Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu một số phải pháp kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu đối với một số cây nông nghiệp vùng lưu vực sông phó đáy, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÂY
NÔNG NGHIỆP VÙNG LƢU VỰC SÔNG PHÓ ĐÁY,
TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÂY
NÔNG NGHIỆP VÙNG LƢU VỰC SÔNG PHÓ ĐÁY,
TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Lan



Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước Khoa
và Nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016

Ngƣời viết cam đoan


ii
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan đã tận tình
hƣớng dẫn và quý thầy cô khoa Môi Trƣờng, phòng đào tạo sau đại học đã
truyền đạt những kiến thức quý báu trong chƣơng trình cao học và giúp đỡ
kinh nghiệm để em hoàn thành luận văn đƣợc thuận lợi.
Xin chân thành cám ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Tuyên Quang, phòng Nông nghiệp huyện Sơn Dƣơng đã tạo điều kiện giúp đỡ

trong việc cung cấp các số liệu, tài liệu quý giá để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân
đã quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thùy Linh


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................... iii
DANH MỤC C C TỪ VI T T T .............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết............................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 4
1.1. Các khái niệm chung về Biến đổi khí hậu ............................................... 4
1.1.1. Khái niệm về Biến đổi khí hậu.............................................................. 4
1.1.2. Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu ...................................................... 6

1.2. Biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam ................................................ 10
1.2.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu ...................................................................... 10
1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................................................................ 15
1.2.2.1. Sự thay đổi về nhiệt độ ...................................................................... 15
1.2.2.2. Sự thay đổi về lƣợng mƣa .................................................................. 16
1.2.2.3. Diễn biến của các yếu tố khác ............................................................ 17
1.3. Tác động của BĐKH đến nông nghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam ....... 17
1.3.1. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp trên Thế giới ........... 17
1.3.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.............. 21


iv
1.4. Biện pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ...... 26
1.4.1. Định hƣớng chung về sản xuất nông nghiệp đối với BĐKH............... 26
1.4.2. Một số biện pháp thích ứng của ngƣời dân .......................................... 27
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................... 30
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 30
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp......................... 31
2.3.3. Phƣơng pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ......................... 31
2.3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................... 32
2.3.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật thích ứng với BĐKH
đối với cây lúa ................................................................................................. 32
2.3.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật thích ứng với BĐKH
đối với cây ngô ................................................................................................ 34

2.3.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật thích ứng với BĐKH
đối với cây lạc ................................................................................................. 39
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 43
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lƣu vực sông Phó Đáy, huyện Sơn
Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang .............................................................................. 43
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 43
3.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 43
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 44
3.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 44


v
3.1.1.4. Thủy văn............................................................................................. 45
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 46
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 48
3.1.2.1. Dân số................................................................................................. 48
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .................................................. 48
3.2. Tình hình BĐKH tại lƣu vực sông Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng ............. 50
3.2.1. Diễn biến nhiệt độ tại lƣu vực sông Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng ......... 50
3.2.2. Diễn biến về sự thay đổi lƣợng mƣa tại LVS Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng 55
3.2.3. Diễn biến các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ........................................ 56
3.3. Ảnh hƣởng của BĐKH đến một số cây trồng nông nghiệp ..................... 59
3.3.1. Ảnh hƣởng của BĐKH đến cây lúa ...................................................... 62
3.3.2. Ảnh hƣởng của BĐKH đến cây ngô ..................................................... 64
3.3.3. Ảnh hƣởng của BĐKH đến cây lạc....................................................... 65
3.4. Hoạt động thích ứng với BĐKH của địa phƣơng đối với một số cây trồng
nông nghiệp vùng lƣu vực sông Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng......................... 66
3.4.1. Dự báo hiện tƣợng thời tiết xấu phục vụ sản xuất nông nghiệp ........... 66
3.4.2. Hoạt động thích ứng với BĐKH đối với một số cây nông nghiệp tại

địa phƣơng ....................................................................................................... 67
3.5. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật thích ứng với BĐKH đối với một số cây
trồng nông nghiệp lƣu vực sông Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng ........................ 72
3.5.1. Giải pháp kỹ thuật thích ứng với BĐKH đối với cây lúa ..................... 72
3.5.1.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn ....................................... 72
3.5.1.2.Các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa chịu hạn BG1 ............................ 72
3.5.2. Giải pháp kỹ thuật thích ứng với BĐKH đối với cây ngô .................... 74
3.5.2.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống ngô chịu hạn ...................................... 74
3.5.2.2. Các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô chịu hạn ................................... 76
3.5.3. Giải pháp kỹ thuật thích ứng với BĐKH đối với cây lạc ..................... 77
3.5.3.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống lạc chịu hạn ........................................ 77


vi
3.5.3.2. Các biện pháp kỹ thuật canh tác lạc chịu hạn .................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 80
1. Kết luận ....................................................................................................... 80
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
I. Tài liệu Tiếng Việt ....................................................................................... 83
II. Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................... 85
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNN :

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


Bộ TNMT

:

Bộ Tài nguyên và môi trƣờng

BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

CVCA

:

Climate Vulnerability and Capacity Analysis
Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng và năng lực thích
ứng với BĐKH

HTTTX

:

Hiện tƣợng thời tiết xấu

PCC

:


International on Climate Change
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

KTBĐ

:

Kiến thức bản địa

KT - XH

:

Kinh Tế - Xã Hội

LVS

:

Lƣu vực sông
Ủy Ban Nhân Dân

UBND
UNDP

:

United Nations Development Programme
Liên Hiệp Quốc



viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu và các phƣơng pháp đánh giá đối với cây lúa ............ 33
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu và các phƣơng pháp đánh giá đối với cây ngô ........... 35
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp đánh giá đối với cây lạc ..... 40
Bảng 3.1. Tổng hợp thông tin BĐKH tại địa phƣơng ..................................... 58
Bảng 3.2. Tác động của BĐKH đến 1 số cây trồng nông nghiệp ................... 59
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất lúa huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2011-2015. 62
Bảng 3.4. Diện tích, năng suất ngô huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2011-2015 64
Bảng 3.5. Diện tích, năng suất lạc huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2011-2015 . 65
Bảng 3.6. Phƣơng thức canh tác mới đƣợc ngƣời dân áp dụng trong 10
năm qua ............................................................................................ 67
Bảng 3.7. Một số kinh nghiệm của ngƣời dân trong xử lý sâu bệnh đối với
một số cây trồng nông nghiệp.......................................................... 69
Bảng 3.8. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa ........................................ 72
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa vụ
Xuân 2016 ........................................................................................ 72
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng mật độ gieo cấy đến năng suất giống lúa BG1 .......... 73
Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất ngô vụ Đông Xuân 2015 - 2016 74
Bảng 3.12. Năng suất của các giống ngô thí nghiệm trong điều kiện tƣới và
không tƣới ........................................................................................ 75
Bảng 3.13. Kết quả các chỉ tiêu sinh trƣởng và chiều cao của các giống ....... 77
Bảng 3.14. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................... 78


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian ................... 12
Hình 1.2: Xu hƣớng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005 ........................ 13

Hình 1.3: Biến đổi mực nƣớc biển theo thời gian .......................................... 14
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Sơn Dƣơng ............................................... 43
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống lƣu vực sông Phó Đáy, tỉnh Tuyên Quang ............ 46
Hình 3.3. Xu hƣớng nhiệt độ trung bình tại lƣu vực sông Phó Đáy huyện Sơn
Dƣơng giai đoạn 1980 - 2015 ............................................................ 50
Hình 3.4. Xu hƣớng gia tăng nhiệt độ vào mùa xuân LVS Phó Đáy huyện Sơn
Dƣơng giai đoạn 1980-2015 .............................................................. 51
Hình 3.5. Xu hƣớng gia tăng nhiệt độ vào mùa hè LVS Phó Đáy huyện Sơn
Dƣơng giai đoạn 1980-2015 .............................................................. 52
Hình 3.6. Xu hƣớng gia tăng nhiệt độ vào mùa thu LVS Phó Đáy huyện Sơn
Dƣơng giai đoạn 1980-2015 .............................................................. 53
Hình 3.7. Xu hƣớng gia tăng nhiệt độ vào mùa đôngs LVS Phó Đáy huyện
Sơn Dƣơng giai đoạn 1980-2015 ...................................................... 53
Hình 3.8. Tổng lƣợng mƣa TB cả năm LVS Phó Đáy, huyện Sơn Dƣơng giai
đoạn 1970 -2015 ................................................................................ 55
Hình 3.9: Tổng lƣợng mƣa các mùa trong năm ở LVS Phó Đáy, huyện Sơn
Dƣơng giai đoạn 1970 - 2015 ........................................................... 56
Hình 3.10. Diện tích và năng suất lúa LVS Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng giai
đoạn 2011-2015 ................................................................................. 63
Hình 3.11. Diện tích và năng suất ngô LVS Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng giai
đoạn 2011-2015 ................................................................................. 64
Hình 3.12. Diện tích và năng suất lạc LVS Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng giai
đoạn 2011-2015 ................................................................................. 65


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề đang đƣợc quan tâm, ngày
càng có tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của con

ngƣời ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy
cảm đối với các yếu tố khí hậu nhƣ nhiệt độ, số ngày nắng, lƣợng mƣa… Các
hiện tƣợng thời tiết cực đoan gia tăng nhƣ nắng nóng kéo dài, rét hại, bão lụt,
hạn hán, mực nƣớc biển dâng… đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các vùng ven biển, vùng lƣu vực sông.
Việt Nam đƣợc các nhà khoa học đánh giá là đứng thứ 13 trong số 16
nƣớc hàng đầu chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, trong đó, nông
nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng sẽ chịu tác động nặng nề nhất do biến
đổi khí hậu (BĐKH) và nƣớc biển dâng. Theo TS. Phạm Ðồng Quảng, Phó
Cục trƣởng Cục Trồng trọt, tổng sản lƣợng sản xuất trồng trọt có thể giảm từ
1 - 5%, năng suất các cây trồng chính có thể giảm đến 10%, đặc biệt đối với
sản xuất lúa.
Những đợt hạn hán và nóng kéo dài liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng
trong cả nƣớc những năm gần đây cho thấy mức độ gia tăng ngày càng lớn
của tình trạng BĐKH. Hạn hán có năm làm giảm 20-30% năng suất cây trồng,
giảm sản lƣợng lƣơng thực, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh
hoạt của ngƣời dân. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở
một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất
dốc thuộc trung du, miền núi, gây ra những hệ lụy đáng kể đối với phát triển
bền vững ở Việt Nam.
Thích ứng cây trồng là biện pháp cần thiết để nền nông nghiệp có thể
đứng vững trƣớc các hình thái biến đổi khí hậu. Nông dân sẽ gặp phải những
khó khăn mà trƣớc đó họ chƣa có kinh nghiệm: Thời tiết thay đổi cực đoan,


2
nhiệt độ trung bình tăng cao, số ngày cực nóng và cực lạnh nhiều hơn, mùa vụ
lại có khuynh hƣớng rút ngắn, bức xạ mặt trời mạnh hơn, các áp lực về hạn,
ẩm hay mặn ngày càng cao, và sẽ xuất hiện các tập đoàn sâu hại cũng nhƣ các
bệnh mới.

Nằm trong bối cảnh chung đó, vùng lƣu vực sông Phó Đáy huyện Sơn
Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang chắc chắn cũng sẽ bị tác động của BĐKH toàn cầu.
Đây là một trong 3 lƣu vực sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang và
là lƣu vực chính cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp khu vực hạ huyện
Sơn Dƣơng, khu vực sẽ sử dụng nƣớc nhiều nên sẽ bị ảnh hƣởng nhiều của
BĐKH. Biến đổi khí hậu ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất cây trồng nông
nghiệp của ngƣời dân nơi đây, nơi mà nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Chính vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu về “Nghiên cứu một số phải pháp kỹ
thuật thích ứng với biến đổi khí hậu đối với một số cây nông nghiệp vùng
lưu vực sông Phó Đáy, tỉnh Tuyên Quang” là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ảnh hƣởng đến cây trồng nông
nghiệp và đề xuất đƣợc những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm
góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phƣơng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội lƣu vực sông Phó Đáy,
huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang.
- Tìm hiểu tình hình, xu thế biến đổi khí hậu tại lƣu vực sông Phó Đáy
huyện Sơn Dƣơng giai đoạn từ năm 1970-2015;
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của BĐKH đến nông nghiệp lƣu vực sông
Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng;
- Nghiên cứu các hoạt động thích ứng với BĐKH của địa phƣơng đối với
một số cây trồng nông nghiệp vùng lƣu vực sông Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng.


3
- Đề xuất đƣợc các giải pháp kỹ thuật thích ứng với BĐKH đối với một
số cây trồng nông nghiệp lƣu vực sông Phó Đáy huyện Sơn Dƣơng.
3. Yêu cầu của đề tài

- Các số liệu về khí tƣợng thủy văn thu thập trong vòng 35 năm (từ 1970
đến 2015.
- Số liệu thu thập đƣợc phải trung thực, khách quan, chính xác
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu phải có
tính khả thi và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phƣơng.
4. Ý nghĩa của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn sẽ cung cấp một cách có khoa học và hệ thống đối với tác động
của biến đổi khí hậu đến 1 số cây trồng nông nghiệp chính của ngƣời dân vùng
lƣu vực sông Phó Đáy, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang, đồng thời xây
dựng đƣợc mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với khu vực.
b) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề xuất đƣợc những giải pháp kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
- Giảm thiểu những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới môi trƣờng.


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm chung về Biến đổi khí hậu
1.1.1. Khái niệm về Biến đổi khí hậu
Có rất nhiều định nghĩa về Biến đổi khí hậu nhƣng ta có thể hiểu
BĐKH đƣợc dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vƣợt ra khỏi trạng
thái trung bình đã đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng là
một vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên
bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con ngƣời
làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
(Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2008).
Theo công ƣớc chung của LHQ về biến đổi khí hậu thì: Biến đổi khí

hậu là “những ảnh hƣởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi
trong môi trƣờng vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể
đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên
và đƣợc quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời.
Một số thuật ngữ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu Biến đổi khí hậu:
Thời tiết cực đoan là sự gia tăng cƣờng độ của các yếu tố thời tiết nhƣ sự
thay đổi của cực nhiệt độ (những đợt nóng với nhiệt độ cao xảy ra thƣờng xuyên
hơn, rét đậm hơn, bão nhiệt đới mạnh hơn, mƣa lớn tập trung hơn nhƣng nắng
hạn cũng gay gắt hơn...). Thời tiết cực đoan còn bao gồm cả hiện tƣợng các yếu
tố thời tiết diễn ra trái quy luật thông thƣờng.
Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất
định và khoảng thời gian dài (thƣờng là 30 năm), (Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng, 2008). Điều này trái ngƣợc với khái niệm thời tiết về mặt thời gian,
do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tƣơng lai gần. Khí hậu


5
của một khu vực ảnh hƣởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của
băng tuyết bao phủ cũng nhƣ các dòng nƣớc lƣu ở các đại dƣơng lân cận.
Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số về nhiệt độ và
lƣợng mƣa. Hàng năm thời tiết thƣờng biến động xung quanh giá trị trung
bình đặc trƣng của vùng khí hậu đó.
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại và mất mát
phát sinh từ một hoặc nhiều sự kiện. Rủi ro thảm họa là những tổn thất
tiềm ẩn (về tính mạng, tình trạng sức khỏe, các hoạt động sinh kế, tài sản và
các dịch vụ) mà thảm họa có thể gây ra cho một cộng đồng hoặc một xã
hội cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng
và giảm nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH (Luật Bảo vệ Môi trƣờng, 2014)

Khả năng thích ứng là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc
tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể đƣợc sử dụng nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu chung nhƣ giảm nhẹ rủi ro thiên tai và tận dụng các cơ hội
do nó mang lại.
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến
triển trong tƣơng lai các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà
kính, biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Kịch bản biến đổi khí hậu
khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ đƣa ra quan điểm về
mối ràng buộc giữa phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống khí hậu.
Thiên tai có nghĩa là các hiện tƣợng thiên nhiên gây ra sự tổn hại về
ngƣời và vật chất, hệ sinh thái và động vật nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa
phun trào, sóng thần, vòi rồng (lốc xoáy), núi lở, sạt lở đất. Thiên tai là hiện
tƣợng tự nhiên nhƣng có mối quan hệ nhất định với BĐKH và các hiện tƣợng
thời tiết cực đoan.
Hiểm họa là sự kiện/sự cố hay hiện tƣợng không bình thƣờng có thể
xảy ra bất kỳ lúc nào hoặc đã xảy ra nhƣng chƣa gây tác hại mà có khả


6
năng đe dọa đến tính mạng, tài sản và đời sống của con ngƣời.
Tình trạng dễ bị tổn thƣơng là một loạt các điều kiện tác động bất lợi,
ảnh hƣởng đến khả năng của một cá nhân, hộ gia đình hoặc một cộng đồng trong
việc phòng ngừa và ứng phó với một hiểm họa và những ảnh hƣởng của biến đổi
khí hậu đến những tổn thất và thiệt hại mà họ có thể gặp phải.
Đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng là tập hợp các nhóm ngƣời dễ bị ảnh
hƣởng tiêu cực do sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa
và xã hội. Ở Việt Nam, các nhóm đƣợc xem là dễ bị tổn thƣơng nhất là phụ
nữ, dân tộc thiểu số và ngƣời nghèo. Dƣới tác động của biến đổi khí hậu,
thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng còn có ngƣời già và trẻ em.
1.1.2. Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu

Có hai nguyên nhân chính gây ra Biến đổi khí hậu đó là do tự nhiên và
do con ngƣời:
a, Nguyên nhân tự nhiên.
 Kiến tạo mảng
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các
lục địa và đại dƣơng trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt.
Đều này có thể ảnh hƣởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng nhƣ
các dòng tuần hoàn khí quyển - đại dƣơng.
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dƣơng và tác động
đến các kiểu dòng chảy trong đại dƣơng. Vị trí của các biển đóng vai trò quan
trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình
thành nên khí hậu toàn cầu. Một ví dụ về ảnh hƣởng của kiến tạo đến sự tuần
hoàn trong đại dƣơng là sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu
năm, đã làm dừng sự trộn lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dƣơng và Thái Bình
Dƣơng. Đều này có ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học của
đại dƣơng của hải lƣu Gulf Stream và đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng.


7
Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300 đến 365 triệu năm trƣớc, hoạt động
kiến tạo mảng có thể đã làm tích trữ một lƣợng lớn cacbon và làm tăng băng
hà. Các dấu hiệu địa chất cho thấy những kiểu tuần hoàn "gió mùa lớn"
(megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục địa Pangaea, và từ
mô hình khí hậu ngƣời ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã dẫn đến việc
hình thành gió mùa. [2]
 Thay đổi quỹ đạo
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự
phân bố năng lƣợng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó đƣợc
phân bố trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lƣợng mặt trời
trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhƣng nó có thể gây biến đổi

mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý.
Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất,
thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái Đất. Kết hợp các yếu tố trên,
chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến
khí hậu và mối tƣơng quan của chúng với các chu kỳ băng hà và gian băng,
quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara và đối với sự xuất
hiện của chúng trong các địa tầng. [2]
 Hiện tượng núi lửa
Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái
đất lên bề mặt của nó. Phun trào núi lửa, mạch nƣớc phun, và suối nƣớc nóng,
là những ví dụ của các quá trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc các hạt bụi
vào khí quyển.
Phun trào đủ lớn để ảnh hƣởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung
bình mỗi thế kỷ, và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền
của bức xạ mặt trời đến bề mặt trái đất) trong thời gian một vài năm. Các vụ
phun trào của núi lửa Pinatubo vào năm 1991, là vụ phun trào núi lửa lớn thứ
hai trên mặt đất của thế kỷ 20 (sau vụ phun trào năm 1912 của núi lửa


8
Novarupta ảnh hƣởng đến khí hậu đáng kể. Nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng
0,5°C (0.9°F).
Vụ phun trào của núi Tambora năm 1815 đã khiến không có một mùa
hè trong một năm. Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần
mỗi trăm triệu năm, nhƣng có thể gây ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng
hàng loạt. [2]
b, Nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của con người.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con ngƣời đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lƣợng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa
thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các

chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái
đất. [2]
Những số liệu về hàm lƣợng khí CO2 trong khí quyển đƣợc xác định từ
các lõi băng đƣợc khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ
băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trƣớc), hàm lƣợng khí CO2 trong khí
quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so
với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lƣợng khí
CO2 bắt đầu tăng lên, vƣợt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa
là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vƣợt xa mức khí CO2 tự
nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.
Hàm lƣợng các khí nhà kính khác nhƣ khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O)
cũng tăng lần lƣợt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công
nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất
khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng
lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình
lƣu, chỉ mới có trong khí quyển do con ngƣời sản xuất ra kể từ khi công
nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.


9
Đánh giá khoa học của Uỷ ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) cho
thấy, việc tiêu thụ năng lƣợng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản
xuất năng lƣợng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp
khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp
khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất
(CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
Từ năm 1840 đến 2004, tổng lƣợng phát thải khí CO2 của các nƣớc
giàu chiếm tới 70% tổng lƣợng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ
và Anh trung bình mỗi ngƣời dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở
Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ. [2]

Riêng năm 2004, lƣợng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng
khoảng 20% tổng lƣợng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nƣớc phát
thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ
1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu
tấn, Vƣơng quốc Anh 580 triệu tấn. Các nƣớc đang phát triển phát thải tổng
cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lƣợng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn
năm 1990 (29% tổng lƣợng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí
CO2 của các nƣớc này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nƣớc
phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nƣớc đang phát triển cũng phải cam kết
theo Công ƣớc Biến đổi khí hậu.
Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải
98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu ngƣời 1,2 tấn/năm (trung
bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan
4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2
tấn, Lào 0,2 tấn). [2]
Nhƣ vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong
15 năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nƣớc
trong khu vực. Dự tính tổng lƣợng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam


10
sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tƣơng đƣơng vào năm 2020, tăng 93% so với
năm 1998 [6].
1.2. Biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam
1.2.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu toàn cầu xảy ra do tác động của khí nhà kính qua các
hoạt động của con ngƣời, dẫn đến hiện tƣợng trái đất đang nóng dần lên và
kéo theo nhiều hậu quả khác. Theo báo cáo của IPCC, nhiệt độ của trái
đất tăng trung bình 00C trong thế kỷ vừa qua và dự báo có thể tăng 1,4 6,40C vào năm 2010, lƣợng mƣa tăng không đều, nhiều vùng mƣa quá
nhiều, nhƣng nhiều vùng khác trở nên khô hạn hơn. Theo tính toán mới

nhất, mực nƣớc biển có thể dâng lên từ 0,7-1,4 m trong 100 năm tới. Hiện
tƣợng El-Nino hoạt động mạnh lên cả về cƣờng độ và tần suất. Diện tích
vùng băng giá Bắc bán cầu giảm khoảng 10-15% kể từ những năm 1950,
và có thể không còn vào năm 2030. Băng tại Bắc cực và các đỉnh núi cao
cũng tan đáng kể trong những thập kỷ tới. [6]
Những minh chứng cho các vấn đề này đƣợc biểu hiện qua hàng
loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây nhƣ đã có
khoảng 250 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu
Phi và Mexico. Các nƣớc Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán
nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nƣớc
Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nƣớc biển
dâng cao cũng nhƣ những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão
lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ
hiện tƣợng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu đƣợc
qua vệ tinh từng năm cho thấy số lƣợng các trận bão không thay đổi, nhƣng
số trận bão, lốc cƣờng độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc
Mỹ, tây nam Thái Bình Dƣơng, Ân Độ Dƣơng, bắc Đại Tây Dƣơng. Một
nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ ngƣời rơi vào


11
cảnh thiếu lƣơng thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất [6].
Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nƣớc cho thấy, Trái Đất đang nóng
lên với sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nƣớc biển;
băng và tuyết đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc
Cực và Nam Cực thu hẹp đáng kể, dẫn đến mực nƣớc biển dâng cao.
Nhiệt độ khí quyển tăng nhanh
Theo các kết quả đánh giá của IPCC, 2001, 2007 trong các báo cáo
kỹ thuật 1 và 4 cho thấy nhiệt độ trái đất tăng mạnh ở hầu hết các khu vực
trên thế giới, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trƣớc. Theo ƣớc tính

nhiệt độ toàn cầu tăng 0,740C trong giai đoạn 1906-2005; 1,280C giai đoạn
1956-2005 và đƣợc dự báo quá trình này còn tăng mạnh hơn nữa trong các
thập niên tiếp theo. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là nhiệt độ lại tăng mạnh
vào mùa nóng và giảm mạnh vào mùa đông làm cho khí hậu toàn cầu ngày
càng trở nên khắc nghiệt hơn đặc biệt đối với các vùng khó khăn, dễ bị tổn
thƣơng trên thế giới nhƣ các vùng sa mạc, cận sa mạc, vùng ôn đới, cận ôn
đới. Sự nóng lên toàn cầu từ giữa thế kỷ 20 là do sự gia tăng của hàm lƣợng
khí nhà kính (KNK) do con ngƣời gây ra. Kết quả so sánh sự khác biệt về
nhiệt độ trong thời gian dài từ thế kỷ 19 (1800) đến thế kỷ 21 (2008) cho
thấy nhiệt độ toàn cầu bắt đầu có sự tăng lên từ những năm 1960, tƣơng
ứng với giai đoạn bắt đầu có sự bùng nổ về sản xuất công nghiệp. Nhƣ
vậy, có thể nói rằng nguyên nhân gia tăng BĐKH có liên quan mật thiết đến
sự hoạt động sản xuất của con ngƣời. Con ngƣời khai thác quá mức tài
nguyên thiên nhiên để sản xuất sản phẩm, từ đó phát thải ra quá nhiều
chất thải, làm thay đổi và phá vỡ bầu khí quyển dẫn đến thay đổi về khí hậu,
BĐKH lại gây những hậu quả khó lƣờng về sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và
môi trƣờng.


12

Hình 1.1: Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian
(Nguồn: IPCC, 2007)
Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi
trƣờng sống của con ngƣời và các sinh vật trên Trái Đất: Nồng độ các
khí trong khí quyển thay đổi theo chiều hƣớng tăng nồng độ các khí gây
hiệu ứng nhà kính. Nồng độ CO2 tăng khoảng 31%; nồng độ NO2 tăng
khoảng 51%; nồng độ CH4 tăng 248%; các khí khác cũng có nồng độ tăng
đáng kể so với thời kỳ trƣớc công nghiệp hóa; một số khí nhƣ các dạng khác
nhau của khí HFC, PFC, SF6 là những khí chỉ mới xuất hiện sau cuộc cách

mạng công nghiệp. [7]


13

Hình 1.2: Xu hƣớng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005
( Nguồn: IPCC, 2007)
Hiện tượng băng tan nhanh và nước biển dâng cao
Nhiệt độ toàn cầu tăng lên làm cho băng ở vùng Bắc Cực tan nhanh.
Kết quả nghiên cứu của IPCC, 2007 cũng chỉ ra rằng lƣợng băng che phủ
Bắc Cực giảm mạnh, trung bình trên 2,7%/thập kỷ, nhiều vùng trƣớc đây
đƣợc che phủ bằng lớp băng dầy, nay đã bị tan, nhiều tảng băng lớn hàng
trăm ngàn km2 đang trôi trên đại dƣơng và đang hƣớng về nƣớc Úc (IPCC,
2007). Hậu quả của hiện tƣợng băng tan làm cho mực nƣớc biển dâng cao.
Kết quả thống kế của IPCC và các cơ quan nghiên cứu của Mỹ, Úc cho thấy
nƣớc biển toàn cầu dâng trung bình 1,8mm/năm giai đoạn 1961-2003 và 3,1
mm/năm giai đoạn 1993 - 2003, đạt 0,31m trong một thế kỷ gần đây. IPCC
và nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều dự báo rằng mực
nƣớc biển tiếp tục tăng trong những thập kỷ tiếp heo và có thể đạt 100cm
vào năm 2100. [7]


14
Mực nƣớc biển trung bình toàn cầu đã tăng lên với mức tăng trung
bình khoảng 1,7 ± 0,5 mm/năm trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế
kỷ 20; 1,8 ± 0,5 mm/năm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2003 và đặc
biệt tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 với mức 3,1 ±
0,7 mm/năm (theo IPCC). Sự dâng cao mực nƣớc biển do tan b ăng dẫn
đến sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển (Hình 1.3).


Hình 1.3: Biến đổi mực nƣớc biển theo thời gian
(Nguồn: IPCC, 2007)
Một số biển hiện khác:
- Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển,
chu trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
Đặc biệt, sự biến đổi trong chế độ hoàn lƣu quy mô lớn trên các lục địa và
đại dƣơng, dẫn đến sự gia tăng về số lƣợng và cƣờng độ hiện tƣợng El Ninô.
- Sự thay đổi năng suất sinh học các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển… Cũng theo báo cáo đánh
giá lần thứ 4 của IPCC đƣợc công bố tháng 2 năm 2007: Năm 2005, nồng độ
khí CO2, loại khí nhà kính lớn nhất trong khí quyển đạt 379ppm, tăng khoảng
30% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Tổng lƣợng phát thải khí nhà
kính toàn cầu đạt 48 tỷ tấn CO2 tƣơng đƣơng vào 2004. Dự tính, đến cuối thế


×