Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Thiết kế phân xưởng gia công, chế biến phối liệu, tạo hình sản phẩm tấm ốp lát (TCVN 7745 – 2007) công suất dây chuyền 2,2 triệu m2năm. Kích thước sản phẩm là 400×400mm. Nhiên liệu khí thiên nhiên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.65 KB, 52 trang )

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

PHẦN MỞ ĐẦU
Tấm ốp lát là loại vật liệu xây dựng phổ biến và lâu đời trên thế giới, là sản phẩm hoàn
thiện dùng cho mục đích bảo vệ và trang trí công trình. Tùy vào tính năng của từng loại có
thể được dùng để lát sàn hoặc ốp tường, cầu thang, lối đi, hồ bơi,… Mỗi sản phẩm ra đời là 1
kết quả của quá trình từ khâu chọn lọc đến khâu phối kết các nguyên liệu trong tự nhiên như:
đất sét, cao lanh, trường thạch, các loại men màu và những phụ gia khác. Sau đó được đưa
vào quy trình sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta đã
có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu đất sét nung như các
loại gạch xây dựng, tấm ốp lát, sản phẩm trang trí, vệ sinh... Đáp ứng được nhu cầu xây dựng
trong công cuộc đổi mới của đất nước.
Đời sống của người dân ngày càng nâng cao nên yêu cầu về thẩm mỹ cũng ngày càng
được chú ý, đòi hỏi những công trình không chỉ bền vững mà còn có tính thẩm mỹ. Chính vì
vậy nhu cầu sử dụng tấm ốp lát để trang trí những ngôi nhà của mình như là một điều tất yếu,
luôn muốn những công trình bền, đẹp và sang trọng trong khi đó tấm ốp lát lại đáp ứng được
các yêu cầu cần thiết đó.
Trong đà phát triển đó ngành công nghiệp sản xuất tấm ốp lát cũng liên tục phát triển
với các dây chuyền sản xuất hiện đại nhập từ Châu Âu cùng công nghệ không quá phức tạp
như phương pháp bán khô, phương pháp dẻo, phương pháp kết hợp giữa phương pháp bán
khô và phương pháp dẻo. Để sản xuất ra các loại tấm ốp lát có độ bền cơ học, cường độ cao
đồng thời phải đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như các yêu cầu khác của tấm ốp lát như: Tính
chính xác về kích thước, tiện dụng trong thi công đòi hỏi xây dựng một dây chuyền sản xuất
với máy móc hiện đại, các cán bộ kỹ sư giàu kinh nghiệm.
Trước nhu cầu đó của thị trường hiện nay đã có nhiều nhà máy đang tiến hành sản xuất
loại sản phẩm này. Một số nhà máy đã tiến hành sản xuất loại tấm ốp lát này như: nhà máy
gạch men MIKADO Thái Bình, nhà máy gạch men MIKADO Hưng Yên, nhà máy gạch men
Viglacera Thăng Long,... Các sản phẩm này không những dùng để ốp lát đảm bảo được khả
năng chống nồm, trơn trượt mà còn làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Đó là các loại tấm


ốp lát với đa dạng các kích thước từ 70x300, 200x200 đến 600x600 (mm), loại có chân (tấm
ốp chẻ) hay loại không chân.
2. Nhiệm vụ của đồ án
Nhiệm vụ của đồ án là: Thiết kế phân xưởng gia công, chế biến phối liệu, tạo hình sản
phẩm tấm ốp lát (TCVN 7745 – 2007) công suất dây chuyền 2,2 triệu m 2/năm. Kích thước
sản phẩm là 400×400mm. Nhiên liệu khí thiên nhiên.
3. Nội dung thuyết minh đồ án
Phần mở đầu: Đặt vấn đề và nhiệm vụ thiết kế,…
Chương 1: Tổng quan
Tổng quan về sản phẩm.
Tổng quan về công nghệ và kỹ thuật sản xuất của nhà máy.
Chương 2: Phân tích, lựa chọn công nghệ và tính bài toán phối liệu
Phân tích dây chuyền.
Phân tích thiết bị.
1


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

Tính bài toán phối liệu (theo cả 2 phương pháp).
Chương 3: Thiết kế công nghệ
Lựa chọn chế độ làm việc của nhà máy.
Tính cân bằng vật chất, cân bằng nhiệt cho phân xưởng.
Lựa chọn thiết bị.
Phần kết luận
Phụ lục

2



ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về sản phẩm tấm ốp lát
Vật liệu gốm xây dựng là vật liệu đá nhân tạo nung, được sản xuất từ nguyên liệu chính
là đất sét bằng cách tạo hình và nung ở nhiệt độ cao. Ngày nay, để sản xuất loại vật liệu này,
bên cạnh đất sét người ta còn dùng các loại nguyên liệu khoáng khác, các ôxít tinh khiết,…
Loại vật liệu gốm mới khắc phục được nhược điểm của gốm sứ cổ truyền.
Trong xây dựng hiện đại vật liệu gốm được dùng trang trí nhà cửa khối xây, ốp trang trí
mặt ngoài và bên trong nhà đến cốt liệu rỗng cho loại bê tông nhẹ tiên tiến. Các sản phẩm sứ
vệ sinh và đồ cùng gia đình được dùng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Các sản phẩm gốm
bền axit, bền nhiệt được dùng rộng rãi trong công nghiệp hóa học, luyện kim và các ngành
công nghiệp khác.
Ưu điểm chủ yếu của vật liệu gốm là có độ bền và tuổi thọ cao, từ nguyên liệu địa
phương có thể sản xuất ra các sản phẩm khác nhau thích hợp với các yêu cầu sử dụng, công
nghệ sản xuất đơn giản, giá thành hạ. Song vật liệu gốm vẫn còn những nhược điểm là: giòn,
dễ vỡ, tương đối nặng, khó cơ giới hóa xây dựng,..
Đối với công nghiệp sản xuất gốm xây dựng, trong những năm gần đây đã được chú
trọng và phát triển rất mạnh mẽ, trong đó điển hình là gạch ốp lát tráng men, sứ vệ sinh, các
loại gạch, ngói đã từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng trong và ngoài nước cả về số lượng và
chất lượng.
Trước năm 1993, cả nước chỉ có 3 cơ sở sản xuất gạch ốp tường với công suất hơn
200000 m2/năm là Thanh trì (Hà Nội), Thanh Thanh (Đồng Nai) và Long Hầu (Thái Bình),
sản phẩm chủ yếu là gạch men ốp tường kích thước 100x100 mm.
Năm 1994, dây chuyền sản xuất gạch gốm ốp lát nền đầu tiên với công nghệ, thiết bị hiện
đại, đồng bộ của hãng Welko-Italia, công suất 1 triệu m2/năm đã được đầu tư tại Hà Nội. Sau
đó dây chuyền thứ 2 của hãng Sitti-Italia đã được đầu tư tại nhà máy Thanh Thanh (Đồng
Nai). Năm 1995, hai cơ sở này đi vào sản xuất, cung cấp cho thị trường những lô sản phẩm
đầu tiên đạt chất lượng tốt.
Việt Nam là một thị trường tiêu thụ gạch gốm ốp lát lớn, nhờ dân số đông, tăng nhanh,

thời tiết nắng nóng, mặt khác Việt Nam có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu: cao lanh,
Fenspat, đất sét trắng cũng như nhiên liệu để sản xuất gạch gốm ốp lát, nên đầu tư trong lĩnh
vực này đã tăng trưởng hết sức nhanh chóng.
Bảng 1.1. Bảng thống kê năng lực sản xuất gạch ốp lát Việt Nam,(Đơn vị triệu m2/năm).

-

Năm

1995

1992

2000

2005

2006

2007

2008

2009

Gạch ốp lát tráng men

0,201

2,19


60,7

150,0

170,8

-

255,0

-

Gạch granite
6,5
25,5
38,5
45,0
Sau hơn 15 năm phát triển, ngành sản xuất gạch gốm ốp lát Việt Nam đã có bước tiến
nhảy vọt cả về sản lượng, năng lực sản xuất, quy mô đầu tư và quy mô thị trường. Đặc biệt từ
năm 2005 trở lại, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20%/năm. Sự tăng đột biến đã diễn ra
trong giai đoạn 2007 - 2009 và phản ánh được những đặc điểm nổi bật:
Các dự án đầu tư ở khu vực phía bắc có xu hướng tăng hơn các khu vực ở phía nam, đặc biệt
xuất hiện các nhà đầu tư lớn như Tập đoàn Prime Group đã đầu tư tăng công suất từ 45 triệu
m2/ năm vào năm 2006 đến 80 triệu m 2/ năm vào năm 2008. Các cơ sở đầu tư mới ở Vĩnh
3


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG


-

Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ngãi có công suất ban đầu tối thiểu 3 triệu m 2/năm và có phương án
mở rộng tăng công suất lên gấp đôi, gấp ba trong những năm tới.
Các nhà máy đã cổ phần hoá đều mở rộng công suất trên mặt bằng hiện có như: Vitaly,
Thanh Thanh, Viglacera Thăng Long và đặc biệt là các nhà máy ở Miền Trung như: Ceramic
Thanh Hoá, Cosevco Quảng Bình, Granit Trung Đô, Hucera Huế,…
Từ thực tế trên cho thấy xu hường phát triển gạch gốm ốp lát ceramic đang phát triển
theo xu hướng tư nhân, hình thành các tập đoàn lớn nhằm tăng sức cạn tranh sản phẩm, đó là
xu hướng phát triển đúng đắn. Mặc dầu ngành sản xuất gốm ốp lát Việt Nam phát triển
nhanh, năng lực lớn đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất gạch gốm ốp
lát có tên tuổi ở khu vực và thế giới. Tuy nhiên, ngành gốm sứ Việt Nam chưa có một ngành
công nghiệp chế biến nguyên liệu tương xứng do nhận thức của các nhà đầu tư về nguyên
liệu đầu vào chưa đúng mức, thả lỏng khâu chế biến nguyên liệu đầu vào dẫn đến quá trình
sản xuất sản phẩm chịu những tác động không tốt, hiệu quả sản xuất thấp, nguyên nhân là do
sự phát triển nhỏ lẻ và phân tán.
Ngoài ra, song song với sự tăng lên không ngừng nhu cầu của thị trường tiêu thị là sự
tiếp thu rất nhanh chóng những thành tưu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới của đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật nước ta trong lĩnh vực sản xuất gốm xây dựng. Hai yếu tố đã thực
sự là tiền để để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của ngành gốm xây dựng, các sản phẩm
gốm ngày càng được nâng cao về mọi mặt chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã.
1.2. Yêu cầu chỉ tiêu, tính chất và đặc tính kỹ thuật chung của sản phẩm
a, Yêu cầu chung của sản phẩm
Gạch gốm ốp lát được tạo hình bằng phương pháp ép bán khô có dạng tấm mỏng, hình
vuông, chữ nhật. Bề mặt sản phẩm có hoặc không phủ men. Hình dạng sản phẩm được mô tả
tại:

4



ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

b

Bề mặt sản phẩm

Hình 1.1. Mô tả hình dạng viên gạch.
Trong đó: a, b là chiều dài các cạnh bên.
d là bề dày sản phẩm.
5


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

Yêu cầu chung đối với loại sản phẩm dùng cho công trình là: không thấm nước, độ hút
nước không đáng kể, đạt được độ bền yêu cầu, độ bền màu, không thay đổi dưới ảnh hưởng
lâu dài của điều kiện khí hậu, kích thước chính xác, có khả năng làm sạch khỏi bụi bẩn, nấm
mốc.
Có tuổi thọ, có tính chất mỹ thuật hơn hẳn so với các dạng sản phẩm có cùng phạm vi
sử dụng.
Sản phẩm tấm ốp lát là loại sản phẩm có cường độ cơ học cao, có độ cứng, độ mài mòn
thấp, thuộc nhóm kiến trúc xây dựng.

6


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

b, Các chỉ tiêu của sản phẩm
Theo TCVN 7745 -2007, quy định các kích thước sản phẩm gạch ốp lát theo bảng:

Bảng 1.2. Kích thước gạch ốp lát.
Loại hình sản phẩm

Kích thước cạnh bên danh
nghĩa, mm

Hình vuông
100 ×100
150 × 150
200 × 200
250 × 250
300 × 300
400 × 400
500 × 500
600 × 600

Hình chữ nhật
150 x 100
200 x 100
200 x 150
250 x 150
300 x 150
300 x 200
600 x 300
900 x 600

Bảng 1.3. Quy định các tính chất cơ lý của sản phẩm tấm ốp lát độ hút nước thấp từ
0,5đến 3%..
Mức chất lượng cho
phép


STT

Tên chỉ tiêu

1

Độ hút nước, % không lớn
hơn

Trung bình

0,5 đến 3

Của từng mẫu

3,3

2

Độ bền uốn, N/mm, không
nhỏ hơn

Trung bình

30

Của từng mẫu

27


3

Độ cứng bề mặt theo thang
Morh, không nhỏ hơn

Gạch phủ men, không nhỏ hơn

5

Gạch không phủ men, không nhỏ hơn

6

Độ chịu mài mòn đối với gạch phủ men, tính theo giai đoạn mài
mòn bắt đầu xuất hiện khuyết tật, cấp

I, II, III,IV

Độ chịu mài mòn sâu đối với gạch không phủ men, tính bằng thể
tích vật liệu bị hao hụt khi mài mòn, mm3, không lớn hơn

174

5

Hệ số giãn nở nhiệt dài từ nhiệt độ phòng thí nghiệm đến 100oC,
106, C-1, không lớn hơn

9,0


6

Độ bền sốc nhiệt, tính theo chu kì thử từ nhiệt độ phòng thí nghiệm
đến 145oC, chu kỳ, không nhỏ hơn.

10

7

Độ bền rạn men(2), tính theo sự xuất hiện vết rạn nứt sau quá trình
thử

Không rạn

8

Độ bền băng giá tính theo chu kỳ thử giữa nhiệt độ+5oC và - 5oC,
chu kỳ, không nhỏ hơn

100

9

Độ bền chống bám bẩn

4

Gạch phủ men, cấp, không nhỏ hơn


3

Gạch không phủ men(2)

-

7


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

Chú thích:
1) Trường hợp bề mặt men được trang trí bằng lớp men rạn có chủ ý của nhà sản xuất thì không
quy định độ bền rạn men;
2) Không quy định mức, chỉ thử khi có yêu cầu.[7]
Bảng 1.4. Sai số kích thước của sản phẩm (TCVN 7745 – 2007).
Tên chỉ tiêu

Diện tích bề mặt sản phẩm, S, cm2
90S>41
S ≤ 90
0
0

Sai lệch kích thước, hình dạng:
1, Kích thước cạnh bên:
+ Sai lệch kích thước trung bình của mỗi viên
gạch so với kích thước làm việctương ứng, %,

không lớn hơn

± 1,20

± 1,00

± 0,75

± 0,60

± 0,75

± 0,50

± 0,50

± 0,50

± 10

± 10

±5

±5

± 0,75

± 0,50


± 0,50

± 0,50

± 1,00

± 0,60

± 0,60

± 0,60

± 1,00

± 0,50

± 0,50

± 0,50

± 1,00

± 0,50

± 0,50

± 0,50

± 1,00


± 0,50

± 0,50

± 0,50

+ Sai lệch kích thước trung bình của mỗi viên
gạch so với kích thước trung bình của tổ mẫu 10
viên, %, không lớn hơn
2, Chiều dày, d:
+ Sai lệch chiều dày trung bình của mỗi viên
gạch so với chiều dày làm việc tương ứng, %,
không lớn hơn
3, Độ thẳng cạnh(1)
+ Sai lệch lớn nhất của độ thẳng cạnh so với
kích thước làm việc tương ứng, %, không lớn
hơn
4, Độ vuông góc(1)
+ Sai lệch lớn nhất của độ vuông góc so với
kích thước làm việc tương ứng, %, không lớn
hơn
5, Độ phẳng mặt
Tính ở 3 vị trí:
+ Cong trung tâm: sai lệch lớn nhất ở vị trí
trung tâm so với chiều dài đường chéo, %,
không lớn hơn
+ Cong cạnh mép: sai lệch lớn nhất ở vị trí giữa
cạnh mép so với kích thước cạnh đó, %, không
lớn hơn
+ Vênh góc: sai lệch lớn nhất ở vị trí góc so với

chiều dài đường chéo, %, không lớn hơn
Chất lượng bề mặt(2)
Diện tích bề mặt quan sát không có khuyết tật
trông thấy, %, không nhỏ hơn

95

8


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

Chú thích:
1) Không áp dụng cho các loại gạch có dạng cạnh uốn, góc không vuông, bề mặt không
phẳng.
2) Sự thay đổi màu chút ít so với mẫu chuẩn do quá trình nung và các chấm màu có chủ ý
trang trí sẽ không bị coi là khuyết tật.
c, Đặc điểm của sản phẩm
Sản phẩm được chế tạo từ đất sét, có hoặc không có phụ gia, được tạo hình bằng
phương pháp dẻo hay bán khô. Nếu màu tự nhiên của sản phẩm không thể sử dụng để trang
trí thì trong sản xuất người ta dùng các phụ gia khác nhau để tạo màu toàn bộ xương sản
phẩm. Phủ lên các mặt ngang và mặt cạnh dọc của gạch một lớp mỏng men, men sành hoặc
có thể khắc chạm vào bề mặt. Tạo vân hoa cho sản phẩm bằng các trục lăn, bằng cách in lưới
và các phương pháp khác phổ biến.
Trong đề tài này sản phẩm là tấm ốp lát, được tạo hình bằng phương pháp bán khô và
sau khi tạo hình sẽ phun lớp men sành để có được màu sắc đồng đều và phù hợp với mục
đích trang trí
d, Tính chất và các thông số kỹ thuật của sản phẩm
- Trọng lượng thể tích: γo = 1,9-2,2 (g/cm3)
- Độ hút nước : Hp = (3 ÷ 6)% (0÷2%)

- Độ bền uốn : σ≥ 220 (Kg/cm2)
- Độ cứng bề mặt Morh : ≥ 5 (7÷8)
- Hệ số dãn nở nhiệt, từ nhiệt độ phòng thí nghiệm lên 100°C: ≤ 9.10-6 K-1.
- Độ bền nhiệt, tính theo chu kì chịu được thay đổi nhiệt độ từ nhiệt độ phòng thí nghiệm
đến105°C không nhỏ hơn 10 lần
- Tiếng kêu trong khi gõ chứng tỏ độ kết khối đạt yêu cầu.
e, Phạm vi ứng dụng
Tấm ốp lát được sử dụng cho các mặt của công trình hay toà nhà. Có công dụng bảo vệ
các kết cấu khỏi bị tác dụng của môi trường và tạo dáng kiến trúc. Nó được chia làm hai
nhóm: Nhóm kiến trúc xây dựng và nhóm kiến trúc mỹ thuật .
Nhóm kiến trúc xây dựnglà sản phẩm có cường độ cơ học cao, có độ cứng, độ mài mòn
thấp.
Nhóm kiến trúc trang trí là sản phẩm có cường độ cơ học thấp, chủ yếu bảo vệ cho công
trình và trang trí.
Tấm ốp lát có tính chất trang trí, cách nhiệt cho công trình. Việc lựa chọn chúng đến
chúng đã trở thành nhu cầu thực tế cho mọi công trình.
1.3. Phân loại sản phẩm
Vật liệu gốm xây dựng là loại vật liệu đá nhân tạo nung, được sản xuất từ nguyên liệu
chính là đất sét, qua quá trình gia công cơ học, gia công nhiệt làm biến đổi cấu trúc và thành
phần khoáng, làm xuất hiện những đặc tính phù hợp với yêu cầu sử dụng trong xây dựng. Sản
phẩm gốm xây dựng rất đa dạng về chủng loại và tính chất , để phân loại chúng người ta dựa
trên những cơ sở sau:
9


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

• Theo công dụng: vật liệu xây (các loại gạch xây), vật liệu lợp (các loại ngói), vật liệu lát (tấm
lát nền, lát đường, lát vỉa hè), vật liệu ốp (ốp ngoài đường, ốp trong nhà, ốp cầu thang, ốp
trang trí), sản phẩm kĩ thuật vệ sinh, sản phẩm cách nhiệt cách ẩm, sản phẩm chịu lửa, sản

phẩm chịu axit, sản phẩm ống nước.
• Theo cấu tạo vật liệu gốm được chia ra:
+ Gốm đặc (độ hút nước theo khối lượng <5%), có loại không tráng men (tấm lát nền), có
loại tráng men (sứ vệ sinh).
+ Gốm rỗng (độ hút nước theo khối lượng >5%) có loại không tráng men (gạch xây), có
loại tráng men (tấm ốp).
• Theo cấu tạo vật liệu gốm được chia ra:
+ Gốm tinh: thường có cấu trúc hạt mòn, sản xúât phức tạp (gạch trang trí, sứ vệ sinh, tấm
ốp).
+ Gốm thô: thường có cấu trúc hạt lớn, sản xuất đơn giản(gạch,ngói, tấm lát, ống nước).
- Ưu điểm:
+ Có độ bền và tuổi thọ cao.
+ Từ nguồn nguyên liệu địa phương sẵn có, rẻ tiền.
+ Công nghệ sản xuất đơn giản, dễ thi công,giá thành hạ.
- Nhược điểm:
+ Giòn, dễ vỡ, tương đối nặng.0
+ Khó cơ giới hoá xây dựng.
+ Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến môi trường (khai thác
đất, đốt nhiên liệu,...).
Tấm lát nền tráng men là sản phẩm gốm xây dựng đươc tráng men nung nhanh một lần.
Men được tưới phun, in hay biến thành dạng bụi khô phủ lên bề mặt tấm lát đã được sấy,
hoặc phủ men trong quá trình tạo hình. Các phần men được nóng chảy sẽ bám chặt vào bề
mặt tấm lát và tạo nên lớp men phủ có chất lượng cao.
Men trên bề mặt tấm lát có thể phủ bằng cách phun sau khi sấy tấm hay sau khi nung sơ
bộ ở nhiệt độ 980-1000°C. Các viên tấm lát men được nung lần cuối ở nhiệt độ 11201130℃.
• Theo phạm vi sử dụng chia ra:
a) Sản phẩm tấm ốp lát trang bị cho mặt ngoài công trình
- Phân loại:
+ Theo hình dạng và ý nghĩa: ốp thường, ốp góc, ốp trên bậu cửa sổ, ban công.
+ Theo tính chất bề mặt: loại phẳng, không phẳng.

+ Theo kết cấu: đặc, rỗng.
+ Theo kích thước: nhỏ, kích thước lớn.
- Yêu cầu kỹ thuật
+ Hình dạng đúng, kích thức chính xác (sai lệch về kích thước < 0,5 mm), chiều dài thành
không quá 10mm, các gờ và cạnh phải sắc nét.
+ Độ hút nước của tấm làm từ đất sét trắng không vượt quá 10%, từ các loại đất sét khác
không vượt quá 14%.

10


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

+ Độ võng của tấm không quá 0,5 mm, giới hạn độ bền khi nén của tấm tạo hình dẻo không
nhỏ hơn 14MPa. Của tấm ép bán khô không dưới 9,9 MPa. Giới hạn độ bền khi uốn tương
ứng là 2,74 - 1,57MPa.
+ Trên bề mặt của tấm không được có các vệt lõm, vết bạc màu và các vết đốm, vết ố có thể
nhìn thấy từ khoảng cách 10 m.
b) Sản phẩm tấm ốp trang bị bên trong nhà
+ Tấm ốp sành tráng men
Tấm ốp sành tráng men là sản phẩm được chế tạo từ phối liệu sành, được phủ lên mặt lớp
men trong hay đục và đem nung. Các sản phẩm có thê được tráng men với nhiều loại men và
theo các màu sắc khác nhau. Sử dụng để ốp tường phẳng, ốp góc, ốp chân tường có kiểu dáng
và kích thước đa dạng.
+ Tấm ốp trang trí
Sản phẩm được chế tạo từ đất sét dễ chảy, không chứa tạp chất cacbonat, tạp chất sắt, hữu
cơ. Yêu cầu có độ đồng nhất cao, sản phẩm có phủ men hoặc không phủ men. Độ hút nước 6
– 8%.
Quá trình gia công và chuẩn bị phối liệu theo phương pháp bán khô.
Sản phẩm tạo hình theo phương pháp ép bán khô.

Sau khi tạo hình thì đem đi sấy, khi sấy sử dụng chế độ sấy dịu. Thời gian sấy 20 – 25 giờ,
nhiệt độ sấy từ 80 – 105℃.
Sau khi sấy đưa sản phẩm đi nung, nhiệt độ nung 950 – 1000℃.
1.4. Tổng quan về công nghệ và kỹ thuật
1.4.1. Công nghệ sản xuất
Về công nghệ sản xuất tấm ốp lát, ban đầu, từ việc sản xuất thô sơ, sử dụng công nghệ
trong các công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, gia công phối liệu bằng thiết bị cũ nên sản phẩm
tạo ra không đạt được chất lượng tốt do thiếu sự kiểm soát toàn diện trong quá trình này.
Hiện nay, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại trong khâu chuẩn bị phối liệu, người ta sử
dụng hệ thống cân điện tử chính xác khối lượng các cấu tử sản xuất đảm bảo thành phần hóa
và thành phần khoáng của phối liệu được ổn định hơn theo thiết kế. Người ta cũng sử dụng
công nghệ chuẩn bị phối liệu theo phương pháp ướt, việc này làm giảm rất lớn nguồn năng
lượng trong khâu chuẩn bị phối liệu và đạt được chất lượng và độ đồng nhất phối liệu tốt
hơn, tạo chất lượng sản phẩm đồng đều hơn. Công nghệ chuẩn bị phối liệu và đồng nhất của
sản phầm tấm ốp lát có yêu cầu cao hơn về thành phần hạt, thành phần hóa và khoáng so với
các sản phẩm gốm thô, đối với việc sản xuất gốm thô, người ta thường dùng phương pháp
chuẩn bị phối liệu bán khô để tiết kiệm năng lượng trong quá trình sấy phối liệu về sau mà
vẫn đảm bảo chất lượng cho phối liệu.
Công nghệ sản xuất men trong nước cũng có những tiến bộ đáng kể, từ việc phải nhập
khẩu về men từ nước ngoài, hiện nay, các công ty sản xuất tấm ốp lát trong nước có thể tự
chế tạo men để đáp ứng sản xuất, tiết kiệm lượng lớn chi phí tạo thành sản phẩm, tăng tính
cạnh tranh trên thị trường trong nước.
Công nghệ sấy phối liệu trước khi tạo hình để đảm bảo độ ẩm tạo hình cho sản phẩm,
đối với tấm ốp lát, công nghệ này được thực hiện trong hệ thống tháp sấy phun. Theo đó, hồ
phối liệu được đưa vào tháp sấy tới mức độ ẩm nhất định từ trên cao xuống, nhiệt được đưa
vào tháp bằng hệ thống quạt cao áp, và dòng khí đưa ra hệ thống xi lô lọc bụi. Bột phối liệu
11


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG


sau khi sấy được đưa qua sàng quay để đảm bảo thành phần hạt thiết kế rồi đưa vào xi lô dự
trữ. Việc sử dụng lò sấy phun nhằm tăng năng suất của khâu chuẩn bị phối liệu vì hệ thống
làm việc liên tục và sử dụng dầu mazut.
Tạo hình tấm ốp lát thường sử dụng công nghệ ép bán khô, điều này có rất nhiều ưu
điểm theo đặc trưng của sản phẩm. Do tấm ốp lát có chiều dày một cạnh nhỏ hơn so với cạnh
còn lại nên việc gia công nhiệt rất dễ dẫn tới hiện tượng phồng rộp, cong vênh hoặc tạo các
khuyết tật trên bề mặt sản phẩm. Việc tạo hình theo phương pháp bán khô giúp bớt lượng
nước tạo hình lớn trước khi gia công nhiệt, điều này làm giảm các ảnh hưởng của quá trình
thoát nước vật lý, trong các mao quản,…có thể gây ứng suất phá hoại sản phẩm. Tạo hình
theo phương pháp này cần sử dụng thiết bị máy ép thủy lực và thực hiện ép nhiều lần, để đảm
bảo lượng không khí lẫn vào sản phẩm là thấp nhất.
Công nghệ sấy tấm sau khi tạo hình thưởng sử dụng lò thanh lăn nhiều tầng hoặc 1
tầng, đây là công nghệ sấy nhanh sản phẩm, đạt được thời gian gia công nhiệt ngắn nhất.
Trong quá trình sấy, việc tách nước vật lý và một phần nước hóa học được thực hiện theo
từng chế độ tác dụng nhiệt. Sấy bằng lò thanh lăn là loại lò sấy được cải tiến rất nhiều so với
trước đây, lò sấy là lò vòng, hoặc lò tuynel và sử dụng nguồn nhiệt đốt trực tiếp từ than hoặc
các loại nguyên liệu lỏng, các lò kiểu cũ có thời gian gia công nhiệt lớn hơn nhiều so với lò
thanh lăn, dẫn tới kích thước lò, chiều dài khi thi công khá lớn và phức tạp, lại không thể
kiểm tra quá trình tác dụng nhiệt và chất lượng sản phẩm bên trong lò. Và việc thất thoát
nhiệt khó được kiểm soát cụ thể như đối với lò thanh lăn.
Công nghệ tráng men và in lưới cũng được cải thiện rất nhiều, tùy theo từng yêu cẩu
sản phẩm khác nhau người ta dùng phương thức tráng men khác nhau. Có thể phun men trên
bề mặt sản phẩm, hoặc tưới đều. Khi tráng men thông thường có 3 bước: phun lớp sương ẩm
lên bề mặt gạch sau khi sấy để đảm bảo độ kết dính giữa men và xương gốm, sau đó, tráng
men lần một là lớp men mỏng bằng nhiều phương pháp rồi mới tới tráng men nền. In hoa văn
có thể sử dụng phương pháp in lưới, với độ bền của lưới in lên tới 48 tiếng, in hoa văn bằng
lưới là phương pháp hay được sử dụng do công nghệ đơn giản, dễ thay đổi mẫu mã của sản
phẩm tuy nhiên độ bền không cao.In hoa văn bằng phương pháp phun điện từ là công nghệ
mới và hiện đại trong nước, tuy nhiên đòi hỏi chi phí đầu tư cao và tính chính xác lớn.

Công nghệ nung gốm sau khi in được phân thành nhiều công đoạn, trong lò thường có
vùng đốt trước, vùng duy trì nhiệt độ và vùng làm lạnh. Ngày nay, hầu hết sử dụng lò thanh
lăn để sản xuất đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Trong lò, các quá trình hóa lý xảy ra từ
phần đốt trước tách nước vật lý có khoảng nhiệt độ thấp nhưng tăng nhanh từ nhiệt độ bên
ngoài, sau đó tới vùng giữa lò, duy trì mức nhiệt độ cao 900-1050 oC để xảy ra quá trình kết
khối cho sản phẩm và các quá trình khoáng hóa, chênh lệch pha,…
Với công nghệ sản xuất chung sản phẩm tấm ốp lát, việc cải tiến công nghệ gắn liền
với cải tiến thiết bị sản xuất và tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng vận hành, giảm bớt
lao động nhân công,…
1.4.2. Nguyên liệu sản xuất
Nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất tấm ốp lát là đất sét, cao lanh, trường thạch. Đất sét
có nhiệt độ kết khối thấp, liên kết cao và có khoảng kết khối rộng. Về thành phần khoáng đất
sét tốt nhất là caolinit-thủy mica (hàm lượng mica lớn thạch anh thấp) các loại đất sétcaolinitmontmorilonnit (hàmlượng montmorilonit tới 20% hàm lượng thạch anh thấp không đáng
kể).
12


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

Ngoài đất sét, trường thạch cũng là nguyên liệu thiết yếu đóng vai trò là chất chảy trong
xương. Khi nung nóng trường thạch nóng chảy tạo pha thủy tinh hòa tan, 1 phần thạch anh
bao bọc và găn các tinh thể tạo nên độ bền cần thiết cho vật liệu. Khi làm nguội từ pha lỏng
này, mulit thứ sinh sẽ kết dính tạo nên cốt cho vật liệu .
Cát thạch anh là phụ gia gầy, có tác dụng làm giảm độ co sấy, co nung, làm tăng mao
mạch thúc đẩy quá trình sấy bán thành phẩm. Tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao, sự lien kết
vật chất trong xương kém gây ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.
Cao lanh là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa, với thành phần chủ yếu là khoáng
vật caolinit. Cao lanh có tác dụng làm giảm độ co quá mức của đất sét và có tác dụng làm
trắng xương mà đất sét không có khả năng này.
Về công nghệ sản xuất tấm ốp lát tương tự công ngệ sản xuất gạch xây dựng xong về

phần nguyên liệu có những yêu cầu sau:
- Cần được gia công kỹ hơn.
- Không chứa các tạp chất đặc biệt là tạp chất cacbonnic và tạp chất màu, các muối hoà tan.
- Nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 1350oC
a, Nguyên liệu dẻo
Về đặc điểm thành phần hoá, thành phần hạt dao động trong khoảng rộng. Hàm lượng
cát trong đất sét có thể đạt tới 50% lượng vật chất sét chiếm từ 5-30% có khi cao hơn.Thành
phần hạt có d <1 µ m chiếm từ 5-30% có khi cao hơn. Cỡ hạt 0,001-0,005 là thành chính
chiếm từ 40-70%. Nếu không tính lượng cát và sỏi sạn trong đất sét, kích thước hạt đất sét có
thể đạt từ 0,25-0,5mm. Trong đất sét những phần tử không tham gia phần cấu tạo thành phần
khoáng sét đều gọi là tạp chất. Riêng đối với các cấu tử tạo nên đất sét sử dụng công nghệ sản
xuất tấm ốp lát tạp chất được xếp với cỡ hạt có kích thước >2mm.
• Yêu cầu về tạp chất
Tạp chất cát, sỏi sạn làm giảm độ dẻo và làm xấu đi tính chất của đất sét, gây nứt của
sản phẩm. Trước khi dùng phải xác định độ dẻo và tính chất nung của nó.Trị số dẻo của
nguyên liệu đất sét >10. Khi đất sét có độ dẻo cao người ta phải sử dụng phụ gia gầy (đất sét
mất nước, phụ gia gầy, mảnh vỡ sản phẩm, sa mốt…). Với hàm lượng<27% để đạt đất sét có
độ dẻo yêu cầu.
Tạp chất CaCO3, MgCO3 vì khi nung tạo nên CaO, Mg, CO 2 làm cho sản phẩm xốp
cường độ giảm. Đặc biệt hàm lượng CaCO 3, MgCO3, lớn hạt to thì sau khi nung cấu trúc sản
phẩm bị phá hoại (để lại lỗ rỗng). Vì vậy khống chế lượng CaCO 3, MgCO3 có cỡ hạt >0,51mm thì <0,25% phần khối lượng đất sét.
Loại tạp chất sét có hại nằm ở dạng frerit FeS 2, FeCO3,Fe2O3. Loại FeS2 sau khi tráng
men tạo vết chấm đen trên bề mặt sản phẩm. Loại FeCO 3, Fe2O3 có kích thước >3mm dễ làm
hỏng máy nhào trộn.
Đất sét sau khi khai thác có độ ẩm biến đổi trong phạm vi rộng tuỳ thuộc vào tính chất
của nó.Các loại đất sét thường, đất sét pha cát có độ ẩm dưới 27%. Còn các loại đất sét dạng
dải liên kết kém chặt chẽ thì độ ẩm dưới 35%.
Nếu trong nguyên liệu có các muối hoà tan Na 2CO3,CaCO3 để lại những vết bạc màu
trên sản phẩm thì phải tìm cách trung hoà chúng.
Phụ gia: Số lượng phụ gia đưa vào được xác định phụ thuộc vào khối lượng của nguyên

liệu ban đầu. Những sản phẩm ốplát mặt xương có màu được sản xuất từ các loại đất sét mà
13


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

sau khi nung chúng tạo được xương có màu bằng cách cho thêm các khoáng tạo màu và phối
liệu đất sét có màu sáng khi nung. Các khoáng vật tạo màu như màu đỏ ôxít sắt, màu nâu là
cát quặng mangan.Màu xám các loại quặng Crômít. Các chất tạo màu gốc khoáng vật được
chuẩn bị bằng phương pháp hồ.
• Yêu cầu về thành phần hạt
Thành phần hạt của đất sét thường sử dụng trong công nghệ gốm nói chung và gốm xây
dựng nói nói riêng bao gốm 6 loại cỡ hạt kích thước khác nhau: từ cỡ hạt nhỏ hơn 1µm đến
cỡ hạt 1000µm.
Thành phần hạt của nguyên liệu đất sét rất đa dạng, bao gồm các kích thước hạt.
- Nhỏ hơn 5µm:8÷60%.
- Từ 5 đến 50µm:6÷55%.
- Từ 50 đến 250µm:1÷22%.
- Lớn hơn 250µm:10%.
Trong sản xuất các sản phẩm gốm xây dựng và các sản phẩm khác của gốm thô xây dựng,
người ta thường sử dụng 3 thành phần hạt để phân loại đất sét:
- Hạt sét là các hạt có kích thước nhỏ hơn 5µm
- Hạt bụi có kích thước từ 5 đến 50µm.
- Hạt cát là các hạt có kích thước từ 50µm đến 2mm.
Tạp chất là các hạt có kích thước lớn hớn 2mm. Khi nghiên cứu riêng thành phần hạt có
kích thước nhỏ hơn 1µm, người ta còn chia ra một số hạt có kích thước nhỏ hơn. Do đó trong
một số trường hợp thành phần này là nguyên nhân của một số đặc tính khi đất sét tác dụng
tương hỗ với nước. Khi tăng hàm lượng hạt có kích thước <1 µm làm cho đất sét khó tan rữa
trong nước, độ dẻo và độ nhậy khi sấy tăng độ co không khí và độ co toàn phần tăng.Tăng
hàm lượng hạt bụi cũng làm tăng độ nhậy của đất sét trong quá trình sấy và nung làm giảm

độ bền của sản phẩm.Sự phân loại theo3thành phần hạt này có thể biểu diễn trên biều đồ tam
giác thành phần hạt.
b, Nguyên liệu gầy
Để làm vật liệu gầy người ta sử dụng cát quắc hay thạch anh được làm sạch tương tự
quá trình tuyển lọc cát để nấu thủy tinh. Nguyên liệu gầy có chất lượng cao để làm vật liệu
gầy là SiO2 vô định hình, nguyên liệu cát quắc là nguyên liệu không dẻo đóng vai trò là thành
phần để tạo nên xương sứ, bán sứ, sành, ngoài ra người ta còn sử dụng xương mảnh vỡ sản
phẩm, cao nung và sa mốt để làm nguyên liệu gầy.
Dùng phế phẩm nung để làm nguyên liệu gầy, phế phẩm sản xuất có thành phần hoá
tương tự thành phần hoá của phối liệu . Nó có tác dụng làm giảm độ co sấy , độ co sấy
nguyên liệu gầy đưa vào trong phối liệu với hàm lượng nhỏ là 3% .
Các phụ gia gầy không chứa các cỡ hạt lớn ( trên 2mm ) và hàmlượng cỡ hạt có kích
thước nhỏ hơn 0,25mm không vượt quá 20%. Các nhóm hạt kích thước 0,3 ÷ 1 mm cần
chiếm khoảng 60%. Tốt nhất là chất làm gầy có bề mặt nhám và hình dạng thì không cân đối
c, Nguyên liệu để sản xuất men sứ
Men là lớp thủy tinh mỏng có chiều dày 0,4 ÷ 0,6mm, hình thành trên bề mặt chung các
chất đặc biệt, dính trên bề mặt sản phẩm bằng cách nung ở nhiệt độ cao. Men giữ cho sản
14


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

phẩm chống lại sự tác động của môi trường axit, kiềm, tăng tính chống thấm và các tính chất
khác, đồng thời còn có tác dụng để trong bụi bề mặt sản phẩm.
Men phải có độ cứng không dưới 6 đơn vị theo thang Morh, có độ bền hóa. Người ta sử
dụng men trắng hay men màu, men trong suốt hay men đục. Chất lượng của lướp men phụ
thuộc vào tính chất của hồ men và phương pháp tráng men.
Nguyên liệu để chế tạo men là đất sét, cao lanh, cát, trường thạch, các khoáng chất và
các chất hoạt hóa như Cacbonat canxi, bari…..
Để tráng men người ta sử sử dụng men nguyên liệu, men frit và bán frit. Các men

nguyên liệu và men trường thạch không frit được sử dụng để tráng các sản phẩm từ phối liệu
sứ và bán sứ. Men nguyên liệu lại có thành phần tan trong nước và các thành phần tạo pha
khí tạo ra các lỗ chân kim trên bề mặt sản phẩm, tích tụ vết bẩn và làm nứt sản phẩm. Do vậy,
để làm giảm khuyết tật này, người ta dùng bán frit vì men có nhiệt độ nóng chảy tương đối
cao, sản phẩm có bề mặt tốt, đặc chắc, cường độ cao. Ngoài ra trong men có sử dụng một số
chất gây đục, đó là cấu tử oxit ziccon hoặc tinh thể oxit bari dưới dạng BaO.SiO 2, hoặc oxit
kẽm hay oxit magie.
Bằng cách thay đổi thành phần hóa của men có thể điều chỉnh được các tính chất của nó
trong các loại men bóng người ta thay thế các loại oxit kẽm cho phép giảm nhiệt độ frit hóa
men và nâng cao độ bóng của men. Các oxit kali, oxit natri, oxit liti là các chất nóng chảy
mạnh chúng làm giảm nhiệt độ nóng chảy của men, giúp các oxit khác hòa tan trong men.
Oxit zicon còn được sử dụng trong men để tạo đục, oxit này có sự ổn định lớn và các thay đổi
của môi trường lò, có độ chảy tốt và bóng. Do đó việc hiện nay có thể thay thế hoàn toàn các
men khác khi dùng các oxit zic con. Việc sử dụng các men cho phép cải thiện hình dáng bên
ngoài của sản phẩm, mở rộng khả năng tận dụng nguyên liệu công nghiệp để sản xuất, nhờ sử
dụng nguyên liệu có chứa tạp chất nhuộm màu.
1.4.3. Tổng quan về thiết bị
Đối với sản xuất tấm ốp lát, kỹ thuật sản xuất chung là các quá trình hóa lý xảy ra trong
quá trình gia công cơ học và gia công nhiệt. Cải tiến về kỹ thuật là cải tiến về mặt các thiết bị
sản xuất và yêu cầu về kích thước hạt, và yêu cầu hóa lý của phối liệu sản xuất.
Theo công nghệ gia công phối liệu hiện tại, các nhà máy sản xuất tấm ốp lát tại Việt
Nam thường dùng các thiết bị sản xuất gián đoạn, điều này khiến cho việc gia công không
được liên tục và quá trình sản xuất không hoàn toàn, vì phải sử dụng các thiết bị dự trữ như
silô chứa bột liệu,… Một số công nghệ sản xuất liên tục được cải tiến bằng các thiết bị liên
tục: đó là sử dụng cân băng tải thay cho thùng cân, theo đó, thay vì nguyên liệu được cân
thành từng mẻ trong cùng một thiết bị rồi đưa vào máy nghiền bi gián đoạn, có thể thay đổi
bằng cách đưa nguyên liệu vào từng xi lô riêng biệt, dòng nguyên liệu dịch chuyển vào máy
nghiền được cân đo liên tục theo thiết kế cấp phối tính toán. Việc này giúp khâu chuẩn bị
phối liệu được liên tục, tránh gây thất thoát nguyên vật liệu và đạt được khối lượng chính xác
cao hơn về khối lượng của từng cấu tử sản xuất.

Thay thế thiết bị máy nghiền bi gián đoạn theo từng mẻ bằng thiết bị nghiền bi liên tục,
là các máy nghiền bi có các khoang riêng biệt, mỗi khoang được cách nhau bởi các lưới lọc.
Theo đó, dòng nguyên vật liệu được nghiền vào được liên tục, máy vận hành công suất tối đa.
Với mỗi khoang nghiền, có một kích thước hạt khác nhau nên người ta có thể sử dụng bi
nghiền khác nhau cho từng đoạn, tiết kiệm thiết bị hơn. Máy nghiền liên tục áp dụng đối với
việc cấp liệu liên tục thay thế cho thiết bị cân thùng. Sử dụng hệ thống thiết bị sản xuất liên
15


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

tục đảm bảo năng suất vận hành của khâu chuẩn bị phối liệu cũng như toàn nhà máy, nâng
cao được chất lượng cho hồ phối liệu.
Ngoài ra, cải tiến thiết bị máy ép tạo hình cũng là yếu tố mấu chốt để thay đổi công
nghệ cho sản phẩm, ngày nay, nhờ cải tiến thiết bị máy ép thủy lực, Trung Quốc có thể sản
xuất được những sản phẩm tấmốp lát kích thước 600x600 mm mà chiều dày nhỏ hơn so với
công nghệ của Việt Nam. Cải tiến máy ép là cải tiến về chế độ ép, lực ép….Tạo được sản
phẩm có độ bền và độ đặc tốt hơn, nên có thể giảm độ dày, tiết kiệm nguyên liệu mà chất
lượng không thay đổi.Những sản phẩm này có giá thành cao hơn trên thị trường.Tuy nhiên,
quá trình gia công nhiệt cũng cần phải được cải tiến, vì sản phẩm càng mỏng thì càng dễ
cong vênh khi nung.
Kỹ thuật sản xuất cũng phụ thuộc rất nhiều và nguồn nguyên liệu để sản xuất. Chất
lượng của sản phẩm phụ thuộc nguồn nguyên liệu để sản xuất ra nó, hiện nay, các nhà máy ở
miền Bắc thường sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau ở các địa phương, được vận
chuyển tới nơi sản xuất bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu thủy,… việc này cải
thiện công nghệ sản xuất.Vì đặc trưng riêng của từng loại nguyên liệu ở các vùng miền khác
nhau có thành phấn khoáng và thành phần hóa khác nhau, để kết hợp được các nguyên liệu
sản xuất, bài toán phối liệu đưa ra khá cụ thể và phức tạp.Nguyên liệu tại các địa phương đưa
về nhà máy được xếp đống và ủ, có thể làm giàu nguyên liệu… trong thời gian vài tháng ở
ngoài trời để giảm bớt thành phần hữu cơ trong đất.

Việc thay đổi và cải tiến kỹ thuật sản xuất hiện nay có thể phát triển được ngành sản
xuất tấm ốp lát đạt yêu cầu cao hơn, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn và năng suất cao.
Trong đó, thiết bị sản xuất cũng là yêu tố quan trọng để sản xuất được sản phẩm đạt kỹ thuật
cao như các nước có nền sản xuất tấm ốp lát tiên tiến trên thế giới như: Ý, Pháp, Trung
Quốc…

16


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
TÍNH BÀI TOÁN PHỐI LIỆU
2.1. Giới thiệu nguyên liệu
2.1.1. Đất sét
Nguyên liệu đất sét chủ yếu sử dụng sản xuất tấm ốp lát là các loại đất sét dẻo chất
lượng cao, nhiệt độ kết khối thấp, khả năng liên kết cao và có khoảng nhiệt độ nóng chảy
rộng(không nhỏ hơn 80 ÷ 100ºC, có thể đến 200ºC). Thành phần hóa học của đất sét sử dụng
trong sản xuất tấm ốp lát dao động trong giới hạn rộng, % : SiO 2 51÷68,5, Al2O3 17÷35,
Fe2O3 0,9÷10,5, Ti2O3 0,6÷1,5, CaO 0,5÷2,5, MgO 0,2÷2,6, Na2O+K 2O 0,25÷3,6, MKN
5,5÷10,5.[2]

Hình 2.1. Một số hình ảnh về đất sét được sử dụng.
Theo thành phần khoáng, đất sét tốt nhất là caolinnit-thủy mica có hàm lượng mica lớn,
còn lượng thạch anh thấp. Các đất sét caolinnit-montmorilonhit, hàm lượng montmorilonhit
tới 20%, còn hàm lượng thạch anh thấp không đáng kể, cũng là loại nguyên liệu có chất
lượng để sản xuất tấm ốp lát. Các tạp chất có hại là đá vôi, pirit, thạch cao, các tạp chất hữu
cơ và các chất khác.[2]
Khoáng caolinít (Al2O3.2SiO2.2H2O): mạng lưới tinh thể của nó bao gồm một lớp khối
bốn mặt xen kẽ với một lớp khối tám mặt. Do sự tích điện âm ở bề mặt khoáng làm cho

khoáng có khả năng thấm nước nhưng với một lượng nước không nhiều.Lượng nước này dễ
tách ra trong quá trình sấy. Kích thước từ 0,1-3µm.
Khoáng môntmôrilônhít (Al2O3 .4SiO2.nH2O): mạng lưới tinh thể của nó được hình
thành bởi hai lớp khối bốn mặt bên ngoài và một lớp khối tám mặt bên trong. Do cấu tạo
mạng lưới tinh thể như vậy: bề mặt ngoài là các ion O 2-, bên trong là các OH- nên khoáng này
có khả năng hút một lượng nước lớn và giữ nó, khó tách ra khi sấy cũng như khả năng phồng
trương mạnh. Nhóm khoáng Môntmôrilônhít làm cho đất sét có khả năng phân tán, trương
nở, độ dẻo, độ nhạy khi sấy khá cao, dễ gây cong vênh, nứt tách nên thường phải dùng phụ
gia gầy khi sử dụng.
Khoáng thuỷ mica (K2O.MgO.4Al2O3.7SiO2.2H2O): mạng lưới tinh thể tương tự mạng
lưới tinh thể của khoáng Môntmôrilônhít. Đặc điểm đặc trưng của nhóm khoáng này là có sự
tham gia trong thành phần các ôxýt kiềm và kiềm thổ và khả năng thay thế đồng hình của các
cation riêng biệt. Hàm lượng các khoáng chính trên trong đất sét yêu cầu lên tới 40%.
Chất lượng tấm ốp lát phụ thuộc nhiều vào hàm lượng của cỡ hạt có kích thước nhỏ hơn
1µm trong phối liệu. Hàm lượng tối ưu của nhóm cỡ hạt này cần phải nằm trong giới hạn
60÷70%. Các đất sét sử dụng trong sản xuất tấm ốp lát có hàm lượng cỡ hạt kích thước nhỏ
hơn 1µm rất khác nhau. Vì vậy cần tính toán lựa chọn tỉ lệ các loại đất sét khác nhau trong
17


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

thành phần của phối liệu tấm ốp lát, người ta có thể tạo ra được phối liệu với hàm lượng các
cỡ hạt theo yêu cầu. [2]
Thành phần hóa là đặc trưng quan trọng của đất sét để xác định phạm vi thích hợp sản
xuất các loại sản phẩm gốm. Đối với sản phẩm tấm ốp lát, thành phần hóa yêu cầu một số chỉ
tiêu :
SiO2 ≤ 70%, Al2O3 ≥17%, Fe2O3 ≤ 6%. (Số liệu tại phòng KCS – nhà máy gạch
MIKADO Thái Bình)
Cụ thể, vùng để sản xuất tấm ốp lát được yêu cầu thành phần hóa đối với đất sét như

trong biểu đồ A.I. Augustinhik:

Hình 2.2. Biểu đồ A.I.Augustinhik.
Theo biểu đồ A.I.Augustinhik, vùng sản xuất tấm ốp lát nền thuộc vùng 2, có khoảng tỷ
Al2O3
SiO2

lệ về số mol
nằm trên khoảng khá lớn từ 0,21 – 0,44. Tỷ lệ này cao hơn so với các sản
phẩm gốm khác, cho thấy hàm lượng Al 2O3 của đất sét sản xuất gạch ốp lát rất lớn. Ôxít
nhôm trong đất sét ở dưới dạng liên kết, nó là ôxít khó nóng chảy nhất, vì đó đất sét có yêu
cầu nung ở nhiệt độ cao hơn, và duy trì thời gian nung dài hơn. Khi này khoảng giữa nhiệt đồ
kết khối và nhiệt độ nóng chảy làm quá trình nung sản phẩm dễ dàng, vì nó giảm khả năng
biến dạng của sản phẩm. Gốm ốp lát có hàm lượng ôxít nhôm cao nên có cường độ cao, yêu
cầu này do đặc điểm cấu tạo sản phẩm có chiều dày nhỏ.
Hàm lượng ôxít nhôm thường thấy ở đất sét sản xuất tấm ốp lát vào khoảng 17 – 23%,
nhiều hơn so với đất sét sản xuất gốm thô (vào khoảng 7-15%).
Theo biểu đồ, hàm lượng ôxít silic có trong thành phần đất sét cũng không cao như các
sản phẩm gốm khác. Ôxit silic có mặt trong đất sét dưới dạng liên kết (dưới dạng các khoáng
có trong thành phần đất sét) và ở dạng tự do (cát quắc). Nếu hàm lượng ôxít silic trong đất sét
lớn, nhất là ôxít silic ở trạng thái tự do sẽ làm tăng độ xốp của xương và giảm độ bền cơ học
của sản phẩm. .
Các ôxít Canxi, Magie, ôxit sắt và ôxít kim loại kiềm có tổng số mol được giới hạn
trong khoảng từ 0,04-1,17 mol. Tỷ lệ này ở mức khá thấp so với các loại sản phẩm khác.
Ôxít Canxi tham gia trong thành phần phối liệu dưới dạng đá vôi (CaCO 3) và đá
dolomit và các khoáng khác. Khi ở trạng thái phân tán mịn và phân bố đồng đều trong đất sét,
18


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG


ôxít Canxi làm giảm khả năng liên kết và hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của đất sét. Ôxít Magiê
(MgO) cũng được coi như chất trợ dung, tính chất tác dụng tương tự như CaO nhưng ảnh
hưởng ít tới khoảng kết khối của đất sét. Nên yêu cầu của ôxít Magiê về hàm lượng cũng
được giới hạn ở mức nhỏ như đối với ôxít Canxi.
2.1.2. Cao lanh
Cao lanh là loại khoáng vật sét màu trắng có tính dẻo vừa phải, mềm dễ bóp nát vụn,
hút nước mạnh có màu vàng đến trắng ngà. Được cấu thành bởi Kaolinit và một số khoáng
vật khác như Illit, Montmorillonit, thạch anh sắp xếp thành tập hợp lỏng lẻo, trong đó
Kaolinit quyết định kiểu cấu tạo và kiến trúc của Kaolin. Kaolin có thành phần khoáng vật
chủ yếu là Kaolinit, có công thức là Al2O3.2SiO2.2H2O hoặc Al4(OH) 8Si4O10.

Hình 2.3. Một số hình ảnh về cao lanh được sử dụng.
Kaolinit có trọng lượng riêng 2,58-2,60 g/cm 3; độ cứng Mohs ~ 1; nhiệt độ nóng chảy:
1.750-1.787oC. Khi nung nóng, Kaolinit có hiệu ứng thu nhiệt khoảng 510-600 oC, liên quan
đến sự mất nước kết tinh và hiện tượng không định hình của khoáng vât. Cho cao lanh thêm
vào phối liệu thay thế 1 phần đất sét, nhằm giảm độ dẻo của đất sét, giảm độ co, nứt, biến
dạng khi nung. Ngoài ra cao lanh còn có khả năng tăng độ trắng của sản phẩm .
2.1.3. Trường thạch
Dạng bột có màu vàng nhẹ khi ẩm, khi khô có màu vàng cam. Về mặt hóa học trường
thạch là những aluminôsilicat K, Na, Ca tức K[AlSi 3O8] hay Na[AlSi3O8], K+ có thể được
thay thế bởi Ba2+, Sr2+ nhưng rất hiếm. Có tác dụng tạo pha lỏng trong quá trình nung, hạ
nhiệt độ nung và thúc đẩy quá trình kết khối sản phẩm.
Trường thạch (Fespat) là một nguyên liệu gầy. Tác dụng làm giảm độ co sấy sản phẩm
để tránh gây hiện tượng cong vênh và rạn nứt, mặt khác tạo điều kiện thoát ẩm tốt hơn nên
sấy sản phẩm nhanh hơn. Fenspat trong khi nung có tác dụng hòa tan các nguyên liệu khác để
sản phẩm kết khối ở nhiệt độ thấp hơn, tạo điều kiện kết tinh mulit thứ sinh và chống biến
dạng cho sản phẩm khi nung.

19



ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

Hình 2.4. Một số hình ảnh về trường thạch được sử dụng.
So với nguyên liệu sét và thạch anh, fenspat có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiều. Hạt
fenspat càng mịn và tốc độ đốt nóng càng nhỏ làm cho nhiệt độ nóng chảy fenspat càng thấp.
Tăng nhiệt độ nung của sản phẩm, fenspat nóng chảy lỏng hòa tan các hạt thạch anh cùng các
sản phẩm của nguyên liệu sét phân hủy, do đó pha lỏng càng nhiều. Pha lỏng dần dần lấp đầy
các lỗ xốp, kéo các hạt rắn xích lại gần nhau hơn nhờ sức căng bề mặt của pha lỏng, do đó
sản phẩm đạt mật độ cao nhất tùy theo từng yêu cầu của sản phẩm. Như vậy fenspat nóng
chảy làm cho sản phẩm kết khối ở nhiệt độ thấp hơn so với sản phẩm cùng loại thiếu pha
lỏng.
Fenspat đưa vào phối liệu gốm sứ với một tỷ lệ thích hợp tạo được chất nóng chảy lỏng
vừa có khả năng hòa tan các nguyên liệu khác, vừa có độ nhớt cao và vừa tạo được nhiều
mulit thứ sinh để hình thành bộ khung không gian trong xương sản phẩm, đây là những điều
kiện cần thiết cho sản phẩm nung chống được sự biến dạng do tải trọng bản thân.
Các loại fenspat chứa nhiều K 2O càng làm tăng khả năng chống biến dạng của sản
K 2O
phẩm. Tỷ lệtrong Na2O fenspat > 2 không những ảnh hưởng tốt tới khả năng chống biến dạng

của sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới nhiều tính chất kỹ thuật khác.
Tuy nhiên, phối liệu chứa nhiều fenspat sẽ có hại do tạo nhiều pha lỏng nhiều hơn mức
cần thiết, kết quả là xu hướng biến dạng của sản phẩm khi nung tăng, độ bền nhiệt, bền cơ
học của sản phẩm sau nung thấp.
2.1.4. Cát thạch anh
Cát thạch anh được cho vào thành phần phối liệu để tăng lượng SiO 2 trong thành phần.
Lượng SiO2 làm cải thiện tính chất sấy cho sản phẩm. Tuy nhiên, do đặc trưng hình học của
tấm ốp lát có một chiều dày rất nhỏ nên sự xuất hiện của lượng SiO 2 này gây các ảnh hưởng
xấu đến chất lượng của sản phẩm. Vì SiO 2 tự do gây ra hiện tượng xốp cho xương và giảm độ

bền cơ học của gạch khi nung. Ngày nay, ngoài thạch anh, người ta còn sử dụng các vật liệu
gầy khác với cùng công dụng như Samốt hay mảnh vỡ sản phẩm, tuy nhiên mỗi loại vật liệu
gầy có tác dụng không giống nhau và giá thành, quá trình xử lý cơ học khác nhau.
2.1.5. Đá vôi
Đá vôi có tác dụng: Làm trắng xương.
Tạo độ xốp cho xương.
Trung hòa nhiệt giữa đất sét và trường thạch,
Nếu cho nhiều đá vôi sẽ gây hiện tượng rỗ men
20


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

2.2. Lựa chọn, phân tích dây chuyền công nghệ.
2.2.1. Giới thiệu sơ đồ dây chuyền công nghệ.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ toàn nhà máy sản xuất tấm ốp lát
Đất sét

Cao lanh

Trường thạch

Cát thạch anh

Vận chuyển

Vận chuyển

Vận chuyển


Vận chuyển

Nước

Định lượng

Định lượng

Nghiền phối liệu

Thủy tinh lỏng

Định lượng

Bể chứa

Sàng lọc

Khử từ tính

Dầu mazut

Đường ống nhiên liệu

Bể trung gian

Sấy hồ phối liệu

Sàng rung


Ủ bột liệu

A

21


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

A

Ép tạo hình

Sấy sản phẩm mộc

Kho chứa men

Làm sạch bề mặt

Định lượng

Phun ẩm bề mặt

Nghiền men

Hong khô bề mặt

Sàng rung

Tráng men nền


Bơm

Khí gas

Tráng men in lưới họa
tiết

Thùng chứa

Đường ống nhiên liệu

Cắt gọt viền thừa

Vòi phun

Nung sản phẩm

Phân loại sản phẩm

Đóng gói sản phẩm

KCS

Nhập kho

22


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG


Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ toàn nhà máy.
2.2.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
a) Khai thác nguyên liệu
Nguyên liệu sau khi khai thác tại mỏ và gia công sơ bộ tại đơn vị cung cấp được vận
chuyển về kho chứa của nhà máy bằng ô tô tải. Đối với nguyên liệu dẻo (đất sét) phải được ủ
phong hóa tạo độ đồng nhất ít nhất 3 tháng
Dùng thiết bị máy xúc (có thể thêm máy ủi phụ trợ đối với vùng đất cứng), xúc nguyên
liệu lên thiết bị vận chuyển (là các loại xe chuyên chở thông dụng như: xe tải, xe ben cũng có
thể dùng xe goòng để v ận chuyển nếu như khoảng cách vận chuyển cho phép), tức là vị trí
gia công phân xưởng được đặt cạnh vùng khai thác nguyên liệu.
Thiết bị chuyên chở mang vật liệu về kho chứa. Kho chứa nguyên liệu được thiết kế có
khả năng dự trữ nguyên liệu phục vụ nhà máy sản xuất trong vòng 3-6 tháng, khi đó những lý
do chủ quan và khách quan, không thể khai thác nguyên liệu phục vụ cho sản, nhà máy sẽ
vẫn hoạt động bình thường trong 3-6 tháng, đảm bảo lượng hàng hóa cung cấp cho khách
hàng, đảm bảo công việc cho công nhân, để ban quản trị nhà máy tìm biện pháp khắc phục.
Đây được xem là bước hạn chế những rủi ro, nhằm đảm bảo phát triển ổn định cho toàn bộ
nhà máy.
Trường thạch, cát và phế liệu khi nung.
- Phế liệu khi nung, là những phế phẩm sản xuất tấm ốp lát. Nên chỉ thu gom dùng thiết
bị thích hợp vận chuyển về kho chứa chờ gia công.
- Cát thường dùng là loại cát có dạng khoáng tự nhiên là α-quắc không phải là loại cát
thông thường trong xây dựng. Trước khi nghiền có thể nung từ 900-1000 0C rồi làm
nguội nhanh nhằm mục đích ổn định thành phần khoáng và tạo thuận lợi cho quá trình
nghiền.
- Trường thạch được nhập ở các nước trong khu vực dưới dạng bao hoặc ở dạng rời
được vận chuyển về nhà máy bằng đường thủy hoặc đường sắt sau đó được chuyển lên
oto để chở về nhà máy.
b) Gia công nguyên liệu đã khai thác
Nguyên liệu sau khai thác được đưa qua 2 dây chuyền gia công khác nhau.

Đất sét & Cao lanh được đưa qua máy cắt thái đát để làm nhỏ hạt, bởi do đặc tính rất
mềm của 2 loại nguyên liệu này.Sau đó được đưa qua bể khuấy bùn, thông qua thiết bị định
lượng nhằm đảo bảo tính hòa trộn đồng đều và đảo bảo hàm lượng tính toán (tức đảo bảo chủ
yếu hàm lượng các ôxýt Al2O3).Để đưa vào máy nghiền bi.
Trường thạch, được nhập về phân xưởng từ những cơ sở sản xuất trường thạch hoạt
động thương mại dưới dạng bao, điều này được quyết định do vị trí đặt nhà máy có thuộc vào
vùng có chứa trường thạch hay không và đã được tính toán trong quá trình thiết lập dự án.
Kích thước trường thạch được nhập về đạt khoảng: 25 mm, đã được gia công sơ bộ bằng máy
đập hàm hoặc đập nón.Trường thạch mua về đưa qua máy nghiền trục để đạt kích thướcd <10
mm. Qua thiết bị định lượng đảo bảo hàm lượng trường thạch, cát hoặc thêm phế liệu nung
đưa vào máy nghiền bi ướt.
Sản phẩm ra ở máy nghiền bi ướt đưa qua bể khuấy để đạt một hỗn hợp đồng nhất có
độ phân tán cao và độ ẩm pha trộn W =37% - 42%. Qua sàng rung điện từ loại bỏ ôxýt Fe 2O3
23


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

lẩn vào và có trong phối liệu (đây là thành phần ôxýt không mong muốn có trong phối liệu
tạo xương bởi khi có mặt trong xương sản phẩm sẽ làm thay đổi màu sắc của men khi tráng
men). Đưa qua sấy phun, là dụng cụ sấy hỗn hợp sau khuấy trộn hoạt động theo cơ chế phun
hỗn hợp vào môi trường nhiệt dộ cao, tạo ra do các ngọn lửa phụt vào môi trường. Sản phẩm
sau sấy phun là loại bột ép W= 0,5% - 3%, bởi do ứng suất nhiệt khi sấy khô hỗn hợp ướt
làm vỡ nhỏ hạt.
c) Chuẩn bị phối liệu
Từ kho chứa, nguyên vật liệu được xe vận chuyển vào cân theo đúng thành phần của
từng loại nguyên liệu. Sau khi cân xong, phối liệu được băng tải đưa vào các máy nghiền bi.
Tại máy nghiền bi phối liệu được nghiền mịn cùng với một lượng nước thích hợp và
thủy tinh lỏng (0,95%), nhằm tạo độ linh động và chống sa lắng cho hồ phối liệu. Hồ phối
liệu được lấy mẫu kiểm tra đạt yêu cầu (về độ sót sang, tỷ trọng, độ nhớt…). Sản phẩm của

máy nghiền bi có độ ẩm W=32-37%, lượng sót sàng 10000 lỗ/cm2 là 5 -8%.
Sau khi ra khỏi máy nghiền bi, hồ phối liệu theo máng dẫn hồ vào bể chứa có gắn cạnh
khuấy. Mục đích của bể chứa có cánh khuấy là để trữ và đạt được một hỗn hợp đồng nhất, có
độ phân tán cao, nhằm phục vụ tốt cho công đoạn sấy phun.
Sau đó được bơm pittong bơm lên sàng quay .(Mục đích của sàng lọc là lọc bớt các tạp
chất còn xót lại trong hồ phối liệu, các hạt có kích thước lớn tăng độ đồng nhất cho huyền
phù, tránh gây hư hỏng các loại máy móc, thiết bị,…). Sau đó hồ cho qua máy khử từ có
công dụng loại bỏ các tạp chất nhiễm từ mạnh, có hại như sắt, thép,… đây là thành phần
không mong muốn có trong hồ phối liệu tạo xương, bởi khi các tạp chất trên có trong hồ phối
liệu sẽ làm cho sản phẩm sau nung bị khuyết tật chấm đen do sắt trong xương phun lên trong
quy trình nung, tránh các ảnh hưởng xấu làm giảm chất lượng sản phẩm. Hồ phối liệu tiếp tục
theo máng dẫn bùn vào bể chứa trung gian, tích trữ đủ cho tháp sấy phun. Tại đây hỗn hợp
phối liệu tiếp tục được khuấy trộn tạo độ đồng nhất và kiểm tra hàm ẩm chờ sấy phun.
d) Quá trình sấy bột liệu
Hồ phối liệu từ bể chứa trung gian có cánh khuấy sẽ được bơm pittong bơm lên hệ
thống ống xung quanh tháp sấy phun qua các pep phun dưới dạng xương mù.
Tại tháp sấy, hồ phối liệu độ ẩm 32-37% sau khi trao đổi nhiệt với dòng khí nóng đi
ngược chiều, một phần lớn lượng nước bốc hơi và bột ép được tạo thành rồi rơi xuống. Sản
phẩm sau sấy phun là loại bột ép có độ ẩm 5-7%. Bột ép sau khi ra khỏi lò sấy phun theo
băng tải đến gầu nâng và được chuyển vào hệ thống xilô chứa bột ép. Tại đây, bột ép sẽ được
ủ 24 giờ trước khi đưa đi sử dụng nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khâu tạo hình (độ ẩm
đồng nhất) của bột ép.
e) Tạo hình sản phẩm
Do đặc tính tạo hình của sản phẩm, tạo hình theo phương pháp ép bằng máy ép thủy lực.
Để đảm bảo tính tạo hình tốt, sản phẩm tạo hình cần có đặc tính sau:
+ Là một cấu trúc được nén chặt và có cường độ.
+ Độ ầm thấp nhất có thể, để hạn chế co ngót gây nứt nẻ khi nung. Độ ẩm sau tạo
hình yêu cầu từ 1% - 2%.

24



ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

Do đó phương pháp tạo hình bán khô là loại phương pháp thường dùng trong công nghệ
sản xuất gạch ốp lát ở các nhà máy sản xuất ở nước ta, đây là một trong những phương pháp
được sử dụng để tạo hình sản phẩm gạch ốp lát.
Không thể sử dụng các phương pháp ướt để tạo hình sản phẩm tấm ốp lát bởi vì phươnzg
pháp này có nhược điểm là độ ẩm tạo hình quá lớn (W ≥24% ) dẫn tới hình dạng sản phẩm sẽ
không thể đạt yêu cầu có cường độ và được ép chặt. Công đoạn tạo hình sẽ không thể tiến
hành được. Vì vậy phương pháp tạo hình bán khô là phương pháp được lựa chọn bởi không
bị co ngót, sản phẩm sẽ hạn chế hoặc không tồn tại những vết nứt vi mô, sản phẩm thu được
là loại cao cấp.
Tuy nhiên đây là phương pháp sản xuất với yêu cầu cao về đầu tư ban đầu cho trang thiết
bị, xét đến yếu tố kinh tế trong kinh doanh đây là hành động đầu tư ít mang lại lợi nhuậndo
yêu cầu của thị trường hiện tại mà chủ yếu là thị trường trong nước với mức sống hiện tại
không yêu cầu đặc tính quá cao cấp của sản phẩm mà yếu tố quan tâm hàng đầu của người
tiêu dùng là giá thành của sản phẩm, giá thành sản phẩm sẽ quyết định đặc tính thương mại
của sản phẩm. Với các yếu tố trên nên phương pháp tạo hình bán khô là lựa chọn hợp lý hiện
nay.
Bột ép thu được từ quá trình gia công, được đưa vào các si lô chứa (trong sản xuất số silô
được tính chọn cho việc dự trữ bột ép),bột ép được đưa vào máy ép thủy lực thông qua các
thiết bị dẫn liệu, ở đây thiết bị được chọn là tiếp liệu gầu nâng, bột ép được đưa vào phễu
chứa của máy ép thủy lực rơi xuống khuôn ép, với chiều cao bột liệu được tính toán trước
trong mổi bậc ép, việc tính toán dựa vào độ tơi xốpK của bột ép được sử dụng, hệ số K được
tiến hành thí nghiệm thực tế trên loại bột ép đem tạo hình bằng thí nghiệm ép bột liệu thực tế
từ đó xác định độ tơi xốp của bột ép. Chế độ ép được tiến hành theo 2 bậc ép:
Đổ bột ép vào khuôn ở một độ cao xác định , dựa vào chiều dày sản phẩm cần đạt và thí
nghiệm xác định hệ số tơi xốp của bột ép.
+ Lực ép bậc 1, P1 =150 kgf/cm2, thời gian ép 3 – 4 giây.

+ Lực ép bậc 2, P2 = 300 kgf/cm2, thời gian ép khoảng 4 – 5 phút.
Do với lực ép 300 kgf/cm 2, nếu tiến hành ép một bậc sẽ phát sinh hiện tượng quá nén,
gây vỡ gạch.
f) Quá trình tráng men
Men frite và các nguyên liệu phụ khác như cao lanh lọc, Zircon Silicate, Feldspath…
sau khi nhập về nhà máy được đưa vào kho chứa. Từ kho chứa, frite và phụ gia được đưa đến
thiết bị cân đong cùng với nước và chất điện giải STPP. Hỗn hợp phối liệu men sau khi được
cân đong đúng tỷ lệ từng thành phần của toa phối liệu sẽ được đưa đi nghiền mịn bởi máy
nghiền bi ướt dành riêng để nghiền men và engobe.
Tương tự như hồ phối liệu xương, men và engobe sau khi ra khỏi máy nghiền bi sẽ
được chuyển tới hệ thống sàng rung trước khi vào bể khuấy trộn. Công dụng của sàng rung
cũng nhằm để lọc bớt các tạp chất và thành phần hạt có kích thước lớn, tăng độ đồng nhất
cho men và engobe. Tại bể khuấy trộn, men hoặc engobe sẽ được dự trữ và khuấy trộn liên
25


×