Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGHIÊN cứu tạo NGUỒN ALPHA RADIUM BẰNG PHƢƠNG PHÁP mạ điện PHÂN kết tủa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 69 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................vii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RADIUM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN .... 1
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới và tại Việt Nam .............................. 1
1.1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới .................................................. 1
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam................................................... 2
1.2. Tổng quan về phân rã alpha ............................................................................. 2
1.2.1. Hạt alpha ................................................................................................... 3
1.2.2. Phân rã alpha ............................................................................................. 3
1.2.3. Vùng phân rã alpha ................................................................................... 5
1.2.4. Chu kỳ bán rã và năng lƣợng .................................................................... 5
1.3. Tổng quan về radium ....................................................................................... 5
1.3.1. Nguồn gốc phát hiện nguyên tố radium .................................................... 5
1.3.2. Các chuỗi phân rã và các đồng vị của radium .......................................... 6
1.3.3. Tính chất hóa lý của radium ...................................................................... 9
1.3.4. Ứng dụng của radium ................................................................................ 9
1.4. Phƣơng pháp phân tích phổ Alpha ................................................................. 10
1.5. Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................... 11
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU PHƢƠNG PHÁP MẠ ĐIỆN PHÂN VÀ HỆ ĐO
ALPHA ANALYST ................................................................................................. 12
2.1. Lý thuyết về mạ điện phân ............................................................................. 12
2.1.1. Những khái niệm cơ bản về điện hóa học ............................................... 12
2.1.2. Sự hình thành lớp mạ .............................................................................. 12
2.1.3. Gia công bề mặt kim loại trƣớc khi mạ................................................... 14
2.1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến một phản ứng điện hóa ............................ 16
2.1.5. Định luật Faraday về điện phân .............................................................. 16
i



2.2. Lý thuyết về phân tích phổ Alpha sử dụng hệ phổ kế Alpha Analyst ...........17
2.2.1. Tiện ích ....................................................................................................17
2.2.2. Buồng chân không ................................................................................... 19
2.2.3. Detector ...................................................................................................20
2.2.4. Detector Alpha PIPS ............................................................................... 22
2.2.5. Bộ tiền khuếch đại ................................................................................... 23
2.2.6. Bộ khuếch đại .......................................................................................... 24
2.2.7. Bộ ADC ...................................................................................................25
2.2.8. Máy phân tích biên độ đa kênh MCA ..................................................... 25
2.3. Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................... 25
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ CÁC KẾT QUẢ TẠO NGUỒN ALPHARADIUM BẰNG PHƢƠNG PHÁP MẠ ĐIỆN PHÂN KẾT TỦA ..................... 26
3.1. Hóa chất – Dụng cụ ........................................................................................ 26
3.1.1. Hóa chất...................................................................................................26
3.1.2. Dụng cụ ...................................................................................................27
3.2. Quy trình chuẩn bị mẫu .................................................................................. 29
3.2.1. Quy trình hòa tan bột ThO2 .....................................................................29
3.2.2. Quy trình kết dính TOPO vào bột silica gel ............................................ 29
3.2.3. Chuẩn bị cột tách sắc ký..........................................................................30
3.2.4. Quy trình tách radium (224Ra) từ dung dịch thorium .............................. 31
3.2.5. Quy trình mạ điện phân ...........................................................................31
3.3. Xử lý số liệu thực nghiệm .............................................................................. 35
3.4. Kết quả ...........................................................................................................39
3.4.1. Hiệu suất mạ radium trên đĩa đệm inox 201 ...........................................39
3.4.2. Hiệu suất mạ radium trên đĩa đệm inox 304 ...........................................41
3.4.3. Hiệu suất mạ radium trên đế đệm Nhôm, I = 5mA .................................43
3.4.4. Hiệu suất mạ radium trên đế đệm Nhôm, I = 18mA ............................... 45
3.4.5. Hiệu suất mạ radium trên đế đệm inox 201 đã đƣợc mạ thêm Mn .........47
3.4.6. Hiệu suất mạ trên đế đệm inox 304 đã đƣợc mạ thêm Mn ..................... 49


ii


3.4.7. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm ................................................. 51
3.5. Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 53
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 56
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 59

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADC

Analog to Digital
Converter

Biến đổi tƣơng tự thành số

AECL

Atomic Energy of Canada
Limited

Chuẩn giới hạn năng
lƣợng nguyên tử của
Canada


DJ

Diffused Junction

Đầu dò tiếp xúc khuếch
tán

cts

counts

Số đếm

FWHM

Full Width Half
Maximum

Độ rộng cực đại một nửa
chiều cao

h

hour

Giờ

MCA

Multi Channel Analyzer


Máy phân tích biên độ đa
kênh

MCB

Multi Channel Buffer

Bộ đệm đa kênh

PIPS

Passivated Implanted
Plannar Silicon

Đầu dò Si planar nuôi cấy
ion thụ động

RES

Reticuloendothelial
System

Hệ thống lƣới nội mô

SSB

Single-Sideband
Modulation


Detector hàng rào mặt

DJ

Diffused Junction

Detector mặt nối khuếch
tán

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bề dày cửa sổ detector PIPS, SSB ...........................................................22
Bảng 2.2. Một số thông số của các loại detector Alpha PIPS do hãng Canberra sản
xuất ............................................................................................................................23
Bảng 2.3. Đặc tính của bộ tiền khuếch đại 2004 ......................................................24
Bảng 3.1. Hiệu suất hấp thụ đế đệm Inox 201 đối với radium .................................40
Bảng 3.2. Hiệu suất hấp thụ đế đệm Inox 304 đối với radium .................................42
Bảng 3.3. Hiệu suất hấp thụ đế đệm Nhôm đối với radium, I=5mA ........................44
Bảng 3.4. Hiệu suất hấp thụ đế đệm Nhôm đối với radium, I=18mA ......................46
Bảng 3.5. Hiệu suất hấp thụ đế đệm Inox 201 có mạ Mn đối với radium ................48
Bảng 3.6. Hiệu suất hấp thụ đế đệm Inox 304 có mạ Mn đối với radium ................50

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Chuỗi phân rã của 232Th............................................................................. 8
Hình 1.2. Các thao tác trong phép phân tích mẫu bằng hệ phổ kế Alpha ............... 10

Hình 2.1. Hệ phổ kế Alpha ở Bộ môn Vật lý hạt nhân ........................................... 18
Hình 2.2. Sơ đồ khối của hệ Alpha Analyst ............................................................ 19
Hình 2.3. Bơm hút chân không (trái) và buồng đo Alpha (phải) ............................ 20
Hình 2.4. Detector PIPS .......................................................................................... 21
Hình 3.1. Mô Hình bộ điện phân ............................................................................. 28
Hình 3.2. Mặt cắt của bộ điện phân ......................................................................... 29
Hình 3.3. Tách radium bằng cột sắc ký TOPO........................................................ 30
Hình 3.4. Cách mắc bình điện phân với nguồn ....................................................... 32
Hình 3.5. Một số đĩa Inox 201sau khi mạ điện phân với radium ............................ 33
Hình 3.6. Một số đĩa Inox 304 sau khi mạ điện phân với radium ........................... 33
Hình 3.7. Một số đĩa Nhôm sau khi mạ điện phân với radium ............................... 34
Hình 3.8. Một số đĩa Inox 201 mạ phủ Mn sau khi mạ điện phân với radium........ 34
Hình 3.9. Một số đĩa Inox 304 mạ phủ Mn sau khi mạ điện phân với radium........ 35
Hình 3.10. Phổ alpha của 224Ra sau khi mạ 50 phút trên vật liệu Inox 201 ............ 36
Hình 3.11. Phổ alpha của 224Ra sau khi mạ 80 phút trên vật liệu Inox 304 ............ 36
Hình 3.12. Phổ alpha của 224Ra sau khi mạ 40 phút trên vật liệu Nhôm với dòng
điện 18mA ................................................................................................................ 37
Hình 3.13. Hiệu suất mạ của Inox 201 theo thời gian ............................................. 41
Hình 3.14. Hiệu suất mạ của Inox 304 theo thời gian ............................................. 43
Hình 3.15. Hiệu suất mạ của Nhôm theo thời gian, I=5mA .................................... 45
Hình 3.16. Hiệu suất mạ của Nhôm theo thời gian, I=18mA .................................. 47
Hình 3.17. Hiệu suất mạ của Inox 201-Mn theo thời gian ...................................... 49
Hình 3.18. Hiệu suất mạ của Inox 304-Mn theo thời gian ...................................... 51

vi


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau một trăm năm, kể từ khi Becquerel phát hiện ra hiện tƣợng phóng xạ, các

tia bức xạ phát ra từ hiện tƣợng phóng xạ ngày nay đã có ý nghĩa lớn đến nhiều
ngành và nhiều ngƣời làm việc trong các lĩnh vực nhƣ y học hạt nhân, chẩn đoán
lâm sàng, vật lý y khoa, sinh học, bảo quản thực phẩm, công nghiệp, giám sát môi
trƣờng, năng lƣợng hạt nhân [1]… Kể từ khi Cơ quan Năng lƣợng Nguyên tử Quốc
tế đƣợc thành lập vào năm 1957, sự hợp tác toàn cầu trong việc sử dụng năng lƣợng
hạt nhân vào mục đích hòa bình, thông qua sản xuất điện hạt nhân, sử dụng các hạt
nhân phóng xạ và các nguồn bức xạ đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển trên thế giới.
Năm 1898, nữ bác học Marie Curie phát hiện ra nguyên tố radium (Ra), sau đó
không lâu đồng vị phóng xạ đã đƣợc ứng dụng trong điều trị bệnh. Cũng bắt đầu từ
đấy đã ra đời lĩnh vực sinh học phóng xạ và ung thƣ học phóng xạ. Ngày nay, các
đồng vị phóng xạ đƣợc ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh và y học hạt nhân.
226

Ra đƣợc ứng dụng để sản xuất đồng vị phóng xạ Actinium-225 (225Ac) bằng

phản ứng giữa

226

Ra với proton, góp phần vào việc tiêu diệt các tế bào ung thƣ mà

không làm tổn thƣơng đến các tế bào khỏe mạnh khác [16].
Trong môi trƣờng tự nhiên, radium tồn tại nhiều trong đất, đá, không khí… và
trong môi trƣờng nƣớc. Hơn 99% radium tồn tại trong tự nhiên là đồng vị 226Ra, và
radium có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu, công nghiệp cũng nhƣ
trong đời sống hằng ngày [8].
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu tạo nguồn Alpha-Radium
bằng phƣơng pháp đồng kết tủa [2],[8]. Phƣơng pháp này đã giúp ích nhiều trong
việc đánh giá nồng độ phóng xạ của các đồng vị radium trong các nguồn nƣớc khác

nhau nhƣ nƣớc ngầm, nƣớc biển và nƣớc sinh hoạt. Tuy vậy, nhƣợc điểm của
phƣơng pháp này là tốn nhiều thời gian và còn hạn chế trong ứng dụng tạo đồng vị
phóng xạ 225Ac bằng phản ứng giữa 226Ra và proton.

vii


Với ý nghĩa thực tiễn nhƣ trên và mong muốn nhằm xây dựng một quy trình
đơn giản cho việc tạo nguồn Alpha-Radium, và hy vọng góp một phần nhỏ trong
việc hạn chế sự phức tạp trong quy trình tạo mẫu cho hệ phổ kế alpha, giúp tiết
kiệm thời gian hơn và ứng dụng vào nghiên cứu tạo đồng vị

225

Ac để góp phần

trong y học hạt nhân. Tôi chọn đề tài “NGHIÊN CỨU TẠO NGUỒN ALPHA
RADIUM BẰNG PHƢƠNG PHÁP MẠ ĐIỆN PHÂN KẾT TỦA” để làm đề tài
luận văn cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài này là tạo ra nguồn Alpha-Radium bằng phƣơng
pháp mạ điện phân kết tủa cho hệ phổ kế alpha. Sử dụng hệ phổ kế Alpha Analyst
(CANBERRA, detector A1200-37Am) để đo phổ alpha của các nguồn AlphaRadium, từ đó khảo sát hoạt độ của đồng vị radium theo thời gian.
3. Bố cục của luận văn
Nội dung luận văn gồm các phần:
Mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ cần hoàn
thành. Đây cũng đƣợc xem là tóm lƣợc toàn bộ công trình nghiên cứu của tác giả.
Chƣơng 1: Tổng quan
Trình bày sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu, khảo sát nồng độ radium trên các
đĩa đệm khác nhau nhằm xây dựng quy trình đơn giản trong việc tạo nguồn AlphaRadium. Tổng quan về các chuỗi phân rã phóng xạ trong tự nhiên, các đặc tính hóa

lý của radium, phƣơng pháp chuẩn bị mẫu, tạo nguồn Alpha-Radium. Qua đó, cho
thấy việc tạo nguồn Alpha-Radium hạn chế quy trình tạo mẫu phức tạp cho hệ phổ
kế alpha và là vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát.
Chƣơng 2: Giới thiệu phƣơng pháp mạ điện phân và hệ đo alpha analyst
Trong chƣơng này, chúng tôi trình bày về phƣơng pháp mạ điện phân và các
nội dung liên quan đến hệ đo alpha analyst nhƣ nguyên lý hoạt động, cách xử lý
phổ,…

viii


Chƣơng 3: Thực nghiệm
Đây là nội dung chính của luận văn. Chƣơng này trình bày đối tƣợng nghiên
cứu, quy trình tách chiết, quy trình mạ điện phân radium, đo nồng độ radium trên
các đĩa đệm khác nhau để đánh giá hiệu suất mạ của radium, xử lý số liệu, xây dựng
đồ thị và các đánh giá, nhận xét liên quan.
Kết luận và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:
Đƣa ra kết luận và đánh giá các kết quả thực nghiệm. Trình bày những vấn đề
luận văn đã đƣợc giải quyết, còn tồn đọng và các hƣớng nghiên cứu liên quan tiếp
theo.

ix



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RADIUM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới và tại Việt Nam
Cho đến nay, đã có nhiều công trình trên thế giới và tại Việt Nam nghiên cứu
về việc tạo nguồn radium cho hệ phổ kế alpha. Trong đó, có một số công trình tiêu
biểu cần quan tâm.

1.1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới
Năm 1987, tác giả C.W.Sill tại phòng thí nghiệm kỹ thuật quốc gia Idoho –
USA, đã thực hiện đề tài nghiên cứu về việc xác định nồng độ phóng xạ 226Ra trong
đất, quặng và chất thải từ các lò phản ứng hạt nhân bằng hệ phổ kế alpha. Tác giả sử
dụng phƣơng pháp kết tủa giữa radium và barium và tách kết tủa bằng lƣới lọc 0,1
micromet. Hiệu suất hấp thụ 226Ra ở mức cao trên 95% [12]. Tuy nhiên độ phân giải
năng lƣợng alpha lại không đƣợc tối ƣu. Phƣơng pháp này đòi hỏi phải có thiết bị
rút về lọc chân không. Do tách khó, nên hầu hết việc tạo mẫu đo Alpha-Radium cho
phƣơng pháp đo phổ alpha đều dựa trên phƣơng pháp này. Do đó khá ít công trình
nghiên cứu tập trung cho việc tạo mẫu đo radium bằng phƣơng pháp mạ điện phân.
Năm 1992, nhóm tác giả N.E. Whitehead, R.G. Ditchburn, W.J. McCabe, R.
Van Der Raaij-New Zealand đã thực hiện đề tài nghiên cứu về những yếu tố ảnh
hƣởng đến quy trình mạ điện phân

226

Ra. Nhóm tác giả đã sử dụng 20ml dung môi

gồm 90% dung dịch isopropanol và 10% 0,05M HNO3 mạ điện phân lên đĩa thép
không gỉ với dòng điện 100mA-35V, mạ trong 20 phút và cực anode là platinum.
Kết quả thu đƣợc hiệu suất mạ 226Ra ở mức cao trên 90% [15].
Năm 1995, nhóm tác giả thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Argonne-USA, đã
sử dụng phƣơng pháp mạ điện phân lên thép không gỉ với 15ml dung môi
ammonium oxalate 0,17M và axit hydrochloric 0,14M, mạ điện phân trong 60 phút
với dòng điện 600mA. Kết quả thu đƣợc hiệu suất mạ
100% [17].

1

226


Ra ở mức rất cao từ 90-


Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, phƣơng pháp mạ điện phân có
ƣu điểm tiết kiệm thời gian và quy trình thực hiện là khá đơn giản hơn trong việc
tạo nguồn Alpha-Radium.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam
Năm 2013, nhóm tác giả Lê Công Hảo và các cộng sự đã xây dựng quy trình
xác định

226

Ra bằng hệ phổ kế alpha và sử dụng đĩa MnO2. Nhóm tác giả tạo đĩa

MnO2 bằng cách ngâm các đĩa đồng đã đƣợc phun sơn vào 300 ml dung dịch
KMnO4 0,1M trong 3 - 4 giờ, điều chỉnh nhiệt độ dung dịch từ 50 – 700C bằng bếp
nung điện công suất 500 - 1000W. Sau đó thì dùng máy khuấy từ với tốc độ quay
của nam châm khoảng 300 vòng/phút, quay trong 6 giờ để 226Ra bám lên đĩa MnO2.
Kết quả thu đƣợc cho thấy đĩa MnO2 có hiệu suất mạ trung bình đối với

226

Ra ở

mức cao trên 90% [2].
Năm 2013, tại phòng thí nghiệm Vật lý Hạt nhân trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên-TP.Hồ Chí Minh, bằng phƣơng pháp ngâm màng nhựa PVC trong 300 ml
dung dịch KMnO4 0,2M trong 3 - 4 giờ dƣới đèn hồng ngoại ở nhiệt độ trong
khoảng 65 – 70oC, nhóm tác giả Lê Công Hảo và Nguyễn Quốc Toàn đã tạo đĩa

MnO2 để hấp thụ đồng vị phóng xạ

226

Ra. Sau đó, để

226

Ra bám lên đĩa MnO2 thì

dùng máy khuấy từ với tốc độ quay của nam châm khoảng 500 - 600 vòng/phút,
quay trong 6 giờ. Kết quả thu đƣợc cho thấy đĩa MnO2 có hiệu suất hấp thụ trung
bình đối với 226Ra là khoảng 85% [8].
Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, phƣơng pháp tạo đĩa MnO2 cho
kết quả hiệu suất hấp thụ 226Ra trung bình của đĩa MnO2 cao. Vì vậy về mặt ý tƣởng
có thể áp dụng phƣơng pháp tạo đĩa có lớp kim loại mỏng MnO2 vào việc nghiên
cứu tạo nguồn Alpha-Radium.
1.2. Tổng quan về phân rã alpha
Năm 1896, nhà bác học ngƣời Anh là Becquerel phát hiện ra chất phóng xạ tự
nhiên, đó là Uranium và con cháu của nó. Đến nay, ngƣời ta biết ba họ phóng xạ tự
nhiên là Thorium (232Th), Uranium (238U), Actinium (235U) và họ phóng xạ nhân tạo

2


Neptunium (237Np). Đồng vị 232Th là thành viên đầu tiên của họ Thorium và nó phát
ra tia phóng xạ alpha [4].
1.2.1. Hạt alpha
Hạt alpha là hạt nhân nguyên tử Heli, kí hiệu


, bao gồm 2 nơtron và 2

proton, nó mang điện tích dƣơng bằng +2e và khối lƣợng bằng 4,0015u, với u là
đơn vị khối lƣợng nguyên tử, 1u=1,66055.10-27kg.
Hạt alpha là một loại bức xạ ion hóa, khi đi qua môi trƣờng vật chất, chúng
tƣơng tác với các electron trong môi trƣờng, gây ra sự ion hóa mạnh và dễ dàng
dừng lại khi đi đƣợc vài centimet trong không khí, hoặc bị chặn bởi một tờ giấy hay
da ngƣời.
Thông thƣờng hạt alpha không gây nguy hiểm đối với chiếu ngoài, nhƣng
chúng trở nên cực kỳ nguy hiểm khi chúng thâm nhập vào cơ thể bằng đƣờng ăn
uống hoặc hít thở. Ngƣời ta ƣớc tính sự nguy hiểm của nó lớn hơn gấp nhiều lần so
với liều tƣơng đƣơng của các bức xạ gamma. Các nhà nghiên cứu hiện đang cố
gắng nghiên cứu đƣa chất phóng xạ alpha vào các vị trí khối u để tiêu diệt hoặc
ngăn chặn sự phát triển của khối u, liệu pháp này gọi là xạ trị trong [4].
Phản ứng hạt nhân gây bởi hạt alpha:
+ Loại (, p):
14
7 N

17
8 O

p,

Q

1,06MeV

(1.1)


Nhờ phản ứng này mà Rutherford đã tìm ra proton.
+ Loại (, n):
9
4N

12
6 C

n,

Q

5,5MeV

(1.2)

Nhờ phản ứng này mà Chadwick đã tìm ra nơtron.
1.2.2. Phân rã alpha
Khi phân rã alpha, hạt nhân mẹ ban đầu AZX chuyển thành hạt nhân con
và phát ra hạt alpha.

3

A-4
X
Z-2


A
ZX


→ 42He

A4
Z 2Y

(1.3)

Ví dụ:
232
90Th

→ 42He

228
88Ra

(1.4)

Điều kiện để xảy ra phân rã alpha là khối lƣợng của hạt nhân mẹ AZX phải lớn
hơn tổng khối lƣợng của hạt nhân con

A-4
X
Z-2

và hạt alpha:
(1.5)

Tƣơng đƣơng với:

(

)

(1.6)

Trong đó:
 m , mX và mY lần lƣợt là khối lƣợng của hạt , hạt nhân X và hạt nhân Y.
Giả sử khi phân rã hạt nhân mẹ AZX và hạt nhân con

A-4
X
Z-2

ở trạng thái cơ bản.

Đồng thời ta cũng giả sử hạt nhân mẹ AZX đứng yên khi phân rã.
Theo định luật bảo toàn năng lƣợng:
[ ( )

( )

( )]

(1.7)

Theo định luật bảo toàn động lƣợng:
p⃗⃗⃗⃗X

⃗⃗⃗

p

pY
⃗⃗⃗⃗

0

(1.8)

p

pY

(1.9)

p2

p2Y

(1.10)

m
T
my

(1.11)

Ty
Trong đó:


 pX, pY và p lần lƣợt là động lƣợng của hạt nhân X, hạt nhân Y và hạt ;
 TY và T lần lƣợt là động năng của hạt nhân Y và hạt ;
 ΔE là năng lƣợng phản ứng.

4


Suy ra:
ΔE

m
)
my

T (1

(1.12)

Động năng hạt alpha bay ra là:
T

ΔE
T

mY
mY m

ΔE

(1.13)


1
1

m
my

(1.14)

Do m << mY nên:
T

ΔE

(1.15)

Vậy hạt alpha mang phần lớn năng lƣợng tỏa ra khi phân rã [4] [6].
1.2.3. Vùng phân rã alpha
Hiện nay ngƣời ta đã biết đƣợc hơn 200 hạt nhân phân rã alpha. Phân rã alpha
chủ yếu xảy ra với các hạt nhân nặng ở cuối bảng tuần hoàn Mendeleev với Z  83,
tức là các hạt nhân có điện tích Z lớn hơn từ hai đơn vị trở lên so với số magic Z=82
[6].
1.2.4. Chu kỳ bán rã và năng lƣợng
Chu kỳ bán rã của các nhân phân rã alpha thay đổi trong một khoảng rất rộng
nhƣng năng lƣợng alpha phát ra chỉ thay đổi trong khoảng hẹp [6].
1.3. Tổng quan về radium
1.3.1. Nguồn gốc phát hiện nguyên tố radium
Năm 1898, từ quặng uraninit (quặng chứa nhiều uranium), ông bà Pierre Curie
và Marie Curie đã lần đầu tiên phát hiện ra nguyên tố radium. Đến năm 1910 thì
tách chiết thành công radium tinh khiết bằng cách điện phân muối radium chloride

(RaCl2).

5


Sau thành công đó, radium đƣợc nghiên cứu nhiều hơn và ngƣời ta đã phát
hiện ra hàng loạt các công dụng đƣợc cho là kì diệu vào thời đó. Phát hiện đầu tiên
thuộc về hai nhà nghiên cứu ngƣời Đức là Otto Walkhoff và Friedrich Giesel vào
năm 1900. Họ cho rằng radium có khả năng chữa lành các bệnh liên quan tới da.
Hơn một năm sau, radium đƣợc dùng để chữa các bệnh viêm da, ung thƣ và lao sau
khi tất cả các phƣơng pháp trị liệu khác đã vô hiệu.
Trong thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), nhu cầu sử dụng radium trong quân
đội để chữa trị cho các bệnh binh tăng lên rất cao, thúc đẩy các quốc gia sản xuất
radium, đặc biệt là Mỹ.
Bên cạnh đó, radium còn đƣợc thƣơng mại hóa cho các mục đích sản xuất các
loại thuốc giảm đau và chống viêm, thuốc chữa các bệnh về thần kinh, mỹ phẩm,
thức ăn gia súc, phân bón cho cây trồng…
Tuy nhiên, ngƣời ta dần dần nhận thấy tác hại của các tia phóng xạ, mở đầu là
cái chết không rõ nguồn gốc của những công nhân sản xuất các thiết bị chữa bệnh
bằng radium. Nhiều cuộc điều tra quy mô lớn đã cho kết luận tác nhân giết ngƣời
chính là các tia phóng xạ phát ra từ radium và radon (nhân phóng xạ con của
radium). Thế là tại những địa điểm làm việc có chất phóng xạ, ngƣời ta đã sử dụng
các bức tƣờng bằng chì, đồng thời tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và quản lí
nghiêm ngặt nhằm bảo vệ con ngƣời khỏi tác hại của tia phóng xạ [8].
Ngày nay, radium đƣợc ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu về địa chất, sự
thay đổi khí hậu, sự phát triển của núi lửa, trầm tích và sự hình thành khoáng sản
dƣới đại dƣơng… Radium còn đƣợc xem nhƣ là chất đánh dấu tự nhiên do sự phân
bố khác biệt của đồng vị này trong các môi trƣờng khác nhau, đƣợc ứng dụng trong
việc nghiên cứu các loại đất đá, khảo sát tƣơng tác giữa nƣớc bề mặt và nƣớc ngầm,
theo dõi dòng chảy của nƣớc cũng nhƣ xác định nguồn gốc nƣớc [8]…

1.3.2. Các chuỗi phân rã và các đồng vị của radium
Radium có 25 đồng vị khác nhau đã đƣợc biết đến, trong số đó có 4 đồng vị
chính là

223

Ra,

224

Ra,

226

Ra và

228

Ra đƣợc tìm thấy trong cả ba chuỗi phóng xạ tự

6


nhiên. Trong đó,

224

Ra có chu kì bán rã ngắn (khoảng 3,7 ngày), phát tia alpha ( )

có kèm theo tia gamma (γ) tạo thành sản phẩm phân rã là Radon-220 (220Rn).

Phóng xạ trong môi trƣờng bao gồm các phóng xạ nhân tạo và phóng xạ tự
nhiên. Tất cả các hạt nhân nặng phát alpha đều có thể phân loại thành một trong bốn
chuỗi phân rã sau: chuỗi Thorium có số khối A = 4n (n là số tự nhiên), chuỗi
Neptunium A = 4n + 1, chuỗi Uranium A = 4n + 2, chuỗi Actinium A = 4n + 3.
Trong 4 chuỗi phân rã nêu trên :
- Chuỗi phân rã Thorium A = 4n là chuỗi phóng xạ tự nhiên. Trong quá trình
phân rã tạo ra 224Ra có chu kì bán rã là 3,7 ngày.
- Chuỗi phân rã Neptunium A = 4n + 1 là chuỗi phóng xạ nhân tạo. Trong quá
trình phân rã tạo ra 228Ra có chu kì bán rã là 5,75 năm.
- Chuỗi phân rã Uranium A = 4n + 2 là chuỗi phóng xạ tự nhiên. Trong quá
trình phân rã tạo ra 226Ra có chu kì bán rã là 1600 năm.
- Chuỗi phân rã Actinium A = 4n + 3 là chuỗi phóng xạ tự nhiên. Trong quá
trình phân rã tạo ra 223Ra có chu kì bán rã là 11 ngày.
Đặc điểm chung của 3 họ phóng xạ tự nhiên là :
- Đồng vị thứ nhất trong mỗi chuỗi (đồng vị mẹ) sống rất lâu. Tất cả các đồng vị
con trong mỗi chuỗi đều có chu kì bán rã nhỏ hơn nhiều so với đồng vị mẹ,
nên chuỗi cân bằng phóng xạ trƣờng kì. Khi đó hoạt độ phóng xạ của các đồng
vị trong chuỗi cân bằng nhau và bằng hoạt độ phóng xạ của đồng vị mẹ.
- Mỗi chuỗi đều có một thành viên dƣới dạng khí phóng xạ, chúng là các đồng
vị khác nhau của khí radon, ví dụ nhƣ trong chuỗi Uranium là

222

Rn, trong

chuỗi Actinium là 219Rn, trong chuỗi Thorium là 220Rn…
- Đều kết thúc bằng đồng vị bền chì (Pb).
Chuỗi Uranium (A = 4n + 2) (Hình 1.1) là chuỗi phóng xạ dài nhất, bắt đầu từ
238


U (chu kì bán rã là 4,5 × 109 năm) và kết thúc bằng đồng vị bền

chuỗi có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu địa chất và thủy văn.

7

206

Pb. Đây là


Chuỗi này có thể chia thành nhiều nhánh con trong đó hoạt tính của đồng vị
phóng xạ đầu nhánh sẽ chi phối hoạt tính của các đồng vị khác trong nhánh, điển
hình là các nhánh: 238U
222

234

U, 226Ra

222

Rn, 222Rn

Rn chiếm ƣu thế trong các nghiên cứu về nƣớc do

210
226

Pb… . Nhánh 226Ra


Ra và

222

Rn có độ hòa tan

cao và sự thăng giáng mạnh về hàm lƣợng trong các loại nƣớc [2] [8].

Hình 1.1. Chuỗi phân rã của 232Th [2]

8


1.3.3. Tính chất hóa lý của radium
Radium, ký hiệu nguyên tử Ra, số hiệu nguyên tử 88, gồm hai mƣơi lăm đồng
vị. Trong đó, có bốn đồng vị chính là 228Ra, 226Ra, 224Ra, 223Ra, có chu kỳ bán rã lần
lƣợt 5,75 năm, 1600 năm, 3,631 ngày và 11,43 ngày. 226Ra có chu kì bán rã dài nhất
và độ phổ cập cao nhất (chiếm trên 99%), phát alpha tạo thành khí phóng xạ 222Rn.
Radium có màu bạc, mềm, phóng xạ mạnh và là chất phát quang. Radium là
kim loại kiềm thổ nên trong hợp chất thƣờng thể hiện số oxi hóa +2. Radium bị oxi
hóa khi tiếp xúc với không khí do tác dụng với N2 tạo ra muối Ra3N2 có màu đen.
Radium là kim loại kiềm thổ, có tính chất hóa học tƣơng tự barium. Đa số các
hợp chất ít tan của radium tan ít hơn các hợp chất của barium tƣơng ứng, ngoại trừ
RaCO3 tan nhiều hơn so với BaCO3. Radium tác dụng mạnh với nƣớc tạo ra
Ra(OH)2 tan. Radium còn có khả năng liên kết với nhiều gốc axit và nguyên tố
khác, đặc biệt là các nguyên tố thuộc nhóm halogen tạo ra muối tan nhƣ Ra(NO3)2,
RaCl2, RaBr2,…. Các muối này tan nhiều trong nƣớc và ít tan khi tăng nồng độ axit
vô cơ tƣơng ứng [8].
1.3.4. Ứng dụng của radium

Radium đƣợc dùng trong điều trị các khối u ác tính. Thực ra tác dụng điều trị
do radon đảm nhiệm, vì các đồng vị con cháu của nó bức xạ γ, nhƣ thế radium chỉ
đóng vai trò nguồn cung cấp radon.
Trƣớc đây radium đƣợc sử dụng để phát hiện các vết nứt trong vật đúc hoặc
trong các mối hàn, để loại bỏ các điện tích. Ngày nay các nguyên tố phóng xạ nhân
tạo, với nhiều điểm ƣu việt đã thay thế radium trong các ứng dụng này.
Hỗn hợp radium với kẽm sunfua dùng trong chế tạo các chất lân quang.
radium hỗn hợp với berili cũng dùng để chế tạo các nguồn phát nơtron.
Hơn nữa, radium còn đƣợc xem nhƣ chất đánh dấu tự nhiên (natural tracer) do
sự phân bố khác biệt của đồng vị này trong môi trƣờng tự nhiên khác nhau, đƣợc
ứng dụng trong việc nghiên cứu các loại đất đá, khảo sát tƣơng tác giữa mặt nƣớc
và nƣớc ngầm, theo dõi dòng chảy của nƣớc cũng nhƣ xác định nguồn gốc nƣớc [8].

9


Trong y tế, radium đƣợc sử dụng để điều trị một số bệnh nhƣ ung thƣ xƣơng,
ung thƣ tiền liệt tuyến [16]…
1.4. Phƣơng pháp phân tích phổ Alpha
Phƣơng pháp phân tích bằng hệ phổ kế Alpha là một kỹ thuật đƣợc sử dụng
rộng rãi để nhận biết và định lƣợng hạt nhân phóng xạ. Hình 1.2 trình bày các thao
tác trong phƣơng pháp phân tích mẫu bằng hệ phổ kế Alpha.
Thu thập và chuẩn bị mẫu đo
Hòa tan mẫu, thêm vào chất đánh dấu
Tách chiết hóa học
Tạo mẫu đo phù hợp
Đo mẫu bằng hệ phổ kế Alpha
Tính hoạt độ mẫu phân tích
Hình 1.2. Các thao tác trong phép phân tích mẫu bằng hệ phổ kế Alpha
Phƣơng pháp này có nhiều ƣu điểm hơn các phƣơng pháp còn lại trong việc

xác định hoạt độ phóng xạ mẫu môi trƣờng ở mức thấp nhƣ [2]:
- Xác định đƣợc hầu hết các đồng vị phát alpha trong khả năng cho phép với độ
nhạy cao, phông phóng xạ thấp hay giới hạn phát hiện tốt.
- Việc sử dụng các đồng vị phóng xạ đánh dấu (tracer) phát hiện alpha cùng các
mẫu chuẩn đối chiếu, cung cấp nhiều thuận lợi trong việc thực hiện cũng nhƣ
phát triển các quy trình tách hóa. Khi đó, nếu quy trình tách hóa và tạo mẫu ổn
định thì sai số trong phép phân tích giảm một cách đáng kể và hầu nhƣ chỉ phụ
thuộc vào thống kê số đếm, độ chính xác của việc chuẩn và khối lƣợng mẫu
phân tích.

10


- Xác định đƣợc hầu hết các đồng vị phát alpha trong các chuỗi phân rã phóng
xạ nhƣ:
239

238

U,

235

U,

234

U,

232


Th,

230

Th,

228

Th,

226

Ra,

224

Ra,

210

Po,

242

Pu,

240

Pu,


Pu,…

Cũng nhƣ những phƣơng pháp khác, phƣơng pháp này cũng có những giới hạn
hay những khuyết điểm nhất định nhƣ sau:
- Đòi hỏi phải có những dung dịch chuẩn hay những dung dịch có chứa đồng
vị đánh dấu khi thực hiện phép phân tích.
- Tốn nhiều thời gian cho việc thực hiện các quy trình tách hóa phức tạp.
- Tuy mắc phải một số nhƣợc điểm, nhƣng các công trình nghiên cứu trên thế
giới đã cho thấy rằng, việc ứng dụng phổ kế alpha trong xác định hoạt độ
phóng xạ mẫu môi trƣờng ở mức thấp ngày càng trở nên phổ biến. Thông
thƣờng về cơ bản, có khoảng sáu đến bảy công đoạn cần phải đƣợc thực
hiện trong phép phân tích có liên quan đến việc sử dụng hệ phổ kế alpha
nhƣ hình 1.3. Do đó ngày nay, hầu hết các quy trình hòa tan mẫu, tách hóa
cũng nhƣ tạo mẫu đo đã đƣợc dần cải tiến và phát triển mạnh nhằm đạt
đƣợc kết quả chính xác và tiết kiệm thời gian phân tích [2].
1.5. Kết luận chƣơng 1
Trong chƣơng này, chúng tôi đã trình bày sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu,
khảo sát nồng độ radium trên các đĩa đệm khác nhau nhằm xây dựng quy trình đơn
giản trong việc tạo nguồn Alpha-Radium. Tổng quan về các chuỗi phân rã phóng xạ
trong tự nhiên, các đặc tính hóa lý của radium, phƣơng pháp chuẩn bị mẫu, tạo
nguồn Alpha-Radium. Qua đó, cho thấy việc tạo nguồn Alpha-Radium hạn chế quy
trình tạo mẫu phức tạp cho hệ phổ kế alpha và là vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát.

11


CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU PHƢƠNG PHÁP MẠ ĐIỆN PHÂN VÀ HỆ ĐO
ALPHA ANALYST
2.1. Lý thuyết về mạ điện phân

2.1.1. Những khái niệm cơ bản về điện hóa học
Những quá trình hóa học xảy ra dƣới tác dụng của dòng điện một chiều gọi là
quá trình điện hóa. Dòng điện một chiều đi qua dung dịch điện li tạo nên hiện tƣợng
điện phân phân hủy các chất điện li và tạo ở điện cực những chất mới.
Bộ thiết bị chủ yếu của quá trình điện phân:
- Bình điện phân.
- Cực âm Catot: khi dòng điện một chiều đi qua dung dịch điện li các cation
chạy đến catot.
- Cực dƣơng Anot: khi có dòng điện một chiều đi qua dung dịch điện li các
anion chạy đến anot sẽ phóng điện trên các điện cực, cho nên thế catot và
thế anot đƣợc gọi là thế phóng điện giữa cation và anion.
Những ứng dụng thực tế của quá trình điện phân nhƣ:
- Điều chế H2, O2, NaOH, Cl2 ... để tổng hợp các chất vô cơ và muối.
- Tổng hợp các chất hữu cơ.
- Thủy luyện các kim loại: Cu, Ni, Zn, Co, Cd, Na, K…các kim loại quí và
đất hiếm.
- Sản xuất các nguồn điện hóa học (pin, acquy…) và mạ điện.
Những ƣu điểm của phƣơng pháp điện phân:
- Công nghệ đơn giản.
- Sử dụng nguyên liệu và năng lƣợng toàn diện.
- Tạo đƣợc nhiều sản phẩm có giá trị và có độ sạch cao [18].
2.1.2. Sự hình thành lớp mạ
2.1.2.1. Điều kiện hình thành lớp mạ
Mạ điện là một công nghệ điện phân. Quá trình tổng quát là [5]:

12


Trên anot xảy ra quá trình hòa tan kim loại anot:
M ne


Mn

(2.1)

Trên catot xảy ra quá trình cation phóng điện trở thành kim loại mạ:
Mn

ne

M

(2.2)

Thực ra quá trình trên xảy ra theo nhiều bƣớc liên tiếp nhau, bao gồm nhiều
giai đoạn nối tiếp nhau nhƣ quá trình cation hidrat hóa di chuyển từ dung dịch vào
bề mặt catot (quá trình khuếch tán); cation mất lớp vỏ hidrat, vào tiếp xúc trực tiếp
với bề mặt catot (quá trình hấp phụ); electron chuyển từ catot vào vành hóa trị của
cation, biến nó thành nguyên tử kim loại trung hòa (quá trình phóng điện); các
nguyên tử kim loại này sẽ tạo thành mầm tinh thể mới, hoặc tham gia nuôi lớn mầm
tinh thể đã hình thành trƣớc đó.
2.1.2.2. Điều kiện xuất hiện tinh thể
Mọi yếu tố làm tăng phân cực catot đều cho lớp mạ có tinh thể nhỏ mịn, và
ngƣợc lại. Nếu kim loại nền và kim loại kết tủa có cấu trúc mạng khá giống nhau về
hình thái, kích thƣớc thì cấu trúc của kim loại nền đƣợc bảo tồn và kim loại kết tủa
sẽ phát triển theo cấu trúc đó (cấu trúc lai ghép-epitaxy), xảy ra ở những lớp nguyên
tử đầu tiên. Sau đó sẽ dần chuyển về cấu trúc vốn có của nó ở những lớp kết tủa tiếp
theo. Trƣờng hợp này cho lớp kim loại mạ có độ gắn bám rất tốt, xấp xỉ với độ bền
liên kết của kim loại nền. Nếu thông số mạng của chúng khác khá xa nhau, hoặc bề
mặt chúng có tạp chất hay chất hấp phụ, thì sự lai ghép sẽ không xảy ra. Đấy là một

trong những nguyên nhân gây nên ứng suất nội và làm lớp mạ dễ bong [5].
2.1.2.3. Thành phần chất điện giải
Chất điện giải dùng trong mạ điện thƣờng là dung dịch muối đơn hoặc muối
phức. Thành phần chính của dung dịch muối đơn là muối của các axit vô cơ hòa tan
nhiều trong nƣớc và phân ly hoàn toàn trong dung dịch thành các ion tự do. Ở dung
dịch này, phân cực nồng độ và phân cực hóa học không lớn lắm nên lớp mạ thu
đƣợc thô, to, dày mỏng không đều. Mặt khác, dung dịch muối đơn cho hiệu suất

13


dòng điện cao, và càng cao khi mật độ dòng lớn. Thƣờng đƣợc dùng để mạ những
chi tiết có hình thù đơn giản nhƣ dạng tấm, dạng hộp…
Dung dịch muối phức đƣợc tạo thành khi pha chế dung dịch từ các thành phần
ban đầu, ion kim loại mạ sẽ tạo phức, hoạt độ của ion kim loại tự do giảm đi rất
nhiều. Do đó điện thế tiêu chuẩn dịch về phía âm rất nhiều, điều này giúp cho lớp
mạ mịn, phủ kín, dày đều… đƣợc dùng để mạ các chi tiết có hình thù phức tạp.
Để tăng độ dẫn điện cho dung dịch, ngƣời ta thƣờng pha thêm các chất điện
giải trơ. Các chất này không tham gia vào quá trình catot và anot mà chỉ đóng vai
trò chuyển điện tích trong dung dịch, làm giảm điện thế bể mạ. Các chất điện giải
thƣờng dùng là Na2SO4, H2SO4, Na2CO3…
Để ổn định độ pH cho dung dịch mạ, ngƣời ta cần phải thêm vào dung dịch
chất đệm pH thích hợp để tạo môi trƣờng thích hợp nhất làm cho lớp mạ thu đƣợc
có chất lƣợng tốt hơn [5].
2.1.3. Gia công bề mặt kim loại trƣớc khi mạ
2.1.3.1. Gia công cơ học
Gia công cơ học là quá trình giúp cho bề mặt vật mạ có độ đồng đều và độ
nhẵn cao, giúp cho lớp mạ bám chắc và đẹp. Ngƣời ta có thể thực hiện gia công cơ
học bằng nhiều cách: mài, đánh bóng (là quá trình mài tinh), quay xóc đối với các
vật nhỏ, chải, phun tia cát hoặc tia nƣớc dƣới áp suất cao. Quá trình gia công cơ học

làm lớp kim loại bề mặt có thể bị biến dạng, làm giảm độ gắn bám của lớp mạ sau
này. Vì vậy trƣớc khi mạ cần phải hoạt hóa bề mặt trong axit loãng rồi đem mạ
ngay.
2.1.3.2. Tẩy dầu mỡ
Bề mặt kim loại sau nhiều công đoạn sản xuất cơ khí, thƣờng dính dầu mỡ, dù
rất mỏng cũng đủ để làm cho bề mặt trở nên kị nƣớc, không tiếp xúc đƣợc với dung
dịch tẩy, dung dịch mạ… Có thể tiến hành tẩy dầu mỡ bằng các cách sau:
- Tẩy trong dung môi hữu cơ nhƣ tricloetylen (C2HCl3), cacbontetraclorua
(CCl4)… chúng có đặc điểm là hòa tan tốt nhiều loại chất béo, không ăn
14


mòn kim loại, không bắt lửa. Tuy nhiên, sau khi dung môi bay hơi, trên bề
mặt kim loại vẫn còn dính lại lớp màng dầu mỡ rất mỏng nên không sạch,
cần phải tẩy tiếp trong dung dịch kiềm.
- Tẩy trong dung dịch kiềm nóng NaOH có bổ sung thêm một số chất nhũ
tƣơng hóa nhƣ Na2SiO3, Na3PO4… Với các chất hữu cơ có nguồn gốc động
thực vật sẽ tham gia phản ứng xà phòng hóa với NaOH và bị tách ra khỏi bề
mặt. Với những loại dầu mỡ khoáng vật thì sẽ bị tách ra dƣới tác dụng nhũ
tƣơng hóa của Na2SiO3.
- Tẩy trong dung dịch kiềm bằng phƣơng pháp điện hóa, dƣới tác dụng của
dòng điện, oxy và hidro thoát ra có tác dụng cuốn theo các hạt mỡ bám vào
bề mặt, tẩy bằng phƣơng pháp này dung dịch kiềm chỉ cần pha loãng hơn so
với tẩy hóa học đã đạt hiệu quả.
- Tẩy dầu mỡ siêu âm là dùng sóng siêu âm với tần số dao động lớn tác dụng
lên bề mặt kim loại, những rung động mạnh sẽ giúp lớp dầu mỡ tách ra dễ
dàng hơn [5].
2.1.3.3. Tẩy gỉ
Bề mặt kim loại nền thƣờng phủ một lớp oxit dày, gọi là gỉ. Tẩy gỉ hóa học
cho kim loại đen thƣờng dùng axit loãng H2SO4 hay HCl hoặc hỗn hợp của chúng.

Khi tẩy thƣờng diễn ra đồng thời 2 quá trình: hòa tan oxit và kim loại nền.
Tẩy gỉ điện hóa là tẩy gỉ hóa học đồng thời có sự tham gia của dòng điện. Có
thể tiến hành tẩy gỉ catot hoặc tẩy gỉ anot. Tẩy gỉ anot lớp bề mặt sẽ rất sạch và hơi
nhám nên lớp mạ sẽ gắn bám rất tốt. Tẩy gỉ catot sẽ sinh ra H, có tác dụng khử một
phần oxit. Hidro sinh ra còn góp phần làm tơi cơ học màng oxit và nó sẽ bị bong ra
[5].
2.1.3.4. Tẩy bóng điện hóa và hóa học
Tẩy bóng điện hóa cho độ bóng cao hơn gia công cơ học, lớp mạ gắn bám tốt,
tinh thể nhỏ, ít lỗ thủng. Do tốc độ hòa tan của phần lồi lớn hơn của phần lõm nên
bề mặt đƣợc san bằng và trở nên nhẵn bóng. Cơ chế tẩy bóng hóa học cũng giống

15


×