SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ GIANG
PHÒNG GD & ĐÀO TẠO VỊ XUYÊN
- Trường: THCS TT Vị Xuyên
- Địa chỉ: Thị trấn Huyện Vị Xuyên – Hà Giang
- Điện thoại: 02193826352
- Email:
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
- Họ và tên: Nguyễn Thế Anh
- Ngày sinh: 24/ 12/ 2002
- Lớp: 8A
1.Tên tình huống.
Cam sành lại loại cây ăn trái khá phổ biến ở nước ta và được đông đảo người dùng ưa
chuộng. Chính vì vậy, nếu có kỹ thuật trồng cam sành tốt sẽ đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu “BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG CÂY CAM
SÀNH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”.
2. Mục tiêu giả quyết tình huống.
Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng cam trong nông nghiệp giúp
cho người nông dân có năng suất cao hơn và chất lượng đạt được cũng tốt hơn.
3.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống.
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
+ Về Toán học
+ Khoảng cách giữa các hố trồng cam (cách nhau từ khoảng 1m20cm tới 1m50cm )
+ Cam sành có trọng lượng trung bình 275 (g/trái). Nên trồng trong khoảng cách
4mx4m. Giai đoạn trái cần bón phân, dùng 200g/gốc, dùng N-P-K theo công
thức: 10-60-10. Phun thuốc MKP theo thành phần 0-52-34 cho lá già, pha nồng
độ 1% - 1,2% ( 100-120g/10lnước)
+ Về Vật lí
- Thiết kế trồng cam trên một khu đất quang, thiết kế đất sao cho đất trồng cam
nằm trên một mặt phẳng ( hoặc trên đồi), tránh để đất chỗ cao chỗ thấp, đất quá khô.
Phát triển từ nhiệt độ 13-39oC, thích hợp nhất từ 23-29oC.
+ Về Sinh học
Chăm bón cho cây trồng đúng thời điểm.
+ Về Công nghệ
- Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới ngưỡng gây hại,
tránh lạm dụng thuốc kích thích. Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh
trưởng và phát triển.
4+5. Giải giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giả quyết tình huống.
Trồng cam không nhất thiết phải trên các khu đất màu mỡ mà ta có thể trồng ở
các vùng đất khô, hay trên các khu dồi bị bỏ hoang. Ta có thể chăm bón vun xới để
làm tăng độ phì nhiêu cho đất, hay sử dụng những phế phẩm trong nông nghiệp để cải
thiện đất trong cây trồng. Ví dụ như ta có thể sử dụng trấu là sản phẩm thừa ta thu
được khi xay xát thóc, đem về ủ ở nơi ẩm ướt cho hoại mục, sau đó đem vun xới trực
tiếp vào đất trồng cam (chỉ vun xới vào những chỗ đất trồng cam). Hoặc sau khi dào
hố trồng cam sâu khoảng từ 30-50cm, ta có thể trải một lớp trấu đã hoại mục vào vào
hố rồi đặt quả cam giống vào hố cây trồng rồi trải thêm một lớp nữa để đảm bảo dinh
dưỡng cho cây giống bắt đầu phát triển.
-
Khi chọn giống lưu ý những cây giống to có đầy đủ các bộ phận của cây, cây
không bị héo, sâu, mọt. Tránh chọn những cây giống nhỏ, có màu vàng hoặc có nhiều
những nốt sần vì đây là những cây đã có bệnh khi trồng sẽ sinh trưởng chậm thậm chí
còn bị hỏng và lây lan sang cây giống khác.
Khi thấy có kiến bò nhiều vào hố cây trồng thì phải kiểm tra hố cây đó vì khi
có kiến bò vào là chứng tỏ hố có trồng cam bị thối. Vậy nên ta cần thường xuyên
kiểm tra và nếu có hiện tượng đó ta cần nhẹ nhàng đào lỗ có kiến chui xuống và lấy
rễ cây giống bị hỏng lên. Tránh đào cả hố sẽ làm ảnh hưởng đến những cây giống
khác.
Khi trồng cam ta nên để một lớp phân hoại mục dưới hố cam sau đó đặt cây
giống vào rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên. Tránh đào hố quá sâu rồi phủ một lớp
đất dày lên trên rễ cây giống vì như vậy sẽ làm rễ bị “ngột thở” và làm chậm thời
gian phát triển của cây
Khi trồng xong ta nên đậy một mảnh bao tải hoặc lấy những lá cây to như lá
cây chuối đặt trên hố cây. Đề phòng khi đêm có mưa to sẽ làm ngập úng cây giống.
Mỗi hố cam dựng một cọc tre đường kính khoảng 7-10cm, dài từ 1m60cm đến
1m80cm. Vót nhọn một đầu đó dễ dàng cắm xuống đất. Nên cắm cọc vào phía bên
trong cùng của hố để thuận lợi cho việc chăm sóc.
Đây cũng là thời kì cây trồng vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Vậy nên cần
tăng cường vun xới đất, đảm bảo nước tưới tiêu để cây trồng nhiều ngọn và
nhiều quả.
Khi cây đã cao khoảng 1m cần bón thêm cho các hố một chút phân lân để kích
thích ra quả nhiều hơn và sẽ cho quả xanh hơn.
Cần thường xuyên kiểm tra cây thường xuyên và bắt ong tránh ong đậu vào
những quả đang lớn vì như vậy sẽ làm hỏng quả cam.
Đây cũng là thời gian bắt đầu được thu hoạch. Khi hái quả nên cẩn thận và nhẹ
nhàng, tránh làm trầy xước vỏ quả camvì như vậy sẽ làm xấu mẫu mã của quả và làm
giảm giá thành. Không nên để quả cam đến khi vỏ quá vàng vì để như vậy sẽ làm quả
cam bị già và khó có thể bán đi.
Thời kì ra quả của cam phụ thuộc vào sự đầu tư và chăm sóc của người
nông dân.
Mỗi một vụ trồng cam có thể kéo dài từ 5 - 6 tháng, trong thời gian đó ta có thể
trồng một số loại cây dễ sinh trưởng như: cải thì, xà lách, rau mùng tơi,... dưới gốc để
tăng thêm thu nhập.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và đựa vào
các kiến thức đã học. Khi lá cây dụng xuống đất và tự phân hủy góp phần làm tăng
nguồn dinh dưỡng cho đất. Đó có thể là một cách rất dễ để làm ra phân bón cho cây
nhưng lại rất ít người tìm ra được cách vừa nhanh chóng, hiệu quả lại tiết kiệm đó.
Hầu như chúng ta chỉ biết sử dụng những thứ đã có sẵn như : phân lân, thuốc trừ
sâu...mà không biết tận dụng những gì chính chúng ta có sẵn. Các biện pháp trên, nếu
biết cách áp dụng đúng cách và hợp lý với từng loại cây trồng thì ta sẽ thu được năng
suất cao hơn trước và chất lượng thu được cũng tốt hơn. Cam là một loại cây rất rễ
trồng trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cây cam sanh từ lâu đã là loại trái cây quen thuộc với người dân Việt Nam.
Cũng chính vì cay cam sanh có nguồn gốc từ đất nước hình chữ S này nên cam sanh
mới trở nên phổ biến như vậy tại nơi đây.
Vụ mùa của cam sành Hà Giang là từ khoảng tháng 11 dương lịch tới Tết âm
lịch. Theo kinh nghiệm của Nông Sản Ngon – Thực phẩm sạch mỗi ngày, cam sành
Hà Giang quả khá to, có màu xanh, vỏ hơi dày, nặng tay, hơi dẹt và nhiều hạt; còn
cam sành Trung Quốc quả không quá to, màu vàng, vỏ mỏng, trơn láng và đặc biệt là
không có hạt.
Nông Sản Ngon – Thực phẩm sạch mỗi ngày cũng khuyến khích các bạn nên
mua cam sành đúng vụ mùa để có được những trái cam sành ngon nhất và đảm bảo
nhất.
Cam sành là loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và
phytochemical. Theo Nông Sản Ngon – Thực phẩn sạch mỗi ngày , “Bình quân trong
một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và
chống lão hóa”.
Quả cam sanh là loại quả được yêu thích và có lợi cho cả người khoẻ mạnh
cũng như bệnh nhân. Cam sành giúp giải nhiệt, thoả cơn khát cho người có cường độ
vận động cao, tăng cường hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người ăn
nhiều cam sành, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày…
rất thấp.
Trên đây là một số học hỏi của bản thân chúng tôi về tự nhiên và những hiểu
biết dựa trên những gì đã được học. Tôi mong rằng các biện pháp trên sẽ được áo
dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Chúc cho
những người trồng cam có một mùa bội thu và năng suất đạt chất lượng.
Vị Xuyên, ngày 20/ 12/ 2015
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thế Anh