Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.1 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------

CHU THỊ THẢO

RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP
TU TỪ NHÂN HÓA TRONG VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Thùy Vinh
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo, các thầy giáo,
cô giáo trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy em trong suốt thời
gian học tập tại trường và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các
em học sinh khối 4 trường Tiểu học Định Trung đã động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận.
Khóa luận này là bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học mặc dù đã cố
gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các bạn để khóa luận được
hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Ngƣời viết

Chu Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4”là công trình nghiên cứu của riêng
tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Thùy Vinh. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì
hình thức nào trước đây.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Ngƣời viết

Chu Thị Thảo


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên


NCS

: Nghiên cứu sinh

NXB

: Nhà xuất bản

SGK

: Sách giáo khoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài................................................................................... 5
7. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 7
1.1. Biện pháp tu từ nhân hóa ....................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 7
1.1.2. Cơ chế hình thành ........................................................................... 8
1.1.3. Các dạng thức cụ thể..................................................................... 10
1.1.4. Giá trị tu từ của biện pháp tu từ nhân hóa ................................... 11
1.2. Văn miêu tả và việc giảng dạy thể loại văn miêu tả trong nhà trường

Tiểu học ....................................................................................................... 12
1.2.1. Văn miêu tả ................................................................................... 12
1.2.2. Việc giảng dạy văn miêu tả trong trường Tiểu học ...................... 17
Tiểu kết chương 1........................................................................................ 21
Chương 2. RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA
TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 ....................................... 23
2.1. Thực trạng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả ở học
sinh lớp 4 ..................................................................................................... 23


2.1.1. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
trong văn miêu tả ở học sinh lớp 4.......................................................... 23
Bảng 1. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong
văn miêu tả ở học sinh lớp 4 ........................................................................... 24
2.1.2. Nhận xét kết quả điều tra .............................................................. 24
2.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu
từ nhân hóa trong văn miêu tả ở học sinh lớp 4 .......................................... 27
2.2.1. Hệ thống hóa kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa cho
học sinh ................................................................................................... 27
2.2.2. Hướng dẫn HS sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn
miêu tả lớp 4 ............................................................................................ 28
2.2.3. Các loại bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
trong văn miêu tả lớp 4 ........................................................................... 37
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục bắt
buộc. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của học sinh, là thời
gian hình thành nhân cách và năng lực. Mục tiêu chính của giáo dục Tiểu học
là giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết và tính toán với những con số ở mức
độ căn bản về khoa học, toán, địa lý, lịch sử và các môn khoa học xã hội khác.
Chính vì thế, giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục
quốc dân.
Là một trong các môn học ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt góp phần
thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục nói chung và mục tiêu của bậc học nói
riêng, trong đó việc hình thành ở trẻ em năng lực thực tiễn hoạt động ngôn
ngữ là một yêu cầu cực kỳ quan trọng.Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt gồm nhiều
phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả.
Trong các phân môn nói trên, có thể nói phân môn Tập làm văn có vị trí hết
sức quan trọng, là nơi các em thỏa sức sáng tạo và phát triển các năng lực
ngôn ngữ.
Trong phân môn Tập làm văn lớp 4 các em được làm quen với thể loại
văn miêu tả. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống,
hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét,
đánh giá của con người.Để làm tốt loại văn miêu tả ngoài việc dùng từ, đặt
câu chính xác, sinh động thì phần lớn phụ thuộc vào các biện pháp tu từ, trong
đó có biện pháp tu từ nhân hóa.
Nhân hóa là biện pháp tu từ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống
cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép nhân hóa, người viết có thể
gợi ra những hình ảnh gợi cảm, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ

1


cho người đọc, người nghe. Nhân hóa được coi là một trong những phương
thức gợi cảm hiệu quả nhất. Khi học sinh có kĩ năng sử dụng biện pháp này

các em sẽ nhận thấy cái hay cái đẹp chứa đựng trong từng cách nhân hóa một
sự vật. Từ đó, các em sử dụng sao cho đúng, hay để bài văn miêu tả gợi hình,
gợi cảm và sinh động hơn.
Thực tế cho thấy khả năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để viết văn
miêu tả của học sinh lớp 4 còn nhiều hạn chế. Các bài văn viết của học sinh
thường ít sử dụng biện phápnhân hóa hoặc có sử dụng thì cũng chưa hay,
chưa phù hợp hoặc hiệu quả chưa cao. Vì vậy, các bài văn miêu tả của các em
học sinh thường khô khan, câu văn thiếu hình ảnh, đơn điệu, chỉ mang tính
liệt kê, mô tả. Với học sinh Tiểu học việc sử dụng phép nhân hóa trong mỗi
bài tập làm văn, tức là, học sinh tìm ra những hình ảnh nhân hóa vừa chân
thực, chính xác lại vừa sinh động, có hồn. Nhờ phép nhân hóa, các em được
biết đến chàng Dế Mèn hùng dũng, đường hoàng đáng yêu; anh Dế Trũi cần
cù, chung thủy; bác Xiến Tóc trầm lặng, chán đời (Tô Hoài), hay thấy cây dừa
dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng (Trần Đăng Khoa),.... Nói chung, nhờ phép
nhân hóa học sinh có thể thả sức cho trí tưởng tượng tung hoành, tìm ra vẻ
đẹp rất riêng, rất độc đáo của sự vật mà nhiều người không nhận ra.
Chính vì những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Rèn kĩ năng sử
dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả cho học sinh lớp
4”.Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ phần nào hỗ trợ hữu ích cho việc
rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả cho học sinh
lớp 4 từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Biện pháp tu từ nhân hóa là biện pháp tu từ được các nhà Việt ngữ học
xếp vào nhóm biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Trong cuốn “Phong cách học tiếng
Việt” và “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, tác giả Đinh Trọng

2


Lạcđã nói về biện pháp nhân hóa và tác dụng của nó khá đầy đủ, chi tiết trên

phương diện lý thuyết. Trên phương diện thực hành, nó được cụ thể hóa trong
cuốn “300 bài tập phong cách học tiếng Việt”.
Biện pháp tu từ nhân hóa ở nhà trường Tiểu học cũng là một vấn đề có
nhiều công trình nghiên cứu xem xét.Đặc biệtviệc vận dụng kiến thức về nhân
hóavào dạy học văn miêu tả đã có những nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu gần nhất, sát thực nhất có liên quan tới đề tài có thể kể
đến các tác giả như:
Nguyễn Trí trong “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu
học” đã chỉ rõ bản chất, đặc điểm của văn miêu tả nói chung, các kiểu bài văn
miêu tả nói riêng, phương pháp dạy mỗi kiểu bài văn miêu tả. Trong phần ngôn
ngữ miêu tả, tác giả cũng đề cập đến khi nào vận dụng các biện pháp tu từ trong
mỗi kiểu bài văn miêu tả để mang đến sự sinh động, cảm xúc cho bài viết.
Cuốn “Bài tập luyện viết văn cho học sinh tiểu học” của tác giả Vũ Khắc
Tuân đã hướng dẫn tỉ mỉ cách viết một bài văn miêu tả. Tuy nhiên, tác giả
cũng không dành nhiều trang để đề cập sâu về cách sử dụng các biện pháp tu
từ trong viết văn miêu tả.
Các tác giả Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng cũng
đã trình bày kinh nghiệm của mình khi viết văn miêu tả trong cuốn “Văn miêu
tả và kể chuyện”. Tác giả Phạm Hổ gián tiếp nói lên vai trò, vị trí của nhân
hóa trong văn miêu tả.
Các tác giả Nguyễn Quang Ninh và Đào Ngọc trong cuốn “Rèn kĩ năng
sử dụng tiếng Việt” dành cho chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học đã đưa
ra cái nhìn tổng quát về văn miêu tả . Sự phân biệt văn miêu tả với miêu tả
lạnh lùng, chính xác (trong khoa học). Các tác giả cũng đã chú trọng đến vai
trò của các biện pháp trong ngôn ngữ miêu tả trong đó có các biện pháp như
so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…

3



Ngoài ra cũngcó nhiều nhà nghiên cứu, NCS, học viên cao học, sinh viên
đã tìm hiểu về vấn đề này. Các công trình chủ yếu nghiên cứu sâu về lí thuyết
hoặc vận dụng một vài biện pháp tu từ nhất định. Tuy nhiên các tác giả còn đề
cập chưa nhiều đến việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong
viết văn miêu tả cụ thể là cho học sinh lớp 4.
Như vậy, có thể thấy vấn đề rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4 là vấn đề đáng được quan tâm
nghiên cứu.Đề tài của chúng tôi tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các
nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời vận dụng những kiến thức lí luận để tìm
hiểu về kĩ năng sử sụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả của học
sinh lớp 4.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc sử dụng biện pháp tu
từ nhân hóa trong văn miêu tả của học sinh lớp 4.
- Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng sử dụng biện
pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên,đề tài này có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như:
biện pháp tu từnhân hóa và giá trị của biện pháp này trong biểu đạt nội dung
bài văn miêu tả, văn miêu tả và đặc điểm cơ bản của văn miêu tả.
- Tìm hiểu về vấn đề rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong
văn miêu tả trong chương trình SGK tiếng Việt ở Tiểu học và khảo sát thực
trạng việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả của học sinh
lớp 4.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa trong văn miêu tả ở học sinh lớp 4.

4



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa trong văn miêu tả ở học sinh lớp 4.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
trong văn miêu tả của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Định Trung - Thành phố
Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đặc điểm và yêu cầu của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số biện
pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp phân tích
2. Phương pháp điều tra khảo sát
3. Phương pháp thống kê, phân loại
4. Phương pháp miêu tả
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận khóa luận đưa ramột cái nhìn toàn diện về vấn đề kĩ
năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
- Về mặt thực tiễn, khóa luậnđề xuất một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng
sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả ở học sinh lớp 4, trên cơ
sở đó nâng cao chất lượng dạy - học văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo,nội dung chính
của khóa luậnđược trình bày trong 2 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

5



Chương 2.Rènkĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu
tảở học sinh lớp 4

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Biện pháp tu từ nhân hóa
1.1.1. Khái niệm
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu
từ tiếng Việt:“Nhân hóa (còn gọi: nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ,
trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con
người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người
nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời
làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình”
[7, tr.63]
Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc (chủ
biên) tác giả Nguyễn Thái Hòa viết: “Nhân cách hóa là những ẩn dụ, khi
chuyển đổi từ những vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật chất
sang thế giới ý thức của con người” [9, tr.200]
Theo SGK Ngữ văn lớp 6: “Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ
vật,… bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế
giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được
những suy nghĩ, tình cảm của con người” [15,tr.57 ]
Như vậy có thể hiểu, nhân hóa là biện pháp tu từ ngữ nghĩa làm cho
những vật vô tri hay những đối tượng trừu tượng có những khả năng và thuộc
tính của con người

Chúng ta cùng đọc ví dụ sau:
“Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng
chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt
long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng

7


mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ
rung rung như đang còn phân vân”
(Con chuồn chuồn nước-Nguyễn Thế Hội)
1.1.2. Cơ chế hình thành
Về mặt nội dung, cơ sở để tạo nên nhân hoá là sự liên tưởng, nhằm đi
đến phát hiện ra những nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải là
người. Ở đây đòi hỏi một sự quan sát tinh vi, một sự hiểu biết chính xác về
những thuộc tính của con người cũng như thuộc tính của đối tượng không
phải con người. Như vậy, sự thống nhất giữa tính chính xác của việc rút ra nét
cá biệt giống nhau và tính bất ngờ của sự liên tưởng trong nhân hoá là căn cứ
để bình giá nó.
Sự phân tích nội dung của nhân hoá như trên cho ta thấy cơ sở chung để
cấu tạo nên nó, cũng như đối với so sánh và ẩn dụ, là rút ra những nét giống
nhau giữa hai đối tượng khác loại. Nhưng nhân hoá khác so sánh ở chỗ chỉ
xuất hiện một vế (vế B) còn vế kia ngầm thừa nhận hay chúng ta phải liên
tưởng để tìm ra vế còn lại (vế A). Và nhân hóa khác ẩn dụ ở chỗ nó là phương
tiện để trực tiếp miêu tả đối tượng không phải con người, còn ẩn dụ là một
cách gọi tên khác cho đối tượng định miêu tả.
Ví dụ: Lúa đã chen vai đứng cả dậy (tương đồng về trạng thái, tính chất)
Chen vai (vế B) - lúa nhiều, tốt (vế A)
Tác dụng chủ yếu của nhân hoá đối tượng với sự biểu đạt là miêu tả và
trữ tình.

Trước hết, nhân hoá là cách đưa các đối tượng không phải con người
sang thế giới con người. Khi các đối tượng không phải con người được khoác
áo con người thì thường tạo nên một không khí mới, sinh động, chúng trở nên
gần gũi hơn, dễ hiểu hơn đối với chúng ta, mở rộng trường liên tưởng.
Ví dụ: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước
réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi

8


lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi
nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu,
rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thiết với
đàn trâu da cháy bùng bùng”
(Người lái đò sông Đà- Nguyễn Tuân)
Nhờ sử dụng nhân hóa mà đối tượng được nói đến ở đây trở nên thật
sinh động, hùng vĩ và dữ dội. Qua sự nhân hóa này, chúng ta thấy dòng sông
hiện ra rất cụ thể, như một con người, tưởng như cũng hành động, cũng có
linh hồn, đầy tâm địa và nham hiểm.
Sự liên tưởng rút ra nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải
người thường gắn với cách nhìn, với thái độ của người nói. Cho nên, bằng
nhân hoá, người ta có thể bộc lộ tâm tư của mình một cách kín đáo. Trong
nhiều trường hợp, người nói dùng nhân hoá vừa là để miêu tả đối tượng
không phải con người, làm phương tiện, làm cái cớ để thể hiện tình cảm riêng,
sâu kín của mình. Thí dụ câu ca dao nói với nhện, với sao được trích dưới đây
cho chúng ta thấy đằng sau lời hỏi nhện, nghe sao tha thiết, thoáng hiện lên
một nỗi buồn nhớ không nguôi giữa cảnh đêm khuya của một tâm hồn.
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai,
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Ca dao
Do có cả chức năng nhận thức và tình cảm, cho nên nhân hoá được sử
dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau: khẩu ngữ tự
nhiên, trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, trong ngôn ngữ chính luận...

9


Bên cạnh nhân hóa, phải kể đến vật hoá hay vật cách hoá, ở đây người ta
chuyển đổi ý nghĩa của những từ ngữ chỉ thuộc tính của vật để biểu thị về con
người. Vật cách hoá thường được dùng trong văn châm biếm, đùa vui, nhưng
nó không phải không có giá trị biểu cảm.
Người tình ta để trên cơi,
Nắp vàng đậy lại để nơi giường thờ
Đêm qua ba bốn lần mơ,
Chiêm bao thì thấy dậy sờ thì không.
Ca dao
Đằng sau sự đùa vui ta cảm thấy một tình yêu tha thiết và một nỗi buồn
cô đơn, thấm thía vì sự cách trở với người thương.
1.1.3. Các dạng thức cụ thể
Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo các cách:
a. Dùng những từ vốn gọi ngƣời (cô, dì, chú, bác, anh,….) để gọi
sự vật.
Ví dụ:
“Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi
đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt
lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm

láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên”
(Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài)
b. Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của ngƣời để chỉ hoạt
động, tính chất của vật.
Ví dụ:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

10


c. Trò chuyện, xƣng hô với vật nhƣ đối với ngƣời
- Coi các đối tượng không phải là người mà như người để tâm tình, trò
chuyện với chúng.
Ví dụ:
Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn.
(Thăm cõi Bác xưa- Tố Hữu )
- Trò chuyện với sự vật, hô - gọi sự vật như trò chuyện với con người, hô
gọi con người:
Ví dụ:
Khói ơi, vươn nhẹ lên mây
Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà!
(Khói chiều-Hoàng Tá)
1.1.4. Giá trị tu từ của biện pháp tu từ nhân hóa

Mỗi kiểu dạng nhân hóa khi sử dụng trong những văn cảnh nhất định, sử
dụng cho những đối tượng nhất định sẽ đạt được những mục đích riêng, hiệu
quả riêng. Nhìn chung, nhân hóa có các hiệu quả nghệ thuật sau:
- Trong thơ ca trữ tình, nhân hóa giúp bộc lộ tư tưởng, tình cảm của
mình kín đáo, tế nhị.
- Đặc biệt, trong thơ văn viết cho thiếu nhi, nhân hóa không chỉ thể hiện
tâm tư tình cảm mà còn góp phần làm cho các sự vật, hiện tượng trở nên sinh
động, hấp dẫn có cách cảm, cách nghĩ như con người. Đồng thời, nhân hóa
còn có tác dụng giáo dục con người, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, khơi
dậy những rung động thẩm mĩ cho con người.

11


1.2. Văn miêu tả và việc giảng dạy thể loại văn miêu tả trong nhà trƣờng
Tiểu học
1.2.1. Văn miêu tả
1.2.1.1. Thế nào là văn miêu tả?
Có nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về văn miêu tả. Nhưng về bản
chất, văn miêu tả là thể loại văn bản nghệ thuật dùng để tả sự vật, hiện tượng,
con người một cách sinh động, cụ thể, hay nói cách khác là nó có chức năng
tái hiện lại hiện thực khách quan bằng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật.
Miêu tả một cách sinh động, cụ thể không phải là một sự sao chép máy móc,
mà đó là kết quả của quá trình: quan sát, ghi chép có chọn lọc những chi tiết,
hình ảnh, tình tiết lí thú liên quan đến đối tượng miêu tả.
Theo Đào Duy Anh trong “Từ điển Hán Việt ” thì miêu tả là “lấy nét vẽ
hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”.
Trong “Từ điển tiếng Việt” - Hoàng Phê chủ biên (1999) thì miêu tả là
“dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác
có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm con người”.

Theo sách giáo khoa Tiếng Việt 4: “Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những
đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có
thể hình dung được các đối tượng ấy”
Nói cách khác, miêu tả là dùng lời nói vẽ lại những đặc điểm nổi bật của
sự vật, hiện tượng, con người giúp người đọc có thể nhìn rõ chúng, tưởng như
mình đang xem tận mắt, đụng tận tay những đối tượng miêu tả. Chúng ta hãy
nhìn xem hình ảnh cây phượng hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, tràn đầy sức sống
qua ngòi bút miêu tả của nhà thơ Xuân Diệu:
“Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả
một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của
cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến

12


những tán lớn xòe ra, trên đậu khít nhau muôn nghìn con bướm thắm. Mùa
xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban
đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy lòng cậu học trò phơi phới
làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa
phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào
mà bất ngờ giữ vậy?
Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non nếu có mưa lại càng
tươi dịu. Ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp
với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành
phố bỗng rực lên, như Tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ”…
(Hoa học trò-Xuân Diệu)
Qua đoạn văn trên Xuân Diệu không chỉ cho ta thấy những đặc điểm
chung của cây phượng mà còn giúp ta cảm nhận được tình cảm yêu mến,
niềm say mê, thích thú của tác giả đối với cây phượng - một loài cây gắn bó

với tuổi học trò.
1.2.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả
a) Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của
người viết.
Đặc điểm này làm cho miêu tả trong văn chương khác với sự miêu tả
trong khoa học. Sự mô tả, miêu tả trong khoa học nhiều khi cũng là văn,
nhưng đấy là đoạn văn được viết theo phong cách khoa học, không đặt tính
thẩm mĩ mà đặt tính chính xác, khách quan, tính logic lên hàng đầu. Miêu tả
trong văn chương (văn miêu tả ) là một trong những hình thức miêu tả của
nghệ thuật. Nó không đặt ra nhiệm vụ miêu tả sao cho thật chính xác, khách
quan, càng tỉ mỉ càng tốt,…nhưmiêu tả trong khoa học. Trái lại, người viết
văn miêu tả phải lựa chọn các chi tiết đặc sắc, sao cho với một số ít chi tiết

13


đối tượng miêu tả phải được hiện lên một cách sinh động và có hồn.Chúng ta
hãy so sánh hai đoạn văn miêu tả cây gạo để thấy rõ sự khác biệt đó:
Đoạn 1: “Cây gạo còn gọi là mộc miên, có thể cao tới 15m hay hơn,
cành mọc ngang với nhữnggai hình nón, thân cũng có gai. Cành non dày,
không gai. Lá sớm rụng, kép chân vịt với 5 đến 8 lá chét hình mác hay hình
trứng, dài 9 - 15 cm, rộng 4 - 5 cm. Hoa đỏ, nhiều, mọc trên những cành nhỏ
trước khi có lá non”
(Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi)
Đoạn 2: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu loài chim. Từ xa nhìn
lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là
hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp non là hàng ngàn ánh nến
trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu,
sáo đen, … đàn đàn, lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi
nhau, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội

mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tháng
tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao
lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về
thăm quê mẹ”
(Cây Gạo - Vũ Tú Nam)
Đọc cả hai đoạn văn trên ta thấy có một điểm chung là đều miêu tả cây
gạo. Song nội dung của đoạn 1 chỉ nhằm một mục đích duy nhất là nhằm
cung cấp cho người đọc những hiểu biết vềnhững đặc điểm hình dáng bên
ngoài của cây gạo. Do vậy, đoạn văn này chỉ là sự miêu tả theo phong cách
khoa học. Miêu tả khoa học là miêu tả chính xác những đặc điểm của đối
tượng ấy, mang tính chung, chặt chẽ, khách quan.
Còn ở đoạn 2, nhà văn Vũ Tú Nam vẽ nên một hình ảnh cây gạo sinh
động tràn đầy sức sống giữa đất trời mùa xuân. Nhà thơ không chỉ cho ta thấy

14


những đặc điểm chung của cây gạo mà còn giúp ta cảm nhận được tình cảm
yêu mến, niềm say mê, thích thú của tác giả đối với cây gạo. Do vậy, ở đoạn 2
là miêu tả văn học. Chính vì vậy, miêu tả văn học khác miêu tả khoa học ở sự
bộc lộ cảm xúc của người viết đối với đối tượng miêu tả. Nó đòi hỏi người
viết phải có sự quan sát tỉ mỉ, có tình cảm, có ấn tượng thì mới miêu tả được
đối tượng đó. Như vậy, bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở của việc tái
hiện lại những hình ảnh của hiện thực khách quan thông qua sự phát hiện,
cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan của người miêu tả. Ngôn ngữ miêu tả
thường sống động, tạo hình, gợi nhiều sự liên tưởng, tưởng tượng.
b)Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
Một bài văn miêu tả được coi là sinh động, tạo hình đầu tiên các chi tiết
miêu tả cần có vài cái mới riêng. Nếu mất đi cái riêng trong văn miêu tả thì

bài văn sẽ trở nên công thức, sáo rỗng. Cùng miêu tả cây cối nhưng có nhà
văn thì thấy chúng như “những con người đang đứng tư lự” có nhà văn lại
thấy chúng như “những cái lồng chim của thiên nhiên, trong mỗi cái lồng có
những con chim đang nhảy chuyền”. Một yêu cầu của tính sinh động và tạo
hình là sự hàm súc là cách tả ít, gợi ít. Đoạn văn sau của Nguyễn Tuân kiệm
chữ, kiệm lời nhưng sức gợi trong tâm tưởng người đọc rất lớn.
“Trên con đường đất cát khô, nồi nước trong trành theo bước chân mau
của người đầy tớ già đánh rỏ xuống mặt đường những hình ngôi sao ướt và
thẫm màu. Những hình sao ướt nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn
ngoèo như lối đi của loài bò sát”
(Những chiếc ấm đất - Nguyễn Tuân)
Làm nên tính sinh động tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống
gây ấn tượng. Những chi tiết sống ấy được lấy từ thực tiễn cuộc sống, từ sự
hiểu biết, khả năng quan sát và sự liên tưởng thú vị của người viết.

15


c) Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Đặc điểm nổi bật của văn miêu tả là ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình
ảnh. Đây là đặc điểm làm nên sự khác biệt, giúp ta phân biệt được văn
miêu tả với các thể loại văn khác như văn bản tự sự, văn bản trữ tình hay
văn bản nghị luận.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc bởi trong bài viết người viết
bao giờ cũng bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay những ý kiến nhận xét hay bình
luận của người viết về đối tượng miêu tả. Tình cảm đó có thể là sự yêu mến,
say mê, thán phục hay sự gắn bó của người viết với đối tượng miêu tả.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu hình ảnh bởi trong bài viết người viết
thường sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả như: tính từ, động từ, từ láy cùng sự kết
hợp với các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…Chính điều này

đã tạo cho ngôn ngữ trong văn miêu tả có sự uyển chuyển, nhịp nhàng, diễn tả
tốt cảm xúc của người viết. Hơn thế nó có tác dụng khắc họa được bức tranh
miêu tả sinh động, hấp dẫn như trong cuộc sống thực.
Hai yếu tố giàu cảm xúc và giàu hình ảnh gắn bó khăng khít với nhau
làm nên đặc điểm riêng biệt và làm cho những trang văn miêu tả trở nên có
hồn, cuốn hút người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ và tác động sâu sắc vào trí
tưởng tượng cũng như cám nghĩ của người đọc.
Hãy đọc một đoạn văn sau để thấy con mắt tinh tường và sự cảm nhận
sâu sắc của nhà văn Thạch Lam khi nói về Cốm Hà Nội:
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm
của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các
bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên
làm trĩu nặng thân lúa lúc còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa
non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất
hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa
ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời…

16


Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước là thức dâng của những cánh
đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và
thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để
làm quà sêu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vướng vít của tơ hồng, thức
quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và
không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm
như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh
đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”
(Hà Nội băm mươi sáu phố phường- Thạch Lam )
Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho

người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác. Phải yêu quê hương đất nước,
yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể
phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.
1.2.2. Việc giảng dạy văn miêu tả trong trường Tiểu học
1.2.2.1. Văn miêu tả trong trường Tiểu học
Tập làm văn nhằm giúp HS có một năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn
bản. Nhờ năng lực này, các em HS biết sử dụng Tiếng Việt văn hóa làm công
cụ tư duy, giao tiếp và học tập. Do vậy, Tập làm văn được đưa vào chương
trình phổ thông rất sớm và văn miêu tả đồng thời được dạy ngay từ các lớp
đầu cấp Tiểu học. Ngay từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi, các em đã
bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Lên đến lớp 4, lớp 5, HS được học các kiểu
bài: tả đồ vật, tả loài vật, tả cây cối, tả cảnh, tả người. Trong phân môn Tập
làm văn thì văn miêu tả chiếm thời lượng nhiều nhất so với các thể loại văn
khác (30/62 tiết ở lớp 4 và 45/62 tiết ở lớp 5). Sở dĩ văn miêu tả được dạy
nhiều như vậy là vì văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ (thích
quan sát, nhận xét, tìm tòi, khám phá. Tuy nhiên sự nhận xét thiên về cảm
tính…). Văn miêu tả nuôi dưỡng mối quan hệ của các em với thế giới xung

17


quanh, tạo nên sự quan tâm của các em với thiên nhiên. Qua đó nó còn góp
phần giáo dục tình cảm, lòng yêu cái đẹp và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Đồng
thời học văn miêu tả, HS có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư
duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội
để hình thành những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ…
Nội dung dạy học văn miêu tả ở trường Tiểu học mới chỉ ở mức độ đơn
giản, chủ yếu xoay quanh những để tài quen thuộc, gần gũi với cuộc sống
hàng ngày của các em như: những đồ dùng học tập hàng ngày các em vẫn sử
dụng, những con vật gần gũi, những cây cối xung quanh các em (như trong

sân trường, trên đường phố, hay trong khu vườn nhà các em), con đường hàng
ngày dẫn bước chân các em tới trường, ngôi trường đang học, ngôi nhà đang
ở hay chính những người thân hàng ngày chăm sóc, dạy dỗ hoặc chia sẻ với
các em niềm vui, nỗi buồn. Tất cả những đối tượng được miêu tả trên đây đều
là những đối tượng gần gũi, gắn bó thân thiết, được các em yêu quý.
Do đặc thù của các khối lớp không giống nhau nên quy định về nội dung
cũng như kỹ năng cần đạt được của thể loại văn miêu tả cũng có sự khác nhau.
Ở lớp 2, 3 chỉ yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu, dựa trên
các câu hỏi gợi ý. Các câu hỏi gợi ý bao quát hết nội dung của đề bài. Khi HS
làm văn, lần lượt trả lời các câu hỏi, mỗi câu trả lời là một câu văn, sắp xếp
các câu trả lời theo thứ tự thành đoạn văn.
Đến lớp 4, 5 HS viết được bài văn dài khoảng 15 đến 20 dòng có bố cục
rõ ràng, từ ngữ dùng chính xác, đặt câu đúng. Các câu văn viết mạch lạc, sáng
sủa và phải đảm bảo tính liên kết. Mỗi bài làm văn miêu tả giải quyết yêu cầu
của một đề bài. Những đề bài này vốn rất gần gũi, thân thuộc với các em.
Chương trình và sách giáo khoa hiện hành quy định các nội dung dạy
học văn miêu tả cụ thể như sau:
Lớp 2, HS bắt đầu làm quen với văn miêu tả qua các hình thức của bài
tập làm văn như sau: Trả lời câu hỏi dựa vào tranh, theo nội dung bài tập đọc;

18


sắp xếp một số câu theo đúng thứ tự để tạo thành một đoạn văn tả ngắn, tả
ngắn theo câu hỏi, tả ngắn dựa vào bài văn hoặc đoạn văn đã phân tích; tả tự
do (không có câu hỏi).
Lên đến lớp 3, HS tiếp tục được làm quen với văn miêu tả qua các kiểu bài
tập làm văn: nghe - kể, nói - viết theo từng chủ điểm, giới thiệu về trường lớp, về
người thân, tả theo tranh, kể ngắn có nội dung thiên về miêu tả.
Lớp 4, 5 HS được học văn miêu tả theo các kiểu bài: tả đồ vật, con vật,

cây cối (lớp 4), tả cảnh, tả người (lớp 5). Bài tập làm văn thường cho dưới
dạng yêu cầu viết đoạn hoặc viết bài theo một đề tài cụ thể.
Nhìn chung, chương trình phân môn Tập làm văn Tiểu học hiện hành dạy
học văn miêu tả ở mức độ đơn giản, chỉ yêu cầu HS tả những đối tượng quen
thuộc, gắn bó, gần gũi với các em. Các em phải dựa trên sự quan sát, óc nhận xét
của mình rồi dùng ngôn ngữ (nói hoặc viết) để dựng lại một bức tranh bằng ngôn
ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… về một đối tượng nào đó.
1.2.2.2. Nội dung dạy học Tập làm văn miêu tả trong chương trình SGK
Tiếng Việt 4
Có thể nói chương trình Tập làm văn lớp 4 hiện hành đã có nhiều biến
đổi so với chương trình SGK trước đây. Số tiết dạy của phân môn Tập làm
văn nhiều hơn, mức độ yêu cầu được giảm tải, nhưng không phải vì thế mà
HS được học ít dạng bài hơn. Ngược lại, chương trình có thêm những dạng
bài khác như: tóm tắt tin tức, viết thư, trao đổi ý kiến với người thân, giới
thiệu địa phương, điền vào giấy tờ in sẵn. Như vậy, chương trình mới này
giúp cho HS có thêm nhiều kiến thức thực tiễn hơn, nghĩa là đáp ứng được
định hướng đổi mới chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, văn miêu tả được đưa vào dạy trong chương trình phổ thông
ngay từ các lớp đầu bậc Tiểu học. Ở lớp 2, các em đã bắt đầu làm quen với
văn miêu tả.

19


×