Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Hình tượng nhân vật học trò và thế giới thiên nhiên trong đường về với mẹ chữ của vi hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.06 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HỌC TRÒ
VÀ THẾ GIỚI THIÊN NHIÊN TRONG
ĐƯỜNG VỀ VỚI MẸ CHỮ CỦA VI HỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC THIẾU NHI

Người hướng dẫn khoa học
TIẾN SĨ: NGUYỄN THỊ NHÀN

Hà Nội, 2016
0


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong
khoa Giáo dục Tiểu học trong quá trình làm khóa luận này. Đặc biệt tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Thị Nhàn – người đã hướng
dẫn trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã rất cố gắng song do thời
gian và năng lực có hạn nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Tôi
rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên


Nguyễn Thị Thanh Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận: “Hình tượng nhân vật học trò và thế giới thiên nhiên
trong Đường về với Mẹ chữ của Vi Hồng” được tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của cô TS. Nguyễn Thị Nhàn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng cá nhân tôi. Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung
thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội,tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG HỌC TRÒ VÀ THIÊN NHIÊN
TRONG TÁC PHẨM ĐƯỜNG VỀ VỚI MẸ CHỮ ........................................ 7
1.1.


Khái niệm hình tượng nhân vật............................................................... 7

1.2.

Thống kê nhân vật trong ………………... ....... ......................................9

1.3.

Hình tượng nhân vật học trò ................................................................ 10

1.3.1. Hình tượng những học trò hiếu học ..................................................... 10
1.3.2. Hình tượng những học trò giàu nghị lực .............................................. 17
1.3.3. Hình tượng những học trò dũng cảm .................................................... 22
1.3.4. Hình tượng những học trò với tính cách đa dạng ................................. 25
1.4.

Hình tượng thiên nhiên trong tác phẩm ................................................ 31

1.4.1. Hình tượng thiên nhiên hùng vĩ ............................................................ 31
1.4.2. Hình tượng thiên nhiên dữ dội .............................................................. 34
CHƯƠNG II. NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA HÌNH TƯỢNG HỌC TRÒ
VÀ HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN ............................................................. 37
2.1. Tính chất tự truyện ................................................................................... 37
2.2. Nghệ thuật khắc họa hình tượng học trò ................................................. 39


2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình .............................................................. 39
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động .............................................................. 41
2.2.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm ................................................................... 42

2.2.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ............................................................... 44
2.2.4.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ người kể chuyện ................................ 44
2.2.4.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ nhân vật ............................................. 46
2.3. Nghệ thuật miêu tả hình tượng thiên nhiên.............................................. 49
2.3.1. Nghệ thuật miêu tả cảnh........................................................................ 49
2.3.2. Nghệ thuật miêu tả con vật ................................................................... 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong nền văn học Việt Nam, mảng văn học các dân tộc miền núi
chiếm một vị trí không nhỏ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.Nó góp
phần làm nên diện mạo mới cho nền văn học dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu
mảng văn học thiểu số miền núi là một việc cần thiết.
Trong đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Vi
Hồng là một trong những tên tuổi xuất sắc của văn xuôi viết về đề tài miền
núi. Ông đã để lại một sự nghiệp khá đồ sộ ở nhiều thể loại khác nhau. Với
nhiều sáng tác khác nhau, Vi Hồng đã đề cập đến nhiều mặt khác nhau của
con người và cuộc sống các dân tộc thiểu số. Nổi bật lên trong đó chính là
tinh thần hiếu học của các học trò Cao Bằng.
1.2. Hơn bốn mươi năm cần cù, bền bỉ, sáng tạo không ngừng,nhà văn đã để
lại một khối lượng tác phẩm đáng kể và đa dạng về thể loại: thơ, tiểu thuyết,
truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi… Trong đó, những năm cuối đời của mình,
ông lại dành thời gian viết truyện cho thiếu nhi nhiều hơn. Truyện viết cho
thiếu nhi của Vi Hồng phong phú về thể loại, phong cách thể hiện, nhưng bao
trùm xuyên suốt là ca ngợi tinh thần hiếu học nhưĐường về với Mẹ chữ, Con
nước Eng Nhàn, Người làm mồi bẫy hổ,Thách đố …

Tác phẩm Đường về với Mẹ chữ là truyện vừa kể về tám học trò Cao
Bằng vượt đoạn đường dài gần ba trăm cây số để đi học ở trường cấp ba
Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên). Vượt qua bao vất vả, cực nhọc, đối diện
với biết bao nguy hiểm trên đường để đi học. “Bởi vậy, tôi viết ra đây mong
con cháu người các dân tộc thiểu số, trước hết là con cháu các dân tộc Cao
Bằng hiểu một phần lớp người đi trước ngày xưa quý cái chữ nghĩa như thế
nào, vất vả nhọc nhằn làm sao mới có một ít chữ trong bụng!”

1


1.3. Lâu nay, việc nghiên cứu tác phẩm Đường về với Mẹ chữ chưa có công
trình toàn diện. Việc nghiên cứu tác phẩm sẽ giúp tác giả khoá luận có những
hiểu biết sâu sắc về tinh thần hiếu học của người dân tộc thiểu số Việt Nam,
từ đó khơi dậy tinh thần hiếu học cho học sinh của mình. Với tất cả những lý
do trên, chúng tôi lựa chọn “Hình tượng nhân vật học trò và thế giới thiên
nhiên trong Đường về với Mẹ chữ cuả Vi Hồng”.
2. Lịch sử vấn đề
Đến nay, các truyện ngắn,truyện vừa, tiểu thuyết của Vi Hồng đã được
tìm hiểu, nghiên cứu khá nhiều, trong khuôn khổ khoá luận, chúng tôi xin
điểm một số công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài.
Theonhà nghiên cứu Đào Thủy Nguyên, Dương Thu Hằng trong Văn
xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam trên hành trình hội nhập(20-12-2011), có
viết: “Có thể nói, nguồn suối văn học dân gian đã tắm mát suốt tuổi thơ Vi
Hồng và còn nâng đỡ tinh thần nhà văn suốt cuộc đời dài dặc những đắng cay
và cơ cực.Thành tựu lớn nhất mà Vi Hồng để lại cho đồng bào các dân tộc
thiểu số được trầm kết trong các trang văn. Mạch lạc và dứt khoát đôi khi đến
cực đoan trong đời riêng, trái tim nhà văn vẫn không ngừng đập giữa hai
dòng yêu thương và hờn giận. Song trước sau ông vẫn là con người nhân hậu,
giàu lòng yêu thương và luôn khát khao được yêu thương… Là người con

nặng lòng với quê hương xứ sở, hơn ai hết, Vi Hồng thấu hiểu sâu sắc cả
“giới hạn” và “điểm sáng” của con người miền núi. Thâm nhập thật sâu vào
“vùng phát sáng” của dân tộc mình, Vi Hồng còn có những phát hiện tinh
tường về sức sống tiềm tàng âm thầm mà mãnh liệt hầu như chưa bao giờ lụi
tắt trong tâm hồn của những con người nghèo khổ nơi chốn rừng xa. Trong
sáng tác của ông, cuộc đấu tranh giành quyền sống cho con người luôn diễn ra
đầy khó khăn, nhiều thử thách và nhân vật có khi chỉ còn lại hai bàn tay trắng
sau bao cố gắng kiếm tìm và giữ gìn hạnh phúc. Thế nhưng, có một điều
2


không bao giờ mất đi ở những con người hiền lành và nghèo khổ ấy là niềm
tin vào chính mình, vào khả năng chiến thắng của cái thiện trong cuộc đời.
Đứng về phía cái đẹp, cái thiện để lên án cái xấu, cái ác là sứ mệnh cao cả của
người cầm bút mà Vi Hồng tự nguyện đón nhận về mình: “Các trang viết của
tôi là lời tâm tình cùng các dân tộc miền núi, trước hết với người Tày rằng:
hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, nhất là những con người
cao đẹp, cao cả, đồng thời đem hết sức mình ra diệt trừ cái ác, kẻ ác, trừ khử
kẻ phản bội trắng trợn, nguyền rủa những kẻ “béc kha cải”(đại nịnh hót),
khinh bỉ lũ yếu hèn. Tôi cũng cho rằng đây là sứ mệnh cao cả và muôn đời
của mọi nhà văn trên thế giới”.
Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong tiểu luận “Một thiên tự sự chân thực
và cảm động: Đường về với Mẹ chữ của Vi Hồng, 1998”, đã viết: “Truyện
của Vi Hồng bao giờ cũng đậm chất ly kỳ, đôi khi có chút bí hiểm. Tác giả
đưa các em vào một cuộc hành trình, có không ít hồi hộp, lên vùng cao –
miền núi, nơi vẫn còn nhiều phong tục lạc hậu,những chuyện kỳ lạ,nhưng bao
giờ cũng đằm thắm tình người. Con người miền núi qua bút pháp của Vi
Hồng, tuy chỉ đôi nét phác hoạ,vẫn nổi lên tính cách trung thực, đôn hậu và có
sức chịu đựng dẻo dai trước mọi khó khăn của hoàn cảnh. Đường về với Mẹ
chữ vẫn tiếp tục mạch nhận thức và khám phá ấy.” Khi cảm nhận về tác tác

phẩm, tác giả cũng nhận định: “Đọc Đường về với Mẹ chữ, tôi vừa thú vị về
những hồi hộp, vừa rưng rưng vì cảm động. Tôi càng tìm được sự chia sẻ với
nhà thơ trẻ Dương Thuấn,khi anh viết về Vi Hồng –người thầy đáng kính cuả
mình: Tôi đã học với thầy ở trường Đại học – thầy căn dặn học trò: người
miền xuôi cố một thì người miền núi phải cố mười. Đọc Đường về với Mẹ chữ
càng hiểu thêm lời dạy của thầy”.
Nhà nghiên cứu Cao Duy Sơn (Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật
các dân tộc thiểu số Việt Nam)trong tiểu luận “Văn xuôi các dân tộc thiểu số 3


hành trình cùng bạn bè”, có viết: “Khu vực Việt Bắc xuất hiện một đội ngũ
khá hùng hậu, được tiếp nhận nguồn cảm hứng từ lớp nhà văn đàn anh như Vi
Hồng. Khoảng chục năm ốm yếu,sức khoẻ suy kiệt, duy nhất sở hữu đôi mắt
sáng đầy nghị lực và trí tuệ kiên cường,Vi Hồng đã cho xuất bản 11 tiểu
thuyết, 2 tập truyện ngắn, 4 tập truyện vừa, 4 tập sách thể loại nghiên cứu sưu
tầm. Thành tựu ông để lại không chỉ có số lượng tác phẩm, còn là ngọn cờ
tiên phong đổi mới tư duy sáng tạo. Từ truyện ngắn đến tiểu thuyết,từng bước
ông tự làm mới quyết liệt và táo bạo. Bứt khỏi lối viết đơn giản một chiều,
trực diện những vấn đề nóng bỏng của xã hội, những nhức nhối về đạo đức
con người, những thật giả, tốt xấu,thiện ác trong mối quan hệ trí thức, quan
chức đến thường dân được thể hiện sinh động,chân thực và cuốn hút. Tiêu
biểu như tiểu thuyết Vào hang, Gã ngược đời, Người trong ống, Chồng thật
vợ giả… Qua mỗi trang tác phẩm thấy rõ cảm xúc của người viết bấy lâu như
bị dồn nén,né tránh,lựa chiều nay như được vượt thoát, tâm thê hân hoan.Nội
dung và tư tưởng của tác phẩm luôn được nâng lên ở cấp độ mới, đỉnh điểm là
tập truyện Đường về với Mẹ chữ. Có thể nói Đường về với Mẹ chữ là tác
phẩm xuất sắc trong loạt tác phẩm Vi Hồng để lại cho văn học Việt Nam hiện
đại. Nhà văn Vi Hồng là tấm gương của thế hệ cầm bút dân tộc thiểu số hôm
nay.Những nhà văn Việt Bắc coi ông là người thầy, người bạn lớn, là tấm
gương ý chí, nghị lực, tình yêu vô hạn với núi rừng xứ sở”.

Nhưvậy, nhiều ý kiến của giới nghiên cứu đã khái quát, đã gợi ý nhiều
vấn đền về nội dung và nghệ thuật của Đường về với Mẹ chữ của Vi Hồng.
Khóa luận của chúng tôi sẽ kế thừa và khảo sát toàn diện hai loại hình tượng
con người và thiên nhiên trong tác phẩm.
3. Mục đích nghiên cứu
-

Nghiên cứu đề tài này giúp tác giả khoá luận hiểu sâu hơn về truyện Vi

Hồng viết cho thiếu nhi. Nghiên cứu tác phẩm cũng giúp chúng tôi hiểu sâu
4


sắc hơn về hình tượng nhân vật học trò, hình tượng thiên nhiên cũng như
nghệ thuật miêu tả nhân vật học trò,hình tượng thiên nhiên trong tác phẩm.
-

Khóa luận góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hình tượng nhân vật học trò trong Đường về với Mẹ chữ.
- Thế giới thiên nhiên trong Đường về với Mẹ chữ.
- Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật học trò trong Đường về với
Mẹ chữ.
- Nghệ thuật khắc họa hình tượng thiên nhiên trong Đường về với Mẹ
chữ.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hình tượng nhân vật học trò và hình tượng thiên nhiên trong Đường
về với Mẹ chữ

5.2.

Phạm vi tư liệu nghiên cứu

Truyện ngắn Đường về với Mẹ chữ, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1997
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh.
7. Giả thuyết khoa học
Việc phát hiện ra những nét đặc sắc về hình tượng nhân vật và thế giới
thiên nhiên trong Đường về với Mẹ chữsẽ giúp tác giả khoá luận nâng cao
được hiệu quả dạy học trong môn Văn học, đặc biệt là rèn luyện và nâng cao
năng lực cảm thụ văn học của học sinh và khơi dậy tinh thần hiếu học trong
mỗi học sinh.

5


8. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Thế giới hình tượng học trò và thiên nhiên trong Đường về
với Mẹ chữ
Chương2: Nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật học trò và thế giới
thiên nhiên trongĐường về với Mẹ chữ

6


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG HỌC TRÒ VÀ THIÊN NHIÊN TRONGTÁC
PHẨM ĐƯỜNG VỀ VỚI MẸ CHỮ
1.1. Khái niệm hình tượng nhân vật
Chúng ta đều biết văn học là một loại hình nghệ thuật, phản ánh đời
sống bằng hình tượng. Trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò hết sức
quan trọng và là thành phần không thể thiếu để cấu thành nên tác phẩm.Do đó
vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của nhân vật là phương tiện để nhà văn
khái quát hiện thực. Nhân vật chính là những người đầu tiên dắt người đọc
vào một thế giới riêng trong một thời kì lịch sử nhất định.
Tính cách nhân vật mang vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung
và hình thức tác phẩm văn học. Về nội dung,nhân vật mang tính cách của nó
là công cụ,là phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng của tác phẩm, tức là
thông qua hành động và mối quan hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ có khái
quát đầu tiên về tư tưởng. Về hình thức,nhân vật cùng tính cách của nó sẽ
quyết định phần lớn các yếu tố như kết cấu,ngôn ngữ, các biện pháp nghệ
thuật có trong tác phẩm. Có thể khẳng định nhân vật là yếu tố không thể thiếu
góp phần tạo nên sự hấp dẫn và sức sống lâu bền cho tác phẩm đồng thời bộc
lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
Văn học phản ánh hiện thực qua hình tượng. Nói cách khác, hình tượng
là lăng kính nhà văn phản ánh cuộc sống . Với các tác phẩm trữ tình, hình
tượng là cảm xúc trữ tình, các hình ảnh thơ, còn đối với tác phẩm tự sự, hình

7


tượng chính là nhân vật, sự kiện. Vậy nhân vật là gì? Vai trò của nó ra sao?
Có nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau về nhân vật.
Theo Lại Nguyên Ân [1, tr.249], Nhân vật văn học là hình tượng nghệ
thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại, toàn vẹn của con

người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học là
phương thức nghệ thuật nhằm khai thác hết những nét thuộc tính con người,
nhân vât có ý nghĩa trước hết ở các loại hình văn học tự sự và kịch. Các
thành tố tạo nên nhân vật gồm: hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, lợi
ích đời sống, tính xúc cảm, ý chí và các ý thức hành động. Nhân vật văn học
là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ không thể bị đồng nhất với con
người thực, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần gũi với
nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm trọng tâm để
xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hay
phong cách.
Theo Phương Lựu [5, tr.109], Nhân vật là yếu tố cơ bản trong tác phẩm
văn học, tiêu biểu để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lần lượt mình nó
lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ.
Nhân vật do dó là nơi tập trung các giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm
văn học.
Từ điển thuật ngữ văn học của nhiều tác giả cho rằng: “Nhân vật văn
học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn
học có thể có tên như (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha…) cũng có thể không có
tên riêng như “thằng bán tơ”, “một mụ nào đó” trong Truyện Kiều” [6,
tr.235].

8


1.2.

Thống kê nhân vật trong Đường về với Mẹ chữ

Khi khảo sát Đường về với Mẹ chữcủa Vi Hồng, chúng tôi chia thành hai loại
nhân vật là nhân vật chính và nhân vật phụ. Sau đây là bảng thống kê nhân vật

trong tác phẩm:

Loại nhân vật
STT

Tên nhân vật

Nhân

phụ

chính
1

Tôi (Vi Hồng)

Đặc điểm

Nhân vật

vật

Là học sinh, ở huyện Hoà



An
Là học sinh, ở Hà Quảng,

2


Phan Soong

người nhỏ thó, ẻo lả như



cô gái, có giọng kim
Là học sinh, ở Trùng
3

Phan Văn Hỏn



Khánh, cao 2m, nặng 80
kg

4

Đặng Lư



Là học sinh,ở Hoà An
Là học sinh, trán cao, dô,

5

Trần Bằng Tập




rất

thông

minh,

mặt

vuông,mắt sáng
Là học sinh, nói tiếng hơi
6

Trần Lạng

thô nhưng vang xa, đen



như gốc cây cháy dở trên
nương

7

Lê Văn Hoảnh

Là học sinh, có mái tóc dễ




tre
9


Là học sinh, con người củ
8

Bế Tâm

mỉ cù mì,ăn nói rủ rỉ như



thầm thì
9

Người trong bản



mường

10

Bố mẹ các học sinh




11

Ông bà chủ trọ



12

Hai tên cướp



13

Anh giao thông



14

Ông chủ quán cơm



15

Phường đi săn




16

Bác chủ trọ



17

Vài tên buôn lậu



Người Hoa kiều tốt bụng

1.3. Hình tượng nhân vật học trò
1.3.1. Hình tượng những học trò hiếu học
Tác phẩm Đường về với Mẹ chữ được giải A cuộc vận động sáng tác
cho thiếu nhi – 1996-1997 của Nhà xuất bản Kim Đồng. Cùng với những tiểu
thiết mà Vi Hồng viết cho người lớn về đề tài miền núi, Đường về với Mẹ chữ
đã để lại cho văn học thiếu nhi một thiên tự sự chân thực và cảm động.
Trước khi viết Đường về với Mẹ chữ , Vi Hồng đã là tác giả của không
ít truyện viết cho thiếu nhi, như các truyện trong Con nước Eng Nhàn (in
chung trong tập Con đương ngầm và những chuyến xe đêm, Nhà xuất bản
Kim Đồng, 1972), Người làm mồi bẫy hổ (Kim Đồng, 1990, tái bản lần 2),
Thách đố (Kim Đồng, 1995).
Truyện của Vi Hồng bao giờ cũng đậm chất ly kỳ, đôi khi có chút bí
hiểm. Tác giả đưa các em vào một cuộc hành trình, có không ít hồi hộp, lên
10



vùng cao – miền núi, nơi vẫn còn phong tục lạc hậu, những chuyện kỳ
lạ,nhưng bao giờ cũng đằm thắm tình người. Con người miền núi qua bút
pháp của Vi Hồng, tuy chỉ đôi nét phác hoạ, vẫn nổi lên tính cách trung thực,
đôn hậu và có sức dẻo dai trước mọi hoàn cảnh.Đường về với Mẹ chữ vẫn tiếp
tục mạch nhận thức và khám pháấy.
Thiên truyện đã mô tả lại quá trình gian khổ và đầy ý chí của nhóm học
sinh tỉnh Cao Bằng, trong đó có tác giả đến học tập tại trường Lương Ngọc
Quyến. Biết bao là khó khăn và nguy hiểm trên chặng đường đi bộ xuyên
rừng suốt chín ngày đêm về ôn thi nhưng lại bị hoãn thi. Đường đi chui dưới
mái đại ngàn âm u, ánh sáng mờ mờ ảo ảo như men theo bờ vực thẳm của địa
ngục. Họ phải đi bộ nhiều ngày,rách giầy nhưng họ vẫn tiếp tục đi, khi không
gặp bản thì họ phải ngủ rừng. Họ phải đối đầu với hổ, rết, chó sói, cướp…đói
và rét và nếu đi xe đạp xuyên rừng thì khó khăn cũng chẳng kém. Đi bộ xuyên
rừng là điều có thể hiểu, còn đi xe đạp qua bao đèo dốc thì đâu dễ hình
dung.Nhưng họ đã vượt qua tất cả để đến với cái chữ và dạt được nhiều thành
công nhờ vào sự cố gắng học tập không mệt mỏi của chính mình.Mười phần
của văn bản như mười mẩu chuyện ngắn kể lại một kỷ niệm trên hành trình đi
tìm Mẹchữ.
Đường về với Mẹ chữ,cái tên truyện nghe lạ và ngộ nữa.Nhưng sau khi
đọc xong thấy không có tên truyện nào hợp hơn thế. Sao lại “Mẹ chữ”?Tác
giả giải thích tên truyện như sau: Với những gì quý giá và có vẻ như sinh sôi
nảy nở được người Tày chúng tôi đều gọi là “mẻ” (mẹ)… Không chỉ có người
và động vật, mọi vật đều có thể được gọi là mẹ. Ngày nay, người Tày vẫn nói
mẹ Đá, mẹ Nước. Trường học, “nơi sinh ra cái chữ” cho mọi học trò gom
nhặt lấy, người Tày gọi là mẹ Chữ. Vì thế chúng tôi rong ruổi đường dài chẩy
học cũng gọi theo các già xưa nói rằng mình đang đi tìm Mẹ chữ[7, tr.801].

11



Tác giả không đặt tên truyện là “Đường đến với Mẹ chữ” mà lại đặt là
Đường về với Mẹ chữ cho ta thấy rằng Mẹ chữ là cách nói ẩn dụ diễn tả việc
đi học cái chữ ở miền xuôi. “Mẹ” là hình ảnh chỉ những điều lớn lao, gần gũi,
thân thiết với mọi người,khi về với mẹ ta luôn có cảm thấy bình yên. Đi học
chữ như đi về với mẹ gợi lên sự thiêng liêng,gần gũi, sự trân trọng cái chữ của
tác giả cũng như của các học trò Cao Bằng.
Chỉ cần nghe mấy câu hát lượn này của người Tày,ta đã thấy ngay đây là
một dân tộc có truyền thống hiếu học:
“Đời nghèo anh vẫn cố học
Nghèo cơm thì khó nhọc chân tay
Nghèo chữ hồn lay lắt như ngọn đèn trước gió
Người giỏi chữ rộng đường suy nghĩ
Người mù chữ nghĩ bí lỗ chôn kim”
Nhưng khi dân tộc Tày có nhà văn Vi Hồng (1936 – 1997) viết tác phẩm
Đường về với Mẹ chữ, ta mới thấy cụ thể hành trình chiếm lĩnh tri thức của
các học trò Tày diễn ra vất vả, gian lao như thế nào.Khi đọc Đường về với Mẹ
chữ của Vi Hồng, chúng ta thấy nổi bật lên đó là những học trò hiếu học.
Lê – Nin từng nói “Học, học nữa, học mãi”, cho ta thấy kiến thức mà
chúng ta biết chỉ là giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả. Chỉ có
học tập mới giúp ta thoả mãn sựhiểu biết và tò mò của con người và học chính
là con đường ngắn nhất để đến với tri thức, để tiếp thu những kinh nghiệm,
những sáng tạo của nhân loại vào vốn tri thức của chúng ta. Tám học trò trong
truyện ngắn đều nhận thấy giá trị của sự học. Học không chỉ để có thêm kiến
thức mà họcđể thoát nghèo mà còn thoát khỏi hủ tục của người dân tộc Tày:
“Dốt chữ dốt nghĩa bồ chật thóc
Giỏi chữ giỏi nghĩa bồ rỗng tuếch” [3, tr.22].

12



Nên khi “Các mẹ chữ ở Cao Bằng chúng ta đã được học hết”[3, tr.7].Họ
không muốn dừng ở đây mà họ vẫn muốn tiếp tục sự nhiệp học hành “Nhưng
chúng ta muốn học nhiều chữ nữa” [3, tr.7]. Muốn lên lớp 7 (lớp 9 bây giờ)
phải cuốc bộ hoặc đi xe đạp (nếu có) về Thái Nguyên khoảng 250 km,300 km
tuỳ huyện gần, huyện xa.Qua những từ ngữ đó ta thấy được tinh thần hiếu học
của các học trò Cao Bằng.
Tám học trò trong truyện ngắn đó là: Vi Hồng (nhân vật tôi), Phan
Soong, Đặng Lư, Trần Bằng Tập, Trần Lạng, Lê Văn Hoảnh, Bế Tâm. Họ đều
là những người con Cao Bằng đi học cấp III đầu tiên ở Thái Nguyên. Ở lúc
đó, trường học không nhiều như bây giờ nên việc đi học xa là việc phổ biến.
“Những năm năm mươi tất cả các tỉnh miền núi ở miền Bắc chỉ có mỗi một
trường phổ thông cấp III hoàn chỉnh, đó là trường Lương Ngọc Quyến, đặt tại
thị xã Thái Nguyên”[3, tr.5]. Tám học trò băn khoăn không biết nên chọn
trường nào. “ Trường Hùng Vương thì xa xôi, ở tận Phú Thọ. Còn trường phổ
thông cấp III Ngô SĨ Liên ở Bắc Giang thì cũng có thể.Nhưng lại là trường ở
nơi đồng rộng sợ không quen.Hơn nữa có thể đi xa hơn, chúng tôi lại không
hề biết tí gì về con đường từ Cao Bằng đến thị xã Bắc Giang” [3, tr.6].Và cuối
cùng họ chọn trường cấp III Lương Ngọc Quyến ở thị xã Thái Nguyên bởi
“Với Thái Nguyên thì người Cao Bằng quen lắm. Con cháu Cao Bằng cảm
thấy xử Thái và con đường về với xử Thái gần gũi như đã quen thân. Vì thế
bọn chúng tôi quyết định tìm đường về với Mẹ chữ Lương Ngọc Quyến ở xử
Thải” [3, tr.6].
Khi đến được trường cấp III Lương Ngọc Quyến, các học trò rất phấn
khởi và tích cực ôn thi để đỗ vào trường. Việc con em các dân tộc thiểu số đi
học và có trình độ văn hoá hết cấp III là rất hiếm. Chỉ những gia đình có điều
kiện mới cho con đi học nên đa số họ chỉ học hết cấp I, cấp II. Cho nên tám
học trò ở Cao Bằng đi học xa nhà ngày ấy trở thành hiện tượng trong tỉnh bàn
13



ra tán vào, kẻ khen người chê, kẻ khinh,người trọng.Để có số tiền lớn đủ cho
con ăn học ba năm xa nhà xa quê thì không còn cách nào khác là phải bán
trâu, bán ruộng.Nhưng những người Tày Nà (Tày làm ruộng) lại thường cho
rằng “Bán ruộng là bán cái sống để tìm cái chết, bán ruộng là bán máu, bán
thịt mình” [3, tr.21].Ông bà dám bán cả máu thịt của mình để cho con đi học
lấy cái chữ cái nghĩa, chúng tôi thấy ghê gớm thật đấy. Chúng tôi xin chắp tay
bái phục các ông bà” [3, tr.21].Cũng có nhiều người chê rằng “Học lắm, chữ
đầy bụng chỉ tổ nghèo đói thôi” [3, tr.22]!
Khi những hủ tục đã chiếm phần lớn trong suy nghĩ của người Tày Nà,
họ chỉ cần no cái bụng, họ chỉ cần biết những chữ đơn giản để giao tiếp trong
cuộc sống hàng ngày mà không cần phải học cao hơn, học giỏi hơn. Họ cho
rằng việc cha mẹ bán ruộng, bán trâu lấy tiền cho con đi học là một việc
không cần thiết vì trong tư tưởng của họ thì chữ nghĩa không quan trọng, cái
qua trọng đó chính là làm ra lúa gạo để được no cái bụng còn chữ nghĩa thì
không ăn được.
Bên cạnh những người chê thì cũng có những người cảm thông cho việc
làm của cha mẹ các học sinh: “Ái dà dà! Cái chữ cái nghĩa thì quý. Nhân bất
học bất tri lý, nhưng bán trâu bán ruộng cho con đi học thì gan to mật lớn quá!
Thật là những con người ít thấy” [3, tr.22]!
Những lời bàn ra tán vào của những người dân trong bản mường càng là
động lực để các học trò phấn đấu và để chứng minh cho mọi người thấy rằng:
việc cha mẹ bán trâu, bán ruộng cho họ đi học không phải là việc vô ích mà
còn chứng tỏ đólà việc làm đúng đắn. Chính vì thế mà: “Trong tám con cháu
Cao Bằng chúng tôi đi thi vào cấp III rớt chỉ có một người. Còn một người
khác đã thi được, nhưng không đi học được vì gia đình không có tiền”
[3,tr.20]. Để không phụ lòng các bố mẹ cùng họ hàng – những người đã trực
tiếp gom góp từng đồng tiền cho chúng tôi đi học tận xứ Thái nên các học trò
14



học hành rất chăm chỉ. “Chúng tôi chỉ có một cách là phải chăm chỉ học tập
cho thật giỏi” [3, tr.22]!Với tinh thần học tập như vậy nên “Cả sáu,bảy con
cháu Cao Bằng học với Mẹ chữ Lương Ngọc Quyến ngày ấy rất đỗi chăm
chỉ” [3, tr.22], và họ đều là những học sinh giỏi hoặc khá của trường Lương
Ngọc Quyến, và đều được phong vua ở các môn học “Trần Lạng và Phan
Soong giữ ngôi vua môn Toán. Bế Tâm giữ ngôi vua môn Vật lý. Trần Bằng
Tập giữ ngôi vua môn Sử. Còn tôi thỉnh thoảng cũng lên ngôi vua môn Văn”
[3, tr.26].
Các học trò luôn cố gắng chăm chỉ học hành để trả được cái ơn lớn đối
với bố mẹ và họ hàng đã đã vất vả để dành dụm từng đồng tiền cho họ đi học
nên “Mỗi lần được điểm chín điểm mười trong các bài tập chúng tôi đều thấy
thanh thản và nhẹ nhõm” [3, tr.26].Nhiều lúc,khi đêm đến, tiếng côn trùng ri
rỉ,tỉ tê, có lúc lại ran ran làm cho khung cảnh quê nhà hiện lên trước mặt các
học trò, nơi có gia đình và người thân ở đó. Những tiếng côn trùng này cứ lặp
đi lặp lại như một khúc nhạc giục giã những kẻ tha phương nhớ nhà.Muốn
học được cái chữ, muốn làm cho cha mẹ tự hào về con mình và cũng muốn
xoá đi cái hủ tục lạc hậu không cần học nhiều của người Tày Nà thì các học
trò của chúng ta phảiđi học. Xa quê,xa gia đình nên nỗi nhớ quê hương, gia
đình, người thân và sự học luôn đấu tranh giằng co trong mỗi học trò,nhiều
lúc đến đau đớn. Chúng ta có thể hiểu được nỗi giằng co trong mỗi học trò
bởi họ còn rất trẻ, có người mười bảy tuổi, người mười chín tuổi, thêm vào đó
họ cũng chưa phải xa gia đình của mình bao giờ. Học tập trong hoàn cảnh khó
khăn thiếu thốn cộng thêm với nỗi nhớ nhà dường như đã làm chùn ý chí học
của các học trò. Nhưng không ý chí quyết tâm học cho giỏi của các học trò đã
chiến thắng tất cả.
Được nghỉ Tết, các học trò lại tiếp tục đi bộ vượt rừng chín ngày để về
nhà ăn Tết. Tết với người miền núi rất thiêng liêng. Những người lớn, người
15



già đi công tác ở xa còn tìm đường về ăn Tết, huống chi các học trò của chúng
ta còn nhớ bố mẹ, nhớ anh em nhiều lắm. Các học trò đã xin nhà trường cho
nghỉ thêm mười ngày nữa nên các học trò có hai mươi ngày nghỉ Tết. Tết là
dịp để sum họp gia đình vui vầy đón xuân. Nhưng cũng có một yêu cầu có khi
còn quan trọng hơn mọi mục đích khác, chẳng mấy ai nói ra mồm ra miệng đó
là tục lệ học vào lúc giao thừa.“Đó là cái phút giao thừa thiêng liêng đến
nghẹt thở, những đứa con muốn học giỏi, muốn tu được nhân, tích được đức
thì phải dậy thắp hương lên bàn thờ vào lúc giao thừa”[3, tr.36].Mọi người
khác có thể đốt pháo, nói chuyện, canh chừng chảo trâu (vạc lớn) bánh
chưng… nhưng những người con trai thông minh lịch sự, trụ cột của dòng
họ, của gia đình thì“phải ngồi trước bàn thờ, mũ áo nghiêm chỉnh và học bài
vở, làm toán, viết vài câu văn, ôn vài dòng lịch sử… Có như vậy thì mới hòng
học giỏi, và mọi sự học hành được may mắn suốt năm” [3, tr.36].
Các bậc cha mẹ,ông bà tin rằng tục lệ này của người Tày truyền lại từ xa
xưa rất thiêng liêng, rất có tác dụng đối với việc học hành của những người
con trai. Vào cái giờ phút giao thừa và cả ngày Mùng một Tết,người Tày
kiêng kị làm bất cứ việc gì. Người Tày tin rằng ngày Mùng một Tết mà đã
làm việc thì cả năm sẽ vất vả nhọc nhằn. “Duy chỉ có việc học là phải duy trì
từ lúc giao thừa và cả ngày Mùng một vẫn tiếp tục học càng tốt” [3, tr.37].
Các già trong bản mường và các bậc cha mẹ thường khuyên dạy con cháu
rằng: “Học hành kiên trì suốt mọi ngày tháng, suốt năm,không lúc nào ngơi
nghỉ thì mới thành tài được” [3, tr.37].
Tinh thần hiếu học đã giúp cho các học trò vượt qua mọi khó khăn, vất
vả, những lời bàn tán của người dân bản mường để học thật chăm chỉ, học
thật giỏi để trở thành vua của các môn học và trở thành những người thành
công trong các lĩnh vực khác nhau: “Phan Văn Hỏn – nay mang tên mới Phan
Chu Minh, thượng ta bác sĩ Viện trưởng Viện quân y 91; Ông Đặng Đình
16



Lư,Giám đốc mỏ thiếc Cao Bằng; Ông Trần Bằng Tập, Giám đốc Sở thuỷ lợi
Cao Bằng; Ông Lê Văn Hoảnh, Tổng công trình sư ở Tây Nguyên; Ông Bế
Tâm, Giám đốc xưởng dược Cao Bằng; Ông Trần Lạng vì những lý do cá
nhân đã về nghỉ tại quê nhà từ lâu; Ông Vi Hồng, nhà văn dạy Khoa văn
trường Đại học Sư phạm Việt Bắc”[3, tr.3]. Những thành công này đã chứng
minh cho mọi người thấy tinh thần hiếu học của bảy học trò Cao Bằng đi học
ở trường cấp III Lương Ngọc Quyến. Sự thành công của các học trò đã trở
thành tấm gương sáng cho con cháu Cao Bằng sau này học tập và noi theo. “Ít
nhất cũng là để làm gương cho con cháu chúng ta chăm học hơn. Bởi vậy, tôi
viết ra đây mong lớp con cháu người các dân tộc thiểu số, trước hết là con
cháu các dân tộc Cao Bằng hiểu một phần lớp người đi trước ngày xưa quý
cái chữ nghĩa như thê nào,vất vả nhọc nhằn ra làm sao mới có được một ít chữ
trong bụng” [3, tr.4].
1.3.2. Hình tượng những học trò giàu nghị lực
Để về với Mẹ chữ Lương Ngọc Quyến, các học trò đã phải trải qua rất
nhiều khó khăn,gian khổ. Khó khăn đầu tiên chính là khoảng cách địa lý xa
xôi. Con đường đi học thật vất vả, xa xôi.Họ phải đi bộ xuyên rừng chín ngày
đường, vượt gần ba trăm cây số để tới trường cấp III Lương Ngọc Quyến.
“Chúng tôi phần lớn đều ở huyện Hoà An, đi về đến Thái khoảng hai trăm
năm mươi cây số. Còn bạn Phan Soong ở Hà Quảng và nhất là bạn Phan Văn
Hỏn ở huyện Trùng Khánh thì cách Thái Nguyên gần ba trăm cây hoặc trên
ba trăm cây số”[3, tr.7]. Họ đi học xa xôi như vậy bởi những năm đó đất nước
ta còn nhiều khó khăn nên tất cả các tỉnh miền núi ở miền Bắc chỉ có một
trường phổ thông cấp III hoàn chỉnh. Đó là trường Lương Ngọc Quyến, ở thị
xã Thái Nguyên.
Đi đúng chín ngày đường đến thị xã Thái Nguyên.Các học trò xin trọ ở
một nhà dân, hôm sau, các học trò vào Ty Giáo dục hỏi địa điểm thi tuyển
17



sinh ở nơi trường tản cư. Ngôi trường hiện ra với “Hai lớp học, hai căn nhà
dựng tạm bợ giữa rừng “mạy piao”. Người ta chỉ phát lối đi nhỏ. Cây “mạy
piao” vẫn đổ xuống che kín mít mái lớp. Trên nền lớp có nhiều vắt “gang
mình”đo ngang dọc” [3, tr.11].
Các học trò rất phấn khởi,họ tích cực ôn thi. Nhưng chỉ hai ngày nữa
thi thì bỗng có thông báo hoãn thi một tháng. Điều này làm cho các học trò rất
buồn và lo âu bởi họ đã phải đi bộ vượt rừng chín ngày vất vả để đến trường
cấp III. “Nhưng cái năm lũ chúng tôi đi thi vào trường cấp III Lương Ngọc
Quyến thì không thể có cái xe nào ngược xuôi Cao Bằng – Thái Nguyên
được. Hoạ hoằn lắm mới có một hai chiếc xe quân đội đi theo đường số ba.
Qua Ben Le (đèo Cao Bắc) thì măng vầu,măng nứa mọc giữa đường tua tủa
như chông gai của lũ quỷ rừng. Đường nhiều đoạn chui dưới mái đại ngàn âm
u. Ánh sáng mờ mờ ảo ảo như men theo bờ vực thẳm của địa ngục” [3,tr.11].
Bây giờ bị hoãn thi một tháng,họ không có đủ tiền ăn nên “Chúng tôi đành
buồn nản và đau khổ lếch thếch rủ nhau cuốc bộ chín ngày đường trở về Cao
Bằng” [3, tr.11]. Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được tâm trạng của họ bấy
giờ bởikhông có tiền để ăn ở suốt một tháng, lại phải vất vả đi bộ về Cao
Bằng nên các học trò rất buồn.
Các học trò học tập trong nghèo nàn, trong điều kiện thiếu thốn về vật
chất cũng như tinh thần. Học xa nhà, xa quê nên những lúc các học trò của
chúng ta chán nản, buồn bã, thất vọng, những lúc cần sự quan tâm,chăm sóc,
cần những lời khuyên,lời động viên của ông bà cha mẹ cũng không
được.Thêm vào đó, với số tiền ít ỏi mà cha mẹ phải làm nụng vất vả, phải bán
ruộng, bán trâu để lấy tiền cho các con đi học thì còn biết bao khoản khác các
học trò phải tự lo. Nào là tiền đóng học, tiền mua sách vở, đồ dùng, tiền thuê
trọ, tiền ăn…nên các học trò phải tiết kiệm. Không có tiền mua đủ giấy bút
“Trong bảy anh em con cháu Cao Bằng học chữ với Mẹ chữ Lương Ngọc
18



Quyến ngày ấy, chỉ có một hai bạn đủ tiền mua giấy bút để viết. Còn mấy anh
em khác thì không đủ tiền dù là mua loại giấy xoàng xĩnh nhất” [3, tr.25],
nhưng họ vẫn quyết tâm học. Dường như cái khó không bó được cái khôn, họ
đã có những phát kiến vĩ đại. Vì không có tiền mua vở nên họ đã luộc những
quyển vở cũ trong nước vôi để cho chữ cũ mất hẳn để lấy giấy viết.Luộc vở,
cách làm nghe thật lạ, bởi chúng ta bây giờ thường viết hết là bỏ và mua
quyển vở mới để viết. Còn đối với các học trò này, họ phải luộc vở viết rồi để
viết lại. Đa số họ đều là những con em dân tộc nghèo, không có điều kiện thì
luộc vở là việc làm để tiết kiệm chi phí cho các học trò.“Đem những giấy đã
viết rồi, tức là những quyển vở cũ luộc trong nước vôi. Cụ thể là cho vôi vào
khoắng trong một cái nồi to rồi đun sôi lên, bỏ cả giấy viết vào ninh như ninh
xương khoảng nửa tiếng đồng hồ thì vớt ra, nhúng vào nước sạch để rửa rồi
đem phơi khô. Những tờ giấy này dù là giấy trắng tinh hay giấy loại xoàng
đều biến thành một màu vàng úa. Các dòng chữ viết cũ đã mất hẳn” [3, tr.25].
Những quyển vở đã luộc có màu vàng úa, các học sinh dùng để viết những
kiến thức chung, những kiến thức mà để các học trò đọc. Những quyển
vở,những bài làm cần thầy đọc để chấm thì viết vào giấy trắng. Hành động đó
tuy nhỏ, nhưng cho chúng ta thấy các học trò rất tôn trọng thầy cô giáo, tôn
trọng những người dạy bảo và truyền kiến thức cho mình. Với cách làm này,
những cậu học trò Cao Bằng đã có vở để viết. Trước khi phá minh ra cách
luộc giấy, các học trò phải viết trên giấy “bụng bò” – một loại giấy được
người Dao làm bẳng phương pháp thủ công. Do loại giấy này không viết được
bút sắt, nên các học trò phải vót bút bằng tre, bằng nứa để viết. Dù khó khăn
như vậy nhưng các học trò không hề nao núng, không hề từ bỏ niềm khao
khát học, nó đã trở thành động lực để các học trò cố gắng trong học tập.
Thiếu đồ dùng học tập, hoàn cảnh khắc nghiệt của mùa đông nơi rừng
núi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các học trò. Rét, họ không có đủ áo ấm để
19



mặc, không có đủ chăn bong để đắp, lại còn phải học hành trong nghèo nàn
nhưng họ vẫn tiếp tục học. “Họ chăm chỉ học trong nghèo nàn, thường xuyên
đói, mùa đông mặc không đủ ấm. Chăn đắp chỉ là những chăn chiên cũ kỹ. Ba
cái chăn chập vào nhau mà không kín hết mọi lỗ thủng” [3,tr.22]. Mỗi người
một hoàn cảnh khó khăn khác nhau nên họ chỉ có “Vài bộ quần áo sơ mi may
bằng vải rẻ tiền như vải chúc bâu rồi đem nhuộm gụ. Những bạn có nhiều tiền
hơn chút ít thì may quần áo sơ mi bằng vải xanh công nhân. Phan Hỏn thì
may toàn quần áo sơ mi bằng vải chàm nhà anh tự dệt lấy, nhuộm lấy. Vải
chàm tuy hơi thô, nhưng dày và đặc biệt rất ấm,rất bền” [3, tr.23].Để vượt qua
cái rét cắt da cắt thịt của vùng núi, mỗi học trò đều có một cái áo khoác ngoài
may theo kiểu bờ - lu - dông. “Loại áo này của bọn lính Tây mặc, rồi không
biết cách nào đó các ông bà hàng xén đem ra bán với giá rẻ tiền. Anh Hỏn cao
lênh khênh mua được mộ cái áo dạ mỏng, màu cứt ngựa. Bạn Tập thì có một
cái áo đặc biệt so với sáu chúng tôi. Đó là có dây chun ở ngang lưng. Áo dài
quá mông. Vải đặc biệt dày. Người ta bảo loại áo này là của lính Mỹ. Tên áo
phát âm theo ngày ấy là áo ca – na – điêng” [3, tr.24]. Chính những chiếc áo
vừa dày, vừa bền đã giúp họ chống chọi với thời tiết khắc nghiệt ở đây.
Dường như hoàn cảnh khó khăn như đang cản trở con đường đến với cái chữ
ở xứ Thái của các học trò. Khi đêm xuống, họ phải đối diện với những đêm
đông lạnh, gió bắc lùa về rét thấu xương, các học trò phải ngủ co ro với nhau,
ôm nhau ngủ để giữu hơi ấm. “Chúng tôi thường chập ba chăn chiên lại ngủ
co ro với nhau. Cố ôm chặt lấy nhau để giữ hơi ấm” [3, tr.24].
Thêm vào đó, vấn đề chỗ ở cũng là một khó khăn đối với các học trò.
Chỗ ở của họ không phải là những phòng trọ, không phải là những nơi rộng
rãi, không phải là ký túc xá với đầy đủ những tiện nghi, mà chỗ ở của họ là
bếp của các gia đình. “Mái thấp lè tè. Vách đất rã rời hay những bức dạ ken
thưa thớt.Gió mùa đông bắc lùa đủ bốn chiều” [3, tr.24]. Họ không có bàn học
20



×