Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

Chương 5 Đạo đức trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.23 KB, 34 trang )

SLIDE GIẢNG DẠY

KINH DOANH QUỐC TẾ

Chương 4

Đạo đức trong kinh doanh quốc tế


Mục tiêu học tập
LO1

LO2

LO3

LO4

LO5



Nắm được các vấn đề về đạo đức mà các công ty quốc tế đang phải đối mặt



Nhận ra các tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức



Xác định căn nguyên của các hành vi vô đạo đức của các nhà quản lý





Mô tả các cách tiếp cận mang tính triết học khác nhau về đạo đức



Giải thích cách các nhà quản lý đưa khía cạnh về đạo đức vào quá trình đưa ra các quyết định


Đạo đức

-

Đạo đức - các quy tắc về cái đúng cái sai được chấp nhận rộng rãi và chi phối





-

Cách hành xử của con người
Các thành viên của hiệp hội
Các hoạt động của tổ chức

Đạo đức kinh doanh - các quy tắc về cái đúng và cái sai được chấp nhận rộng rãi, chi phối cách hành xử
của người kinh doanh.

-


Chiến lược về đạo đức - một chiến lược hoặc cách hành xử nhằm không vi phạm những quy tắc đã được
chấp nhận nói trên.


Các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quốc tế
-

Các vấn đề đạo đức thường gặp nhất trong kinh doanh quốc tế:
1. Thông lệ tuyển dụng
2. Quyền con người
3. Quy định môi trường
4. Tham nhũng
5. Nghĩa vụ đạo đức của các tập đoàn đa quốc gia


Các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quốc tế
THÔNG LỆ TUYỂN DỤNG

-

Khi điều kiện làm việc ở nước sở tại kém hơn so với các quy định này ở nước chủ nhà của một công ty đa quốc gia
thì tiêu chuẩn nào nên được áp dụng?

 Các tiêu chuẩn của nước sở tại
 Các tiêu chuẩn của nước chủ nhà
 Các tiêu chuẩn của một nước thứ ba



Các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quốc tế
THÔNG LỆ TUYỂN DỤNG

-

Công ty nên:

 Thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được để bảo vệ các quyền cơ bản và danh dự của nhân công
 Thanh tra kiểm tra các chi nhánh và nhà thầu phụ ở nước ngoài thường xuyên để đảm bảo các tiêu chuẩn này
được thực hiện

 Có biện pháp xử lí nếu không đạt chuẩn


Các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quốc tế
QUYỀN CON NGƯỜI

-

Các quyền con người cơ bản được cho là hiển nhiên ở những nước phát triển:

 Quyền tự do lập đoàn hội
 Tự do ngôn luận
 Tự do hội họp
 Tự do di chuyển

-


Câu hỏi: Trách nhiệm của các công ty khi các quyền con người cơ bản vẫn còn chưa được tôn trọng?


Các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quốc tế
QUYỀN CON NGƯỜI

-

Câu hỏi: Có đạo đức hay không khi cho các công ty làm ăn kinh doanh với những nước có chế độ đàn áp?

 Myanmar
Nigeria
-

Câu hỏi: Phải chăng đầu tư đa quốc gia thực sự giúp mang lại thay đổi cho các nước này và cuối cùng là cải thiện
các quyền của công dân?

 Trung Quốc


Các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quốc tế
QUY ĐỊNH MÔI TRƯỜNG

-

Môi trường là tài sản công không của riêng ai, nhưng ai cũng có thể tàn phá
Điều gì xảy ra khi các điều luật về môi trường tại các nước sở tại yếu thế hơn so với luật ở nước chủ nhà?


 Phải chăng là nó cho phép các công ty đa quốc gia gây ô nhiễm ở những nước đang phát triển bởi đơn giản là vì
không có quy định chống lại nó?

 Luật pháp vs hành vi đạo đức

-

“Tragedy of commons” – bi kịch của chung: xảy ra khi một nguồn lực được nắm giữ bởi tất cả, nhưng không thuộc
quyền sở hữu của riêng ai, bị lạm dụng bởi các cá nhân, dẫn đến xói mòn và suy giảm


Các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quốc tế
THAM NHŨNG

-

Đạo luật về hành vi tham nhũng ở nước ngoài (1977, Mỹ) nghiêm cấm hối lộ các quan chức chính phủ nước ngoài
nhằm đạt lợi ích kinh doanh

 Sau đó có sự điều chỉnh để cho phép chi trả các khoản “xúc tiến” (tiền “bôi trơn”)
-

Công ước chống hối lộ các quan chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh quốc tế được đưa ra bởi tổ chức
OECD

 Bắt buộc các nước thành viên coi hối lộ các quan chức nước ngoài là tội phạm hình sự



Các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quốc tế
THAM NHŨNG

-

Nhưng, liệu có được cho phép các công ty đa quốc gia chi trả nhưng khoản tiền này cho các quan chức chính phủ
nếu như làm như vậy sẽ tạo ra thu nhập và công ăn việc làm?

 Có chăng sẽ tốt hơn nếu như làm một điều có thể hơi tội lỗi để tạo ra một điều tốt đẹp hơn?
 Những khoản tiền bôi trơn có thật sự cải thiện hiệu quả và giúp ích cho tăng trưởng?


Các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quốc tế
TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC

-

Trách nhiệm xã hội hàm ý rằng các nhà quản lí cần cân nhắc các hậu quả xã hội mà các hoạt động kinh tế có thể gây
ra trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh

 Về lý thuyết, nên nghiêng theo các quyết định mang lại cả lợi ích kinh tế và xã hội
 Đó là cách hành xử đúng đắn mà các doanh nghiệp nên làm


Các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quốc tế
TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC


-

Những người ủng hộ quan điểm này lập luận rằng các doanh nghiệp cần có những nghĩa cử cao đẹp (noblesse
oblige) – các hành vi nhân từ và cao thượng được xem là trách nhiệm của những công ty thành công

 Đền đáp cho xã hội, nơi mà đã giúp họ đi đến thành công
- Tuy nhiên, xét về khía cạnh đạo đức, phải chăng các công ty đa quốc gia được yêu cầu sử dụng quyền lực của mình để
nâng cao phúc lợi cho xã hội hay không?


Tiến thoái lưỡng nan về đạo đức
-

Tiến thoái lưỡng nan về đạo đức (ethical dilemmas) – là những tình huống mà không có bất cứ giải pháp nào được
coi là chấp nhận được về mặt đạo đức.

 Những quyết định trong thế giới thực rất phức tạp, khó hệ thống hóa, luôn kèm theo những hệ quả và rất khó
định lượng

 Các nghĩa vụ đạo đức của một MNE luôn hướng tới điều kiện làm việc của nhân viên, các quyền con người,
tham nhũng, ô nhiễm môi trường và sử dụng quyền lực rõ ràng không phải luôn bị giảm

 Một hành động đúng không phải lúc nào cũng được rõ ràng


Vì sao các nhà quản lý hành xử vô đạo đức
* Một vài nhân tố được cho là hành xử vô đạo đức, đó là:

1.


Đạo đức cá nhân – những nguyên tắc về đúng và sai được nhiều người thừa nhận và chi phối hành vi con người



Những nhà quản lý làm việc ở nước ngoài thường chịu nhiều áp lực và buộc họ phải vi phạm những quy
tắc đạo đức cá nhân, bởi vì họ phải sống cách biệt với môi trường xã hội và văn hóa của họ



Các nhà quản lý thất bại trong việc đặt câu hỏi liệu một quyết định hay hành động là đạo đức, thay vì dựa
trên các phân tích kinh tế khi đưa ra quyết định


Vì sao các nhà quản lý hành xử vô đạo đức
2. Quy trình đưa ra quyết định – cần cân nhắc các vấn đề đạo đức khi đưa ra quyết định kinh doanh
3. Văn hóa tổ chức - những giá trị và quy tắc chung được chia sẻ giữa các nhân viên trong một tổ chức




Khi văn hóa tổ chức không nhấn mạnh đến văn hóa kinh doanh thì sẽ khuyến khích các hành vi vô đạo đức
Văn hóa tổ chức cũng có thể hợp pháp hóa các hành vi phi đạo đức hoặc cũng có thể củng cố nhu cầu cho
hành vi đạo đức

4. Những kì vọng về các mục tiêu hoạt động phi thực tế - để đạt được mục tiêu do công ty mẹ đề ra, buộc các nhà
quản lý phải thực hiện các hành vi dối trá hoặc vô đạo đức.


Vì sao các nhà quản lý hành xử vô đạo đức


5. Lãnh đạo – những nhà lãnh đạo giúp tạo ra văn hóa của một tổ chức và là tấm gương cho mọi người noi theo



Khi lãnh đạo không hành xử hợp đạo đức thì nhân viên có thể cũng sẽ làm như vậy

6. Văn hóa xã hội – các công ty đặt trụ sở ở các nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân và né tránh sự không chắc chắn cao
thì có xu hướng coi trọng các hành vi đạo đức hơn là những nền văn hóa có đặc trưng là nam tính và khoảng cách
quyền lực cao.


Vì sao các nhà quản lí hành xử vô đạo đức
Các yếu tố quyết định đến hành vi có đạo đức


Tiếp cận đạo đức từ góc độ triết học
-

Có nhiều cách tiếp cận vấn đề đạo đức trong kinh doanh từ nhiều góc độ khác nhau

 Cách tiếp cận bù nhìn – chối bỏ các giá trị về đạo đức kinh doanh hoặc chỉ áp dụng các giá trị đó một cách hời
hợt

 Các cách tiếp cận khác được ưa chuộng bởi các nhà triết học đạo đức và là cơ sở cho các mô hình hành vi đạo
đức hiện nay


Cách tiếp cận bù nhìn

* Có 4 cách tiếp cận bù nhìn phổ biến:


1.

Học thuyết Friedman – trách nhiệm xã hội duy nhất của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận, miễn là công ty không
vi phạm luật

2.

Thuyết tương đối văn hóa – đạo đức là sự phản chiếu của nền văn hóa và các công ty nên áp dụng những chuẩn
mực đạo đức của nền văn hóa nơi họ đang hoạt động



“Khi ở Roma thì hãy làm theo cách của người Roma”


Cách tiếp cận bù nhìn
3. Học thuyết đạo đức công bằng – các quy tắc chuẩn mực đạo đức tại nước chủ nhà của các tập đoàn đa quốc gia nên
được theo khi kinh doanh ở nước ngoài
4. Thuyết phi đạo đức ngây thơ – nếu nhà quản lí của một công ty đa quốc gia thấy rằng các công ty đến từ các nước
khác không tuân thủ các quy tắc đạo đức ở nước sở tại thì họ cũng không cần tuân thủ các quy tắc đó



Tất cả các cách tiếp cận đều đưa ra những chỉ dẫn không phù hợp cho việc ra quyết định đạo đức


Thuyết vị lợi và quan điểm đạo đức của Kant

-


Thuyết vị lợi – (David Hume, Jeremy Bentham, John Stuart Mills) - các giá trị đạo đức của hành động hoặc thực
hành được xác định bởi hậu quả của chúng

 Một hành động được cho là đáng làm nếu như nó mang lại nhiều lợi ích nhất có thể so với thiệt hại gây ra
 Tuy nhiên, rất khó để đánh giá lợi ích, chi phí và rủi ro của hành động đó
 Cách tiếp cận này không thành công trong việc tính đến sự công bằng


Thuyết vị lợi và quan điểm đạo đức của Kant

-

Quan điểm đạo đức của Kant - (Immanuel Kant) – con người nên được xem là mục tiêu cuối cùng hướng đến chứ
không bao giờ chỉ đơn thuần là phương tiện để thực hiện những mục đích của người khác

 Con người có nhân cách riêng và cần được tôn trọng
 Con người không phải là một vật vô tri như máy móc


Các học thuyết về nhân quyền
-

Học thuyết về nhân quyền – con người có những quyền và đặc quyền cơ bản vượt ra khỏi biên giới quốc gia và các
nền văn hóa

 Xác lập một giới hạn tối thiểu cho các hành vi được xem là hợp đạo đức
 Tuyên ngôn chung về quyền con người – các quy tắc cơ bản luôn được tuân thủ bất kể việc con người đang kinh
doanh trong nền văn hóa như thế nào
- Các nhà lý thuyết gia về đạo đức cho rằng các quyền con người cơ bản đã tạo nên nền tảng của Kim chỉ nam đạo đức

– công cụ các nhà quản lý nên tham khảo khi đưa ra các quyết định có liên quan đến đạo đức


Các lý thuyết về công bằng
-

Học thuyết về công bằng – phân phối công bằng các hàng hóa và dịch vụ kinh tế

 Phân phối hợp lí được coi là công bằng và hợp tình hợp lí
-

John Rawls cho rằng hàng hóa và dịch vụ kinh tế nên được phân phối bình đẳng trừ khi việc phân phối bất bình
đẳng mang lại lợi thế cho tất cả mọi người

 Không thiên vị được đảm bảo bởi “tấm màn vô tri” – tất cả mọi người được hình dung là không biết gì về nét
đặc trưng của họ


×