Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật phòng chống thất thoát của hệ thống cấp nước thành phó biên hòa, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 78 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên: NGÔ THỊ QUỲNH CHÂU
Ngày sinh: 24/10/1988
Cơ quan công tác: Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai
Tác giả đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật phòng chống thất thoát
của hệ thống câp nước thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”
Học viên lớp cao học: 24CTN11-CS2
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số: 1681580210015
Tôi xin cam đoan công trình này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
học viên dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Triệu Ánh Ngọc. Tất cả các nội
dung tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ và đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và lời cam đoan này.
Học viên thực hiện luận văn

Ngô Thị Quỳnh Châu

1


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật phòng
chống thất thoát của hệ thống câp nước thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” được
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Triệu Ánh Ngọc.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy cô Bộ môn Cấp thoát
nước – Trường Đại học Thủy Lợi Cơ sở 2 TP.HCM, đặc biệt PGS.TS.Triệu Ánh
Ngọc. Thầy đã tận tình hướng dẫn, bổ sung cho em những kiến thức nâng cao về


phần mềm ứng dụng chuyên ngành EPANET từ lý thuyết đến thực tiễn đã giúp em
hoàn thành đề tài luận văn.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần
Cấp nước Đồng Nai và các Chi nhánh trực thuộc Công ty đã cung cấp và tạo điều
kiện cho em thu thập những số liệu quan trọng cần thiết để em có thể hoàn thành đề
tài này.
Với những nỗ lực và cố gắng của bản thân trong quá trình thực hiện đề tài
cũng khó tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm trong quá trình thực hiện luận
văn. Chính vì vậy, những ý kiến đóng góp từ Thầy cô và kiến thức được trang bị
trong quá trình học tập tại Trường sẽ là nền tảng, hành trang quý báu giúp em hoàn
thiện hơn về chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác tại đơn vị góp phần hoàn
thành nhiệm vụ được giao, cũng như giúp Công ty có thể quản lý tốt hệ thống mạng
lưới cấp nước cho toàn Thành phố.
Em xin chân thành cảm ơn.
Biên Hòa, ngày

tháng

năm 2018.

Học viên thực hiện

Ngô Thị Quỳnh Châu

2


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu


MỤC LỤC
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN .........................................................................................8
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Biên Hòa: ...........................8
1.1.1. Vị trí địa lý:........................................................................................................8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên: ...........................................................................................9
1.1.3.Hiện trạng kinh tế xã hội: ...............................................................................10
1.1.4. Định hướng: ....................................................................................................12
1.2. Đánh giá chung hệ thống cấp nƣớc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai: ......13
1.3. Hiện trạng thất thoát trên mạng lƣới cấp nƣớc tại Thành phố Biên Hòa: .....15
1.4. Các nghiên cứu về chống thất thoát nƣớc của phƣờng Bửu Long: .................15
1.5. Các nghiên cứu, dự án thất thoát trong và ngoài nƣớc: ...................................17
CHƢƠNG 2: CẤU TRÚC CHUNG CỦA MẠNG LƢỚI CẤP NƢỚC VÀ
NGUYÊN NHÂN THẤT THOÁT .............................................................................17
2.1. Cấu trúc chung của mạng lƣới cấp nƣớc: .......................................................... 18
2.1.1.Cấu tạo mạng lưới: .......................................................................................... 18
2.1.2. Việc phân cấp đường ống trong mạng lưới: .................................................18
2.1.3.Việc phân phối nước và áp lực nước đều trên toàn mạng lưới:....................19
2.1.4. Việc khai thác và đấu nối trên mạng lưới: ....................................................19
2.2. Nguyên nhân của việc thất thoát:........................................................................19
2.2.1. Chất lượng thiết kế và thi công công trình:...................................................19
2.2.2. Rò rỉ trên mạng lưới do sự suy giảm chất lượng ống và phụ tùng theo thời
gian: ........................................................................................................................... 20
2.2.3. Sự thiếu chính xác của đồng hồ đo nước:.....................................................21
2.2.4. Thất thoát qua các trụ cứu hỏa:.....................................................................21
2.2.5. Thất thoát nước do đấu nối không qua đồng hồ, gian lận trong sử dụng
nước: .......................................................................................................................... 22
2.2.6. Thất thoát trong công tác ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền nước: ...................22
2.3. Đánh giá và phân tích tình hình thất thoát nƣớc tại thành phố Biên Hòa .....22
2.3.1. Đánh giá tình hình thất thoát nước tại thành phố Biên Hòa .......................22

2.3.2. Phân tích vấn đề thất thoát nước tại thành phố Biên Hòa, cụ thể là tại
phường Bửu Long: ...................................................................................................23
2.3.3. Nguyên nhân gây thất thoát trong mạng lưới: ..............................................24
3


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

2.3.4. Lựa chọn mô hình thủy lực trong phòng chống thất thoát tại phường Bửu
Long:.......................................................................................................................... 25
2.4. Các biện pháp giảm thất thoát ............................................................................36
2.4.1. Giảm thất thoát, thất thu tại đồng hồ khách hàng: .......................................36
2.4.2. Thay thế những đường ống cũ mục nát: .......................................................37
2.4.3. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hệ thống: ............................ 37
2.4.4. Nâng cao tay nghề đội ngũ thi công: ............................................................. 37
2.4.5. Biện pháp hạn chế thất thoát do nguyên nhân khác: ...................................37
2.4.6. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực: ........................................................... 38
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THẤT THOÁT
NƢỚC TẠI PHƢỜNG BỬU LONG..........................................................................39
3.1. Biện pháp kỹ thuật để giảm thất thoát nƣớc trên mạng lƣới cấp nƣớc ..........39
3.1.1. Biện pháp phân vùng tách mạng ...................................................................39
3.1.2. Biện pháp điều chỉnh áp lực của hệ thống: ..................................................51
3.2. Các giải pháp chống thất thoát ứng dụng cho thành phố Biên Hòa: .............55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 59
PHỤ LỤC 1: THÔNG SỐ DÙNG NƢỚC TẠI CÁC NÚT .....................................60
PHỤ LỤC 2: THÔNG SỐ CÁC TUYẾN ỐNG ........................................................68


4


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, tồn tại của
con người và tất cả các sinh vật trên Trái Đất. Nước là nguồn tài nguyên quý giá
nhưng không phải là bất tận. Theo ước tính thì trên Trái Đất chỉ có 0,5% là nước
ngọt từ các sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu trừ
các nguồn nước bị nhiễm bẩn thì chỉ còn lại khoảng 0,003% là nước ngọt mà con
người có thể sử dụng được. Ngày nay, với sự gia tăng dân số cũng như sự phát triển
của các ngành khoa học kỹ thuật dẫn đến nhu cầu nước sạch càng ngày càng tăng
theo đà phát triển của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự nâng cao mức sống
của con người. Nguồn nước sạch thì có hạn nhưng nhu cầu của con người ngày càng
tăng dẫn đến tình trạng khan hiếm nước ở nhiều quốc gia nói chung trong đó có Việt
Nam.
Năm 2013, Viêt Nam có khoảng 17,2 triệu người đang sử dụng nguồn nước
sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Trung bình mỗi
năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện sinh hoạt
kém và hằng trăm ngàn người mắc ung thư mà một trong các nguyên nhân đó là do
nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó ta thấy rằng nguồn nước cực kỳ quan trọng. Chính vì
vậy, việc quản lý và sử dụng nguồn nước như thế nào cho hợp lý và bền vững là vấn
đề cấp thiết đặt ra cho thế giới và cho Việt Nam trong giai đoạn này.
Từ những vấn đề trên, con người đã tìm các biện pháp để quản lý và sử dụng
nguồn nước sạch hiện có một cách hiệu quả nhất. Một trong các biện pháp sử dụng
đó là phòng chống thất thoát bằng các thiết bị phát hiện rò rỉ và từ các nguồn tập

trung. Theo chương trình phòng chống thất thoát phê duyệt năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ thì mục tiêu “giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân từ 30%
năm 2009 xuống dưới 15% vào năm 2025”, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như
sau:
Năm 2016, tỉ lệ thất thoát của hệ thống cấp nước Thành phố Biên Hòa là
16,8% và hiện nay Công ty đang phấn đấu giảm tỉ lệ thất thoát xuống còn 10% Tỉ lệ
thất thoát nước cũng là chỉ số để đánh giá mức độ của hệ thống cấp nước, trình độ
của dịch vụ…Nước bị thất thoát nhiều là sự thiệt hại lớn cho sản xuất, kinh doanh,
ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và là mối quan tâm lớn của Công ty . Do đó, việc
“Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật phòng chống thất thoát của hệ thống câp
nước thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” là cấp thiết để đáp ứng cho nhu cầu của
con người cũng như sự phát triển của Thành phố Biên Hòa.
2. Mục tiêu của đề tài:

5


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

- Đánh giá năng lực hiện trạng cấp nước của hệ thống cấp nước thành phố
Biên Hòa.
- Xác định được vùng bị rò rỉ, thất thoát nước và tỉ lệ thất thoát.
- Tìm ra nguyên nhân gây thất thoát trong mạng lưới cấp nước.
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng chống thất thoát của hệ thống cấp nước
thành phố Biên Hòa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước hiện tại và trong tương lai
của thành phố Biên Hòa.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phòng và chống thất thoát trong hệ thống cấp
nước tại thành phố Biên Hòa, cụ thể là hiện trạng cấp nước và thất thoát tại phường
Bửu Long thuộc thành phố Biên Hòa; từ đó đề xuất các giải pháp giảm thất thoát
nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cấp nước
Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống cấp nước phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa do Công ty Cổ
phần Cấp nước Đồng Nai quản lý.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đƣa ra trong đề tài thì cách tiếp cận dựa
trên:
- Thu thấp số liệu, điều tra hiện trạng và đo đạc kiểm chứng;
- Sử dụng các mô hình toán thủy lực để mô hình hóa hệ thống thủy lực mạng
lưới cấp nước nhằm đánh giá hiện trạng cấp nước và rò rỉ nước, tìm ra các điểm thất
thoát trên hệ thống cấp nước phường Bửu Long thành phố Biên Hòa;
- Đề xuất các kịch bản cấp nước và phân tích lựa chọn giải pháp khả thi.
4.2. Phƣơng pháp tiếp cận:
- Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng mạng lưới cấp và lượng thất thoát;
- Sử dụng phương pháp điều tra, đo đạc thực tế;
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê;
- Phương pháp mô hình toán mô phỏng thủy lực mạng lưới cấp nước;
- Phương pháp phân tích đánh giá hệ thống mạng.
6


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

5. Kết quả dự kiến đạt đƣợc:

- Mô hình tính toán được thủy lực mạng đường ống theo hiện trạng và các
kịch bản tính toán.
- Lựa chọn được các giải pháp kỹ thuật phòng chống thất thoát của hệ thống
cấp nước phường Bửu Long thành phố Biên Hòa.

7


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Biên Hòa:
1.1.1. Vị trí địa lý:
- Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích
tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03 đến 11o34’57’’B và từ
106o45’30 đến 107o35’00"Đ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng và Bình Dương. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía
đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam,
nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ.
- Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, nam giáp
huyện Long Thành, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên
tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh.
- Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km
(theo Quốc lộ 51).
- Tổng diện tích tự nhiên là 264,08 km2, với mật độ dân số là 2.970 người/km2 .
Thành phố Biên hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là Trung tâm kinh tế, văn hóa,

chính trị, xã hội của tỉnh lớn này.
- Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 23 phường và 7 xã). Cụ
thể, các phường gồm: An Bình, Bửu Hòa, Bình Đa, Bửu Long, Hòa Bình, Hố Nai,
Long Bình, Long Bình Tân, Quyết Thắng, Quang Vinh, Thanh Bình, Tam Hiệp, Tam
Hòa, Tân Biên, Thống Nhất, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân
Vạn, Trảng Dài, Trung Dũng và 7 xã: Hóa An, Hiệp Hòa, Tân Hạnh, riêng các xã An
Hòa, Long Hưng, Phước Tân và Tam Phước mới được sát nhập vào Biên Hòa vào
tháng 4/2010.
- Bửu Long là phường có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, với Khu du
lịch Bửu Long, các khu vườn bưởi Tân Triều nổi tiếng khắp miền Đông Nam Bộ. Vị
trí địa lý phường Bửu Long được xác định: Phía Đông giáp phường Tân Phong,
phường Quang Vinh, phường Hòa Bình, phía Tây và phía Nam giáp sông Đồng Nai,
phía Bắc giáp phường Tân Phong và xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu). Tổng diện tích
tự nhiên: 575,57 héc ta. Dân số có 24.559 người với 08 dân tộc cộng cư. Dân tộc Kinh
chiếm số lượng đông đảo. Toàn phường Bửu Long được chia làm 5 khu phố

8


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

THÀNH PHỐ
BIÊN HÒA

Hình 1.1: Vị trí khu vực nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Hình 1.2: Khu vực nghiên cứu điển hình (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa).
1.1.2. Điều kiện tự nhiên:

1.1.2.1. Khí hậu:
9


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

- Biên Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu m (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai
mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt
đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
- Nhiệt độ bình quân năm là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng
nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC.
- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn
khoảng 2.065,7mm phân bố theo vùng và theo vụ.
- Độ ẩm trung bình năm là 80%.
- Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm là: 109,24m.
- Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm: 113,12m.
1.1.2.2. Thủy văn:
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi
nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2.
Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới
10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành
phố Hồ Chí Minh. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở
rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc.
1.1.2.3. Địa chất công trình:
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót
rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng.

Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích
đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp, đất phù sa, đất gley và đất
cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám
hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 8o, đất đỏ hầu hết nhỏ hơn 15o. Riêng đất tầng mỏng và đá
bọt có độ dốc cao. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất
chính, tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung
gồm: các loại đất hình thành trên đá bazan, các loại đất hình thành trên phù sa cổ và
trên đá phiến sét, các loại đất hình thành trên phù sa mới. Trong tổng diện tích tự
nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm
30,4%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư chiếm
2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4%.
1.1.3.Hiện trạng kinh tế xã hội:
1.1.3.1. Kinh tế:

10


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp với nền
đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn
tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản
về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước dồi dào đủ
cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt (sông Đồng Nai), ngoài ra nguồn nhân lực với
trình độ cao đã tăng cường nguồn lực con người cho yêu cầu phát triển công nghiệp
hóa - hiện đại hóa.Về cơ cấu kinh tế, năm 2015 công nghiệp - xây dựng chiếm
61,68%; dịch vụ chiếm 38,17% và nông lâm nghiệp chiếm 0,15%
Cơ cấu kinh tế phường Bửu Long: Thương mại dịch vụ chiếm 60%, công

nghiệp 30%, nông nghiệp 10%.
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển
nhanh, tăng trưởng bình quân hàng năm là 12,88%. Hoạt động thương mại, dịch vụ với
tổng doanh thu phát triển bình quân hàng năm là 23,93. Lĩnh vực nông nghiệp, diện
tích canh tác nông nghiệp của phường giảm, nguyên nhân do diện tích đất nông nghiệp
nằm trong quy hoạch của các dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn phường nên
bị thu hồi, giải tỏa, đền bù… dẫn đến đất canh tác nông nghiệp dần bị thu hẹp.
1.1.3.2. Văn hóa xã hội
Không ngừng đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa", tỷ lệ hộ đăng ký "gia đình văn hóa" từ 97,06% (2005) đến nay là 100%;
tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn "gia đình văn hóa" từ 93,16% (2005) đến nay là 97%. Bên cạnh
đó phường luôn duy trì 4/5 khu phố đạt và giữ vững danh hiệu khu phố văn hóa đạt
80%.
Địa bàn phường Bửu Long có những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như khu
du lịch Bửu Long và Văn miếu Trấn Biên. Khu du lịch Bửu Long được coi là cảnh
quan thiên nhiên độc đáo với hai thắng cảnh: núi Long Sơn (cao 37m) và núi Bửu
Long (cao 34m), đã được Bộ Văn hoá công nhận danh thắng quốc gia vào năm 1990.
Văn Miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong khoảng
thế kỷ XVII, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào
tạo nhân tài phục vụ cho các triều đại. Năm 1861, văn Miếu đã bị thực dân Pháp phá
bỏ. Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công phục dựng, và hoàn
thành vào năm 2002. Đây là nơi tôn vinh, thờ tự các bậc hiền tài, nhân sỹ và là nơi tổ
chức các sự kiện văn hóa lớn trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.
1.1.3.3. Dân cƣ:
Dân số năm 2015 ước có 1.104.495 người, mật độ 4.182 người/km².Riêng
phường Bửu Long thì tổng số là 7.048 hộ, 24.559 người, mật độ dân số 4.267
người/km2.Nguyên nhân của sự gia tăng dân số thành phố là do số dân di cư rất lớn từ
các nơi khác đến để làm tại các khu công nghiệp. Thành phần dân cư thành phố Biên
11



Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

Hòa phần lớn là người Kinh, ngoài ra còn có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống
chủ yếu ở xã Hiệp Hòa và phường Thanh Bình. Có thể nói dân cư thành phố Biên Hòa
quá đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập ở đây rất đông và khó
kiểm soát. Số người có tôn giáo là rất lớn, chủ yếu là 4 tôn giáo (Phật giáo, Thiên
Chúa giáo, Tin Lành và Hòa Hảo) và các tôn giáo khác; trong đó đạo Thiên Chúa giáo
tập trung đông ở các phường, xã (Tân Mai, Hố Nai, Tam Hiệp, Tân Hòa, Tân Biên...).
Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất Việt Nam và
là thành phố có dân số đô thị cao thứ 4 Việt Nam (sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải
Phòng).
1.1.3.4. Giáo dục:
Do vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm giáo dục của cả nước nên vì
vậy mà thành phố Biên Hòa khá ít trường đại học và thêm nữa là trung tâm hành
chính, chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nên các trường đại học,
cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Đồng Nai hầu như đều nằm ở Biên Hòa.
Ngược Lại, thành phố Biên Hòa có rất nhiều trường THPT, THCS, TH nổi bật, chất
lượng cao và phân bố rất nhiều khu vực trong thành phố và cho nhu cầu dân số quá tải
của thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên hiện nay do dân số tăng đột biến nên những năm
gần đây có một số trường tiểu học phải học ca 3, đây là vấn đề nan giải của ngành giáo
dục Biên Hòa. Dân số như hiện nay đang là thách thức không chỉ của ngành giáo dục
mà còn là vấn đề cho các ban ngành và Ủy ban Nhân dân Thành phố.
Về lĩnh vực giáo dục, phường Bửu Long có hệ thống trường học: Mầm non
Bửu Long, Tiểu học Bửu Long, Tiểu học Tân Thành, Trung học cơ sở Tân Bửu). Trên
địa bàn phường Bửu Long hiện nay có một số cơ sở giáo dục – đào tạo lớn: Trường
Đại học Lạc Hồng (trường Đại học được thành lập đầu tiên của tỉnh Đồng Nai),
Trường Trung cấp Giao thông Vận tải, Cao đẳng Bưu Chính Viễn thông. Trục giao

thông chính chạy qua địa bàn phường là đường Huỳnh Văn Nghệ (tỉnh lộ 24 cũ) nối
liền phường với vùng đất Tân Triều – Vĩnh Cửu.
1.1.3.5. Y tế:
Trong năm 2015, tình hình dịch bệnh được ghi nhận là có 1.754 ca mắc tay
chân miệng, số ca sốt xuất huyết là 654 ca. UBND tỉnh cũng đã phát động các phong
trào như “Diệt loăng quoăng”, “Các chương trình khám chữa bệnh ở vùng sâu, vùng
xa”…
1.1.4. Định hƣớng:
Với những định hướng, tiềm năng và sự phát triển về kinh tế, Đồng Nai đang
định hướng để nâng cấp thành phố Biên Hòa và xây dựng những đô thị vệ tinh phát
triển xung quanh thành phố này ở các huyện lân cận như Trảng Bom và Long
12


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

Thành, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch. Hiện nay, thành phố này là một trong những thành phố
đông dân, hiện đại và phát triển nhất cả nước.
Trong tương lai thành phố Biên Hòa sẽ là một đô thị vệ tinh độc lập trực thuộc
trung ương trong vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh.Trong thời gian tới, thành phố
tiếp tục thực hiện các dự án khu dân cư tại phường Bửu Long, mở rộng khu tái định cư
cũng như phát triển các địa điểm du lịch tại phường, cải tạo cảnh quan, mở rộng hệ
thống đường xá...
1.2. Đánh giá chung hệ thống cấp nƣớc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai:
1.2.1. Tổng thể bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Đồng Nai:
Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai có trụ sở chính tại số 48, đường Cách
mạng tháng tám, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Công ty
là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa từ năm 2014, trực thuộc Tổng Công ty

Sonadezi. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, kinh doanh nước
sạch phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác.
Hiện nay, Công ty có 5 nhà máy nước trực thuộc là nhà máy nước Biên Hòa,
Long Bình, Thiện Tân (gđ 1), Hóa An với tổng lượng nước sản xuất trong năm 2016 là
82.041.313 m3 so với năm 2015 tăng 8.562.744 m3 (bình quân tăng 23.460 m3/ngày)
Hệ thống chuyển tải và phân phối do Công ty quản lý, phục vụ cho 145.080 khách
hàng.
Tính đến cuối năm 2016, bộ máy tổ chức của toàn Công ty : Hội đồng quản trị
là 07 người và Ban Giám đốc Công ty là 04 người; 10 phòng, ban, đội nghiệp vụ; 10
Chi nhánh trực thuộc; và 04 Công ty Cổ phần. Tổng số lao động toàn Công ty là 1.218
người (trong đó có 365 nữ)

13


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

1.2.2. Hiện trạng mạng lƣới cấp nƣớc của thành phố Biên Hòa:
a. Trạm cấp nước:
Nguồn nước sinh hoạt của người dân Thành phố Biên Hòa được cấp từ 5 nhà
máy, đó là Nhà máy nước Biên Hòa, nhà máy nước Long Bình, nhà máy nước Thiện
Tân (gđ1), nhà máy nước Nhơn Trạch và nhà máy nước Hóa An, với tổng công suất là
331.000 m3/ngày; phục vụ cho 145.080 khách hàng, với lượng nước tiêu thụ
82.041.313 m3. Cung cấp cho toàn thành phố và các huyện trong tỉnh Đồng Nai, với
tiêu chuẩn cấp nước 180l/người/ngày.
b. Nguồn nước:
Nước mặt được lấy từ thượng nguồn sông Đồng Nai với chất lượng nước tương
đối tốt, cung cấp cho các nhà máy.

c. Mạng lưới đường ống:
- Hệ thống cấp nước thành phố Biên Hòa cung cấp chủ yếu cho các phường
trong thành phố, các khu công nghiệp, các huyện lân cận như Trảng Bom, Long
Thành, Vĩnh Cửu. Hệ thống đường ống cấp nước sạch được bố trí trên vỉa hè, lòng
đường và phân phối đến từng hộ dân.
- Kiểm tra định kỳ trụ cứu hỏa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2 lần/năm, với tổng
số 1.742 trụ.
- Thực hiện bảo trì, thay mới: van xả khí, van chặn là 122 cái, trụ cứu hỏa là
182 cái, thực hiện công tác xả bùn theo định kỳ là 19.550m3, kiểm tra hệ thống cấp
nước & đồng hồ 10.553 trường hợp, sửa chữa ống bể 2.907 trường hợp.
1.2.3. Hiện trạng cấp nƣớc phƣờng Bửu Long
Phường Bửu Long được cấp nước với đường ống chuyển tải D300 gang riêng
biệt với các phường khác nên việc quản lý mạng tại phường sẽ thực hiện dễ dàng hơn
so với các phường khác, lượng nước tiêu thụ 278.640 m3/ngày, phục vụ cho 1.548
khách hàng, nhu cầu dùng nước 180l/người/ngày.
Mạng lưới cấp nước phường Bửu Long do hình thành từ lâu đời nên đa số
các ống trong mạng lưới là ống sắt tráng kẽm, ống gang với đường kính ống từ
63≤D≤110mm nên hiện trạng thất thoát tại khu vực này đáng báo động. Mạng lưới cấp
nước cho khu dân cư nên khi xảy ra rò rỉ thường ít được phát hiện hoặc khi phát hiện
ra chỗ rò rỉ thì lượng thất thoát trước đó cũng không kiểm soát được. Đồng thời,
phường tập trung khu dân cư nên việc đặt các đồng hồ vào các tuyến nhánh để kiểm
soát áp lực trên tuyến chưa được chú trọng.

14


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu


1.3. Hiện trạng thất thoát trên mạng lƣới cấp nƣớc tại Thành phố Biên Hòa:
- Hiện nay, Công ty cũng rất chú trọng đến thất thoát. Cụ thể là trong năm 2016,
thực hiện theo Quyết định số 2659/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc duyệt kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước do Công ty Cổ
phần Cấp nước Đồng Nai trực tiếp quản lý. Công ty đã triển khai đến các bộ phận có
liên quan như Phòng Kế hoạch Kỹ thuật, Đội quản lý bảo trì & sửa chữa chủ động
thực hiện sữa chữa, thay thế các tuyến ống cấp nước có nguy cơ rò rỉ, thay thế các
tuyến ống sắt tráng kẽm tại các hẻm trên địa bàn Thành phố Biên Hòa và thay thế cũng
như lắp đặt mới đồng hồ điện từ theo kế hoạch. Đảm bảo chế độ bơm và điều hòa áp
lực nước trên mạng lưới cấp nước phù hợp.
- Hoàn thành công tác thay thế các đồng hồ cơ bằng đồng hồ điện từ cho các
khách hàng sử dụng nước lớn của Công ty. Thay đồng hồ D15mm cho các hộ dân cư
đã sử dụng từ 5 năm → 10 năm với số lượng là 6.966 đồng hồ.
- Công ty đã được Cổ phần hóa nên cũng đã huy động vốn từ các Cổ đông đầu
tư để nâng cấp mạng lưới.
- Tuy nhiên, thất thoát nước có hai nguyên nhân chính là thất thoát do quản lý
và thất thoát do kỹ thuật. Thất thoát do nguyên nhân kỹ thuật như: rò rỉ trên mạng lưới
tuyến ống cấp nước, thi công không đúng kỹ thuật, v ống do đào đường, ăn cắp nước
… Trên thực tế cho thấy thất thoát nước phần lớn là do rò rỉ vì đường ống cấp nước
được chôn ngầm dưới nền đất nên công tác tìm kiếm rò rỉ rất khó khăn.
- Ngoài ra, thất thoát tại các Nhà máy cũng chưa được Công ty đề cập cũng như
xem xét trong bức tranh tổng thể về thất thoát nước tại Công ty.
1.4. Các nghiên cứu về chống thất thoát nƣớc của phƣờng Bửu Long:
a. Chống thất thoát nguyên nhân từ khâu quản lý:
+ Lãnh đạo của Công ty luôn quan tâm đến vấn đề chống thất thoát, thất thu
nước sạch, coi vấn đề chống thất thoát, thất thu nước sạch là nhiệm vụ trọng tâm hàng
đầu trong hoạt động cơ quan.
+ Công ty đã thành lập tổ chống thất thoát, thất thu nước sạch với đội ngũ cán
bộ chuyên môn được đào tạo chuyên ngành về cấp nước là thành viên chủ chốt.
+ Có cơ chế trong việc hỗ trợ đối với người dân báo tin khi phát hiện sự cố xì,

bể ống cấp nước cho Công ty.
b. Chống thất thoát nƣớc từ nguyên nhân kỹ thuật:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý mạng lưới tuyến ống và khách
hàng sử dụng nước bằng các phần mềm chuyên ngành: Autocad, mapinfo, Gis … Toàn
15


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

bộ dữ liệu được số hóa thuận lợi cho công tác quản lý, vận hành, truy xuất, thống kê

+ Kiểm soát chặt chẽ chất lượng công trình từ khâu thiết kế, giám sát, thi công
xây dựng để giảm thiểu các sự cố gây thất thoát thất thu nước trong quá trình hoạt
động, phát huy hiệu quả đầu tư.
+ Lựa chọn sử dụng các loại vật tư, thiết bị chất lượng cao, dần dần đồng bộ
hóa chủng loại vật tư, thiết bị; Đồng hồ nước có độ chính xác cao được kiểm định để
lắp đặt nhằm hạn chế thất thoát do rò rỉ và thất thu do đồng hồ đo đếm không chính
xác.
+ Giám sát chặt chẽ công tác lắp đặt các tuyến ống mới, các điểm đấu nối, các
điểm khởi thủy cấp nước cho các đối tượng tiêu thụ mới vì đây là một trong những
nguyên nhân gây thất thoát rất lớn trong hệ thống.
+ Thực hiện việc phân vùng tách mạng theo DMZ và DMA để quản lý và
chống thất thoát thất thu trên mạng lưới tuyến ống. Việc phân vùng tách mạng giúp
xác định được vùng thất thoát nước lớn để có thể tập trung tìm kiếm nguyên nhân gây
thất thoát và khắc phục sớm nhất.
+ Công tác chống thất thoát, thất thu nước sạch được thực hiện vào ban đêm để
tăng cao hiệu quả phát hiện bằng các thiết bị dò tìm rò rỉ (ban đêm ít tiếng ồn gây
nhiễu sóng thiết bị) và theo dõi, đánh giá lượng nước thất thoát thông qua đồng hồ

kiểm soát lưu lượng từng khu vực đã phân vùng được chuẩn xác hơn.
+ Khi phát hiện các điểm rò rỉ, xì, v ống các đơn vị phải tập trung toàn bộ
nhân lực, vật lực khắc phục nhanh nhất để giảm thiểu tối đa lượng nước thất thoát và
ổn định cấp nước trở lại không để gián đoạn thời gian dài.
+ Việc chống thất thu qua những hành vi ăn cắp nước của một số khách hàng đã
bị Công ty phát hiện và xử lý triệt để.
+ Các vật tư, thiết bị để thay thế, khắc phục các sự cố luôn được bố trí dự phòng
đầy đủ trong kho đặt tại các đơn vị để việc khắc phục được thực hiện nhanh nhất.

Hình Hình 1.3: Khắc phục sự cố vỡ ống cấp nước là nguyên nhân
chính gây thất thoát nước sạch.
16


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

1.5. Các nghiên cứu, dự án thất thoát trong và ngoài nƣớc:
* Một số dự án đã triển khai chống thất thoát trên thế giới như:
- Dự án Cape Town (South Africa)
- Dự án Manila Water (Philippines)
- Dự án Phnom Penh (Cabodia)
* Ngoài ra, tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện mộ số dự án chống thất
thoát như:
- Dự án Nghiên cứu thất thoát nước cho Công ty Cấp nước Gia Định
- Dự án giảm thất thoát nước Tp.HCM – do World Bank tài trợ
- Dự án vùng thí điểm giảm nước không doanh thu USP Hà Lan
(Theo nguồn “Nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu thất thoát nước sạch cho hệ thống cấp nước đô thị Thành phố Hồ Chí

Minh” của TS. Võ Anh Tuấn – Đại học Kiến Trúc Tp.HCM)
* Dự án giảm thất thoát tại TP.HCM do Sawaco quản lý đã sử dụng công nghệ của tập
đoàn ABB (Thụy Sỹ). Theo đó, ABB đã thiết kế Hệ thống chiến lược ABB AbilityTM
Symphony® Plus SCADA. Hệ thống này tích hợp với hệ thống quản lý và dò tìm rò rỉ
nước tinh vi của Công ty Quản lý mạng lưới nước TaKaDu. Dự án sẽ triển khai nhiều
điểm thu thập dữ liệu, như cảm biến và đồng hồ đo lưu lượng và áp suất vào mạng lưới
nước và cho phép Sawaco giám sát tình hình của mạng lưới trong "thời gian gần như
thực" bằng kỹ thuật số. Sawaco sẽ liên tục phát hiện, phân tích và quản lý các sự việc
xảy ra trên mạng lưới, chuyển thông tin đó thành các hành động ngay lập tức nhằm
giảm tổn thất nước.
ABB Ability Symphony® Plus là một hệ thống điều khiển phân tán (DCS),
được thiết kế đặc biệt cho các ngành công nghiệp nước và năng lượng. Là một phần
của danh mục giải pháp và dịch vụ kỹ thuật số ABB AbilityTM, hệ thống kiểm soát
này giúp gia tăng giá trị cho khách hàng bằng cách thu thập, phân tích kỹ lư ng và cho
biết tình hình của nhà máy để có thể giúp khách hàng đưa ra phản ứng kịp thời, cung
cấp dữ liệu kỹ thuật về các hệ thống của nhà máy, giúp giảm rủi ro, giảm chi phí và
thời gian sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và gia tăng lợi nhuận.
Phạm vi cung cấp của ABB cho dự án quan trọng này bao gồm các thiết bị đo
lưu lượng và cảm biến - những thành phần quan trọng cung cấp dữ liệu chất lượng cao
cho hệ thống điều khiển.
.

17


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

CHƢƠNG 2: CẤU TRÚC CHUNG CỦA MẠNG LƢỚI CẤP NƢỚC VÀ

NGUYÊN NHÂN THẤT THOÁT
2.1. Cấu trúc chung của mạng lƣới cấp nƣớc:
2.1.1.Cấu tạo mạng lƣới:
Cấu tạo mạng lưới ảnh hưởng nhiều đến việc thất thoát. Mạng đường ống được
phân chia thành 3 kiểu: mạng vòng, mạng cụt và mạng hỗn hợp. Việc bố trí mạng
vòng và mạng hỗn hợp sẽ có ưu điểm là giúp cho việc cung cấp nước được liên tục vì
tại một vị trí dùng nước sẽ được cung cấp từ nhiều nguồn hay khi gặp sự cố trên tuyến
thì có thể sửa chữa mà không gây ảnh hưởng đến các điểm dùng nước khác. Và cũng
chính các ưu điểm này là nguyên nhân dẫn đến thất thoát nhiều hơn.
2.1.2. Việc phân cấp đƣờng ống trong mạng lƣới:
Việc phân cấp mạng lưới cũng có ảnh hưởng đến việc thất thoát nước. Ở Việt
Nam, đường ống cấp nước sẽ được phân loại theo công năng và phân ra 3 cấp đường
ống bao gồm:
a. Ống chuyển tải: được thiết kế để chuyển tải một lượng lớn nước với khoảng
cách dài và với đường kính ống lớn, thông thường là giữa các công trình chính trong
hệ thống cấp nước. Trên tuyến chuyển tải thì khách hàng đơn, lẻ không được đấu nối
ống trực tiếp khi muốn sử dụng nước.
b. Ống phân phối: là đường ống trung gian với mục đích chuyển nước tới các
khách hàng. Đường kính ống trung gian nhỏ hơn ống chuyển tải, thường được phân bố
theo địa hình và đường giao thông trong khu vực cần cấp nước.
c. Ống nhánh hay ống dịch vụ: là đường ống nối từ ống phân phối vào đồng hồ
nước để cung cấp cho từng hộ dân.
Việc phân định kích thước đường ống nhằm phù hợp với quy mô của mạng lưới
cấp nước và thống nhất trong công tác quản lý, vận hành và khai thác trong tương lai.
Và cũng tùy theo quy mô, tính chất khu vực cung cấp nước, điều kiện khai thác mà
công năng của tuyến ống sẽ được xác định cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Theo đó, ống chuyển tải là ống có nhiệm vụ vận chuyển một lượng nước lớn
với áp lực trong ống có thể nói là cao nhất trong mạng lưới. Chính vì vậy việc đấu nối
cho khách hàng trên tuyến ống này không chỉ làm giảm áp lực mà còn gây ảnh hưởng
đến quá trình vận chuyển nước đến nơi hoạch định từ ban đầu, gây thất thoát lớn vì

trong cùng điều kiện nếu áp lực lớn thì lượng nước chảy qua lỗ sẽ lớn.

18


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

2.1.3.Việc phân phối nƣớc và áp lực nƣớc đều trên toàn mạng lƣới:
Áp lực trong mạng lưới cao nhất ở vị trí đầu mạng và thấp dần về phía các vị trí
bất lợi (có thể là điểm cuối mạng).
Ta có công thức tình dòng chảy qua lỗ:
Q = ωc.υc =



=



Trong đó:
μ: hệ số lưu lượng
ω: tiết diện lỗ
g: gia tốc trọng trường
Ho: cột áp
Qua công thức trên ta thấy, lượng nước thất thoát qua lỗ không chỉ phụ thuộc
vào tiết diện lỗ mà còn phụ thuộc áp lực trong ống tại vị trí đó.
Chính vì vậy, việc điều chỉnh áp lực trong mạng lưới để có áp đều trên toàn
mạng là mộ trong những cách thức làm giảm lượng nước thất thoát rất hiệu quả.

2.1.4. Việc khai thác và đấu nối trên mạng lƣới:
Việc khai thác và đấu nối trên mạng lưới không đúng cách cũng gây nên thất
thoát lớn. Chẳng hạn như việc khai thác trên các đường ống chuyển tải đã gây ra thất
thoát lớn do ảnh hưởng của áp lực cao trong đường ống gây ra. Ngoài ra, việc đấu nối
không đúng quy cách cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra thất thoát.
2.2. Nguyên nhân của việc thất thoát:
2.2.1. Chất lƣợng thiết kế và thi công công trình:
Chất lượng thiết kế và thi công công trình là một trong những yếu tố đầu tiên
cấu thành nên tình trạng thất thoát nước của hệ thống sau này. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến chất lượng thiết kế và thi công công trình, các nguyên nhân chủ yếu hiện
nay đáng kể đến là:
- Công tác thiết kế và quy hoạch hệ thống cấp nước còn kém và chưa theo
kịp tốc độ đô thị hóa, vì thế nghành cấp nước đang trong tình trạng bị động.Việc mở
rộng hệ thống và phạm vi cấp nước còn phụ thuộc vào tốc độ đô thị hóa và nhu cầu
dân sinh.
- Việc thiết kế xây dựng hệ thống hạ tầng thiếu sự phối hợp giữa các bên
như điện, viễn thông, cấp thoát nước…dẫn đến việc đào xới nhiều lần, liên tục trên
cùng một tuyến dẫn đến kết cấu hạ tầng không ổn định làm cho dễ sụt lún gây ra tình
trạng hở các mối nối thậm chí v đường ống do vấn đề lún không đều hay do việc xác
19


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

định vị trí các tuyến ống không đúng, khoảng cách bảo vệ không hợp lý dẫn đến làm
v hệ thống đường ống.
- Vì một lý do nào đó mà các vị trí thiết kế đấu nối không đúng, sai về kỹ
thuật hay cách lựa chọn các thiết bị, phụ tùng khi đấu nối không phù hợp cộng với việc

thử áp lực không đúng quy trình nên không phát hiện ra lỗi thiết kế dẫn đến khi đưa
vào sử dụng dưới áp lực của hệ thống thực tế gây ra thất thoát.
- Do quy định không đồng bộ của các thiết bị, phụ tùng cấu thành nên hệ
thống trong công tác đấu thầu dẫn đến tình trạng nhà thầu thi công đưa các loại đường
ống, phụ tùng không đồng nhất thậm chí là sự chấp vá của nhiều loại khác nhau mà
hình thành nên hệ thống.
- Tay nghề kém của các công nhân địa phương dẫn đến việc đấu nối, thi
công không đúng theo thiết kế. Kích thước mương đào thi công không đúng theo quy
định dẫn đến hệ thống đường ống dễ v do các tác động của ngoại lực.
Tất cả các vấn đề trên có thể sẽ không phát hiện ra nếu việc giám sát không chặt
chẽ cũng như quy trình thử áp lực tuyến ống không tuân theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Và đây cũng chính là các nguyên nhân gây thất thoát trong quá trình quản lý vận hành.
2.2.2. Rò rỉ trên mạng lƣới do sự suy giảm chất lƣợng ống và phụ tùng theo thời
gian:
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến rò rỉ nước và những nguyên nhân
này xó liên quan với nhau trong một hệ thống phức tạp. Chúng có thể được xếp vào
một trong số các loại sau:
- Do chất lượng vật liệu ống.
- Do công nghệ thiết kế và lắp đặt.
- Do điều kiện bên trong ống.
- Do điều kiện bên ngoài ống.
- Do tác động các công trình khác, sự phá hoại của con người hay thiên tai.

Hình 2.1: Thất thoát do các đường

Hình 2.2: Cặn bẩn trong đường ống

ống cũ, niêm hạn sử dụng lâu năm.

nếu không được bảo dưỡng theo định

kỳ.
20


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

Hình 2.3: Vỡ đường ống nước sạch

Hình 2.4: Lũ quét làm vỡ mất một trụ

Sông Đà do chất lượng ống kém,

đỡ ống nước sạch khi qua cầu.

giám sát thi công không đảm bảo.
2.2.3. Sự thiếu chính xác của đồng hồ đo nƣớc:
Hiệu quả của đồng hồ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Công ty. Các tiêu
chí khi lắp đặt đồng hồ cho khách hàng là phải có độ nhạy, độ bền cao, dễ sửa chữa,
giá thành lại thấp. Nhưng thực tế ngoài thị trường không có loại nào có thể đáp ứng
được tất cả các tiêu chí trên. Do đó, các loại đồng hồ được lắp đặt hiện nay có giá
thành tương đối rẻ nên độ nhạy và độ bền không cao, gây ảnh hưởng lớn đến thất thoát
nước. Các nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chính xác của đồng hồ:
- Chất lượng đồng hồ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đo nước. Với giá
thành lắp đặt các loại đồng hồ hiện tại của Công ty thì độ nhạy của đồng hồ là một vấn
đề lớn, gây thất thoát đáng kể. Theo kết quả điều tra ghi nhận được, các hộ dân có thể
làm sai lệch (đồng hồ không quay) khi mở van nước rất nhỏ hứng vào các thau chậu,
hoặc vào bể chứa nước trong nhà. Tuy lượng nước mỗi hộ gia đình sai lệch không
nhiều, nhưng tính trên toàn bộ hệ thống có thể dẫn đến sai số 1-2% tổng lượng nước.

- Đồng hồ hết niêm hạn sử dụng không được thay mới. Tuy nhiên, với
lượng khách hàng lớn hiện nay, việc thay toàn bộ đồng hồ hết niêm hạn làm cho Công
ty tốn một lượng chi phí khá lớn. Nên Công ty chỉ tiến hành thay thế một số ít các
đồng hồ đã hết niêm hạn và số còn lại vẫn tiếp tục sử dụng. Thậm chí các đồng hồ đã
hư hỏng và hết niêm hạn được đơn vị sửa chữa, tiếp tục lắp đặt cho khách hàng mà
không qua kiểm định.
2.2.4. Thất thoát qua các trụ cứu hỏa:
Việc phục vụ nước cho công tác cứu hỏa là nhiệm vụ không thể thiếu của các
Công ty cấp nước. Hằng năm, ngoài việc cung cấp nước cho các vụ cháy nổ thì còn
phục vụ cho công tác diễn tập của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, tỷ lệ
thất thoát nước qua hệ thống cấp nước cứu hỏa tương đối lớn do các nguyên nhân:

21


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

Do được ký hợp đồng cấp nước cứu hỏa với mức phí được hỗ trợ (trợ
giá) nên khi sử dụng thường cao hơn so với mức cần thiết.
Do sự thiếu ý thức của một số người dân tự ý mở nắp họng cứu hỏa để
lấy nước. Việc này cũng làm gia tăng lượng thất thoát một cách đáng kể do áp lực tại
các họng cứu hỏa rất lớn nên lượng nước xả ra ngoài lớn.

Hình 2.5: Một người dân tự ý mở họng cứu hỏa.
2.2.5. Thất thoát nƣớc do đấu nối không qua đồng hồ, gian lận trong sử
dụng nƣớc:
Vấn đề đấu nối không qua đồng hồ hay gian lận trong việc sử dụng nước là
thường xuyên xảy ra. Người sử dụng thực hiện đấu nối vào trước đồng hồ hoặc đấu

nối trực tiếp vào đường ống phân phối mà không qua đồng hồ để sừ dụng nước không
mất tiền và không giới hạn lượng nước. Nếu công tác quản lý không chặt chẽ thì lượng
nước thất thu này sẽ rất lớn.
2.2.6. Thất thoát trong công tác ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền nƣớc:
Trong công tác ghi chỉ số đồng hồ, nếu các nhân viên không ghi chỉ số thực tế
mà chỉ khoán hàng tháng thì dẫn đến nhiều kỳ liên tiếp, chỉ số thực tế và trên hóa đơn
sẽ bị chênh lệch. Trường hợp thứ nhất, qua nhiều kỳ khoán thấp hơn thực tế thì khi
quay trở lại ghi chính xác thì chỉ số tiêu thụ của khách hàng tăng quá cao và khách
hàng không đồng ý đóng tiền dẫn đến phải ngừng dịch. Từ đó tồn hóa đơn và công ty
thất thu tiền nước. Trong công tác lập hóa đơn nếu việc thiết lập đối tượng sử dụng
nước sai dẫn đến giá thấp thì sẽ gây thất thu tiền nước cho công ty.
2.3. Đánh giá và phân tích tình hình thất thoát nƣớc tại thành phố Biên Hòa
2.3.1. Đánh giá tình hình thình hình thất thoát nƣớc tại thành phốBiên Hòa
Tình hình thất thoát trong hệ thống cấp nước tại thành phố Biên Hòa cuối năm
2016 đang ở mức 16,8% và hiện nay Công ty đang phấn đấu giảm tỉ lệ thất thoát
xuống còn 10%. Qua đó cho thấy, vấn đề thất thoát thất thu đã được Công ty chú
trọng, nhưng theo hướng phát triển của toàn quốc thì lượng thất thoát vẫn phải được
22


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

giải quyết, một phần để nâng cao tài chính cho Công ty, một phần để nâng cao tầm
phát triển của quốc gia.
Tỷ lệ thất thoát trên mạng lưới cấp nước tại thành phố Biên Hòa qua các năm như
sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tỷ lệ thất thoát trên mạng lưới tại thành phố Biên Hòa
Năm

Tỷ lệ (%)

2013

2014

2015

2016

29,4

28

19,2

16,8

(Nguồn số liệu từ Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai )
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, tỷ lệ thất thoát tại Biên Hòa đã giảm mạnh qua
các năm, tuy nhiên với tiến trình phát triển của quốc gia thì tỉ lệ thất thoát này vẫn còn
cao. Do đó, việc quản lý vận hành hệ thống mạng lưới cấp nước cần được chú trọng,
chặt chẽ hơn.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân từ sự chủ quan
trong cách thức quản lý và điều hành hệ thống như: ghi chỉ số đồng hồ, kiểm soát đấu
nối bất hợp pháp, gian lận trong sử dụng nước cũng như thay thế các đồng hồ đã hết
niên hạn.
2.3.2. Phân tích vấn đề thất thoát nƣớc tại thành phố Biên Hòa, cụ thể là tại
phƣờng Bửu Long:
2.3.2.1.Về cấu tạo mạng lƣới cấp nƣớc

Hệ thống đường ống cấp nước tại thành phố Biên Hòa là mạng hỗn hợp. Theo đã
phân tích tại mục 2.1.1 thì việc cải tạo này ngoài những ưu điểm là đảm bảo tính an
toàn, ổn định và liên tục trong cấp nước thì đó cũng là nhược điểm trong vấn đề thất
thoát nước. Tại vị trí rò rỉ nước được cung cấp liên tục hơn và áp lực ổn định hơn cho
nên nếu có xảy ra rò rỉ thì lượng nước thất thoát sẽ nhiều hơn.
2.3.2.2.Về việc phân cấp đƣờng ống trong mạng lƣới
Việc phân cấp hệ thống đường ống tại Biên Hòa cũng được phân ra làm 3 loại:
ống truyền tải (D500), ống phân phối (110≤D≤90mm) và ống dịch vụ (D≤63mm). Và
cũng nắm rõ công năng của từng loại đường ống cho nên việc khai thác và đấu nối
khách hàng trực tiếp trên đường ống truyền tải là hoàn toàn không diễn ra. Và chính
việc này đã hạn chế được khả năng thất thoát nước cho công ty.
2.3.2.3. Việc phân phối nƣớc và áp lực nƣớc đều trên toàn mạng lƣới
Hiện nay vấn đề này Công ty đã rất chú trọng đến bằng việc thay các cụm điểm
dùng nước tập trung lớn (như trường học, bệnh viện, khu chung cư..) từ đồng hồ cơ
23


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngô Thị Quỳnh Châu

sang đồng hồ điện từ để có thể kiểm soát được lượng nước tiêu thụ và áp lực dùng
nước tại các điểm này, đồng thời cũng như kiểm soát được sự sụt áp nếu trên tuyến có
xảy ra các sự cố như bể ống, rò rỉ nước...
2.3.3. Nguyên nhân gây thất thoát trong mạng lƣới:
2.3.3.1. Chất lƣợng thi công công trình
Hệ thống đường ống phân phối và truyền tải tại phường Bửu Long do được hình
thành từ lâu đời nên việc thi công theo các quy chuẩn cấp nước là không đảm bảo do:
- Trình độ tay nghề của các công nhân còn yếu kém.
- Kỹ thuật máy móc còn hạn chế,vv...

2.3.3.2. Sự suy giảm chất lƣợng và sự không đồng bộ của hệ thống mạng lƣới
Hệ thống đường ống tại phường Bửu Long là tập hợp của nhiều loại đường ống
và phụ tùng khác nhau qua từng thời kỳ. Do việc xây dựng và cải tạo từ nhiều giai
đoạn khác nhau nên việc đồng bộ các loại vật tư sử dụng cho mạng lưới không cao. Có
một số tuyến ống được hình thành khá lâu nhưng vẫn chưa được cải tạo nên chất lượng
ngày càng suy giảm từ đó dẫn đến lượng thất thoát nước gia tăng.
2.3.3.3. Việc thiếu chính xác của đồng hồ đo nƣớc do hết niên hạn sử dụng
Sự thiếu chính xác của đồng hồ do hết niên hạn đã được Công ty dần dần nhận
thức được và ngày càng quan tâm, thay thế. Tuy nhiên, việc thay thế vẫn đang tiến
hành nên thất thoát qua các đồng hồ cũ là không tránh khỏi. Theo kết quả điều tra thì
số đồng hồ cũ hết niêm hạn sử dụng chiếm khoảng 10% số hộ dân đang sử dụng nước
hiện nay.
2.3.3.4. Thất thoát - thất thu qua các trụ cứu hỏa
Do phường Bửu Long đa số là các khu dân cư, trường học nên thượng xảy ra
các vụ cháy vào mùa khô. Ngoài ra, do ý thức của người dân kém nên cũng thường
hay tự ý mở van cứu hỏa để lấy nước dẫn đến lượng thất thoát không nhỏ.
2.3.3.5. Tình trạng đấu nối trái phép và gian lận trong sử dụng nƣớc
Vấn đề này hiện nay vẫn diễn ra đối với hệ thống cấp nước của công ty. Thế
nhưng khi phát hiện thì bộ phận Kế hoạch - Kỹ thuật cùng Ban giám đốc sẽ đưa ra
cách xử lý nhưng không có sự theo dõi cũng như thống kê qua các năm. Bên cạnh đó
thì việc kiểm tra để phát hiện đấu nối trái phép và gian lận trong sử dụng nước chưa
được công ty triển khai định kỳ. Chính vì vậy không thể nào đánh giá hết được lượng
nước thất thoát do nguyên nhân này.
Việc gian lận nước của khách hàng có rất nhiều cách thức khác nhau như vô hiệu
hóa đồng hồ bằng cách sử dụng nam châm hoặc tác động trực tiếp làm thay đổi độ
24


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật


Ngô Thị Quỳnh Châu

nhạy của đồng hồ. Ngoài ra khách hàng còn có động tác mở van một cách nhỏ giọt làm
cho đồng hồ không đo đếm được.
2.3.3.6. Thất thoát do nguyên nhân khác
Ngoài ra, thất thoát nước còn có các nguyên nhân khác như:
- Ghi chỉ số đồng hồ không đúng thực tế sử dụng tại các hộ dân (vì một số lý do
nào đó không thể ghi được chỉ số đồng hồ nên người ghi chỉ số đã khi khống cho gia
đình đó).
- Trong quá trình thi công thay thế các đồng hồ cũ hết niêm hạn cũng làm thất
thoát nước.
- Việc quản lý định mức sử dụng tại các hộ dân cũng chưa được chú trọng và
chặt chẽ.
- Vận hành bảo dư ng đường ống cũng chưa được quan tâm dẫn đến oxi hóa, cặn
bám bên trong đường ống dẫn đến giảm tuổi thọ của ống.
- Việc thi công không đảm bảo theo thiết kế dẫn đến độ sâu chôn ống không
đúng, ống đặt dưới lòng đường mà không được bảo vệ trên bề mặt khiến ống phải chịu
một tải trọng lớn vượt mức cho phép gây nên tình trạng bể ống. Tình trạng này dẫn
đến lượng thất thoát vô cùng lớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Hình 2.6: Ống bể lớn, nước tràn trên bề mặt mới được phát hiện.
2.3.4. Lựa chọn mô hình thủy lực trong phòng chống thất thoát tại phƣờng Bửu
Long:
Trong luận văn này, để tìm điểm thất thoát trên mạng lưới nghiên cứu thì ta sử
dụng kết hợp giữa việc thu thập các số liệu thực tế trên mạng lưới đồng thời xử lý các
số liệu đó kết hợp sử dụng mô hình tính toán thủy lực để mô phỏng các dữ liệu trên
mạng lưới cấp nước hiện hữu.
2.3.4.1. Một số mô hình thủy lực mạng lƣới cấp nƣớc
a) Mô hình Loop:
Là phần mềm tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước sơ khai nhất, giúp con

người có thể bước đầu nhìn nhận được sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong việc
25


×