Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Module 12 boi duong thuong xuyen thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.03 KB, 17 trang )

TRƯỜNG THCS NAM ĐỊNH
TỔ LÝ-TIN

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học 2016 - 2017

-Họ và tên: Phạm Tấn Phát
-Chức vụ: Tổ trưởng Lý-Tin
Module 12: Khắc phục trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập của học sinh
trung học cơ sở.

Phần 1: Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của tồ và các yêu cầu trong tài liệu
BDTX:
Nội dung 1: Khái quát chung về căng thẳng tâm lý (stress) và căng thẳng tâm lý
trong học tập.
Câu hỏi 1: Căng thẳng tâm lí (stress) và stress trong học tập là gì?
- Stress là hiện tượng rất phức tạp và rất khó định nghĩa chính xác. Trong cuộc sống
thường nhật khái niệm này thường được dùng để mô tả trạng thái bực bội hoặc tâm lí
bất an.
- Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường để ứng phó.
- Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện mối tương tác giữa tác nhân công kích và
phản ứng của cơ thể.
- Stress là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể
và tâm lí con người.
*Từ đó chúng ta khái niệm về stress trong học tập:
- Về đặc điểm tâm sinh lí cơ bản: Học sinh THCS có độ tuổi ứng với tuổi thiếu niên,
do vậy các em còn có tên gọi khác là thiếu niên, từ 11 đến 15 tuổi.
- Đây là thời kì phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân.
- Thời kì này có một số tên gọi: quá độ, tuổi khủng hoảng, tuổi già trẻ con non người
lớn…


* Một số đặc điểm tâm lí cơ bản sau:
- Phát triển không cân đối giữa chiều cao và cân nặng.
- Sự phát triển về mặt sinh lí. Điều kiện sống có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng.
- Xu hướng muốn vươn lên làm người lớn. Đời sống tình cảm sâu sắc và phức tạp.
- Khái niệm về stress trong học tập: Trong học tập, học sinh chịu nhiều áp lực, không
chỉ ở yêu cầu, nội dung tri thức môn học mà còn ở phương pháp, thái độ giảng dạy
của giáo viên. Những điều đó tạo nên stress ở các em. Đó là những biến đổi tâm lí khi
các em giải quyết những vấn đề trong học tập; là những biến đổi trong quá trình nhận
thức của học sinh. Nếu những vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh
không được giải quyết, sẽ dẫn đến mất cân bằng tâm sinh lí của học sinh. Stress trong
học tập của học sinh THCS nảy sinh.
- Stress trong học tập là tổng hòa một quá trình những biến đổi đáp ứng của cả hai
1


mặt: phản ứng sinh học và đáp ứng về mặt tâm lí. Nó gồm nhiều giai đoạn đáp ứng ở
những mức độ khác nhau tạo nên sự biến đổi cả về năng lượng sinh lí và cả năng
lượng tâm lí nhận thức của học sinh, tạo ra năng lượng tâm lí mới ở bản thân học sinh
cả về sinh lí và về tâm lí. Nó có tác dụng củng cố, phát triển khả năng giải quyết vấn
đề của học sinh, giúp học sinh thích ứng tốt nhất với môi trường tri thức mới. Nếu
những vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh không được giải quyết
thì có thể phá vỡ sự cân bằng tâm – sinh lí của học sinh, có thể dẫn đến những rối
loạn thích nghi tạm thời, làm cho các em khó hoặc không thể dối mặt, giải quyết vấn
đề trong học tập đang đặt ra đối với các em.
Câu hỏi 2: Phân tích bản chất, nguồn gốc và những cách ứng phó với stress
trong học tập của học sinh.
* Bản chất của stress trong quá trình học tập của học sinh: Stress chỉ xuất hiện khi
các nhiệm vụ học tập trở thành tình huống có vấn đề của mình. Stress trong học tập là
tổng hòa một quá trình những biến đổi đáp ứng của cả hai mặt: phản ứng sinh học và
đáp ứng về mặt tâm lí. Nó gồm nhiều giai đoạn đáp ứng ở những mức độ khác nhau

tạo nên sự biến đổi cả về năng lượng sinh lí và cả năng lượng tâm lí nhận thức của
học sinh, tạo ra năng luợng tâm lí mới ở bản thân học sinh cả về sinh lí và về tâm lí.
Nó có tác dụng củng cố, phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh, giúp học
sinh thích ứng tốt nhất với môi trường tri thức mới. Nếu những vấn đề, những mâu
thuẫn trong nhận thức của học sinh không được giải quyết thì có thể phá vỡ sự cân
bằng tâm, sinh lí của học sinh.
* Nguồn gốc của stress trong quá trình học tập của học sinh
- Nguồn gốc từ môi trường tự nhiên là những yếu tố như khí hậu, thời tiết,
cảnh quan, tiếng ồn, giao thông, ô nhiễm môi trường…
- Nguồn gốc bản thân: Yếu tố sức khỏe như những rối loạn bệnh lí mới xã hội,
những bệnh lí ở giai đoạn cuối hoặc những bệnh lí mãn tính. Các vấn đề về thể chất:
Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…Đôi khi, cách chúng
ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất
nhiều căng thẳng.
- Nguồn gốc từ môi trường bên ngoài: Những tác nhân gây ra stress từ phía gia
đình thường gặp nhất trong những tác nhân gây ra stress. Đó là những vấn đề có liên
quan đến yếu tố kinh tế và tình cảm, những kì vọng của những người trong gia đình
đối với mỗi thành viên. Những yếu tố này thưởng phối hợp với nhau tác động mạnh
mẽ đến cuộc sống, sinh hoạt, nhận thức, tình cảm và hành vi của các thành viên trong
cuộc sống gia đình .
- Các vấn đề tài chính, áp lực công việc, môi trường làm việc không thuận lợi,
thay đổi về thời gian làm việc,…hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong
gia đình, …
- Nguồn gốc từ môi trường xã hội: Đó là những yếu tố liên quan đến môi
trường sống học tập và làm việc và những mối quan hệ ứng xử xã hội, tâm lí xã hội,
trong đó có chủ thể trong hoạt động.
- Yếu tố tâm lí: Đó là thái độ thích nghi của các thuộc tính tâm lí bao gồm năng
lực ý chí, tình cảm, nhu cầu, thái độ nhận thức, kinh nghiệm của chủ thể. Ngoài ra có
thể là những yếu tố có liên quan đến vô thức (giấc mộng, linh cảm…) hoặc những
dồn nén từ thởi thơ ấu, trong quá khứ.

- Stress tâm lí - xã hội: là rối loạn trong đời sống tâm lí. Sự thất vọng, điều này
2


có thể do nguyên nhân từ phía khách quan hoặc do chủ quan, thất vọng bao gồm cả
khủng hoảng lòng tin, sự hụt hẫng…
- Stress sinh thái: Rối loạn chu kì nhịp sinh học; rối loạn nhịp ăn ngủ; stress do
chấn thương và bệnh tật; stress do tiếng ồn và các tác động vật lí, sinh hóa.
* Những cách ứng phó với stress trong học tập của học sinh.
-Quản lí được căng thẳng của bản thân: Ứng phó với stress là khả năng giữ thăng
bằng khi xảy ra những tình huống những sự việc đòi hỏi quá sức. Một số cách đối
phó với stress: Hãy xem xung quanh có điều gì có thể thay đổi để xoay chuyển tình
hình khó khăn. Đừng để tâm đến những việc lặt vặt, việc nào thật quan trọng thì làm
trước, tạm gạt bỏ những việc không thật sự quan trọng sang một bên. Tránh những
phản ứng thái quá. Không được trốn tránh bằng những trò vô bổ. Đặt những mục tiêu
cụ thể cho bản thân, cắt bớt khối lượng công việc. Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc.
- Phương pháp trợ giúp học sinh ứng phó với stress trong học tập:
+ Cung cấp những thông tin chính xác về những gì đã xảy ra.
+ Không nói những điều không có khả năng thực thi.
+ Cung cấp và đảm bảo về những trợ giúp tâm lí.
+ Tập trung vào những lợi thế, khả năng phục hồi của học sinh.
+ Chăm sóc sức khỏe và tránh những nguy hiểm có thể có.
+ Can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động và bình tĩnh.
+ Khuyến khích ý chí tự lực.
+ Quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh.
+ Tập trung vào những vấn đề của hiện tại.
- Một số biện pháp giúp giảm bớt căng thẳng tâm lí:
+ Sắp xếp thởi gian hợp lí, có kĩ năng lập kế hoạch.
+ Rèn luyện tư duy tích cực
+ Thể dục, thể thao hay vận động.

+ Cười thoải mái, thư giãn: nghe nhạc, đọc sách, xem phim…
+ Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.
+ Ngủ đủ giấc, ngủ sâu, ngủ đúng giờ,..
Câu hỏi 3: Hãy chia sẻ và phân tích một tình huống mà anh (chị) biết học sinh
đang gặp stress trong học tập.
-Đối với các học sinh THCS, có nhiều tình huống ở trường học gây lo lắng, căng
thẳng cho học sinh. Thường gặp nhất là học sinh bị áp lực học tập, cha mẹ hoặc thầy
cô, bạn bè chửi mắng, đánh đập, bị bạn từ chối chơi, những lý do khác bao gồm do
không làm được bài tập ở nhà, không được ăn mặc theo sở thích, thấy sự thay đổi
trong cơ thể ở tuổi dậy thì, do thấp hơn các bạn đồng trang lứa, không hợp với thầy
cô giáo, ...
-Tình huống học sinh đang gặp stress trong học tập: Trước mỗi lần kiểm tra 1 tiết
hoặc kiểm tra học kỳ, thường thấy học sinh có những biểu hiện về mặt tâm lí: Trong
đó biểu hiện rõ nhất là: Vào lớp các em khó tập trung chú ý, khó ghi nhớ bài học,
căng thẳng, không hăng hái tích cực trong hoạt động học tập. Các em thưởng rất lo
lắng: học môn này chưa xong, học môn kia không kịp, điểm số thấp, các em rất dễ
cáu gắt khi có việc gì đó không hài lòng với bạn bè, thậm chí là thầy cô…. Điều đó
chứng tỏ các em đang gặp stress trong học tập.
- Nguyên nhân: Có thể thấy được là sự căng thẳng của các kỳ kiểm tra và điểm số của
3


nó đã ảnh hưởng rất lớn đến học sinh viên và là một nguyên nhân chính gây nên
stress ở các em.
- Các cách ứng phó của học sinh: Tìm đến tâm sự với bạn bè, chơi game, chat,
facebook, online,… khi bị stress. Bên cạnh đó cũng có các biện pháp khác như: đóng
của ở nhà ngủ, bốc đồng, quậy phá, đi lang thang,…. Đây là những cách giải tỏa
stress không khoa học và không có lợi cho sức khỏe của các em
+ Có nhiều cách ứng phó với stress khác nhau, nhiều em đã tìm được cách ứng phó
tốt như: gặp gỡ bạn bè nói chuyện, gặp người thân, nghe nhạc.

+ Do đó, giáo viên cần thông hiểu và giúp các em có được những nhận thức đúng đắn
về stress và có được khả năng thay đổi những yếu tố bất lợi do stress gây ra thành
những yếu tố tích cực, thúc đẩy hoạt động của mình.
- Stress, nếu biết cách kiểm soát, stress có thể trở thành động lực thúc đẩy học sinh
trong một số trường hợp. Hãy giúp các em làm quen với cách điều tiết tình trạng căng
thẳng để chúng không bào mòn trí và lực bằng cách:
+ Học hỏi từ những người kiểm soát tốt tình trạng stress
+ Stress là “loại bệnh” dễ lây nhiễm.
+ Ăn, uống, nghỉ ngơi và luôn vui cười.
+ Biến stress thành bạn tốt.
+ Cần xác định rõ được nguyên nhân chính gây nên stress.
+ Không suy nghĩ lan man.
+ Thở sâu.
+ Stress là “loại bệnh” dễ lây nhiễm.
+ Biến stress thành bạn tốt.
+ Học hỏi từ những người kiểm soát tốt tình trạng stress
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc phân loại stress
Câu hỏi 1: Nêu cách phân loại stress dựa theo mức độ của stress.
Theo Hans Selye, ông phân stress làm hai loại:
- Stress tiêu cực: Cơ chế diễn ra cũng giống như các giai đoạn của stress tích cực.
Tuy nhiên do giai đoạn chống đỡ kéo dài, liên tục thất bại làm cho hệ tiết dịch trong
cơ thể hoạt động nhiều dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của cơ thể mà suy kiệt.
- Stress tích cực: phản ứng thích nghi với những tác động của môi trường.
+ Giai đoạn báo động: Theo cơ chế sinh học, khi có kích thích cơ thể sẽ tiếp nhận
thông qua sự truyền dẫn của các dây thần kinh lên hệ thần kinh trung ương báo hiệu
cho biết là có kích thích đang tác động.
+ Giai đoạn kháng cự: Thường xảy ra sau giai đoạn báo động do các tác động của các
tác nhân gây stress thông qua hệ thần kinh trung ương, kích thích vùng dưới tuyến
yên, tuyến thượng thận… từ đó tác động lên toàn bộ chức năng của cơ thể.
Câu hỏi 2: Nêu cách phân loại stress dựa theo trên nguyên nhân gây ra stress.

Stress có thể phân ra làm ba loại cơ bản:
- Stress tâm lí xã hội: Những tác động của những biến cố được xem là rất lí tưởng
cũng có thể gây ra sự khởi phát stress, cụ thể.
+ Tâm lí xã hội, nhóm xã hội, trình độ tâm lí….
+ Sự thất vọng: Không đạt điều mong muốn sẽ gây nên sự khủng hoảng lòng tin.
- Stress sinh thái: Loại này phát sinh từ mối quan hệ giữa môi trường bên trong và
bên ngoài cơ thể nhằm tạo ra những phản ứng khác nhau với các tình huống nhất định
giúp chủ thể có khả năng thích ứng.
4


+ Stress do chấn thương và bệnh tật: Nó trực tiếp làm tổn hại, suy giảm đến chức
năng hoạt động của thực thể. Nếu người bệnh được giải thích và hiểu cặn kẻ về các
triệu chứng của bệnh thì các triệu chứng ấy càng ít gây ra stress và ngược lại.
+ Stress do tiếng ồn: Nó tác động và gây trở ngại cho các hoạt động cần thiết cho con
người. Nếu tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn, có cưởng độ cao, có thể làm tăng huyết áp,
giảm trí nhớ.
+ Rối loạn chu kì nhịp sinh học: nguyên nhân là do con người không chịu tuân theo
những sắp đặt sẵn của tự nhiên.
+ Rối loạn nhịp ăn và ngủ: Đây là loại stress cũng được nghiên cứu nhiều cụ thể với
chế độ lao động nặng kèm với ít ngủ hoặc không ngủ, kèm theo chế độ ăn giảm calo
thì khả năng lao động cũng như trạng thái tâm lí và sinh lí biến đổi, giảm chất lượng
do bị stress.
Câu hỏi 3: Hãy chia sẻ và phân tích một tình huống mà anh (chị) biết học sinh
đang gặp stress trong học tập.
-Với Đạt em là một học sinh giỏi từ cấp 1 đến lớp 6 nhưng ở lớp 7 trong những tiết
kiểm tra gần đây em liên tục bị điểm kiểm tra dưới 5, em trở nên cáu gắt, lầm lũi. Khi
đến tiết sinh hoạt lớp, khi được cô chủ nhiệm hỏi về lý do điểm thấp, em đã rơi nước
mắt và im lặng. Em tâm sự ba mẹ li hôn làm em buồn và chán nản nên việc học sa
sút.

-Với trường hợp này, gia đình nên tìm cách giải thích cho em hiểu là cha mẹ không
hợp nhau và vận động em cố gắng tập trung vào việc học . Cũng tiếc rằng em học
sinh này chưa bày tỏ hoàn cảnh cụ thể của mình để nhờ sự trợ giúp, chưa mở lòng với
mọi người xung quanh do mặc cảm về gia đình của mình. Và có lẽ, sự việc này có thể
sẽ gây một cú sốc tâm lý cho bản thân em.
Hoạt động 3: Xác định những ảnh hưởng của stress đến học tập của học sinh
trung học cơ sở.
Câu hỏi 1: Stress có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người nói chung và đến
học sinh THCS nói riêng?
-Stress vô cùng đa dạng và phức tạp tới chất lượng hoạt động sống của con người.
Mặc dù rất hiếm khi stress gây chết người một cách trực tiếp hoặc tức thì. Hậu quả
của nó gây ra không nhìn thấy rõ ngay như các bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, dưới sự
tác động không ngừng nghỉ của nhiều yếu tố từ môi trường sống của con người, từ
những điều kiện, cách thức sinh hoạt và tổ chức cuộc sống của con người... nên stress
diễn ra theo cơ chế ngấm dần. Có nhiều loại stress kết hợp lại tạo nên tuýp biến đổi
đồng bộ của các chức năng tâm lí, các chức năng nội tiết và sự chuyển hoá ở con
người. Nó có thể phá vỡ sự cân bằng nội môi cơ thể, dẫn đến những biến loạn về tâm
lí. Nó còn gây ra những biến loạn về tâm lí và dẫn đến những rối loạn chức năng sinh
lí, sinh hóa của cơ thể, gây nên nhiều căn bệnh dai dẳng và nguy hiểm như bệnh
đường máu, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn tiêu hoá...
-Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở nước ta có sự đan xen nhiều hình thái các loại
bệnh tật khác nhau cả về thực thể và tâm thể. Trong khi các bệnh lây nhiễm còn đang
là những vấn đề gây nhức nhói, gây những lo lắng, bất an cho nhiều người thì các
bệnh không lây nhiễm lại nổi lên những vấn đề cấp bách, đặc biệt phải kể đến các
bệnh do rối loạn nội tiết, chuyển hoá gây nên mà nguồn căn chủ yếu chính là stress.
-Vì stress là sự biến đổi những đáp ứng tâm, sinh lí của nhân cách cho nên một mặt
5


stress làm tăng cường hoạt động các chức năng tâm, sinh lí, giúp con người thích ứng

tốt nhất với hoàn cảnh để tồn tại, phát triển, mặt khác stress tạo nên sự mệt mõi, lão
hoá - suy kiệt, đúng như quy luật của dịch lí - âm dương (thành - thịnh - suy - hũy) cả
về mặt tâm lí và thực thể. Trong khi những stress tích cực (eustress) có tác dụng
mang lại những ý nghĩa, giá trị thoả mãn tích cực cho đời sống con người thì những
stress tiêu cực (dystress) gây nên những rối loạn thích nghi hiện thời hoặc sẽ góp
phần rút ngắn quy luật vận động đó của đời sống con người
Stress có thể gây ra những tác động tích cực và tiêu cực. Stress tác động đến động cơ
và hứng thú học tập của các em. Khi tâm lý bị rối loạn vì không vượt qua được những
áp lực thì học sinh thường có những biểu hiện:
+Tỏ vẻ bực bội, không hợp tác.
+ Mệt mỏi, âu sầu.
+ Phản ứng mạnh nếu bị phê bình, chỉ trích.
+ Không thích thú tham gia những hoạt động thường ngày.
-Stress luôn luôn tồn tại trong đời sống hằng ngày trong suốt quá trình phát triển
nhân cách của mỗi cá thể. Cuộc sống càng văn minh, xã hội càng phát triển, con
người có thể càng gặp nhiều stress hơn. Vì vậy, việc hiểu biết về stress và những ảnh
hưởng của nó đối với sức khỏe của con người cũng như các biện pháp phòng ngừa
stress để có thể chung sống với stress là việc làm cần thiết và hữu ích nhằm mang lại
sức khỏe cho bản thân, cho cộng đồng, giúp cho con người thích ứng với điều kiện
sống tốt hơn.
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến stress trong học tập của học sinh
THCS?
- Các yếu tố chủ quan:
+ Về mặt sinh lí: Bị mắc những chứng bệnh đau đầu, đau lưng khi ngồi vào
bàn học, sức khỏe yếu...
+ Về mặt tâm lí:
* Nhận thức của học sinh trước các tình huống học tập: Vốn hiểu biết có mâu
thuẫn với nhiệm vụ học tập vừa mới, vừa khó, trong khi trình độ nhận thức còn hạn
chế, bất lực với khả năng học tập của mình...
* Cách thức đáp ứng của học sinh trước các nhiệm vụ học tập: Đứng trước một

bài toán khó, cách ghi nhớ và vận dụng trí nhớ khi đứng trước một vấn đề, cách
đương đầu và giải quyết với một nhiệm vụ học tập hay một vấn đề của cuộc sống (lo
lắng, căng thẳng hay bình thường hoá trước một kì thi hay khi ôn thi, tự trách mình
khi không giải được một bài toán...), cách bố trí thời gian trong học tập, thi cử và
nghỉ ngơi, ít dành thời gian cho việc giải trí, vui chơi...
-Đó là các yếu tố quan trọng có thể làm tăng thêm mức độ hay giảm mức độ
stress trong học tập của học sinh. Bởi vì, những yếu tố đó có sức ảnh hưởng tâm lí
ngay trong bản thân chủ thể mà nó còn có thể lan truyền sang người khác trong
nhóm.
* Thái độ của học sinh trước các nhiệm vụ của môn học đề ra: Thấy mình
không có khả năng học, không hứng thú với môn học, không tìm được phương pháp
học tập thích hợp...
- Các yếu tố khách quan - Môi trường tâm lí-xã hội:
+ Môi trường xã hội cũng có thể mang đến nhìều bất lợi cho sự hình thành và
6


phát triển nhân cách. Những tệ nạn xã hội có mặt ở mọi ngóc ngách của xã hội. Nó
tồn tại ở nhìều hình thức khác nhau. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc định
hướng giá trị nhân cách, lối sống, quan hệ và học tập của các em học sinh. Tất cả
những biến động của thời đại đang liên tục tác động mạnh mẽ tới mọi tầng lớp trong
xã hội trong đó có thanh niên học sinh, buộc họ phải đấu tranh để lựa chọn các động
cơ mà thích ứng. Bản thân học sinh trong tương lai là nguồn nhân lực cho xã hội. Các
em đang cố gắng học tập, trau dồi tri thức, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu ngày một
cao của xã hội.
+ Những phát minh khoa học tìên tiến nhất không phải chờ đến khi đưa vào
sách học sinh mới biết mà nó đã đến với các em hằng ngày thông qua mạng thông tin
internet, truyền hình, sách, báo điện tử... nhưng cũng chính điều này đòi hỏi ở các em
phải có khả năng định hướng giá trị, lựa chọn thông tin, ..
Nội dung 2: Biểu hiện và mức độ stress trong học tập của học sinh trung học cơ

sở.
Hoạt động 1: Phân tích các biểu hiện của stress trong học tập của học sinh trung
học cơ sở.
Câu hỏi : Phân tích các biểu hiện stress trong học tập ở học sinh THCS.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ học tập, học sinh không hoàn toàn bị động. Sự nhận
thức, sự tiếp nhận hay chống lại những nhiệm vụ học tập ấy tạo nên những biến đổi
đồng loạt của các phẩm chất nhân cách. Đó là những nét cơ bản hình thành nên giá trị
nhân cách của các em. Sự ứng phó ấy mang tính cá thể. Điều này phụ thuộc vào sự
giáo dục, rèn luyện, nhận thức, kinh nghiệm, kiểu nhân cách của học sinh...
Trên thực tế, có nhiều trạng thái đáp ứng khác nhau khi quá trình stress diễn ra,
thông qua các quá trình đáp ứng tâm lí và sinh lí, trong việc giải quyết (ứng phó) các
nhiệm vụ học tập, qua các trạng thái phản ứng tâm lí (biểu hiện stress) của các quá
trình nhận thức...
- Biểu hiện về mặt tâm lí: Thể hiện cụ thể ở trạng thái tâm lí của học sinh như:
không tập trung tư tưởng; mặc cảm tự ti về khả năng của bản thân, thất vọng về bản
thân; cảm thấy buồn bã, chán nản, hay cáu gắt với người khác hoặc muốn khóc,
không làm chủ được mình, muốn xa lánh người khác hoặc cảm thấy người khác bỏ
rơi mình (cô đơn), ..
- Biểu hiện về nhận thức trong học tập: Thể hiện ở sự biến đổi trong nhận thức
về môn Toán: ghi nhớ kém, hay nhầm lẫn trong tính toán...
- Biểu hiện về mặt sinh lí: Đau đầu, chán ăn, mê sảng, ác mộng, chân tay run,
toát mồ hôi, khó thở, mệt lả...
- Dựa vào sự ảnh hưởng của stress đối với hiệu quả hoạt động tâm lí nhận thức,
có thể chia stress nhận thức thành các loại như sau:
- Stress nhận thức tiêu cực: Là loại stress làm giảm hiệu quả của quá trình nhận
thức của học sinh THCS, làm cho các em cảm thấy sự căng thẳng, khó chịu. Việc gây
ra stress nhận thức tiêu cực phụ thuộc vào:
+ Thái độ, kinh nghiệm, tri thức của học sinh đã có.
+ Tính chất, đặc điểm của nhiệm vụ học tập.
- Stress nhận thức tích cực: Là loại stress tạo ra mức căng thẳng vừa phải, cơ thể

trong trạng thái được kích thích, các giác quan trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn, cảm
giác, tri giác tinh nhanh hơn. Trí nhớ tốt hơn, tư duy trở nên linh hoạt và sáng suốt
7


hơn. Đây là stress có tác dụng tích cực đối với xúc cảm.
Hoạt động 2: Mức độ stress trong học tập của học sinh trung học cơ sở.
Câu hỏi 1: Phân tích các mức độ stress nói chung.
- Mức độ stress:
+ Stress bình thường: là chương trình thích nghi bình thường, đảm bảo hoạt động
sống bình thường, không có biểu hiện rối loạn. Cơ thể đảm bảo sự tương ứng đồng
bộ giữa các hệ thống chức năng và trạng thái của các điều kiện môi trường. Qua đó
các hệ thống chức năng đạt được chủ đích của nó và cân bằng môi trường trong trạng
thái yên tĩnh hoặc có tác nhân gây ra sự biến đổi nhẹ hoặc vừa.
+ Mức độ stress cao: là chương trình thích nghi xuất hiện những biến đổi tâm, sinh lí
nhất định khi có tác nhân gây stress, từ mức nặng đến cực hạn. Có thể phải huy động
thêm năng lượng, bố trí lại hoạt động của hệ thống chức năng. Tiêu chuẩn chính để
đánh giá mức độ bình thường của chương trình này là hệ thống chức năng vẫn giữ
được tính chất mềm dẻo, đồng bộ đạt được sự bù trừ cân bằng, trạng thái biến đổi
của hệ thống chức năng sinh lí và tâm lí được phục hồi sau khi tác nhân ngừng hoạt
động. Trường hợp các tác nhân ảnh hưởng lâu dài với mức cao vừa phải, không gây
rối hoạt động của hệ thống chức năng sinh lí và tâm lí, sẽ có tác dụng dần nâng cao
khả năng chịu đụng của cơ thể. Về mặt tâm lí, ở mức này chủ thể cảm nhận được rõ
sự căng thẳng, các hoạt động tâm lí như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc...
- Mức độ bệnh lí: Đó là những rối loạn chức năng hoạt động của cả sinh lí lẫn tâm lí
đến bệnh lí mới xuất hiện hoặc những bệnh lí ở giai đoạn cuối, hoặc bệnh mãn tính...
Những rối loạn này cũng ở những mức độ khác nhau: rối loạn nhất thời, rối loạn
trường dìễn (mệt mỏi, lo âu)...
- Mức độ dystress. Là chương trình thích nghi bệnh lí xuất hiện khi tác nhân gây biến
đổi lớn hoặc kéo dài, các cơ chế phản ứng của cơ thể không còn hiệu quả như mong

muốn, các hệ thống chức năng mất tính mềm dẻo đồng bộ, môi trường bên trong có
nhiều rối loạn, thậm chí hệ thống cấu trúc chức năng hoạt động của cơ thể bị phá vỡ.
Các dự trữ chức năng bị suy kiệt nghiêm trọng do các phản úng thích nghi chúng
tăng mạnh.
Câu hỏi 2: Phân tích cụ thể về các mức độ stress trong học tập của học sinh
THCS.
Có hai múc độ stress cơ bản:
- Mức độ dystress:
+ Trước nhiệm vụ học tập quá khó khăn hoặc quá đơn điệu, học sinh không thể giải
quyết được tạo ra sự mất cân bằng tâm, sinh lí, sự không thoả mãn, căng thẳng... Đó
là lúc học sinh đang ờ mức độ dystress.
+ Khi dystress xuất hiện, ở học sinh có thể xuất hiện nhiều kiểu thích ứng như nhận
thức sai về vấn đề, chán ghét môn học, “dị ứng" khi gặp lai vấn đề... Nếu chủ thể
không biết điều chỉnh để tạo nên sự cân bằng mới sẽ có thể gây nổi loạn hành vi
trong quá trình học tập, kém thích ứng...Dystress có thể làm cho học sinh chán học,
ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu như mức độ này trường diễn, kéo dài cũng ảnh hưởng
đến quá trình phát triển tâm lí ở các em.
- Mức độ eustress:
+ Trước mỗi tình huống, nhiệm vụ học tập, học sinh có thể huy động vốn năng lực,
những phẩm chất tâm lí đã có cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể
8


tự giải quyết vấn đề. Qua đó, học sinh thấy sự cân bằng, sự thoả mãn, tinh thần hưng
phấn... Đó là lúc học sinh đang ở múc độ eustress.
+ Tiêu chuẩn để đánh giá mức độ eustress là khả năng hoạt động của các chức năng
tâm lí được phục hồi, cân bằng, sẵn sàng ứng phó với tình huống mới, phức tạp hơn.
Bài tập 1: Phân tích một tình huống thể hiện được các mức độ của stress nói
chung.
- Trong xã hội, ta thường thấy một số người sống rất vui vẻ, thoải mái - dù cho

chuyện gì xảy ra. Nhưng cũng có những người phản ứng khá mạnh dù với căng thẳng
nhỏ, lo lắng về những chuyện cỏn con không quan trọng. Do đó, Stress phụ thuộc vào
cách chúng ta xử lý nó.
- Nhưng những người chưa trường thành, ít trải nghiệm, dễ rơi vào cơn khủng hoảng
nghiêm trọng, họ dễ mất khả năng phản ứng lại và đó là lúc rắc rối xảy ra. Những
người bị bỏ bê hay bị lạm dụng thời thơ ấu cũng có xu hướng dễ bị tổn thương khi
gặp stress. Điều tương tự cũng đúng với các nạn nhân của tội phạm bạo lực, sống sót
sau tai nạn,…Những người thành công trong việc giải tỏa stress sẽ xem stress như sợi
dây đàn hồi, là trải nghiệm cuộc sống, coi thất bại là mẹ thành công.
- Khi giáo viên sinh cho bài tập sinh 9 về nhà, học sinh rất hứng thú giải quyết các bài
tập, từng bài một, từ dễ đến khó. Nó thúc đẩy học sinh đam mê, tích cực học sinh
học, mỗi bài giải hoàn chỉnh là một sự thỏa mãn của chính bản thân các em. Ở đây có
sự cân bằng tốt trong các nguồn lực của các em và sự đòi hỏi của giáo viên, của môn
học. Các em đang được thúc đẩy, tràn đầy sinh lực, cố ý, tập trung hơn, đang năng
động và mức độ hiệu quả là tối đa. Tuy nhiên, nếu giáo viên liên tục cho những bài
tập khó vượt quá khả năng của các em thì dần dần các em cảm thấy cạn kiệt sức lực,
hiệu suất làm việc giảm đi. Trong trường hợp này các em đang trong giai đoạn
dystress. Dần dần, nếu không điều chỉnh kịp thời để thích ứng hoặc không thể phấn
đấu hơn nữa các em sẽ cảm thấy chán nản, lo âu,…
Bài tập 2: Phân tích cụ thể về mức độ eustress và dystress để hình dung ra các
cách ứng phó có thể có khi gặp phải stress tiêu cực trong học tập.
- Stress tiêu cực (Distress)
+ Nỗi buồn khổ là một trong những loại stress tiêu cực. Nó là một trong những loại
stress mà tâm trí và cơ thể phải chịu đựng khi những thói quen thông thường phải
thay đổi và điều chỉnh. Tâm trí chưa thích nghi và thoải mái với sự thay đổi này, nó
vẫn có xu hướng quay lại thói quen cũ. Có hai loại distress là cấp diễn và trường
diễn.
- Stress cấp tính (Acute Stress)
+ Triệu chứng của stress này gồm có: đau đầu hoặc căng thẳng kéo dài, huyết áp cao,
đau nửa đầu, đau ngực và đau tim.

+ Kiểu stress này thường xuất hiện khi chúng ta đi du lịch quá dài (trên 6 tháng qua
nhiều nơi) hoặc ai đó liên tục thay đổi công việc hoặc chuyển nhà. Stress trường diễn
xuất hiện khi có một sự thay đổi kéo dài trong khi cơ thể chưa thích ứng được.
+ Stress cấp tính tạo ra những cảm giác không thoải mái và bất định. Triệu chứng của
stress loại stress này thường là: đau đầu, đau lưng, đau bụng, tim đập nhanh, đau cơ
hoặc đau mình. Stress cấp diễn: là một loại stress xuất hiện ngay sau khi có sự thay
đổi về thói quen. Nó là một loại stress mạnh mẽ, nhưng nó diễn ra rất nhanh.
9


- Stress trường diễn (Chronic Stress)
+ Các cách ứng phó có thể có khi gặp phải stress tiêu cực trong học tập: Lứa tuổi học
sinh THCS – giai đoạn cột mốc định hình phát triển tầm vóc và nhận thức – là khi
học sinh còn đang đi tìm và phát triển các giá trị bản thân. Đôi khi trong cuộc sống sẽ
xảy đến những biến cố, khó khăn vượt ngoài tầm kiểm soát mà chúng ta sẽ cần sức
mạnh, niềm tin và sự điều chỉnh bản thân để vượt qua và cả các kỹ năng cần thiết để
thích nghi với những thay đổi cuộc sống sau đó. Vì vậy, sẽ không phải là điều dễ
dàng để học sinh đối mặt với những biến cố ….. Đứng trước những biến cố xảy đến,
hãy:
+ Nhận định đúng nguyên nhân và sự ảnh hưởng của những biến cố lên bản thân.
+ Không nên trốn tránh những cảm xúc tiêu cực trước những sự việc tiêu cực.
+ Bình tĩnh và tự trấn an bản thân.
+ Tìm đến những hành động tích cực để giải quyết tình huống tiêu cực.
+ Trò chuyện và chia sẻ cảm xúc với cha mẹ, người thân.
- Stress tích cực (Eustress)
+ Eustress cũng có thể sử dụng trong những nỗ lực sáng tạo. Khi một người cần có
thêm những năng lượng để sáng tạo, Eustress giúp cho họ có được những sự kích
thích, hưng phấn cần thiết. Một vận động viên sẽ trải nghiệm một sức mạnh đến từ
eustress ngay sau khi họ chơi một cuộc đấu lớn hoặc một trận đấu lớn. Do eustress,
họ có thể có được ngay lập tức sức mạnh mà họ cần để thi đấu.

+ Khi đối mặt với nguy hiểm và thác thức cơ thể con người cũng sẽ trải nghiệm
eustress. Eustress chuẩn bị cho cơ thể những năng lượng cần thiết để đánh hoặc là
chạy chống khỏi mối nguy hiểm. Loại stress này sẽ giúp lượng máu dồn đến các cơ
bắp để làm các cơ bắp cứng lên, nó cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp trong máu.
Nếu sự kiện hay mối nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.
+ Đây là một trong những loại stress hữu ích. Nó xuất hiện ngay sau khi học sinh có
nhu cầu cần sử dụng đến sức lực thể chất của mình. Eustress chuẩn bị cơ bắp, tăng
nhịp đập tim và sự tập trung tâm trí vào bất cứ tình huống mà học sinh cần phải sử
dụng sức mạnh cơ bắp.
Nội dung 3: Phương pháp và kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, các
phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh phát hiện và ứng phó với stress trong
học tập THCS:
Hoạt động 1. Làm quen với một số phương pháp ứng phó với stress trong học
tập.
Câu hỏi 1: Phân tích các phương pháp ứng phó với stress trong học tập của học
sinh THCS.
-Stress có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta,. Vì vậy, chúng ta cần tạo ra
cách để xử lí stress.
+ Giảm mức độ cao của stress để có một sức khỏe tốt trong học và thi. Muốn có sức
khỏe tốt trước hết hãy lưu ý đến phương pháp học tập, ôn tập, nghỉ ngơi, thư giãn hợp
lí. Cần tránh hiện tượng học dồn, thi mới học, học đêm ngủ ngày. Trí não của con
người chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong vòng 45 phút đến 1 giờ sau đó cần được
nghỉ ngơi, giải lao hoặc làm những công việc chân tay từ 15 đến 20 phút sau đó hoạt
động trí não lại.
+ Việc đầu tiên là học sinh phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress: Những bất
thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội như bổng nhiên thèm ăn hoặc bỏ ăn,
10


đau đầu, mất ngủ hoặc là ngủ quên, tâm trạng bất an, giận dữ hoặc sợ hãi…

Câu hỏi 2: Thực hành về việc quản lí stress trong học tập và các biện pháp làm
giảm stress có hại trong học tập.
-Tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng: Chúng ta cần tìm cách giúp học sinh giảm
bớt căng thẳng ở trường, điều đầu tiên phải làm là tìm hiểu nguyên nhân bắt nguồn từ
đâu. Có phải bị căng thẳng do không thể hoàn thành bài vở đúng hạn? Học sinh
không thể giải quyết khó khăn vì không có năng lực hay chỉ đơn giản vì chúng không
hứng thú với việc học? Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với từng tình huống để giúp
học sinh tìm được cân bằng trong cuộc sống và học tập.
- Cho học sinh tham gia một hoạt động vui chơi nào đó: Đừng để học sinh bị chôn
vùi trong sách vở và không màng đến chuyện đang xảy ra xung quanh.Những trò
chơi yêu thích và hoạt động ngoại khóa là phương pháp tuyệt vời giúp học sinh giải
trí sau giờ học. Hãy để học sinh tham gia hoạt động thể thao, âm nhạc hoặc tìm hiểu
về nghệ thuật, sẽ giúp chúng thoát khỏi lo lắng, thất vọng.
-Hình thành thói quen lành mạnh tại nhà: Gánh nặng bài vở càng trở nên nặng nề hơn
đối với những đứa trẻ có thói quen ăn uống không điều độ hoặc ngủ không đủ giấc.
Một trong nhiều lý do liên quan đến sự căng thẳng của học sinh là do chúng không có
thói quen lành mạnh ở nhà.Do đó hãy tạo cho các em thói quen tốt tại nhà để đảm bảo
rằng khi đến trường, các em có thể lực và tâm trạng tốt.
-Đừng tạo thêm căng thẳng khi các em ở nhà: Các bậc cha mẹ hay so sánh kết quả
học tập của con với bạn bè, la mắng khi chúng bị điểm thấp hoặc tạo áp lực bắt chúng
làm tốt mọi thứ là những việc bạn nên tránh.
-Hỏi xem các em có cần giúp đỡ không: Một số em cảm thấy e ngại khi thầy cô hỏi
những câu khó, trong khi số khác lại rất năng nổ trong lớp. Do đó phụ huynh hãy trò
chuyện để xác định xem các em phù hợp với mô hình học tập nào. Hãy dùng sự sáng
suốt để giúp các em giảm căng thẳng trong việc học. Có một số em học rất nhanh
trong khi số khác lại rất chậm. Nhiều em có khả năng tự điều chỉnh phương pháp học
phù hợp từ rất sớm, trong khi số khác cần sự trợ giúp từ cha mẹ và thầy cô.
-Trò chuyện với các em thường xuyên để giúp giải tỏa tâm lý: Các em có thể gặp
căng thẳng ở trường vì chúng bị dồn nén cảm xúc mà không thể trò chuyện với bạn
bè. Do đó người lớn nên thường xuyên nói chuyện trực tiếp với các em để biết những

gì đang diễn ra trong tâm trí các em, từ đó có cách chia sẻ, động viên phù hợp.
-Một số biện pháp làm giảm stress có hại:
+Cười: Không chỉ mang lại sự vui vẻ, thoải mái mà cơ thể còn tiết ra monphine
tự nhiên, tạo khả năng chống stress.
+Thưởng thức nghệ thuật: Ngắm nhìn một bức tranh, nghe một bản nhạc mà
mình yêu thích.
+Massage: Mỗi ngày dành 30 phút để làm việc này sẽ làm cho hiện tượng co
cơ giảm đi một cách rõ rệt.
+Tập thể dục buổi sáng, đi bộ: Làm lưu thông khí huyết, hít thở không khí
trong lành.
+Thiền: Luyện cho tinh thần và cơ thể tránh những căng thẳng thường nhật,
tăng cường hoạt động có hiệu quả của hệ tuần hoàn và tim mạch, giúp các khớp trong
cơ thể có độ đàn hồi, ngăn ngừa bệnh loãng xương, chống được sự mất ngủ, lo lắng,
buồn phiền.
+Ngâm tắm: Nước có tác dụng xoa dịu các cơ và xương khớp bị đau mỏi, giúp
11


tế bào được phục hồi, chất độc được đưa ra ngoài cơ thể. Trong khi tắm nên giảm các
yếu tố gây kích thích thị giác, hãy bật những chương trình nhạc nhẹ hoặc loại nhạc
mà mình yêu thích.
+Hát: Hát kích thích hoạt động cơ hoành, cơ cổ, nhờ đó trung tâm thần kinh
sinh dưỡng thuộc phần bụng được phục hồi. Ngoài ra còn cung cấp thêm ôxi cho cơ
thể.
+Chơi đùa với thú nuôi: Thú nuôi rất có ích cho việc giải tỏa stress cho con
người. Người ta có thể tâm sự những buồn vui với vật nuôi trong nhà.
+Thư giản: Sau mỗi công việc căng thẳng, cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
với tất cả những loại hình mà mình thích.
Hoạt động 2: Làm quen với một số phương pháp trợ giúp học sinh trung học cơ
sở ứng phó với stress trong học tập.

Câu hỏi 1: Phân tích các phương pháp trợ giúp học sinh ứng phó với stress
trong học tập.
- Những mối quan hệ của cá nhân với người khác cũng có thể là yếu tố gây cản trở
hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng phó với stress. Vì vậy, cần trợ giúp họ để
họ có thể ứng phó linh hoạt trước những ảnh hưởng từ stress. Cần nắm chắc không
chỉ những vấn đề vướng mắc, những nhu cầu cần được trợ giúp mà còn cả những khả
năng và thế mạnh sẵn có của họ, có thể trợ giúp cho họ vượt qua những căng thẳng
mà vẫn không làm cho họ có cảm giác đang bị phụ thuộc.
- Can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động và bình tĩnh. Khi con người bị rơi vào
tình trạng khủng hoảng, nếu càng được điều trị sớm thì khả năng hồi phục càng
nhanh. Ngược lại, khi họ càng chìm đắm lâu trong sự dằn vặt và không định hướng
được cách để thoát ra thì hiệu quả phục hồi càng chậm. Do đó, cần có biện pháp hỗ
trợ kịp thời cho những đối tượng trên ngay sau khi sự việc gây khủng hoảng xảy ra.
- Chăm sóc cho sức khỏe và tránh những nguy hiểm có thể có. Trực tiếp chăm sóc,
bằng thái độ nồng nhiệt, ấm áp. Trợ cấp cho họ thực phẩm và quần áo. Tránh xa nguy
hiểm và hạn chế nhiều nhất những tổn hại tiếp theo có thể đến Bởi vì trong lúc hoảng
loạn có thể họ không để phòng được hết mọi khả năng có thể xảy ra với họ.
- Tập trung vào những vấn đề của hiện tại. Trợ giúp bằng cách thuyết phục họ chấp
nhận những gì đã xảy ra, khuyến khích họ kể về những gì đã xảy ra cũng như bộc lộ
những cám xúc của mình.
- Cung cấp những thông tin chính xác về những gì đã xảy ra. Người trợ giúp có trách
nhiệm cung cấp toàn bộ thông tin xác thực về những việc đã xảy ra và hậu quả của nó
để lại như thế nào.
- Không nói những điều không có khả năng thực thi. Luôn luôn chân thực và thực tế.
Biết được tâm trạng lo lắng, buồn chán hay căng thẳng của họ nhưng luôn luôn phải
động viên họ dể họ có thể vượt qua tình trạng khủng hoảng tạm thời. Can thiệp vào
những khủng hoảng nên tập trung vào những việc mà các cá nhân có thể làm được
trong hoặc sau khi khủng hoảng xảy ra.
- Cung cấp và đảm bảo về những trợ giúp tâm lí.
- Tập trung vào những lợi thế và khả năng phục hồi của nạn nhân. Nhấn mạnh vào

những gì họ đã làm để ứng phó với thảm hoạ cũng như những chiến lược được họ lựa
chọn để xây dựng tương lai. Khuyến khích bản thân, mọi cá nhân áp dụng những lợi
thế và khả năng phục hồi của mình.
- Tìm ra những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết. Cần phải cho họ hiểu được sự
12


kiện gây nên khủng hoảng trước khi họ có khả năng đưa ra hành động để vượt qua
khủng hoảng đó.
- Đoàn tụ gia đình. Tìm kiếm và đoàn tụ với các thành viên trong gia đình. Sự buồn
chán và đau thương của họ sẽ càng tăng lên nếu sự an toàn tính mạng và nơi ờ của
những người thân trong gia đình họ chưa được xác định một cách rõ ràng.
- Quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh. Chấp nhận những cảm xúc
hiện tại của họ. Mục đích của bạn là trợ giúp họ chứ không phải là phán xét hay trách
móc họ. Con người không ai muốn biến mình thành một người đáng thương và là một
kẻ thất bại. chẳng may nếu họ có bị rơi vào tình trạng đó thì cũng sẽ nhanh chống tìm
cách thoát ra ngay khi họ có thể. Vì vậy, khi họ đã cần đến sự trơ giúp, họ rất muốn
nhận được sự chia sẻ và cảm thông. Họ cần ở bạn sự kiên nhẫn, cam kết, động viên, chia sẻ
và trợ giúp.
- Khuyến khích sự tự lực. Cung cấp cho họ những điều kiện tối thiểu để có thể giúp
họ ứng phó tạm thời với tình huống xảy ra như thức ăn, nước uống và đủ để ở... Sau
đó, phải động viên họ tự tìm cách giải quyết vấn để của mình trong khả năng của họ.
Câu hỏi 2: Thực hành về phương pháp trợ giúp học sinh ứng phó với stress
trong học tập:
- Hoạt động tham vấn tâm lí học đường diễn ra trên cơ sở mối quan hệ tương tác tích
cực giữa nhà tham vấn và học sinh, được thực hiện chủ yếu trong tương tác trực tiếp
tại phòng tâm lí học đường hoặc tại lớp học.
- Nhà tham vấn tâm lí học đường có thể là người làm chuyên nghiệp hoặc bán chuyên
nghiệp. Song họ đều cần có kiến thức về tâm lí, kĩ năng, thái độ nghề nghiệp tham
vấn tâm lí để thực hiện hoạt động tham vấn tâm lí một cách tốt nhất.

- Tham vấn tâm lí học đường là một quá trình diễn ra với nhiều giai đoạn khác nhau
từ việc xây dựng mối quan hệ, khai thác, tìm hiểu, xác định vấn đề đến giải quyết vấn
đề thuộc lĩnh vực tâm lí.
- Mục tiêu của tham vấn tâm lí học đường là giúp đỡ học sinh hiểu được cảm xúc,
suy nghĩ của chính các em, từ đó có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
- Các giai đoạn trong quá trình tham vấn tâm lí học đường bao gồm:
+ Thiết lập mối quan hệ: xây dựng mối quan hệ tốt trong tham vấn là khâu then chốt.
Nếu không có mối quan hệ tốt thì thông tin và trách nhiệm không thể trao đổi được.
+ Hỗ trợ để học sinh tìm kiếm các giải pháp và lựa chọn giải pháp phù hợp: Mục tiêu
nổi bật của giai đoạn này là nhà tham vấn trợ giúp đối tượng xác định phương hướng
thiết thực cho cuộc sống.
- Đối tượng được tham vấn tâm lí học đường có thể là cá nhân học sinh có nhu cầu
cần được tham vấn tâm lí. Ngoài ra còn có thể là nhóm học sinh, hoặc tập thể học
sinh với các vấn đề nổi cộm của lớp như học tập, đánh nhau, quan hệ bạn khác giới,
sự phát triển của cơ thể, quan hệ của lớp với giáo viên.
B. Phần 2: Các ý tưởng sẽ vận dụng nội dung BDTX vào giảng dạy, giáo dục cho
học sinh THCS
-Stress có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta,. Vì vậy, chúng ta cần tạo ra
cách để xử lí stress.
+ Giảm mức độ cao của stress để có một sức khỏe tốt trong học và thi. Muốn có sức
khỏe tốt trước hết hãy lưu ý đến phương pháp học tập, ôn tập, nghỉ ngơi, thư giãn hợp
13


lí. Cần tránh hiện tượng học dồn, thi mới học, học đêm ngủ ngày. Trí não của con
người chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong vòng 45 phút đến 1 giờ sau đó cần được
nghỉ ngơi, giải lao hoặc làm những công việc chân tay từ 15 đến 20 phút sau đó hoạt
động trí não lại.
+ Việc đầu tiên là học sinh phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress: Những bất
thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội như bổng nhiên thèm ăn hoặc bỏ ăn,

đau đầu, mất ngủ hoặc là ngủ quên, …
- Tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng: Chúng ta cần tìm cách giúp học sinh giảm
bớt căng thẳng ở trường, điều đầu tiên phải làm là tìm hiểu nguyên nhân bắt nguồn từ
đâu. Có phải bị căng thẳng do không thể hoàn thành bài vở đúng hạn? Học sinh
không thể giải quyết khó khăn vì không có năng lực hay chỉ đơn giản vì chúng không
hứng thú với việc học? Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với từng tình huống để giúp
học sinh tìm được cân bằng trong cuộc sống và học tập.
-Cho học sinh tham gia một hoạt động vui chơi nào đó: Đừng để học sinh bị chôn vùi
trong sách vở và không màng đến chuyện đang xảy ra xung quanh.Những trò chơi
yêu thích và hoạt động ngoại khóa là phương pháp tuyệt vời giúp học sinh giải trí sau
giờ học. Hãy để học sinh tham gia hoạt động thể thao, âm nhạc hoặc tìm hiểu về nghệ
thuật, sẽ giúp chúng thoát khỏi lo lắng, thất vọng.
-Đừng tạo thêm căng thẳng khi các em ở nhà: Các bậc cha mẹ hay so sánh kết quả
học tập của con với bạn bè, la mắng khi chúng bị điểm thấp hoặc tạo áp lực bắt chúng
làm tốt mọi thứ là những việc bạn nên tránh.
-Hỏi xem các em có cần giúp đỡ không: Hãy trò chuyện để xác định xem các em phù
hợp với mô hình học tập nào. Hãy dùng sự sáng suốt để giúp các em giảm căng thẳng
trong việc học.
-Trò chuyện với các em thường xuyên để giúp giải tỏa tâm lý
- Các em có thể gặp căng thẳng ở trường vì chúng bị dồn nén cảm xúc mà không thể
trò chuyện với bạn bè. Do đó người lớn nên thường xuyên nói chuyện trực tiếp với
các em để biết những gì đang diễn ra trong tâm trí các em, từ đó có cách chia sẻ, động
viên phù hợp.
* Quản lí được căng thẳng của bản thân: Việc đầu tiên là học sinh phải biết nhận ra
các dấu hiệu của stress: những bất thường về thể chất, thần kinh và các mối quan hệ
xã hội. Ứng phó với stress là khả năng giữ thăng bằng khi xảy ra những tình huống
những sự việc đòi hỏi quá sức. Một số cách đối phó với stress:
- Hãy xem xung quanh có điều gì có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn.
- Đừng để tâm đến những việc lặt vặt, việc nào thật quan trọng thì làm làm trước, tạm
gạt bỏ những việc không thật sự quan trọng sang một bên.

- Tránh những phản ứng thái quá. Không được trốn tránh bằng những trò vô bổ.
- Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân, cắt bớt khối lượng công việc.
- Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc.Chữa stress bằng các hoạt động thể chất.
*Phương pháp trợ giúp học sinh ứng phó với stress trong học tập:
- Chăm sóc sức khỏe và tránh những nguy hiểm có thể có.
- Can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động và bình tĩnh.
- Tập trung vào những vấn đề của hiện tại.
- Cung cấp những thông tin chính xác vè những gì đã xảy ra.
- Không nói những điều không có khả năng thực thi.
- Cung cấp và đảm bảo về những trợ giúp tâm lí.
14


- Tập trung vào những lợi thế, khả năng phục hồi của học sinh.
- Khuyến khích ý chí tự lực.
- Quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh.
- Ứng phó nhằm vào giải quyết vấn đề: Làm thay đổi tác nhân gây ra stress hoặc thay
đổi mối quan hệ giữa con người với tác nhân đó thông qua những hành động trực tiếp
và hoặc những hành động giải quyết vấn đề, cụ thể: chống trả hoặc làm yếu mối đe
dọa; bỏ chạy; ngăn ngừa stress trong tương lai hoặc làm giảm ảnh hưởng của stress.
- Ứng phó nhằm vào cảm xúc: Làm thay đổi bản thân thông qua các hành động khiến
bản thân cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không làm thay đổi các tác nhân gây ra stress,
cụ thể: Các hoạt động nhằm vào thân thể; các hoạt động nhằm vào nhận thức; các quá
trình vô thức làm méo mô thực tại có thể đưa tới stress nội tâm.
*Qua môdun này chúng ta tìm ra một số biện pháp giúp giảm bớt căng thẳng tâm lí:
- Thể dục, thể thao hay vận động.
- Cười thoải mái, thư giãn: nghe nhạc, đọc sách, xem phim…
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.Ngủ đủ giấc,ngủ sâu, ngủ đúng giờ.
- Sự chia sẻ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè.
- Sắp xếp thời gian hợp lí, có kĩ năng lập kế hoạch.

- Rèn luyện tư duy tích cực…
- Để giảm stress cho học sinh, nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động
tập thể, tổ chức thảo luận dân chủ để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của các
phong trào thi đua, sau đó sẽ lựa chọn các hoạt đông cụ thể phù hợp với sở thích
hứng thú, năng lực, nhu cầu tâm lí của học sinh.
- Các hoạt động kích thích cho học sinh cơ hội tìm kiếm, phát hiện tri thức, hình
thành những kĩ năng phù hợp, những cảm xúa tích cực, kĩ năng sống cần thiết.
- Nhà trường cần sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các phong trào thi
đua, đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, tham gia các phong trào sẽ giúp các
em hình thành tự tin, giảm stress đáng kể.
* Nội dung khắc phục trạng thái căng thẳng trong học tập của học sinh THCS.
Để khắc phục trạng thái căng thẳng trong học tập của học sinh THCS hay Stress thì
chúng ta phải hiểu được khái niệm Stress, nguồn gốc gây ra Stress và khái niệm cơ
bản về Stress.
Stress trong tiếng anh có nghĩa là nhấn mạnh, thuật ngữ này còn được dùng trong Vật
lí học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu. Hans Selye người Canada nghiên cứu và
mô tả Stress có hai loại Stress khác nhau, đối lập nhau Stress bình thường khoả mạnh
là euStresss, Stress độc hại hay còn gọi là Stress tiêu cực là diStresss.
Tác giả Tô Như Khê cho rằng “Stress tâm lý chính là phản ứng không đặc hiệu xảy
ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiệt trong tình huống mà
con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ
yếu do tác nhân kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về các nhân tố đó ”
Nguồn gốc gây ra Stress có các nguồn gốc từ môi trường bên ngoài và nguồn gốc từ
bản thân.
- Nguồn gốc từ từ môi trường bên ngoài:
+ Tác động từ cuộc sống gia đình.
+ Tác động từ môi trường xã hội.
+ Tác động từ môi trường tự nhiên.
- Nguồn gốc từ bản thân:
15



+ Do yế tố về sức khoẻ.
+ Do yếu tố về tâm lý.
-Stress trong học tập đối với học sinh THCS đây là “thời kỳ quá độ” độ tuổi khủng
hoảng “Già trẻ con non người lớn”… đây là thời kỳ chuyển từ tuổi thơ sang tuổi
trưởng thành nên các em thường có một số đặc điểm về tâm lý như sau:
+ Sự phát triển không cân đối giữa chiều cao và trọng lượng.
+ Sự phát triển về mặt sinh lý cũng như sự biến đổi căn bản về cơ thể.
+ Sự thay đổi về điều kiện sống.
+ Xu hướng vươn lên làm người lớn có ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động
tâm lí.
+ Nhu cầu mở rộng mối quan hệ với người lớn nuốn người lớn nhìn nhận
mình một cách bình đẳng.
+ Dễ bị xúc động, dễ bị kích động. vui buồn chuyển hoá dễ dàng dẫn đến tình
cảm còn mang tính bồng bột.
-Từ những nguồn gốc trên đã dẫn đến trạng thái Stress và Stress cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ đối với việc học tập của học sinh THCS chính vì đó chúng ta cần phải
truyền thụ cho các em có các phương pháp và kỹ năng ứng phó với Stress trong học
học tập, các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh để các em có thể phát hiện và
ứng phó với Stress trong học tập đó là:
- Các em có thể quản lí được căng thẳng của bản thân bằng việc các em nhận diện
được các biểu hiện của Stress.
-Các em có thể giảm mức độ của Stress để có một sức khoẻ tốt trong học tập và thi cử
như:
+ Có chế độ ăn đầy dủ và cân bằng dưỡng chất.
+ Các em có thể uống cafê hoặc trà đậm vào buổi sáng để kích thích hệ thần kinh
trung ương làm cho tỉnh táo vì Café và trà đậm có chứa chất cafein.
- Hướng dẫn cho các em các liệu pháp để giảm Stress có hại như:
- Ngâm tắm, ca hát, chơi đùa với thú nuôi, thư giãn, cười,thưởng thức nghệ thuật,

Massage, tập thể dục buổi sáng, ngồi thiền – Yoga….

C. Phần 3. Những nội dung đề nghị giải đáp, kiến nghị (nếu có):
(Không có)
Tự chấm điểm của giáo viên:
Nội dung 1:

4.0/05 điểm

Nội dung 2:

4.0/05 điểm
16


Tổng điểm:

8.0/10 điểm

Xếp loại:

Khá
Người viết thu hoạch

Phạm Tấn Phát
A./ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ
Nội dung 1:

4 /05 điểm


Nội dung 2:

4 /05 điểm

Tổng điểm:

8 /10 điểm

Xếp loại:

Tổ trưởng

Khá

Phạm Tấn Phát

B./ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
Nội dung 1:

/05 điểm

Nội dung 2:

/05 điểm

Tổng điểm:

/10 điểm

Xếp loại:

Trưởng ban

17



×