Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tin học hóa công tác quản lý hồ sơ học sinh tại trường THCS đông hưng lục nam bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại trường THCS Đông Hưng được sự giúp đỡ và sự tạo
điều thuận lợi của đồng chí Lãnh đạo Trường và sự chỉ bảo tận tình của Bộ phận văn
phòng để tôi có cơ hội tiếp cận với tài liệu về hồ sơ học sinh và học tập kinh nghiệm
trong việc thực hiện nghiệp vụ công tác của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cơ quan nơi tôi thực tập, đã quan tâm tạo điều kiện
giúp đỡ cho tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn
thầy Đỗ Năng Thắng giảng viên Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, cùng với sự giúp
đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông trường
đại học CNTT đã tạo điều kiện cho học viên lớp ĐHLT Quản trị Văn phòng k13a Bắc
Giang có cơ hội tìm hiểu thực tế để củng cố kiến thức, giúp cho học viên tự tin vào
những gì đã được học và đã được tìm hiểu thực tế để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của công việc.
Trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên, ngày…..tháng…..năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Vinh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quản nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những tài liệu phục vụ cho
việc nghiên cứu được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần
tài liệu tham khảo và tại cơ quan thực tập
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng cũng như kết quả khóa luận của minh
Thái nguyên, ngày…..tháng…..năm 2016
Tác giả


Nguyễn Thị Vinh


LỜI MỞ ĐẦU
Hồ sơ, tài liệu lưu trữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực
hoạt động của toàn xã hội do chúng có tính xác thực cao và chứa đựng những thông
tin quá khứ, phản ánh trực tiếp các hoạt động của cơ quan,tổ chức,cá nhân.
Thực tiễn đã chứng minh: Bất kỳ cơ quan nào, dù là cơ quan Trung ương hay
cơ quan địa phương thì trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình đều ít nhiều cần đến Hồ sơ, tài liệu lưu trữ để làm căn cứ giải quyết công việc;
hoặc tìm thông tin cần thiết và đáng tin cậy để phân tích, dự báo tình hình nhằm đưa ra
quyết định phục vụ điều hành, quản lý; hay để bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân.
Để tăng cường và phát huy được vai trò của công tác quản lý hồ sơ đòi hỏi lãnh đạo
các cơ quan, đơn vị tổ chức chỉ đạo công tác này một cách khoa học và phải quan tâm
đến việc đào tạo nguồn nhân lực quản trị văn phòng. Nắm bắt được tầm quan trọng của
công tác văn phòng trong các cơ quan, đơn vị trường Đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông đã mở ngành Quản trị Văn phòng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Là sinh viên học tập tại trường và trong thời gian thực tập tại THCS Đông HưngLục Nam- Bắc Giang, với những kiến thức đã học tại trường kết hợp với quá trình đi
thực tế tại trường tôi đã hoàn thành được bài báo cáo thực tập chuyên nghành với đề
tài “Tin học hóa công tác quản lý hồ sơ học sinh tại Trường THCS Đông HưngLục Nam - Bắc Giang” .
Qua thời gian tiếp thu, nghiên cứu kiến thức tại trường Đại học Công nghệ
Thông tin và Truyền thông và thời gian thực tập tại THCS Đông Hưng- Lục NamBắc Giang; được sự quan tâm giúp đỡ hướng dẫn thực tập của thầy Đỗ Năng Thắng
giảng viên Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô
giáo trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông và các đồng nghiệp trong
Trường THCS Đông Hưng- Lục Nam- Bắc Giang tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
bản báo cáo chuyên ngành này, tôi mong rằng đọc xong bài báo cáo này chúng ta sẽ
hiểu được về công tác quản lý hồ sơ học sinh tại trường học và sẽ giúp các bạn bổ
sung thêm kiến thức để phục vụ cho công việc sau này. Do chưa có kinh nghiệm nhiều
trong thực tế, nhận thức còn hạn chế, nên bản báo cáo này của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, chưa được hoàn thiện đầy đủ về nội dung. Rất mong được sự đóng



góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn cho bản báo cáo này của tôi được hoàn
chỉnh hơn.

Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Đỗ Năng Thắng giảng viên
hướng dẫn thực tập cùng các quý thầy cô giáo trong Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế
và đồng nghiệp của Trường THCS Đông Hưng - Lục Nam- Bắc Giang đã giúp tôi
hoàn thành bản báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 12 tháng 06 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Vinh


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 3
MỤC LỤC........................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ...................................... 1
1.1.Khái niệm quản lý hồ sơ ..........................................................................................................................1
1.2. Chức năng của việc quản lý học sinh......................................................................................................1
1.3. Các nguyên tắc quản lý ...........................................................................................................................1
1.4. Yêu cầu vè quản lý hồ sơ học sinh..........................................................................................................1
1.5. Các công việc cần làm khi quản lý hồ sơ học sinh .................................................................................2
1.6. Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ ..............................................................................3

1.7. Giới thiệu phần mềm quản lý học sinh VEMIS......................................................................................3

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ HỌC SINH TẠI
TRƯỜNG THCS ĐÔNG HƯNG – LỤC NAM – BẮC GIANG............................................14
2.1. Giới thiệu về trường THCS Đông Hưng...............................................................................................14
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan.............................................................15
2.2.1. Nhiệm vụ chủ yếu của trường THCS Đông Hưng............................................................................. 15
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy: .................................................................................................................... 17
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ............................................................................................ 17
2.3. Tình hình hoạt động của nhà trường .....................................................................................................20
2.4. Quy trình quản lý hồ sơ học sinh tại trường THCS Đông Hưng ..........................................................22
2.4.1. Lưu đồ quy trình................................................................................................................................ 22
2.4.2. Mô tả các bước trong quy trình ........................................................................................................ 23
2.4. Những hạn chế trong công tác Quản lý hồ sơ học sinh tại Trường THCS Đông Hưng ......................................24
2.5. Giải pháp nâng cao công tác Quản lý hồ sơ học sinh tại THCS Đông Hưng .......................................25

CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VEMIS VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ
SƠ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG......................................................................................................26
3.1. Ứng dụng phần mềm VEMIS vào công tác quản lý hồ sơ học sinh tại THCS Đông Hưng. ................26
3.3.1. Khởi động chương trình

................................................................................................................ 26

3.3.2.Các chức năng của chương trình....................................................................................................... 26
3.3.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm V.EMIS............................................................................................ 29


3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng ứng dụng phần mềm VEMIS nhằm quản lý học sinh tại trường
THCS Đông Hưng. ......................................................................................................................................54
3.3. Định hướng phát triển ...........................................................................................................................57

3.4. Một số đánh giá kiến nghị.....................................................................................................................58

KẾT LUẬN......................................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................61

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy trường THCS Đông Hưng............................................17
Hình 2.2: Quy trình quản lý hồ sơ học sinh tại trường THCS Đông Hưng................................22
Hình 3.1: Giao diện cửa sổ làm việc ...............................................................................................26
Hình 3.2: Giao diện danh mục.........................................................................................................27
Hình 3.3: Giao diện Tham số năm học học kỳ...............................................................................28
Hình 3.4: Giao diện sao lưu cơ sở dữ liệu......................................................................................28
Hình 3.5: Giao diện danh mục.........................................................................................................29
Hình 3.6: Giao diện danh mục ban học..........................................................................................29
Hình 3.7: Giao diện danh mục học kỳ của trường.........................................................................30
Hình 3.8: Giao diện danh sách các khối chuẩn trong trường......................................................30
Hình 3.9: Giao diện thông tin lớp học.............................................................................................31
Hình 3.10: Giao diện thông tin môn học.........................................................................................31
Hình 3.11: Giao diện danh mục điểm chuẩn..................................................................................32
Hình 3.12: Giao diện Quản lý học sinh...........................................................................................33
Hình 3.13: Giao diện Phiếu thông tin học sinh..............................................................................34
Hình 3.14: Giao diện phiếu thông tin học sinh...............................................................................35
Hình 3.15: Giao diện Nhập hồ sơ từ các file Excel........................................................................35
Hình 3.16: Giao diện chọn nhập thông tin từ file Excel................................................................36
Hình 3.17: Giao diện Thêm mới hồ sơ học sinh.............................................................................37
Hình 3.18: Giao diện sửa hồ sơ học sinh........................................................................................37
Hình 3.19: Giao diện Danh sách học sinh chuyển trường............................................................38
Hình 2.21: Giao diện Chi tiết theo dõi chuyên cần........................................................................39

Hình 2.22: Giao diện thông tin kỷ luật học sinh.............................................................................40
Hình 3.23: Giao diện đăng ký nghỉ học dài hạn ............................................................................40
Hình 3.24: Giao diện thông tin học sinh bỏ học thôi học..............................................................41
Hình 3.25: Giao diện hạn kiểm học sinh.........................................................................................41
Hình 3.26: Giao diện thông tin kết xuất chuyển hồ sơ học sinh ...................................................42
Hình 3.27: Giao diện quản lý điểm..................................................................................................42
Hình 3.28: Giao diện đăng ký môn học cho các lớp......................................................................43
Hình 3.29: Giao diện xuất phiếu điền điểm học sinh.....................................................................44


Hình 3.30: Giao diện tính điểm và xếp loại....................................................................................45
Hình 3.31: Giao diện Thông tin điểm tổng kết...............................................................................45
Hình 3.32: Giao diện Học lực học sinh...........................................................................................46
Hinh 3.33: Giao diện kiểm tra và thi lại..........................................................................................46
Hình 3.34: Giao diện danh sách họ sinh dự thi..............................................................................48
Hình 3.35: Giao diện tìm kiếm thông tin học sinh..........................................................................49
Hình 3.36 : Giao diện tìm kiếm thông tin cá nhân.........................................................................50
Hình 3.37 : Giao diện kết quả tìm kiếm thông tin cá nhân............................................................50
Hình 3.38: Giao diện thống kê điểm chi tiết ...................................................................................51
Hình 3.39: Giao diện thống kê diểm kiểm tra, điểm thi.................................................................52
Hình 3.40: Giao diện thống kê chất lượng học kì ..........................................................................52
Hình 3.41: Giao diện thống kê chất lượng năm học......................................................................53
Hình 3.42: Giao diện thống kê học sinh bị kỷ luật.........................................................................53


CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HỒ SƠ
1.1.Khái niệm quản lý hồ sơ
- Quản lý hồ sơ bao gồm việc sắp xếp, thiết kế và xem xét lại các văn bản, hồ
sơ trong tổ chức. Nó liên quan đến việc phối hợp các nhiệm vụ, quản lý, bảo quản,
tiêu hủy trong sự hoạt động của một tổ chức .

- Hồ sơ học sinh là hệ thống tài liệu tổng hợp về học sinh phản ánh những
thông tin thiết yếu để quản lý quá trình học tập, sinh hoạt, rèn luyện của học sinh tại
trường. Hồ sơ học sinh bao gồm hồ sơ cụ thể của từng học sinh và bảng thống kê tình
hình học sinh.
1.2. Chức năng của việc quản lý học sinh
 Quản lý hồ sơ, lý lịch học sinh
 Quản lý điểm, quá trình học tập, rèn luyện học sinh
 Quản lý thi trong trường
1.3. Các nguyên tắc quản lý
Gồm các nguyên tắc sau : Nguyên tắc mục tiêu, thu hút sự tham gia của giáo
viên, học sinh , phụ huynh, kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, tiết kiệm và hiệu quả cao,
thích ứng linh hoạt, khoa học hợp lý, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh.
1.4. Yêu cầu vè quản lý hồ sơ học sinh
- Bảo đảm đầy đủ, chính xác và bổ sung kịp thời;
- Nắm chắc tình hình của mỗi học sinh, sinh viên và số liệu thống kê tổng hợp
về học sinh, sinh viên của từng trường;
- Thống nhất tiêu chí quản lý, mẫu biểu báo cáo; dễ bổ sung, dễ tìm kiếm, dễ
lưu trữ; thực hiện chế độ bảo mật theo quy định.
- Hồ sơ khi nhập trường của học sinh gồm có:
+ Học bạ cấp tiểu học;
+ Giấy khai sinh (hoặc bản sao hợp lệ);

1


+ Giấy tờ chứng nhận chế độ ưu tiên (hoặc bản sao hợp lệ) của các đối tượng
được cấp học bổng, trợ cấp và miễn giảm học phí theo quy định tại khoản 3, Điều 33,
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
+ Thẻ học sinh, sinh viên (mẫu quy định kèm theo).

- Hồ sơ theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên gồm có các
nội dung sau:
+ Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên bao gồm cả điểm học tập,
điểm kiểm tra thi kết thúc môn học, điểm rèn luyện theo học kỳ, năm học, khoá học;
+ Hình thức khen thưởng mà học sinh, sinh viên đạt được trong học tập,
nghiên cứu khoa học và tham gia các phong trào;
+ Hình thức kỷ luật và trách nhiệm pháp lý khác mà học sinh bị áp dụng trong
và ngoài trường;
+ Những thay đổi của học sinh, sinh viên như chuyển ngành, chuyển trường,
lưu ban, ngừng học, thôi học.
+ Tình hình đi làm thêm của học sinh, sinh viên thông qua sự giới thiệu của các
đơn vị trong trường;
+ Việc đóng học phí của học sinh;
+ Việc hưởng học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách, trợ cấp xã
hội của học sinh.
1.5. Các công việc cần làm khi quản lý hồ sơ học sinh
- Tiếp nhận hồ sơ học sinh: Bộ phận Hành chính tiếp nhận hồ sơ học sinh, tiếp
nhận hồ sơ của từng cá nhân học sinh. Kiểm tra hồ sơ học sinh và yêu cầu bổ sung đầy
đủ các loại giấy tờ cần thiết khi có thiếu sót.

2


- Phân loại hồ sơ học sinh: Sau khi tiếp nhận hồ sơ học sinh tiến hành phân loại
hồ sơ theo: Khoa, chuyên ngành, lớp…
- Lập danh sách biên chế lớp, khóa: Tham mưu cho Hiệu trưởng quyết định
danh sách học sinh theo chuyên ngành, lớp.
- Phê duyệt: Hiệu trưởng phê duyệt quyết định biên chế lớp, khóa.
- Cập nhật và bổ sung các thông tin mới của học sinh: Họ và tên, Ngày tháng
năm sinh, Dân tộc, Tôn giáo, giới tính, Quê quán… Điểm.

- Lưu trữ hồ sơ: Bộ phận Văn thư và các đơn vị liên quan tiến hành lưu trữ hồ
sơ và bảo quản hồ sơ học sinh.
- Học sinh nhận lại hồ sơ sau khi tốt nghiệp: Hồ sơ học sinh tiếp nhận gồm đầy
đủ giấy tờ khi giao nộp ban đầu và có các loại giấy tờ bổ sung thêm.
1.6. Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và Internet, việc
ứng dụng các thành tựu nghiên cứu của công nghệ thông tin vào hoạt động công tác
quản lý hành chính nhà nước đã đem lại không ít những thành công và hiệu quả to lớn.
Với công việc quản lý hồ sơ sổ sách, tài liệu, các báo cáo, số liệu thì người cán bộ
quản lý phải khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để
quản lý hồ sơ, các báo cáo mang tính chuyên nghiệp hơn, khi cần người quản lý có thể
lấy bất cứ lúc nào và tìm một cách nhanh nhất.…
- Quản lý hồ sơ, tài liệu một cách khoa học, hệ thống hơn, theo dõi các hồ sơ cụ
thể và chi tiết hơn.
- Cán bộ quản lý không phải ghi chép vất vả, điều chỉnh bôi xoá khi thay đổi
thông tin, có thể cập nhật dễ dàng, chỉnh sửa nội dung theo chủ ý của mình.
- Cập nhập thông tin mọi lúc mọi nơi.
1.7. Giới thiệu phần mềm quản lý học sinh VEMIS
- Mục tiêu của Vemis
- Chuẩn hóa các quy trình quản lý học sinh.
- Tích hợp dữ liệu của giáo viên và học sinh
- Tối ưu hóa việc tổ chức thông tin quản lý học sinh trong trường học hiện nay
- Tăng cường kỹ năng thông tin về học sinh cho giáo viên.

3


- Phạm vi áp dụng :
- Được áp dụng và triển khai chủ yếu cho các trường tiểu học đến trung học
phổ thông trên toàn quốc.

- Đối tượng sử dụng phần mềm giáo viên và ban giám hiệu nhà trường.
- Đối tượng quản lý là Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo ngành GD-ĐT của
địa phương.
- Cấu trúc chung của phần mềm.
Các công cụ quản lý hoặc thu thập dữ liệu giáo dục hiện thời được phát triển tự
phát, nhỏ lẻ nhằm giải quyết các tác nghiệp đơn trên một qui mô cục bộ. Với cùng một
bài toán nghiệp vụ, các đơn vị phát triển khác nhau sử dụng các qui chuẩn khác nhau.
Bất cập lớn nhất của các phần mềm này là không thể tổng hợp và cung cấp thông tin
lên các cơ quan quản lý cấp trên.
Từ năm 2006 đến 2012, với sự hỗ trợ của Cộng đồng châu Âu (EU), Bộ GDĐT
đã triển khai thực hiện Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM). Một trong
những mục tiêu trọng tâm của Dự án là xây dựng một hệ thống công cụ quản lý thông
tin chuẩn mực để sử dụng thống nhất trong ngành (EMIS, PMIS và VEMIS). Trong
bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực triển khai các hoạt động cải cách hành chính, tin học
hóa quản lý, Hệ thống công cụ quản lý thông tin giáo dục thống nhất sẽ đóng vai trò
quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý trung ương, địa
phương và các cơ quan quản lý giáo dục thực hiện các chức năng quản lý trên cơ sở
một hệ thống dữ liệu tin cậy, kịp thời, thống nhất chuẩn mực theo cả chiều dọc và
chiều ngang; phục vụ nhu cầu quản lý đa tầng, đa chiều của nhiều đối tượng tương
ứng với nhiệm vụ, chức năng riêng của từng bên.
Việc triển khai thực hiện thống nhất Hệ thống thông tin giáo dục nhằm đổi mới
quy trình thu thập, quản lý, lưu trữ, cung cấp và phổ biến thông tin giáo dục; đảm bảo
độ chính xác của dữ liệu; giảm chi phí và tiết kiệm các nguồn lực dành cho việc thu
thập thông tin giáo dục của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua nguyên tắc dữ
liệu được nhập một lần bởi các cơ sở giáo dục và được sử dụng nhiều lần bởi các cơ
quan có liên quan. Hệ thống này được coi là cơ sở nền tảng để xây dựng và hoàn thiện
Cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục. Hệ thống sẽ hỗ trợ việc khai thác, tìm
kiếm thông tin giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc. Cơ sở dữ liệu

4



quốc gia về giáo dục sẽ tích hợp, phân tích và phổ biến cho các bên quan tâm nhằm
đưa ra các quyết định hỗ trợ giáo dục một cách hiệu quả và đúng mục tiêu.
Ngày 13 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết
định số 558/QĐ-BGDĐT về việc sử dụng thống nhất phần mềm VEMIS trong các
trường phổ thông nhằm xây dựng Cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục. Theo
Quyết định, Hệ thống phần mềm quản lý trường học VEMIS có các phân hệ sau:
1.

Phân hệ Quản lý học sinh;

2.

Phân hệ Quản lý thư viện;

3.

Phân hệ Quản lý thiết bị;

4.

Phân hệ Quản lý nhân sự;

5.

Phân hệ Quản lý giảng dạy;

6.


Phân hệ Quản lý tài chính –tài sản;

7.

Phân hệ giám sát – đánh giá (M&E);

Sử dụng hệ thống này, hiệu trưởng sẽ tiết kiệm được thời gian trong việc nắm
bắt và giám sát diễn biến và kết quả các hoạt động trong nhà trường và chuẩn bị các
báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. Nếu thông tin được cập nhập đầy đủ vào hệ thống,
các hiệu trưởng sẽ có được các thông tin chính xác về tình trạng hoạt động của cả
trường, chất lượng giáo dục của từng khối, lớp, giáo viên để từ đó đưa ra các quyết
định điều chỉnh thích hợp.
Để hỗ trợ người sử dụng một cách thiết thực, trong phạm vi cuốn sách này,
chúng tôi không đề cập đến những kiến thức và kỹ năng cơ bản của máy tính và hệ
thống mạng mà chỉ giới thiệu những thao tác cơ bản nhất phục vụ cho việc sử dụng
phần mềm VEMIS để phục vụ người sử dụng thực hiện những công việc hàng ngày.
Trong quá trình thực hiện, chắc chắn sẽ có những khó khăn nảy sinh liên quan
đến người sử dụng. Yêu cầu đặt ra đối với tất cả những người tham gia vào hệ thống
là cần hiểu rõ các lợi ích to lớn và lâu dài của việc sử dụng hệ thống VEMIS để sử
dụng vào các lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Việc tiếp cận để làm chủ hệ thống
này là một yêu cầu mang tính thách thức, nhưng lại là đòi hỏi mang tính cấp bách
nhằm đáp ứng những nhu cầu quản lý mới đang ngày càng gia tăng.
- Phân hệ quản lý học sinh.

5


Phân hệ quản lý học sinh ( VEMIS_Student) là một trong 7 phân hệ của hệ
thống quản lý thông tin trường học VEMIS. Ngoài tính năng quản lý các thông tin của
học sinh, phân hệ này còn giải quyết tốt bài toán quản lý quá trình học tập của HS.

Trách nhiệm nhập điểm HS có thể được quy định khác nhau tùy theo hoàn cảnh và
đặc điểm của từng trường. Có nơi có thể nhập tập trung ( từ các máy tính trong mạng
LAN của nhà trường) hoặc nhập theo các file Excel để đọc vào chương trình.
VEMIS_student có thể ứng dụng cho hầu hết các loại hình trường phổ thông ở
Việt Nam,kể cả các trường đa cấp, trường DTNT và TTGDTX. Để chương trình đáp
ứng tốt với từng loại hình trường, người sử dụng cần nắm vững các nguyên tắc làm
việc cơ bản trong phân hệ quản trị hệ thống để thiết lập chính xác các tham số cho
trường mình.
Phân hệ quản lý học sinh sử dụng tài nguyên chung từ phân hệ quản trị hệ
thống và cung cấp danh sách lớp học cho phân hệ quản lý giảng dạy, danh sách học
sinh cho phân hệ quản lý thư viện, quản lý thiết bị và kết xuất ra hồ sơ.
* Phần mềm quản lý học sinh VEMIS .
Giao diện được chia làm 2 phần chính : thực đơn(menu) chương trình và thanh
trạng thái.
Thực đơn chứa các chức năng chính của chương trình.
Hệ thống : Là những chức năng liên quan đến những thao tác thuộc về
người quản trị chương trình như :
+ Kết nối máy chủ CSDL
+ Đăng ký các tham số thường dùng.
+ Kết xuất dữ liệu lên cấp trên.
+ Kết xuất hồ sơ của trường.
-

Khối học/lớp học : Gồm các chức năng liên quan đến các công việc chuẩn

bị năm học mới như :
+ Tạo lớp học theo khối
+ Nhập danh sách trúng tuyển.
+ Phân lớp cho học sinh.
+ Sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự ABC và in.

+ Kết chuyển lớp.

6


-

Hồ sơ học sinh : Là chức năng liên quan đến việc đưa dữ liệu vào CSDL

của chương trình và cập nhật thông tin hồ sơ học sinh, bao gồm các chức năng mà
NSD thao tác trên đó nhiều lần. Các chức năng bao gồm :
+ Xuất hồ sơ ra Excel.
+ Nạp hồ sơ từ Excel.
+ Nạp và sửa hồ sơ ban đầu.
+ Nạp ảnh học sinh
+ Chuyên cần.
+ Khen thưởng - kỉ luật.
+ Đăng kí chuyển trường.
+ Đăng kí chuyển lớp.
+ Đăng kí nghi học dài hạn.
+ Đăng kí đi học trở lại.
-

Ban học / Môn học : Gồm chức năng đăng ký ban học, môn miễn giảm,

môn khuyến khích cho học sinh.
+ Học sinh – Ban học
+ Khối lớp – Môn miễn giảm.
+ Lớp học – Môn miễn giảm.
+ Học sinh – Môn miễn giảm.

+ Khối lớp – Môn khuyến khích.
+ Lớp học – Môn khuyến khích.
+ Lớp học – Môn khuyến khích.
+ Học sinh – Môn khuyến khích.
+ Học sinh – Môn ngoại ngữ.
-

Kiểm tra và thi : Gồm chức năng hỗ trợ việc lập danh sách kiểm tra cũng

như các kỳ thi trong trường học.
+ Đăng ký kỳ thi.
+ Nhóm thi.
+ Xếp phòng thi cho học sinh.
+ Nhập học sinh bỏ thi.
+ Xuất hồ sơ thi để nhập điểm.
+ Nhập điểm thi.

7


-

Thống kê báo cáo : là chức năng kết xuất số liệu từ dữ liệu đầu vào đã thu

thập được.
-

Trợ giúp : là chức năng hỗ trợ NSD trong suốt quá trình làm việc với

chương trình. Chức năng Trợ giúp hỗ trợ NSD hiểu thêm các chức năng khi cần và

thông tin về chương trình giúp xác định phiên bản chương trình đang sử dụng.
* Ứng dụng phần mềm VEMIS vào sử dụng quản lý điểm.
Thực hiện công việc này cho toàn bộ các lớp, sao cho danh sách học sinh
trong máy khớp với danh sách học sinh trong sổ điểm. Mục đích của việc này
nhằm làm cho danh sách học sinh trong máy giống như trong sổ điểm để khi nhập
điểm vào cho chính xác và nhanh chóng.
Quản lý điểm học sinh được lưu trữ trên sổ, hồ sơ học sinh, chưa có phần mềm
hoặc tiện ích nào dùng để quản lý.
Mỗi giáo viên bộ môn có một sổ điểm riêng ( sổ điểm cá nhân ) để ghi điểm
của bộ môn/ lớp. Giáo viên bộ môn có thể trực tiếp cho điểm vào sổ điểm lớp ( sổ
điểm theo quy định của bộ GD & ĐT) nếu thấy điểm đó không cần phải thay đổi nữa.
Định kỳ, giáo viên bộ môn căn cứ sổ điểm lớp để tổng hợp điểm.
Mỗi lớp có một sổ điểm lớp ghi tất cả các môn học và điểm tổng kết định kì
trong năm học.
Mỗi loại điểm có hệ số riêng hệ số 1, hệ số 2 , hệ số 3 tương ứng kiểm tra
miệng và 15 phút, kiểm tra 1 tiết hoặc thực hành, kiểm tra học kỳ.
-

Kết thúc học kỳ I giáo viên thường phải thực hiện những công việc như sau

-

Tổng hợp bảng điểm trung bình và hạnh kiểm của học kỳ I.

-

Tổng hợp danh sách học sinh được khen thưởng.

-


Viết điểm các môn học và sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình.

-

Báo cáo lên cấp trên

-

Ghi học bạ học kỳ I.

-

Kết thúc học kỳ II giáo viên thường phải thực hiện những công việc sau :

-

Tổng hợp bảng điểm trung bình học kỳ II và cả năm.

-

Tổng hợp danh sách học sinh đề nghị khen thưởng.

-

Tổng hợp danh sách học sinh thi lại và gửi lên nhà trường.

-

Tổng hợp danh sách học sinh không đủ điều kiện lên lớp.


-

Viết điểm các môn học vào sổ liên lạc gửi về gia đình học sinh.

8


-

Đối với học sinh lớp 9 tổng hợp danh sách học sinh đủ hoặc không đủ điều

kiện tốt nghiệp.
+ Đối với nhà trường
-

Xét duyệt và công bố kết quả đánh giá, xếp loại theo định kỳ ( kỳ I, kỳ II và

cả năm) có danh sách chi tiết từng học sinh toàn trường.
-

Tổng hợp danh sách học sinh đề nghị công nhận tốt nghiệp THCS

-

Báo cáo thống kê theo mẫu của bộ phận chuyên môn và bộ phận tổng hợp

phòng GD&ĐT.
+ Chức năng và ứng dụng
- Yêu cầu
-


Hệ thống phải hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý điểm của trường, đảm

bảo các yêu cầu sau :
-

Hệ điều hành Window XP, Offic 2003.

-

Máy tính có cấu hình cài đặt và chạy được Microsoft Excel 2003.

-

Đơn giản, dễ sử dụng

-

Phần mềm cho phép người sử dụng có trình độ tin học chỉ ở mức biết soạn

thảo văn bản.
- Hiệu quả :
Phần mềm giải quyết được cơ bản các yêu cầu về quản lý điểm của học
sinh trong nhà tường THCS.
Thiết kế chạy trên môi trường Microsoft Excel 2003 gần gũi, dễ thao tác
đối với người dùng.
Cho phép nhập điểm, xuất mẫu nhập điểm, đọc điểm trở lại chương trình
để cho ra kết quả chung.
Sau khi ghép nối dữ liệu chương trình tự động tính toán và cho ra kết quả
cuối cùng học kỳ I, học kỳ II, cả năm.

Đảm bảo cung cấp dữ liệu cho các mẫu báo cáo, thống kê và in ấn theo yêu
cầu của chuyên môn, nhà trường và phòng giáo dục.
Xuất, in sổ điểm cá nhân cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm…
In kết quả ghi học bạ cho các giáo viên bộ môn và GVCN được thuận tiện.
Tự động tổng hợp kết quả học tập.
Tự động tính điểm trung bình, xếp loại học lực học kỳ và cả năm.

9


Tự động đánh giá học sinh lên lớp, ở lại, thi lại, danh hiệu thi đua…
In phiếu báo kết quả học tập cho mỗi học sinh.
Thống kê kết quả điểm theo bài kiểm tra, theo môn học , theo khối lớp.
Thống kê kết quả học tập của học sinh theo lớp học
+ Tất cả các thao tác dành cho người dùng được thiết lập tại giao diện của
chương trình. Chương trình được sắp xếp thành 3 khối công cụ chính.
-

Khối công cụ khởi tạo và nhập thông tin ban đầu :

Phân công giảng dạy ; Danh bạ học sinh ( KI, KII) , bỏ học, chuyển đi,…
-

Khối công cụ tương tự với các môn học:

Các môn : Toán, Lý , Hóa, Sinh, Văn, Anh văn, Sử, Địa, GDCD, CN , TDuc,
Nhạc, MT, Tin.
Công cụ thống kê kì I và cả năm.
-


Khối công cụ xem, in kết quả, thống kê và phiếu điểm học sinh theo từng

thời điểm.
Phân công giảng dạy .
-

Khai báo

-

Tên trường, vào ô tương ứng.

-

Năm học, vào ô tương ứng.

-

Tên lớp : Nhập vào ô tương ứng.

-

Nhập họ và tên giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm học kỳ I

-

Khai báo :

-


Tên trường, vào ô tương ứng.

-

Năm học, vào ô tương ứng.

-

Tên lớp, nhập vào ô bên phải chữ LỚP.

-

Nhập họ và tên giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm học kỳ I hoặc học

-

Khởi tạo hệ thống và các thành phần làm việc.

-

Bấm hợp phím Ctrl + S chọn nơi lưu trữ tập tin vừa nhập dữ liệu.

-

Khởi tạo sổ điểm bộ môn :

kỳ II.

+ Chọn lần lượt các môn bằng cách click chuột vào nút tương ứng môn nào
chương trình sẽ xuất sổ điểm cá nhân môn đó và tự động lưu trong thư mục người

dùng và lưu tập tin ban đầu.

10


+ Có 2 cách nhập điểm, nhập trực tiếp trên chương trình thông qua các nút từng
môn tương ứng trong giao diện hoặc nhập vào sổ điểm cá nhân vừa xuất rồi nạp lại
chương trình. Quá trình nạp lại chương trình cũng giống như xuất sổ điểm ra, chỉ cần
nhập xong các môn rồi lưu lại thư mục có tập tin chương trình ( không được sửa tên
tập tin sổ điểm bộ môn ) chương trình sẽ tìm tập tin tương ứng môn rồi cập nhật và tự
động tính điểm.
-

Phần xuất, nhập danh sách học sinh và hạnh kiểm cần chú ý những đặc

điểm sau :
+ Không nhập số thứ tự, nhập ngày sinh theo quy ước có dấu (‘) ở phía bên trái
ví dụ :’01/01/2001.
+ Đến cuối học kỳ I hoặc học kỳ II nhập xếp loại hạnh kiểm học sinh.
+ Chuyển đi, bỏ học : Thực hiện tương tự như trên, tuy nhiên không được thay
đổi vị trí học sinh trong danh sách, vì nếu như thế sẽ không chính xác điểm của học
sinh tương ứng. Chỉ xóa bỏ tên những học sinh chuyển đi, bỏ học ở danh sách tương
ứng theo từng thời điểm.
* Ứng dụng phần mềm VEMIS vào thực hiện việc quản lý khối học/ lớp học.
-

Nhập danh sách học sinh trúng tuyển.

+ Mục đích :
Hỗ trợ nhập học sinh trúng tuyển đầu cấp theo năm học, lưu trữ để thống

kê báo cáo loại học sinh nhập trường. Tập tin mẫu này có thể sao chép dễ dàng và có
thể thao tác nhập trên bất kỳ máy tính nào cài đặt chương trình Excel.
+ Cách thức thực hiện.
Chọn “Khối học/lớp học -> Nhập danh sách học sinh trúng tuyển” xuất hiện
giao diện cho phép NSD xuất mẫu để nhập danh sách trúng tuyển và nhập danh sách
trúng tuyển từ mẫu.
-

Lập danh sách lớp học theo từng khối,

+ Mục đích :
Hàng năm, tùy theo chỉ tiêu được giao, nhà trường sẽ tiến hành cơ cấu lại số
lượng lớp học ( thêm hoặc bớt số lượng lớp)
+ Cách thức thực hiện.
Chọn “ Khối học/ lớp học-> lập danh sách lớp học theo khối “ xuất hiện giao
diện để NSD tiến hành thêm mới sửa, xóa lớp học.

11


-

Phân học sinh vào lớp học.

+ Mục đích : Sau khi có kết quả tuyển sinh, NSD tiến hành lựa chọn học sinh
để phân lớp, phân lớp theo tỷ lệ nam, nữ, theo phường xã, hoặc theo điểm trúng tuyển
( tùy theo cách bố trí của từng trường)
+ Cách thức thực hiện.
Bước 1 : Chọn “Khối học/ lớp học -> phân lớp cho học sinh” xuất hiện giao
diện cho phép lựa chọn học sinh theo điều kiện.

Bước 2 : Chọn Lớp , chọn học sinh đủ điều kiện từ danh sách và chọn để phân
lớp. Trường hợp chọn nhầm nhấn vào dấu mũi tên quay lại.
-

Kết chuyển học sinh lên lớp / lưu ban

+ Mục đích : thực hiện kết chuyển học sinh được lên lớp và kết chuyển học
sinh lưu ban của năm cũ vào lớp của năm học mới.
+ Các bước thực hiện.
Bước 1 : Khởi động phân hệ quản lý hệ thống để khai báo năm học mới.
Bước 2 : Tạo lớp cho năm học mới.
Bước 3 : Chọn “ Khối học / Lớp học -> Danh sách kết chuyển lớp “
-

Đánh giá xếp loại học sinh .

+ Mục đích :
- Xử lý kết quả học tập môn học, đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm cuối
học kỳ, năm học.
- Hệ thống biểu mẫu báo cáo hoàn chỉnh, đáp ứng hầu hết yêu cầu báo cáo
chuyên môn phục vụ công tác quản lý.
- Nhiều công cụ hỗ trợ nhằm tăng cường công tác quản lý & kiểm soát quá
trình vận hành trên cơ sở phân công chuyên môn và phân phối chương trình các môn
học.
- Tích hợp tiện ích công bố kết quả học tập rèn luyện hạnh kiểm lên môi
trường internet và nhắn tin qua điện thoại di động.
+ Đặc điểm nổi trội:
- Dễ tiếp cận, dễ sử dụng với giao diện đồ họa, đẹp, thân thiện. Sử dụng tiếng
việt, dễ hiểu, thao tác ít, đơn giản, đạt kết quả nhanh.
- Dễ triển khai trên một hệ thống mạng cục bộ, ( nhiều máy tình cho nhiều

người tác nghiệp cùng lúc) hoặc chỉ với một máy tính có cấu hình trung bình.

12


- Nền tảng kỹ thuật tiên tiến được xây dựng và phát triển trên nền tảng công
nghệ .NET Framework, tổ chức lưu trữ cơ sở dữ liệu trên SQL Server, hỗ trợ font
Unicode toàn diện, tương thích hoàn toàn với máy tính sử dụng hệ điều hành
Windows XP trở lên
- Một giải pháp cho tất cả
VEMIS cung cấp một quy trình xử lý, kiểm soát và quản lý toàn diện từ khâu
tiếp nhận học sinh đầu cấp cho đến khi hoàn thành chương trình học tập tại trường.
VEMIS cung cấp đầy đủ thông tin dữ liệu cần thiết cho việc phân tích, báo cáo
và tổng hợp hai mặt giáo dục trong phạm vi hoạt động dạy và học của nhà trường
VEMIS cung cấp các phương tiện cần thiết nhằm giải quyết các yêu cầu trong
công tác lưu trữ, khai thác dữ liệu và công bố thông tin có kiểm soát. Việc kết chuyển
dữ liệu từ năm học trước sang năm học sau, đảm bảo yêu cầu quản lý liên tục và có
tính kế thừa.
Thực hiện công việc này cho toàn bộ các lớp, sao cho danh sách học sinh
trong máy khớp với danh sách học sinh trong sổ điểm. Mục đích của việc này
nhằm làm cho danh sách học sinh trong máy giống như trong sổ điểm để khi nhập
điểm vào cho chính xác và nhanh chóng.

13


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ HỌC SINH TẠI
TRƯỜNG THCS ĐÔNG HƯNG – LỤC NAM – BẮC GIANG
2.1. Giới thiệu về trường THCS Đông Hưng
Trường THCS là cơ quan chuyên môn, giúp UBND xã thực hiện quản lý nhà

nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của chính phủ. Đồng thời trường THCS
chịu sự quản lý của phòng GD & ĐT huyện về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định
của luật giáo dục và điều lệ trường học của Bộ giáo dục và đào tạo.
Trường THCS Đông Hưng được thành lập năm 1965. Tiền thân là trường Phổ
thông cơ sở Đông Hưng (1965-1995). Từ năm 1995 đến nay, trường được tách theo
Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh và mang tên trường THCS Đông Hưng.
Vị trí của trường : Thôn Quan 1- Xã Đông Hưng- Huyện Lục Nam- Tỉnh Bắc
Giang. Trường nằm ở phía Tây của Huyện Lục Nam, cách trung tâm huyện 9km. Nhìn
lại 50 năm xây dựng và trưởng thành gần một nửa thế kỷ, trường THCS Đông Hưng
có một chặng đường lịch sử nhiều thành tích vẻ vang nhưng cũng đã trải qua biết bao
khó khăn, thử thách. Từ ngày đầu thành lập năm 1965, trường được đặt tại xóm Đồng
Dầu - xã Đông Hưng chỉ có 02 lớp học: 01 lớp 5; 01 lớp 6 với 52 học sinh; 01 hiệu
trưởng; 06 đ/c cán bộ giáo viên.
Năm 1995 đến nay trường được chuyển về xây dựng và phát triển tại xóm
Quan 1, xã Đông Hưng, Huyện Lục Nam .
Từ khi thành lập trường tháng 8/1965 đến nay, trường THCS Đông Hưng có 4
thầy(cô) làm Hiệu trưởng nhà trường :
1. Thầy : Nguyễn Hựu - Hiệu trưởng từ năm 1965-1980
2. Thầy : Bùi Văn Thuế - Hiệu trưởng từ năm 1981-1991
3. Thầy : Nguyễn Chí Lâm - Hiệu trưởng từ năm 1992-2008
4. Thầy : Lê Văn Tuấn - Hiệu trưởng từ năm 2008 đến nay
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, trường đã có cơ sở vật chất khang
trang; với 20 phòng học cao tầng, 05 phòng học bộ môn, 01 phòng thư viện chuẩn, 01
phòng tin học, 01 phòng truyền thống, 01 phòng đoàn đội; khu hiệu bộ đầy đủ phòng
làm việc của BGH, tổ chuyên môn, tổ hành chính và phòng họp .

14


Tổng diện tích nhà trường có 10.920m2 với 20 lớp và 456 học sinh, 40 cán bộ,

giáo viên, nhân viên. Khuôn viên của nhà trường luôn xanh- sạch- đẹp; Có bồn hoa,
cây cảnh thoáng mát tạo môi trường xanh suốt 4 mùa. Tự hào về truyền thống hiếu
học của một miền quê có truyền thống lao động cần cù, yêu nước bất khuất chống giặc
ngoại xâm, các thế hệ giáo viên học sinh của mái trường yêu dấu này không ngừng
học tập, rèn luyện đã thành danh, giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, nhà nước,
quân đội từ trung ương đến địa phương .
Năm 2008 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia và tổ chức kỷ
niệm 50 năm thành lập trường, các thế hệ giáo viên và 50 khóa học sinh, các thế hệ
học trò đã vui mừng gặp gỡ cùng ôn lại truyền thống nhà trường, sống lại cảm xúc
thuở học trò, 50 năm thầy trò trường THCS Đông Hưng luôn nỗ lực phấn đấu trong
suốt nhiều năm trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến. Đội ngũ cán bộ giáo viên
đã đạt chuẩn 100%(trên chuẩn 60), đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nâng cao chất
lượng. Nhà trường đã góp phần một phần không nhỏ làm nên diện mạo của nền giáo
dục địa phương qua các thời kỳ.
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan
2.2.1. Nhiệm vụ chủ yếu của trường THCS Đông Hưng
- Quản lý và chỉ đạo trực tiếp giáo viên và học sinh thuộc trường THCS Đông
Hưng theo điều lệ trường trung học, chỉ đạo công tác dạy và học, thực hiện các quy
định về mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ,
xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị trường học, sử dụng có hiệu quả SGK và đồ
dùng dạy học, hướng dẫn giáo viên sử dụng tài liệu, thực hiện quy chế thi cử theo
thẩm quyền.
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, việc thực hiện các quy định
của ngành, việc thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, cần thực
hiện tốt quy chế chuyên môn đối với đội ngũ của trường.
- Nhà trường giúp địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự
nghiệp giáo dục bậc THCS trên địa bàn xã bao gồm quy mô, trường lớp, biên chế đội
ngũ, ngân sách chi cho thường xuyên và ngân sách chi cho mua sắm, sửa chữa, xây
dựng. Tham mưu với UBND xã, phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã để
làm công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng PCGDTHCS.


15


- Tổ chức và chỉ đạo việc bồi dưỡng đội ngũ.Tổ chức triển khai và thực hiện
các văn bản quy phạm về luật giáo dục, chỉ đạo thực hiện điều lệ trường THCS.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục
của địa phương theo quy định của nhà nước .
- Tổ chức nghiên cứu tài liệu tham khảo để nâng cao tay nghề, đúc rút kinh
nghiệm, đẩy mạnh phong trào thi đua "Hai tốt", xét và đề nghị khen thưởng cho tập
thể và cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua, đề nghị xét tặng danh hiệu tôn
vinh giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.
- Chỉ đạo xây dựng mối quan hệ: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Nhà trường
có trách nhiệm chủ động phối hợp với các lực lượng GD để thực hiện mục tiêu
nguyên lý giáo dục. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa Nhà
trường - Gia đình - Xã hội. Huy động mọi lực lượng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục,
xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh góp phần thực hiện
công tác xã hội hoá giáo dục.

16


2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Hội đồng trường

Chi bộ Đảng
Công đoàn

Hội đồng TĐ-KT


HIỆU TRƯỞNG

Chi đoàn

Hội đồng kỷ luật

Liên đội

Hội cha mẹ học sinh

PHÓ HIỆU
TRƯỞNG 1

TỔ KHOA
HỌC XÃ
HỘI

PHÓ HIỆU
TRƯỞNG 2

TỔ VĂN
PHÒNG

TỔ KHOA
HỌC TỰ
NHIÊN

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy trường THCS Đông Hưng
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

a. Chi bộ Đảng
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong trường học thể hiện ở các quan điểm,
đường lối, chủ trương trong khuôn khổ Hiến pháp – Pháp luật, theo Điều lệ Đảng và
các Nghị quyết của Đảng.
- Đảm bảo chế độ sinh hoạt, xây dựng nội dung thiết thực.
- Làm tốt công tác phát triển đảng viên và bồi dưỡng cán bộ kế cận.
- Chỉ đạo, giám sát, điều hành hoạt động của các tổ chức trong nhà trường.

17


×