Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài dự thi Dạy học tích hợp vật lí 7 BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Thi cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.9 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ
*****

HỒ SƠ DẠY HỌC
Vận dụng kiến thức các môn học
Giáo dục công dân, Sinh học, Vật lí
để dạy Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Vật lí 7
Phiếu thông tin về giáo viên dự thi
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Quảng Ninh
- Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Đông Triều

- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):
- Họ và tên: Lại Thị Long
Ngày sinh: 30/06/1981
Điện thoại:

Môn :Vật Lí


MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên hồ sơ dạy học:
BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP
MÔN VẬT LÍ 7 (KÌ I)
TIẾT 18 – BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức
+Qua bài, học sinh hiểu và nắm được:
- Tác hại của của ô nhiễm tiếng ồn đối với cuộc sống và sức khỏe con người.


- Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Vật liệu chống ồn và vai trò của nó đối với việc giảm tiếng ồn.
+ Vận dụng kiến thức liên môn có hiệu quả đối với các môn học.
* Môn Vật lí
- Vật lí 7:
+Bài 12 :Độ to của âm: Ngưỡng đau, khả năng cảm nhận âm thanh.
+Bài 13: Môi trường truyền âm:
+Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang: Áp dụng kiến thức vật phản xạ âm, vật
hấp thụ âm.
* Môn Sinh học
+ Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác: Nêu được cấu tạo trong của tai người,
cơ quan thần kinh.
* Môn Giáo dục công dân
+ Bài14: Thự hiện trật tự an toàn giao thông: Giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường sống trong sạch, kí hiệu biển báo giao thông. Tích cực tham gia, vận động
những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải tạo môi trường, chống lại
những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn.
2.2. Kĩ năng:
Thông qua quá trình nghiên cứu bài học, học sinh biết:
+ Có kĩ năng nhận biết được ô nhiễm tiếng ồn, áp dụng các biện pháp chống
ô nhiễm tiếng ồn ở gia đình mình, ở khu dân cư, ở trường, ở lớp học.

2


+ Kĩ năng sử dụng các vật liệu cách âm trong cuộc sống.
- Để đạt được mục tiêu bài học, HS biết bổ trợ thêm cho mình những kĩ năng sau:
+ Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong sách giáo khoa, quan sát và trình
bày vấn đề.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề cần độ

chính xác trong cuộc sống.
+ Kỹ năng khai thác thông tin và nội dung hình ảnh.
+ Kỹ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn trong bài dạy.
- Học sinh biết phát huy năng lực của bản thân để nắm bắt kiến thức bài học:
Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác...
2.3. Thái độ:
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập
- Có đức tính trung thực, cần cù, ham học hỏi, cẩn thận, sáng tạo.
- Có ý thức hợp tác trong nhóm.
3. Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
Số lượng: 22em.
Số lớp thực hiện: 1 lớp
Khối lớp: 7.
* Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Vật lý 7 đồng thời trực tiếp giảng
dạy với các em học sinh lớp 7 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện:
- Thứ nhất: Các em học sinh lớp 7 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức
chương trình bậc THCS nói chung và môn Vật lý nói riêng nên các em không còn
bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “ Chống ô nhiễm tiếng ồn ” các em đã học ở
bài trước các kiến thức liên quan đến Độ to của âm, Môi trường truyền âm, Vật
phản xạ âm, tiếng vang.
- Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Sinh học, Giáo dục
công dân,... các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Vật lý trong
đó có kiến thức về “ Chống ô nhiễm tiếng ồn ” . Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức
của một môn học nào đó vào vào bộ môn Vật lý để giải quyết vấn đề trong bài học
các em không cảm thấy bỡ ngỡ.
4. Ý nghĩa của bài học
3



Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức
giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm
hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn
không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải
không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các
em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu
quả nhất. Đối với việc tích hợp kiến thức các môn sinh học, giáo dục công dân vào
bài dạy “ Chống ô nhiễm tiếng ồn ” sẽ giúp các em nắm được ý nghĩa của việc
bảo vệ môi trường sống, tiếng ồn đối với sức khỏe con người. Nêu được những
biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường đặc biệt là tiếng ồn, giúp học sinh biết
cách chống khi có ô nhiễm tiếng ồn từ các kiến thức liên môn đã được tích hợp
trong bài học này. Từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường bằng một số biện
pháp thiết thực của bản thân. Trong thực tế tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với
kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu
hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh
có hứng thú học tập hơn, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ
sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn
5.Thiết bị dạy học, học liệu
* GV:
- Tranh ảnh về tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn, bảng nhóm.
- Thông tin, tranh ảnh, về bảo vệ môi trường sống và một đoạn clip về tác hại
của tiếng ồn đối với sức khỏe con người, biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint, kỹ năng soạn giảng bằng
chương trình word.
* Học sinh:
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Đối với Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn giáo viên thực hiện theo các bước

sau:
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do
tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những
trường hợp cụ thể.
4


2. Kĩ năng:
- Học sinh tìm ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở gia đình mình, ở
khu dân cư, ở trường, ở lớp học.
- Biết sử dụng các vật liệu cách âm trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường, đặc biệt là trong việc chống ô nhiễm
tiếng ồn.
- Tích cực tham gia, vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ
gìn, cải tạo môi trường, chống lại những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc
biệt là ô nhiễm tiếng ồn.
II. Câu hỏi quan trọng
1. Hãy cho biết âm thanh như thế nào được coi là ô nhiễm tiếng ồn?
2. Vậy có biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn đó?
3. Từ các kiến thức đã học: Em hãy đề ra một số biện pháp làm giảm tiếng ồn
(nơi gần trường học, bệnh viện)?
III. Đánh giá
Bằng chứng đánh giá:
- HS trả lời được các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- Thông qua câu hỏi quan trọng,phiếu học tập.

IV. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, bảng nhóm
- Tranh các hình 15.1, 15.2, 15.3/Sgk, một số tranh ảnh, video về ô nhiễm
tiếng ồn
2. Học sinh: SGK.
V. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1’)

5


Sĩ số:.................
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
+ 1 HS trả lời:
- Thế nào là vật phản xạ âm tốt? Cho ví dụ?
- Thế nào là vật phản xạ âm kém? Cho ví dụ?
Đáp án:
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
VD: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại...
- Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
VD: Cao su xốp, áo len, miếng xốp...
=> HS khác nhận xét, bổ sung.  GV nhận xét cho điểm.
3. Nội dung bài mới :
ĐVĐ:
Hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh cuộc sống chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó
khăn như thế nào? Tuy nhiên tiếng động lớn và kéo dài sẽ tác động lớn tới thần
kinh của con người. Vì vậy trong các nhà máy, ở các thành phố công nghiệp, người
ta phải hạn chế bớt những tiếng ồn. Cần phải làm thế nào?
=> Bài mới
HOẠT ĐỘNG. GV


HOẠT ĐỘNG. HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Nhận biết tiếng ồn (10ph)
- Mục tiêu: Nhận biết được ô nhiễm tiếng ồn
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, liên hệ.
- Phương tiện, tư liệu: SGK, tranh ảnh,MC,clip.
GV hỏi lại kiến thức cũ:
(?)Ngưỡng đau ( làm đau HS: 130dB
nhức tai ) là bao nhiêu
đêxiben?

I. Nhận biết
nhiễm tiếng ồn:

ô

Chiếu slide 2 H.15.1; 15.2;
15.3 và yêu cầu HS thảo HS:
luận nhóm bàn để trả lời C1
- Xem hình, thảo luận
theo câu hỏi:
nhóm bàn và trả lời câu
(?) Các hình đó là vẽ các hỏi:

6



hiện tượng nào?

H15.1 Tiếng ồn to nhưng
không kéo dài nên không
ảnh hưởng đến sức khỏe
(?) Cho biết tiếng ồn đã làm  không gây ô nhiễm
ảnh hưởng tới sức khỏe như tiếng ồn.
thế nào?
H.15.2; 15.3 Tiếng ồn của
máy khoan của chợ kéo
dài làm ảnh hưởng tới
công việc và sức khỏe

(?) H.15.2; 15.3 có chung
đặc điểm gì?

 Có gây ô nhiễm tiếng
ồn.

- GV chốt lại: Tiếng ồn to và
kéo dài => Ảnh hưởng đến - Tiếng ồn to và kéo dài
sức khỏe con người => ô
nhiễm tiếng ồn.
- Dựa vào các hiện tượng ở
hình vẽ 15.1; 15.2; 15.3
(?) Hãy cho biết âm thanh như
thế nào được coi là ô nhiễm
tiếng ồn?

Kết luận:


Tiếng ồn gây ô
nhiễm là tiếng ồn to
& kéo dài làm ảnh
HS chọn từ thích hợp hoàn
hưởng xấu đến sức
Chiếu slide 3
thành kết luận trong SGK.
khỏe & sinh hoạt
*Tích hợp kiến thức liên
của con người.
quan đến nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường: Nếu con
người tiếp xúc với tiếng ồn -HS trả lời:
to và kéo dài lâu ngày bị +Về y học:
bệnh gì?
1. Ảnh hưởng đến tai: nếu
tiếp xúc lâu ngày với
tiếng ồn có khả năng
nghe phân biệt âm thanh,
nếu nặng có thể rách
- Gọi học sinh nhận xét bổ màng nhĩ.
sung.
2.Tiếng ồn quá lớn có thể
=> Kết luận

7


làm suy giảm thị lực.

3.Tăng rủi ro nhồi máu cơ
tim ( Từ 70dB)
=> Đó chính là câu C2

4.Rối loạn cơ quan nội
tiết

+ Về sinh lý, nó gây mệt
mỏi toàn thân, nhức đầu,
choáng váng, ăn không
ngon, gầy yếu. Ngoài ra
người ta còn thấy tiếng
* Tích hợp kiến thức liên ồn quá lớn làm suy giảm
quan đến môn sinh học : thị
+Chiếu slide4 (MC): Hình lực.
ảnh: Cấu tạo trong của + Về tâm lý, nó gây khó
tai người:
chịu, lo lắng, bực bội, dễ
cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh,
mất tập trung, dễ nhầm
lẫn, thiếu chính xác.

(?) Cấu tạo trong của tai
người gồm những bộ phận
nào?
(?) Vì sao ta nghe được các
tiếng động xung quanh.
=> GV: Màng nhĩ dao
động với biên độ càng lớn,
ta nghe thấy âm càng to. Âm

truyền đến tai có độ to quá

8


lớn có thể làm thủng màng
nhĩ. Vì vậy trong nhiều
trường hợp cần phải chú ý
- Cấu tạo trong của tai
bảo vệ tai.
người gồm: Trái tai,
Màng nhĩ, tiểu cốt, ống
hình bán nguyệt, ốc tai,
thần kinh thính giác, ống
+ Chiếu slide 4
điều khiển áp suất không
+ Cơ quan thần kinh khí
người
:

(?) Cấu tạo của cơ quan - Vì âm được truyền bởi
thần kinh người gồm những không khí đến tai làm
cho màng nhĩ dao động.
bộ phận nào?
Dao động
này
được
truyền qua các bộ phận
=> GV: Vậy nếu tai ta nghe bên trong tai, tạo ra tín
tiếng ồn to và kéo dài sẽ gây hiệu truyền lên não giúp

ảnh hưởng xấu đến thần kinh ta cảm nhận được âm
của con người, màng nhĩ bị thanh.
tổn thương, dãn nở, mất tính
đàn hồi  khả năng khuếch
đại âm thanh giảm  nghe
nhỏ hơn.
- GV cho HS xem clip về ô
nhiễm tiếng ồn và hiểm họa
gây hại cho đến sức khỏe
 GV: Hiện nay nước ta có
hàng trăm triệu người bị điếc
và nghe kém, trong đó số - Thần kinh trung ương :
người phải lao động trong não

tủy sống.
9


môi trường ồn chiếm tỉ lệ
cao. Bệnh điếc và nghe kém
do tiếng ồn, đặc biệt là tiếng
ồn giao thông đang ngày
càng gia tăng.

- Thần kinh ngoại biên:
dây thần kinh (dây thần
kinh não, dây thần kinh
tủy) và hạch thần kinh.

(?) Vậy có biện pháp nào để - HS lắng nghe và quan

chống ô nhiễm tiếng ồn đó
sát
 II
Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp chốnh ô nhiễm tiếng ồn (15 ph)
- Mục tiêu: Nêu được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, liên hệ
- Phương tiện, tư liệu: SGK, phiếu học tập.
Từ các kiến thức đã học:

II. Tìm hiểu biện
chống
ô
? Em hãy đề ra một số biện HS: Thảo luận - Đề ra pháp
pháp làm giảm tiếng ồn (nơi phương án làm giảm tiếng nhiễm tiếng ồn
gần trường học, bệnh viện), ồn.
làm ra phiếu học tập
HS: Đọc một số t.t mục II
- GV: Yêu cầu học sinh kết (SGK/Tr. 43)
hợp đọc TT trong SGK.
- Nêu được 4 biện pháp
chống ô nhiễm tiếng ồn
- GV: Tổ chức cho HS thảo + cấm bóp còi to và kéo
luận theo bàn, đánh giá, NX. dài.
+ Xây tường, trồng cây
=> Thấy được phương án xanh âm truyền đến sẽ
nào đã nêu, phương án nào phản xạ theo nhiều
hướng.
cần bổ sung.

+ Chiếu slide 5


+ Trần nhà bằng xốp,
tường phủ dạ, phủ nhung
 ngăn cản âm truyền Có 4 biện pháp:
qua chúng.
(SGK/ 43)

=> GV: Chốt các biện pháp
+ Chiếu slide 6
-

Yêu cầu HS thảo luận câu

- HS thảo luận, hoàn
thành câu C3, hoàn thành

- Cấm bóp còi ở gần
10


C3 theo nhóm (2 bàn quay phiếu học tập(tg 3 phút), trường
mặt vào nhau)
đại diện báo cáo
viện.

học,

bệnh

- GV có thể hướng dẫn HS

theo các câu hỏi sau:

- Xây tường ngăn.

? Tác động vào nguồn âm
như thế nào để làm giảm
tiếng ồn?

- Làm trần nhà bằng
xốp, tường phủ dạ,
phủ nhung.

- Trồng cây xanh.

? Làm thế nào để phân tán - Cấm bóp còi inh ỏi.
âm trên đường truyền?
? Làm thế nào để ngăn chặn
không cho âm truyền đến
- Trồng cây xanh.
tai?
- Đại diện nhóm báo cáo,
- Xây tường chắn, làm
nhóm khác bổ sung.
tường nhà bằng xốp, đóng
cửa.
+Chiếu slide 7
*Tích hợp kiến thức Vật lí:
Yêu cầu HS nhớ lại kiến
thức bài 14 về vật phản xạ
âm tốt và vật phản xạ âm

kém để hoàn thành câu C4:
(?) Cho ví dụ về vật dùng để
ngăn chặn âm làm cho âm
- Cá nhân trả lời câu C4
truyền qua ít?
(?) Cho ví dụ về vật phản xạ
âm tốt?

 NX, ghi bài.

+Chiếu slide 8
Tích hợp kiến thức liên quan
đến nội dung giáo dục bảo
- Những vật liệu
vệ
môi
trường
sống
Phòng tránh ô nhiễm tiếng - HS quan sát và lắng được dùng để ngăn
chặn âm, làm cho âm
ồn như:
nghe.
truyền qua ít là: gạch
- Trồng cây: Trồng cây
bê tông, gỗ
xung quanh trường học,
- Những vật liệu
bệnh viện, nơi làm việc, trên
phản xạ âm tốt dùng
đường phố và đường cao tốc

11


là cách rất hiệu quả để giảm
thiểu tiếng ồn.

để cách âm là kính,
lá cây.

- Lắp đặt thiết bị giảm âm:
Lắp đặt một số thiết bị giảm
âm trong phòng làm việc - HS lắng nghe và tiếp
như: thảm, rèm, thiết bị cách thu
âm, để giảm thiểu tiếng ồn
từ bên ngoài truyền vào.
- Đề ra nguyên tắc: Lắp
bảng thông báo quy định về
việc gây ồn. Cùng nhau xây
dựng ý thức giữ trật tự cho
mọi
người.
- Các phương tiện giao
thông cũ, lạc hậu gây ra
những tiếng ồn rất lớn. Vì
vậy, cần lắp đặt ống xả và
các thiết bị chống ồn trên xe.
Kiểm tra, đình chỉ hoạt động
của các phương tiện giao
thông đã cũ hoặc lạc hậu.
- Tránh xa các nguồn gây

tiếng ồn: Không đứng gần
các máy móc, thiết bị gây ồn
lớn như máy bay phản lực,
các động cơ, máy khoan cắt,
rèn kim loại…. Khi cần tiếp
xúc với các thiết bị đó cần
sử dụng các thiết bị bảo vệ
(mũ chống ồn) và tuân thủ
các quy tắc an toàn. Xây
dựng các trường học, bệnh
viện, khu dân cư xa nguồn
gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ Chiếu slide 9
* Tích hợp kiến thức liên
quan đến môn GDCD:
GV giới thiệu các biển báo
giao thông

12


(?) Em hãy cho biết ý nghĩa
các biến báo...
Qua đó giáo dục các em
chấp hành tốt luật giao thông
đường bộ:
Như vậy chúng ta không
chỉ có kiến thức văn hóa mà - HS quan sát và trả lời
cần phải có ý thức chấp hành các biển báo.
luật giao thông, giữ gìn cổng

trường an toàn, sạch đẹp.
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố (10 ph)
- Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi trong phần vận dụng  khắc sâu kiến thức
đã học
- Phương pháp: Vấn đáp, nhóm, luyện tập, quan sát, động não...
- Phương tiện, tư liệu: SGK.
* Vận dụng:

III. Vận dụng

Vận dụng kiến thức để trả Trao đổi biện pháp chống C5: Biện pháp chống
lời các câu C5, C6.
ô nhiễm tiếng ồn câu C5: ô nhiễm tiếng ồn:
+Chiếu slide 10

H15.2:Yêu cầu trong giờ + H.15.2: Cần đóng
Câu C5: Đề ra những biện làm việc tiếng ồn máy kín cửa, thả rèm để
pháp chống ô nhiễm tiếng ồn khoan phát ra không quá ngăn cách âm.
có thể thực hiện được đối 80dB
+ H.15.3: Chuyển
với hình vẽ 15.2; 15.3
- Người thợ khoan cần chợ hoặc lớp học đi
dùng bông bịt kín lỗ tai, nơi khác, xây tường
đeo khẩu trang lúc làm ngăn và trồng nhiều
việc.
cây xanh
Hình 15.3: ngăn cách
giữa lớp học và chợ bằng
cách đóng cửa các phòng
(?) Trong số các biện pháp

học, xây tường chắn,
đó, biện pháp nào khả thi
trồng cây xunh quanh,
nhất?
chuyển lớp học hoặc chợ
 Treo biển báo cấm họp đi nơi khác.
chợ gần lớp học.

giữa chợ và lớp học.

- HS: Không những ô
nhiễm tiếng ồn mà còn ô
nhiễm cả môi trường
13


xung quanh lớp học.
(?) Theo em, họp chợ gần
lớp học như vậy có ảnh - Sau khi đã dời chợ
hưởng gì đến môi trường xong, chúng ta lập tức
xung quanh?
tiến hành ngay việc trồng
nhiều cây xanh xung
? Chúng ta phải làm gì và quanh để đảm bảo cho
làm như thế nào để đảm bảo cây sống và phát triển tốt
môi trường được trong sạch? ta cần chọn những cây
khỏe mạnh, không sâu
bệnh và đặc biệt là trồng
cây con có bầu vào đất.
+ Chiếu slide 11

- Yêu cầu HS cho ví dụ câu
C6 và tự đề ra biện pháp
chống ô nhiễm tiếng ồn.
GV có thể đưa ra thêm tình
huống cụ thể:
- Gần nhà người hàng xóm
mở Karaoke to và lâu. Em
có biện pháp gì để chống
tiếng ồn?

- HS cho ví dụ:

+ Đề nghị mở nhỏ, tránh
giờ nghỉ và học tập.Phòng
hát phải đảm bảo tínhchất
âm không truyền ra ngoài
(bằng cách xây tường
cách âm, cửa kính cách
âm...)

C6:
- Ở cạnh nhà mình,
hàng xóm có tiếng
karaoke to và lâu.
=>
Đề nghị mở
nhạc, mở ti vi tiếng
nhỏ, tránh giờ nghỉ,
giờ học. Phòng hát
đảm bảo tính chất

không truyền âm ra
bên ngoài.

+ Đề nghị chuyển lò mổ
tới nơi xa vùng dân cư.
Xây tường chắn xung
- Tiếng lợn kêu vào sáng quanh.
sớm hàng ngày tại lò mổ.
+ Yêu cầu mắc loa phóng
- Loa phát thanh công cộng thanh lên cao và theo
hướng thẳng vào nhà.
hướng khác
 Em có biện pháp gì để  Các em tự có ý thức
tránh tiếng ồn đó.
giữ im lặng và đóng cửa
phòng học, hoặc làm rèm
nhung hay dạ treo xung
quanh.
 Có ý thức bảo vệ sức
khỏe khi có ô nhiễm tiếng

14


ồn và ý thức bảo vệ môi
trường khi có ô nhiễm
tiếng ồn.
GV: Môi trường sống của
chúng ta đang bị ô
nhiễm nặng như là tiếng ồn

trong giao thông, ý thức của
người dân trong việc nghe
nhạc.

- Đối với trường học:
Học sinh cần thực hiện
các nếp sống văn minh
tại ngôi trườngem trường
học: bước nhẹ lên cầu
thang, không nói chuyện
trong lớp học, không nô
đùa, mất trật tự trong
trường học…

* Liên hệ thực tế: Giáo dục
HS ý thức bảo vệ môitrường - Đối với địa phương:
sống, đặc biệt là ô nhiễm Bản thân chúng em cần
phải tích cực tham gia,
tiếng ồn:
vận động những người
(?) Em hãy nêu một số
xung quanh cùng tham
biện pháp cụ thể để chống ô
gia giữ gìn, cải tạo môi
nhiễm tiếng ồn tại ngôi
trường, chống lại những
trường em đang học và địa
ảnh hưởng của ô nhiễm
phương em?
môi trường đặc biệt là ô

nhiễm tiếng ồn.
GV chốt nội dung bài:
- Âm thanh như thế nào thì
được coi là ô nhiễm tiếng
ồn?
- Biện pháp để chống ô
nhiễm tiếng ồn.
- Vật cách âm.

Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà (3 ph)
- Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập từ 15.1 đến 15.6 ở SBT. Đọc “ Có thể em chưa biết”
VI. Tài liệu tham khảo
- Sách giáo viên, tài liệu Giáo dục và bảo vệ môi trường, SGK Sinh học 8, Giáo
dục công dân.
VII. Rút kinh nghiệm:
15


............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
+ Qua tiết học này em hiểu như thế nào về tiếng ồn gây ô nhiễm?
=> Là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động
bình thường của con người.
+ Hãy nêu một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
=> Giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho

âm truyền theo hướng khác.
+ Em có suy nghĩ gì khi học môt tiết học có sử dụng hình ảnh trực quan, hoạt
động nhóm như thế này?
=> Giúp các em dễ hiểu, dễ tiếp thu bài hơn. Hoạt động nhóm như thế này
em thấy tình bạn bè của chúng em đoàn kết hơn.
+ Em có nhận xét gì khi học một tiết học được kết hợp với các môn học
khác?
=> Giúp các em tiếp thu được một lượng kiến thức sâu hơn, rộng hơn, không
chỉ ở những môn học chính mà còn ở những môn học khác có liên quan đến bài
học.
8. Các sản phẩm của học sinh :
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đèu trả lời tốt.
Kết quả đạt được như sau: Giỏi 30%

Khá : 35% Trung bình 30%.

Từ kết quả học tập của các học sinh, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến
thức liên môn vào một môn học là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối
với học sinh. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi
một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để học sinh có
kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng thời giúp giáo viên không ngừng trau dồi kiến
thức các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

16


Trên đây là hồ sơ dạy học thử nghiệm của tôi, rất mong được sự ủng hộ góp
ý của các quý thầy cô để hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


17



×