Phụ lục II
Phiếu thông tin về giáo viên dự thi
( Theo công văn số: 738/PGD&ĐT, ngày 13 tháng 9 năm 2016
của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Yên)
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên
- Trường TH&THCS Điền Xá.
- Địa chỉ: Xã Điền Xá - Huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh
- Điện thoại:
- Email:
- Thông tin về giáo viên:
+ Họ và tên: HÀ THỊ THƯƠNG
+ Ngày sinh: 18/05/1985
Môn : Hóa - Sinh
+ Điện thoại:
+ Email:
1
MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên hồ sơ dạy học:
BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHỦ ĐỀ : MÔN SINH HỌC 8
TIẾT 24 - BÀI 22:
VỆ SINH HÔ HẤP
2. Mục tiêu dạy học
a. Mục tiêu chung :
Song hành cùng các bộ môn khác trong quá trình giáo dục học sinh, môn
sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh tìm hiểu về cấu tạo,
sinh lí của các loài sinh vật xung quanh và tìm hiểu về con người ... chính những
kiến thức đó giúp các em có thể hiểu rõ về thế giới xung quanh mình để từ đó
hình thành ở các em tình cảm yêu thiên nhiên, say mê với khám phá và gắn bó
với môn học. Đặc biệt là ở môn sinh học lớp 8 cung cấp cho các em những hiểu
biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống của con người trên cơ sở đó
đề ra các biện pháp vệ sinh rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe,
nâng cao năng suất, hiệu quả trong học tập góp phần đào tạo những con người
linh hoạt, năng động sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Chính vì thế để nâng cao nhận thức và mở rộng tầm hiểu biết gắn với thực tế
cuộc sống cho học sinh, người giáo viên từng bước tạo điều kiện cho học sinh có
cơ hội được làm quen với các phương pháp dạy học mới. Điển hình là dạy học
theo chủ đề tích hợp nhằm giúp người học nắm chắc được mục tiêu chính của
bài học, thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên môn được sử dụng trong
khi học và giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn.
b. Mục tiêu cụ thể
b.1. Về kiến thức:
* Qua bài, học sinh hiểu và nắm được:
2
+ Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện
pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
+ Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động
hô hấp.
+ Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách.
+ Vận dụng kiến thức liên môn có hiệu quả đối với các môn học:
+ Môn hóa học 9: (Bài 28: Các oxit của các bon): vận dụng tính chất vật lí và
hóa học của CO nêu lên tác hại của chúng với hệ hô hấp, nguyên nhân tạo ra
khí CO
+ Môn Thể dục :
- Sử dụng kiến thức của các bài thể dục phát triển chung, đặc biệt là động tác
vươn thở, tay - ngực, các bài tập chạy đối với hệ hô hấp, giúp tăng hiệu quả
hoạt động hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách.
+ Môn Toán học:
- Vận dụng các phép tính toán để tính được lượng khí vô ích và lượng khí hữu
ích, từ đó rút ra được cần phải thở sâu và giảm nhịp thở để tăng hiệu quả hô hấp
+ Môn Địa lí lớp 8:( Bài 41) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
- Nắm được khí hậu vùng núi cao Tây Bắc.
+ Môn Văn hoc lớp 8 ( bài 12): Ôn dịch, thuốc lá
- Hiểu được tác hại ghê gớm của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đối với sức khỏe của
bản thân và đạo đức xã hội.
- Hiểu được việc chống hút thuốc không còn là vấn đề của riêng cá nhân mà, vì
nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã
hội.
+ Môn GDCD :
Giáo dục công dân 6: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
Giáo dục công dân 7: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
3
- Học sinh ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của
người công dân.
- Giáo dục học sinh biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể để có một hệ hô hấp
khỏe mạnh.
- Có ý thức tuyên truyền mọi người xung quanh các biện pháp bảo vệ đường hô
hấp.
- Biết cảm thông, chia sẻ với các em vùng cao không đủ áo ấm mặc trong mùa
đông lạnh giá.
- Có ý thức bào vệ môi trường, bảo vệ nguồn không khí.
b.2. Kỹ năng
* Qua bài học học sinh có được các kĩ năng:
- Tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Thu thập và xử lí thông tin.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
- Làm việc theo nhóm.
- Viết và trình bày báo cáo trước đám đông.
- Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, kỹ năng giải quyết các tình huống thực
tiễn
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận
- Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, Kỹ năng tính toán
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ
* Để đạt được mục tiêu bài học, học sinh biết bổ trợ thêm cho mình những kĩ
năng sau:
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong sách giáo khoa, quan sát và
trình bày vấn đề.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề cần độ
chính xác trong cuộc sống.
- Kỹ năng khai thác thông tin và nội dung hình ảnh.
4
- Kỹ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn trong bài dạy.
b.3. Thái độ/ giáo dục kĩ năng sống:
* Thái độ:
- Nâng cao ý thức bảo vệ bản thân, tự chăm sóc bản thân mình và người thân và
xây dựng được kế hoạch luyện tập TDTT để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Biết thương yêu, chia sẻ với các em nhỏ vùng cao đang có một mùa đông lạnh
giá mà không có áo ấm.
- Tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Hứng thú trong quá trình làm dự án.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng ra quyết định hình thành các kĩ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác
nhân có hại và tập luyện hô hấp thường xuyên.
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính bản
thân và những người xung quanh.
- Kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
b.4. Phát triển năng lực
- Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức các môn học: sinh học, hóa học, thể
dục, ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân, ngữ văn để đưa ra các tác nhân gây hại
cho hệ hô hấp và đề ra các biện pháp phòng tránh gây hại cho hệ hô hấp
- Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức môn toán học để giải thích cơ sở tăng
hiệu quả hô hấp.
- Học sinh có năng lực tự học, quan sát, tự tìm hiểu thu thập các thông tin trong
cuộc sông, năng lực hợp tác nhóm trong học tập.
3. Đối tượng dạy học của bài học :
- Đối tượng dạy học : Học sinh
- Số lượng : 19
- Số lớp thực hiện : 1
5
- Khối lớp : 8
- Đặc điểm cần thiết của học sinh đã học theo bài học :
+ Dự án mà tôi thực hiện là một tiết Sinh học trong chương trình Sinh học
8, được áp dụng trực tiếp với đối tượng học sinh lớp 8 nên có rất nhiều điều kiện
thuận lợi cho trong quá trình thực hiện :
Thứ nhất : So với học sinh lớp 6,7 thì học sinh lớp 8 đã Được tìm hiểu về
các hoạt động, cấu tạo của cơ thể động vật dưới lớp 7 đặc biệt là tìm hiểu cấu
tạo của đại diện thuộc lớp thú nên trong quá trình học tập có điều kiện thuận lợi
khi tìm hiểu ở con người.
Thứ hai: Đối với bộ môn Sinh học 8 nghiên cứu về con người, đối tượng
gần gũi với học sinh là bản thân các em, là bạn bè xung quanh nên các em có thể
có những thực tế liên quan đến đời sống, đến hoạt động hàng ngày của mình. Do
đó giáo viên có thể khai thác những vốn hiểu biết đó trong qua trình dạy học
một cách thuận lợi và thực tế, còn về phía học sinh có thể tìm hiểu và giải thích
những hiện tượng thường gặp trong thực tiễn đời sống.
Thứ ba: Đối với các môn học khácnhư: Hoá học, Giáo dục công dân, văn,
địa lí ...các em có cơ hội được tìm hiểu về những kiến thức có liên quan đến kĩ
năng sống, những tác nhân gây phá hoại môi trường... trong các bộ môn được
tích hợp vào bài học. Do đó, khi giáo viên thấy cần thiết phải kết hợp kiến thức
của một môn học nào đó vào bộ môn Sinh học để giải quyết một vấn đề trong
bài học, các em sẽ không có cảm giác mới lạ, bỡ ngỡ hay khó khăn trong việc
tiếp nhận.
- Bài dạy được thực hiện với việc kết hợp dạy học theo hình thức cả lớp và
hoạt động nhóm.
4. Ý nghĩa của bài học
Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy rằng việc kết hợp kiến
thức các môn học "tích hợp" vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn
học là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với việc trang bị kiến thức
một cách tốt nhất cho học sinh. Điều đó cũng đòi hỏi người giáo viên bộ môn
6
không chỉ nắm chắc kiến thức môn học mà mình dạy mà cần phải không ngừng
học hỏi, trau dồi kiến thức các môn học khác để biết cách tổ chức, hướng dẫn
các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất. Do đó, để đạt được mục tiêu đã đề ra, trong quá trình
dạy học, tôi đã tiến hành trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối
với một tiết học trong môn Sinh học 8.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn
vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn,
sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy,
sáng tạo trong học tập và ứng dụng hiệu quả vào thực tế đời sống.
Cụ thể: Đối với dự án này, từ các kiến thức liên môn đã được tích hợp
trong dự án “Dạy học tích hợp trong môn Sinh học 8: Tiết 24 - bài 22: Vệ sinh
hô hấp” giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học như :
toán học, hóa học, thể dục, ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân để giải quyết các
tình huống, các câu hỏi đặt ra trong quá trình dạy học như: tình hình ô nhiễm
không khí hiện nay? hút thuốc lá có hại cho sức khỏe như thế nào? những tác
nhân nào gây hại cho hệ hô hấp? các biện pháp để có một hệ hô hấp khỏe mạnh,
hình thức tập luyện thể thao như thế nào để tăng hiệu quả hô hấp…
Dự án “Dạy học tích hợp trong môn Sinh học 8: Tiết 24 - bài 22: Vệ sinh
hô hấp” không chỉ hình thành cho học sinh các kỹ năng quan sát, hoạt động
nhóm, trình bày trước lớp, giao tiếp… mà còn giúp học sinh phát triển năng lực
hành động, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực phát triển tư duy, năng
lực tính toán… Hơn nữa, dự án còn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học
sinh, giáo dục kỹ năng sống như: kỹ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có
hại và tập luyện hệ hô hấp thường xuyên, kỹ năng tư duy, phê phán những hành
vi gây hại đường hô hấp cho chính thân và những người xung quanh…
7
Dự án giúp học sinh hiểu nguyên nhân, các biện pháp khắc phục vấn đề
mang tính thời sự như: sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sự ô nhiễm không khí
đặc biệt là chăm sóc bản thân, bảo vệ hệ hô hấp trong mùa đông lạnh giá.
Dự án giúp học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả
bài học, thực hiện tốt định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
hiện nay.
Trong thực tế, khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học
khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề được
đặt ra trong bài dạy của mình. Từ đó, việc tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp thu
kiến thức bài dạy sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập,
tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó
vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính kết nối mạng internet;
+ Đĩa CD in sản phẩm đã đóng gói;
+ Máy chiếu projecter
Các thiết bị trên được sử dụng vào việc hỗ trợ thực hiện nội dung bài học
nhằm góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi được đặt ra và hỗ trợ hình ảnh
làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn người học.
+ Máy quay video ghi lại toàn cảnh tiết dạy thể nghiệm dự án.
- Đồ dùng dạy học:
+ Đồ dùng trực quan: Bao bì thuốc lá để học sinh quan sát trực tiếp, máy
tính bỏ túi tính lượng khí vô ích, hữu ích khi thở sâu
- Học liệu dạy học:
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 8; tài liệu chuẩn KTKN môn
Sinh học phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.
8
+ Nghiên cứu Tài liệu của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội: Tìm hiểu
Các tác nhân, nguồn gốc tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, môi trường không
khí ...
+ Tranh ảnh về đề tài: “Bảo vệ môi trường” để tuyên truyền về ý thức bảo
vệ môi trường.
+ Kiến thức về các môn có liên quan được tích hợp trong bài :
(-) Kiến thức môn Hóa học 9: “Bài 28: oxit của các bon
- cung cấp về tính chất vật lí của CO
(-) Môn Văn hoc lớp 8: ( bài 12): Ôn dịch, thuốc lá
- Cung cấp kiến thức về tác hại ghê gớm của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đối với
sức khỏe của bản thân và đạo đức xã hội. việc chống hút thuốc không còn là vấn
đề của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống
thuốc lá là việc của toàn xã hội.
(-) Môn GDCD :
(+) Giáo dục công dân 6: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
- Cung cấp các kiến thức tự chăm sóc và rèn luyện thân thể để có một hệ hô hấp
khỏe mạnh.
(+) Giáo dục công dân 7: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Giúp học sinh ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức
của người công dân.
- Có ý thức tuyên truyền mọi người xung quanh các biện pháp bảo vệ đường hô
hấp.
(-) Môn Địa lí 8: bài 41 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Cung cấp khí hậu miền
Đông Bắc Bộ
(- ) Môn Thể dục: các kiến thức và ý nghĩa các bài thể dục
9
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Ngày soạn: ............................
Ngày giảng:............................
Tiết 24
VỆ SINH HÔ HẤP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Qua bài, học sinh hiểu và nắm được:
+ Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện
pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
+ Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động
hô hấp.
+ Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách.
- Vận dụng kiến thức liên môn có hiệu quả đối với các môn học:
+ Môn hóa học 9: (Bài 28: Các oxit của các bon): vận dụng tính chất vật lí và
hóa học của CO nêu lên tác hại của chúng với hệ hô hấp, nguyên nhân tạo ra khí
CO
+ Môn Thể dục:
- Sử dụng kiến thức của các bài thể dục phát triển chung, đặc biệt là động tác
vươn thở, tay- ngực, các bài tập chạy đối với hệ hô hấp, giúp tăng hiệu quả hoạt
động hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách.
+ Môn Toán học:
Vận dụng các phép tính toán để tính được lượng khí vô ích và lượng khí hữu
ích, từ đó rút ra được cần phải thở sâu và giảm nhịp thở để tăng hiệu quả hô hấp
+ Môn Địa lí 8: (bài 41) Miền Bắc và Đông Bắc Bộ
- Nắm được khí hậu vùng núi cao Đông Bắc.
+ Môn Văn hoc lớp 8 ( bài 12):Ôn dịch, thuốc lá
10
- Hiểu được tác hại ghê gớm của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đối với sức khỏe của
bản thân và đạo đức xã hội.
- Hiểu được việc chống hút thuốc không còn là vấn đề của riêng cá nhân mà, vì
nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã
hội.
+ Môn GDCD:
Giáo dục công dân 6: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
- Giáo dục học sinh biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể để có một hệ hô hấp
khỏe mạnh.
Giáo dục công dân 7: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Giúp học sinh ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức
của người công dân.
- Có ý thức tuyên truyền mọi người xung quanh các biện pháp bảo vệ đường hô
hấp.
- Biết cảm thông, chia sẻ với các em vùng cao không đủ áo ấm mặc trong mùa
đông lạnh giá.
- Có ý thức bào vệ môi trường, bảo vệ nguồn không khí.
2. Kỹ năng
* Qua bài học học sinh có được các kĩ năng:
- Tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Thu thập và xử lí thông tin.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
- Làm việc theo nhóm.
- Viết và trình bày báo cáo trước đám đông.
- Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, kỹ năng giải quyết các tình huống thực
tiễn
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận
- Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
11
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, Kỹ năng tính toán
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ
* Để đạt được mục tiêu bài học, học sinh biết bổ trợ thêm cho mình những kĩ
năng sau:
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong sách giáo khoa, quan sát và
trình bày vấn đề.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề cần độ
chính xác trong cuộc sống.
- Kỹ năng khai thác thông tin và nội dung hình ảnh.
- Kỹ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn trong bài dạy.
3. Thái độ/ giáo dục kĩ năng sống:
* Thái độ:
- Nâng cao ý thức bảo vệ bản thân, tự chăm sóc bản thân mình và người thân và
xây dựng được kế hoạch luyện tập TDTT để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Biết thương yêu, chia sẻ với các em nhỏ vùng cao đang có một mùa đông lạnh
giá mà không có áo ấm.
- Tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Hứng thú trong quá trình làm dự án.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng ra quyết định hình thành các kĩ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác
nhân có hại và tập luyện hô hấp thường xuyên.
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính bản
thân và những người xung quanh.
- Kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
4. Phát triển năng lực
- Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức các môn học: sinh học, hóa học, thể
dục, ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân, ngữ văn để đưa ra các tác nhân gây hại
cho hệ hô hấp và đề ra các biện pháp phòng tránh gây hại cho hệ hô hấp
12
- Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức môn toán học để giải thích cơ sở tăng
hiệu quả hô hấp.
- Học sinh có năng lực tự học, quan sát, tự tìm hiểu thu thập các thông tin trong
cuộc sông, năng lực hợp tác nhóm trong học tập
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên:
+ Sách giáo khoa sinh học 8, tài liệu chuẩn KTKN môn sinh học;
+ Kiến thức về các môn có liên quan được tích hợp trong bài: hóa học 8 (Bài
28), GDCD 7( Bài 14), GDCD 6( bài 1), Địa lí 8 ( bài 41), ngữ văn lớp 8 ( bài
12)...
+ Máy tính, máy chiếu projecter;
+ Máy quay video ghi lại các hoạt động của học sinh thể nghiệm dự án;
+ Máy ảnh chụp lại hoạt động của học sinh
+ Đồ dùng : Bao bì thuốc lá
+ Tư liệu về thành tích rèn luyện cơ thể, đặc biệt hệ hô hấp.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
- Học bài cũ. Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
- Bảng nhóm, bút dạ.
- Tìm hiểu các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong đời sống, Các biện pháp
rèn luyện cơ thể bảo vệ hệ hô hấp,
III. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- PP: Dạy học nhóm, nêu - giải quyết vấn đề, vấn đáp - tìm tòi, trực quan.
- KT: Động não, trình bày 1 phút, sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn, trả lời câu
hỏi.
IV. Tiến trình giờ dạy - GD:
1. Ổn định tổ chức (1 phút).
- Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
13
Học sinh
Câu hỏi
? Dung tích sống là gì,
Đáp án
- Thể tích khí hít vào thật sâu và thở
Dung tích sống phụ
ra gắng sức gọi là dung tích sống.
thuộc những yếu tố nào?
HS1
- Dung tích phổi phụ thuộc vào: giới
làm thế nào để tăng
tính, tầm vóc, tình trạng sức khỏe và
dung tích sống.
luyện tập...
- Biện pháp tăng dung tích sống:
Luyện tập thể dục thể thao
Cho biết các cơ xương ở + Khi hít vào: cơ liên sườn co làm
lồng ngực đã phối hợp cho xương ức và xương sườn chuyển
hoạt động với nhau như động lên trên và ra 2 bên làm thể tích
thế nào để làm tăng thể lồng ngực rộng ra 2 bên. Cơ hoành co
HS2
tích lồng ngực khi hít làm cho lồng ngực nở rộng thêm về
vào và làm giảm thể tích phía dưới.
lồng ngực khi thở ra?
+ Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ
hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ trở
về vị trí cũ.
3. Bài mới: ( 35 phút)
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút)
- Mục tiêu:
+ HS kể được một số bệnh liên quan đến hô hấp.
+ Dẫn học sinh vào một vấn đề thực tế cần được giải quyết mà nội dung bài học
sẽ hướng đến trong tiết học.
- Phương pháp, phương tiện dạy học:
+ Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
+ Phương tiện: Máy chiếu projector.
- Các bước hoạt động:
GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ cụ thể về những trường hợp có bệnh hay tổn
thương hệ hô hấp mà em biết?
14
HS: kể các bệnh: viêm đường hô hấp, viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi,
hen, SARS... ( Chiếu Slide 1)
Vậy nguyên nhân nào gây ra, cần khắc phục như thế nào? Hôm nay chúng
ta tìm hiểu vấn đề này.
Các hoạt động tìm hiểu kiến thức:
Hoạt động của GV - HS
* Hoạt động 2: Cần bảo vệ hô hấp khỏi các
Nội dung
I. Cần bảo vệ hệ hô hấp
tác nhân có hại
khỏi các tác nhân gây hại?
(*) Mục tiêu:
+ Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô
nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
+ Nêu được tác hại của thuốc lá và các biện
pháp vệ sinh hô hấp
(*) Phương pháp, kĩ thuật và phương tiện
dạy học:
(-) Phương pháp:
+ Hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề,
thuyết trình, cặp đôi, hoạt động cá nhân
(-) Kĩ thuật: Động não, khăn phủ bàn, trình bày
1 phút, trả lời câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm
vụ
(-) Phương tiện dạy học: Máy chiếu projector,
bảng phụ, bao bì thuốc lá.
(*) Các bước của hoạt động:
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin bảng 22
sgk.
? Những tác nhân nào gây hại đến hệ hô hấp.
HS: Kể các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp: bụi,
khí độc ( CO, SOx, NOx...), chất độc ( nicotin,
nitrozamin ...), vi sinh vật ...
15
GV: Chiếu hình ảnh minh họa. ( Chiếu slide 2- - Các tác nhân có hại cho
>slide 6)
đường hô hấp là: Bụi, chất
khí độc, VSV... gây nên các
bệnh như lao phổi, viêm
phổi, ngộ độc, ung thư phổi.
16
GV: chia lớp thành các nhóm nhỏ theo bàn ( 1
bàn/ 1 nhóm) Yêu cầu học sinh đọc tiếp thông
tin sgk thảo luận về nguồn gốc phát sinh của
các tác nhân và tác hại của chúng đến đường hô
hấp.
HS: Các nhóm tự thảo luận về nguồn gốc phát
sinh tác nhân gây hại đường hô hấp và tác hại
lên đường hô hấp.
* Tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH, tiết kiệm
năng lượng:
? Các tác nhân gây hại phát sinh từ đâu. ảnh
hưởng như thế nào đến hệ hô hấp và môi
trường sống
HS: Từ việc sử dụng nhiên liệu, chất thải trong
các nhà máy, phương tiện giao thông, sinh
hoạt... Gây nên các bệnh về đường hô hấp
( lao, viêm mũi, viêm phổi, ung thư phổi ...),
làm môi trường bị ô nhiễm ->Cần sử dụng các
nguồn năng lượng một cách hợp lý, hiệu quả
không lãng phí để tránh gây ô nhiễm môi
trường không khí và gây tác hại tới hoạt động
hô hấp của con người.
17
Nội dung tích hợp môn hóa học 9:( bài 28)
Các oxit của các bon
GV: Khí CO được sinh ra từ hoạt động sinh
hoạt nào của gia đình? Em sẽ làm gì để hạn
chế khí CO trong không khí?
HS: + Khí CO được sinh ra nhiều từ hoạt động
đốt cháy không hết các nhiên liệu như than, dầu
... đốt gạch, động cơ xe thải ra, ủ than ...
+ Khi đun nấu ... cần đốt cháy hết các nhiên
liệu...
GV chiếu hình ảnh nguyên nhân tạo CO giới
thiệu về khí CO ( Hóa học lớp 9 bài 28):
( Chiếu slide 7)
- Các bon ôxit (CO) hay còn gọi là mônôxít
cácbon CO là chất khí không màu, không mùi
là khí rất độc, ít tan trong nước, nhẹ hơn không
khí và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì
người ta không cảm nhận được sự hiện diện
của CO trong không khí. CO có ái lực với
hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp
230 -270 lần so với ôxy nên khi được hít vào
phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó
máu không thể chuyên chở ôxy đến tế bào. CO
còn gây tổn thương tim do gắn kết với
hymoglobin của cơ tim.
Tích hợp môn Ngữ Văn 8: Bài 12: Ôn dịch
thuốc lá
GV. Cầm bao bì gói thuốc lá -> đây là một
trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ hô
hấp nhưng nó cũng là vật bất li thân của không
18
ít người dân Mặc dù trên bao bì thuốc lá đều có
gắn dòng chữ hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
và in hình lá phổi bị hỏng nhưng mọi người vẫn
hút thuốc.
Dựa vào kiến thức đã học trong bài ôn dịch
thuốc lá nêu các tác hại của việc hút thuốc lá?
HS: nêu được tác hại của thuốc lá:
+ Hủy hoại nghiêm trọng đến sức khỏe và là
nguyên nhân của những căn bệnh nguy hiểm về
đường hô hấp: bênh viêm phổi, ung thư phổi.
bệnh viêm vòm họng…
+ Ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân
cách người Việt Nam nhất là thanh thiếu niên.
- GV chiếu thông tin về thành phần khói thuốc
lá, tác hại cho sức khỏe. ( Chiếu slide 8,9)
19
GV: trước tình hình ô nhiễm không khí nặng nề
đã gây hại cho đường hô hấp như vậy chúng ta
cần có những biện pháp nào để bảo vệ hệ hô
hấp?
GV. Chia lớp thành 4 nhóm( 3 nhóm 5 học
sinh, 1 nhóm 4 học sinh) hoạt động khăn phủ
bàn
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân tìm các
biện pháp bảo vệ hệ hô hấp ( trong 1 phút)
- Sau khi hoạt động cá nhân xong thảo luận
theo nhóm để đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô
hấp tránh các tác nhân gây hại? (chiếu slide 10)
HS: Hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên
GV: cho đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả, 3
nhóm còn lại đối chiếu và nhận xét, bổ sung
HS: Bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải
độc vào không khí; có ý thức sử dụng các
phương tiện giao thông hợp lý để giảm phát
thải khí CO2 vào không khí ... giảm hiệu ứng
nhà kính.
GV: Chiếu đáp án: ( chiếu slide 11)
20
GV: Chốt lại kiến thức và chiếu một số hình
ảnh về biện pháp bảo vệ hệ hô hấp (chiếu slide
12)
- Biện pháp:
- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
+ Bảo vệ môi trường chung
tránh các tác nhân gây hại.
+ Môi trường làm việc
+ Xây dựng môi trường trong
+ Bảo vệ chính bản thân
sạch ( dọn vệ sinh môi
trường,
trồng
cây
xanh,
không xả rác, khạc nhổ bừa
bãi...)
+ Không hút thuốc lá.
+ Đeo khẩu trang trong khi
lao động, đi lại nơi nhiều bụi.
Tích hợp GDCD 7: Bài 14 Bảo vệ môi trường,
tài nguyên thiên nhiên
GV: Bằng các kiến thức đã học môn GDCD 7
trả lời câu hỏi:
? Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân
gây hại cho sức khỏe con người nhà nước ta đã
đưa biện pháp gì?
21
HS: Học sinh dựa vào kiến thức giáo dục công
dân lớp 7 nêu được:
+ Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân
gây hại cho sức khỏe con người nhà nước ban
hành: Luật bảo vệ môi trường, Luật Phòng,
chống tác hại của thuốc lá.
- Tích hợp giáo dục pháp luật: Ngày
14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 176/NĐ - CP về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong
đó có các quy định về phòng chống tác hại
thuốc lá
Một trong các quy định: Phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
đối với hành vi sử dụng thuốc lá khi chưa đủ 18
tuổi.
GV: Chiếu hình ảnh minh họa ( chiếu slide 13)
HS: Lắng nghe và quan sát
Gv: Các em chưa đủ 18 tuổi, lại còn đang đi
học, còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy
22
các em phải cương quyết nói không với thuốc
lá.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường,
BĐKH, môn GDCD 7: Bài 14: Bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên.
GV: để bảo vệ hệ hô hấp thì chúng ta phải làm
cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, Nhà ở
và nơi làm việc phải đảm bảo vệ sinh, tránh bị ô
nhiễm môi trường
? Vậy em đã làm gì để bảo vệ môi trường trong
sạch ở trường lớp, gia đình và địa phương.
- HS: không vứt rác, xé giấy, không khạc nhổ
bừa bãi.... tuyên truyền cho các bạn cùng tham
gia.
- Cần giữ nhà cửa, sắp xếp đồ đạc trong nhà
gọn gàng, ngăn nắp để cho không khí trong nhà
thoáng khí, đảm bảo hàm lượng oxi thích hợp.
GV: Chiếu hình ảnh một số hoạt động của học
sinh (chiếu Slide 14)
- Tích hợp giáo dục công dân 6: ( tự chăm sóc
và rèn luyện thân thể) qua bài tập tình huống:
( chiếu slide 15)
23
Để chứng tỏ mình là một cậu bé khỏe mạnh,
Hùng đã chứng minh cho các bạn cùng lớp
thấy được những việc làm của mình: ăn kem
vào mùa đông, mặc 1 chiếc áo sơ mi vào mùa
đông, tắm nước lạnh vào mùa đông… Em có
đồng tình với Hùng không? Nếu không, em
khuyên Hùng thế nào?
- Học sinh thảo luận và nêu ý kiến cá nhân:
- Không đồng tình với việc làm của Hùng:
+ Có thể chứng minh sự khỏe mạnh của mình
bằng cách chăm tập luyện thể dục, thể thao. Ăn
uống, nghỉ ngơi, học tập đúng giờ, vừa sức…
+ Mùa đông rất lạnh nếu không giữ gìn, cơ thể
gặp lạnh đột ngột dẫn đến sốc nhiệt, có thể tử
vong. Mặt khác vào mùa đông, không giữ ấm
cơ thể, không biết lựa chọn trang phục phù hợp,
đặc biệt là giữ ấm cổ, không đeo khẩu trang khi
đi ngoài đường lạnh…. Thì sẽ dẫn đến bệnh về
đường hô hấp…
- GV: Không chỉ các tác nhân gây ô nhiễm
không khí gây hại cho đường hô hấp, mà không
khí lạnh cũng gây hại cho đường hô hấp.
Nội dung tích hợp môn Địa Lý 8: bài 41 Miền
Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
GV chiếu những hình ảnh em bé vùng cao chịu
rét, chịu đói trên màn hình ( chiếu slide 16) và
thuyết trình:
24
Khí hậu vùng núi phía bắc và đông bắc bộ
tương đối khắc nghiệt, mùa đông nhiệt độ thấp
nhấy toàn quốc dưới 0 độ, mùa đông đến sớm,
kết thúc muôn, kinh tế rất khó khăn, nhiều hộ
nghèo nào nhiều dân tộc thiểu số ít người. Cừ
mỗi mùa đông đến có rất nhiều trẻ bị bệnh
đường hô hấp. Em có thể làm gì để các em
vùng cao có một mùa đông ấm áp?
HS: - Tham gia chương trình áo ấm vùng cao,
áo ấm cho em.. quyên góp tiền, quần áo… gửi
lên cho các em vùng cao Đông Bắc.(chiếu slide
17)
25