Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất biện pháp phòng trừ Mối hại rừng trồng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) tại huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LỤC TIẾN DŨNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI HẠI RỪNG TRỒNG
THÔNG ĐUÔI NGỰA (Pinus massoniana)
TẠI HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LỤC TIẾN DŨNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI HẠI RỪNG TRỒNG
THÔNG ĐUÔI NGỰA (Pinus massoniana)
TẠI HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Khoa học Lâm ho ̣c
Mã số ngành: 62.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Kim Tuyến

THÁI NGUYÊN - 2016




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công triǹ h nghiên cứu của bản thân tôi. Các kế t quả
trình bày trong Luâ ̣n văn là trung thực và chưa từng đươ ̣c ai công bố trong bấ t kỳ
công trình nghiên cứu nào hoă ̣c để bảo vê ̣ luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p đa ̣i ho ̣c và luâ ̣n án
Tha ̣c si ̃ hay Tiế n si ̃ nào.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 8 năm 2016
Tác giả

Lục Tiến Dũng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu và thực hiê ̣n luâ ̣n văn ta ̣i Trường Đa ̣i ho ̣c
Nông lâm Thái Nguyên, Tôi luôn nhâ ̣n được sự da ̣y dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn tâ ̣n tình, sự
giúp đỡ, góp ý hế t sức quý báu từ các thầ y cô, cơ quan và các ba ̣n bè đồ ng nghiê ̣p.
Tôi xin bà y tỏ lòng biết ơn chân thành, lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Đă ̣ng Kim Tuyế n đa ̃ dà nh nhiề u thờ i gian, công sứ c tâ ̣n tình chỉ dẫn, bồ i
dưỡng tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu và hoàn thành bản luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p.
Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn Ban giám hiê ̣u Trường Đa ̣i ho ̣c Nông lâm Thái
Nguyên, Ban đào ta ̣o sau đa ̣i ho ̣c và các thầy, cô trong Khoa Lâm nghiê ̣p đã giúp đỡ
và ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho tôi hoàn thành luâ ̣n văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lañ h đa ̣o hạt kiểm lâm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn, ủy ban nhân dân các xã: Vân Tùng, Đức Vân, Bằng Vân của huyện Ngân Sơn,
các đơn vi ̣ chuyên môn có liên quan của tin̉ h Bắc Kạn và huyê ̣n Ngân Sơn, cùng
ba ̣n bè đồ ng nghiê ̣p đã ta ̣o điề u kiê ̣n, sẻ chia, hỗ trơ ̣, giúp đỡ tôi trong quá trình ho ̣c
tâ ̣p và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Lâm trường huyê ̣n Ngân Sơn và cán bô ̣ cùng các hô ̣

gia điǹ h trực tiế p trồ ng rừng trên điạ bàn đã tić h cực phố i hơ ̣p, giúp đỡ tôi trong
suố t quá trình điề u tra và thực hiê ̣n các nô ̣i dung nghiên cứu của luâ ̣n văn.
Cuố i cùng tôi dành tiǹ h cảm biế t ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết, những người
đã đô ̣ng viên và chia sẻ với tôi trong suố t quá trình ho ̣c tâ ̣p, thực hiê ̣n luâ ̣n văn.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 08 năm 2016
Tác giả

Lục Tiến Dũng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu...................................................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổ ng quát ...............................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
3. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu..............................................................................................3
4. Pha ̣m vi nghiên cứu .................................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
Chương 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.2. Những nghiên cứu về mố i ha ̣i rừng trồ ng ............................................................5
1.2.1. Những nghiên cứu về mố i ha ̣i rừng trồ ng trên thế giới ....................................5
1.2.1.1. Sơ lươ ̣c về mố i và tiế n trin
̀ h nghiên cứu ........................................................5
1.2.1.2. Thành phần, đặc điểm gây hại của các loài mố i thuô ̣c giố ng Macrotermes và
Microtermes hại cây trồng lâm nghiê ̣p .......................................................................6
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu sinh ho ̣c, sinh thái ho ̣c mố i hại cây trồng lâm nghiê ̣p 7
1.2.1.4. Tình hình nghiên cứu biê ̣n pháp phòng chố ng mố i ha ̣i cây trồng
lâm nghiê ̣p ...................................................................................................................8
1.2.2. Những nghiên cứu về mố i ha ̣i rừng trồ ng ta ̣i Viê ̣t Nam ...................................8


iv
1.2.2.1. Thành phần loài mối hại cây trồng, đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh ho ̣c
sinh thái ho ̣c loài Macrotermes annandalei, Macrotermes barneyi và Microtermes
pakistanicus .................................................................................................................8
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu sinh học, sinh thái học loài mối Macrotermes
annandalei, Macrotermes barneyi và Microtermes pakistanicus ..............................11
1.2.2.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp phòng chống mối hại cây trồng ...............13
1.2.2.4. Những nghiên cứu về mố i ha ̣i rừng trồ ng ta ̣i huyện Ngân Sơn và tin
̉ h Bắc Kạn 16
1.3. Tổ ng quan về điề u kiê ̣n tự nhiên - kinh tế - xã hô ̣i khu vực nghiên cứu ...........17
1.3.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên ...........................................................................................17
1.3.2. Điề u kiê ̣n kinh tế - xã hội ................................................................................19
1.3.3. Hiê ̣n tra ̣ng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu.............................................20
1.3.3.1. Hiê ̣n tra ̣ng rừng sản xuất ..............................................................................20
1.3.3.2. Hiê ̣n tra ̣ng rừng phòng hộ ............................................................................20
1.3.3.3. Tình hình sản xuất, kinh doanh rừng trồ ng ở huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn ..............................................................................................................20

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................22
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..........................................................................22
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................23
2.2. Nô ̣i dung nghiên cứu ..........................................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
2.3.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc........................................................23
2.3.2. Phương pháp PRA ...........................................................................................23
2.3.3. Phương pháp điều tra quan sát đánh giá trực tiế p ngoài thực địa ...................24
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ...........................................................25
2.3.4.1. Áp du ̣ng biện pháp kỹ thuâ ̣t lâm sinh kế t hơ ̣p cơ giới vật lý (Công thức 1) 26
2.3.4.2. Áp du ̣ng biện pháp hóa sinh học (Công thức 2) ..........................................27
2.3.4.3. Áp du ̣ng Biện pháp hóa học .........................................................................28
2.3.4.4. Áp du ̣ng biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t phòng trừ mố i tổ ng hơ ̣p (Công thức 5)...........31
2.3.4.5. Không áp du ̣ng biê ̣n pháp phòng trừ mố i (Công thức 6: đố i chứng) ...........32


v
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................35
3.1. Kết quả điều tra sơ bộ đối với rừng trồng Thông đuôi ngựa trên địa bàn nghiên
cứu .............................................................................................................................35
3.1.1. Tình hình quản lý rừng trồng và sinh trưởng phát triển của rừng trồng Thông
đuôi ngựa trên địa bàn nghiên cứu ............................................................................35
3.1.1.1. Diện tích, năng suất rừng trồng Thông đuôi ngựa trên địa bàn nghiên cứu 35
3.1.1.2. Thực trạng phát triển hiện tại và phương hướng phát triển rừng trồng Thông
đuôi ngựa trong những năm tiếp theo trên địa bàn nghiên cứu. ...............................36
3.1.1.3. Sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và đầu tư
cho rừng trồng Thông đuôi ngựa trên địa bàn nghiên cứu ........................................36
3.1.2. Tổng hợp mẫu phiếu điều tra phỏng vấn ........................................................38

3.1.3. Kết quả điều tra gây hại của Mối đối với rừng trồng Thông đuôi ngựa ta ̣i
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn .................................................................................38
3.1.3.1. Đă ̣c điể m gây ha ̣i của Mối đối với rừng trồng Thông đuôi ngựa ta ̣i Ngân
Sơn, Bắc Kạn.............................................................................................................38
3.1.3.2. Tỷ lê ̣ và mức đô ̣ gây ha ̣i của Mối đối với rừng trồng Thông đuôi ngựa ta ̣i
huyê ̣n Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn .................................................................................42
3.2. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Mối hại rừng trồng Thông đuôi ngựa .....43
3.2.1. Tổ mối .............................................................................................................44
3.2.2. Thức ăn của mối ..............................................................................................47
3.2.3. Thành phần trong tổ mối .................................................................................47
3.2.3.1. Vòng đời của mối .........................................................................................47
3.2.3.2. Mối chúa, mối vua........................................................................................48
3.2.3.3. Mối giống .....................................................................................................50
3.2.3.4. Mối lính, mối thợ .........................................................................................50
3.2.4. Sự chia đàn và hình thành tổ mối ....................................................................51
3.3. Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trừ mối hại
rừng trồng ..................................................................................................................51


vi
3.3.1. Kết quả thử nghiệm biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t lâm sinh kết hợp cơ giới vật lý
(Công thức 1) ............................................................................................................51
3.3.2. Kết quả thử nghiệm Biê ̣n pháp sinh - hóa ho ̣c (Công thức 2) ........................52
3.3.3. Kết quả thử nghiệm biện pháp hóa học...........................................................54
3.3.3.1. Kết quả thử nghiệm biện pháp dùng PMC 90 (Công thức 3) ......................54
3.3.3.2. Kết quả thử nghiệm biện pháp hóa học - Lenfos 50 EC (công thức 4) .......55
3.3.4. Kết quả thử nghiệm biện pháp tổ ng hơ ̣p (Công thức 5) .................................57
3.4. Đề xuất một số giải pháp phòng trừ mối hại rừng trồng Thông đuôi ngựa .......63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ................................................................................
66

̣
1. Kế t luâ ̣n .................................................................................................................66
2. Kiế n nghi ...............................................................................................................
66
̣
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68
I. Tiếng Việt ..............................................................................................................68
II. Tiếng nước ngoài ..................................................................................................70
III. Trang Web ...........................................................................................................70
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

ĐC

: Đố i chứng

ODB

: Ô dạng bản

OĐC


: Ô đối chứng

OTC

: Ô tiêu chuẩn

OTN

: Ô thí nghiệm

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

VS

: Vệ sinh


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của mối đối với cây Bạch đàn
uro, Keo lai và Keo tai tưọng ta ̣i 4 tỉnh Miề n Bắ c Viê ̣t Nam [15] .......... 10
Bảng 3.1: Tổ ng hơ ̣p số lươ ̣ng, tỷ lê ̣ và mức đô ̣ bi ̣mố i ha ̣i theo tuổ i cây ................. 42

Bảng 3.2: Kế t quả thử nghiê ̣m của Công thức 1 đố i với rừng Thông đuôi ngựa trên
7 năm tuổ i sau 6 tháng thí nghiê ̣m........................................................... 51
Bảng 3.3: Kế t quả thử nghiê ̣m của công thức 2 đố i với rừng Thông đuôi ngựa trên
7 năm tuổ i sau 6 tháng thí nghiê ̣m........................................................... 53
Bảng 3.4: Kế t quả thử nghiê ̣m của Công thức 3 đố i với rừng Thông đuôi ngựa .... 54
Bảng 3.5: Kế t quả thử nghiê ̣m của Công thức 4 đố i với rừng Thông đuôi ngựa trên
7 năm tuổ i sau 6 tháng thí nghiê ̣m........................................................... 56
Bảng 3.6: Kế t quả thử nghiê ̣m của Công thức 5 đố i với rừng Thông đuôi ngựa trên
7 năm tuổ i sau 6 tháng thí nghiê ̣m........................................................... 57
Bảng 3.7: Tổ ng hơ ̣p hiê ̣u quả phòng chố ng mố i ha ̣i rừng trồ ng Thông đuôi ngựa
trên 7 năm tuổ i sau 6 tháng thí nghiê ̣m ................................................... 60
Bảng 3.8: Tổ ng hơ ̣p tỷ lê ̣ gây ha ̣i của mố i ở rừng trồ ng Thông đuôi ngựa trên 7
năm tuổ i trong 6 tháng thí nghiê ̣m .......................................................... 62
Bảng 3.9: Tổ ng hơ ̣p mức đô ̣ bi ̣ ha ̣i của mố i ở rừng trồ ng Thông đuôi ngựa trên 7
năm tuổ i trong 6 tháng thí nghiê ̣m .......................................................... 63


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ khu vực điề u tra, nghiên cứu ........................................................22
Hình 2.2: Áp du ̣ng biện pháp kỹ thuật lâm sinh kết hợp cơ giới vật lý ....................27
Hình 2.3: Áp du ̣ng biện pháp hóa sinh học ...............................................................28
Hình 2.4: Áp du ̣ng biê ̣n pháp hóa ho ̣c, sử du ̣ng Thuốc diệt mối PMC 90 ................30
Hình 2.5: Áp du ̣ng biê ̣n pháp hóa ho ̣c, sử du ̣ng Thuốc Lenfos 50 EC .....................31
Hình 3.1: Mố i gă ̣m phần rễ dưới đất gây chết cây ....................................................39
Hình 3.2: Mố i đu ̣c các mắt trong tầng sinh trưởng hàng năm và thân cây làm
chết cây .....................................................................................................40
Hình 3.3: Mố i đắp đất dưới gốc cây,hại rễ, thân .......................................................41
Hình 3.4: Mố i đắp đường mui lên thân cây, ăn vỏ cây .............................................41

Hình 3.5: Khoang trung tâm tổ mố i ..........................................................................45
Hình 3.6: Hoàng cung tổ mố i ....................................................................................46
Hình 3.7: Nơi mố i Vua, mố i Chúa ở .........................................................................46
Hình 3.8: Vườn nấ m của tổ mố i ................................................................................47
Hình 3.9: Vòng đời loài mối hình minh họa .............................................................48
Hình 3.10: Mố i Vua và mố i Chúa .............................................................................49
Hình 3.11: Mố i Chúa.................................................................................................49
Hình 3.12: Mố i Vua ..................................................................................................49
Hình 3.13: Hiê ̣u quả phòng trừ mố i ha ̣i Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổ i của công
thức 1 trong 6 tháng ..................................................................................52
Hình 3.14: Hiê ̣u quả phòng trừ mố i ha ̣i Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổ i của công
thức 2 trong 6 tháng thí nghiê ̣m ...............................................................53
Hình 3.15: Hiê ̣u quả phòng trừ mố i ha ̣i Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổ i của công
thức 3 trong 6 tháng thí nghiê ̣m ...............................................................55
Hình 3.16: Hiê ̣u quả phòng trừ mố i ha ̣i Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổ i của Công
thức 4 trong 6 tháng thí nghiê ̣m ...............................................................56
Hình 3.17: Hiê ̣u quả phòng trừ mố i ha ̣i Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổ i của Công
thức 5 trong 6 tháng thí nghiê ̣m ...............................................................58


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ ngày càng tăng cao nhất là đối với
gỗ rừng trồng. Việc sử dụng gỗ vào rất mục đích khác nhau như: Gỗ xây dựng, gỗ
củi phục vụ đời sống nhân dân, chế biến đồ gỗ, làm bột giấy, ván dăm, ván ép, ...
Nói chung mục đích sử dụng là góp phần phát triển kinh tế xã hội, giải quyết nhu
cầu cuộc sống của người dân. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha,
diê ̣n tích đấ t có rừng ta ̣i thời điể m 28/07/2014 là 13.954.454 ha, trong đó rừng trồ ng
là 3.556.294 ha (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014) [5]. Diê ̣n tić h rừng trồ ng sản xuấ t

là 2.650.530 ha, trong đó cây Thông đuôi (Pinus massoniana) ngựa chiếm một phần
diê ̣n tích nhất định trong hệ thống rừng sản xuất của cả nước.
Thông đuôi ngựa là các loài cây trồng rừng chủ lực của nhiều nước trên thế
giới, ở Việt Nam cũng được trồng nhiều nhưng không phải khu vực nào cũng trồng
được mà chủ yếu là trồng ở các tỉnh miền Trung và vùng núi phía Bắc. Trong quá
trình gây trồng Thông đuôi ngựa thường bị rất nhiều loài côn trùng gây hại, trong
đó có cả Mối là đối tượng côn trùng có thể gây chết đối với cây con, thậm chí gây
chết đối với cây trưởng thành khoẻ mạnh của rừng trồng Thông đuôi ngựa.
Do mối hết sức đa dạng về thành phần loài, nên tại mỗi vùng địa lý, chủng
loại mối gây hại Thông đuôi ngựa rất khác nhau dẫn đến các đặc điểm gây hại của
chúng đối với cây có sự khác nhau. Ở Nam Mỹ, các loài mối gây hại chủ yếu thuộc
các giống Syntermes, Procormitermes, Cornitermes và Heterotermes. Loài mối gây
hại mạnh nhất là Syntermes nanus, với khả năng gây chết tới 70% cây bạch đàn non
tại một số vùng. Ở Australia, hầu hết các diện tích rừng trồng Thông đuôi ngựa phải
áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phòng các loài mối thuộc giống Mastotermes tấn
công. Tại khu vực Đông Nam Á, loài mối Coptotermes curvignathus gây hại nặng
là bạch đàn, thông đuôi ngựa và cao su [20].
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nên thành phần loài mối rất
phong phú. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về phòng trừ mối đã thực hiện tập
trung chủ yếu vào các đối tượng bị hại là công trình xây dựng và đê đập. Đối với
cây trồng, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về mối gây hại và biện
pháp phòng trừ.


2
Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana): Là cây thân gỗ cao từ 20 đến 35 m, có
chứa nhựa thơm, các nón đơn tính cùng gốc, với các cành mọc đối hay theo vòng
xoắn và các lá hình kim hay hình dải hoặc hình vẩy sắp xếp theo đường xoắn ốc hay
mọc cụm trên đầu cành ngắn.
Cây Thông đuôi ngựa được trồng nhiều ở khắ p các vùng trong cả nước, đă ̣c

biê ̣t là miền Trung và miền núi phía bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng
Trị, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Giang Quảng Ninh, Sóc Sơn (Hà Nội)…
Thông đuôi ngựa là loài cây rất dễ bị nhiễm sâu bệnh hại, trong đó có họ Mối
đất. Mối là một loài côn trùng phá hoại gỗ rất mạnh, đối với cây rừng nó có ảnh
hưởng rất lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Mỹ hàng năm thiệt hại của mối gây
ra vào khoảng 150 triệu USD (Đặng Kim Tuyến và Cs, 2008) [24]; còn ta ̣i Viê ̣t
Nam mố i làm thiê ̣t ha ̣i trên 30% giá tri ̣ sản xuấ t gỗ rừng trồ ng. Mặt khác do cây
Thông đuôi ngựa là một trong các loài cây thức ăn thích hợp của mối, vì vậy mà sự
phá hại của mối tại rừng đều bị hại nặng hơn các loài cây trồng khác.
Để ngăn chặn sự phá hoại của mối gây ra, tại các địa phương có các phương
pháp áp dụng để phòng trừ mối khác nhau như: Bẫy xu quang mối giống có cánh,
đào tổ mối, phun thuốc hóa học để diệt mối… mỗi phương pháp đều có những ưu
và nhược điểm khác nhau nhưng nhìn chung là loài Mối thuộc họ Mối đất là một
loài rất khó phòng trừ, chúng sống và làm tổ trong đất, chúng phá hoại ngầm trong
thân cây và bên dưới của rễ cây, với số lượng quần thể rất lớn và rất khó phòng trừ
do đó các biện pháp phòng trừ tại địa phương mới chỉ hạn chế được một phần tác
hại của chúng.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tìm ra được những phương pháp phòng trừ
mối có hiệu quả nhất mà ít gây hại tới môi trường. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các biện
pháp phòng trừ mối hại rừng trồng thực tế vẫn chưa được chú trọng, quan tâm đúng
mức. Xuất phát từ thực tế trên, nhằ m nâng cao hiê ̣u quả sản xuất kinh doanh nghề
rừng; để góp phầ n thắ ng lơ ̣i Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2015 2020 và Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững” của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất biện pháp phòng trừ Mối hại rừng trồng
Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) tại huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn".


3
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổ ng quát

Nghiên cứu mố i ha ̣i rừng trồ ng Thông đuôi ngựa trên điạ bàn huyê ̣n Ngân
Sơn, Tỉnh Bắc Kạn và đề xuất các biện pháp phòng trừ mối hại rừng trồng Thông
đuôi ngựa phù hơ ̣p, thân thiê ̣n với môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được mức độ hại rừng trồng Thông đuôi ngựa do Mố i gây nên tại
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ Mối tại huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ để tìm ra biê ̣n pháp tố i ưu.
- Đề xuất một số biện pháp trừ Mối đất hại cây Thông đuôi ngựa ở rừng
trồng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nâng cao năng suất chất lượng
rừng trồng và giảm ô nhiễm môi trường sinh thái.
3. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu
Nhóm mối thuô ̣c bô ̣ cánh bằ ng (Isoptera) gây hại trên loài cây Thông đuôi ngựa
(Pinus massoniana) trong rừng trồng sản xuấ t, tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
4. Pha ̣m vi nghiên cứu
Nghiên cứu mố i gây hại ở rừng trồ ng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana)
tại huyê ̣n Ngân Sơn, Tỉnh Bắc Kạn.
Nghiên cứu hiê ̣u quả phòng chố ng mố i ha ̣i rừng trồ ng Thông đuôi ngựa
(Pinus massoniana) trên 7 tuổ i (giai đoa ̣n bi ̣ tổ n thương nhiều nhất do mố i) của các
biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t lâm sinh kế t hơ ̣p cơ giới vật lý, sinh hóa và hóa ho ̣c.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài bổ sung thêm dữ liệu khoa học về ảnh hưởng của Mố i đến rừng trồ ng
Thông đuôi ngựa tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá giá trị trong việc
nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý Mố i hại rừng trồ ng một cách hợp lý,
góp phần kinh doanh rừng hiê ̣u quả, bền vững.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được một số loại Mối hại chính rừng Thông đuôi ngựa và đề xuất
được biện pháp phòng trừ hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phương.



4
Chương 1
TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong thế giới tự nhiên các loài động thực vật và vi sinh vật chung sống với
nhau trong mối quan hệ cân bằng động, xâu chuỗi và gắn kết với nhau trong sự tồn
tại chung. Những tác động tiêu cực hay tích cực vào một thành phần hay yếu tố nào
đó có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng tới cả hệ sinh thái, thậm chí cân bằng sinh thái
bị phá vỡ. Con người với những tác động vào rừng như chặt phá rừng bừa bãi; dùng
thuốc trừ sâu… không những gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường mà còn ảnh
hưởng lớn đến khả năng xuất hiện và phát dịch của sâu bệnh hại.
Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái rừng tự nhiên có tính ổn định cao, không
có sinh vật gây hại nghiêm trọng và nó có thể tự điều chỉnh để cân bằng. Tuy nhiên,
cũng có nơi xuất hiện sâu bệnh hại rừng tự nhiên thuần loài và cũng có trường hợp
phải can thiệp để giảm thiểu ảnh hưởng của sâu bệnh hại. Mặc dù vậy, việc diệt trừ
sâu bệnh hại rừng ở đây là ít có ý nghĩa.
Đối với hệ sinh thái rừng trồng tính bền vững và ổn định kém. Vì vậy, rất dễ
bị tổn thương khi bị các tác động bất lợi, do đó việc phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồ ng
là cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh trưởng cũng như tồn tại của cây
rừng (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. Cẩ m nang ngành Lâm nghiê ̣p,) [5].
Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn, có "tính xã hội" cao, sinh sản,
phát triể n ma ̣nh. Mối hậu có thể sống 10 năm; mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000-10.000
trứng. Mối đươ ̣c biế t là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí
nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà
cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu
thư viện quý giá... Trong rừng tự nhiên, mố i làm nhiê ̣m vu ̣ phân hủy cành khô, lá
ru ̣ng, nó đóng vai trò sinh vâ ̣t có lơ ̣i; nhưng trong rừng trồ ng mố i la ̣i là đố i tươ ̣ng
gây ha ̣i nhiề u nhấ t vì đố i tươ ̣ng kinh doanh của con người la ̣i là thức ăn chính của

mố i. Mố i là mô ̣t trong mô ̣t số loài côn trùng gây ha ̣i thường xuyên, liên lu ̣c và gây
thiê ̣t ha ̣i nhấ t đố i với rừng trồ ng hiê ̣n nay.
Nhiệm vụ chính của sinh thái học côn trùng là nghiên cứu ảnh hưởng của các


5
nhân tố sinh thái tới loài, quần thể, quần xã côn trùng nhằm tìm hiểu quy luật biến
đổi thành phần loài cũng như biến đổi về số lượng loài. Trên cơ sở của những kết
luận đó con người ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và nghiên cứu, từ đó xây dựng
các biện pháp làm thay đổi một cách tích cực các yếu tố sinh thái. Đồng thời xây
dựng các phương pháp, các quy trình dự tính, dự báo biến động thành phần loài
cũng như số lượng của các loài có ích, có hại, áp dụng các quy trình quản lý sâu hại
dựa vào hệ sinh thái, áp dụng biện pháp phòng trừ hợp lý với côn trùng có hại như:
Biện pháp sinh học, biện pháp hóa học, phòng trừ tổng hợp..., nhằm ngăn chặn
những thiệt hại do côn trùng gây ra (Phạm Bình Quyền, 2006) [14].
Để hạn chế thiệt hại do côn trùng gây ra con người đã mất rất nhiều thời gian
và chi phí cho việc phòng trừ các loài sâu hại đối với sản xuất nông lâm nghiệp.
Ngoài các biện pháp như: Gieo trồng đúng thời vụ, chọn giống, chăm sóc, kiểm dịch
thực vật thì chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học. Sử dụng thuốc hóa học đã tưởng như là
biện pháp hữu hiệu đối với các loài sâu hại. Thuốc hóa học đã nhanh chóng được sử
dụng rộng rãi vì sử dụng đơn giản, hiệu quả ngay và hiệu quả cao đố i với nhiều loài sâu
hại và có thể nhanh chóng dập được các trận dịch (Đặng Kim Tuyến, 2008) [18].
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hóa học quá mức ngoài việc phá vỡ cân bằng
sinh học trong tự nhiên đã gây ra những hậu quả khôn lường, nhiều vấn đề nảy sinh
khó giải quyết như: Ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người, nhiều loài sâu hại
hình thành khả năng kháng thuốc… Kể từ khi phát hiện ra những ảnh hưởng bất lợi
của thuốc hóa học tới sức khỏe con người và môi trường cũng như tác dụng diệt
sinh vật hại của chúng và những điểm yếu của phòng trừ sinh vật hại truyền thống,
người ta nhận ra rằng phòng trừ sâu bệnh hại không chỉ bằng biện pháp hóa học như
quan niệm ban đầu mà cần thiết phải có một cách giải quyết hợp lý để tránh hậu quả

trên mà vẫn đạt được mục tiêu của phòng trừ sâu bệnh hại trong nông lâm nghiệp.
1.2. Những nghiên cứu về mố i ha ̣i rừng trồ ng
1.2.1. Những nghiên cứu về mố i ha ̣i rừng trồ ng trên thế giới
1.2.1.1. Sơ lược về mố i và tiế n trình nghiên cứu
Bắt đầu từ thế kỷ XVI - XVI đã có những nghiên cứu khoa học côn trùng
nhưng đến thế kỷ XVIII thì môn côn trùng mới thực sự được chú ý do những thiệt
hại mà chúng gây ra ngày càng lớn (Trần Công Loanh và Cs, 1997) [10].


6
Vào đầu thế kỷ XX Holmgren 1922 đã nghiên cứu và mô tả về các loài mối,
tiếp theo đó là Bathellier 1927 có công trình nghiên cứu về hệ thống phân loài, sinh
học về mối ở Đông Dương (Lê Văn Nông, 1999) [14].
Năm 1958, Lý Thủy Mỹ đã đưa ra phương pháp phòng trị mối hại các công
trình xây dựng bằng cách tìm tổ mối và phun trực tiếp thuốc vào tổ mối và đưa ra
phương pháp "dụ mối để diệt" trong phòng trừ mối hại cây rừng và cây công
nghiệp. Tác giả đã chỉ ra rằng bằng cách đào hố nhử với kích thước 2,5 thước, dài 3
thước, sâu 2 thước (Trung Quốc) rồi để những mồi mà mối thích ăn, khi kiểm tra có
mối ăn thì phun thuốc diệt mối (Lê Văn Nông, 1999) [14].
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thuốc trừ sâu thuộc nhóm hữu cơ ra đời. DDT,
666, Aldrin, Heptaclor… sau đó là nhiều loại thuốc hóa học trừ sâu bệnh cũng được
phổ biến trên thị trường (Đặng Kim Tuyến, 2008) [22].
Vào những năm cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60 người ta đã phát hiện ra
ảnh hưởng bất lợi của thuốc hóa học với sức khỏe con người và môi trường cũng
như tác dụng diệt vi sinh vật hại của chúng. Đã có nhiều ý kiến đề nghị phải sử
dụng thuốc hóa học hạn chế và có khoa học. Những khái niệm đầu tiên về phòng trừ
tổng hợp ra đời (Đặng Kim Tuyến, 2008) [22].
Năm 1965, FAO đã đưa ra khái niệm phòng trừ tổng hợp.
Năm 1837, Audouin đã chỉ ra rằng nấm bạch cương (Beauveria bassiara) ngoài
gây bệnh cho tằm còn có thể dùng phòng trừ côn trùng khác (Weiser J, 1966) [36].

Agostino Bassi là người đầu tiên giải thích bản chất bạch cương ở tơ tằm, đề
xuất biện pháp khắc phục đồng thời gợi ý sử dụng vi sinh vật để phòng trừ côn
trùng gây hại (Weiser, 1966) [28].
Do vậy, có thể nói việc nghiên cứu biện pháp phòng trừ Mối hại cây trồng lâm
nghiệp là rất cần thiết không chỉ ở thế giới mà ngay cả Việt Nam. Ưu tiên hàng đầu là
phòng trừ mối hiệu quả sử dụng các biện pháp phòng trừ thân thiện với môi trường.
1.2.1.2. Thành phần, đặc điểm gây hại của các loài mố i thuộc giố ng Macrotermes
và Microtermes hại cây trồng lâm nghiê ̣p
Mối hại cây từ lúc mới trồng đến khi trưởng thành, đặc biệt hại mạnh đối với
cây con. Cây con ở vườn ươm và cây 1 năm tuổi thường bị mối ăn rễ hay phần vỏ
gốc cây làm cây chết hoặc còi cọc. Ở giai đoạn cây lớn, mối thường xâm nhập một


7
phần để lấy thức ăn, một phần lấy nước trong cây, đặc biệt vào mùa khô hay ở vùng
khô hạn. Một số loài mối có thể đục rỗng thân cây lớn gây chết hoặc đổ gãy. Sự
thiệt hại do mối thấy rõ nhất ở các nước nhiệt đới, đặc biệt ở châu Phi, Ấn Độ,
Indonexia và Malayxia. Các giống mối hại mạnh nhất ở khu vực này là
Macrotermes, Microtermes, Odontotermes; ở úc là Mastotermes; ở Nam Mỹ là
Cornitermes và Procomitermes. Loại cây rừng bị mối hại mạnh nhất là bạch đàn
Eucalyptus. Giai đoạn mố i hại mạnh nhất, gây chết cây với tỷ lệ lớn là cây mới
trồng cho đến 1 năm tuổ i. So với Bạch đàn, cây Thông đuôi ngựa bị mối phá hại
nhiều hơn.
Theo Bùi Thi ̣ Thủy [20]: Có khoảng 22 loài mối hại đối với 4 loài cây lâm
nghiệp. Thành phần loài mối hại cây lâm nghiệp đa dạng, phong phú hơn cây công,
nông nghiệp. Việc xác định loài mối hại chính cây lâm nghiệp chủ yếu dựa vào đặc
điểm làm chết cây.
Bạch đàn là cây lâm nghiệp bị nhiều loài mối hại và tỷ lệ chết cao nhất. Cây vài
ngày đến vài tháng sau khi trồng bị mối hại nghiêm trọng nhất, trồng dặm đến 3 lần
như ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Nghiên cứu về mối hại Thông đuôi ngựa còn ít, lẻ

tẻ có bài báo đề cập về mối hại Thông đuôi ngựa.
Cây giống, điều kiện lập địa, độ ẩm đất ảnh hưởng đến mức độ gây hại của
mối. Để đánh giá mối hại bạch đàn, thường dựa trên số cây chết do mối (UNEP,
2000; Atkinson et al., 1991).
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu sinh học, sinh thái học mố i hại cây trồng lâm nghiê ̣p
Bộ Isoptera có 7 họ mối: Kalotermitidae, Termopsidae, Hodotermitidae,
Termitidae, Rhinotermitidae, Serritermitidae và Mastotermitidae. Sáu trong số bảy
họ được xếp vào “nhóm mối thấp” với đặc điểm hệ vi sinh vật cộng sinh trong ruột
là trùng roi. Họ còn lại, họ Termitidae, đa dạng nhất được gọi là “nhóm mối cao”,
gồm 4 phân họ chiếm tới 75% số loài mối đã phát hiện. Ba trong số bốn phân họ
này có khu hệ vi sinh vật cộng sinh trong ruột là vi khuấn (Bacteria), chỉ có
Macrotermitinae là phân họ duy nhất có khả năng cộng sinh với nấm Termitomyces,
chúng bao gồm 13 giống, phân bố ở châu Phi và châu Á, nhưng không có mặt ở
châu Ú c và châu Mỹ (Roonwal, 1970) [27].


8
Theo Bùi Thi ̣Thủy [12], đã có một số nghiên cứu sinh học, sinh thái học của
mố i như: Nghiên cứu cấu trúc tổ các loài thuộc giống Macrotermes(Darlington,
1984; Collins, 1981) hoặc tỷ lệ đẳng cấp mối Macrotermes bellicosus (Gerber et al.,
1988) hay mối Macrotermes subhyalinus (Baderscher et al., 1983).
1.2.1.4. Tình hình nghiên cứu biê ̣n pháp phòng chố ng mố i hại cây trồng lâm nghiê ̣p
Để hạn chế sự gây hại của mối, trên thế giới đã có nhiề u một số công triǹ h
nghiên cứu về biện pháp phòng chống mố i hại cây trồ ng như (dẫn theo Bùi Thi ̣
Thủy) [12]:
- Biện pháp kỹ thuâ ̣t lâm sinh kế t hợp cơ giới vật lý: Phá tổ mối nổi,cung cấp thức
ăn, sử dụng chất chiết thực vật đã được thực hiện (UNEP, 2000; Verma et al., 2009).
- Biện pháp sinh học: Có thể sử dụng kiến, vi rút, vi khuẩn, nấm, tuyến trùng
để phòng chống mối hại cây, nhưng đáng chú ý hơn là vi nấm Metarhizium. Dầu cỏ
Vetiver (Vetiveria zizanioides L., mới đổi tên là Chrysopogon zizanioides L.) làm

giảm hoạt động kiếm ăn và xua đuổi mối nhà Chrysopogon formosanus (Zhu et al.,
2001; Nix et al., 2006).
- Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng thuốc gây độc phòng chống mối hại cây
Chlorpyrifos, Fipronil... (Logan, 1992) hoặc chất ức chế tổng hợp kitin (Peppuy et
al., 1998;) hoặc chất diệt nấm (Wardell, 1990).
- Biện pháp quản lý tổng hợp (IPM-Integrated Pest Management): Chưa có
công trình nào đưa ra biện pháp quản lý tổng hợp mối hại rừng trồng bạch đàn và
Thông đuôi ngựa.
1.2.2. Những nghiên cứu về mố i ha ̣i rừng trồ ng ta ̣i Viê ̣t Nam
1.2.2.1. Thành phần loài mối hại cây trồng, đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh học
sinh thái học loài Macrotermes annandalei, Macrotermes barneyi và Microtermes
pakistanicus
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nên tại Việt Nam thành phần loài mối
rất đa dạng. Có nhiều nghiên cứu về mối hại công trình kiến trúc, đê đập ở nước ta.
Tuy nhiên những nghiên cứu về mối hại cây trồng nói chung, cây lâm nghiệp nói
riêng chưa có nhiề u và còn nhiều hạn chế.
* Thành phần loài mối hại cây trồ ng, đặc điểm gây hại


9
Trong quá trình điều tra về khu hệ mối miền Bắc Việt Nam, mối
Macrotermes được công bố có thể gây hại cho nhiều loại cây trồng như keo, bạch
đàn, trám trắng. Hầu hết các rừng trồng bạch đàn ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang,
Hoà Bình Bắc Giang, Thanh Hoá và Nghệ An đều bị mối phá hại (Nguyễn Đức
Khảm, 1985) [8],
Chưa có nghiên cứu riêng về mố i hại bạch đàn, Thông đuôi ngựa, thường
những công trình điều tra về sâu bệnh hại rừng trồng có kèm một phần dẫn liệu về
mối. Trong báo cáo điều tra tình hình sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam trên 8
vùng lớn của toàn quốc là Đông Bắc, Trung Tâm, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên
hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Bộ, giống mối đất

Odontotermes được đánh giá là một trong số các loài gây hại thành dịch đối với
bạch đàn và keo (Nguyễn Văn Bích, 1996) [2].
Kết quả điều tra sâu bệnh hại rừng trồng vùng Đông Bắc đã ghi nhận mối
gây hại cây bạch đàn bằng cách ăn rễ làm chết cây. Đối với rừng keo, mối
Odontotermes gây hại rễ keo tai tượng ở 1 - 3 năm tuổi làm chết cây (Hà Văn
Hoạch, 1996) [5].
Giống Odontotermes và Macrotermes thuộc họ mối đất (Termitidae) gây hại
bạch đàn, keo ở Trạm thực nghiệm cẩm Quỳ và Trạm Đá Chông, Ba Vì thuộc
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Bùi Thị Thủy, 2007) [19].
Mối gây chết cây bạch đàn, keo lai dưới 12 tháng tuổi ở Bắc Giang khoảng
20 - 30%, có nơi tới 60 - 80%, ở Đắc Lắc là 22% (Dẫn theo Bùi Thị Thủy) [20].
Kế t quả nghiên cứu về mối hại cây trồng ở nước ta mới tập trung vào đối
tượng cây cà phê, ca cao, cao su và công bố đặc điểm gây hại của một số loài mối
hại chính. Phương pháp xác định loài gây hại chính dựa vào tiêu chí mối gây chết
cây và ăn sâu vào mô của cây. Đối với bạch đàn, các công bố về mối thường nằ m
trong công trình điều tra về sâu bệnh hại rừng trồng nói chung và công bố ở cấ p độ
phân loại tới giống, chưa xác định tên loài mối. Tuy nhiên trong 1 giống có loài hại
và có loài không hại cây trồng. Hơn nữa chưa có nghiên cứu chuyên sâu về loài mối
hại rừng trồng, chưa có dẫn liệu về tỷ lệ cây bị hại và các kiểu gây hại.
Năm 2011, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã công bố kết quả nghiên
cứu bước đầu xác định thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của chúng đối với
rừng trồng bạch đàn Uro và keo lai tại các vùng trọng điểm gồm Đông Bắc, Tây Bắc,


10
vùng Trung tâm và Tây Nguyên, với 310 mẫu mối và phân tích định loại được 17 loài
mối, thuộc 9 giống và 2 họ mối. Bạch đàn Uro và keo lai dưới 1 tuổi có tỷ lệ bị mối gây
chết cao hơn so với cây tuổi 2, 3. Theo vùng địa lý, bạch đàn và keo tại Tây Nguyên có
tỷ lệ cây bị mối gây hại cao hơn, tiếp đến là vùng Tây Bắc và Đông Bắc [11].
Năm 2015, Bùi Thi ̣ Thủy đã công bố : Xác định được thành phần loài mối ở

rừng trồng Bạch đàn uro, keo lai, keo tai tượng ở 4 tỉnh miền Bắc Việt Nam (Hòa
Bình, Bắc Giang, Phú Thọ và Thái Nguyên) gồm 19 loài thuộc 9 giống của 2 họ
mối Termitidae và Rhinotermitidae, trong đó có 8 loài hại cây. Kết quả điều tra đã
bổ sung cho Hòa Bình và Thái Nguyên 5 loài mối, cho Bắc Giang 3 loài và cho Phú
Thọ 1 loài. Xác định được 3 loài mối gây hại chính cho rừng Bạch đàn uro, keo lai,
keo tai tượng là Macrotermes annandalei, Macrotermes barneyi và Microtermes
pakistanicus, thuộc nhóm mối có vườn nấm [12]. Thành phần loài mối và đặc điểm
gây hại của mối đối với cây Bạch đàn uro, keo lai và keo tai tượng đươ ̣c tổ ng hơ ̣p ở
bảng sau:
Bảng 1.1: Thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của mối đối với cây Bạch
đàn uro, Keo lai và Keo tai tưọng ta ̣i 4 tỉnh Miề n Bắ c Viêṭ Nam [15]
TT
Đơn vị phân loại
Họ Termitidae
Phân họ Macrotermitinae
1 Hvpotermes obscuricep
2 Hypotermes sumatrensis

Đặc điểm gây hại
Ăn rễ gây chế t cây mới trồng
Ăn rễ gây chế t cây mới trồng

3

Odontotermes angustignathus Ăn vỏ cây trên 1 năm tuổ i

4

Odontotermes hainanensis


5

Macrotermes annandalei

6

Macrotermes barneyi

7

Microtermes pakistanicus

Họ Rhinotermitidae
Phân họ Coptotermitinae
8 Coptotermcs formosanus

Ăn vỏ cây trên 1 năm tuổ i

Loại cây
Keo tai tượng
Keo tai tượng
Bạch đàn uro, Keo
lai, Keo tai tượng
Bạch đàn uro, Keo
lai, Keo tai tượng

Gặm cổ rễ thành vòng hoặc cắ n
ngang cổ rễ gây chết cây mới Bạch đàn uro, Keo
trồng; ăn lớp gỗ cây trên 1 năm lai, Keo tai tượng
tuổi

Gặm cổ rễ hoặc ăn hết phần rễ
dưới đất gây chết cây mới
Bạch đàn uro, Keo
trồng; ăn lớp gỗ cây trên 1 năm lai, Keo tai lượng
tuổi
Ăn một phần rễ dưới đấ t gây
Bạch đàn uro, Keo
chết hoặc ăn vỏ cây trên 1 năm
lai, Keo tai tượng
tuổi
Đục rỗng thân cây 3 năm tuổiBạch đàn uro


11
Tóm lại việc đánh giá mức độ hại của mối và loài mối hại chính cây lâm
nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam chủ yếu dựa vào tỷ lệ phần trăm cây bị chết do
mối. Tuy nhiên có những cây mối hại không bị chết ngay, nhưng lại ảnh hưởng đến
tốc độ sinh trưởng, khối lượng và phẩm chất gỗ. Nếu chỉ dựa vào số cây chết, bỏ
qua các trường hợp mối đắp đường mui hoặc ăn nhẹ rễ cây thì đánh giá không đúng
mức độ gây hại của mối. Đối với cây mới trồng, cây sẽ bị chết ngay sau khi mối ăn
hết lớp biểu bì. Vì vậy, tại thời điểm điều tra cây mới trồng cần được xem xét cả
trường hợp mối đắp đường mui. Ngược lại, nếu chỉ dựa vào số cây bị nhiễm mối thì
chưa thể hiện hết được ảnh hưởng của mối. Đặc biệt đối với cây trên 1 năm tuổi,
nhiều trường hợp cây bị nhiễm mối với tỷ lệ cao, nhưng lại không nghiêm trọng.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu sinh học, sinh thái học loài mối Macrotermes
annandalei, Macrotermes barneyi và Microtermes pakistanicus
Đã có nhiều nghiên cứu về phân loại học, thành phần loài mối thuộc phân họ
Macrotermitinae. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học còn hạn chế.
Cấ u trúc tổ của nhiều loài mối thuộc giống Macrotermes trong đó có loài
Macrotermes annandalei ở các tỉnh phía Nam đã được mô tả khá chi tiết. Một số đặc

điểm sinh học, sinh thái học của loài Macrotermes annandalei đã được nghiên cứu
như: Thời điểm xuất hiện các pha phát triển trong tổ mối hình thành từ đôi mối cánh
bay phân đàn là pha trứng vào ngày thứ 8,3; pha ấu trùng vào ngày thứ 33 mối thợ
trưởng thành vào ngày thứ 63 và vườn nấm vào ngày thứ 77. Các đẳng cấp trong tổ
mối Macrotermes annandalei theo tỷ lệ trung bình là 11,1% mối thợ lớn; 19 4% mối
thợ nhỏ; 0,4% mối lính lớn và 3,8% mói lính nhỏ. Hoạt động bên ngoài tổ chủ yếu do
mối thợ lớn đảm nhận, chiếm 79,4% trong đàn mối kiếm ăn; 53,3% trong nhóm mối
xây dựng, sửa chữa tổ. Khi bổ sung vườn nấm vào các tổ mối nuôi từ đôi mối cánh
bay phân đàn sẽ làm tăng tỷ lệ sống sót của tổ mối (Nguyễn Văn Quảng, 2003) [15].
Thời điểm bay phân đàn của loài mối Macrotermes annandalei được công bố từ 4 - 5
h sáng. Vào tháng 4, tháng 5 trong tổ thường có mối cánh trưởng thành (Nguyễn Đức
Khảm và cs., 2007) [9].
Mối có vườn cấy nấm giữ vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa vật
chất, phân giải xác thực vật thành mùn. Tuy nhiên ở những vùng trồng cây công


12
nghiệp và cây rừng, mối có vườn cấy nấm lại trở thành kẻ phá hại nguy hiểm và đã
gây ra những tổn thất nặng nề. Mối Macrotermes annandalei cắn rễ và đắp đất
quanh phần thân tiếp xúc với đất, gặm biểu bì cây non, làm cây trở nên còi cọc và
chết. Mối đục thân và gây chết 57% cây mía đỏ ở Mãn Đức, Hòa Bình (Nguyễn
Văn Quảng, 2003) [15].
Mối Microtermes pakistanicus tiếp cận với gốc cây cà phê 1 năm tuổi, đắp
đường mui, khoét sâu vào bên trong vỏ và lõi thân cây. Mối có thể hại thành nhiều
đợt. Những nơi bị thương tổn như cành cây bị bẻ, tỉa, mối thường đục sâu hơn và
hại xuống phần gốc dưới đất. Mối còn gặm vỏ thân cây ca cao trưởng thành và để
lại các vết sẹo. Mối thường gây hại ở phần chia nhánh của rễ cây, sau đó xâm nhập
phần gồ lõm, sang các mắt ở chỗ chia cành, làm chết cây hay đổ gãy. Trong đàn
mối kiếm ăn, mối thợ lớn chiếm số lượng rất lớn (72,7 - 81,1%); tiếp theo là mối
thợ nhỏ, chiếm tỷ lệ 9,1 - 14,2%; thứ 3 là mối lính lớn, chiếm 4,9 - 6,9% và ít nhất

là mối lính nhỏ, chỉ chiếm 3,7 - 6,3%. Tổ mối Microtermes pakistanicus chìm trong
đất. Tổ gồm nhiều khoang nhỏ, đường kính 4-10cm. Các khoang tổ phân tán trong
đất ở độ sâu từ cm - 100 cm. Đường kính khu vực phân bố các khoang trong một tổ
có thể tới 5 m. Mố i cánh trưởng thành thường xuấ t hiện vào tháng 5 - tháng 8,
khoảng 19 h trong những ngày có mưa. Thời gian phát triển của tổ mối từ đôi mối
cánh bay phân đàn khá chậm so với một số mối có vườn cấy nấm khác. Sau khi cặp
đôi và xây tổ, khoảng 5-6 ngày sau mối mới đẻ trứng và 25 ngày sau trứng nở thành
mối non và phải 3 tháng sau mới quan sát được vườn nấm phát triển rõ ràng và có
quả thể mọc bên trên (Trịnh Văn Hạnh, 2008) [5].
Nghiên cứu việc bay phân đàn của hai loài mối Macrotermes annandalei và
Macrotermes barneyi ở rừng trồng bạch đàn, keo, thông ở Vĩnh Phú trong 3 năm
(1996-1998) cho thấy hầu hết mối bay vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 6 với
điều kiện độ ẩm cao, mưa nhiều. Chu kỳ sinh sản bắt đầu cuối tháng 12 khi trong tổ
xuất hiện các mối cánh biệt hóa khác nhau. Macrotermes annandalei bay vào ngày
đầu tiên sau cơn mưa trong khi Macrotermes barneyi bay ngày thứ hai sau cơn mưa.
Tuy nhiên hai loài có thể bay đồng thời. Mối cánh rời tổ lúc 4 h - 4 h 30 sáng, trước
khi mặt trời mọc. Nhờ pheromon sinh dục của con cái có tính chuyên hóa đã quyết
định việc kết cặp đúng loài. Theo tác giả, pheromon sinh dục được tiết từ hai tuyến


13
ở con cái: tuyến lưng (tergal gland), định vị ở đốt 6 đến 10 (đối với Macrotermes
annandalei) và đốt 5-10 (đối với Macrotermes barneyi) và từ tuyến bụng cuối
(pasterior stemal gland), định vị ở đốt bụng 6 và 7 (đối với cả hai loài). Lần đầu tiên
ở họ mối Termitidae, các tuyến bụng cuối được xác định là những tuyến chuyên hóa
sinh dục. Pheromone sinh dục có vai trò trong hoạt động sinh sản ở mối, nguồn gốc của
chúng phụ thuộc vào từng loài (Peppuy et el., 2004) [26]. Còn lại phần lớn các loài mối
gây hại cây trồng thường chia đàn vào lúc trời có mưa dông, xẩm tối từ 17 h - 21 h.
Như vậy ở Việt Nam các nghiên cứu sinh học, sinh thái học 3 loài mối chủ
yếu về cấu trúc tổ và thời gian bay phân đàn. Tỷ lệ đẳng cấp Macrotermes

annandalei và Microtermes pakistanicus đã được công bố nhưng tỷ lệ đẳng cấp mối
Macrotermes barneyi chưa được nghiên cứu.
1.2.2.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp phòng chống mối hại cây trồng
- Biện pháp canh tác
Gầ n đây, cỏ Vetiver được trồng trong các vườn ca cao để hạn chế mối.
Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh bố trí trồng
Vetiver xung quanh cây ca cao và ủ thân lá Vetiver vào đất trồng cây, tại xã Nghĩa
Trung và Nghĩa Bình, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cho thấ y sau 4 tháng không
có cây ca cao con nào bị chết do mối ở ô thí nghiệm, chỉ có 27% cây ca cao bị mối
gây hại ít hơn nhiều lần so với đối chứng [31].
Viê ̣c phòng trừ mố i đố i với cây keo và bạch đàn bằ ng biện pháp vệ sinh cho
hiệu quả phòng mối thấp (chỉ giảm tỷ lệ cây bị mối nhiều nhất đến 30%). Biện pháp
cung cấp thức ăn cho mối chính là lôi cuốn mối, hướng dẫn mối đến hố thức ăn
tránh vào cây, làm giảm tỷ lệ cây bị mối khoảng 50%. Biện pháp này đơn giản, dễ
thực hiện, vừa phòng mối lại giúp trả lại mùn cho đất góp phần quản lý rừng bền
vững [20].
- Biện pháp sinh học
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật, đặc biệt là vi nấm Metarhizium (Lục cương)
và Beauveria (Bạch cương) để diệt mối Odontotermes hainanensis hại cây Vải thiều
trong phòng thí nghiệm cho thấy nấm Metarhizinm cho hiệu quả diệt mối cao hơn.
Tỷ lệ cây bị mối giảm đi và kéo dài hiệu quả phòng chống mối sau 6 tháng (Tạ Kim
Chỉnh, 1996) [6].


14
Viê ̣c thử nghiệm vi nấm Metarhizium (Nấm xanh) phòng chống mối hại cà
phê, cao su cho thấy không hiệu quả (Trịnh Văn Hạnh 2008) [8].
Trên cơ sở nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp sinh học phòng chống mối
hại bạch đàn, trên điạ bàn mô ̣t số tỉnh miề n núi phía Bắ c cho thấ y đối với rừng keo,
ba ̣ch đàn bằ ng sử dụng 3 chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi nấm Metarhizium

(DIMEZ, Metavina 10 DP và Metavina 90 DP) tuy có hiệu lực phòng trừ mối,
nhưng hiệu quả phòng mối không cao [11], [12].
- Biện pháp hóa học
Phương pháp tìm tổ chính, bơm thuốc hoá học vào để xử lý mối hại cây cà
phê tại nông trường Đức Trọng và Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sau 14 tháng tỷ lệ mối
chết vẫn đạt 80% (Vũ Văn Tuyển, 1999) [23].
Sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mối hại cây chè, kết hợp giữa loại bỏ
tàn dư thực vật với dùng thuốc hoá học PMC 90 phun vào đường mui mối đắp lên
thân và phun vào mối tập trung trong các hố nhử được bố trí so le dọc theo các hàng
chè, đảm bảo tỷ lệ cây chè không bị mối gây hại lên đến 85 - 90 % (Nguyễn Chí
Thanh và cs., 1990) [17].
Biện pháp dùng mồi để nhử mối, sau đó tiến hành cho bả chứa
Hexaflumuron BDM08 phòng trừ mối cho cây công nghiệp trong giai đoạn kinh
doanh (Trịnh Văn Hạnh, 2008) [8]. Sử dụng dung dịch hóa chất Termidor 25 EC
phòng trừ mối cho cây cà phê, ca cao, cao su mới trồng và dùng mồi nhử với bả diệt
mối chứa Hexaflumuron BDM 10 phòng trừ mối cho cây cà phê, ca cao, cao su thời
kỳ kinh doanh (Nguyễn Quố c Huy, 2011) [7], Diện tích rừng trồng bạch đàn và keo
rất lớn mà chi phí sử dụng bả đắt. Hơn nữa bả sử dụng ngoài trời chịu ảnh hưởng
của các yếu tố thời tiết sẽ ảnh hưởng đế n chấ t lượng bả nên khó sử du ̣ng biện pháp
này trong phòng chống mối hại bạch đàn và keo .
Đối với mối hại bạch đàn và keo, có một số tác giả đưa ra biện pháp phòng
chống bằng hóa chất tồn dư lâu. Xử lý đất vườn ươm bằng thuốc DDT hoặc HCH;
khi mang cây đi trồng tưới bầu cây bằng dung dịch thuốc DDT, HCH 4 - 5%. Đối
với cây bạch đàn đã lớn, cần khơi đất xung quanh cổ rễ cây rồi tưới nửa lít nước
phân trộn HCH với nồng độ 5 - 6% (Nguyễn Đức Khảm, Vũ Văn Tuyển 1985) [11].


×