Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Khoa học đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.85 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Câu 1: Vai trò của đất đai trong đời sống xã hội
TL: Đất là cơ sở sinh sống và phát triển của thực vật. Bời vì: Trong đời sống thực
vật cần có đủ 5 yếu tố là ánh sáng (quang năng), nhiệt lượng (nhiệt năng), không khí
(CO2 và O2), nước và thức ăn khoáng. Trong đó 3 yếu tố đầu do thiên nhiên cung cấp
(yếu tố vũ trụ), nước vừa do thiên nhiên vừa do đất cung cấp, còn thức ăn khoáng
gồm rất nhiều yếu tố như N,P,K,S,Ca,Mg và các nguyên tố vi lượng là do đất cung
cấp. Như vậy những năm thời tiết khí hậu bình thường, trong điều kiện cùng một loài
giống và trình độ canh tác tương tự thì năng suất cây trồng trên các loại đất cao hay
thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng cung cấp thức ăn của đất. Ngoài ra đất là nơi
đê cây bám rể, “bám trụ” không bị nghiêng ngả khi mưa to gió lớn.
Một loại đất được gọi là tốt phải bảo đảm cho Thực vật “ăn no” (cung cấp kịp
thời và đầy đủ thức ăn) “uống đủ” (chế độ nước tốt), “ở tốt”(chế độ không khí
và nhiệt độ thích hợp) và “đứng vững” (rễ cây có thể mọc rộng và sâu)
Đất là tư liệu sản xuất và là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được
của lĩnh vực nông –lâm ngiệp. Bởi vì: Đất được coi là đối tượng lao động khi con
người dùng công cụ lao động ( cày, bừa, cuốc,…) tác động vào nó để tạo ra sản
phẩm(lúa, ngô, khoai, sắn…). Đất được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó cố định
về địa điểm trong khi các TLSX bình thường thì có thể di chuyển được. Nó khó có thể
thay thế được, Các tư liệu khác qua thời gian bị hao mòn và thay thế sang tư liệu khác
thì đất chỉ có thể cải tạo lại chứ ko thể thay thế sang TLSX khác được.
Đất là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái. Trong môi trường thiên nhiên
của một vùng thì động vật, vi sinh vật, thổ nhưỡng làm thành một hệ sinh thái, chúng
có quan hệ điều hòa và khống chế lẫn nhau.
Câu 2: Hãy nêu vai trò của H2O trong quá trình phong hóa hóa học.
TL: Bởi vì nước tham gia vào tất cả quá trình phong hóa hóa học và nước đóng vai
trò chủ yếu trong quá trình phong hóa hóa học.
Quá trình phong hóa hóa học có 4 loại và cả 4 loại này đều có sự tham gia của
nước.
+ Quá trình oxy hóa: Sự xâm nhập của O2 tự do và O2 hòa tan trong nước
VD: 2FeS2 + 2H2O +7O2  2FeSO4 + 2 H2SO4


+ Quá trình hydrat hóa: là quá trình nước tham gia vào mạng lưới tinh thể của
khoáng vật, thực chất là qt nước kết hợp với khoáng vật
VD: Fe2O3 → Fe2O3.nH2O
+ Quá trình hòa tan hóa: là hiện tượng các khoáng vật và đá bị hòa tan trong
nước.
VD: CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2 dễ tan
+ Quá trình sét hóa: Các khoáng vật silicat, nhôm silicat do tđ của H2O, CO2 
các khoáng sét (keo sét)
VD: K2Al2Si6O16 + H2O + CO2  H2Al2Si2O8.2H2O + K2CO3 + SiO2.nH2O
1


Do đó chúng ta thấy được quá trình phong hóa học sẽ không thể xảy ra nếu
không có sự tham gia của nước.
Câu 3: Phẫu diện đất là gì? So sánh phẫu diện đất đỏ vàng và đất lúa nước?
TL :
Phẫu diện đất : là bề mặt cắt thẳng đứng từ trên mặt đất xuống đến tầng đất
mẹ. Tùy từng điều kiện sinh hóa và các tác nhân bên ngoài mà phẫu diện đất có thể có
đủ hoặc không đầy đủ các lớp đất, tầng đất. Phẫu diện lý tưởng có đầy đủ các tầng
đất: A0, A1, A2, A3, B1, B2, B3, C, D (theo chiều thẳng đứng từ trên xuống).
Pd đất đỏ vàng
Tầng hữu cơ
O(O1 + O2)
Tầng rửa trôi
A (A1+A2+A3)
Tầng tích tụ:
B(B1+B2+B3)
Tầng mẫu chất C

Pd đất lúa nước

Tầng canh tác A

Tầng đá mẹ D

Tầng glây G

Tâng đế cày P
Tầng tích tụ B

Tầng rửa trôi A: Rửa trôi các chất hữu cơ xuống dưới
Tầng tích tụ B: Tích tụ chất hữu cơ do tầng A rơi xuống, và nhận từ dưới lên
trên theo tầng nước ngầm
Tầng mẫu chất: Là sản phẩm trung gian giữa đá mẹ và đất
Tầng glay: xám, xanh, tầng giữ nước cho các tầng phía trên.
Câu 4 : Tại sao nói đất là một vật thể tự nhiên động ?
TL :
Đất là một vật thể tự nhiên vì nó được hình thành từ các yếu tố tự nhiên như khí
hậu, đá mẹ, nước...
Đất có tính động vì trong quá trình phong hóa : khoáng vật bị phá hủy và tổng
hợp để hình thành đất, đất có nhiều tầng, các ion trong đất không ngừng vận chuyển
lên xuống trong các tầng đất và đất lần lượt chuyển động và biến đổi
Câu 5 : Khái niệm, nguồn gốc và quá trình biến hóa xác hữu cơ trong đất ?
TL : Bao gồm quá trình khoáng hóa và quá trình mùn hóa
*Quá trình khoáng hóa :
Khái niệm : là quá trình phân hủy hoàn toàn xác hữu cơ dưới tác dụng của
VSV hảo khí để tạo ra các sản phẩm như muối khoáng, CO2, H2O.
Sản phẩm phân giải của quá trình khoáng hóa : Bao gồm muối khoáng đơn
giản, CO2, H2O và năng lượng calo, cụ thể :
+ Các h/c cacbon cho ra : CO32-, HCO3-, CH4, nguyên tố C
+ Các h/c chứa nito cho ra : NH4, NO, khí N2

+ Các h/c chứa sunfua: S, H2S, SO42+ Các h/c chứa photpho: H2PO4-, HPO43+ Các sản phẩm khác: H2O, O2, H+, OH-, K+, Ca2+, Mg2+
Các yếu tố ảnh hưởng: Khí hậu, tính chất đất, thành phần xác hữu cơ...
2


* Quá trình mùn hóa
Khái niệm: Là quá trình kết hợp những phản ứng phân giải và phản ứng tổng
hợp chất hữu cơ dưới tác dụng của cả VSV hảo khí và VSV yếm khí.
Quá trình hình thành mùn được thực hiện theo 3 bước:
+ Các HCHC phức tạp (protid, lipid, ligin..) được phân giải thành các sản phẩm
trung gian
+ Dưới tác động tiếp theo của VSV, tổng hợp các HCHC trung gian tạo thành
các liên kết hữu cơ phức tạp, có nhân vòng thơm, mạch nhánh với các nhóm định
chức.
+ Các liên kết hữu cơ phức tạp này được các VSV tổng hợp trùng ngưng lại
thành các HCHC cao phân tử như những chuỗi xích bền vững
Sản phẩm: Các tổ hợp mùn: axit Humic, axit Fulvic, axit Humin.
+ Axit Humic: là một axit hữu cơ cao phân tử chứa nito hình thành trong môi
trường trung tính, có cấu tạo vòng, không tan trong nước và axit vô cơ nhưng dễ tan
trong mt kiềm loãng như NaOH, Na2CO3, NH4OH và có màu nâu sẫm hay màu nâu
đen.
C :50 – 62%
H: 2,8 – 6%
O: 31 – 41%
N: 2 – 6%
Ngoài ra còn có một ít lượng nguyên tố P, S, Al, Fe, Si
+ Axit fulvic: Là axit hữu cơ cao phân tử chứa nito hình thành trong môi trường
chua, dễ tan trong nước, axit, bazơ và nhiều dung môi hữu cơ khác, cho dung dịch
màu vàng và rất chua
C: 40 – 52%

H: 3,5 – 5%
O: 40 – 48%
N: 2,4%
Ngoài ra có hàm lượng nguyên tố tro từ 7 -10%
+ Humin: Là tổ hợp của các h/c mùn được cấu tạo bởi các liên kết giữa axit
humic, axit fulvic và các khoáng sét trong đất. Humin có màu đen không tan trong
dung dịch kiềm, có phân tử lượng rất lớn, rất bền vững trong đất  Cây trồng khó
hấp thu trực tiếp được.
Câu 6 : Khái niệm keo đất, các đặc tính cơ bản của keo và phân loại keo đất :
TL :
Khái niệm : Keo đất là những hạt đất có kích thước < 2µm, hạt keo đất không
tan trong nước, chui qua giấy lọc định tính và ở trạng thái huyền phù (lơ lửng trong
dung dịch)
Cấu tạo keo đất : Gồm 3 lớp : lớp nhân(nhân keo), lớp quyết định điện thế, lớp
ion bù(gồm ion khuếch tán và ion không di chuyển)
Tính chất cơ bản của keo đất :
+ Keo đất có tỷ diện lớn
+ Keo đất có năng lượng bề mặt lớn, vì hạt keo có lớp dung dịch quanh keo tạo
lực bên trong bên ngoài sinh ra năng lượng, keo đất có tỷ diện càng lớn thì năng
lượng bề mặt càng lớn.
+ Keo đất có tính mang điện
3


+ Keo đất có tính ngưng tụ và phân tán.
 Keo đất có khả năng hấp phụ và trao đổi ion.
Phân loại keo đất :
- Phân loại theo thành phần hóa học, gồm 3 loại : keo vô cơ, keo hữu cơ và keo
phức vô cơ – hữu cơ
- Phân loại theo tính mang điện, gồm 3 loại : keo âm, keo dương và keo lưỡng

tính
+ Keo âm : thường là những keo axit silisic – H2SiO3, axit Humic và các loại
keo sét.
+ Keo dương : Hydroxit Fe
+ Keo lưỡng tính : thường là keo CaCO3, keo Protein. Phụ thuộc vào nồng độ
pH của môi trường.
Câu 7 : Khả năng hấp phụ của đất là gì ? Các dạng hấp phụ của đất, biện pháp
duy trì và nâng cao khả năng hấp phụ của đất ?
TL :
Khái niệm : Khả năng hấp phụ của đất là khả năng đất có thể giữ các hợp chất
và các phần của nó ở trạng thái hòa tan cũng như các hạt keo phân tán của chất hữu
cơ và vô cơ, vi sinh vật và các huyền phù thô khác.
Các dạng hấp phụ của đất :
Hấp phụ cơ học : là đặc tính của đất có thể giữ lại những vật chất nhỏ ở trong
khe hở của đất, vd như những hạt sét, xác hữu cơ, vsv..
Hấp phụ lý học : là sự thay đổi nồng độ của các phân tử chất tan trên bề mặt các
hạt đất
Hấp phụ hóa học : Là sự tạo thành trong đất những muối không tan từ những
muối dễ tan
Hấp phụ sinh học : là khả năng sinh vật hút được cation và anion trong đất
Hấp phụ lý hóa học : là khả năng hấp phụ chỉ có keo đất vì chúng mang điện.
Bản chất đó là sự diễn biến đồng thời của 2 hiện tượng hấp phụ lý học và hấp phụ hóa
học
Biện pháp duy trì và nâng cao khả năng hấp phụ của đất.
+ Đất có thành phần cơ giới quá nhẹ cần bón sét kết hợp với phân hữu cơ, tưới
phù sa sông...
+ Đất có thành phần cơ giới quá nặng có thể cải tạo bằng cách bón cát, bón đất
phù sa thô, bón nhiều phân hữu cơ và trồng cây phân xanh.
+ Bón phân hữu cơ – vô cơ là biện pháp thay đổi thành phần ion hấp phụ của
keo

+ Đối với những loại đất có khả năng hấp phụ thấp có thể bón vào đất các
khoáng vật có dung tích trao đổi cation cao như bentonit, zeolit để nâng cao dung tích
hấp phụ cho đất.
Câu 8 : Nêu khái niệm về phản ứng chua của đất ? Nêu các nguyên nhân làm đất
hóa chua ? Phân loại độ chua và cách xác định chúng ? Nêu ý nghĩa của các loại
độ chua ? Cách điều tiết phản ứng chua của đất ?
4


TL :
Khái niệm: Đất có phản ứng chua khi trong đất có nhiều cation H+ và Al3+,
mức độ chua phụ thuộc vào nồng độ của các cation H+ và Al3+, nồng độ các cation này
trog đất càng cao thì đất càng chua.
Nguyên nhân làm hóa chua:
+ Yếu tố khí hậu: Ở nhiệt độ 25 -30oC, độ ẩm 70% thì VSV hảo khí hoạt động
mạnh dẫn đến quá trình khoáng hóa mạnh do đó chỉ xảy ra quá trình phân hủy mà
không tổng hợp được, kết hợp với đồi núi xói mòn rửa trôi làm rửa trôi các kim loại
kiềm, kiềm thổ.
+ Yếu tố sinh vật: Với điều kiện khí hậu thuận lợi như trên, đất có nhiều sinh
vật hoạt động thải ra khí CO2 kết hợp với H+ tồn tại trong đất: H+ + CO2  H2CO3 là
axit  đất chua. Ở vùng đất quanh năm ngập nước, đất lầy thụt và phần lớn đất than
bùn đều bị chua. Đặc biệt nếu tàn tích sinh vật chứa nhiều S (sú, vẹt) qua quá trình
biến đổi phức tạp sẽ sản sinh ra H2S, khi có điều kiện oxi hóa thì H2S H2SO4 làm
đất rất chua.
+ Yếu tố phân bón: Nếu bón liên tục và lâu dài các phân chua sinh lý cũng có
thể làm cho đất chua. Cụ thể như khi bón phân (NH4)2SO4, KCl, cây trồng sẽ hút các
cation NH4+, K+ và để lại cho đất các anion SO42-, Cl-, các anion này sẽ kết hợp với
cation H+ tự do trong đất tạo ra H2SO4 và HCl làm cho đất rất chua.
Các loại độ chua:


Ngyên
nhân

Độ chua hoạt tính
Là loại gây nên bởi nồng
độ H+ có trong dung dịch
đất. KH: pHH2O

Độ chua trao đổi
Độ chua thủy phân
+
3+
Là độ chua tiềm tàng do H và Al
Là độ chua tiềm tàng do H+ và
bám trên bề mặt keo đất gây nên.
Al3+ bám trên bề mặt keo đất
KH: pHKCl
gây nên. KH: pHTP
Tác động vào đất một muối
Dùng một muối trung tính (KCl)
axit yếu và bazơ mạnh để đẩy
tác động vào đất trong một thời
toàn bộ nđ H+, Al3+ trên bề mặt
gian nhất định để trao đổi một
keo đất ra ngoài, đo toan bộ nđ
phần H+ và Al3+ ra dung dịch, đo
H+ tự do và nđ H+, Al3+ được
toàn bộ nđ H+ tự do và nđ H+, Al3+
đẩy ra  pHTP
đc đẩy ra  pHKCl


Cách
xác định
độ chua

Cho đất tác dụng với
nước cất, đo nồng độ H+
trong dung dịch đất 
pHH2O

Ý nghĩa
của độ
chua

Dựa vào độ chua hoạt
tính và cơ cấu cây trồng
ta có thể xác định xem đã
cần cải tạo độ chua cho
đất hay chưa

Cách
điều tiết
phản
ứng
chua

pHKCl > 2 đl/100g đất chứng tỏ
pHH2O <4,5: cấp thiết phải cation kiềm hấp phụ trên bề mặt
bón vôi
keo đất bị rửa trôi nhiều, cần phải

pHH2O=4,6 – 5,5: cần vừa bón vôi trước khi bón phân
pHH2O>5,5: chưa cần thiết khoáng, nếu ko bón vôi thì phải
bón phân khoáng thành nhiều đợt

Để xác định thời điểm bón vôi và
phân khoáng cho phù hợp

5

Tính CEC và tính lượng phân
bón, lượng vôi khi cải tạo đất
chua

Cứ 1 lđ ion H+ cần dùng 28mg
vôi bột CaO hoặc 50mg bột đã
vôi CaCO3 để trung hòa


Câu 9 : Tại sao ion Al3+ lại làm cho đất chua?
TL:
Khi cho đất tác dụng với một dung dịch muối trung tính, thường là muối KCl,
Những ion H+, Al3+ có sẵn trong dung dịch đất, cụ thể là trong các hạt keo đất được
đẩy ra ngoài theo các phản ứng:
[KĐ]H+ + KCl  [KĐ]K+ + HCl
[KĐ]Al3+ + 3KCl  [KĐ]3K+ + AlCl3
Ion K+ hấp phụ trên bề mặt keo đất, còn ion H+, Al3+ ra ngoài kết hợp với ion
Cl- tạo ra HCl và AlCl3. Muối Al thủy phân tạo ra axit theo phương trình
AlCl3 + 3 H2O  Al(OH)3↓+ HCl
Chính axit HCl đã làm cho đất chua
Câu 10: Các nhóm đất chính ở Việt Nam

TL:
Diện
tích

ĐK
phân
bổ

Đặc
điểm
tính
chất lý
hóa
học

Đất cát biển

Đất mặn

Đất phèn

442.570 ha

971.356 ha

2 triệu ha

Các tỉnh duyên hải miền
trung. Các cửa sông, Các
vùng đc hình thành từ các

vùng đá mẹ sa thạch hoặc
granit

Đất không kết cấu, có
thành phần cơ giới nhẹ, rời
rạc, thường xuyên bị khi
hạn
Đất nghèo dinh dưỡng, độ
no ba zơ(BS) thấp, dung
lượng hấp phụ thấp

Đối với cồn cát nên trồng
các cây lâm nghiệp: phi
Hướng lao, bạch đàn.. để chắn gió,
sử
chắn cát ven biển
dụng Đối với đất cát vùng đồng
bằng có thể trồng lúa, hoa
màu, cây ăn quả...
Cải
Tập trung chủ yếu về vấn
tạo
đề thủy lợi, tưới tiêu hợp lý
Bón phân hữu cơ để tăng
độ mùn và tăng kết cấu đất
Lựa chọn cây trồng phù
hợp với điều kiện đất

Phân bố ở các tỉnh vùng đồng
bằng Nam bộ như Bạc Liêu, Cà

Mau, Kiên Giang, Trà Vinh...ở
các tỉnh ven biển vùng đồng bằng
Bắc bộ như Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình, Thanh Hóa và một số
diện tích đất mặn nội địa
Thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét
cao 50 – 60%
Dung dịch đất chứa nhiều muối
tan: NaCl, Na2SO4
Phản ứng trung tính hoặc hơi
kiềm
Nghèo mùn, nghèo chất dinh
dưỡng
Hoạt động VSV yếu

Đồng bằng Nam bộ, trong các
tỉnh Long An, Đồng Tháp, An
Giang, Kiên Giang, Cần Thơ...
một số ở đồng bằng Bắc bộ
như Hải Phòng, Thái Bình…
ngoài ra một số ít ở một số tỉnh
miền Trung
Thành phần cơ giới đất nặng
Tầng đất mặn: khi khô thì
cứng, nứt nẻ
Độ chua cao pH <4
Chứa các chất độc hại: Al3+,
Fe3+, CH4, H2S..
Độ phì nhiêu thấp, nghèo mùn,

ngèo đạm, hoạt động VSV rất
kém

Trồng các cây chịu mặn như lúa
đặc sản, cói...
Trồng rừng ngập mặn: sú, vẹt,
đước...
Nuôi trồng thủy sản

Trồng lúa: Cày sâu, bừa kỹ,
giữ nước liên tục thay nước
thường xuyên
Trồng cây chịu phèn: trồng
tràm, thơm

Biện pháp thủy lợi
Bón vôi, rửa mặn, bón phân hữu

Trồng cây chịu mặn

Xây dựng hệ thống tưới tiêu
hợp lý, ngăn ngừa khô hạn phù
hợp để rửa phèn
Bón phân hợp lý, tăng cường
bón phân hữu cơ để tăng độ
phì nhiêu, cải tạo tp cơ giới đất

6



Bón vôi
Đất phù sa
Diện
Chiếm 10,7% diện tích đất tự
tích
nhiên toàn quốc
Đất phù sa hệ thống sông
Hồng: (khoảng 790.700ha)
tập trung chủ yếu ở các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ
Đất phù sa hệ thống sông
ĐK
Cửu Long: (khoảng
phân bổ 1.195.200 ha) phân bố dọc 2
bên bờ sông Tiền Giang và
sông Hậu Giang.
Và một lượng đất phù sa ở
Đồng bằng duyên hải miền
trung

Đặc
điểm
tính
chất lý
hóa học

Hướng
sử dụng
Biện
pháp

cải tao

Loại đất này có độ phì tự
nhiên khá cao, có thành phần
cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, tầng
đất dày, thoát hơi nước tốt

Thích hợp trồng nhiều loại
cây như đậu lạc, ngô, rau
màu...
Cần lưu ý bố trí thời vụ cây
trồng để tránh mùa ngập lụt

Đất Glây
Khoảng 450.000 ha

Tập trung chủ yếu ở vùng
sinh thái đồng bằng sông
Hồng như Ninh Bình, một số
ít ở Hà Nội, Vĩnh Phú, Bắc
Giang, Hải Dương, Hải
Phòng…
Một số rải rác ở miền Đông
Nam Bộ

Đất Xám
Khoảng 19.970.642 ha
Phân bố chủ yếu ở vùng đồi
núi, một số ở vùng giáp ranh
giữa đồi núi với đồng bằng và

vùng pù sa cũ

TP cơ giới chủ yếu là thịt
nặng đến sét. Kết cấu tầng
mặt kém hoặc ko có vì khi
ngập nươc là bùn nhão, đất
bị phân tán mạnh, khi hạn
đất khô, khó thoát nước
Trong đất quá trình khử
chiếm ưu thế, nghèo cation
Ca2+, Mg2+ và các ntố vi
lượng

Thành phần cơ giới nhẹ
(tỉ lệ cát nhiều keo ít)
Đất khô, nghèo dinh
dưỡng, nghèo mùn
-Đất chua: độ pH trong
khoảng 3-4,5
Vi sinh vật ít và hoạt
động yếu

Xây dựng hệ thống mạng
lưới tưới tiêu thoát nước hợp

Cải tạo bằng biện pháp canh
tác như cày bừa, phơi ải, làm
cỏ, sục bùn, xới xáo để tránh
tình trạng yếm khí
Bón vôi và lân, bổ sung thêm

các phân vi lượng

Thích hợp với cây trồng
cạn
+ Cây lương thực: lúa,
ngô
+ Cây màu: lạc, đậu,
vừng
+ Cây ăn quả: cam,
quýt, vải, xoài
+ Cây lâm nghiệp: keo,
bạch đàn
Xây dựng bờ vung, bờ thửa và
hệ thống mương máng, bảo
đảm tưới tiêu hợp lý
Cày sâu dần + bón phân hợp lý
Bón vôi
Luân canh cây trồng

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×