Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

tai lieu LHCK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TẾ - LUẬT

TÀI LIỆU TRAINING

 KIẾN THỨC CƠ BẢN
 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
 PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ

FESE GROUP – Học thật – Chơi thật – Trãi nghiệm thật


PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Sơ lƣợc về thị trƣờng chứng khoán
Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển
nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là
TTCK tập trung hoặc phi tập trung.
Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo
một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng
khoán (Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch
được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia
vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. TTCK phi tập trung còn gọi
là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến
hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được
nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo
phương thức thoả thuận.
II. Chức năng của Thị trƣờng chứng khoán
1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do
các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh
doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và


chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử
dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng
một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng
khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các


nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích
của mình.
3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có
thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng
khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn
của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn
của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản
của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của
các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc
đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện,
từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và
chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế
tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của
nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công
cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua
TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp
thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng
một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo
cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

III. Cấu trúc thị trƣờng Chứng khoán
Xét về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, TTCK có hai loại:


1. Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên
thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua
việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
2. Thị trường thứ cấp: Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị
trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán
đã phát hành.
Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được phát hành.
Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài
sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá.
Như vậy, thị trường thứ cấp không cung cấp dịch vốn cho các doanh nghiệp, thì có
lợi gì? Không có thị trường thứ cấp, thì không có thị trường sơ cấp: nếu chứng khoán
phát hành ra mà không lưu chuyển được trên thị trường thứ cấp, thì nhà đầu tư cũng
không quan tâm đến việc mua, nắm giữ chứng khoán phát hành (nhất là cổ phiếu,
một loại chứng khoán vô thời hạn). Cổ phiếu của một tổ chức niêm yết trên thị trường
chứng khoán khi được mua bán nhiều là phản ánh lòng tin của người đầu tư vào tổ
chức đó; do đó khi tổ chức niêm yết muốn tăng vốn, họ có thể tiếp tục phát hành cổ
phiếu hoặc trái phiếu đợt mới. Vì vậy, thông thường, khi thị trường đang lên (chỉ số
giá cổ phiếu đang ở xu hướng tăng), thì các công ty dễ dàng phát hành với khối
lượng lớn. Khi thị trường đang xuống, thì các công ty rất khó phát hành chứng khoán.
Ngược lại, nếu tổ chức phát hành các cổ phiếu có chất lượng cao ở thị trường sơ
cấp thì việc mua bán trên thị trường thứ cấp mới sôi động, nếu phát hành cổ phiếu
không có chất lượng thì cổ phiếu đó không giao dịch được trên thị trường thứ cấp.
Đối tượng tham gia thị trường chứng khoán gồm: Sở giao dịch chứng khoán (hoặc
Trung tâm giao dịch chứng khoán), là người tổ chức thị trường; công ty chứng
khoán, là người kinh doanh chứng khoán, trực tiếp mua bán chứng khoán trên Sở
Giao dịch chứng khoán (hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán); nhà đầu tư, là

những người mua bán chứng khoán thông qua các công ty môi giới chứng khoán; tổ
chức niêm yết; và cơ quan quản lý-giám sát thị trường.


IV. Những quy định cơ bản khi giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE.
1. Thời gian giao dịch:
Phƣơng Thức Giao Dịch

Giờ Giao Dịch

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF

Khớp lệnh định kỳ mở cửa và thỏa thuận

9h00’ đến 9h15’

Khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận

9h15’ đến 11h30’

Nghỉ giữa phiên

11h30’ đến 13h00’

Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận

13h00’ đến 14h30’

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa thuận


14h30’ đến 14h45’

Giao dịch thỏa thuận

14h45’ đến 15h00’

Lệnh có giá trị trong suốt thời gian giao dịch, không hết hạn trong thời gian nghỉ giữa
phiên.
2. Phƣơng thức khớp lệnh:


Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các
lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá
thực hiện như sau:

 Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
 Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với
giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn
Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các
lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
Không đƣợc hủy lệnh: trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và đóng
cửa
3. Nguyên tắc khớp lệnh:
a. Ƣu tiên về giá:

o Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
o Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
b. Ƣu tiên về thời gian:

o Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ

thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.
c. Ƣu tiên về số lƣợng:

o Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá và đặt cùng thời gian thì
lệnh nhập vào hệ thống giao dịch có số lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
4. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá:
a. Đơn vị giao dịch:

o Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 10 cố phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ
ETF.


o Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ
quỹ ETF trở lên.

o Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận.
o Giao dịch cổ phiếu có khối lượng từ 01 đến 09 cổ phiếu (lô lẻ) được thực hiện trực
tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán, giá thực hiện được xác định bằng
90% giá tham chiếu của ngày ký kết Hợp đồng.
b. Đơn vị yết giá:

o Đối với phƣơng thức khớp lệnh:

Mức Giá

Đơn Vị Yết Giá

< 10.000 đồng

10 đồng


10.000 – 49.950 đồng

50 đồng

5. Biên độ dao động giá:

 Biên độ dao động giá quy định trong ngày đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ
quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF là ± 7%

 Giá:
Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)
Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% - Biên độ dao động)
Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF có mức giá trần-sàn sau khi
điều chỉnh biên độ dao động ± 7% nhưng giá trần/ sàn vẫn bằng mức giá tham chiếu sẽ
điều chỉnh như sau:


 Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
 Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - một đơn vị yết giá
Trường hợp giá trần và sàn của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF sau
khi điều chỉnh theo cách trên bằng không (0), giá trần và sàn sẽ được điều chỉnh như
sau:

 Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
 Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu
Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết, trong ngày
giao dịch đầu tiên, giá giao dịch được biến động trong +/-20% giá giao dịch dự kiến. Tổ
chức niêm yết và công ty chứng khoán làm tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức
giá giao dịch dự kiến để tính giá tham chiếu cho cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng

chỉ quỹ ETF trong ngày giao dịch đầu tiên. Nếu trong 03 ngày giao dịch đầu tiên, cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết vẫn chưa có giá đóng
cửa, tổ chức niêm yết phải được xác định giá giao dịch dự kiến.
Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi được giao dịch trở lại sẽ là giá tham
chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ dao động giá 7% được áp dung cho ngày
giao dịch kế tiếp.
Biên độ giao động giá đối với chứng khoán được giao dịch trở lại sau khi bị tạm dừng
giao dịch trên 25 ngày là +-20% so với giá tham chiếu.
6. Lệnh giao dịch:
a. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (Viết tắt ATO):

o Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
o Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.


o Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để
xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu
lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
b. Lệnh giới hạn

o

Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc giá tốt hơn.

Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao
dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
c. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (Viết tắt là ATC):
Tương tự như lệnh ATO nhưng được áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác
định giá đóng cửa.
Ví dụ về lệnh ATO (ATC):

Sổ lệnh (Trong thời gian khớp lệnh định kỳ):
Cổ phiếu AAA, giá tham chiếu : 99. Lệnh vào hệ thống theo thứ tự A, B, C.
KL Đặt Mua

Giá Đặt Mua

Giá Đặt Bán

KL Đặt Bán

5,000 ( C )

100

ATO (ATC)

4,000 ( B )

99

2,000 ( A )

Kết quả khớp:

o Giá khớp : 99
o Khối lượng khớp: 5,000. Trong đó: C-B : 4,000.
o Lệnh ATO (ATC) được ưu tiên trước so với lệnh giới hạn trong so khớp lệnh.
d. Lệnh thị trƣờng (Viết tắt là MP) (áp dụng từ 02/07/2012)

o Là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có

trên thị trường.


o Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP sẽ được thực hiện ngay tại mức
giá bán thấp nhất và lệnh bán MP sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có
trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết,
lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá
mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.

o Nếu khối lượng đặt của lệnh MP vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc trên và
không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn
mua tại mức giá cao hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc
lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng
trước đó.

o Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua hoặc giá sàn đối với
lệnh bán MP thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần
hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.

o Lệnh MP có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục
o Lệnh MP sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh
vào hệ thống giao dịch.

o Lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp một phần, phần còn lại sẽ tự
động hủy nếu chứng khoán hết room.
7. Hủy lệnh giao dịch:
a. Trong thời gian khớp lệnh định kỳ:
Khách hàng không được hủy lệnh giao dịch đã đặt trong đợt khớp lệnh định kỳ.
b. Trong thời gian khớp lệnh liên tục:
Khách hàng có thể yêu cầu nhân viên môi giới hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của

lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực
hiện ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.
8. Thời gian thanh toán: T+2


HƢỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN
1.Cách đọc bảng Chứng khoán
Trong đó phiên 2 của HOSE giống với cách thức giao dịch phiên 1 của HNX. Phiên
đóng cửa và phiên mở cửa còn lại được gọi dưới tên chung là phiên khớp lệnh định
kỳ.
1.1 Mã chứng khoán (Mã CK)
Mỗi công ty sẽ có một mã chứng khoán riêng, thường là tên viết tắt của công ty đó,
hiện trên mỗi sàn HOSE và HNX có hơn 300 công ty đang niêm yết.
Vd: VND là mã chứng khoán của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT
1.2 Các mức giá đặt lệnh
Đơn vị giá giao dịch là bội số của 100 đồng

Vd: Mã AAA sàn HNX giá tham chiếu là 15.5 bạn sẽ hiểu là 15.500 đ và bạn đặt giá là
15.050 đồng là không hợp lệ
Các mức giá sẽ có 5 màu thể hiện tính chất
Công thức tính: Giá trần = Giá tham chiếu +(Giá tham chiếu* biên độ giao động giá)
Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu* biên độ giao động giá)



Biên độ dao động giá: sàn HNX là 10%, sàn HOSE là 7%

Vd: Mã AAA trên sàn HNX có giá tham chiếu là 20.0 tức là 20.000 đồng/cổ phiếu thì
-Giá trần = 20.0 + (20.0 *10%) = 22.0
-Giá sàn = 20.0 – (20.0 *10%) = 18.0



Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ có thể đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ
18.000 – 22.000 đ/cp mà thôi



Màu sắc khác nhau sẽ giúp nhà đầu tƣ cảm nhận đƣợc tình hình thị trƣờng

trong phiên giao dịch nhƣ thế nào
Vd: hôm nay khớp lệnh với màu xanh lá cây và màu tím chiếm đa số thì thị trường đang
đi lên, các cổ phiếu đều tăng giá, ngược lại với màu đỏ và xanh da trời
1.3 Mua và Bán
*Bên Mua (hay còn gọi là Dƣ mua – Chờ mua)
Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL)
mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Giá mua cao nhất ở gần cột Khớp Lệnh (Cột ở
giữa) nhất (Giá 1 + KL 1) và giá mua thấp nhất ở xa cột Khớp lệnh nhất ( Giá 3 + KL 3).



Trên bảng giá HOSE, Đơn vị giá: 1.000 VND, Khối lƣợng: 10 CP. Có nghĩa là

giá thực tế bạn phải nhân với 1.000đ và khối lƣợng thực tế bạn phải nhân với 10
cổ phiếu.
Vd: Giá VCB ghi trên bảng điện là: 42,50 thì giá thực tế là 42,50 x 1000đ = 42.500 đồng
(Bốn mươi hai nghìn năm trăm đồng một cổ phiếu). Cột khối lượng chờ mua ở Giá 1
(42,40) (KL 1) là: 826 thì khối lượng thực tế là: 826 x 10 = 8260 cổ phiếu (có tám nghìn
hai trăm sáu mươi cổ phiếu đang chờ mua ở mức giá 42.500 đồng).
Các cổ phiếu khác trên sàn HOSE các bạn áp dụng giống hệt như VCB, còn với
các cổ phiếu sàn HNX và UpCom thì các bạn áp dụng tương tự nhưng chú ý Đơn vị

giá: 1000 VNĐ, còn Đơn vị khối lượng lại là: 1000 CP.
*Bên bán (hay còn gọi là Dƣ bán – Chờ bán):
Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán ( Mỗi cột bao gồm Giá bán và KL bán) được sắp
xếp theo thứ tự ưu tiên 1 2 3: Giá bán thấp nhất ở vị trí ưu tiên nhất (kèm KL) hay (Giá
1 + KL1) và giá bán cao nhất ở vị trí xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL 3).
1.4 Khớp lệnh
Là mức giá và khối lượng lệnh được khớp nhau giữa mua và bán. Nguyên tắc khớp
lệnh là khớp cho mức giá mua từ cao đến thấp và mức giá bán từ thấp lên cao.
Vd: AGF đưa ra
-3 mức giá mua: 82(1000cp) – 80(2000cp) – 79(1000cp)


-3 mức giá bán: 78(500cp) – 79(1000cp) – 80(2000cp)
Như vậy khi khớp lệnh, giá của AGF sẽ là 80(3000cp) cùng với mức dư mua là
79(1000cp) và dư bán là 80(500cp). Ưu tiên về lệnh: giá, thời gian đặt lệnh và số
lượng
Lệnh sẽ được khớp theo từng phiên. Cột +/- thể hiện mức thay đổi về giá của từng loại
cổ phiếu, tính theo đơn vị ngàn đồng
Vd: AGF là +1.5 nghĩa là cổ phiếu này tăng 1500đ so với ngày hôm trước
Giá khớp lệnh 15 cuối ngày hôm nay sẽ là giá tham chiếu cho ngày hôm sau.
1.5 Tổng khối lượng
Là tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp
1.6 Nước Ngoài mua và bán
Lả khối lượng mà nhà đầu tư Nước Ngoài thực hiện
=> Kết luận: Việc nắm rõ cách đọc bảng giá chứng khoán là yêu cầu bắt buộc để nhà
đầu tư mới có thể nắm bắt được sự biến đổi về giá của từng cổ phiếu qua đó xác định
được mục tiêu đầu tư của mình

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

A/ CHỈ SỐ THANH TOÁN
1. Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn
hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một
chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy
tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì
hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Công thức tính:


Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
2. Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính
thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn
khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
Công thức tính:
Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
3. Chỉ số tiền mặt
Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp
để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ
ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả.
Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại)/ Nợ ngắn hạn
4. Chỉ số dòng tiền từ hoạt động (Short-term debt coverage)
Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà
các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như
kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc
này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các
nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động
Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn

5. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover)
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp
dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được
khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành
mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các
khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp


thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh
số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh
nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu
cho thấy doanh số đã vượt quá mức.
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung
bình
Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo
của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2
6. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết
về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng
Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay các khoản phải thu
7. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng
quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn
kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro
hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua
các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng
hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả
năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm
nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến
cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để

đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình
Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng
tồn kho năm nay)/2


8. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho
Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.
Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho
9. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp
như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt
đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân
Trong đó:
Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn
kho đầu kỳ
Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2
10. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả (Account Payable
Turnover Ratio)
Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả
B. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG
LỢI NHUẬN BÁN HÀNG
1. Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra
hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh
doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.
Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần



Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí quản lý, bán
hàng, v.v - Thuế TNDN phải nộp
2. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)
Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần
Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh
doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ
3. Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization)
Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần
4. Biên EBT
Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận truớc thuế = Thu nhập trước thuế/ Doanh thu
5. Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu
6. Biên lợi nhuận phân phối
Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong
mỗi đơn vị hàng bán ra.
Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu
Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi
LỢI NHUẬN ĐẦU TƢ
1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc
tài chính


ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản trung bình
Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước + tổng tài
sản hiện hành)/2
2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân

Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần
hiện tại) / 2
HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG
1. Vòng quay tổng tài sản
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng
tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài
sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm
dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp
khác.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình
2. Vòng quay tài sản cố định
Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì
chỉ tính cho tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình
3. Vòng quay vốn cổ phần
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng
vốncổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số này bằng 3 có
nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.


Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình
C. CHỈ SỐ RỦI RO TÀI CHÍNH
Phân tích việc sử dụng nợ của công ty:
1. Tỷ số nợ trên tổng vốn
Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Tỷ số
nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và
và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn.
Nợ trên tổng vốn = Tổng nợ/ Tổng vốn
Trong đó:
Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn

Tổng vốn = Tổng nợ + Tổng vốn chủ sở hữu.
2. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
Nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ/ Tổng vốn cổ phần
Phân tích các chỉ số khả năng thanh toán lãi vay:
1. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảo
thanh toán và được đo lường:
Khả năng thanh toán lãi vay = Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)/ Lãi vay
2. Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định
Trong doanh nghiệp ngoài lãi vay thì còn một số chi phí tài chính cố định khác như chi
phí thuê tài chính, thuê hoạt động,...


Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định = Thu nhập trước các chi phí
tài chính cố định/ Chi phí tài chính cố định
3. Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay
Dòng tiền hoạt động điều chỉnh được định nghĩa là dòng tiền hoạt động + chi phí tài
chính cố định + thuế phải trả
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay = Dòng tiền hoạt động điều chỉnh/ Chi phí lãi
vay
4. Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định = Dòng tiền hoạt động
điều chỉnh / Chi phí tài chính cổ định
5. Chỉ số chi tiêu vốn
Chỉ số này cho biết thông tin bao nhiêu tiền mặt được tạo ra từ hoạt động của doanh
nghiệp sẽ được để lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của chi tiêu vốn để
phục vụ cho các khoản nợ của công ty. Nếu chỉ số này bằng 2, có nghĩa là công ty
đang hoạt động bằng 2 lần so với những gì nó thật sự cần để tái đầu tư cho doanh
nghiệp tiếp tục hoạt động, phần thặng dư có thể được phân bổ để trả bớt nợ.
Chỉ số chi tiêu vốn = Dòng tiền hoạt động/ Chi tiêu vốn.

6. Chỉ số dòng tiền với nợ
Chỉ số này cung cấp thông tin cho biết bao nhiêu tiền mặt của công ty tạo ra từ hoạt
động có thể được sử dụng để trả tổng nợ.
Chỉ số dòng tiền so với nợ = Dòng tiền từ hoạt động/ Tổng nợ
D. CHỈ SỐ TĂNG TRƢỞNG TIỀM NĂNG
Chỉ số tăng trƣởng


G = RR x ROE
Trong đó:
RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1 - (Cổ tức/ Tổng thu nhập ròng)
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu = (Thu nhập ròng/ Doanh thu) * (Doanh
thu/ Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/ Vốn cổ phần)
Trên đây là một số các chỉ số tài chính cơ bản nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh cũng như khả năng tài chính và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy
nhiên cần phải hết sức lưu ý rằng các chỉ số đứng một mình thì nó cũng không có nhiều
ý nghĩa. Các nhà phân tích khi sử dụng các chỉ số tài chính cần phải kết hợp với nhiều
yếu tố khác thí dụ như:

 Chỉ số trung bình ngành: So sánh công ty với trung bình ngành là dạng so sánh
phổ biến hay gặp

 So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: Đôi khi cần phải nhìn tổng thể chu
kỳ kinh tế, điều này sẽ giúp nàh phân tích hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong
các điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế
suy thoái.

 So sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp: đây cũng là
dạng so sánh thường gặp. So sánh dạng này tương tự như phân tích chuỗi thời gian
để nhìn ra khuynh hướng cho các chỉ số.


II. QUY TẮC CANSLIM
CANSLIM là tên viết tắt của 7 chữ cái, gồm 7 đặc điểm làm nên sự thành công của các
cổ phiếu dẫn đầu chất lượng cao, cụ thể:

 C = Current Big or Accelerating Quaterly Earnings and Sales Per Share (EPS và
doanh thu của quý gần nhất: Càng cao càng tốt


 A = Annual Earnings Increases: (Tỷ lệ tăng trưởng EPS hàng năm): Tìm kiếm sự gia
tăng đột biến

 N = New Products, New Management, New Highs (Sản phẩm mới, lãnh đạo mới,
đỉnh giá mới): Mua đúng thời điểm

 S = Supply and Demand (Quy luật cung và cầu): Cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn.
 L = Leader and Laggard: (Cổ phiếu dẫn đầu và cổ phiếu đội sổ): Cổ phiếu của bạn
thuộc loại nào?

 I = Institutional Sponsorship (Bảo trợ của nhà đầu tư tổ chức): Theo chân những kẻ
dẫn đầu

 M = Market Direction (Xu hướng thị trường): Cách nào để xác định?
III. 5 CHỈ SỐ CẦN PHẢI CÓ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ GIÁ TRỊ
Nếu bạn là một nhà đầu tƣ giá trị, sẽ không có “giải pháp toàn diện” để phân
tích cổ phiếu. Mặc dù vậy, các nhà đầu tƣ thành công sẽ mách bạn cách sử dụng
những chỉ số cơ bản để kiếm lợi nhuận trong đầu tƣ . Đó là lý do tại sao bạn cần
phải lƣu ý đến những chỉ số quan trọng này.
Là một nhà đầu tư giá trị, khi nhắc đến sức khỏe của công ty, bạn cần đặt các nguyên
tắc cơ bản lên hàng đầu. Cụ thể các nguyên tắc bao gồm các dữ liệu tài chính và hoạt

động của công ty, những nguyên tắc này đều được ưa thích bởi một số các nhà đầu tư
thành công nhất trong lịch sử, trong đó có những cái tên như George Soros và Warren
Buffett. Không có gì ngạc nhiên khi biết một cách chi tiết các con số tài chính của doanh
nghiệp- như thu nhập trên mỗi cổ phiếu hay mức tăng trưởng doanh thu, có thể giúp
những nhà đầu tư tinh tường nhanh tay gặt hái những cổ phiếu đang bị thị trường đánh
giá thấp.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các số liệu được tạo ra như nhau – chỉ có một
số là xứng đáng được sự chú ý của bạn. Dưới đây là năm yếu tố cơ bản cho danh mục
đầu tư giá trị của bạn.


1. CHỈ SỐ P/E
Chỉ số P/E ( giá cổ phiếu/ thu nhập của 1 cổ phiếu) không chỉ là một trong những chỉ số
cơ bản được biết đến nhiều nhất, nó còn được đánh giá là một trong những chỉ số giá
trị nhất. Tỷ lệ P/E chia giá cổ phiếu thị trường cho thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu để rút
ra một giá trị đại diện cho giá mà nhà đầu tư sẽ chịu bỏ ra cho mỗi $1 thu nhập của
công ty.
Tỷ lệ P/E là rất quan trọng vì nó cung cấp thước đo để so sánh giá trị giữa các công ty.
Bạn nên chọn đầu tư vào cổ phiếu với tỷ lệ P/E thấp hơn cổ phiếu của công ty khác
nhưng cùng một mức độ hoạt động tài chính bởi bạn sẽ tốn ít vốn trên một cổ phiếu
hơn.
Tuy nhiên, tỷ lệ P / E sẽ không còn giá trị nữa khi bạn sử dụng nó với mục đích so sánh
giữa các công ty thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Hoàn toàn hợp lý khi thấy chỉ số P/E của cổ phiếu viễn thông chỉ dưới ngưỡng 20, hay
P/E của cổ phiếu ngành công nghệ cao xấp xỉ 40 cũng là điều bình thường. Tỷ lệ P/E
có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể giá trị của một cổ phiếu chỉ khi bạn đang
áp dụng chúng để so sánh các thực thể trong cùng ngành liên quan.
2. CHỈ SỐ P/B
Nếu tỷ lệ P / E là một chỉ số tốt biểu thị rõ vốn nhà đầu tư sẵn sàng đổ vào cho mỗi đô
la thu nhập của công ty, thì tỷ lệ giá/ giá trị sổ sách (hoặc P/B) chỉ ra những gì các nhà

đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho mỗi đô la tài sản của công ty. Tỷ lệ P/B tính bằng giá đóng
cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Loại trừ giá trị tài sản vô hình là một yếu tố quan trọng của tỷ lệ giá trị sổ sách. Nó có
nghĩa là tỷ lệ P/B chỉ ra những gì các nhà đầu tư đang trả tiền cho tài sản hữu hình
thực tế, không phải là tài sản vô hình. Như vậy, chỉ số P/B được xem là một thước đo
tương đối bảo thủ.
Chỉ số P/B sẽ trở thành một cản trở lớn trong việc đánh giá hiệu quả một doanh nghiêp
mà phần lớn giá trị của doanh nghiệp ấy nằm ở tài sản vô hình. Tuy nhiên, đối với hầu


hết cổ phiếu, tỷ lệ P / B = 1,5 hoặc ít hơn sẽ là tiền đề tốt để chỉ ra được giá trị bền
vững cho cổ phiếu doanh nghiệp.
3. TỶ LỆ NỢ / VỐN
Mỗi nhà đầu tư đều cần phải biết đến cách doanh nghiệp bỏ vốn cho tài sản của nó
như thế nào đặc biệt khi nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào giá trị cổ phiếu lớn tiếp
theo. Đây chính là lúc sử dụng tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu. Cùng với P/E, tỷ lệ này cho
thấy bao nhiêu phần vốn tài chính của công ty được nhận từ nợ (như các khoản vay
hoặc trái phiếu) và vốn chủ sở hữu (như phát hành cổ phiếu) , chỉ số này có thể sẽ
khác nhau giữa các các ngành, lĩnh vực kinh doanh.
Hãy cảnh giác cao đối với chỉ số D/E của các doanh nghiệp đặc biệt khi ngành công
nghiệp ấy đang gặp vấn đề khó khăn, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên giúp bạn nhận ra
tình hình tài chính của doanh nghiệp đang vượt quá mức nợ cho phép.
4. DÒNG TIỀN TỰ DO
Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu được là lợi nhuận của một doanh nghiệp không
tương đương với số lượng tiền mặt nó đem lại. Đó là vì các công ty làm báo cáo tài
chính dựa trên các quy tắc kế toán của GAAP hay IFRS, chứ không phải là bảng cân
đối của tài khoản giao dịch trong ngân hàng. Vì vậy, một công ty có thể báo cáo rằng
họ đạt lợi nhuận khổng lồ trong quý gần đây nhất, mặc dù có thể quỹ tiền mặt của họ
ch ng đồng nào.
“Dòng tiền tự do” sẽ quyết vấn đề này. Nó chỉ ra lượng tiền mặt thực tế một công ty còn

lại sau các khoản đầu tư vốn. Nói chung, cùng với với tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở
hữu, đây là chỉ số lý tưởng để có cái nhìn bao quát về khoản tiền tự do còn dư của
doanh nghiệp và chúng đặc biệt quan trọng khi tình hình kinh tế gặp khó khăn.
5. TỶ LỆ PEG
Tỷ lệ P/E với tỷ lệ tăng trưởng (hoặc PEG Ratio), là một phiên bản sửa đổi của tỷ số
P/E nhưng có tính đến tốc độ tăng trưởng thu nhập. Lựa chọn cổ phiếu dựa trên chỉ số


PEG sẽ là một ý kiến hay để tìm đến những doanh nghiệp đang trên đà phát triển, và
có thể sẽ trở thành tiêu điểm của quý sau, nhưng không được đánh giá cao tại thời
điểm hiện tại.

PHẦN 3: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ
Các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động của TTCK
Lạm phát và TTCK
Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền làm thay đổi hành vi tiêu dùng và đầu tư của dân
cư. Lạm phát thường được đo qua chỉ số giá tiêu dùng.
Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy lạm phát và TTCK có mối liên hệ nghịch
chiều, bởi lẽ xu hướng của lạm phát xác định tính chất tăng trưởng. Lạm phát tăng cao
luôn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trưởng kém bền
vững, trong khi TTCK như chiếc nhiệt kế đo sức khỏe nền kinh tế.
Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền
trong ngân hàng mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh... khiến
một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản “chết”. Thiếu vốn
đầu tư, không tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của doanh nghiệp (DN) nói
riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại.
Lạm phát tăng cao còn ảnh hưởng trực tiếp tới các DN, dù hoạt động kinh doanh vẫn
có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng tỷ lệ cổ tức khó gọi là hấp dẫn khi lạm phát cao.
Điều này khiến đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi.
Leeb và Conrad (1996) đã thống kê tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng của TTCK Mỹ trong

giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1981 và nêu mối liên hệ: “Lạm phát tăng cao luôn là kẻ
thù của thị trường cổ phiếu”. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với bằng chứng nghiên
cứu thực nghiệm của Gan, Lee và Zhang (2006); Jiranyakul (2009).


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×