TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
------
PHẠM VĂN HOAN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐĂNG KÍ THỰC TẬP
CHO TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VIỆT BẮC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
THÁI NGUYÊN, THÁNG 06 NĂM 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
------
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐĂNG KÍ THỰC TẬP CHO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC
Sinh viên thực hiện : PHẠM VĂN HOAN
Lớp
: HTTT-K10A
Giáo viên hướng dẫn: ThS. VŨ THỊ THÚY THẢO
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
Những nội dung của đồ án này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của cô giáo hướng dẫn: Ths. Vũ Thị Thúy Thảo.
Mọi tham khảo trong đồ án này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,em xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
1
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa
Công nghệ thông tin, cùng các thầy cô của Trường Đại học Công nghệ thong tin và
Truyền thông đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiện quý báu
và đã khích lệ, hỗ trợ nhiều mặt cho em trong suốt năm năm đại học chuẩn bị hành
trang vào đời.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Vũ Thị Thúy Thảo, người
luôn sẵn sàng và tận tình hướng dẫn giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình
thực hiện đồ án.
Cuối cùng, tôi cảm ơn tập thể lớp HTTT – K10A đã gắn bó, chia sẻ là nguồn
động viên to lớn giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời gian học tập và
thực hiện đề tài này.
Mặc dù, đã cố gắng hoàn thành đồ án trong phạm vi và khả năng cho phép
nhưng chắc sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của các Thầy Cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..............................................................................................................3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................6
1.1. Một số khái niệm liên quan đến ứng dụng web. ............................................6
1.2. Quy trình phát triển phần mềm nguồn mở.....................................................7
1.3. Kiến thức tổng quan về PHP.........................................................................9
1.3.1. Các khái niệm và định nghĩa................................................................10
1.3.2. Cấu trúc cơ bản....................................................................................13
1.4. Giới thiệu ngôn ngữ MySQL. .....................................................................13
1.4.1. Các định nghĩa.....................................................................................13
1.4.2. Các lệnh thông dụng. ...........................................................................14
1.5. Kết hợp PHP và MySQL trong ứng dụng Web. ..........................................15
1.6. Tổng quan về Wordpress. ...........................................................................16
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT - PHÂN TÍCH - THIẾT KẾ HỆ THỐNG ....................20
2.1. Khảo sát hệ thống .......................................................................................20
2.1.1. Khát quát lịch sử và thành tích.............................................................20
2.1.2. Quy trình đăng ký................................................................................22
2.1.3. Nhược điểm của hệ thống cũ và yêu cầu phát sinh hệ thống mới. ........23
2.2. Phân tích hệ thống. .....................................................................................25
2.2.1. Xác định các tác nhân..........................................................................25
2.2.2. Đặc tả các ca sử dụng. .........................................................................27
2.2.3. Ca sử dụng đăng kí đề tài.....................................................................28
2.2.4. Ca sử dụng nhập đề tài. .......................................................................30
2.2.5. Ca sử dụng duyệt đăng ký....................................................................31
2.2.6. Ca sử dụng quản lý giảng viên.............................................................33
2.2.7. Ca sử dụng quản lý sinh viên. ..............................................................36
2.2.8. Ca sử dụng quản lý đợt thực tập. .........................................................38
2.2.9. Ca sử dụng quản lý đăng ký đề tài. ......................................................40
2.2.10. Các ca sử dụng khác. .........................................................................41
3
2.2.11. Xác định các lớp của hệ thống. ..........................................................44
2.2.12. Xây dựng biểu đồ trình tự cho các ca sử dụng....................................49
2.2.13. Biểu đồ lớp. .......................................................................................55
2.3. Thiết kế phác họa giao diện trang chủ.........................................................58
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH. .............................60
3.1. Yêu cầu phần mềm. ....................................................................................60
3.2. Xây dựng chương trình...............................................................................60
3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu.......................................................................60
3.2.2. Một số giao diện của phần mềm. .........................................................60
KẾT LUẬN...........................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................67
4
MỞ ĐẦU
Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc sẽ áp dụng chế độ đăng ký tín
chỉ trực tuyến và cho phép sinh viên có quyền lựa chọn lớp học phần và giáo viên
trong các kỳ học. Để nâng cao chất lượng học tập cho các sinh viên, đặc biệt là đối
với các học phần thực tập cũng cần phải có hệ thống đăng ký đề tài cho phép các
sinh viên đăng ký đề tài thực tập ngay trên hệ thống online. Do đó em đã chọn đề
tài “Xây dựng hệ thống quản lý đăng ký thực tập cho Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật Việt Bắc” để nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp này.
Đề tài gồm các nội dung sau:
-
Cơ sở lý thuyết.
-
Khảo sát- phân tích - thiết kế hệ thống quản lý đăng ký thực tập cho
trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Việt Bắc.
-
Xây dựng và cài đặt chương trình
Vì thời gian và trình độ có hạn chưa qua kinh nghiệm thực tế do vậy báo cáo
này chắc chắn có nhiều thiếu sót. Tuy nhiên em rất mong nhận được sự ủng hộ và góp
ý của các thầy cô giáo và các bạn để em đạt được kết quả tốt nhât.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phạm Văn Hoan
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số khái niệm liên quan đến ứng dụng web.
World Wide Web (WWW): Trong kỹ thuật phần mềm, một Ứng dụng web
hay Web application là một trình ứng dụng mà có thể tiếp cận qua web thông qua
mạng như Internet hay intranet. Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ
trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng
Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web
(web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin
(documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa
chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi
thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình của người xem. Người
dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với
các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình
tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.
Trình duyệt Web: Trình duyệt web là chương trình ứng dụng được cài đặt
tại máy người dùng để từ đó có thể truy cập vào các trang web trên internet. Có rất
nhiều trình duyệt web khác nhau, ví dụ như Internet Explorer (IE), Netscape
Navigator, Opera, MyIE2, Firefox, Google Chrome .v.v… Kỹ năng sử dụng trình
duyệt web sẽ rất quan trọng vì nó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng Internet, nhiệm vụ
gửi các yêu cầu tra cứu thông tin đến một web server. Nhận và hiển thị thông tin kết
quả trả về từ web server trên cửa sổ trình duyệt.
Máy chủ web – web server: Cung cấp dịch vụ web đa phương tiện phục vụ
nhu cầu trao đổi, chia sẻ, tìm kiếm thông tin của người sủ dụng. Nội dung của một
website được truyền tải tới người sử dụng thông qua trình duyệt web sử dụng giao
thức HTTP. Bất kỳ máy tính nào cũng có thể vào trong một dịch vụ web bằng cách
cài đặt phần mềm dịch vụ và kết nối internet.
Mô hình Client/Server: Mô hình client-server là một mô hình nổi tiếng
trong mạng máy tính, được áp dụng rất rộng rãi và là mô hình của mọi trang web
hiện có. Ý tưởng của mô hình này là máy con (máy khách) gửi một yêu cầu
6
(request) để máy chủ (người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về
cho máy khách.
Website: Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp trang
web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web
của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng
giao thức HTTP.
Trang web tĩnh: Là trang web sử dụng các đoạn mã HTML, ảnh, video,
Flash để tạo một giao diện cho trang web và tên file được lưu có phần mở rộng là:
.html hoặc .htm. Trong web tĩnh không có hệ cơ sở dữ liệu. Đối với một website
tĩnh, Khó thay đổi giao diện, khó thay đổi nội dung nếu như người quản lý trang
web không có kiến thức về HTML, và không có khả năng tương tác web.
Trang web động: Là web có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng để cung cấp thông
tin cho Website, điểm mạnh của web động so với web tĩnh là khả năng quản lý dữ
liệu web tốt, khả năng tương tác trên hệ thống web, dễ dàng cập nhật nội dung và
thêm các tính năng tiện ích quản lý cho doanh nghiệp và thân thiện với người dùng.
1.2. Quy trình phát triển phần mềm nguồn mở.
Phần mềm nguồn mở viết tắt là OSS (Open Source Software) có lịch sử phát
triển hàng chục năm, hiện nay nó đang trở thành trào lưu trên thế giới và tại Việt
Nam. OSS được hiểu là phần mềm hoặc hệ phần mềm cho phép người truy cấp có
thể truy cập một cách tự do đến mã nguồn và được quyền sửa đổi mã nguồn đó
Lợi ích của OSS đem lại có thể thấy rõ qua sự hình thành của cộng đồng
nguồn mở với các sản phẩn có giá trị cao trong thực tế và trong cả giá trị đào tạo.
Các mốc cơ bản về ý tưởng xây dựng OSS.
- 1940: Đã có những hoạt động chia sẻ mã nguồn khi làm vịêc trên máy tính
ENIAC, các hoạt động chia sẻ phần mềm dùng chung, các nghiên cứu có công bố
mã nguồn đính kèm
- 1970 – 1980: Donald Knulth phát triển hệ xử lý văn bản nguồn mở TeX.
- Richard Stallman đưa ra tuyên ngôn GNU (GNU is Not Unix): Các phần
mềm được hàng triệu người sử dụng (hệ điều hành, hệ soạn thảo văn bản...) là tài
sản văn hóa chung của nhân loại, cần được công khai mã nguồn miễn phí và xem
như PMNM.
7
- 1985: MIT công bố mã nguồn mở của X-Window (hệ thống giao diện cho
các HDH dòng UNIX) như là thành quả của dự án phát triển phần mềm dùng cho
đào tạo.
- 1991: Linus Torvalds viết phần nhân của hệ điều hành Linux và công khai
mã nguồn trên Internet. Từ đó bắt đầu một phong trào rầm rộ các tình nguyện viên
phát triển Linux.
- 1995: PMNM Apache Web Server 1.0 được công bố, ngay lập tức được
nhiều người dùng làm Web Server và tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến hiện nay.
- 1998: Netscape công bố mã nguồn Netscape Nagivator tạo cạnh tranh
kết quả là người dùng có lợi từ cả các trình duyệt nguồn mở miễn phí và trình
duyệt nguồn đóng (IE).
- Từ năm 1998 đến nay: phong trào PMNM đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều
nước với việc ca ngợi, đề cao Linux.
- Cộng đồng Linux đã đạt được những thành công nhất định trong các lĩnh
vực Network Server, Web Server.
Phần mềm nguồn mở và các hệ điều hành.
- Các hệ điều hành nguồn mở dòng Linux: Red Hat, OpenLinux, Debian,
ManDrake, SuSE, TurboLinux, VA Linux, Nirvana, Slackware…
- Các hệ điều hành nguồn mở dòng BSD: FreeBSD, NetBSD, OpenBSD
Phần mềm nguồn mở và các hệ quản trị CSDL.
+ Phần mềm nguồn mở cho cá nhân:
- Văn phòng: MS Office, Corel WordPerfect, Sun StarOffice, OpenOffice, Lyx,...
- Mail Client:
Netscape Messenger, MS Outlook, MS Internet Mail,
Qualcomm Eudora, Kmail,… (versions hỗ trợ S/MIME)
- Trình duyệt Web: MS IE, Netscape Navigator, Mozila, Opera, Konqueror,
Galeon, Nautilus,...
+ Phần mềm nguồn mở cho Server:
- Web: Apache (61,4%), MS IIS (28,5%), Sun iPlanet (2%), Zeus (1,4%)
- Thư điện tử: Cyrus IMAP, Postfix SMTP, Sendmail, Quickmail,
Fetchmail
8
- Xác thực: Cistron Radius
- Cấp địa chỉ động: ISC DHCP
- Tổ chức danh bạ: Michigan Univ. OpenLDAP
- Dịch vụ tên miền: ISC Bind
- Khác: Tomcat (Java servlet), Squid (proxy), Proftp (FTP)
+ Phần mềm nguồn mở và công cụ lập trình:
- Trình dịch: Borland Kylix (C++), GNU C, GNU C++, Sun JDK (Java),
PERL, PHP
- Web Portal: Borland Jbuilder, IBM WebSphere Studio Application
Developer, Sun J2EE
- Windows: Microsoft Visual Studio .Net
- Soạn trang Web: Webalizer
- Phát triển ứng dụng điểm-điểm: Sun JXTA
- Chuyển đổi: Sun LinCat (Linux Compatibility Assurance Toolkit)
+ Các hệ phần mềm mở phổ biến:
- Linux
- Apache
- PHP
- MySQL
1.3. Kiến thức tổng quan về PHP.
PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ script trên server được thiết kế để
dễ dàng xây dựng các trang Web động. Mã PHP có thể thực thi trên Webserver để
tạo ra mã HTML và xuất ra trình duyệt web theo yêu cầu của người sử dụng. Có
nhiều lý do khiến cho việc sử dụng ngôn ngữ này chiếm ưu thế:
- Mã nguồn mở (open source code)
- Miễn phí, download dễ dàng từ Internet.
- Ngôn ngữ rất dễ học, dễ viết.
- Mã nguồn không phải sửa lại nhiều khi viết chạy cho các hệ điều hành từ
Windows, Linux, Unix
9
1.3.1. Các khái niệm và định nghĩa.
a. Biến trong PHP:
Biến là vùng nhớ dữ liệu tạm thời, giá trị có thể thay đổi được. Biến được
bắt đầu bằng ký hiệu "$" và theo sau là tên biến. Biến được xem là hợp lệ khi nó
thỏa các yếu tố:
- Tên biến phải bắt đầu bằng dấu gạch dưới và theo sau là các ký tự, số hay
dấu gạch dưới và không được phép trùng với các từ khóa của PHP.
- Trong PHP để sử dụng 1 biến ta thường phải khai báo trước, tuy nhiên
đối với các lập trình viên khi sử dụng họ thường xử lý cùng một lúc các công
việc, nghĩa là vừa khái báo vừa gán dữ liệu cho biến. Bản thân biến cũng có thể
gãn cho các kiểu dữ liệu khác. Và tùy theo ý định của người lập trình mong
muốn trên chúng.
b. Khái niệm về hằng trong PHP.
Hằng trong PHP được định nghĩa bởi hàm define theo cú pháp:
define (string tên_hằng, giá_trị_hằng ).
- Hằng không có dấu "$" ở trước tên.
- Hằng có thể truy cập bất cứ vị trí nào trong mã lệnh
- Hằng chỉ được phép gán giá trị duy nhất 1 lần.
- Hằng thường viết bằng chữ in để phân biệt với biến
c. Khái niệm về chuỗi:
Chuỗi là một nhóm các kỹ tự, số, khoảng trắng, dấu ngắt được đặt trong các
dấu nháy. Để tạo 1 biễn chuỗi, chúng ta phải gán giá trị chuỗi cho 1 biến hợp lệ. Để
liên kết 1 chuỗi và 1 biến chúng ta thường sử dụng dấu ".".
d. Kiểu dữ liệu trong PHP
Trong PHP chúng ta có 6 kiểu dữ liệu chính như sau :
Dùng hàm dựng sẵn gettype($ten_bien) của PHP4 để kiểm tra kiểu của bất
kỳ biến
10
e. Toán tử và biểu thức trong PHP.
+ Toán tử trong php.
- Toán tử gán: =
- Toán tử số học.
- Toán tử so sánh: so sánh 2 toán hạng.
- Toán tử logic: là tổ hợp các giá trị Boolean.
11
- Toán tử kết hợp
+ Các biểu thức cơ bản trong PHP:
- Biểu thức điều kiện: Là biểu thức dùng kiểm tra 1 sự kiện. Nếu thỏa
điều kiện đó thì sẽ thực thi một hành động. Ngược lại sẽ là một hành động khác.
Cú pháp: If(Điều kiện) { // hành động ;}
- Vòng lặp trong PHP:
While(): Phép lặp này yêu cầu phải thỏa mãn điều kiện thì mới thực thi được
vòng lặp
Do....while(): thực thi hành động ít nhất là một lần. Sau đó mới kiểm tra
điều kiện.
For(): Phép lặp này là phép toán gộp các tham số. Giúp giảm thiểu thời gian
phải khai báo biến và các tham số khi thực thi lặp dữ liệu.
- Biểu thức switch case: Giảm thiểu quá trình xử lý dữ liệu nếu có quá
nhiều phép toán if else.
Cú pháp:
Switch(biến)
{
12
Case giá trị 1: Hành động; Break;
…………
Case giá trị N: Hành động; Break;
Default: Hành động; Break; }
1.3.2. Cấu trúc cơ bản.
PHP cũng có thẻ bắt đầu và kết thúc giống với ngôn ngữ HTML. Chỉ
khác, đối với PHP chúng ta có nhiều cách để thể hiện.
Cách 1: <?php Mã lệnh PHP ?>
Cách 2: <? Mã lệnh PHP?>
Cách 3: Cú pháp giống với ASP: <% Mã lệnh PHP %>
Cách 4: Cú pháp bắt đầu bằng script: <script language=php> ..... </script>
Trong PHP để kết thúc 1 dòng lệnh chúng ta sử dụng dấu ";"
Để chú thích 1 đoạn dữ liệu nào đó trong PHP ta sử dụng dấu "//" cho từng
dòng. Hoặc dùng cặp thẻ "/*……..*/" cho từng cụm mã lệnh.
Để xuất dữ liệu ra trình duyệt chúng ta có những dòng cú pháp sau:
+ Echo "Thông tin"; // Thông tin bao gồm: biến, chuỗi, hoặc lệnh HTML ….
+ Printf "Thông tin";
Nếu giữa hai chuỗi muốn liên kết với nhau ta sử dụng dấu "."
1.4. Giới thiệu ngôn ngữ MySQL.
Mysql là hệ quản trị dữ liệu miễn phí, được tích hợp sử dụng chung với
apache, PHP. Chính yếu tố phát triển trong cộng đồng mã nguồn mở nên mysql đã
qua rất nhiều sự hỗ trợ của những lập trình viên yêu thích mã nguồn mở. Mysql
cũng có cùng một cách truy xuất và mã lệnh tương tự với ngôn ngữ SQL. Nhưng
Mysql không bao quát toàn bộ những câu truy vấn cao cấp như SQL. Về bản chất
Mysql chỉ đáp ứng việc truy xuất đơn giản trong quá trình vận hành của website
nhưng hầu hết có thể giải quyết các bài toán trong PHP.
1.4.1. Các định nghĩa.
- Định nghĩa cơ sở dữ liệu, bảng, cột:
Cơ sở dữ liệu: là tên của cơ sở dữ liệu chúng ta muốn sử dụng
Bảng: Là 1 bảng giá trị nằm trong cơ sở dữ liệu.
Cột là 1 giá trị nằm trong bảng. Dùng để lưu trữ các trường dữ liệu Thuộc tính
13
- Định nghĩa 1 số thuật ngữ:
NULL : Giá trị cho phép rỗng.
AUTO_INCREMENT : Cho phép giá trị tăng dần (tự động).
UNSIGNED : Phải là số nguyên dương
PRIMARY KEY : Cho phép nó là khóa chính trong bảng.
- Loại dữ liệu trong Mysql:
1.4.2. Các lệnh thông dụng.
+ Tạo cơ sở dữ liệu:
CREATE DATABASE tên_cơ_sở_dữ_liệu;
+ Sử dụng cơ sở dữ liệu: Use tên_database;
+ Thoát khỏi cơ sở dữ liệu: Exit
+ Cú pháp tạo và thao tác trên bảng.
Tạo 1 bảng trong cơ sở dữ liệu:
CREATE TABLE user (<tên_cột> <mô_tả>,…,<tên_cột_n>…..<mô_tả_n>)
Thêm 1 cột vào bảng :
ALTER TABLE tên_bảng ADD <tên_cột> <thuộc_tính> AFTER <tên_cột>
Thêm giá trị vào bảng:
INSERT INTO Tên_bảng(tên_cột) VALUES(Giá_trị_tương_ứng);
Truy xuất dữ liệu:
SELECT tên_cột FROM Tên_bảng;
Truy xuất dữ liệu với điều kiện:
14
SELECT tên_cột FROM Tên_bảng WHERE điều kiện;
Truy cập dữ liệu và sắp xếp theo trình tự
SELECT tên_cột FROM Tên_bảng
WHERE điều kiện (có thể có where hoặc không)
ORDER BY Theo quy ước sắp xếp.
Trong đó quy ước sắp xếp: ASC (từ trên xuống dưới), DESC (từ dưới lên trên).
Truy cập dữ liệu có giới hạn :
SELECT tên_cột FROM Tên_bảng
WHERE điều kiện (có thể có where hoặc không)
LIMIT vị trí bắt đầu, số record muốn lấy ra
Cập nhật dữ liệu trong bảng:
Update tên_bảng set tên_cột=Giá trị mới
WHERE (điều kiện).
Nếu không có ràng buộc điều kiện, nó sẽ cập nhật toàn bộ giá trị mới của các
record trong bảng.
Xóa dữ liệu trong bảng:
DELETE FROM tên_bảng WHERE (điều kiện).
Nếu không có ràng buộc điều kiện, chúng sẽ xó toàn bộ giá trị của các record
trong bảng.
1.5. Kết hợp PHP và MySQL trong ứng dụng Web.
Kết nối cơ sở dữ liệu:
Cú pháp: mysql_connect("hostname","user","pass")
Lựa chọn cơ sở dữ liệu:
Cú pháp: mysql_select_db("tên_CSDL")
Thực thi câu lệnh truy vấn:
Cú pháp: mysql_query("Câu truy vấn ở đây");
Đếm số dòng dữ liệu trong bảng:
Cú pháp: mysql_num_rows();
Lấy dữ liệu từ bảng đưa vào mảng:
Cú pháp: mysql_fetch_array();
Đóng kết nối cơ sở dữ liệu:
Cú pháp: mysql_close();
15
1.6. Tổng quan về Wordpress.
WordPress là phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, sử dụng
ngôn ngữ lập trình PHP và hệ cơ sở dữ liệu MySQL, cung cấp một số ứng dụng nhỏ
(widget) để lựa chọn và sử dụng bằng cách rê và thả. Phần soạn thảo làm việc khá
tốt khi kết hợp giữa chế độ soạn thảo toàn diện (WYSIWYG) và mã HTML.
Ngoài ra, WordPress còn thêm vào một số tính năng nhỏ nhằm hỗ trợ người
dùng trong quá trình sử dụng như khả năng tự động lưu liên tục khi soạn thảo, nạp
nội dung từ blog khác hay chia mục cho bài viết.
Trang quản lý web: Admin Panel của WordPress (free members): Sau khi
đăng ký cho mình được một blog tại WordPress.com, sẽ nhận được một email chứa
thông tin về tài khoản của mình. Bạn có thể đăng nhập với mật khẩu được ghi trong
email và bắt đầu làm quen ngay với các tính năng trong Admin Panel của blog.
a. Dashboard:
Dashboard: Xem tin tức của WordPress.com, danh sách các blog nổi nhất
trong ngày, các bài viết mới nhất, thông tin về các phản hồi nhận được…
Tag Surfer: Thông qua các tag đặt cho nội dung trong blog, bạn có thể tìm
thấy những bài viết hay hợp sở thích của mình.
My Comments: Danh sách các phản hồi bạn đã gửi, ở blog của bạn và các
blog khác.
Blog Stats: Số liệu liên quan đến khách thăm blog.
Feed Stats: Số liệu liên quan đến người đọc RSS feed của blog.
b. Write:
Write Post: Nơi soạn thảo các bài viết sẽ đăng trên blog của bạn.
Write Page: Nơi soạn thảo các trang tĩnh như About, Contact me. Whatever.
c. Manage:
Posts: Quản lý các bài viết đã lưu
Pages: Quản lý các trang tĩnh đã tạo.
Comments: Quản lý các phản hồi đã đăng trên blog.
Awaiting Comments: Quản lý các phản hồi đang đợi kiểm duyệt.
Import: Nhập nội dung từ blog khác vào blog hiện tại.
Export: Xuất nội dung từ blog hiện tại ra blog khác.
Askimet Spam: Các phản hồi linh tinh bị nghi là rác.
16
d. Blogroll:
Manage Blogroll: Quản lý các link bạn yêu thích.
Add Link: Bổ sung thêm các link vào danh sách.
Import Links: Nhập link từ nơi khác vào danh sách.
e. Resentation:
Themes: Danh sách các theme bạn có thể chọn cho blog của mình.
Sidebar Widgets: Quản lý các widget bạn có thể đặt trên sidebar của blog.
Edit CSS: Thay đổi CSS của theme.
Theme wordpress hay template wordpress là các tên gọi cho một mẫu giao
diện của wordpress, ở đây bạn có thể qui đinh cách trình bày giao diện cũng như tùy
chọn các tính năng về giao diện cho blog wordpress của mình.
-
Posts: là các bài viết thông thường của blog.
-
Categories: Thể loại trong wordpress.
-
Tags: Là các từ khóa liên quan đến vấn đề chung nào đó.
-
Pages: là các bài viết mà riêng biệt không nằm trong một thể loại nào và
mặc định không hiển thị ở mục post mới nhất. ví dụ: trang giới thiệu, trang liên
hệ…
-
Links: Là các link liên kết về url nào đó.
-
Comment: Bình luận giữa người xem với bài viết, nơi trao đổi và cũng là
một điểm mạnh của wordpress.
-
Single: Hiển thị chi tiết bài viết.
Cấu trúc các file trong theme wordpress: Gồm các file chính: index.php,
functions.php, style.css, page.php, single.php, sidebar.php, 404.php…
Cấu trúc file trong theme wordpress
17
-
404.php: Hiển thị lỗi url không có trong site.
-
footer.php: Hiển thị phần dưới cùng trang web thường là thông tin bản
quyền, design…
-
index.php: Trang chủ
-
functions.php: Nơi khai báo các hàm dùng trong theme wordpress.
-
header.php: Hiển thị phần đầu trong theme.
-
page.php: Hiển các pages.
-
single.php: Hiển thị chi tiết bài post.
-
sidebar.php: Hiển thị các cột của như trái, phải của theme.
-
search.php: Trả về kết quả tìm kiếm.
-
style.php: Chứa các styles cho theme.
f.Những đặc điểm nổi bật của WordPress:
- Cài đặt đơn giản và cực kì nhanh chóng, với trình cài đặt 5 phút nổi tiếng .
- Hệ thống Plugin phong phú và cập nhật liên tục, bạn cũng có thể tự viết plugin
cho mình.
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ ( bao gồm cả tiếng Việt )
- Được cập nhật, vá lỗi và hỗ trợ liên tục.
- Có rất nhiều Theme miễn phí, chuyên nghiệp và SEO rất tốt.
- Dễ dàng quản lý và thao tác, việc quản lý blog, bài viết giống như các phần
mềm thiết kế web chuyên nghiệp.
- Tích hợp sẵn Latex – công cụ soạn thảo công thức toán học, bạn có thể viết
công thức toán học ngay trong bài viết.
- Upload và quản lý hình ảnh một cách dễ dàng, đặc biệt là chức năng tạo
thumbnail rất hay.
- Có một hệ thống Widget đa dạng ( ứng dụng tạo thêm ) như Thống kê số
người truy cập, Danh sách các bài viết mới, các bài viết nổi bật, được xem
nhiều, được comment nhiều, Liệt kê các chuyên mục, Liệt kê các trang, Bài viết
theo ngày tháng, … có đến trên 23 Widget để bạn tha hồ lựa chọn.
- Thống kê số truy cập từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó
bạn sẽ có định hướng nên viết gì tiếp theo.
- Hệ thống quản lý và duyệt Comment rất hay, có thể chặn spam theo IP.
18
- Hệ thống phân quyền với nhiều cấp độ khác nhau như: Administrator, Author,
Editor, Contributer, Subcriber. Mỗi phân quyền sẽ có các quyền hạn khác nhau
như được phép đăng bài viết, sửa bài viết, xóa bài viết, duyệt comment …
- Sao lưu dữ liệu một cách dễ dàng để backup hoặc chuyển nhà sang một nơi
khác.
- Hỗ trợ import đa năng từ các blog khác như Blogspot, Tumblr, Blogger,
LiveJournal …
- WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ hình ảnh và văn bản.
- Hàng ngày WordPress sẽ thống kê 100 bài viết trên các blog tiếng Việt được
nhiều người đọc nhất. Nhờ đó bạn biết được các thông tin quan trọng nhất đang
diễn ra.
- Và đặc biệt mới đây nhất WordPress hỗ trợ việc quản lý blog qua mobile rất
thuận tiện và dễ dàng.
g. Ưu điểm:
- Nhiều plugin và theme.
- Dễ tùy biến.
- Nhiều cộng đồng hỗ trợ. (Thachpham.com, wordpress.net.vn,…).
- Dễ cài đặt, sử dụng và quản lý.
- Nhẹ và tốn ít tài nguyên.
- Nhiễu Theme Framework hỗ trợ (Genesis, Thesis, Gantry,..)
- Hỗ trợ SEO (Search Engine Optimized) rất tốt.
- Hỗ trợ tốt cho Mobile. (quản trị, giao diện responsive)
h. Nhược điểm:
- Nhiều hàm có sẵn khó nắm bắt.
- Theme đẹp hầu hết phải trả phí.
- Để custom WordPress đẹp thì phải biết kiến thức tốt về web.
- Mức độ an ninh chưa tốt
19
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Khảo sát hệ thống
2.1.1. Khát quát lịch sử và thành tích
- Tên
đơn vị: TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC.
- Địa điểm trụ sở chính:Tổ 15, Phường Đồng Quang - Thành phố Thái
Nguyên-Tỉnh Thái Nguyên.
- Quá trình thành lập: Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc thành
lập ngày 11 tháng 11 năm 1965 do Uỷ ban Hành chính khu tự trị Việt Bắc
quản lý.
Từ năm 1976 trường CĐ VHNTVB được Bộ Văn hóa Thông tin trực
tiếp quản lý, Bộ Giáo dục & Đào tạo là cơ quan quản lý về mặt Nhà nước.
Từ năm 1965 đến tháng 7 năm 2005 là trường Trung học VHNTVB,
ngày 25 tháng 7 năm 2005 trường được quyết định nâng cấp thành trường
Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.
Trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trường công lập),
được hưởng chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành cho hệ thống các
trường đại học và cao đẳng. Đến năm 2011 trường có 4 phòng chức năng và 7
khoa chuyên môn, đào tạo 10 chuyên ngành văn hóa nghệ thuật. Trong sự
nghiệp đào tạo của mình trường Cao đẳng VHNTVB đã đào tạo và bồi dưỡng
được hơn 6.000 cán bộ văn hoá thông tin, cho khu vực dân tộc và miền núi
Việt Bắc, nhiều học sinh của trường đã trở thành nghệ sĩ ưu tú và là những hạt
nhân tích cực trong phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương, có người trở
thành những cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan đơn vị văn hóa của các
tỉnh trong khu vực.
Trường CĐVHNTVB chủ trương xây dựng đội ngũ GV đảm bảo yêu
cầu về chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Trường đã xây dựng kế hoạch phát
triển đội ngũ đáp ứng sứ mạng, mục tiêu của trường. Trong những năm qua,
20
đội ngũ GV không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay,
đội ngũ GV trên đại học có 31/78 người đạt 48,2 %.
Trường đã đạt được một số thành tích nổi bật:
- Năm 1995 nhà trường được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam tặng thưởngHuân chương Lao động hạng Ba.
- Năm 2005 nhà trường được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam tặng thưởngHuân chương Lao động hạng Nhì.
- Năm 2006 nhà trường được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam tặng thưởngHuân chương Lao động hạng Nhất.
- Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào Thi đua”
năm 2007 và năm 2009.
+ Tập thể nhà trường được UBND Tỉnh Thái Nguyên tặng Cờ thi đua xuất sắc
5 năm 2006 - 2010 tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 3 tỉnh Thái Nguyên.
+ Tập thể nhà trường được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng
Bằng khen 5 năm 2006 - 2010 tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ nhất ngành
Văn hóa, Thể thao Du lịch.
+ 21 lượt tập thể phòng, khoa được tặng Bằng khen của của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Tổ chức cơ sở Đảng đạt danh hiệu: Trong sạch, vững mạnh - Thành
uỷ Thành phố Thái Nguyên tặng Bằng khen cho Đảng ủy “Cơ sở 05 năm liền
trong sạch vững mạnh”
+ UBND Tỉnh Thái nguyên tặng bằng khen "Vì sự tiến bộ của phụ nữ
giai đoạn 2001- 2010" và Bằng khen "Cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn
hóa và công tác nhân đạo giai đoạn 2001-2010"
+ Tổ chức Công đoàn đạt danh hiệu: "Vững mạnh, xuất sắc". Được
tặng Cờ thi đua xuất sắc của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2005
và Cờ thi đua xuất sắc của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2010.
+ TW Đoàn tặng Bằng khen "Có thành tích xuất sắc trong phong
tràothanh thiếu niên trường học" các năm 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010
cho tổ chức Đoàn TNCS HCM.
21
2.1.2. Quy trình đăng ký
Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Việt Bắc sử dụng hệ thống đăng ký
đề tài cho các đợt thực tập cơ sở, thực tập chuyên ngành và thực tập tốt nghiệp cho
sinh viên cuả trường thông qua hệ thống đăng ký thực tập trực tuyến. Tùy thuộc vào
mỗi đợt thực tập mà các bộ phận quản lý và giảng viên trong khoa phải chuẩn bị đề
tài và cơ sở thực tập cho phù hợp với chuyên ngành của sinh viên.
Đối với đợt thực tập cơ sở và thực tập chuyên ngành của sinh viên trường,
sinh viên nhận đề tài và triển khai đề tài song song cùng việc hoc tập các môn học
trong học kỳ 5và học kỳ 6 và không thực hiện ở cơ sở. Với đợt thực tập tốt nghiệp
thì trước khi bắt đầu đợt thực tập tốt nghiệp các giáo viên sẽ liên hệ với các công
ty, văn phòng cho phép sinh viên trường mình đến đó thực tập. Căn cứ vào lĩnh vực
hoạt động của công ty hay văn phòng giáo viên của trường và giáo viên hướng dẫn
thực tập tại cơ sở cùng nhau thống nhất về số lượng sinh viên thực tập tại cơ sở và
đưa ra các đề tài phù hợp để sinh viên có thể triển khai tại cơ sở đó.
Trước đợt đăng ký thực tập của sinh viên các giảng viên sẽ được thông báo
lịch thực tập và hạn hoàn thành việc giao đề tài của đợt thực tập đó tới sinh viên.
Trong mỗi đợt thực tập, một giảng viên có thể giao tối đa 8 đề tài. Sau khi hết thời
hạn đăng ký của sinh viên giảng viên sẽ thực hiện duyệt đề tài đăng ký, cho phép hay
không cho phép sinh viên đó thực hiện đề tài của mình. Danh sách thực tập chính
thức sẽ do cán bộ quản lý tại khoa sẽ duyệt chấp nhận.
Sinh viên đủ điều kiện thực tập sẽ được đăng ký đề tài ứng với giáo viên
hướng dẫn và tại cơ sở do giáo viên đó liên hệ (nếu có) việc đăng ký được thực hiện
theo lịch của khoa thường là trong vòng một tuần. Danh sách đề tài cho phép sinh
viên đăng ký, kiểm tra được các ràng buộc sau:
+ Sinh viên có đủ điều kiện thực tập?
-
Thực tập cơ sở: không áp dụng.
-
Thực tập chuyên ngành: không áp dụng.
-
Thực tập tốt nghiệp: số tín chỉ tích lũy tối thiểu là: 100 tín chỉ.
22
2.1.3. Nhược điểm của hệ thống cũ và yêu cầu phát sinh hệ thống mới.
Nhược điểm của hệ thống cũ
- Hiện nay hệ thống đăng ký thực tập được thực hiện thủ công, xử lý một
cách chậm, không xử lý đồng thời và cho kết quả không nhanh chóng, chính xác.
Dựa vào khảo sát hệ thống trên, có thể thấy giá trị nghiệp vụ khi thay thế
bằng hệ thống mới ,.
Xác định các yêu cầu của hệ thống.
- Hệ thống phải cho phép giảng viên nhập vào tên đề tài và cơ sở thực tập
cùng địa chỉ(nếu có) và hoàn thành trước thời gian đăng ký của sinh viên.
- Hệ thống phải cung cấp cho Sinh viên một danh sách các tên đề tài cùng
với các thông tin liên quan đó là tên giáo viên hướng dẫn, tên cơ sở triển khai đề tài
(nếu có) để sinh viên có thể xem và lựa chọn.
- Khi Sinh viên có yêu cầu đăng kí một đề tài, hệ thống cho phép sinh viên
chọn đề tài và kiểm tra các ràng buộc nếu thỏa mã các ràng buộc sẽ cho phép đăng
ký và đưa ra thông báo đăng ký thành công hay thất bại.
- Sau khi nhận được thông tin đăng kí của Sinh viên, hệ thống sẽ xử lý,
thông tin nhận được một cách tự động và gửi thông tin phản hồi tới sinh viên để xác
nhận việc đăng kí thành công hay không. Thông tin phản hồi phải nhanh chóng và
chính xác.
- Danh sách thực tập chính thức của sinh viên sẽ được công bố sau khi
giảng viên và quản trị viên đã duyệt đăng ký.
Nếu sinh viên nào đủ điều kiện thực tập mà không tham gia đăng ký thì
quản trị viên sẽ đăng ký ngẫu nhiên đề tài cho sinh viên đó.
Hệ thống sẽ tạo ra cho mỗi Sinh viên, Giảng viên một tài khoản đăng
nhập. Căn cứ vào đó hệ thống có thể nhận biết Sinh viên, Giảng viên đó thuộc khóa
nào, ngành nào… để hiển thị danh sách đề tài theo ngành đó và các đợt thực tập của
khóa đó cho phù hợp.
Khi hết hạn đăng kí, danh sách các đề tài và Sinh viên đã đăng kí sẽ được
gửi cho văn phòng khoa và các bộ môn để lên danh sách các đoàn thực tập và thời
gian tiến hành thực tập.
23