Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

Tác gia Ta go

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.34 KB, 10 trang )





Năm sinh: 07 - 5 - 1861

Năm mất: 07 - 8 - 1941

Gia đình quý tộc Ba La Môn có nhiều người là
nhân tài của đất nước. Cha là Đêbenđranat
Tago (Debendranath Tagore), triết gia, nhà cải
cách xã hội. Thủa nhỏ, Tago nổi tiếng thông
minh, tự học, giỏi văn, biết ngoại ngữ; 8 tuổi đã
làm thơ, 11 tuổi dịch tác phẩm "Macbet"
("Macbeth") của Sêchxpia (W. Shakespeare) ra
tiếng Bengali. Tago còn soạn nhạc, vẽ và viết
kịch..., mặt nào cũng đạt đỉnh cao của tài năng.



Tago yêu nước, yêu hoà bình, có lòng
nhân đạo sâu sắc. Năm 1901, lập Trường
Xantinikêtan cho con em nông dân ăn học.
Tago coi trọng truyền thống văn hoá Ấn
Độ, kết hợp văn hoá Đông và Tây, mở
Trường Đại học Vixva - Bharati (1921), thu
hút thanh niên thế giới đến tìm hiểu văn
hoá Ấn Độ. Từ 1916, Tago đi thăm nhiều
nước để tìm hiểu văn hoá các nước đó.



Sự nghiệp văn chương:
Trường phái: Trữ tình, tượng trưng.
Thời gian trong nghề: Năm 13 tuổi ông đã có tác
phẩm đăng báo (Bông hoa rừng). Mặc dù thơ là
thể loại được ông sáng tác nhiều (hơn 1000
bài), tiểu thuyết (14 cuốn), truyện ngắn, tiểu luận
(12 cuốn) cùng nhiều tác phẩm về ký, kịch…
Văn xuôi của ông đề cập tới các vấn đề xã hội,
chính trị, giáo dục…



Thi ca của ông xuất phát từ một tinh thần sâu
sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca
ngợi thiên nhiên và cuộc sống con người.
Đối với ông, sự phong phú muôn màu muôn
vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không
mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô
típ của các sáng tác văn chương của ông.
Ngoài văn học, âm nhạc là mảng sáng tác
ông dành nhiều quan tâm. Các bài hát của
ông được chọn làm quốc ca của Ấn Độ và
Băng-la-đét.

Giải thưởng: Giải Nobel văn chương năm
1913 cho tập “Thơ dâng”

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×