Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Kiểm thử ứng dụng trên điện thoại di động và bước đầu nghiên cứu về kiểm thử tự động áp dụng vào kiểm thử ứng dụng ghi âm trên hệ điều hành IOS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỒ ÁN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

Đề tài:
KIỂM THỬ ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ BƯỚC ĐẦU
NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG ÁP DỤNG VÀO KIỂM THỬ ỨNG
DỤNG GHI ÂM TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH IOS

Sinh viên thực hiện

: ĐỖ THỊ XUÂN

1


Lớp

: KTPMK10B, hệ chính qui

Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN NÚI

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tìm hiểu đề tài “Kiểm thử ứng dụng trên điện thoại di
động và bước đầu nghiên cứu về kiểm thử tự động áp dụng vào kiểm thử ứng


dụng ghi âm trên hệ điều hành IOS”, em đã hoàn thành tiến độ dự kiến. Để đạt
được kết quả này, em đã nỗ lực thực hiện và đồng thời cũng nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, quan tâm, ủng hộ của các thầy cô bạn bè gia đình và sự giúp
đỡ từ các anh chị đồng nghiệp tại Công ty TNHH Phần Mềm TOWER Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Núi –
Bộ môn Công nghệ phần mềm – Trường Đại học Công nghệ thông tin và
truyền thông – Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài
một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và ban lãnh đạo trường Đại học
Công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình
giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt quá trình em
học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo viên thuộc bộ môn Công
nghệ phần mềm đã trang bị cho em những kiến thức chuyên ngành rất hữu
ích để em hoàn thành đề tài và phục vụ cho công việc của em sau này.
2


Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn còn những thiếu sót, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Đỗ Thị Xuân

3


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài của em được thực hiện trên cơ sở những kiến thức đã tích lũy

được trong quá trình học tập và làm việc, sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn
bè, đồng nghiệp cùng với một số tài liệu quý báu mà em sưu tầm được cũng
như kho tàng Internet vô tận.
Em xin cam đoan không sao chép từ bất cứ một đồ án tốt nghiệp nào.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước mọi kỷ luật của nhà trường
đề ra.
Sinh viên

Đỗ Thị Xuân

4


LỜI NÓI ĐẦU
Ngành công nghiệp phần mềm hiện nay đang đạt được những thành tựu
đáng kể tuy vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Một trong khó khăn hàng
đầu luôn được đề cập đến là vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực cả về lượng lẫn
về chất, trong đó đáng kể nhất là sự thiếu hụt đội ngũ chuyên viên kiểm thử
phần mềm chuyên nghiệp.
Mạng điện thoại di động xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 1990
và theo thời gian số lượng các thuê bao cũng như các nhà cung cấp dịch vụ đi
động tại Việt Nam ngày càng tăng. Do nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng
tăng và nhu cầu sử dụng sản phẩm công nghệ cao nhiều tính năng, cấu hình
cao, chất lượng tốt, kiểu dáng mẫu mã đẹp, phong phú nên nhà cung cấp phải
luôn luôn cải thiện, nâng cao những sản phẩm của mình. Do đó việc xây dựng
các ứng dụng cho điện thoại di động đang là một ngành công nghiệp mới đầy
tiềm năng và hứa hẹn nhiều sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học kĩ
thuật.
Cùng với sự phát triển của thị trường điện thoại di động là sự phát triển
mạnh mẽ của xu hướng lập trình phần mềm ứng dụng cho các thiết bị di động.

Chất lượng của phần mềm rất quan trọng. Kiểm thử là một thành phần chính
của phát triển phần mềm để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của phần mềm.
Cũng như các ngành sản xuất khác quy trình là một trong những yếu tố cực kỳ
quan trọng đem lại sự thành công cho các nhà sản xuất phần mềm, nó giúp
cho mọi thành viên trong dự án có thể làm việc hiệu quả hơn từ đó chất lượng
sản phẩm phần mềm làm ra sẽ tốt hơn. Để kiểm thử hiệu quả các ứng dụng
trên điện thoại, kiểm thử viên cần có kỹ năng sau: Kỹ năng tốt về kiểm thử

5


phần mềm, hiểu biết về ứng dụng, kiến thức về công nghệ trên thiết bị di
động, hiểu biết về các kỹ thuật kiểm thử, hiểu biết về các loại lỗi đặc trưng và
kiến thức về một số công cụ và khả năng áp dụng của chúng. Bên cạnh đó,
đứng trước vấn đề đặt ra đối với kiểm thử thủ công: là tester làm mọi công
việc hoàn toàn bằng tay, từ viết test case đến thực hiện test, mọi thao tác như
nhập điều kiện đầu vào, thực hiện một số sự kiện khác như click nút và quan
sát kết quả thực tế, sau đó so sánh kết quả thực tế với kết quả mong muốn
trong test case, điền kết quả test. Hiện nay, phần lớn các tổ chức, các công ty
phần mềm, hoặc các nhóm làm phần mềm đều thực hiện kiểm thử thủ công là
chủ yếu. Nhưng đây thực sự là vấn đề khi trong quá trình kiểm thử đòi hỏi
người kiểm thử viên phải thực hiện kiểm thử hồi quy rất nhiều lần, nhiều
chức năng. Từ đó chúng ta đề xuất ra phương pháp kiểm thử tự động giúp cho
người thực hiện việc kiểm thử phần mềm (tester) không phải lặp đi lặp lại các
bước nhàm chán.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Kiểm thử ứng dụng trên điện thoại di
động và bước đầu nghiên cứu về kiểm thử tự động áp dụng vào kiểm thử
ứng dụng ghi âm trên hệ điều hành IOS” với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu
về kiểm thử ứng dụng và bước đầu nghiên cứu về kiểm thử tự động để có thể
đảm bảo phần mềm đáp ứng nhu cầu người dùng, phần mềm chạy đúng chức

năng.

6


7


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: System Preferences

10

Hình 2. 1 Đặc điểm thiết bị kiểm thử

24

Hình 2. 2 Cập nhật phiên bản mới trên điện thoại di động 27
Hình 2. 3: Cách viết kịch bản kiểm thử 34
Hình 2. 4 : Giao diện XCode

39

Hình 2. 5: Automation trong Xcode

40

Hình 2. 6: Sử dụng Instrument kiểm thử ứng dụng trên Mobile

40


Hình 2. 7: Khởi động Instrument41
Hình 2. 8: Giao diện Instrument 42
Hình 2. 9: Tạo một kịch bản mới sử dụng Automation profiling template42
Hình 2. 10: Tùy chọn kịch bản

43

Hình 2. 11: Tạo một kịch bản mới

44

Hình 2. 12: Thay đổi tên của kịch bản

44

Hình 2. 13: Vùng soạn thảo kịch bản mong muốn
Hình 2. 14: Export file

44

45

Hình 2. 15: Save file45
Hình 2. 16: Cửa sổ Setting 46
Hình 2. 17: Import file

47

Hình 2. 18: Chọn kịch bản 47

Hình 3. 1: Giao diện chính của ứng dụng
Hình 3. 2: Màn hình PassCode

Error! Bookmark not defined.

50

Hình 3. 3: Màn hình Chính (Home)

51

Hình 3. 4: Màn hình Ghi âm (Recording)

53

Hình 3. 5: Màn hình hiển thị danh sách file ghi âm (Voice Memos) 54
8


Hình 3. 6: Màn hình xem file ghi âm (Play)
Hình 3. 7: Màn hình cài đặt (Setting)

55

56

Hình 3. 8: Kiểm thử màn hình Play Audio file thiết kế

Error! Bookmark


not defined.
Hình 3. 9: Màn hình Play Audio sau khi phát triển

Error!

Bookmark

not

defined.
Hình 3. 10: File thiết kế màn hình ghi âm

65

Hình 3. 11: Fail: Lỗi hiển thị dung lượng file ghi âm sai khi dung lượng vượt quá
1024Kb.

66

Hình 3. 12: File thiết kế màn hình Passcode

67

Hình 3. 13: Fail: Xuất hiện lựa chọn trong mà hình Passcode 68
Hình 3. 14: File thiết kế màn hình SettingỨng dụng:

69

Hình 3. 15: Fail: Lỗi giao diện khi thiết lập passcode thành công
Hình 3. 16: Báo cáo tổng thể


71

9

70


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
 Tổng quan về thiết bị di động và các nền tảng di động hiện nay
 Định nghĩa:
Một thiết bị di động là một thiết bị máy tính kích thước nhỏ bỏ túi, điển
hình là với màn hình hiển thị với các phím cảm ứng hoặc các bàn phím nhỏ
 Các nền tảng di động hiện nay (Mobile Platform)
Kiến thức về các hệ điều hành cho di động thực sự rất quan trọng để trở
thành 1 kỹ sư kiểm thử di động giỏi. Những hiểu biết về khả năng và hạn chế
của từng hệ điều hành sẽ cho người kiểm thử viên sự tự tin để phân biệt được
đâu là lỗi ứng dụng và đâu là giới hạn của hệ điều hành.
Hiện nay trên thị trường thịnh hành các thiết bị di động sử dụng các hệ điều
hành như hình dưới đây
 IOS (Iphone, Ipad)
 Android (SamSung, Sony, HTC…)
 WindowPhone (Nokia, HTC)
 BlackBerry (BlackBerry)
 Ứng dụng trên các thiết bị di động (Mobile application)
Một phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động, còn được gọi tắt là ứng
dụng di động, hoặc ứng dụng, (tiếng Anh: Mobile app hoặc app) là phần
mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính
bảng và các thiết bị di động khác.
Các ứng dụng thường có sẵn thông qua các nền tảng phân phối ứng dụng,

bắt đầu xuất hiện vào năm 2008 và thường được điều hành bởi các chủ sở

10


hữu của hệ điều hành di động, như Apple App Store, Google Play, Windows
Phone Store, và BlackBerry App World.
 XCODE
 XCODE là gì?
Xcode là một Integrated Development Environment (viết tắt là IDE) tức
là một môi trường tích hợp bao gồm nhiều công cụ khác nhau như chương
trình viết mã lệnh hay code editor, chương trình sửa lỗi hay debugger, chương
trình mô phỏng ứng dụng khi chạy thực tế hay simulator... do hãng Apple cung
cấp cho những nhà phát triển lập trình trên hệ điều hành Mac OS X.
 Cài đặt:
Đầu tiên sẽ download Xcode từ trên App Store. Nếu chưa tìm được App
Store, ở góc trên bên trái màn hình, nhấn vào biểu tượng Apple -> System
Preferences

11


Hình 1. 1: System Preferences
Chọn biểu tượng Keyboard

12


Hình 1. 2: Biểu tượng Keyboard
Ở đây, chọn Tab Shortcuts ở phía trên và chọn mục Spotlight bên

trái
.

13


Hình 1. 3: Tab Shortcuts chọn Spotlight
Spotlight là một tiện ích mà hệ điều hành Mac OS X cung cấp giúp tìm
nhanh các file, folder, ảnh, ... -> Search App Store -> Sauk hi cửa sổ App Store
mở lên -> Tìm kiếm Xcode

14


Hình 1. 4: Tìm kiếm XCode
Nhấn vào Install (hay Download)
 Instruments
 Instruments là gì?
Là một công cụ phân tích hiệu năng và kiểm thử cho IOS và Mac OS
(Được tích hợp trong ứng dụng Xcode – được dùng để phát triển ứng
dụng cho IOS và Mac OS).
 Khởi động Instruments:
 Mở Xcode

15


 Chọn Xcode > Open Developer Tool > Instruments

Hình 1.5: Khởi động công cụ Instruments

Hiển thị màn hình Instruments

16


Hình 1. 6: Màn hình công cụ Instruments
 Công cụ Automation Instruments :
 Với Instruments, được tích hợp sẵn trong Xcode từ phiên bản 3.0 trở
đi, ta có thể tương tác với UI của ứng dụng (do cá nhân hoặc tổ chức của ta
phát triển – đồng nghĩa với việc cần có certificate và provisioning của thiết bị
sử dụng để test). Khi sử dụng test tự động, đội ngũ của chúng ta sẽ có thời
gian để làm những việc khác. Tuy nhiên ta sẽ phải dành chút thời gian để viết
script cho test case của ứng dụng trước đã.
 Ta có thể sử dụng tính năng Automation trong Instruments để tự động
tương tác với UI trong ứng dụng thông qua những đoạn script đã viết. (Đồng
nghĩa với việc 1 test case chỉ phải viết script 1 lần nhưng được sử dụng để test
17


nhiều lần ngay khi phát triển ứng dụng hay những bản nâng cấp sau). Những
đoạn script này sẽ được chạy bên ngoài ứng dụng (đang cần test) và mô
phỏng những tương tác của người dùng đối với ứng dụng bằng cách sử dụng
UI Automation API (một tập các Java Script API), đồng thời chúng sẽ ghi lại log
của quá trình tương tác lên trên máy tính.
 Ngoài ra ta có thể tích hợp Automation với những tính năng khác của
Instruments để thực hiện những test case phức tạp hay kiểm tra rò rỉ bộ nhớ
(Memory leaking) trong quá trình chạy ứng dụng.
 Kỹ thuật kiểm thử kiểm thử phần mềm
 Kỹ thuật kiểm thử hộp đen (Black box)
Còn gọi là kiểm thử chức năng. Việc kiểm thử này được thực hiện mà

không cần quan tâm đến các thiết kế và viết mã của chương trình. Kiểm thử
theo cách này chỉ quan tâm đến chức năng đã đề ra của chương trình. Vì vậy
kiểm thử loại này chỉ dựa vào bản mô tả chức năng của chương trình, xem
chương trình có thực sự cung cấp đúng chức năng đã mô tả trong bản chức
năng hay không mà thôi
Kiểm thử hộp đen dựa vào các định nghĩa về chức năng của chương
trình. Các trường hợp kiểm thử (test case) sẽ được tạo ra dựa nhiều vào bản
mô tả chức năng chứ không phải dựa vào cấu trúc của chương trình.
Kiểm thử hộp đen về bản chất không phải là một phương pháp trái
ngược với kiểm thử hộp trắng. Đúng hơn đây là phương pháp bổ xung cho
phương pháp kiểm thử hộp trắng để phát hiện ra tất cả các loại lỗi khác nhau
nhiều hơn là phương pháp kiểm thử hộp trắng đã biết.

18


 Kỹ thuật kiểm thử hộp trắng (White box)
Còn gọi là kiểm thử cấu trúc. Kiểm thử theo cách này là loại kiểm thử sử
dụng các thông tin về cấu trúc bên trong của ứng dụng. Việc kiểm thử này dựa
vào quá trình thực hiện xây dựng phần mềm.
Tiêu chuẩn của kiểm thử hộp trắng phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
 Bao phủ dòng lệnh: mỗi dòng lệnh ít nhất phải được thực thi một lần
 Bao phủ nhánh: mỗi nhánh trong sơ đồ điều khiển (control graph)
phải được đi qua một lần
 Bao phủ đường: tất cả các đường (path) từ điểm khởi tạo đến điểm
cuối cùng trong sơ đồ dòng lệnh phải được đi qua.
 Kỹ thuật kiểm thử hộp xám (Gray box)
Kiểm thử hộp xám kết hợp kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng. Kỹ
thuật này xem xét tác động người dùng cuối, kiến thức kỹ thuật của hệ thống
cụ thể và môi trường vận hành. Kỹ thuật này đánh giá thiết kế ứng dụng trong

ngữ cảnh tương tác giữa các thành phần của hệ thống. Kỹ thuật kiểm thử hộp
xám là cần thiết nhằm kiểm thử hiệu quả các ứng dụng bởi vì các ứng dụng
thường bao gồm nhiều thành phần. Các thành phần này phải được kiểm thử
trong ngữ cảnh thiết kế hệ thống để đánh giá tính năng và khả năng tương
thích của chúng
Kiểm thử hộp xám rất thích hợp trong việc kiểm thử các ứng dụng . Bởi vì
kiểm thử hộp xám tính đến mức thiết kế cao, môi trường và điều kiện vận
hành. Kiểm thử hộp xám phát hiện ra các vấn đề không được xem xét bởi

19


kiểm thử hộp đen hoặc kiểm thử hộp trắng.
1.5.4 Kiểm thử tự động
 Kiểm thử tự động là gi?
Là quá trình kiểm tra một hệ thống nào đó một cách tự động với dữ liệu đầu
vào và đầu ra đã được xác định.
 Mục đích sử dụng kiểm thử tự động
Trong phát triển phần mềm, quá trình kiểm thử có ý nghĩa quan trọng nhất.
Môi trường xung quanh việc phát triển phần mềm hiện nay được tìm kiếm đó là ”
Thời kì phát triển ngắn hạn”, ” Kinh phí thấp”, ” Chất lượng cao”. Đặc biệt, trong
quá trình làm sản phẩm việc test chiếm khoảng 40% trong tổng số. Ngay cả khi
vẫn duy trì chất lượng và hiệu quả, để đáp ứng nhu cầu cao hơn và chi phí thấp
hơn thì điều này đặc biệt được quan tâm đề cao. Để khắc phục tình hình như vậy
thì kiểm thử tự động đã và đang được chú ý tới.
 Ưu điểm của kiểm thử tự động là gi?
 Cải thiện hiệu quả: Nâng cao hiệu quả khi cần kiểm tra hồi quy hay phải
hao phí về mặt thời gian thì kiểm thử tự động mang lại hiệu quả rõ rệt( có thể thực
hiện kiểm thử ngay cả khi không có người bất kể ngày hay đêm).
 Cải thiện độ chính xác: Khi dùng kiểm thử tự động, dù có lặp đi lặp lại

bao nhiêu lần thì cũng cho ra các thao tác và kết quả giống nhau. Do đó tránh được
những rủi ro không cần thiết. Ngoài ra, nếu một lỗi được tìm thấy, nó có thể được
tái tạo bằng cách đơn giản là thực hiện cùng một kịch bản tự động, dẫn đến cải
thiện khả năng tái lỗi. Kiểm thư tự động còn có tính năng các thao tác test được
lưu lại tự động, dễ dàng kiểm tra và cưỡng chế lỗi trong thời gian kiểm thử
 Cải thiện chất lượng: Đối với test tự động có thể nâng cao được hiệu quả
của việc kiểm tra, tổng số trường hợp kiểm tra chắc chắn được tăng lên.
 Nhược điểm của kiểm thử tự động:
20


 Các công cụ kiểm thử tự động mặc dù rất thuận tiện về nhiều phương diện
nhưng thực tế dù như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng không phải là một công cụ
có thể thay thế hoàn toàn quá trình kiểm thử. Để thực hiện các thiếp lập tự động thì
vẫn cần có con người, phải bỏ công sức, tiền bạc và thời gian
 Mất thời gian và công sức để tạo mới và chỉnh sửa script test
 Mất chi phí cho các công cụ tự động hóa như phí bản quyền, bảo trì, tìm
hiểu, giáo dục
 Trường hợp nào nên và không nên áp dụng kiểm thử tự động?
 Nên :
 Những kiểm tra cần thực hiện nhiều lần
 Thực hiện kiểm tra ở nhiều môi trường
 Đặc điểm kĩ thuật được xác định, test màn hình chức năng không thay đổi
trong tương lai.
 Thường xuyên thực hiện test xác nhận hoạt động cơ bản( chẳng hạn như
di chuyển hệ thống)
 Test sự kết hợp của nhiều giá trị đầu vào ở một bước nào đó
 Kiểm tra nhiều màn hình của dữ liệu đầu vào
 Mục đầu vào ở nhiều màn hình đăng kí
 Không thích hợp cho tự động hóa( Không mang lại hiệu quả):

 Kiểm tra không có tính hồi quy
 Kiểm tra những hoạt động như test độ tin cây, giới hạn, cạnh tranh…
 Kết luận: Việc thực hiện tự động không phải là ứng dụng cho tất cả các
trường hợp test Không thể tự động hóa cho tất cả các trường hợp thử nghiệm. Với
nhiều trường hợp test không yêu cầu hồi quy, đặc điểm kĩ thuật luôn thay đổi thì tự
động hóa không mang lại chút hiệu quả nào.
 Quản trị dự án bằng JIRA

21


1.6.1 Tổng quan về quản trị dự án bằng Jira
Trong quá trình thực hiện một dự án, chúng ta có thể bắt gặp nhiều vấn
đề khác nhau. Jira cung cấp một giải pháp tuyệt vời giúp cho việc quản lý
thành viên được dễ dàng cũng như cho phép các thành viên theo dõi hoạt
động của mình...
 JIRA là gì?

Hình 1.7: Quản trị dự án bằng Jira
JIRA là một công cụ để theo dõi lỗi/ quản lý dự án (defect tracking/ project
management) và được phát triển bởi công ty Atlassian , Inc . Nó là một nền tảng độc
lập.
 JIRA giành cho ai?
 Đội phát triển dự án phần mềm (Software project development teams).
Vd: QA
 Hệ thống chăm sóc, hỗ trợ khách hàng (Help desk system)
1.6.2 Các tính năng chính
22



 Quản lý lỗi, tính năng, công việc, những cải tiến hoặc bất kỳ vấn đề gì
 Giao diện người sử dụng mạnh mẽ và rõ ràng giúp sử dụng dễ dàng cho
cả người dùng là kỹ thuật hay nghiệp vụ
 Tương thích những quy trình nghiệp vụ theo các luồng công việc
(workflow) thông thường
 Theo dõi các tệp gán, những thay đổi, các cấu phần và các phiên bản
 Tìm kiếm toàn văn và công cụ lọc mạnh mẽ (có thể tùy biến, lưu và ký xác
nhận)
 Bảng phân tích đồ họa có thể tùy biến và các số liệu thống kê thời gian
thực
 Cấp phép và bảo mật
 Dễ dàng mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác (như email, RSS,
Excel, XML và quản lý nguồn)
 Những tùy chọn nhắc việc có thể cấu hình một cách dễ dàng
 Có thể chạy trên hầu hết các nền tảng phần cứng, hệ điều hành và cơ sở
dữ liệu
 Dịch vụ Web cho phép kiểm soát hệ thống (SOAP, XML-RPC và giao diện
REST)
 Cách tạo một vấn đề trong Jira
 Form tạo Issue
23


Click vào nút “Create Issue ”.

Hình 1. 8 Tạo Issue trong Jira
 Giải thích các trường trong form:
Project: Tất cả các issue đều thuộc về một dự án. Bạn có thể chọn cùng
bằng cách click vào trình đơn thả xuống (drop down) và chọn các dự án mà
vấn đề này thuộc về.

Issue type: hiển thị tất cả các kiểu của issue rằng nó có thể được tạo và

24


theo dõi thông qua JIRA. Lựa chọn sau đây là có sẵn trong danh sách này
(danh sách này có thể khác nhau phụ thuộc vào các thiết lập được cài đặt bởi
người quản trị)
Summary: Ghi lại tiêu đề lỗi của bạn ở đây. Khi được sử dụng đúng,
trường này có thể rất thành công trong việc truyền tải những thông tin quan
trọng
Priority: Trường này có thể mang một trong các giá trị
Component: Danh sách này sẽ hiển thị các thành phần của dự án. Và bạn
sẽ chọn một thành phần thích hợp
Affected Version and Fix version: Đây là 2 trường sẽ hiển thị phiên bản
hiệu lực cho của dự án. Nó không phải là cần thiết mà một vấn đề nào đó mà
bạn gặp phải trong phiên bản này được sửa chữa trong cùng một phiên bản.
Assignee: có thể điền tên của người mà vấn đề này cần được bàn giao .
Bạn đồng thời cũng có thể chỉ định (assign) một vấn đề nào đó cho chính
mình.
Description: Đây là một trường text tùy chọn nhằm hỗ trợ bạn nhập
nhiều thông tin như bạn muốn về vấn đề của bạn. Trong trường hợp của một
lỗi, đó là điển hình của việc sử dụng trường này để cung cấp thông tin chi tiết
về các bước nhằm tái hiện lại khiếm khuyết/ lỗi đó.
Attachtment: Bất cứ tài liệu hỗ trợ nào mà có thể được tải lên cùng với
những vấn đề (issue)
 Ưu và nhược điểm khi sử dụng Jira

25



×