Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
Phần mở đầu
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I. Giới thiệu về chủ đầu tư
Tên chủ đầu tư
: CÔNG TY TNHH TM-DV-XNK THẠNH VÂN
Giấy CNĐKKD
: 4101 433 631
Ngày đăng ký
: 05/11/2014
Đại diện pháp luật : PHAN THỊ THANH VÂN
Chức vụ
: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: 26 Trần Huy Liệu, P.Thị Nại, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại
: 0905 528 447
Ngành nghề chính : Nuôi trồng thủy sản nội địa, bán buôn thức ăn cho thủy
sản, mua bán vật tư nuôi trồng thủy sản, đại lý ký gởi hàng hóa, vận tải hàng hóa
bằng đường bộ, nuôi trồng thủy sản biển.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án
: Nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công
nghệ Biofloc
Địa điểm đầu tư
: Xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Diện tích
: 20 ha
Công nghệ nuôi
: Công nghệ sinh học BIOFLOC áp dụng tiêu chuẩn
thực hành tốt nông nghiệp toàn cầu GLOBAL G.A.P
Mục tiêu đầu tư
: Dự án sẽ đạt sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng
thương phẩm 50 tấn/ha/vụ (150 tấn/ha/3vụ/năm)
Hình thức đầu tư
: Xây dựng mới 100%
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư tự quản lý dự án
Tổng mức đầu tư
: 94.845 triệu đồng
Thời gian thực hiện : 2,5 năm (sau khi có giấy phép đầu tư xây dựng)
III. Mục đích dự án
- Đầu tư nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc để góp phần gia
tăng giá trị sản phẩm của ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
- Đề ra các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, nguồn
nhân công sẵn có tại địa phương để tăng doanh thu, tạo kim ngạch xuất khẩu, giải
quyết nguồn lao động tại chỗ.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
1
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
Phần I
NHỮNG CĂN CỨ, CƠ SỞ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
I. Xuất xứ của dự án, những căn cứ pháp lý đầu tư
1. Xuất xứ của dự án
Thực hiện chủ trương tỉnh, khuyến khích đầu tư vào vùng Quy hoạch phát
triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Để phát huy lợi thế vùng đất cát
giáp biển, việc đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao là cần thiết
phù hợp với nhu cầu hiện nay. Việc sản xuất tôm thẻ chân trắng ứng dụng công
nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh
thái. Trên cơ sở lợi ích đó, Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân xây dựng dự
án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc trình
cấp thẩm quyền cho phép đầu tư để Công ty triển khai thực hiện.
2. Những căn cứ pháp lý và cơ sở đầu tư
2.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;
- Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13
ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước;
- Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
một số điều của Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
2
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ quy định về
điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
- Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 sửa đổi Nghị định số
59/2005/ NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy
sản;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ ban hành về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về việc Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của luật Đất đai;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về sủa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 1445/2013/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm
nhìn 2030;
- Quyết định số 2760/BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
- Thông tư 22/2014/TT-BNN&PTNT ngày 29/7/2014 quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về điều kiện nuôi trồng thủy sản.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
3
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
- Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 30/5/2015 của UBND tỉnh Bình Định
về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 02/7/2015 của UBND tỉnh Bình Định
về việc ban hành Quy định tiêu chí khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công
nghệ cao và tiêu chí khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh
Bình Định;
- Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2.2. Cơ sở lập dự án đầu tư
2.2.1. Của Trung ương
Ngày 16/8/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1445/2013/ QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy
sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, theo đó định hướng và mục tiêu
phát triển ngành thủy sản như sau:
* Đến năm 2020:
- Tổng sản lượng thủy sản khoảng 7,0 triệu tấn.
Trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 35%; sản lượng nuôi
trồng thủy sản chiếm khoảng 65%.
- Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 11 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 7 - 8%/năm (giai đoạn 2011 - 2020).
- Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 50%.
- Khoảng 50% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn.
- Thu nhập bình quân đầu người của lao động thủy sản cao gấp 3 lần hiện nay.
- Giảm tổn thất sau thu hoạch sản phẩm khai thác hải sản từ trên 20% hiện
nay xuống dưới 10%.
* Định hướng đến năm 2030:
- Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 9,0 triệu tấn.
Trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 30%; sản lượng nuôi
trồng thủy sản chiếm khoảng 70%.
- Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 20 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 6 - 7%/năm (giai đoạn 2020 - 2030).
- Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 60%.
- Khoảng 80% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
4
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
2.2.2. Của tỉnh Bình Định
Ngày 30/6/2015, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định số 2327 phê
duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Bình Định đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030” như sau:
a. Mục tiêu chung:
Đến năm 2020 thủy sản Bình Định thành ngành sản xuất hàng hóa lớn theo
hướng hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, có cơ cấu và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, với năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu, uy tín, có khả
năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới.
Nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân; gắn
phát triển thủy sản với bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
b. Mục tiêu cụ thể:
* Đến năm 2020:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản bình quân đạt 7 - 7,5%;
- Cơ cấu giá trị sản xuất: Khai thác thủy sản chiếm 80%, nuôi trồng thủy sản
chiếm 15% và dịch vụ thủy sản chiếm 5%;
- Sản lượng khai thác thủy sản đạt 185.000 tấn;
- Giảm tổn thất sản phẩm sau khai thác dưới 10%/năm;
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD/năm;
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 10%/năm;
- Tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng đạt 60-70%.
* Đến năm 2030:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản bình quân hàng năm đạt 5 5,5%/năm.
- Cơ cấu giá trị sản xuất: Khai thác thủy sản chiếm 70%, nuôi trồng thủy sản
chiếm 20% và dịch vụ thủy sản chiếm 10%;
- Sản lượng khai thác thủy sản đạt 190.000 tấn, trong đó: Sản lượng khai
thác xa bờ 178.000 tấn, khai thác gần bờ 10.000 tấn và khai thác nội đia 2.000 tấn;
- Đội tàu khai thác hải sản có công suất >90CV chiếm trên 60%;
- 100% diện tích nuôi nước lợ theo hình thức thâm canh, bán thâm canh, ứng
dụng các quy trình sản xuất tiên tiến.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 250 triệu USD/năm.
c. Nội dung quy hoạch
* Về nuôi trồng thủy sản:
- Về diện tích:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
5
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
+ Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 4.879 ha, trong đó: Nuôi
nước mặn, lợ là 2.390 ha: tôm thẻ chân trắng 770 ha, tôm sú 1.153 ha, nhuyễn thể
40 ha, thủy sản khác 427 ha.
+ Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2030 là 5.230 ha, trong đó: Nuôi
nước mặn, lợ là 2.541 ha: tôm thẻ chân trắng 953 ha, tôm sú 1.116 ha, nhuyễn thể
105 ha, thủy sản khác 367 ha.
+ Vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là 680 ha, trong đó:
Xã Mỹ Thành - huyện Phù Mỹ: khu thủy sản công nghệ cao là 460 ha.
Xã Cát Thành, Cát Hải - huyện Phù Cát: nuôi tôm kết hợp với trồng rừng
là 220 ha, trong đó: diện tích mặt nước nuôi tôm khoảng 100 ha.
- Về sản lượng:
+ Sản lượng nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đạt 16.780 tấn, trong đó:
Nuôi trồng nước mặn , lợ là 12.740 tấn: tôm thẻ chân trắng 10.710 tấn, tôm sú 610
tấn, nhuyễn thể 460 tấn, hải sản khác 960 tấn.
+ Sản lượng nuôi trồng thủy sản đến năm 2030 đạt 28.545 tấn, trong đó:
Nuôi trồng nước mặn, lợ là 23.475 tấn: tôm thẻ chân trắng 20.745 tấn, tôm sú: 593
tấn, nhuyễn thể 1.190 tấn, hải sản khác 947 tấn.
d. Các dự án ưu tiên cho nuôi trồng thủy sản
Đầu tư cơ sở hạ tầng các khu thủy sản công nghệ cao ở Mỹ Thành - huyện
Phù Mỹ, Cát Thành, Cát Hải - huyện Phù Cát…
Do đó, Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân tiến hành lập dự án đầu tư
nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc tại xã Cát
Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Với mục đích góp phần gia tăng giá trị sản
phẩm nuôi trồng thủy sản tại địa phương, đồng thời giải quyết việc làm trước mắt
cho 50 lao động chưa có việc làm tại địa phương, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho
Nhà nước, đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội.
2.3. Phân tích kết quả điều tra về nuôi tôm thẻ chân trắng
Theo số liệu thống kê của cục thống kê Bình Định: Diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng chỉ chiếm 1/4 nhưng lại chiếm đến 90% sản lượng tôm nuôi cả tỉnh.
Qua đó có thể thấy ưu thế của con tôm thẻ chân trắng. Song, việc phát triển nuôi
tôm thẻ chân trắng ở vùng nào, nuôi như thế nào là phải tuân theo quy hoạch của
các ngành chức năng, không thể phát triển tự phát.
Ưu thế tôm thẻ chân trắng là vật nuôi mới đưa vào đại trà trên địa bàn tỉnh.
Thời gian nuôi khoảng 3 tháng, thấp hơn tôm sú một tháng, lại dễ nuôi, giống tương
đối sạch bệnh nên dễ thu hút người nuôi hơn. Tuy vậy không phải nơi nào cũng phát
triển nuôi tôm thẻ chân trắng được, mà phải theo quy hoạch của tỉnh, để đề phòng
mầm bệnh. Theo các chuyên gia thủy sản, muốn nuôi tôm bền vững cần xây dựng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
6
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
cơ sở hạ tầng vùng nuôi hoàn thiện, hình thành các tổ chức nuôi tôm cộng đồng, hợp
tác liên kết, hỗ trợ nhau để xử lý rủi ro, không để dịch bệnh lây lan.
2.4. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định
Bình Định thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy
Trường Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía
Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Bình Định là một trong 5 tỉnh
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cách TP. Hồ Chí Minh 686 km, cách
TP. Hà Nội 1.056 km; với diện tích tự nhiên 6.050 km 2, dân số đến năm 2014 trên 1,5
triệu người; toàn tỉnh gồm có 9 huyện, 01 thị xã và thành phố. TP. Quy Nhơn là đô thị
loại một với dân số 285.500 người.
Quốc lộ 1A, đoạn đi qua tỉnh Bình Định có chiều dài 111 km, lưu lượng xe
trung bình ngày đêm từ 3.500 - 3.700 xe. Quốc lộ 19 đi qua, là con đường ngang
nối giữa Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên tốt nhất có thể đáp ứng vận
chuyển hàng hóa từ cảng Quy Nhơn qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến các tỉnh Nam
Lào, cửa khẩu Đức Cơ đến các tỉnh Đông Bắc Campuchia và ngược lại. Sân bay
Phù Cát hiện có các chuyến bay nội địa đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng. Có ga Diêu Trì, đường sắt Bắc - Nam đoạn qua tỉnh dài 150 km.
Bình Định có cảng biển quốc tế Quy Nhơn và cảng Thị Nại, trong đó cảng biển
quốc tế Quy Nhơn có khả năng đón tàu có tải trọng 50.000 tấn, cách phao số 0
khoảng 6 hải lý, cách hải phận quốc tế 150 hải lý, cảng có 6 bến với 840m cầu cảng,
khoảng 17.680m2 kho, 12.000m3 bồn và trên 200.000m2 bãi. Lượng hàng qua cảng
năm 2014 đạt 7 triệu tấn.
Bình Định là tỉnh có tiềm năng về kinh tế biển, với bờ biển dài 134 km,
vùng lãnh hải 2.500 km2 với vùng đặc quyền kinh tế 40.000 km 2; có cảng cá Quy
Nhơn, Đề Gi, Tam Quan và các khu trú đậu tàu thuyền.
Với vị trí địa lý trên, tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác các thế
mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có
phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao cho việc phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh thu hút vốn
đầu tư, giao lưu thông thương với các địa phương trong nước và quốc tế.
2.5. Địa điểm đầu tư
Vị trí đầu tư Công ty xác định nằm trong khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản
ứng dụng công nghệ cao đã được UBND tỉnh phê duyệt thuộc địa phận xã Cát Thành,
huyện Phù Cát. Hiện vị trí đầu tư là bãi cát trắng, nằm xa khu dân cư và sát biển, có
tuyến đường ĐT639 chạy qua; những điều kiện trên rất thuận lợi cho việc đầu tư nuôi
tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc đạt hiệu quả.
2.6. Phân tích thị trường
Lâu nay, ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của nước ta luôn
đối mặt với những khó khăn, tồn tại đó là tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến. Ở
tỉnh ta, hơn 40% nguồn nguyên liệu chế biến tại các nhà máy là nhập khẩu. Chính
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
7
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
vì vậy Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân lập dự án đầu tư nuôi tôm thẻ
chân trắng thương phẩm để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong
tỉnh, trong nước, nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và giảm dần nguồn nguyên
liệu nhập khẩu là cần thiết.
Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân nhận thấy đầu tư nuôi tôm thẻ
chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc trên địa bàn tỉnh sẽ mang lại
lợi ích như sau:
- Đầu tư sẽ có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho Công ty;
- Hàng năm đóng góp vào nguồn thu của ngân sách địa phương;
- Phát triển mô hình sản xuất nuôi tôm bền vững, có hiệu quả kinh tế cao;
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương.
II. Kết luận về sự cần thiết thực hiện dự án
Với những ưu thế vượt trội của tôm thẻ chân trắng như nhanh lớn, đạt năng
suất cao, thích ứng rộng với điều kiện môi trường, rút ngắn thời gian nuôi, giảm
thiểu mức độ rủi ro do dịch bệnh. Ngoài ra, thịt tôm thẻ chân trắng ngon, hàm
lượng protein cao và là sản phẩm được hầu hết các nước trên thế giới ưa chuộng.
Do đó việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng là yêu cầu cần thiết của địa phương.
Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, khả năng
đáp ứng các yếu tố đầu vào và đầu ra của Dự án cũng như các cơ chế chính sách
của Chính phủ nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng trong lĩnh vực nuôi tôm thẻ
chân trắng, Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân chúng tôi quyết định đầu tư
xây dựng Dự án nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ
Biofloc tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, một nơi hội tụ đầy đủ
các điều kiện về tự nhiên và kinh tế-xã hội để xây dựng và phát triển nuôi tôm thẻ
chân trắng một cách bền vững.
Dự án nuôi tôm thẻ chân trắng của cơ sở chúng tôi áp dụng công nghệ
Biofloc, không thay nước hoặc thay nước rất hạn chế là quy trình nuôi tiên tiến đã
được một số nước trên thế giới áp dụng, như: Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia….. nó
chứng minh được, áp dụng công nghệ nuôi này đã hạn chế được dịch bệnh tôm
nuôi, hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp đạt mức tối ưu, mức độ thâm canh
cao, năng suất cao đồng nghĩa với việc đạt tỷ suất lợi nhuận cao, sử dụng nguồn tài
nguyên nước và đất tiết kiệm hợp lý, không gây tác động xấu đến môi trường do
việc hạn chế xả thải.
Tóm lại, với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng
trong nước và thế giới ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị xuất
khẩu, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động tại địa phương và nhất là góp phần
phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà. Chúng tôi tin rằng Dự án nuôi tôm thẻ
chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc tại xã Cát Thành, huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định sẽ đem lại kết quả khả quan trong tương lai.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
8
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
Phần II
HÌNH THỨC, ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ
CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN
I. Hình thức đầu tư
- Đầu tư mới, nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trong nhà ứng dụng
công nghệ Biofloc.
- Đối với công việc xây lắp: San ủi mặt bằng tiến hành lót bạt chống thấm
đáy, thành ao nuôi tôm; xây tường bao quanh nhà nuôi có mái che, làm đường giao
thông nội bộ, trồng cây xanh cách ly và cảnh quan, xây dựng các bộ phận chức
năng nghiệp vụ phục vụ sản xuất và phân lô theo quy mô 0,25 ha/ao nuôi. Xây
dựng hệ thống cấp nước và thoát nước, hệ thống xử lý nước, chất thải đảm bảo tiêu
chí bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đối với trang thiết bị: Tiến hành đầu tư mua sắm mới toàn bộ máy móc,
trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu nuôi.
- Hình thức quản lý: Chủ đầu trực tiếp thực hiện dự án.
- Đối với xây lắp: Công ty thuê các đơn vị tư vấn thiết kế, lập dự toán và thi
công các hạng mục công trình.
- Đối với máy móc, thiết bị: Công ty khảo sát tìm nhà cung cấp có đảm bảo
uy tín, có năng lực ký hợp đồng thực hiện.
II. Địa điểm đầu tư
- Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng
thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát với
tổng diện tích 20 ha.
- Thời gian xin thuê đất để sản xuất là 50 năm.
- Lý do chọn địa điểm đầu tư ở xã Cát Thành:
+ Khu đất xin thuê đã được quy hoạch là khu nuôi tôm công nghệ cao;
+ Xã Cát Thành có nghề nuôi trồng thủy sản truyền thống lâu nay, đặc biệt
là nghề nuôi tôm đang phát triển khá mạnh;
+ Khu đất nằm dọc theo tuyến đường ven biển ĐT 639, nên đi lại thuận lợi;
+ Thông tin liên lạc và lực lượng lao động đảm bảo cho sản xuất;
+ Giá thuê đất ổn định, phương thức trả tiền linh hoạt;
+ Có sẵn nguồn điện cung cấp cho sản xuất;
+ Ngoài các chính sách khuyến khích và hổ trợ đầu tư theo quy định của
Trung ương, Công ty còn được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
9
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
III. Quy mô đầu tư
Căn cứ vào khả năng nguồn vốn, năng lực về tổ chức điều hành sản xuất của
Công ty, mức độ nhu cầu của thị trường hiện tại và dự báo tương lai, Công ty sẽ đầu
tư xây dựng trên diện tích 20 ha, gồm 7 hệ thống phân khu nuôi (mỗi phân khu gồm 6
ao nuôi tôm) với diện tích 12,7 ha; hệ thống xử lý với diện tích 2,5 ha, bao gồm 3 ao
chứa lắng xử lý nước và 2 ao lắng xử lý bùn; văn phòng, kho bãi 0,3 ha; đường giao
thông 2,7 ha và tường bao, cây xanh 1,8 ha.
TT
Hạng mục
1
2
3
4
Nhà bảo vệ
Nhà điều hành + phòng thí nghiệm
Kho chứa thức ăn
Nhà kho
Ao chứa nước mặn và hệ thống xử lý
đầu vào
Các nhà nuôi tôm
Ao lắng và xử lý bùn
Nhà nghỉ công nhân
Đường giao thông bao quanh khu nuôi
và lối đi nội bộ
Khu tập kết xe
Sân vườn
Tường bao quanh khu nuôi, cây xanh
TỔNG CỘNG
5
6
7
8
9
10
11
12
Diện tích
(m2)
50
500
200
200
Tỷ lệ
(%)
0,03
0,25
0,10
0,10
15.000
7,50
127.050
10.000
200
63,53
5,00
0,10
26.800
13,40
1000
1000
18000
200.000
0,50
0,50
9,00
100
Ghi chú
IV. Chương trình sản xuất, nhu cầu các yếu tố đầu vào
và giải pháp đảm bảo
1. Về sản xuất sản phẩm
Nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc, nuôi
theo mùa vụ. Sản phẩm tôm nuôi đạt tiêu chuẩn VIETGAP đảm bảo cung ứng
nguyên liệu sạch cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.
2. Xác định các yếu tố đầu vào.
- Nguyên liệu chính:
Thức ăn cho tôm đã chế biến sẵn do các nhà máy sản xuất thức ăn tôm trong
nước cung cấp. Các loại thuốc và vật liệu khác để phục vụ cho nuôi tôm do các
công ty cung cấp. Đối với con giống hợp đồng với các công ty sản xuất giống tôm
thẻ chân trắng có uy tín.
- Các yếu tố khác:
+ Nhu cầu điện năng phục vụ sản xuất phải được liên tục và ổn định, vấn đề
này hoàn toàn đáp ứng được vì đã có hệ thống điện lưới quốc gia và hệ thống máy
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
10
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
phát điện dự phòng.
+ Nước cho sản xuất và sinh hoạt: Hoàn toàn chủ động được vì khu vực đầu
tư nuôi tôm nằm ở sát biển nên có nguồn nước biển dồi dào. Nguồn nước ngọt đảm
bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt. Công nghệ Biofloc nuôi tôm thẻ
chân trắng của Công ty không sử dụng nước ngọt để điều chỉnh độ mặn trong hệ
thống nuôi.
+ Lực lượng lao động:
Địa bàn xã Cát Thành phần lớn người dân làm nông nghiệp, nguồn lao động
tại địa phương rất dồi dào cộng với tính cần cù và chịu khó, nên đáp ứng được nhu
cầu về lao động để cung cấp cho hoạt động sản xuất của Công ty.
Phương pháp trả lương của Công ty là trả lương theo đơn giá cuối cùng;
đơn giá tính toán có cân đối theo tính chất của công việc như tính chất phức tạp, kỹ
thuật, nặng nhọc, thức đêm… Kèm theo đơn giá có kèm theo mức thưởng khi tôm
nuôi đạt và vượt năng suất. Mức lương xác định chi phí sản xuất tại thời điểm lập
dự án bình quân là 5.000.000 đ/người/tháng. Ngoài tiền lương, Công ty còn thực
hiện các chế độ như: Tiền ăn giữa ca 15.000 đ/người/ca; tiền trang bị bảo hộ lao
động hàng năm bình quân 500.000 đ/người.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Công ty thực hiện theo Thông tư số
45/2013 ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty phân loại các tài sản
trực tiếp đến sản xuất, phân ra từng loại tài sản sản xuất cho từng loại sản phẩm, trên
cơ sở xác định thời gian sử dụng từng loại tài sản cố định, giá trị tài sản cố định,
dùng phương pháp khấu hao đường thẳng xác định mức khấu hao hàng năm, mức
khấu hao hàng năm căn cứ vốn đầu tư của từng tài sản phân bổ vào giá thành sản
phẩm.
+ Lãi tiền vay: Công ty căn cứ mức vốn vay, dự kiến thời gian trả nợ, tính tiền
lãi bình quân hàng năm theo lãi suất hiện tại, sau khi có mức tiền lãi bình quân hàng
năm phải trả, căn cứ theo doanh thu Công ty sẽ phân bổ vào chi phí giá thành sản
phẩm.
3. Giải pháp đảm bảo các yếu tố đầu vào
- Đối với thức ăn, thuốc và con giống: Chọn các Công ty sản xuất thức ăn,
tôm giống có uy tín, ký kết hợp đồng cung cấp theo tiến độ sản xuất, theo mùa vụ
để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Đối với điện năng sản xuất: Công ty ký hợp đồng với điện lực Bình Định
cung cấp.
- Về lao động: Khi tuyển người vào làm việc sẽ ký hợp đồng lao động, tiền
lương có sự thỏa thuận giữa hai bên.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
11
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
Phần III
QUY TRÌNH NUÔI TÔM BẰNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC
I. Công nghệ Biofloc
1. Khái niệm
(Theo Yoram Avnimelech; Hoàng Tùng chủ biên; NXB nông nghiệp HCM)
Công nghệ Biofloc là một hệ thống mà ở đó diễn ra các quá trình tự chuyển
hóa dinh dưỡng trong nước của ao nuôi không thay nước; hệ thống này giống như
những nhà máy công nghệ sinh học và tối đa hóa tiềm năng của các quá trình vi
sinh diễn ra trong ao.
Chi phí thay nước và các vấn đề môi trường như ô nhiễm, an toàn sinh học,
dịch bệnh, tiết kiệm tài nguyên nguồn nước, nước ngầm,… chính là nguyên nhân
khiến cho các hệ thống Biofloc ngày càng được phổ biến rộng rãi nhằm nâng cao
an toàn sinh học, hạn chế tối đa sự nhiễm bệnh, sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
Cơ sở khoa học hình thành nên hệ thống Biofloc chính là các hạt floc. Hạt
floc là những hạt xốp nhẹ, có đường kính từ 0,1 đến vài mm. Chúng được xem như
là hệ sinh thái độc đáo gồm các phần tử giàu dinh dưỡng và có khả năng tồn tại lơ
lửng trong môi trường nước nghèo dinh dưỡng. (Nyan Taw)
Có 2 loại màu sắc phù hợp trong ao nuôi tôm (Nyan Taw)
1. Floc xanh: Màu xanh của nước ao nuôi và màu sắc của hạt floc tương ứng
2. Floc nâu: Màu nâu của nước ao nuôi và màu tương ứng của hạt floc
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
12
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
2. Cơ sở của việc áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm
Theo tiến sĩ Yoram Avimilech 2012, vật nuôi chỉ đồng hóa 20-30% lượng
Cacbon, Nitơ và Photpho từ thức ăn, còn lại bị thất thoát do thức ăn dư thừa và chất
thải của vật nuôi; nguồn thức ăn dư thừa và chất thải gây độc đối với vật nuôi.
Các vi khuẩn dị dưỡng có thể sử dụng nguồn dinh dưỡng dư thừa này như là
nguồn thức ăn của chúng; tổng hợp nên chất đạm thông qua việc kết hợp chất NH3
với Cacbon hữu cơ theo tỷ lệ C:N là 20-30:1. Hầu hết thức ăn nuôi tôm có độ đạm từ
35-45% (tỷ lệ C:N dao động 5-10:1). Do vậy, theo tỷ lệ này thì khi vi khuẩn dị dưỡng
sử dụng sẽ thiếu hụt nguồn Cacbon; vì thế chúng không sử dụng hết nguồn Nitơ dư
thừa từ thức ăn. Dẫn đến kết quả là nguồn đạm dư thừa tích tụ ở dạng NH3 gây độc
cho tôm.
Việc áp dụng công nghệ Biofloc là việc bổ sung nguồn Cacbon hữu cơ như
bột mỳ, cám lau, bóng gạo, rỉ đường hoặc đường nhằm cân bằng theo tỷ lệ C:N từ
20-30:1; để vi khuẩn dị dưỡng chuyển hóa hoàn toàn nguồn đạm dư thừa thành
nguồn đạm có ích dưới dạng tế bào vi khuẩn nằm trong các hạt floc; hạt floc này là
nguồn thức ăn tự nhiên mang nhiều giá trị dinh dưỡng hữu ích cho tôm tăng trưởng
và phát triển tốt hơn nguồn thức ăn nhân tạo thông thường đã được kiểm chứng.
Việc bố trí quạt nước trong ao
phải đảm bảo khuấy đảo nước liên tục,
bảo đảm không có vùng yếm khí trong
ao nuôi; hàm lượng oxy luôn luôn >=
4mg/lít; nhằm bảo đảm kích thích hệ
vi khuẩn dị dưỡng có lợi phát triển
trong ao, vị trí gôm bùn thải tập trung
ở giữa ao. Dễ dàng tháo floc dư ra
ngoài.
3. So sánh hai hệ thống nuôi tôm tuần hoàn RAS và BIOFLOC
* Hệ thống nuôi RAS:
- Ưu điểm: Trang thiết bị, công nghệ đã có sẵn và dễ mua trên thị trường,
tiết kiệm nguồn nước sử dụng, năng suất cao.
- Nhược điểm: Vốn đầu tư và bảo trì cao, rủi ro lớn khi sự cố máy móc,
trang thiết bị. Chi phí thức ăn tăng cao do không tái sử dụng thức ăn dư thừa và
chất thải trong khi chi phí thức ăn chiếm trên 60% mà giá liên tục tăng cao. Tính
hiệu quả kinh tế thấp khi giá tôm nguyên liệu không cao.
* Hệ thống Biofloc:
- Ưu điểm: giải pháp mới cho nuôi tôm thâm canh với chi phí đầu tư và vận
hành thấp, có thể tái sử dụng thức ăn dư thừa và chất thải; tính an toàn sinh học
cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường thấp nhất, ngăn ngừa dịch bệnh, tính ổn định
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
13
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
cao, đảm bảo nghề nuôi thâm canh bền vững , hiệu suất sử dụng thức ăn cao nhất,
chi phí thức ăn thấp nhất, hiệu quả kinh tế cao.
- Nhược điểm: đòi hỏi kinh nghiệm trong việc thiết kế, bố trí thiết bị trại
nuôi.
II. Quá trình phát triển gần đây của công nghệ Biofloc
Quá trình phát triển công nghệ nuôi tôm bắt đầu từ những năm 1970 rất sơ
khai với việc kiểm soát dịch hại trong ao nuôi;
Đến năm 1975 phát triển thêm với việc bổ sung phân bón, tăng nguồn thức
ăn tự nhiên;
Đến những năm đầu thập niên 1980 bước thêm đến việc thay nước;
Đến năm 1985 nuôi tôm bắt đầu việc cho ăn thức ăn nhân tạo;
Đến năm 1990 phát triển đến hình thức sục khí để tăng cường oxy trong ao;
Đến năm 1995 nuôi tôm có kiểm soát dịch bệnh;
Đến năm 2000 ứng dụng công nghệ gen trong việc chọn lọc và sản xuất
nguồn bố mẹ sạch bệnh với các kiểu gen tốt;
Từ năm 2005 công nghệ nuôi tôm biofloc bắt đầu áp dụng rộng rãi trong
nuôi tôm thương phẩm ở các quốc gia như Mỹ, Nam Mỹ, Indonesia và công nghệ
này không ngừng được nghiên cứu, phát triển cho đến ngày nay.
Công nghệ Biofloc, một công nghệ nuôi trồng thủy sản mới được nghiên
cứu, phát triển nhưng đã và đang hứa hẹn cho sản xuất ổn định và bền vững khi hệ
thống có quá trình tự nitrat hóa trong ao nuôi với việc gần như không thay nước.
Cá và tôm sử dụng các vi sinh vật tổng hợp như là nguồn thức ăn bổ sung
làm tăng năng suất, giảm FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn), có thể ngăn ngừa dịch
bệnh và kết quả là tạo ra một ngành sản xuất thủy sản bền vững. Gần đây, một
cuốn sách về công nghệ nuôi biofloc được xuất bản bởi Yoram, et al (2012) (đồng
tác giả bởi Nyan Taw)
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
14
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
Công nghệ biofloc ban đầu được gọi là công nghệ vi khuẩn floc (bacteria floc)
đã được khởi xướng trong cá (cá rô phi) bởi Yoram vào cuối năm 1980 và áp dụng
trong nuôi tôm ở Belize trong cuối những năm 1990 bởi McIntosh (1999 & 2000).
Công nghệ biofloc đã được nhân rộng lên quy mô nuôi tôm thương phẩm từ
cuối năm 2002 (Taw et al, 2005, 2008, 2010 & 2014) tại Indonesia và Malaysia
(Taw et al, 2010, 2011, 2012, 2013).
+ Hệ thống bán biofloc cũng đã được áp dụng với tôm thẻ L. vannamie sản
lượng ban đầu 15-16 tấn/ha/vụ nuôi (Taw & Tun 2013)
+ Hệ thống tuần hoàn biofloc đối với quy mô thương mại sản lượng 20-25
tấn/ha/vụ là bình thường (Taw, et al 2010, 2011 & 2012) và đang trong quá trình
thử nghiệm nghiên cứu với năng suất gần 50 tấn/ha/vụ nuôi, đặc biệt hệ thống
Biofloc siêu thâm canh trong raceways với tôm thẻ L. vannamei đang được nghiên
cứu bởi Moss (2006) và Samocha (2009) đạt đến một năng suất là 7,5 và 9,37
kg/m3; Tương tự công nghệ này cũng đang nghiên cứu với cá (cá rô phi ) năng suất
mong đợi từ 20-40 kg/m3 trong bể xi măng nhỏ.
Hiện nay, một số nghiên cứu của các trường đại học lớn và các công ty tư
nhân đã sử dụng Biofloc như một nguồn protein đơn bào trong thức ăn thủy sản.
Theo nghiên cứu của In-Kwon (2012 & 2014) đã có hơn 2.000 loài vi khuẩn
phát triển tốt trong biofloc; các floc này có thể tăng cường hoạt động miễn dịch
dựa trên biểu hiện mRNA của sáu gene miễn dịch liên quan - ProPO1, ProPO2,
PPAE, RAN, MAS và SP1. Với các bệnh mới trên tôm như bệnh chết sớm mới
hay hội chứng chết sớm EMS/ hay hội chứng gan tụy cấp AHPND.
Vì vậy, giải pháp phòng bệnh bằng công nghệ biofloc đã và đang trở thành
giải pháp thiết yếu cho việc sản xuất nuôi tôm bền vững.
So sánh các ưu điểm của việc áp dụng nuôi tôm theo công nghệ Biofloc so
với nuôi tôm theo mô hình thay nước tảo chiếm ưu thế ở cùng quy mô và mật độ
nuôi theo Nyan Taw, Fao 2014 theo bảng sau:
Chỉ tiêu so sánh
Biofloc
Tự dưỡng
21
Ghi chú
Năng suất (tấn/ha)
22
Tăng trưởng (g/ngày)
0,16-0,21 0,13-0,16
Cở tôm lớn hơn, giá tốt hơn
FCR (kg thức ăn cho 1kg
tôm)
1,1-1,3
1,5-1,7
Giảm chi phí thức ăn
Biofloc như nguồn protein
(%)
35-50%
0
Thức ăn tự nhiên tốt hơn
Ngày nuôi (ngày)
90-100
110-120
Chi phí thấp hơn, nhiều vụ hơn
Hiệu suất điện năng (kg/HP)
650-1100 400-600
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
Tăng sản lượng, tăng lợi nhuận
Tăng hiệu quả sử dụng điện
15
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
Chỉ tiêu so sánh
Biofloc
Tự dưỡng
Ghi chú
Màu sắc tôm (tiêu chuẩn cá
hồi)
>28
<28
Chất lượng tốt hơn, giá cao hơn
Sự ổn định (CV%)
<25%
>25%
Năng suất cao hơn
Sự bền vững (tỷ lệ xả bỏ)
<1,5%
>10%
Sản lượng cao hơn
Thay nước
0
Thay nước Giảm chi phí thay nước
Lợi nhuận thô (%)
>35%
<30%
Thu hồi vốn nhanh
Năng suất nuôi tôm trong việc áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm
thương phẩm đã không ngừng cải tiến trong hai thập niên qua từ 2000 đến 2010
được tiến sỹ Nyan Taw thống kê theo biểu đồ sau đây (Nyan Taw, June 2014).
* Các mô hình nuôi thành công được áp dụng trong nuôi tôm thương phẩm
hiện nay:
Mô hình nuôi thành công của hệ thống Biofloc ở quy mô thương phẩm lớn,
được báo cáo bởi tiến sỹ thực hành công nghệ Biofloc đứng đầu thế giới như tiến
sỹ Nyan Taw đều là mô hình ao nuôi ngoài trời kết hợp với ao nuôi trong nhà có
mái che diện tích ao nuôi từ 2.500-5.000 m2; lót bạt hoàn toàn HDPE.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
16
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
Các mô hình nuôi trong nhà thành công dạng mương nước chảy racewway;
hay trong bể được ứng dụng nuôi tôm bố mẹ; ương tôm giống hay nghiên cứu và
phát triển công nghệ Biofloc quy mô 100 m 3, mật độ nuôi từ 300-450 con/m 3. Do
đó đã khẳng định được hiệu quả kinh tế; vì thế cần phải phổ biến và nhân rộng mô
hình này mặc dù chi phí đầu tư cao hơn các mô hình khác.
Từ những minh chứng trên cho thấy:
Công nghệ Biofloc là công nghệ cao nhất và mới nhất được phát triển gần
đây. Nó đã chứng minh tính ổn định, bền vững; đảm bảo an toàn sinh học; tăng
cường miễn dịch cho tôm; ngăn ngừa dịch bệnh; tăng chất lượng nguyên liệu; giảm
chi phí sản xuất; tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư; rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
Công nghệ nuôi tôm Biofloc chính là giải pháp cho các thách thức lớn hiện
nay của nghề nuôi tôm chúng ta; về tính thiếu ổn định và bền vững của nghề nuôi
tôm do vấn đề an toàn sinh học; dịch bệnh như vi rút, bệnh chết sớm, bệnh vi
khuẩn, vi bào tử,… vấn đề chi phí sản xuất và giá cả tôm nguyên liệu; vấn đề dư
lượng kháng sinh, hóa chất cấm; vấn đề ô nhiễm tài nguyên nguồn nước, cạn kiệt
nguồn nước ngầm.
Công nghệ biofloc phù hợp cho nuôi tôm thương phẩm với mô hình ao nuôi
trong nhà có mái che với quy mô công nghiệp diện tích lớn, với vốn đầu tư hợp lý
và đảm bảo lợi nhuận tối ưu nhất.
III. Quy trình nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc của dự án
Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân chọn công nghệ Biofloc để triển
khai thực hiện dự án và tiến hành nuôi theo mô hình trong nhà có mái che hoàn toàn.
1. Thiết kế xây dựng (khu văn phòng, khu nuôi)
a. Khu văn phòng: Diện tích 3.150m2 gồm phòng làm việc, phòng họp,
phòng khách, phòng kỹ thuật, kho vật tư chứa thức ăn, nhà kho, nhà nghỉ công
nhân, nhà bếp, phòng ăn, căng tin, sân thể thao cho công nhân,…
b. Khu nuôi: Chia làm 7 hệ thống phân khu nuôi. Mỗi phân khu nuôi gồm:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
17
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
+ 6 ao nuôi trong nhà, chia làm 2 dãy, mỗi dãy 3 ao nuôi. Diện tích mỗi ao
nuôi tính luôn cả bờ ao chung (55m x 55m) = 3.020m 2 (diện tích mặt nước
2.500m2).
+ 3 ao chứa lắng và xử lý nước, kích thước mỗi ao bao gồm cả bờ ao chung
(100m x 50m) = 5.000m2
+ 2 ao lắng và xử lý bùn, kích thước mỗi ao bao gồm cả bờ ao chung (100m
x 50m) = 5.000m2
+ Hệ thống mương cấp là các ống ngầm chôn âm 0,3m dưới bờ ao chung,
nằm chính giữa 2 dãy ao.
+ Hệ thống mương xả nước nằm đối diện hệ thống cấp, là ống ngầm chôn
sâu, đảm bảo xả cạn đáy ao khi thu hoạch.
Tiến hành thực hiện các biện pháp an toàn sinh học việc thiết kế mỗi phân
khu theo tiêu chuẩn sau đây:
Thiết lập hàng rào ngăn vật chủ trung gian xâm nhập vào ao nuôi.
Nước cấp vào ao lắng phải qua các túi lọc, kích cỡ 250 micron và được xử
lý để loại trừ vật chủ trung gian mang mầm bệnh vius.
Đảm bảo an toàn sinh học của hệ thống cấp và cống thoát nằm đối diện
nhau, cống cấp cách bờ ao 0,3m, hệ thống thoát nước bảo đảm tháo cạn ao.
Đảm bảo mức nước nuôi, chống lây nhiễm giữa các ao.
Đảm bảo rốn ao có khả năng xả đáy, tháo bùn nhanh.
Cống thoát phải có cánh, phai tràn để xả nước khi lũ lụt; tránh lây nhiễm
từ ao này sang ao khác.
Mỗi dãy ao phải có đường đi riêng biệt để lây nhiễm do con người khi cấp
và khi thu hoạch.
Khách tham quan phải có dụng cụ bảo hộ và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn
sinh học.
2. Chuẩn bị ao
2.1. Tiêu chuẩn ao lắng
Diện tích: 100m x 50m = 5.000m 2; độ sâu 2,5m; bờ ao xi măng chống thấm;
đáy ao lót bạt HDPE hoàn toàn.
Nước cấp vào ao lắng phải qua túi lọc cỡ lưới 250 micron; để trong vòng 4 –
5 ngày; sau đó diệt giáp xác cho ao lắng.
Sau đó xử lý diệt khuẩn bằng PUR 1.0 - 1.2kg cho 1.000 m 3; sau 72 giờ rồi
mới cung cấp cho ao nuôi.
Toàn khu nuôi có 3 ao lắng, đảm bảo cung cấp nước nuôi cho các ao nuôi.
Mương cấp nằm ở giữa hai dãy ao và mương thoát ở hai bên.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
18
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
2.2. Tiêu chuẩn ao nuôi
- Diện tích: 50m x 50m = 2.500m2, lót bạt 100%, bờ ao đúc bê tông, bạt che
100%.
- Độ sâu ao 2m, độ sâu mức nước nuôi 1,5 - 1,6m.
- Mật độ thả 300 con/m2
- 16 quạt nước - 28 HP gồm: 4 quạt 3 ngựa, 4 quạt 2 ngựa, 8 quạt 1 ngựa
- Mỗi phân khu gồm: 1 quản lý, 3 công nhân, 1 nhân viên kỹ thuật
- Mục tiêu:
Mỗi phân khu thả mật độ 300 con/m 2, nuôi 120 ngày; cỡ thu 45 con/kg; tỷ lệ
sống 75%; sản lượng 12,5 tấn/ao/vụ (năng suất 50 tấn/ha/vụ; tương đương 150
tấn/ha/2 vụ/năm; sản lượng 37,5 tấn/ao/3 vụ/năm); nuôi theo hình thức cuốn chiếu;
mỗi ao bình quân nuôi 3 vụ/năm, sản lượng thu ở mỗi phân khu một năm: 225
tấn/năm.
Tổng sản lượng tôm thu ở 7 phân khu của trại: 1.575 tấn/năm.
3. Xử lý đáy ao
- Xử lý đáy ao: Do lót bằng bạt nên dễ bị phồng, bị thủng rách thành lỗ, thức
ăn, nấm, khuẩn, ổ bệnh bám vào bề mặt bạt rửa sạch ao, vá lại các lỗ thủng sau
khi thu hoạch, phơi khô bằng ánh nắng (mái che cuốn lại).
- Vệ sinh bằng chất diệt khuẩn có khả năng oxy hóa mạnh: rửa sạch đáy ao,
dùng dung dịch PUR 1% xịt ướt đều lên bề mặt bạt phơi khô trong vòng 24 - 48 tiếng.
- Bón vôi (Ca(OH)2): 200kg/1.000m2 bề mặt của ao trong vòng 2 - 3 ngày.
4. Thiết lập dàn quạt nước và hệ thống sục khí cho ao nuôi
Ao thả mật độ 300 con/m2 : gồm 16 quạt nước - 28 HP (4 quạt 3 ngựa, 4 quạt
2 ngựa, 8 quạt 1 ngựa)
Sơ đồ bố trí quạt nước 16 máy/ao diện tích <= 3000m 2, mật độ 250-300
con/m2 mặt nước nuôi.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
19
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
Hình ảnh bố trí hệ thống sục khí đáy ao nuôi
Thời gian chạy quạt như sau:
• Chuẩn bị ao chạy vào ban đêm 4-5 giờ hay khi diệt tạp
• Tháng nuôi đầu tiên: 80% ban ngày; 100% ban đêm
• Tháng nuôi thứ 2 : 90% ban ngày, 100% ban đêm
• Từ 60 ngày nuôi trở đi, khi tôm đạt cở 8g/con trở lên thì 100% cả
ngày lẫn đêm.
5. Chuẩn bị nước nuôi
Mục tiêu gây nuôi floc có lợi cho tôm ngay từ đầu (vi sinh có lợi là các dòng
Bacillus đã được lựa chọn của công ty INVE Aquaculture, Bỉ)
- Ngày 1: Cấp đầy nước biển thông qua túi lọc 250 micron
- Ngày 5: Diệt tạp CuSO4 liều 1kg/1.000m3
- Ngày 6: Diệt giáp xác
- Ngày 9: Nâng kiềm >= 130, PH>=8,0:
Đánh (30kg dolomite + 15kg CaCO3) tạt đều cho 1.000m3;
Đánh Natri Nitrat; Silic; Bacillus, cám gạo mịn lau bóng gạo: nhằm định
hướng floc có lợi cho ao nuôi (5kg NUTRILAKE + 20g PROW + 5kg cám gạo)
vào lúc 10 giờ sáng.
Kiểm tra kiềm và PH, nếu chưa đạt đánh tiếp dolomite và vôi.
- Ngày 10: Đánh saponin 15kg/1.000m3
- Ngày 12: Đánh hỗn hợp đã ủ trong 20 giờ 100 lít nước với 50g PROW +
3kg thức ăn số 0 + 1kg đường + 10kg cám lau bóng gạo + 1kg CaCO 3 + 50g TOPS
cho 1.000m3.
- Ngày 14: Đánh 10kg cám mịn/1.000m3
- Ngày 16: Đánh 2kg NUTRILAKE + 2kg mật đường hay 1kg đường/1.000m3
- Ngày 18: Đánh 2kg NUTRILAKE + 2kg mật đường + 10kg cám mịn/1.000m3
- Ngày 20: Đánh 10kg đất sét + 5kg Zeolite cho 1.000m3
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
20
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
- Ngày 22: Đánh 10kg đất sét/1.000m3
6. Chọn giống và thả giống
6.1. Chọn giống
Để tôm giống cho tỷ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt cần áp
dụng các bước sau:
- Chọn bằng cảm quan qua các đặc điểm như: Kích cỡ, màu sáng, sắc tố thể
hiện rõ, đôi râu khép lại, các đốt bụng thon, dài, cơ bụng căng đầy, thịt đầy vỏ, đầu
và thân cân đối. Tôm bơi ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt. Phản xạ tốt khi
gõ vào dụng cụ chứa. Phụ bộ tôm hoàn chỉnh, không có ký sinh trùng bám. Đường
ruột đầy thức ăn. Không bệnh phát sáng.
- Sốc formol: Trước khi xét nghiệm nên sốc formol 70 - 100ppm, thời gian
30 phút hoặc sốc độ mặn bằng cách giảm độ mặn đột ngột độ mặn xuống 50%, nếu
tỷ lệ chết <10% là đạt yêu cầu.
- Chọn qua xét nghiệm để phát hiện, loại bỏ mẫu tôm yếu, nhiễm virus đốm
trắng, đầu vàng, MBV…
6.2. Thả giống
Giống thả nuôi phải đáp ứng tiêu chuẩn ba sạch:
- TC sạch 1: giống sạch bệnh SPF từ các trại nuôi có uy tín, có nguồn gốc bố
mẹ rõ ràng
- TC sạch 2: giống phải đảm bảo sạch vibrio thông qua việc kiểm tra vibrio
trên tôm giống
- TC sạch 3: giống phải đảm bảo sạch EHP thông qua việc kiểm tra PCR
trên tôm giống
Hai ngày trước khi bắt giống yêu cầu trại giống xử lý 1 gam PUR/1m3 để rửa
sạch vibrio, nấm, kí sinh trùng.
Trước khi thả giống nên chạy quạt liên tục 24/24 giờ, xử lý AFM: 0,6
lít/1.000m3 nhằm chống sốc cho tôm.
Trong tháng nuôi đầu tiên định kỳ đánh Yucca để chống sốc NH3 cho tôm nhỏ.
- Kích thước tôm thả: đối với tôm thẻ chân trắng tốt nhất là post 10 - 12
- Mật độ thả: 300 con/m2
- Thả giống đúng kỹ thuật cũng góp phần tăng tỷ lệ sống của đàn tôm. Trước
khi thả giống nên ngâm các bọc chứa tôm giống trong nước ao khoảng 15 phút để
cân bằng nhiệt độ giữa nước trong bọc chứa tom giống và nước ao nuôi . Thả tôm
vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất.
7. Cho ăn và quản lý thức ăn
- Sử dụng thức ăn tôm thẻ của công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam
hoặc các công ty có uy tín khác, độ đạm 35 - 40%.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
21
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
- Nguồn cacbon bổ sung vào gồm có: mật rỉ đường, bột khoai mỳ, cám lau
bóng gạo mịn, tổng lượng dùng chiếm từ 20 - 30% tổng lượng thức ăn được bổ
sung trong ngày.
- Cách tính lượng Cacbon và Ni tơ trong thức ăn:
C: Cacbon chiếm 50% tổng lượng thức ăn
N: Ni tơ chiếm 16% của lượng đạm trong thức ăn
- Cho ăn bằng máy cho ăn tự động.
- Quản lý thức ăn: kết hợp quan sát tôm, kiểm tra theo % trọng lượng thân
tôm để kiểm soát và ước lượng lượng cho ăn, để quản lý tốt việc cho ăn.
Trọng lượng thân tôm
% cho ăn theo trọng lượng thân
4-6
4,4%
6-8
3,8%
8 - 10
3,3%
10 - 12
2,9%
12 - 14
2,5%
14 - 16
2,25%
16 - 18
2%
- Quản lý lượng Cacbon bổ sung: Căn cứ vào thông số chất lượng nước như
PH sáng, chiều; hàm lượng tổng TAN (tổng Ni tơ); lượng Cacbon và Ni tơ trong
thức ăn cho ăn hàng ngày để quản lý lượng Cacbon bổ sung hàng ngày.
- Cân bằng tỷ lệ C:N >= 15:1
- Chú trọng đến việc giảm lượng thức ăn sau tuần nuôi thứ 14 - 15
8. Quản lý Biofloc trong ao nuôi
Đồ thị sự phát triển của Biofloc trong ao nuôi
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
22
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
Mật độ phát triển của Biofloc trong ao nuôi sẽ có thể bắt đầu đo được ở ngày
nuôi thứ 20, trước đó chỉ có thể nhìn thấy nhưng chưa thể đo được mật độ.
Sự diễn tiến của Biofloc được chia làm 5 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Phát hiện thấy floc nhưng chưa đo được
- Giai đoạn 2: Đo được floc ở mật độ rất thấp , <1 ml/ lít
- Giai đoạn 3: Floc phát triển tốt mật độ từ 1-5 ml/lít
- Giai đoạn 4: Floc phát triển tốt mật độ từ 5-10 ml/lít
- Giai đoạn 5: Floc phát triển tốt mật độ từ 10-15 ml/lít
Đồ thị Biofloc phát triển bình thường trong ao nuôi
Hình ảnh phương pháp lấy mẫu Biofloc trong ao nuôi
Dụng cụ để đo floc là
ống đong Imhoff, hình
phểu.
Cách lấy mẫu được
mô tả như hình bên:
Lấy 1 lít; lấy mẫu ở
hai vị trí trong ao, nước
ở độ sâu 15cm ; trong
thời gian từ 10-12 giờ
sáng.
Để lắng trong vòng
15-20 phút, đọc thể tích
của floc lắng xuống trên
ống đong.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
23
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
9. Quản lý chất lượng nước
- Thay nước: trong vòng 45 ngày nuôi đầu hoàn toàn không thay nước; sau
60 ngày bắt đầu si phông chất thải và cấp thêm nước mới để thay thế lượng nước
hao hụt do bốc hơi và si phông.
- Diễn biến thực tế các thông số chất lượng nước trong các ao nuôi biofloc
theo bảng sau:
Khoảng dao động thực tế
Giờ kiểm tra
Tần suất kiểm
tra
Nhiệt độ sáng
6:00
Hàng ngày
Thấp nhất
25,9
Nhiệt độ chiều
14:00
Hàng ngày
27,5
31,1
Ô xy sáng
6:00
Hàng ngày
3,6
5,2
Ô xy chiều
14:00
Hàng ngày
5,2
7,9
PH sáng
6:00
Hàng ngày
7,3
8,4
PH chiều
14:00
Hàng ngày
7,3
8,6
Kiềm
14:00
Hàng ngày
55
147
TAN (tổng Ni tơ)
14:00
Hàng tuần
0,03
1,6
NH3
14:00
Hàng tuần
0,01
0,14
NO2
14:00
Hàng tuần
0,01
22,91
PO43-
14:00
Hàng tuần
0,12
2,41
Mật độ floc
14:00
Hàng tuần
0,2
13
Khuẩn vibrio
6:00
Hàng tuần
0
0
Các thông số chất lượng
Cao nhất
29,2
Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra các thông số chất lượng định kỳ
theo như bảng trên
Ô xy luôn duy trì >= 5,5mg/lít
Nên duy trì độ kiềm >= 80mg/lít; định kỳ hàng tuần sử dụng Ca(OH) 2 liều
10kg/1.000m3 để duy trì độ kiềm >= 80mg/lít nếu có độ kiềm thấp dưới 80mg/lít.
Nếu hàm lượng tổng Ni tơ (TAN) vượt quá 2mg/lít ngay lập tức sử dụng rỉ
đường 5kg/1.000m3.
Kiểm soát vibrio trong biofloc bằng TCBS là cực kỳ quan trọng nhằm loại
trừ vibrio với khuẩn lạc màu xanh lá cây khỏi hệ sinh vật biofloc. Phương pháp
phòng ngừa tốt nhất của việc này là tuân thủ quy trình thực hành biofloc theo các
bước như đã trình bày.
Thực hiện an toàn sinh học từ khâu thiết kế xây dựng ao đến thực hành nuôi
Chỉ sử dụng nước đã được xử lý
Quá trình chuẩn bị nước ao: tập trung vào việc loại bỏ tảo độc; gây nuôi
tảo khuê; vi sinh có lợi dựa trên các dòng bacillus đã được chọn lọc (như bacillus
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
24
Dự án đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc
của INVE aquaculture, Bỉ) ngăn ngừa vibrio và tảo độc xuất hiện trong biofloc, tạo
hệ floc khỏe cho tôm ngay từ đầu.
Tháng nuôi đầu tiên hệ tự dưỡng (tảo có lợi - khuê tảo) chiếm ưu thế; bắt
đầu tháng nuôi thứ 2 chuyển dần qua hệ dị dưỡng (chủ lực là vi sinh có lợi chủng
bacillus đã được chọn lọc) kiểm soát thông qua chỉ số PH, màu nước, phân bón.
Đảm bảo số lượng máy quạt nước, công suất và vị trí lắp đặt đảm bảo
không có vùng yếm khí và floc lơ lửng; quản lý ô xy >= 5,5mg/lít là vô cùng quan
trọng trong vận hành hệ biofloc.
Lượng bùn đáy dư phải được si phông loại bỏ định kỳ
Kiểm soát mật độ biofloc < 15ml/l
Kiểm soát tỷ lệ C:N >=15
Đường và bột khoai mỳ là nguồn cacbon cần bổ sung định kỳ
Tập trung quản lý các thông số môi trường: Ô xy; PH; kiềm; TAN; NH3;
mật độ biofloc.
10. Kiểm tra tăng trưởng và phát triển tôm nuôi
Từ tháng nuôi thứ hai trở đi, tiến hành chài tôm để kiểm tra tăng trưởng theo
định kỳ 7 ngày/lần.
Theo dõi dữ liệu cho ăn và lượng cacbon sử dụng để làm số liệu so sánh,
tham khảo đối chiếu để tìm ra quy trình nuôi và quản lý cho ăn, cân bằng C:N tốt
nhất, đạt hiệu suất cao nhất.
11. Ứng dụng tin học trong quản lý
Sử dụng phần mềm Excel, Word, Access… kết nối internet mục đích:
- Quản lý hệ thống nhân viên
- Quản lý hồ sơ và nhật ký từng ao một
- Quản lý chi phí đầu vào, đầu ra và tính toán hiệu quả kinh tế cuả từng ao
- Lập biểu đồ biến động về các chỉ tiêu môi trường ao, năng suất ao,…theo
từng vụ, từng năm.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-DV-XNK Thạnh Vân
25