Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

thuyet minh quy hoạch chi tiết vinh thuan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 63 trang )

QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

1

Phần một
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
1. Tổng quan xã Vĩnh Thuận
Vĩnh Thuận là xã miền núi của huyện vùng cao Vĩnh Thạnh, cách thị trấn
Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định 7 km có tổng diện tích đất tự nhiên theo ranh giới hành
chính là 3.534,53 ha. Có tọa độ địa lý từ 14°02 đến 14°07 độ vĩ Bắc và từ 108°42 đến
108°47 độ kinh Đông.
Vĩnh Thuận là xã miền núi đặc biệt khó khăn, mới được hình thành năm 2006
trên cơ sở tách ra từ địa giới hành chính xã Vĩnh Quang. Những năm qua được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống
của xã không ngừng được củng cố. Năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên…
Với địa hình khá phức tạp, nằm trong thung lũng nhỏ với độ dốc không nhỏ,
gần như cô lập với các xã chung quanh. Điều kiện tự nhiên về đất đai và thủy văn để
phát triển nông nghiệp không được ưu đãi. Thu nhập của xã chủ yếu nhờ nông
nghiệp. Lâm nghiệp, thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Vĩnh Thuận vẫn còn
là xã miền núi khó khăn, chưa thực sự hòa nhập được vào dòng chảy năng động phát
triển kinh tế trong giai đoạn mới.
2. Lý do sự cần thiết lập quy hoạch
Việc nghiên cứu quy hoạch xây dựng góp phần định hướng tổ chức không gian
xã phục vụ phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, nâng cao chất lượng đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tổ chức đời sống xã hội, giảm thiểu bất lợi,
phát huy các lợi thế, tiềm năng, đảm bảo sự hài hòa giữa làm kinh tế - sinh hoạt đời
sống và bảo vệ môi trường sinh thái theo mục tiêu phát triển bền vững.
Quy hoạch nông thôn mới tại Vĩnh Thuận là cụ thể hóa Đề án nghiên cứu mô
hình QHXD nông thôn mới gắn với đặc trưng vùng miền và các yếu tố giảm nhẹ
thiên tai là chương trình nhằm đáp ứng sự phát triển theo các tiêu chí nông thôn mới


do Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009.
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Quan điểm quy hoạch
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường trên cơ sở hiện trạng hạ
tầng nông thôn tiến hành sắp xếp, bố trí, chỉnh trang hợp lý đảm bảo giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hoá của địa phương và theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp
với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Phù hợp với quy hoạch của thành phố, quy hoạch tổng thể và các quy hoạch
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

2

ngành theo từng giai đoạn thời kỳ, kế thừa lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc
gia.
- Coi trọng tính kinh tế - kỹ thuật, phù hợp nguồn lực, đảm bảo phù hợp với hệ
thống quy chuẩn tiêu chuẩn Quốc gia.
- Lấy nội lực làm tiền đề quan trọng, tranh thủ ngoại lực, phối hợp tốt để phát
triển. Cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể quyết định và là lực lượng chủ lực
triển khai, Nhà nước hướng dẫn, tổ chức, hỗ trợ thực hiện.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông
thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với
công nghiệp chế biến, đảm bảo tăng trưởng và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn phù hợp với lợi thế của địa phương.
- Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh cao; đồng
thời phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông thôn.
- Phát triển phải gắn đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái;

đồng thời giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; từng bước thu hẹp khoảng cách giữa
các nhóm dân cư nông thôn, giữa nông thôn và thành thị.
2. Mục tiêu quy hoạch
2.1. Mục tiêu chung
- Hình thành một mô hình thí điểm về QHXD nông thôn mới.
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình hiện đại hoá nông thôn về sản
xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp - TTCN, phát triển dịch vụ.... Nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, tiến tới thu hẹp khoảng cách với cuộc
sống đô thị.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước,....); xây
dựng, cải tạo công trình; chỉnh trang làng xóm, cảnh quan.
- Giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá địa phương và bảo vệ môi trường.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý, hướng dẫn xây dựng theo quy hoạch trên
địa bàn xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2015 đạt 100% số tiêu chí nông thôn mới theo quy định tại Quyết
định 491/QĐ-TTg về việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH
1. Ranh giới, diện tích tự nhiên, dân số
Ranh giới quy hoạch: Toàn xã Vĩnh Thuận, nằm về phía Nam của huyện cách
trung tâm huyện Vĩnh Thạnh 7 km, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc: giáp xã Vĩnh Hảo.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

3

+ Phía Nam: giáp xã Cửu An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai và xã Vĩnh Quang.

+ Phía Đông: giáp thị trấn Vĩnh Thạnh và xã Vĩnh Quang.
+ Phía Tây: giáp thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
- Quy mô dân số, đất đai:
+ Diện tích đất tự nhiên: 3.534,53 ha. (năm 2010)
+ Quy mô dân số: 1.438 người (theo số liệu năm 2011).
+ Số hộ: 367 hộ.
2. Thời gian thực hiện quy hoạch
- Thời gian thực hiện quy hoạch:
+ Giai đoạn 1: 2010 - 2015. (Đạt 19/19 tiêu chí: 100%)
+ Giai đoạn 2: 2016 – 2020. (Định hướng phát triển)
IV. CÁC CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH
1. Các văn bản pháp lý
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- Chỉ thị số 24/2005/CT-TTg ngày 28/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về đẩy nhanh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ v/v
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v
phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/4/2011 của liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-Ttg ngày

04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày
28/10/2011 của liên bộ Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên
và Môi trường về việc quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

4

nông thôn mới.
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ nông nghiệp và
PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 06/2009/TT-BNN ngày 10/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, bố
trí dân cư đối với 61 huyện nghèo;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp
cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCXDVN01:
2008/BXD);
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 của BXD về việc Ban hành
Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng về việc quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch
xây dựng xã nông thôn mới;

- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng ban hành
quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch
xây dựng;
- Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ Giao thông vận
tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn.
- Sổ tay hướng dẫn lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của Bộ Xây dựng
tháng 6/2010.
- Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2010.
- Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 22/8/2011 của Tỉnh ủy Bình
Định thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng
bộ tỉnh về “Xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến
2020”.
- Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 05/9/2011 của UBND tỉnh Bình Định về
việc ban bành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông
thôn mới tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 của UBND tỉnh Bình Định về
việc điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới năm
2011.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

5

- Quyết định số 2293/QĐ-CTUBND ngày 10/10/2011 của CTUBND tỉnh Bình
Định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
Nông thôn mới năm 2011 của tỉnh.
- Thông báo số 98/TB-UBND ngày 22/7/2011 của UBND tỉnh Bình định về ý

kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc tại cuộc họp Ban chỉ đạo thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
tỉnh Bình Định lần thứ 3.
- Hướng dẫn số 03/HD-SXD-SNNPTNT ngày 10/8/2011 của Sở Xây dựng, Sở
Nông nghiệp và PTNT Bình Định hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ
án quy hoạch chung xã nông thôn mới.
- Công văn số 910/SXD-QHKT ngày 9/11/2011 của Sở Xây dựng v/v ban hành
các phụ lục bổ sung kèm theo Hướng dẫn số 03/HD-SXD-SNNPTNT triển khai thực
hiện lập quy hoạch chung xã nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn số 04/HD-SXD-SNNPTNT ngày 10/11/2011 của Sở Xây dựng,
Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy
hoạch chung xã nông thôn mới.
- Hướng dẫn liên ngành số 01/HD-SXD-SNNPTNT-STN&MT ngày 27/3/2012
của Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT Bình Định hướng dẫn thực hiện
Thông tư liên lịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011
của Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên & Môi
trường Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới.
- Quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định;
- Kết luận số 08-KL/HU Hội nghị Ban Thường vụ Huyện uỷ lần thứ tư ngày
06/10/2010 của huyện uỷ Vĩnh Thạnh về thống nhất chủ trương chọn xã Vĩnh Thuận
và Vĩnh Quang để xây dựng dự án nông thôn mới theo tinh thần Quyết định số
1852/QĐ-CTUBND ngày 18/8/2010 của CTUBND tỉnh.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh và xã Vĩnh Thuận nhiệm kỳ
2011 - 2015;
- Quyết định số 2120/QĐ-CTUBND ngày 22/9/2010 của UBND huyện Vĩnh
Thạnh v/v phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020.

2. Các nguồn tài liệu, số liệu
- Quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thạnh
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Ban quản
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

6

lý xã.
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐU Đại hội Đảng viên xã Vĩnh Thuận lần thứ II, nhiệm kỳ
2010-2015.
- Niên giám thống kê, các báo cáo về thực trạng của xã và các tài liệu có liên
quan khác…
- Các dự án đang triển khai của xã
3. Các nguồn bản đồ
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Vĩnh Thuận.
- Bản đồ và số liệu về quy hoạch 03 loại rừng huyện Vĩnh Thạnh.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã Vĩnh Thuận đến năm 2015.
- Bản đồ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2020.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

7


Phần thứ hai
HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Xã Vĩnh Thuận nằm về phía Nam của huyện, cách trung tâm huyện Vĩnh Thạnh
7 km, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc: giáp xã Vĩnh Hảo.
- Phía Nam: giáp xã Cửu An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai và xã Vĩnh Quang.
- Phía Đông: giáp thị trấn Vĩnh Thạnh và xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh.
- Phía Tây: giáp thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Với địa hình khá phức tạp, nằm trong thung lũng nhỏ với độ dốc không nhỏ, gần
như cô lập với các xã chung quanh, đây là khó khăn lớn nhất của Vĩnh Thuận trong
việc phát triển kinh tế xã hội.
2. Địa hình
Vĩnh Thuận là xã miền núi, toàn xã nằm trong thung lũng với địa hình khá đa
dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều suối, có nhiều đồi núi dốc. Hệ thống suối trên
địa bàn xã ngắn, có độ dốc cao, tốc độ dòng chảy lớn, chênh lệch giữa lưu lượng lũ và
lưu lượng kiệt lớn. Hướng dốc từ các dải núi chung quanh đổ về suối Xem ở giữa xã
chảy về sông Kôn theo hướng Đông. Độ cao lớn nhất: trên 600m so với mặt nước
biển.
3. Khí hậu thời tiết
Thời tiết khí hậu Vĩnh Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, thuộc khí
hậu ven biển Nam Trung Bộ, được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa kéo
dài từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.
- Nhiệt độ: Theo số liệu thống kê hàng năm cho thấy nhiệt độ trung bình hàng
năm tương đối ổn định, dao động trong khoảng 26 - 28 0C. Nhiệt độ tối cao: 390C;
nhiệt độ tối thấp: 150C; Biên độ nhiệt độ ngày và đêm: 4 - 6 0C; Tổng tích ôn: 9.000 9.6500C.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.716 mm. Tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 11: 973 mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2:
25 mm.


Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

8

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 81%; tháng 10, tháng 11, tháng
12 là các tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm: khoảng 92%. Mùa khô từ
tháng 2 đến tháng 9, mùa này có độ ẩm trung bình thấp nhất: khoảng 30%.
- Gió, bão:
+ Chế độ gió: Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng của
gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Hướng gió thịnh hành cũng mang đặc trưng
theo từng mùa. Mùa Đông: Hướng gió thịnh hành thổi theo hướng Tây Bắc đến Bắc;
Mùa Hạ: Hướng gió thịnh hành trong nửa đầu mùa hạ là hướng Đông đến Đông Nam
và nửa cuối mùa hạ là hướng Tây đến Tây Bắc.
+ Bão: Thường tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10, 11, nhiều nhất là tháng 10
chiếm 40% tổng số cơn bão đổ bộ vào đất liền, nhưng cũng có năm bão sớm vào
tháng 5, tháng 6, hoặc có năm bão muộn vào tháng 12.
Nhìn chung, thời tiết khí hậu của Vĩnh Thuận chịu ảnh hưởng chung khí hậu
của vùng biển Nam Trung Bộ, phù hợp với các loài cây trồng nhiệt đới. Tuy nhiên,
với đặc điểm khí hậu, mùa mưa bão lụt thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại cho sản
xuất và cơ sở hạ tầng, mùa khô thiếu nước gây hạn hán cục bộ đã ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất, đời sống cũng như quá trình sử dụng đất của địa phương. Thời gian
gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, bão lũ thường xuyên xảy ra, đã ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp, nhất là ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng các loại cây trồng
và dễ xảy ra nạn cháy rừng.
4. Địa chất
Khu vực đồi núi chủ yếu là sỏi đồi, đá non. Khu vực bằng phẳng hình thành do

sa bồi qua thời gian. Nền địa chất chặt, thuận lợi cho xây dựng.
5. Thủy văn
Phía Nam các suối nhỏ đổ về Hồ Tà Niêng, phía Bắc nhiều dòng suối nhỏ theo
phương Đông Tây, tất cả đổ về suối Xem rồi chảy ra sông Kôn. Hệ thống suối trên
địa bàn xã ngắn, có độ dốc cao, tốc độ dòng chảy lớn, chênh lệch giữa lưu lượng lũ và
lưu lượng kiệt rất lớn nên mùa mưa thường gây lũ lụt, sa bồi, thủy phá, mùa khô
thường gây hạn hán cục bộ.
6. Tài nguyên thiên nhiên
6.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.534,53ha, đất nông nghiệp chiếm 84,5% diện
tích (đất lâm nghiệp chiếm 2/3 diện tích đất nông nghiệp), đây là thuận lợi về tài
nguyên Vĩnh Thuận để phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp.
* Thổ nhưỡng:

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

9

Theo kết quả đánh giá đất của Hội khoa học đất Việt Nam xây dựng 1997
(thuộc hệ thống phân loại của FAO-UNESCO), đất trên địa bàn xã được phân thành 4
loại chủ yếu sau:
- Đất phù sa (P): Diện tích khoảng 210,3ha chiếm 5,9% tổng diện tích tự nhiên
được phân bố dọc theo các suối chính. Loại đất này sử dụng mục đích cho cây lúa
nước, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại hoa màu khác.
- Nhóm đất xám (X): Diện tích khoảng 3.324,23ha chiếm 94,1% tổng diện tích
tự nhiên, được chia thành 4 đơn vị đất:
+ Đất xám feralit đá nông (Xf-d1): 1.143,6 ha chiếm 32,4% tổng diện tích tự

nhiên, phân bố chủ yếu theo hướng Đông, Đông Bắc, đất có màu xám trắng, tỷ lệ đá
lẫn cao, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, độ phì kém, kết cấu rời rạc, nghèo
dinh dưỡng. Thích hợp trồng cây lâm nghiệp. Khi sử dụng trồng cây hàng năm cần
bón nhiều phân hữu cơ, lân, ka li, để cải tạo lý, hoá tính đất.
+ Đất xám feralit đá sâu (Xf-d2): 1.241,6 ha chiếm 35,1% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố trên địa hình đồi thoải đến dốc, đất có màu xám hơi vàng, thành phần
cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì kém, kết cấu rời rạc, nghèo dinh dưỡng.
Thích hợp trồng cây lâm nghiệp.
+ Đất xám điển hình thẫm màu (Xh-u): 683,1 ha chiếm 19,3% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố dọc theo các suối chính, tầng đất dày, tơi xốp, thành phần cơ giới thịt
pha cát. Thích hợp trồng lúa, cây hoa màu và cây công nghiệp hàng năm.
+ Đất xám điển hình đá sâu (Xh-d2): 465,7 ha chiếm 13,2% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố dọc theo biên giới của xã với thị trấn An Khê, tầng đất dày, tơi xốp,
thành phần cơ giới của loại đất này từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, hàm lượng các chất
dinh dưỡng trung bình khá, thích hợp trồng hoa màu, đậu đỗ, cây công nghiệp, lâm
nghiệp.
6.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã có suối Xem và suối Tà Niêng chảy qua,
ngoài ra còn nhiều khe, suối nhỏ khác, chất lượng tương đối sạch bảo đảm yêu cầu
lâu dài cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn nước phục vụ cho
sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp còn hạn chế do các suối thường bị khô hạn vào
mùa khô. Mưa là nguồn nước chính cung cấp cho dòng chảy sông ngòi và là nhân tố
quyết định nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Trong thời kỳ ít mưa
khoảng giữa tháng 5 và tháng 6 thường xuất hiện mưa tiểu mãn và có năm lũ tiểu
mãn.
- Nguồn nước ngầm : Phân bổ không đều và mức độ nông hay sâu thay đổi phụ
thuộc vào địa hình và lượng mưa trong mùa. Về chất lượng nước Vĩnh Thuận nhìn
chung khá tốt, rất thích hợp với việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định



QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

10

sinh hoạt. Ngoại trừ khu vực làng 5 và làng 7, các làng còn lại nguồn nước ngầm bị
nhiễm phèn nên không đảm bảo chất lượng sinh hoạt của người dân.
6.3. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 2.056,2 chiếm 58,2% so với tổng diện tích tự
nhiên toàn xã. Trong đó, diện tích rừng sản xuất: 1.032,9ha, rừng phòng hộ:
1.023,3ha.
Bảng diện tích, trữ lượng rừng xã Vĩnh Thuận
TT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Trữ lượng (m3)

Tổng Diện tích

2.056,2

81.207,0

1

Rừng tự nhiên


1.594,2

55.797,0

2

Rừng trồng

462,0

25.410,0

(Nguồn: Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Bình Định 2010)

+ Tài nguyên thực vật rừng: Rừng tự nhiên của Vĩnh Thuận thuộc rừng lá rộng
thường xanh, hỗn loài, khác tuổi, phần lớn là rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng tái
sinh sau nương rẫy; đó là hệ quả do tác động quá mức đã làm cho rừng bị nghèo kiệt.
Hệ thực vật rừng chủ yếu là các loài cây gỗ (Trâm, trám, giẻ, sến,..), thảm thực vật
dưới tán rừng (dương xỉ, lá non,..) và một số loài dược liệu khác.
+ Tài nguyên động vật rừng: Động vật rừng tương đối phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, trong những năm qua do việc săn bắn trái phép đã làm cho một số động
vật rừng đã bị cạn kiệt (trĩ sao, gấu, rùa, hươu, nai, lợn rừng,…). Vì vậy, trong thời
gian đến cần có những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, tái tạo
cân bằng sinh thái và bảo tồn nguồn gen.
6.4. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của xã Vĩnh Thuận không nhiều, một số khoáng sản như cát ở lòng
suối cạn với số lượng không nhiều, chỉ đáp ứng nhu cầu xây dựng trong xã.
7. Cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái:
Diện tích cây xanh che phủ chiếm tỉ lệ lớn trong toàn xã, môi trường nói chung
xanh mát, dễ chịu. Tuy nhiên, tại khu trung tâm và các điểm dân cư mật độ cây bóng

mát còn ít. Mỹ quan các khu vực này nhất là khu trung tâm chưa được quan tâm tu
bổ.
Hệ sinh thái rừng tương đối phong phú đa dạng về chủng loại động thực vật.
Cảnh quan đồi núi, suối Xem và các suối nhỏ và hồ Tà Niêng đẹp có điều kiện
phát triển du lịch sinh thái.
8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi:
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

11

- Vĩnh Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, gần khu Trung tâm huyện lỵ Vĩnh
Thạnh. Có đường liên xã nối liền với tỉnh lộ ĐT 637 tạo điều kiện thuận lợi để lưu
thông hàng hóa với các địa phương khác để phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.
- Rừng với độ che phủ cao (chiếm 58,2% DTTN) là nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá, vừa là lá phổi xanh, vừa có chức năng phòng hộ, đồng thời mang lại lợi ích
kinh tế cho nhân nhân.
- Tiềm năng đất đai tương đối dồi dào, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
* Khó khăn:
- Do điều kiện địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều khe suối, nên chi phí đầu
tư xây dựng kênh mương thủy lợi lớn, cơ giới hóa trong sản xuất gặp nhiều khó khăn.
- Đất đai phần lớn có độ dốc cao, thường bị rửa trôi xói mòn, nên độ phì nhiêu
thấp, do đó trong quá trình sản xuất cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
đạt hiệu quả cao.
- Mùa mưa thường bị lũ quét gây sạt lở, mùa khô thường bị khô hạn cục bộ đã
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
II. HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Hiện trạng sử dụng đất
- Theo Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm; Kết quả kiểm kê đất đai
năm 2010 và Kết quả điều tra, khảo sát thực địa bổ sung hiện trạng sử dụng đất, tổng
diện tích tự nhiên của xã Vĩnh Thuận là 3534,53ha. Cụ thể hiện trạng sử dụng và biến
động đất đai của xã qua các năm như sau:
Bảng hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Thuận
TT

Hạng mục



Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích (ha)
3.534,53

1
1.1
1.2

Đất nông nghiệp
Đất lúa nước
Đất trồng lúa nương

NNP
DLN
LUN

3081,21

31,75
0,00

1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
2

Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp

HNK
CLN
RPH
RDD
RSX
NTS
LMU

NKH
PNN

797,2
196,06
1023,3
0,00
1032,9
0,00
0,00
0,00
119,46

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12

2.13
2.14
2.15
3
4
5

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất sản xuất VLXD, gốm sứ
Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất di tích, thắng cảnh
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất sông suối
Đất phát triển hạ tầng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất khu du lịch
Đất khu dân cư nông thôn
Trong đó đất ở tại nông thôn

12

CTS

CQP
CAN
SKK
SKC
SKX
SKS
DDT
DRA
TTN
NTD
MNC
SON
DHT
PNK
CSD
DDL
DNT
ONT

0,35
10,3
0,00
0,00
0,23
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
2,48

13,2
59,89
33,01
0,00
290,72
0,00
43,14

43,14

(Nguồn: Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai năm 2011 xã Vĩnh Thuận - chưa tính phần đất được giao từ xã Vĩnh
Hảo)

Đối chiếu sự biến động đất đai hàng năm với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội
của xã, hiện trạng sử dụng đất có những mặt tích cực và hạn chế như sau:
* Mặt tích cực:
- Quy mô và tỷ lệ diện tích đất bố trí cho nông-lâm nghiệp cao, phù hợp với
điều kiện hiện tại, thuận lợi cho việc khai thác quỹ đất được tối đa, sử dụng hiệu quả
nguồn lao động địa phương, đáp ứng yêu cầu về đất phát triển kinh tế theo hướng
kinh tế nông-lâm nghiệp đang giữ vị trí quan trọng.
- Trong việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, cơ cấu sử dụng đất đang có sự
thay đổi theo hướng tích cực.
* Mặt hạn chế :
- Quy mô diện tích và tỷ lệ đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thấp, thể
hiện mức độ phát triển còn thấp. Quỹ đất khu dân cư nông thôn hiện nay tuy lớn
nhưng mật độ xây dựng thấp, đầu tư quy mô xây dựng nhỏ.
- Đất cho hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ
giao lưu, thu hút và hiệu quả đầu tư khai thác các lợi thế về tài nguyên đất, tài nguyên
du lịch…
- Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm là

chủ yếu. Song quá trình khai thác sử dụng đa phần người dân chưa áp dụng những
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

13

biện pháp cải tạo, chỉ quan tâm đến lợi nhuận, năng suất cây trồng, vật nuôi mang lại.
Những năm tới cần tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn nhân dân sản xuất
theo các phương pháp khoa học, hình thành các mô hình sản xuất thâm canh tập
trung. Quá trình khai thác cần được kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và cải tạo nhằm
không ngừng nâng cao độ phì của đất, tránh thoái hoá đất, tăng dần hiệu quả sử dụng
đất.
2. Hiện trạng dân số, lao động, phân bố dân cư
Bảng dân số, lao động và thu nhập
TT
1
2
3
4

5
6
7

Hạng mục
Tỷ lệ tăng dân số
Tổng số hộ
Dân số trung bình

Tổng số lao động
Trong đó: - Nông nghiệp
- Phi nông nghiệp
Cơ cấu lao động nông nghiệp
Thu nhập bình quân/đầu người
Tỷ lệ hộ nghèo
Lương thực bình quân/đầu
người
Trong đó: Thóc BQ/đầu người

ĐVT
2007
%
1,0
Hộ
315
Người 1.365
L.động
799
L.động
711
L.động
88
%
89
Tr.đồng
2,4
%
78,3
Kg

Kg

297,2
57,4

2008
0,9
320
1380
807
719
88
89
3,7
71,6
586,2
230,8

2009
2010 2011
0,8
0,9
0,7
331
353
367
1355 1419 1438
793
830
861

702
739
770
91
91
91
88,5
89
89
4,3
4,0
7,6
68,9 65,2 68,34
729,7 705,9
236,1 198,5

767
280

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh, và báo cáo tổng kết xã từ năm
2007 - 2011)
- Thành phần dân tộc: toàn xã có 2 dân tộc: Kinh chiếm 10,8%, Bana chiếm
89,2%
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm của xã có xu hướng ngày một giảm
xuống dưới 1,0%.
- Tổng số hộ nghèo năm 2011: 244 hộ, chiếm 68,34% toàn xã. Mặc dù, trong
những năm qua, các cấp, các ngành rất quyết tâm trong công tác xoá đói giảm nghèo,
nhưng do đa số hộ nông dân thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu ý chí vươn lên, có biểu
hiện trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, nên tình hình kinh tế vẫn chưa có những chuyển
biến đáng kể. Sản xuất của nông dân còn nhỏ lẻ, lạc hậu, mang tính tự phát, lãng phí

lao động, đất đai, chưa phát huy tốt nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước nên việc thoát
nghèo của địa phương còn chậm.
- Nguồn lao động dồi dào, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu, chiếm
89,0 %, đa số là lao động phổ thông, chưa được đào tạo.
3. Hiện trạng phát triển kinh tế
3.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

14

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất của xã trong 5 năm qua (2006 2010) là 9,0%; so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện trong 5 năm
qua (của huyện tăng 15%); trong đó:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: tăng 8,9% (huyện tăng 9%), phi nông nghiệp 10,7%
(của huyện Tiểu thủ công nghiệp tăng 18,4%, dịch vụ tăng 21,9%).
Vĩnh Thuận là xã thuần nông. Cơ cấu kinh tế nông thôn chưa có sự chuyển
dịch đáng kể, chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2010 chiếm 97,1% (của
huyện 51,26%); kinh tế phi nông chiếm tỷ trọng thấp, năm 2010 chiếm 2,9% (của
huyện 48,74%).
Trong cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp thì ngành nông
nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong năm 2010 là 98,7%, ngành nông nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng không đáng kế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành lâm
nghiệp chưa thật sự rõ nét, tỷ trọng ngành chăn nuôi chưa được điều chỉnh đúng với
tiềm năng.
Đời sống nhân dân nói chung: So với trước đây, đời sống vật chất của nhân
dân đã được từng bước được cải thiện. Hiện tại toàn xã đã có mạng lưới điện quốc gia
phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống thông tin liên lạc không ngừng phát triển và
ngày càng hoàn thiện phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Tỷ lệ số hộ dân có ô

tô, xe máy, máy thu hình, điện thoại… ngày càng cao.
3.2. Thực trạng phát triển các ngành sản xuất
3.2.1. Thực trạng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản
a) Nông nghiệp
* Trồng trọt
Trồng trọt là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng rất cao trong giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp, sản xuất đang từng bước phát triển theo hướng thâm canh
nâng cao năng suất và hiệu quả, tuy nhiên hiện nay, trình độ sản xuất của người dân
địa phương còn thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh.
Các cây trồng chính trong xã gồm: Lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, mía, điều...
Biểu 5: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
ĐVT: Diện tích (ha), năng suất (tạ), sản lượng (tấn)
TT

I
1

2

Hạng mục
Tổng diện tích gieo trồng
Cây hàng năm
Lúa
Năng suất
Sản lượng
Ngô: - Diện tích

2007
403,6
327,6

92,4
8,5
78,4
85,0

2008
554,8
424,8
104,8
32,4
339,9
79,0

Năm
2009
564,7
435,7
64,6
50,0
323,2
152,0

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định

2010
618,3
488,3
73,4
43,7
320,5

100,0

2011
649,0
519,0
70,0
55,0
385,0
170,0

2011/
2007
245,4
191,4
-22,4
46,5
306,6
85,0


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

3

4

5

6


II
2

- Năng suất
- Sản lượng
Sắn: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Rau các loại: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Đậu các loại: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Cây CN hàng năm: Mía
- Năng suất
- Sản lượng
Cây lâu năm
Cây CN lâu năm: Điều
- Năng suất
- Sản lượng

15

38,5
327,3
50,0
170,0
850,0
10,2

42,0
42,8
78,0
22,4
174,7
12,0
610,0
732,0
76,0

45,0
355,5
60,0
170,0
1020,0
16,0
45,0
72,0
153,0
20,1
307,5
12,0
600,0
720,0
130,0

44,0
668,8
40,0
180,0

720,0
14,6
47,0
68,6
150,0
23,0
345,0
14,5
680,0
986,0
129,0

40,2
603,0
40,0
185,0
740,0
4,9
47,0
23,0
255,0
25,0
637,5
15,0
700,0
1050,0
130,0

47,0
799,0

17,0
315,0
535,5
4,9
47,0
23,0
205,0
25,0
512,5
57,0
650,0
3.705,0
130,0

76,0
3,6
27,4

130,0
5,5
71,5

129,0
2,0
25,8

130,0
6,0
78,0


130,0
4,0
52,0

8,5
471,8
-33,0
145,0
-314,5
-5,3
5,0
-19,8
127,0
2,6
337,8
45,0
40,0
2973,0
54,0
54,0
0,4
24,6

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh và báo cáo hàng năm của xã Vĩnh Thuận)

- Cây lúa: Diện tích gieo trồng biến động qua các năm không đồng đều từ năm
2007 là 92,4 ha đến năm 2011 là 70,0 ha (giảm 22,4 ha). Năng suất năm 2011 đạt
55,0 tạ/ha (bình quân của huyện 50,9 tạ/ha) tăng 46,5 tạ/ha so với năm 2007. Điều đó
chứng tỏ bà con nông dân đã tăng cường các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng
một số giống mới có năng suất cao.

- Cây ngô: Diện tích gieo trồng từ 85,0ha năm 2007 tăng 170,0ha năm 2011
(tăng 85,0ha), do các loại cây trồng khác chuyển sang đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn. Năng suất năm 2011 năng suất đạt 47,0 tạ/ha (bình quân của huyện 40,2 tạ/ha).
Năng suất tăng, chính là nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, phần lớn nông dân đã
gieo trồng các giống ngô lai cho năng suất cao.
- Cây sắn (mỳ): Diện tích gieo trồng giảm từ 50,0ha năm 2007 giảm xuống còn
17,0ha năm 2011 (giảm 33,0ha). Năm 2011 năng suất đạt 315,0 tạ/ha so với năm
2007 tăng 145 tạ/ha. Năng suất tăng là do nông dân chú trọng đầu tư và áp dụng biện
pháp kỹ thuật thâm canh và trồng các loại giống sắn cao sản (KM94).
- Cây mía: Diện tích gieo trồng tăng, từ 12,0 ha năm 2007 tăng lên 57,0ha năm
2011 (tăng 45,0 ha). Năng suất năm 2011 đạt 650 tạ/ha so với năm 2007 tăng 40
tạ/ha.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

16

- Rau các loại: Diện tích giảm, từ 10,2 ha năm 2007 giảm xuống còn 4,9 ha
năm 2011 (giảm 5,3ha). Năng suất năm 2011 đạt 47 tạ/ha so với năm 2007 tăng 5,0
tạ/ha. Năng suất tăng là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp thâm
canh.
- Đậu các loại: Diện tích tăng từ 78,0 ha năm 2007 tăng lên 205,0 ha năm 2011
(tăng 127 ha). Năng suất năm 2011 đạt 25 tạ/ha so với năm 2007 tăng 2,6 tạ/ha. Năng
suất tăng là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp thâm canh trong
sản xuất nông nghiệp.
- Điều: Diện tích cây điều tăng, từ 76,0 ha năm 2007 tăng lên 130,0 ha năm
2011 (tăng 54ha). Năng suất năm 201 đạt 4 tạ/ha so với năm 2007 tăng 0,4 tạ/ha.
Từ những kết quả trên cho thấy ngành trồng trọt của địa phương trong thời gian

qua đã đạt được những kết quả khả quan, năng suất, sản lượng cây trồng đạt khá năm
sau cao hơn năm trước. Người dân địa phương đã xác định được những cây trồng có
ưu thế mang lại hiệu quả kinh tế cao: Lúa, ngô, mía, đậu đỗ…
* Chăn nuôi
Năm 2011 ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 18,1% trong cơ cấu giá trị sản xuất
nông nghiệp, quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ và phân tán, nặng về chăn thả tự nhiên.
Biểu 6: Hiện trạng ngành chăn nuôi chính xã
STT

Vật nuôi

ĐVT

Năm
2007

2008

2009

2010

2011/
2007

2011

1

Đàn trâu


Con

10

5

6

5

6

-4,0

2

Đàn bò

Con

845

1045

940

1005

1.009


164,0

%

48,0

55,0

75,0

85,0

85

37,0

Con

1.103

968

161

257

170

-933,0


%

75,0

81,0

75,0

75,0

85

10,0

80

81

81

57

56

-24,0

2.277

3.068


3.182

3.640

1.707

-570,0

Trong tỷ lệ bò lai sind
3

Đàn heo
Tỷ lệ heo lai

4

Đàn dê

5

Đàn gia cầm

Con

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh và báo cáo hàng năm của xã Vĩnh Thuận)
- Đàn trâu: đàn trâu giảm mạnh, năm 2011 là 6 con, giảm so với năm 2007 là
10 con (giảm 4 con). Tuy nhiên từ năm 2008 đến năm 2010 giữ được ổn định.
- Đàn bò năm 2011 là 1009 con, tăng 164 con so với năm 2007 là 845 con. Chất
lượng đàn bò tăng lên, đàn bò giống bản địa đã được lai tạo và thay thế dần bằng giống

bò lai sind. Số lượng đàn bò tăng dần qua các năm không đáng kể do tình hình dịch
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

17

bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường không ổn định nên tác động đến tâm lý của
các hộ chăn nuôi.
- Đàn heo năm 2011 là 170 con so với năm 2007 là 1.103 con (giảm 933 con).
Nguyên nhân giảm do tình hình dịch bệnh heo tai xanh, lở mồm long móng và giá cả
thị trường không ổn định, đặc biệt là giá các loại vật tư, nguyên liệu và thức ăn chăn
nuôi liên tục tăng cao, chi phí con giống cao làm cho các hộ chăn nuôi không yên tâm
đầu tư phát triển.
- Đàn dê năm 2011 là 56 con so với năm 2007 là 80 con (giảm 24 con).
- Đàn gia cầm năm 2011 là 1.107 con so với năm 2007 là 2.277 con (giảm 570
con). Bà con nông dân chú trọng quan tâm đầu tư đến đàn, thường xuyên kiểm soát
được dịch bệnh.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được chú trọng quan
tâm thường xuyên, tỷ lệ tiêm phòng đàn gia súc đạt 93,2%; đàn gia cầm đạt 90%. Nhìn
chung tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, các vật nuôi khác tương đối ổn
định, không có ổ dịch nào xảy ra trên địa bàn xã, đàn vật nuôi phát trển tốt.
* Dịch vụ nông nghiệp
- Chưa có HTX. Các cơ sở dịch vụ trên địa bàn xã mới hình thành trong thời
gian gần đây, nên quy mô nhỏ, số lao động tham gia còn ít, giá trị sản xuất hàng năm
đóng góp vào cơ cấu ngành nông nghiệp không đáng kể.
- Trên địa bàn xã hiện nay có các loại phương tiện tham gia dịch vụ sản xuất
nông nghiệp như: Máy cày 6 cái, máy cắt lúa 2 cái, máy tuốt lúa 3 cái, xe chở vật tư
nông nghiệp 3 chiếc. Dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón trên địa bàn xã chưa

có cơ sở cung cấp, trong quá trình sản xuất, nhân dân có nhu cầu phải ra thị trấn Vĩnh
Thạnh mua.
b) Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã 2.056,2ha; trong đó đất có rừng
sản xuất 1.032,9ha, đất rừng phòng hộ 1.023,3ha. Diện tích rừng do xã quản lý là
555,9ha (chiếm 27%); Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn quản lý 788,6ha (chiếm
38,4%); Ban quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh quản lý 711,7ha.
- Đất trồng rừng: Tổng diện tích rừng trồng hiện có 462,0ha chiếm 22,5% diện
tích đất có rừng trên địa bàn xã. Rừng trồng hiện có chủ yếu là của công ty TNHH
lâm nghiệp Sông Kôn và Ban quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh. Rừng trồng do
nhân dân đầu tư không đáng kể: 12,2ha. Loài cây trồng chủ yếu là keo lai, bạch đàn
đang sinh trưởng và phát triển tốt.
- Khoán quản lý bảo vệ rừng: Trên diện tích rừng tự nhiên do Ban quản lý rừng
phòng hộ Vĩnh Thạnh quản lý, tính đến năm 2010, đã tiến hành giao khoán quản lý
bảo vệ cho các hộ gia đình trên địa bàn xã 333,6ha. Rừng tự nhiên còn lại chưa được
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

18

giao khoán quản lý bảo vệ do tiếp giáp địa bàn tỉnh Gia Lai nên địa phương gặp nhiều
khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về rừng.
Khai thác và chế biến lâm sản: Khai thác lâm sản chủ yếu là gỗ rừng trồng do
Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn thực hiện. Chế biến lâm sản trên địa bàn xã
chưa phát triển.
Để phát huy lợi thế của rừng trong thời gian tới, địa phương cần quan tâm giao
đất, khoán rừng cho người dân để có chủ quản lý cụ thể, góp phần vào công tác quản
lý bảo vệ rừng ở địa phương ngày càng tốt hơn. Đối với diện tích đất đồi núi chưa sử

dụng ở những vùng đất đủ điều kiện để đưa vào trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh tự
nhiên, nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần tăng thêm thu
nhập cho người dân.
Bảng diện tích đất lâm nghiệp xã Vĩnh Thuận
chia theo mục đích sử dụng và chủ quản lý
TT

Hạng mục

Tổng

DT chia theo mục
đích sử dụng (ha)
P. Hộ

Tổng diện tích
1

S. Xuất

DT chia theo chủ Q.lý (ha)
BQL
Địa
rừng
CTLN
phương
P.Hộ
S.Kôn

2.056,2


1.023,3

1.032,9

555,9

711,7

788,6

Rừng tự nhiên

1.594,2

989,3

604,9

543,7

689,9

360,6

Rừng non (IIA, IIB)

1.594,2

989,3


604,9

543,7

689,9

360,6

428,0

12,2

21,8

428,0

2

Rừng trồng

462,0

34,0

*

KQLBV rừng

333,6


333,6

333,6

(Nguồn: Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Bình Định năm 2010 và báo cáo hàng
năm của xã Vĩnh Thuận)
c) Nuôi trồng thuỷ sản
Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản của xã không đáng kể. Theo điều tra khảo
sát, toàn xã có 130 ao với tổng diện tích khoảng 2,0ha sử dụng một số giống cá nuôi
nước ngọt như: cá trám, trôi, mè, rô phi và cá trê… Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho
dân địa phương.
Trong thời gian đến, ngoài việc đảm bảo nhu cầu thực phẩm tại chỗ cho người
dân địa phương, đồng thời tạo ra sản phẩm hàng hóa, cần mở rộng diện tích ao nuôi ở
hộ gia đình. Đối với những vùng có điều kiện nguồn nước mặt, cần có quy hoạch phát
triển ao nuôi với quy mô hợp lý, gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời đưa một số
giống cá có giá trị kinh tế cao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi trồng
nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
d) Thực trạng phát triển kinh tế trang trại, gia trại
Kinh tế VAC: Đây là mô hình phù hợp với địa bàn xã miền núi, hiện tại đang
được phát triển với quy mô nhỏ ở địa phương, tập trung ở làng 1, làng 5 và làng 7;
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

19

Tuy nhiên, mô hình này chưa thể hiện rõ và thực sự mang lại hiệu quả. Kinh tế trang
trại trên địa bàn xã hiện nay chưa hình thành.

Nhìn chung, xã Vĩnh Thuận có tiềm năng phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang
trại. Tuy nhiên phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại trên địa bàn xã còn nhiều
khó khăn, do nhận thức của người dân về mô hình kinh tế này còn hạn chế. Bên cạnh
đó, phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi nguồn vốn lớn, trình độ kỹ thuật và khả năng
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cao…, hiện tại, người dân địa
phương chưa đủ khả năng. Cần quan tâm giải quyết các vấn đề đã nêu trên tạo động
lực cho kinh tế trang trại, kinh tế VAC phát triển đúng với tiềm năng tài nguyên của
xã.
e)Đánh giá chung về thực trạng phát triển nông, lâm, thuỷ sản
* Những kết quả đạt được:
- Là một xã mới được thành lập còn nhiều khó khăn, trong điều kiện giá cả thị
trường luôn biến động, nhưng địa phương đã có nhiều cố gắng để ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội.
+ Kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi bước đầu triển khai có hiệu quả, tạo động lực để phát triển kinh tế
phi nông nghiệp.
+ Việc áp dụng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư vào sản
xuất đã mang lại kết quả khả quan: năng xuất, sản lượng một số cây trồng tăng khá;
chăn nuôi tuy còn nhiều khó khăn, nhưng chất lượng đàn vật nuôi được cải thiện;
công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước được củng cố; nuôi trồng thủy sản đã được
quan tâm phát triển.
* Những hạn chế:
- Xuất phát điểm nền kinh tế của xã thấp; tốc độ tăng trưởng kinh tế của các
ngành kinh tế còn chậm; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa rõ nét, thiếu bền vững.
- Tình hình khai thác rừng trái phép, phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra.
- Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo ra những sản phẩm hàng
hóa có sức cạnh tranh cao và mang tính đột phá của địa phương.
- Chưa phát huy lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với việc hình
thành các trang trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi.
- Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất; một

số bộ phận nhân dân vẫn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.
3.2.2. Hiện trạng sản xuất CN, TTCN
Ngành nghề nông thôn phát triển chưa đáng kể, giá trị sản xuất hàng năm
không nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ. Toàn xã có 10 hộ sản xuất nhỏ bao
gồm: Dệt thổ cẩm 8 hộ, mộc 1 hộ và nghề khác 1 hộ, 1 cơ sở xay xát gạo.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

20

3.2.3. Hiện trạng phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ
Thương mại và dịch vụ trên địa bàn xã hầu như chưa có gì, điểm xuất phát còn
thấp. Theo số liệu thống kê năm 2009 có 22 cơ sở TM-DV. Tiếp tục phát triển đáp
ứng nhu cầu của xã hội. Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ tăng 25,2%,
tăng 1,8% so với năm 2008.
Thương mại:
Đang mở rộng khuyến khích các tổ chức cá nhân ngoài địa phương đến đầu tư
mua bán các mặt hàng như vật tư phân bón, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp
v.v…
Dịch vụ:
Toàn xã có 30 cơ sở dịch vụ với quy mô nhỏ ở hộ gia đình: buôn bán nhỏ 23
hộ, may mặc 4 hộ, sửa chữa xe máy 3 hộ.
4. Hiện trạng không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội
4.1 Nhà ở:
- Số nhà tạm, dột nát : 106 nhà, chiếm tỷ lệ 30,2%.
- Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố : 245 nhà, chiếm tỉ lệ 69,8%.
4.2. Công trình công cộng:
Bảng thống kê hiện trạng công trình công cộng toàn xã

Diện
Diện
Hạng mục
Vị trí
tích
tích theo
(m²)
TC
I. TRỤ SỞ CƠ QUAN

Đánh giá

1. UBND xã Vĩnh Thuận

Làng 2

3.521,5

2000

Đạt

2. Trụ sở làng 1

Làng 1

1.092,9

500


Đạt

3. Trụ sở làng 2

Làng 2

3.949,5

500

Đạt

4. Trụ sở làng 3

Làng 3

914,5

500

Đạt

5. Trụ sở làng 4

Làng 4

928,3

500


Đạt

6. Trụ sở làng 5

Làng 5

844,3

500

Đạt

7. Trụ sở làng 6

Làng 6

1.691,5

500

Đạt

8. Trụ sở làng 7

Làng 7

3.382,7

500


Đạt

9. Trụ sở làng 8

Làng 8

933,8

500

Đạt

II. CÔNG TRÌNH GIÁO
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

21

DỤC
* GIÁO DỤC MẦM NON
1. Trường Mầm non xã
2. Các nhà trẻ mẫu giáo làng

Làng 2
Các
làng

900


2901,4

Chưa đạt chuẩn,
thiếu phòng chức năng

-

Đã chuyển về trung tâm xã

* GIÁO DỤC TIỂU HỌC
3. Trường Tiểu học Làng 1

Làng 1

3.272

Đã chuyển về trung tâm xã

4. Trường Tiểu học Làng 3

Làng 3

1.662,6

Đã chuyển về trung tâm xã

5. Trường Tiểu học Làng 5

Làng 5


1.038

Đã chuyển về trung tâm xã

6. Trường Tiểu học Làng 8

Làng 8

1.201,8

Đã chuyển về trung tâm xã

7. Trường Tiểu học xã

Làng 2

975

Chung với THCS

* GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CƠ SỞ
Làng 2

9362,3

825

Chưa đạt chuẩn,

thiếu phòng chức năng

Làng 2

3.015,9

500

Đạt chuẩn

1. Nhà văn hoá xã

Làng 2

2000

1000

Đang xây dựng

2. Sân TDTT

Làng 2

4523

4000

Đạt chuẩn


3. Bưu điện văn hóa xã

Làng 2

200

150

Đạt chuẩn

4. Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ

Làng 2

450

Làng 2

2401,7

8. Trường THCS Vĩnh Thuận
III. CÔNG TRÌNH Y TẾ
1. Trạm y tế
IV. CÔNG TRÌNH VĂN HÓA

Không bắt buộc

V. DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI
1. Chợ
2. Trạm xăng dầu


1500

Chưa có

Chưa xây
Không bắt buộc

- Hiện trạng thôn xóm: Dân cư trên địa bàn xã tập trung chủ yếu dọc theo
đường và sông suối và được phân ra thành các làng.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

22

- Kiến trúc nhà ở đặc trưng ở đây: bà con dân tộc Bana trước đây làm chủ yếu
nhà sàn bằng gỗ. Trong giai đoạn gần đây, ở khu vực gần trung tâm xã dọc theo
đường bê tông, nhà xây bằng gạch theo kiểu nhà phố kiên cố đã được xây dựng
nhiều, tồn tại song song với nhà sàn. Điều này làm cho kiến trúc bị đánh mất tính
thống nhất và bản sắc riêng. Cần có những nghiên cứu định hướng phù hợp.
5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường
5.1. Giao thông:
Hệ thống giao thông nông thôn của xã phát triển xuyên suốt các điểm dân cư
chủ yếu dọc 2 bên suối Xem và suối Tà Niêng, kết nối với tuyến giao thông chính
trục xã thông ra Tỉnh lộ ĐT637.
Đường giao thông liên xã, liên thôn cơ bản đã được bê tông hóa, bao gồm:
a) Đường xã, liên thôn: tổng chiều dài: 2659m, toàn bộ đã được bê tông hóa.
Nền đường rộng 6m, mặt đường bê tông rộng 3,5m.

b) Đường trục thôn: tổng chiều dài: 6.118m, đã được cứng hóa toàn bộ. Nền
đường rộng 5,5m, mặt đường bê tông rộng 3m.
c) Đường ngõ xóm: tổng chiều dài: 1628m, chưa được cứng hóa 681m. Nền
đường rộng 2-5m.
5.2. Cấp điện:
Toàn xã có 4 trạm điện biến áp với tổng công suất 230 KVA, với hệ thống
đường dây dài khoảng 7,2km được phân bố đều khắp theo các thôn. Hàng năm, hệ
thống điện được nâng cấp, cải tạo cho phù hợp để tránh lãng phí, giảm bớt khấu hao
và an toàn cho người sử dụng điện.
- Tỷ lệ hộ dùng điện: 100%
5.3. Cấp nước:
* Cấp nước sinh hoạt:
Với Dự án nước sạch nông thôn ODA là dự án nước sạch tự chảy với tổng mức
đầu tư trên 1 tỷ đồng đã đáp ứng được trên 75% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh.
Hiện các làng 5,7,8 hệ thống cung cấp nước sạch đã được đưa vào sử dụng, các
làng 1,2,3,4,6 chưa được xây dựng. Riêng làng 4 mùa khô còn thiếu nước sinh hoạt.
Tỉ lệ hộ dân dùng nước giếng sinh hoạt đạt 55%.
Cần đầu tư sửa chữa xây dựng 2 công trình nước sạch ở làng 4, làng 8, hỗ trợ
tiền đào giếng cho 54 hộ chưa có giếng và đào 1 giếng tập thể cho nhân dân làng 4.
* Cấp nước sản xuất:
Trừ việc chăn nuôi và trồng trọt trong 1 số vườn nhỏ thuộc khuôn viên nhà
vườn sử dụng nước giếng, toàn bộ diện tích trồng trọt được cấp nước theo hệ thống
thuỷ lợi của xã.
5.4. Thoát nước
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận


23

Thoát nước mưa: Hiện nay thoát nước tự nhiên theo hướng dốc địa hình từ Bắc
đến Nam và từ Tây sang Đông, đổ ra sông Kôn.
Thoát nước thải: Chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Số nhà dân xây
hầm tự hoại rất ít.
5.5. Xử lý chất thải rắn
Xử lý chất thải: Hiện tại xã đã quy hoạch điểm trung chuyển chất thải rắn gần
khu vực hồ Tà Niêng theo quy hoạch sử dụng đất, nhưng chưa đầu tư xây dựng.
Chuồng trại chăn nuôi vẫn còn xen lẫn trong khu dân cư, có nguy cơ lây lan
dịch bệnh cho người và gia súc.
5.6. Nghĩa trang
Dân cư chôn tự phát ở các điểm tại làng 2,4,5,8, gần với khu dân cư, chưa đảm
bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh. Theo quy hoạch sử dụng đất đã phê duyệt, khu
nghĩa địa được quy hoạch tập trung gần khu vực suối Nước Mó với diện tích 4,4 ha.
Chưa ban hành quy chế quản lý nghĩa trang, nghĩa địa.
5.7. Thực trạng môi trường:
Vĩnh Thuận là xã sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông, lâm nghiệp và các
ngành nghề nông thôn và đang trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nên các ngành kinh tế - xã hội trong
xã chưa phát triển mạnh. Môi trường sinh thái cơ bản vẫn giữ được bản sắc tự nhiên.
Tuy nhiên, môi trường ở một số khu vực dân cư ít nhiều bị ô nhiễm bởi hoạt động của
con người do việc xử lý rác, chất thải trong các khu dân cư chưa được đồng bộ, kịp
thời, do thói quen sử dụng phân bón hoá học, phun thuốc trừ sâu không theo quy
định, do các phương tiện tham gia giao thông, các máy móc trong sản xuất, khai thác
chặt phá rừng bừa bãi... Ngoài ra, tác động của thiên nhiên bão, lũ cũng gây áp lực
mạnh đối với cảnh quan môi trường. Sự phân hoá của khí hậu theo mùa (mùa mưa
thường gây lũ lụt, xói lở đất; mùa khô khan hiếm nước...) đã có ảnh hưởng đến môi
trường sống.
Vấn đề về vệ sinh môi trường chưa thật sự được quan tâm, chưa có hệ thống

thu gom và xử lý rác thải, nước thải. Nước thải sinh hoạt và sản xuất của các hộ gia
đình chủ yếu chảy xuống các ao hồ, ngấm vào lòng đất đã phần nào gây ô nhiễm môi
trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước.
Để đảm bảo môi trường sinh thái phát triển bền vững trong thời gian tới cần
quan tâm phát triển và bảo tồn hệ thực vật xanh nhất là trồng rừng và quản lý rừng,
đồng thời xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải, khuyến khích nhân
dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn xóm và cộng
đồng.
Một số số liệu thống kê về môi trường xã:
+ Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: 1.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận

24

+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 85%.
+ Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh: 70,23%
+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 24,29%
+ Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 20%
5.8. Thông tin liên lạc:
Hệ thống truyền thanh với 1 máy phát với tần số 100HF, 8 loa công cộng mới
chỉ đáp ứng được những thông tin hàng ngày về chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước tại các trung tâm làng.
Đã có điểm bưu điện xã.
Số hộ sử dụng điện thoại cố định: 329 hộ
Mạng internet chưa đi tuyến cáp nhưng đã phủ sóng vệ tinh trên toàn xã.
6. Hiện trạng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất
6.1. Giao thông nội đồng

Đường nội đồng: dài 21 km chưa được bê tông hóa, đường đất từ 3 - 4 m, xe cơ
giới công nông, cộ trâu bò đi lại thuận tiện để phục vụ nhu cầu vận chuyển vật tư, sản
phẩm từ nhà ra đồng.
6.2. Thủy lợi
Mạng lưới thuỷ lợi và các công trình phục vụ thuỷ lợi của xã được quan tâm tu
bổ, nâng cấp, phục vụ tưới tiêu sản xuất. Hồ chứa nước Tà Niêng khả năng tưới theo
thiết kế 60,0 ha, nhưng thực tế tưới chỉ đáp ứng được 30,0 ha diện tích trồng lúa.
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi chỉ mới đáp ứng 10,2% yêu cầu sản xuất và dân
sinh theo tiêu chí 3 Bộ tiêu chí.
- Về kênh mương : Các tuyến kênh chính N1, N2, N3, kênh cấp 2 do xí nghiệp
khai thác công trình thủy lợi 5 quản lý dài 6,5km, trong đó hệ thống kênh chính
3,5km (đường ống chìm), hệ thống kênh nội đồng 3,2km đã được bê tông hóa. Riêng
địa phương quản lý 25km kênh mương nội đồng, trong đó 3,2km đã được bê tông hóa
(chiếm 5%) còn lại 21,8km kênh mương nội đồng chưa được bê tông hóa.
6.3. Điện phục vụ sản xuất
Về cơ bản, điện đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp, chế biến nông
sản thực phẩm trên địa bàn xã. Tuy nhiên, cần bổ sung hạ tầng điện cho các khu vực
sản xuất mở rộng trong thời gian đến.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA XÃ THEO BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA
VỀ NÔNG THÔN MỚI
- Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Căn cứ Hướng dẫn số 01/HD-SXD-NNPTNN-TNMT ngày 27/3/2012 của Sở
Xây dựng, Sở Nông nghệp và Phát triển nông thôn và Sở tài nguyên và Môi trường
về các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


QHC xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Thuận


25

Qua kết quả điều tra đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí do Ban
quản lý xã thực hiện, đến năm 2010 xã Vĩnh Thuận đạt được 5/19 tiêu chí; còn lại
14/19 tiêu chí chưa đạt:
* Tiêu chí đạt được: 5/19 tiêu chí: Tiêu chí 4 - Điện; Tiêu chí 7 - Chợ; Tiêu chí
8 - Bưu điện; Tiêu chí 15 - Y tế; và Tiêu chí 19 – An ninh, trật tự xã hội.
* Tiêu chí chưa đạt - 14/19 tiêu chí: Tiêu chí 1 - Quy hoạch; Tiêu chí 2 - Giao
thông; Tiêu chí 3 - Thuỷ lợi; Tiêu chí 5 - Trường học; Tiêu chí 6 - Cơ sở vật chất văn hoá;
Tiêu chí 9 - Nhà ở dân cư; Tiêu chí 10 - Thu nhập; Tiêu chí 11 - Hộ nghèo; Tiêu chí 12 Cơ cấu lao động; Tiêu chí 13 - Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14 - Giáo dục; Tiêu
chí 16 - Văn hóa; Tiêu chí 17 - Môi trường; Tiêu chí 18 - Hệ thống tổ chức chính trị xã hội
vững mạnh.
(Chi tiết xem phụ lục)
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN LIÊN QUAN
- Chương trình kiên cố hoá trường học: Tính đến nay đã kiên cố hoá cơ sở
trường lớp bậc trung học, với 10 phòng được xây dựng 2 tầng và 5 phòng trường
mầm non bán trú.
- Chương trình kiên cố hoá kênh mương: đến nay đã kiên cố hoá kênh mương
bằng bê tông với chiều dài 4,2 km.
- Chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ nghèo, cho vay sinh
viên, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn của Ngân hàng CSXH cho hơn 135 hộ,
tổng dư nợ cho vay đạt 2,8 tỷ đồng.
- Chương trình đào tạo nghề cho nông dân: khoa học cây trồng, chăn nuôi thú y
cho hơn 50 hộ (đã được cấp chứng chỉ nghề).
- Ngoài ra còn có các chương trình lồng ghép khác: chương trình khuyến nông
của Trạm Khuyến nông, Hội nông dân huyện về sản xuất các loại cây trồng mới: đậu
đỗ, lúa lai, ngô lai, mía, chuối, v.v...
- Các hội đoàn thể phối hợp thực hiện triển khai thực hiện các dự án: Nâng cao
chất lượng dân số, xây dựng CLB gia đình không sinh con thứ 3.
* Đánh giá tình hình lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn, thuận

lợi, khó khăn khi lồng ghép :
- Các chương trình, dự án trên khi được lồng ghép tổ chức thực hiện có thuận
lợi cơ bản là được lãnh đạo các cấp quan tâm tạo điều kiện thực hiện, nhân dân hưởng
lợi dự án nhiệt tình tham gia nên chương trình dự án thực hiện thành công và có sức
lan toả lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn gặp nhiều khó khăn, có một số bộ phận
nhân dân nhận thức chưa đầy đủ nên sau khi kết thúc chương trình dự án không được
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch & Kiểm định Xây dựng Bình Định


×