Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tiếp cận hệ thống quản lý siêu thị Lan Chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.45 KB, 5 trang )

TIỂU LUẬN: MÔN TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.
I.
Mở đầu.
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu
cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại
những những cơ hội1.
Rủi ro hệ thống là những hành vi của hệ thống ngoài dự tính của chúng ta xuất phát từ
thuộc tính bất định của hệ thống2
Đánh giá dự báo rủi ro nhằm đánh giá xem liệu nồng độ đo đạc hay dự báo của các thông
số của hệ thống có gây hại đến đối tượng quan tâm hay không. Điều này được thực hiện bằng
việc xác định các tác nhân có khả năng gây hại, sau đó so sánh các thông số đo đạc hay dự báo
(MEC) của chúng với các giá trị ngưỡng thích hợp (PNEC) để tính toán hệ số rủi ro (RQ).
Cách xác định hệ số rủi ro (RQ) của mỗi tác nhân
RQi=MECi/PNECi3
Nếu RQi>1,0 thì tủi ro cao và phải có biện pháp làm giảm tính rủi ro.
Nếu RQi=1.0 thì rủi ro đang ở mức chấp nhận được.
Nếu RQi<1,0 thì rủi ro thấp.
Rủi ro toàn bộ hệ thống RI được tính theo công thức:
RI = ∑ (Ri. Ci ) / ∑Ci với i = 1 ->n4.
Trong đó: Ri là hệ số rủi ro của yếu tố rủi ro thứ I trong hệ thống
Ci là trọng số rủi ro của yếu tố đó.
II.

Đánh giá rủi ro của siêu thị Lan Chi Đan Phượng

1. Giới thiệu siêu thị Lan Chi Đan Phượng
Siêu thị Lan Đan Phượng được thành lập ngày 07/11/2011 thuộc sự điều hành của công ty
TNHH Lan Chi, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 25km. Siêu thị Lan Chi – CN Đan
Phượng có diện tích khoảng ……………… ,bán các mặt hàng khác nhau. Thời gian mở cửa từ
8h-22h hàng ngày. Siêu thị được chia thành 4 tầng chính.
Tầng 2: Đồ gia dụng.


Tầng 3: Mỹ phẩm, quần áo, giày dép
Tầng 4: Quần áo, giày dép.
Tầng 5: Khu vực ăn uống.
Siêu thị cung cấp nhiều mặt hàng và bình ổn giá cho người dân sống ở khu vực xung
quanh.
1 Nguyễn Đình Hoè – 2016 - Bài giảng Đánh giá rủi ro hệ thống - Nguyễn Đình Hoè – 2016
2 Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu và phát triển- Nguyễn Đình Hoè – 2007
3 Bài giảng Đánh giá rủi ro hệ thống - Nguyễn Đình Hoè - 2016
4 Bài giảng Đánh giá rủi ro hệ thống - Nguyễn Đình Hoè – 2016


Hình 1: Siêu thị Lan Chi Đan Phượng
2. Dự báo những rủi ro của siêu thị Lan Chi Đan Phượng
Đánh giá dự báo rủi ro của siêu thị Lan Chi Đan Phượng thông qua các vấn đề của hệ
thống.
- Phòng chống cháy nổ của siêu thị:
+ Siêu thị với diện tích hơn 500m2 ,có hệ thống bình chữa cháy ở mỗi tầng để chữa cháy.
+ Có đường thoát nạn riêng trong siêu thị.
+ Chiều rộng của đường đi giữa các gian hàng là 1m.
+ Từ năm 2011 chưa xảy ra vụ cháy nổ nào.
+ Siêu thị Lan Chi Đan Phượng được xếp vào siêu thị hạng 3 Theo Quyết định số
1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quy
chế siêu thị, trung tâm thương mại 5
Hệ số cháy nổ là R1 =1
- Chất thải từ khu vực bán thực phẩm, vệ sinh môi trường.
+ Chất thải rắn được tập kết ở hệ thống rác thải của siêu thị để công ty môi trường đô thị của
huyện thu gom hàng ngày.
+ Nước thải được thải trực tiếp xuống hệ thống nước thải chung của khu vực.
+ Hàng ngày có nhân viên quét dọn 02 lần/ngày.
Hệ số chất thải là R2=0,8

- Vệ sinh an toàn thực phẩm
Nguồn thực phẩm được cung cấp cho chợ từ các khu vực địa phương xung quanh.
Nguồn thực phẩm không được kiểm định về dư lượng chất bảo vệ thực vật.
Các quầy bán thực phẩm tươi sống đủ điều kiện trong thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT6
Hệ số vệ sinh an toàn thực phẩm là R3=0,3
- Hàng giả, hàng kém chất lượng.
5 Điều 3 Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại
về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại;

6 Chương 3 Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT về quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn
thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống
dùng làm thực phẩm


Các mặt hàng xuất xứ chủ yếu từ nhiều công ty uy tín như: Việt Nam xuất khẩu, các sản phẩm
của hãng nổi tiếng như nestle, omo, …...
Hệ số hàng giả, hàng kém chất lượng là R4=0,5
- An ninh trật tự
Siêu thị rộng khoảng hơn 500 m2 mỗi tầng có 01 bảo vệ và mỗi quầy hàng có 01 nhân viên
siêu thị. Vào những ngày đông khách như ngày lễ, tết vẫn xảy ra tình trạng trộm cắp.
Xảy ra vụ trộm cắp nhất trong những năm gần đây là năm 2014 với 15 vụ xảy ra.
Đường đi trong siêu thị khá hẹp nên khi đông an ninh sẽ không được đảm bảo. Hệ thống thang
máy còn chật hẹp và k đủ đáp ứng cho khách hàng. Nhiều khách hàng vẫn sử dụng cầu thang
bộ để di chuyển.
Hệ số an ninh trật tự là R5= 0,2
Bảng ma trận cho điểm để xác định trọng số của các rủi ro.
Vấn đề
Cháy nổ
Chất thải
Vệ sinh an toàn thực

phẩm
Hàng giả, kém chất
lượng
An ninh trật tự

Tổng
điểm

Người bình chọn

Xếp
hạng

1
3
2
4

2
2
4
3

3
4
1
3

4
2

3
2

5
4
3
1

6
3
4
5

7
1
4
3

8
4
3
5

9
1
2
4

10
4

2
3

24
28
33

IV
III
II

4

1

5

5

5

2

5

2

5

5


35

V

1

5

2

2
2
Tổng

1

2

1

3

1

20
140

V


Trong đó: Quan trọng nhất: 5 điểm
Quan trọng ít nhất: 1 điểm
1 là chuyên gia Nguyễn Thị Thu Hà
2 là chuyên gia Phạm Thị Thu Hằng
3 là chuyên gia Lê Thị Minh Trang
4 là là chuyên gia Đào Thiện Công
5-10 là khách hàng đi siêu thị
Xác định trọng số của các rủi ro của hệ thống.
Cháy nổ C1= 24/140= 0,17
Chất thải C2=28/140= 0,2
Vệ sinh an toàn thực phẩm C3=33/140= 0,235
Hàng giả, kém chất lượng C4=35/140= 0,25
An ninh trật tự C5 = 20/140= 0,143
Rủi ro dự báo toàn bộ hệ thống là:
RI= 1x0,17+ 0,8x0,2 + 0,3x0,235 + 0,5x0,25 + 0,2x0,143 = 0,5541
Đánh giá rủi ro dự báo tổng thể là 0,5541đang ở mức rủi ro thấp nhưng trong các yếu tố
trên thì yếu tố hàng giả, hàng kém chất lượng được quan tâm lên hàng đầu. Mặc dù bộ phận
kiểm soát chặt chẽ nhưng vẫn khả năng một số mặt hàng kém chất lượng lưu thông trong siêu
thị vẫn xảy ra. Rủi ro này thì rất hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra thì mức độ ảnh hưởng rất
nghiêm trọng, nó có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng siêu thị. Chính vì vậy siêu thị cần
nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để nhập số lượng hàng hoá cho phù hợp, cần sắp xếp lại


những hàng hoá mới nhập và nhập trước. Cần kiểm tra định kỳ, phân loại các mặt hàng để tránh
hàng giả, hàng kém chất lượng.
Cần kiểm soát rủi ro, cụ thể là siêu thị nên liên kết với các nhà cung ứng sản phẩm an
toàn, liên kết với các cơ quan kiểm định để xác nhận sản phẩm an toàn . Đồng thời cần dán các
giấy kiểm định ngay trên các sản phẩm và nêu rõ nguồn gốc các mặt hàng để khách hàng tin
tưởng và yên tâm khi sử dụng sản phẩm.
III.

Kết luận
Rủi ro có nhiều loại, rủi ro có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, có thể đến với bất kỳ ai và
bất kỳ tổ chức nào. Do đó, dù phòng bị kỹ đến đâu, dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ thì cũng
chỉ giảm thiểu, ngăn chặn một phần mà không thể hoàn toàn né tránh cũng như ngăn chặn
mọi tổn thất, triệt tiêu hậu quả. Nhưng rủi ro sẽ không nghiêm trọng nếu chúng ta biết
cách phòng ngừa và ngăn chặn. Từ những phân tích trên, mong rằng siêu thị Lan Chi Đan
Phượng có thể đối mặt, đề xuất ra các biện pháp để kiểm soát giúp siêu thị có thể phòng
ngừa và hạn chế mức thấp nhất mà những hậu quả do các rủi ro gây ra.


Tài Liệu tham khảo.
1. Nguyễn Đình Hoè – 2016 - Bài giảng Đánh giá rủi ro hệ thống.
2. Nguyễn Đình Hoè – 2007 - Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu và phát triển.
3. Quy định phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo
Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân) Thành
phố Hà Nội.
4. Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT về quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực
phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống
dùng làm thực phẩm.
5. Tài liệu thu thập từ thực tế người người bán hàng, khách hàng và người dân sống khu vực
xung quanh.



×