Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tìm hiểu nội dung dạy học số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.54 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Toán ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng vì kiến thức, kĩ
năng của môn Toán được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống của con người, nó
rất cần thiết trong cuộc sống và để bổ trợ cho các môn học khác ở bậc Tiểu học,
và nó là cơ sở để bổ trợ cho môn Toán ở các bậc học trên.
Môn Toán ở Tiểu học góp phần giáo dục cho học sinh phát triển để trở
thành một con người toàn diện. Đồng thời xuất phát từ quan điểm giáo dục con
người theo mục tiêu đào tạo mới là: Đào tạo con người tự chủ, năng động có
năng lực tự học và thói quen học tập suốt đời, có năng lực để đi vào thực tiễn
theo quan điểm duy vật biện chứng. “Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn
thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì đó nữa” – câu nói nổi tiếng của
Giáo sư Ngô Bảo Châu. Không những thế môn Toán Tiểu học còn bồi dưỡng
cho các em có tính trung thực, tính cẩn thận, tinh thần hăng say lao động góp
phần vào việc hình thành các phẩm chất của con người.
Trong chương trình toán Tiểu học, phần số học về số tự nhiên chiếm vai
trò khá quan trọng, nó xuyên suốt từ buổi đầu lớp 1 cho đến hết bậc Tiểu học.
Việc dạy cho học sinh Tiểu học nắm được các kiến thức liên quan đến số tự
nhiên một cách vững vàng là vấn đề hết sức quan trọng. Muốn làm được điều đó
người giáo viên phải tìm hiểu về nội dung về phương pháp dạy học số tự nhiên.
Với đề tài “Tìm hiểu nội dung dạy học số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học”
là việc làm rất cần thiết đối với bản thân em. Là một sinh viên sư phạm, em luôn
trăn trở làm thế nào để tìm hiểu nội dung dạy học số tự nhiên trong môn Toán ở
Tiểu học một cách đầy đủ và chính xác nhất. Đây chính là lí do em quyết định
chọn đề tài này. Vậy nên, em đã chọn đi tìm hiểu về đề tài này để một lần nữa có
thể nắm chắc được nội dung dạy học số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về nội dung dạy học số tự nhiên trong môn
Toán ở Tiểu học. Nhằm nâng cao trình độ và sự hiểu biết cho học sinh.



3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học
- Phạm vi: Chương trình dạy học số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp trò chuyện, tham khảo ý kiến
5. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc đề tài gồm 2 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về dạy học số tự nhiên trong môn Toán ở
Tiểu học
Chương 2. Phương pháp dạy học số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC SỐ TỰ NHIÊN
TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
1.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học về số tự nhiên
Như chúng ta đã biết, việc nhận thức của học sinh Tiểu học chủ yếu bằng
cảm tính. Sự chú ý của học sinh còn bị phân tán, lại thiếu khả năng phân tích dễ
bị lôi cuốn vào trực quan, do đó thiếu khả năng tổng hợp. Vì vậy, phương pháp
trực quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học môn Toán ở Tiểu học.
Mặt khác việc phát triển trí tuệ, năng lực chú ý, trí nhớ của trẻ em kém phần bền
vững. Vì vậy không nên kéo dài nội dung học bài học quá lâu sẽ khiến cho trẻ
mệt mỏi và chán nản. Phải sử dụng kết hợp đan xen, vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng nội dung của bài học để giúp
học sinh tập trung chú ý cao hơn và có hứng thú trong học tập.
1.2. Nội dung chương trình số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học
1.2.1. Khái niệm số tự nhiên

Số tự nhiên là một khái niệm trừu tượng. Đó là thuộc tính chung nhất của
các tập hợp tương đương. Do đó, để nhận thức được khái niệm số tự nhiên đòi
hỏi HS phải có khả năng trửu tượng hóa cao, khái quát hóa cao nhưng HS Tiểu
học còn hạn chế trong nhận thức. Vì thế để HS Tiểu học hiểu được bản chất của
só tự nhiên cần phải giới thiệu qua một quá trình với các mức độ khác nhau và
bằng nhiều cách khác nhau kết hợp với cơ chế logic hình thành khái niệm với
kinh nghiệm sống của HS. Muốn vậy GV phải hiểu rõ bản chất số học của số tự
nhiên, dụng ý và cách trình bày của SGK để từ đó đưa ra cách dạy hợp lí.
1.2.2. Nội dung dạy học số tự nhiên trong chương trình Toán lớp 1
- Khái niệm các số tự nhiên (đọc, viết, phân tích cấu tạo trong phạm vi
100).
- So sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên có 2 chữ số.
- Hình thành kĩ năng cộng, trừ các số tự nhiên (không nhớ) trong phạm vi
100.
1.2.3. Nội dung dạy học số tự nhiên trong chương trình Toán lớp 2


- Hình thành khái niệm số tự nhiên (đọc, viết, phân tích cấu tạo) số tự
nhiên trong phạm vi 1000.
- So sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên có 3 chữ số.
- Hình thành kĩ năng cộng, trừ có nhớ các số tự nhiên trong phạm vi
1000, không nhớ trong phạm vi 1000.
- Hình thành khái niệm phép nhân, phép chia và các bảng nhân, chia
trong phạm vi 5.
- Hình thành tên gọi thành phần các phép tính. Cách tìm thành phần chưa
biết trong phép cộng, trừ, nhân, chia (số bị chia).
1.2.4. Nội dung dạy học số tự nhiên trong chương trình Toán lớp 3
- Khái niệm hàng trong các số tự nhiên (đọc, viết, phân tích cấu tạo số
trong phạm vi 100 000).
- So sánh và sắp thứ tự các số tự niên có 5 chữ số (trong phạm vi 100

000).
- Cộng, trừ không nhớ và có nhớ các số tự nhiên trong phạm vi 100 000 .
- Các bảng nhân, chia trong phạm vi 10. Kĩ năng nhân chia ngoài bảng
(cho số có một chữ số).
- Biểu thức số và cách tính giá trị biểu thức số có và không có dấu ngoặc
đơn.
1.2.5. Nội dung dạy học số tự nhiên trong chương trình Toán lớp 4
- Khái niệm các số tự nhiên; dãy số tự nhiên (đọc, viết, phân tích cấu tạo
số trong phạm vi lớp triệu).
- So sánh và sắp thứ tự các số tự niên có 6 chữ số (trong phạm vi lớp
triệu).
- Cộng, trừ không nhớ và có nhớ các số tự nhiên trong phạm vi lớp triệu
(có 6 chữ số).
- Nhân chia ngoài bảng (cho số có hai, ba chữ số).
- Tính giá trị biểu thức có chứa một, hai, ba chữ số (có và không có dấu
ngoặc đơn).


1.3. Mục đích và yêu cầu dạy học số tự nhiên ở Tiểu học
1.3.1. Mục đích dạy học số tự nhiên ở Tiểu học
* Kiến thức
- Nhằm trang bị cho HS Tiểu học một số kiến thức cơ bản về số tự nhiên
- Trang bị những kĩ thuật tính nhẩm, tính viết trên các số tự nhiên có
nhiều chữ số cho HS Tiểu học.
* Kỹ năng
- HS biết đếm và có kĩ năng đếm số lượng đồ vật trong hiện thực khách
quan, biểu thị đúng kết quả của phép đếm.
* Thái độ
- HS có thái độ tích cực và yêu thích số tự nhiên
1.3.2. Yêu cầu dạy học số tự nhiên ở Tiểu học

* Lớp 1:
- Các số đếm 100:
+ Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
+ Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
+ Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng.
+ Biết so sánh các số trong phạm vị 100.
+ Bước đầu nhận biết thứ tự các số trên tia số.
- Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10:
+ Thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và biết cộng, trừ
nhẩm trong phạm vi 10.
+ Biết dựa vào các bảng cộng, trừ để tìm một thành phần chưa biết
trong phép tính.
+ Bước đầu nhận biết về vai trò của số 0 trong phép cộng và phép
trừ; biết tính giá trị ác biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ
(tính theo thứ tự từ trái sang phải).
- Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100:
+ Biết đặt tính (theo cột dọc) và thực hiện phép cộng, phép trừ
không nhớ các số trong phạm vi 100.


+ Biết cộng, trừ nhẩm (không nhớ): Hai số tròn chục, số có hai chữ
số với số có một chữ số (trong trường hợp phép cộng, phép trừ ở cột đơn
vị dễ thực hiện bằng nhẩm).
* Lớp 2:
- Các số trong phạm vi 1000:
+ Biết đếm, đọc, viết các số đến 1000.
+ Nhận biết được giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số.
+ Biết phân tích số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số
đơn vị và ngược lại.
+ Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn

hoặc ngược lại.
- Phép cộng và phép trừ các số có đến ba chữ số:
+ Thuộc hàng cộng, trừ trong phạm vi 20.
+ Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
+ Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
+ Biết cộng, trừ nhẩm số có ba chữ số với số có một chữ số hoặc
với số tròn chục hoặc với số tròn trăm (không nhớ).
+ Biết đặt tính và tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.
+ Biết đặt tính và tính cộng, trừ (không nhớ) các số có đến ba chữ
số.
+ Biết tính giá trị của các biểu thức số có không quá hai dấu phép
tính cộng, trừ (trường hợp đơn giản, chủ yếu với các số có không quá hai
chữ số) không có nhớ.
- Phép nhân và phép chia:
+ Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5; biết nhân, chia nhẩm
trong các trường hợp sau: Các phép nhân, chia trong phạm vi các bảng
tính đã học (bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5).
+ Nhân, chia số tròn chục, tròn trăm với (cho) số có một chữ số
(trong trường hợp đơn giản).
* Lớp 3:


- Các số đếm 100000:
+ Biết đếm trong phạm vi 100000: đếm thêm 1, đếm thêm 1 chục,
đếm thêm 1 trăm, đếm thêm 1 nghìn.
+ Biết đọc, viết các số đến 100000.
+ Biết tên gọi các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng
nghìn, hàng chục nghìn) và nêu giá trị theo vị trí của mỗi chữ số; biết mối
quan hệ giữa đơn vị của hai hàng kề nhau.
+ Biết viết một số thành tổng các số theo các hàng và ngược lại.

+ Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các
chữ số để so sánh các số có tới 5 chữ số; biết xác định số lớn nhất, số bé
nhất trong một nhóm có không quá 4 số cho trước.
+ Biết sắp xếp các số có đến 5 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc
ngược lại (nhiều nhất là 4 số).
- Phép cộng, phép trừ:
+ Biết đặt tính và thực hiện phép cộng các số có đến 5 chữ số có
nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp.
+ Biết đặt tính và thực hiện phép trừ các số có đến 5 chữ số có nhớ
không quá hai lượt và không liên tiếp.
+ Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn.
- Phép nhân, phép chia:
+ Biết đặt tính và thực hiện phép nhân các số có đến 5 chữ số với số
có 1 chữ số, có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp nhau.
+ Biết đặt tính và thực hiện phép chia các số có đến 5 chữ số cho số
có 1 chữ số (chia hết hoặc chia có dư).
+ Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, bảng chia.
+ Biết nhân, chia nhẩm các số tròn hục, tròn trăm, tròn nghìn ... với
(cho) số có 1 chữ số (trường hợp đơn giản).
* Lớp 4:
- Đọc, viết, so sánh các số tự nhiên:
+ Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.


+ Biết so sánh các số có đến sáu chữ số.
+ Biết sắp xếp bốn số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ
bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
- Dãy số tự nhiên và hệ thập phân:
+ Bước đầu nhận biết một số đặc điểm của dãy số tự nhiên: Nếu
thêm 1 vào một số tự nhiên thì được số tự nhiên liền sau nó, bớt 1 ở một

số tự nhiên (khác 0) thì được số tự nhiên liền trước nó; Số 0 là số tự nhiên
bé nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất (dãy số tự nhiên kéo dài mãi).
+ Nhận biết các hàng trong mỗi lớp. Biết giá trị của mỗi chữ số
theo vị trí của nó trong mỗi số.
+ Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: Biết đặt tính và thực hiện
phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số, không nhớ hoặc có nhớ
không quá ba lượt và không liên tiếp; Bước đầu biết sử dụng tính chất
giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên trong thực
hành tính; Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn
(dạng đơn giản).
+ Phép nhân, phép chia các số tự nhiên: Biết đặt tính và thực hiện
phép nhân các số có nhiều chữ số với các số có không quá ba chữ số (tích
có không quá 6 chữ số); Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán, tính
chất kết hợp của phép nhân và tính chất nhân một tổng với một số trong
thực hành tính; Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có nhiều chữ số
cho số có không quá hai chữ số (thương có không quá ba chữ số); Biết
nhân nhẩm với 10, 100, 1000; chia nhẩm cho 10, 100, 1000.
+ Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu
chia hết cho 2, 5, 9, 3 trong một số tình hướng đơn giản.
1.3.3. Ứng dụng số tự nhiên
- Giải toán về số tự nhiên.
- Thực hiện các phép tính diện tích, số đo.
- Tính số lượng của vật.


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SỐ TỰ NHIÊN TRONG MÔN
TOÁN Ở TIỂU HỌC
2.1. Phương pháp dạy học khái niệm số tự nhiên
* Về bản chất, khái niệm số tự nhiên ở Toán 1 được hình thành theo tư
tưởng bản số của tập hợp.

* Khi dạy hình thành khái niệm số tự nhiên, GV có thể tổ chức theo 5
bước sau:
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ nhận thức, định hướng sự chú ý và nhu cầu
nhận thức của HS vào đối tượng số mới.
Bước 2: GV tổ chức các hoạt động của HS trên phương tiện (đồ dùng) cụ
thể để tích lũy số liệu, các dữ liệu, dấu hiệu có liên quan.
Bước 3: Trừu tượng hóa, loại bỏ dần những dấu hiệu không bản chất, thay
thế các hình ảnh trực quan cụ thể bằng mô hình tượng trưng chỉ giữ lại các dấu
hiệu đặc trưng (số lượng).
Bước 4: Khái quát hóa, làm quen kí hiệu, tên gọi, tập viết kí hiệu số, nhận
dạng kí hiệu số, vị trí của số trong dãy số đã học.
Bước 5: Chỉ ra các tập hợp đồ vật biểu hiện đúng số mới.
VD 2.1: Hình thành số 6
- Bước 1, 2, 3: Lập số 6.
+ GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nói “Có 5 bạn đang chơi, một bạn
đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?”. GV nhắc lại “Có 6 bạn”.
Yêu cầu HS lấy ra 5 hình tròn sau đó lấy thêm 1 hình tròn và nói: “5 hình tròn
thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn”. Gọi học sinh nhắc lại.
+ GV cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK và giải thích thêm “5 chấm
tròn thê 1 chấm tròn là 6 chấm tròn. 5 con tính thêm 1 con tính là 6 con tính”.
Gọi HS nhắc lại.
+ GV chỉ vào tranh vẽ yêu cầu HS nhắc lại “Có 6 em, 6 chấm tròn, 6 con
tính”... GV nêu “ các nhóm này đều có số lượng là 6”.
- Bước 4: Giới thiệu về chữ số sáu in và sau viết.
+ GV nêu: “ Số 6 được viết (biểu diễn) bằng chữ số sáu”.


+ GV giới thiệu chữ số sáu in và sáu viết.
+ GV giơ tấm bìa có chữ số sáu, HS đọc “sáu”.
+ Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy 1, 2, 3, 4, 5, 6. GV hướng dẫn HS

đếm từ 1 đến 6 rồi đọc ngược lại từ 6 đến 1. GV giúp HS nhận ra số 6 liền sau
số 5 trong dãy 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Bước 5: Thực hành
VD 2.2: Hình thành số tự nhiên
Bước 1
Hình ảnh trực quan

Bước 2
Phân tích cấu
tạo
Chục Đơn vị

Bước 3
Kí hiệu
(viết
số)

Bước 4
Tên gọi
(đọc số)

Mười hai

Hai
mươi ba

2.2. Phương pháp dạy học so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên
* Hình thành cách so sánh số tự nhiên trong phạm vi 10 (cho HS lớp 1):
Bằng giải pháp trực quan cụ thể. GV tổ chức hoạt động nối tương ứng 1- 1 giữa
các đồ vật gần gũi, giúp HS nhận thức được sự nhiều hơn, ít hơn giữa các tập

hợp, từ đó hình thành khái niệm số lớn, số bé.
* Khi dạy nội dung này, GV cần chú ý 3 thao tác:
- Nối tương ứng 1 – 1 giữa các đồ vật của 2 tập hợp (giải pháp trực quan
cụ thể).
- Diễn tả bằng ngôn ngữ tự nhiên (nhiều hơn – ít hơn).
- Chính xác hóa bằng ngôn ngữ và kí hiệu toán học “ lớn hơn” và dấu >,
“bé hơn” và dấu <.


VD 2.3. Bài: 38 + 25 (Toán lớp 3. Trang 21)
Bài 4:
>

8 + 4 .... 8 + 5

18 + 8 .... 19 + 9

< ?

9 + 8 .... 8 + 9

18 + 9 .... 19 + 8

=

9 + 7 .... 9 + 6

19 + 10 .... 10 + 18

* Dấu hiệu so sánh số tự nhiên trong phạm vi 100 (1000): Đều dựa vào

nguyên tắc trên những bước đầu rút ra nhận xét, tập khái quát và so sánh theo số
trăm, số chục, số đơn vị.
VD 2.4. Bài: So sánh các số có ba chữ số (Toán lớp 2. Trang 148)
Bài 1:
>
< ?
=

127 .... 121

865 .... 865

124 .... 129

648 .... 684

182 .... 192

749 .... 549

* Dấu hiệu so sánh số tự nhiên trong phạm vi 100 000 và lớn hơn (lớp 3,
4): Dựa vào phân tích cấu tạo hàng của số tự nhiên, từ đó hình thành quy tắc
tổng quát so sánh theo cấu tạo hàng và lớp.
VD 2.5. Bài: So sánh các số trong phạm vi 100 000 (Toán lớp 3. Trang
146)
Bài 2:
>

89 156 .... 98 516


67 628 .... 67 728

< ?

69 731 .... 69 713

89 999 .... 90 000

=

79 650 ... 79 650

78 659 ... 76 860

2.3. Phương pháp dạy học bốn phép tính trên tập số tự nhiên ở Tiểu học
Để hình thành bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia cho HS Tiểu học ta
thường làm các bước sau:
Bước 1: Hình thành khái niệm phép tính gồm: Hình thành biểu tượng , ý
nghĩa, dấu phép tính, tên gọi thành phần trong phép tính.


- Biểu tượng đặc trưng của phép cộng là hình ảnh hợp của hai tập hợp
không giao nhau với ý nghĩa: thêm vào, gộp vào, nhiều hơn,...
Hình 1.

- Biểu tượng đặc trưng của pháp trừ là hình ảnh còn lại số phần tử thuộc
phần bù của một tập hợp với ý nghĩa: bớt đi, cho đi, làm mất đi một số phần tử
nào đó
Hình 2.


Bớt đi

Cho đi

- Biểu tượng đặc trưng của pháp nhân là hình ảnh các tập hợp có số phần
tử giống nhau được lấy nhiều lần với ý nghĩa gấp lên nhiều lần hoặc tổng các số
bằng nhau.
Hình 3.

- Biểu tượng đặc trưng của phép chia là hình ảnh với ý nghĩa chia đều
chia thành các nhóm.


Hình 4a. Phép chia đều

Bạn A

Bạn B

Hình 4b. Phép chia theo nhóm

Bước 2: Hình thành kĩ thuật tính bao gồm:
- Kĩ thuật tính trong bảng: Chú ý về PPDH khi xây dựng bảng tính, cách
tích hóa hoạt động cảu HS, giúp các em tự lập và học thuộc.
- Kĩ thuật tính ngoài bảng: Chú ý PPDH khi hình thành các thao tác tính
nhẩm và kiến thức cơ sở là các bảng tính.
Bước 3: Rèn kĩ năng tính với 4 phép tính: Chú ý nghiên cứu kĩ mức độ
yêu cầu cho mỗi phép tính ở từng lớp, từng tiết.
Bước 4: Hình thành các tính chất của các phép tính và các quy tắc nhẩm
nhanh kết quả tính, chú ý giúp HS hiểu tính chất và cơ sở của quy tắc nhẩm.

2.3.1. Phép cộng
* Nội dung dạy học phép cộng trong chương trình Toán lớp 1:
- Hình thành kĩ năng cộng (trừ) các số tự nhiên (không nhớ) trong phạm
vi 100.
* Nội dung dạy học phép cộng trong chương trình Toán lớp 2 gồm:


- Hình thành kĩ năng cộng có nhớ các số tự nhiên trong phạm vi 100,
không nhớ trong phạm vi 1000.
- Hình thành tên gọi thành phần các phép tính. Cách tìm thành phần chưa
biết trong phép cộng.
* Nội dung dạy học phép cộng trong chương trình Toán lớp 3 gồm:
- Cộng không nhớ và có nhớ các số tự nhiên trong phạm vi 100 000.
- Biết thử số và cách tính giá trị biểu thức có và không có ngoặc đơn.
* Nội dung dạy học phép cộng trong chương trình Toán lớp 4 gồm:
- Cộng không nhớ và có nhớ các số tự nhiên trong phạm vi triệu (có 6 chữ
số).
- Tính giá trị biểu thức có chứa một, hai, ba chữ số (có và không có dấu
ngoặc đơn).
2.3.1.1. Phương pháp hình thành phép cộng
* Để hình thành phép toán cộng ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Hình thành khái niệm phép cộng gồm: Hình thành biểu tượng ý
nghĩa, dấu phép tính, tên gọi thành phần trong phép tính. Việc hình thành khái
niệm phép tính cần chú ý tới ý nghĩa của phép tính và biểu tượng đặc trưng.
+ Biểu tượng đặc trưng của phép cộng là hình ảnh hợp của 2 tập hợp
không giao nhau, với ý nghĩa thêm vào, gộp vào nhiều hơn.
Bước 2: Hình thành kĩ thuật tính gồm:
- Kĩ thuật tính trong bảng
Để thực hiện phép cộng, trừ hai số tự nhiên bất kì lớn hơn 0, HS cần học
thuộc các bảng cộng và trừ (không nhớ) trong phạm vi 20 và nắm chắc kĩ thuật

(tính) thực hiện phép tính. Vì vậy, lập các bảng tính sẽ giúp HS làm tính trong
phạm vi các bảng tính và chuẩn bị cho cộng, trừ các số.
Khi lập công thức trong bảng tính nên sử dụng các đồ dùng trực quan và
tổ chức HS hoạt động theo sơ đồ. Cách tổ chức HS hoạt động theo sơ đồ quen
thuộc sẽ thành lập được 4 công thức cộng và trừ:
2+3=5
3+2=5


5–2=3
5–3=2
- Kĩ thuật tính ngoài bảng SGK chú ý về PPDH khi hình thành các thao
tác nhẩm và kiến thức cơ sở là các bảng cộng trong phạm vi 10, bảng cộng có
nhớ trong phạm vi 20.
Chẳng hạn khi hình thành kĩ năng cộng có nhớ cho HS lớp 2, chúng ta cần
chú ý đến 3 thao tác sau:
+ Thao tác 1: Đặt tính ( sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau).
+ Thao tác 2: Thực hiện tính cộng từ trên xuống dưới, từ phải qua trái.
+ Thao tác 3: Kiểm tra kết quả.
Bước 3 : Rèn kĩ năng tính, cần chú ý tới mức độ yêu cầu cho mỗi phép
tính ở từng lớp, tưng tiết khác nhau.
Bước 4: Hình thành các tính chất của các phép tính cộng và các quy tắc
nhẩm nhanh kết quả. Giúp HS hiểu được tính chất và cơ sở của quy tắc nhẩm.
Lựa chọn các dạng bài tập để HS có cơ hội thực hành tính nhẩm.
VD 2.6. Bài: Phép cộng trong phạm vi 4 (Toán lớp 1)
Các bước
Bước 1

Hoạt động của GV
*Lập phép tính 3 + 1


Hoạt động của HS

Nêu đề toán kết hợp lệnh cho HS:
+Lấy 3 que tính;

-Thực hành theo lệnh của GV.

+Lấy thêm 1 que tính nữa;
+Muốn biết đã lấy tất cả bao nhiêu que . 3 + 1
tính làm như thế nào?
Bước 2
Bước 3

+ Tự gộp số que tính và tìm kết quả?
GV theo dõi và hướng dẫn HS chậm.
Cho HS báo cáo cách làm và kết quả.

. Tự thực hành.
. Từng HS nêu ý kiến:
+ Lấy 1 que tính thêm vào 3
que tính để được 4 que tính.
+ Đếm tất cả được 4 que tính;

Bước 4

- GV tổng kết các cách làm.
- Khảng định cách làm khoa học nhất:



cách 1 của HS.
- GV thao tác lại
- Chốt: 3 + 1 = 4

- Nhắc lại

- Hướng dẫn cách đặt tính: như SGK
* Lập bảng cộng
- Lệnh cho HS gộp số que tính ứng với
phép tính: 2 + 2 = 4, 1 + 3 = 4.

-Thực hành và nêu phép tính.

- GV ghi bảng lần lượt từng phép tính.
- Đọc thuộc lòng bảng cộng .
2.3.1.2. Tính chất của phép cộng
- Tính chất giao hoán của phép cộng được thể hiện ngay khi HS thực hành
lập bảng cộng trong phạm vi từ 3 đến 10. Tính chất giao hoán được phát biểu
một cách tổng quát dưới dạng biểu thức chữ của: a+b = b+a (khi đổi chỗ các số
hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi). GV hình thành tính chất giao hoán
cho HS bằng con đường thực hành quy nạp chứ không được chứng minh cụ thể.
VD 2.7: 3 + 5 = 5 + 3
- Tính chất kết hợp cũng được phát biểu tổng quát ở lớp 4: a+b+c = a+
(b+c) (khi cộng một tổng của hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với
tổng của số thứ hai và số thứ ba). Tính chất này cũng được hình thành con
đường thực hành quy nạp từ việc tính những trường hợp
VD 2.8: 6 + 3 + 7 = 6 + (3+7)
2.3.2. Phép nhân
* Việc hình thành phép nhân trong SGK Tiểu học cũng tuân theo các
bước hình thành phép cộng. Cụ thể như sau:

Bước 1: Hình thành khái niệm phép nhân gồm: Hình thành biểu tượng, ý
nghĩa, dấu phép tính, tên gọi thành phần trong phép tính. Việc hình thành khái
niệm phép tính cần chú ý tới ý nghĩa của phép tính và các biểu tượng đặc trưng.


- Biểu tượng đặc trung của phép nhân là hình ảnh các tập hợp có số phần
tử giống nhau được lấy nhiều lần, với ý nghĩa gấp lên nhiều lần hoặc tổng các số
bằng nhau.
- Việc hình thành phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng
bằng nhau được tiến hành cụ thể như sau:
+ GV cho HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn, hỏi HS “Tấm bìa có mấy
chấm tròn”. Cho HS lấy 5 tấm bìa như thế và nêu câu hỏi để HS trả lời “Có 5
tấm bìa mỗi tấm đều có 2 chấm tròn (hoặc hai chấm tròn được lấy 5 lần), Hỏi có
tất cả bao nhiêu chấm tròn?”.
+ GV hướng dẫn HS trả lời: “Muốn biết có bao nhiêu chấm tròn thì
phải tính tống 2+2+2+2+2 = 10 (chấm tròn)”.
+ GV hướng dẫn để HS nhận xét: “Tổng của 2+2+2+2+2 có 5 số hạng
và mõi số hạng đều bằng 2”.
+ GV giới thiệu: “2+2+2+2+2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều
bằng 2, ta chuyển thành phép tính nhân, viết như sau: 2×5 = 10”.
+ GV nêu cách đọc phép nhân 2×5=10 (đọc là: hai nhân năm bằng
mười) và giới thiệu dấu “×” gọi là dấu nhân (chỉ vào số 2) 2 được gọi là thừa số,
và 5 cũng được gọi là thừa số, 10 được gọi là tích.
+ GV hướng dẫn HS thực hành đọc, viết phép nhân: 2×5=10
+ GV có thể giúp HS nhận ra chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới
chuyển được thành phép nhân.
Bước 2: Hình thành kĩ thuật tính bao gồm:
- Kĩ thuật tính trong bảng, chú ý về PPDH khi xây dựng bảng tính, cách
tích hóa hoạt động học tập của HS, giúp các em tự lập bảng và học thuộc.
Chẳng hạn như lập bảng nhân ta cho HS thực hiện các thao tác sau:

+ Thao tác 1: Sử dụng các thẻ có ghi các chấm tròn để hình thành các
biểu tượng trực quan về phép nhân với 2.
+ Thao tác 2: dùng ngôn ngữ tự nhiên để nêu kết quả của từng phép
nhân với 2.
+ Thao tác 3: Viết các phép tính để hình thành bảng nhân 2.


+ Thao tác 4: Học thuộc bảng nhân đã lập, trên cơ sở 3 cột của bảng
nhân. Thực hiện tương tự với các bảng nhân khác.
- Kĩ thuật ngoài bảng, chú ý về PPDH khi hình thành các thao tác nhẩm
và kiến thức cơ sở là bảng nhân 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Chẳng hạn khi hình thành kĩ năng nhân có nhớ cho HS lớp 3 nhân số có
3 chữ số với số có một chữ số được tiến hành theo các thao tác sau:
+ Thao tác 1: đặt tính (đật tính theo hàng dọc).
+ Thao tác 2: Thực hiện quy tắc nhân dọc.
+ Thao tác 3: Kết luận viết theo hàng ngang
Bước 3: rèn kĩ năng tính
Bước 4: Hình thành các tính chất của các phép tính và quy tắc nhẩm
nhanh kết quả tính.
2.3.2.1. Tính chất của phép nhân
- Tính chất giao hoán
- Tính chất kết hợp
- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
VD 2.9.
- Tính chất giao hoán
2 × 25 × 5
= 2 × 5 × 25
= 10 × 25
= 250
- Tính chất kết hợp

(4 × 35) × 25 = (25 × 4) × 35
= 100 × 35
= 3500
- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
5 × ( 2 + 8) = 5 × 2 + 5 × 8
= 10 + 40
= 50


KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về đề tài “ Tìm hiểu nội dung dạy học số tự nhiên
trong môn Toán ở Tiểu học” em thấy rằng: Các kiến thức của môn Toán ở Tiểu
học có rất nhiều ứng dụng không chỉ đối với vốn kiến thức tạo nên cho HS mà
còn có cả các ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày và nó còn là cơ sở đặt nền
móng cơ sở để các em học tập tiếp môn Toán ở các cấp bậc cao hơn.
Số tự nhiên là một trong những mảng kiến thức cơ bản và là một thành
phần không thể thiếu trong chương trình Toán ở Tiểu học. Trong mỗi dạng toán,
mỗi kiểu bài đều có liên quan tới số tự nhiên. Bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia là bốn phép tính tạo nên các dạng bài toán học. Từng bài với từng mục đích
khác nhau, với từng nội dung khác nhau nhằm phù hợp với trình độ của từng lớp
học sinh.
Tuy nhiên không chỉ có các mảng kiến thức về số tự nhiên mà còn có rất
nhiều các mảng kiến thức khác trong Số học, và trong Hình học cũng rất quan
trọng, vì thế chúng ta cần sử dụng, phân bố lượng kiến thức sao cho thật hợp lý
để giúp các em học sinh ngày càng tiến bộ hơn.


MỤC LỤC




×