạn như ta có thể dụng các video clip (từ 12
phút) để giới thiệu về các yếu tố môi trường và sử dụng hợp lý năng lượng, như:
cọn nước, cối giã gạo nước, trạm thủy điện nhỏ, trạm pin mặt trời (năng lượng
sạch), ô nhiễm không khí và tiếng ồn giao thông…)
II. Kết luận:
22


Việc giảng dạy tích hợp thông qua bộ môn Địa lý là điều cần thiết đối với
nhận thức của học sinh. Tuy nhiên cách thức tổ chức giảng dạy và lồng ghép
một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết. Tránh tình trạng tích hợp một cách miễn
cưỡng sẽ làm cho nội dung bài dạy sẽ nặng nề.
Qua đó, giáo viên và học sinh sẽ có trách nhiệm và hành vi đúng đắn hơn
đối với các vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc áp dụng chuyên
đề “ tích hợp liên môn trong dạy học môn Địa lý cấp THCS”.
Đây là một số giải pháp của tôi nhằm thực hiện ngày một hiệu quả hơn
việc dạy học tích hợp trong các bộ môn văn hóa .Vì quĩ thời gian ít và khả năng

có hạn nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót, xin được tiếp thu nhiều ý kiến góp ý
của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
Yên lập, tháng 10 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hà

23


LỜI CẢM ƠN

Chuyên đề này được hoàn thành là nhờ có sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của
gia đình, của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ KHXH và các em học sinh
trường THCS Yên lập - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, của
Ban giám hiệu nhà trường, của tổ KHXH và các em học sinh trường THCS Yên
lập –Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.

24



×