Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giao trinh bai tap chuong1 cstd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.01 KB, 25 trang )

CHÖÔNG 7
CHAÁT KEÁT DÍNH HÖÕU CÔ


§ 9-1. ĐẠI CƯƠNG




o
o


Chất kết dính hữu cơ là những hợp chất cao phân tử cacbua
hydrô với các nguyên tố phi kim loại khác, tồn tại ở dạng rắn,
dạng quánh hay dạng lỏng. Tính chất cơ lý của nó thay đổi phụ
thuộc vào nhiệt độ.
Chất kết dính hữu cơ thường gặp là bitum và gờrông.
Bitum có 2 loại:
Bitum thiên nhiên, và bitum nhân tạo.
Bitum nhân tạo là sản phẩm trong công nghiệp dầu mỏ.
Gờrông là sản phẩm thu được trong công nghiệp luyện than đá
và các nhiên liệu cứng khác như gỗ, than bùn. Khi chưng luyện
các nhiên liệu cứng bằng phương pháp làm lạnh người ta thu
được các chất ngưng tụ. Đem chất ngưng tụ đó chưng luyện lần
nữa thu được các chất dầu nhẹ, cặn bã còn lại là gờrông.


§ 9-2. BITUM DẦU MỎ





I - THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC
Các nguyên tố cacbon, hydrô, oxy, nitơ, lưu huỳnh kết hợp với
nhau tạo thành nhiều hợp chất rất phức tạp. Để cho tiện việc
nghiên cứu, người ta đã phân thành cấu tạo của bitum ra một số
nhóm có thành phần hóa học và tính chất vật lý giống nhau.
Thành phần hóa học, tính chất và tỷ lệ giữa các nhóm này sẽ
quyết đònh tính chất của bitum.
1. Nhóm chất dầu.
2. Nhóm chất nhựa.
3. Nhóm átphan.
4. Nhóm axit atfan và các anhric của chúng.
5. Chất parafin.


II - TÍNH CHẤT CỦA BITUM DẦU MỎ









1. Tính quánh.
Tính quánh là tính chất của các hạt bitum chống lại sự dòch
chuyển tương đối giữa chúng dưới tác dụng của ngoại lực.
Tính quánh phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, hàm lượng

các nhóm cấu tạo.
2. Tính dẻo.
Dẻo là một tính chất quan trọng của bitum. Nó phụ thuộc vào
nhiệt độ, hàm lượng các nhóm (các thành phần hóa học) và
thời gian tác dụng của tải trọng. Khi nhóm chất nhựa, nhiệt độ,
thời gian tác dụng tải trọng tăng thì tính dẻo tăng. Khi tăng
hàm lượng parafin, nhiệt độ giảm thì tính dẻo giảm.
3. Tính ổn đònh nhiệt.
Điểm nhiệt độ làm cho bitum chuyển từ trạng thái quánh sang
trạng thái lỏng gọi là nhiệt độ "hóa mềm" ký hiệu là tm. Điểm
nhiệt độ làm cho bitum từ trạng thái quánh sang trạng thái cứng
gọi là nhiệt độ "hóa cứng", ký hiệu tc.
Hiệu số tm - tc càng lớn, biểu thò tính ổn đònh nhiệt độ của
bitum càng cao.








4. Tính ổn đònh của bitum trong môi trường không khí.
Trong môi trường không khí, bitum luôn luôn chòu tác dụng của
các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, gió, mưa … Các yếu tố này luôn
thay đổi, làm cho chất lượng của bitum giảm dần, đó là hiện
tượng bitum bò "bão hòa".
5. Nhiệt độ bốc cháy.
Trong quá trình nóng chảy bitum, người ta tăng nhiệt độ đến
một lúc nào đó thì chất dầu bốc hơi, làm cho nồng độ dầu ở

trong môi trường tăng. Hỗn hợp không khí và dầu khi gặp nhiệt
độ cao thì dễ bốc cháy. Trong quá trình sử dụng bitum theo
phương pháp gia nhiệt, cần phải chú ý đặc tính này để đề
phòng hỏa hoạn.
6. Sự dính kết của bitum với bề mặt vật liệu khoáng.
Khi trộn bitum với vật liệu khoáng (cát, sỏi, đá dăm …), chúng
sẽ tác dụng vật liệu hóa học lẫn nhau để tạo nên lực dính kết.
Lực dính kết hóa học lớn hơn nhiều so với lực dính kết vật lý.
Tổng các lực dính kết quyết đònh cường độ và các tính năng
khác của hỗn hợp.


ĐẶC TRƯNG CỦA MÀNG BITUM TRÊN BỀ MẶT
VẬT LIỆU KHOÁNG
Phần đá không chứa hạt
nhỏ hơn 0,071 mm

Phần đá không chứa hạt
nhỏ hơn 0,071 mm

Màng bitum được giữ hoàn Màng bitum được giữ hoàn
toàn
toàn, nước không bò đục

Chỉ tiêu liên
kết

Tốt

Màng bitum bò thay đổi, một

số hạt hay từng chỗ trên bề
mặt hạt bò bóc trần (gần
50%)

Màng bitum bò thay đổi
đáng kể những hạt lớn bò
bóc trần (gần 50%) nước bò
đục do bộ phận các hạt nhỏ
bò rửa sạch.
Trung bình

Màng bitum bò thay đổi hoàn
toàn hay hầu như hoàn toàn,
các hạt đã bò bóc trần hết,
bitum tạo thành từng giọt
nhỏ hay nổi lên mặt nước.

Màng bitum bò thay đổi
phần lớn hay hoàn toàn,
nhìn thấy bitum tạo từng
giọt nhỏ hay nổi lên mặt
nước, nước bò đục hoàn
toàn.
Xấu









7. Hàm lượng nước chứa trong bitum.
Nước ở trong bitum sẽ làm giảm chất lượng của nó trong quá
trình sử dụng. Khi đun nóng, nước sẽ chuyển hóa thành khí
làm tăng làm tăng đáng kể thể tích của bitum, làm tăng thể
tích lỗ rỗng trong bitum. Do đó trước khi sử dụng cần phải
khử hết nước ở trong bitum bằng cách cho bốc hơi dần ở nhiệt
độ 105 đến 110C. Sau khi đã khử hết nước, người ta mới tiếp
tục tăng nhiệt độ nung lên cao hơn.
8. Tính ngăn nước của bitum.
Bitum là loại vật liệu ngăn nước tốt vì có góc ướt lớn hơn
90o, không bò hòa tan và ổn đònh trong môi trường nước.
Bitum có cấu tạo đặc, không có các lỗ rỗng và khe rỗng mao
quản nên nước khó thấm qua. Người ta dùng bitum để chế
tạo các loại vật liệu ngăn nước như tấm lợp, tấm chống ẩm,
vật liệu chống thấm
Tuy nhiên, khi sử dụng bitum trong các công trình thủy công
thì vẫn xảy ra hiện tượng thấm khuếch tán.


§ 9-3. GỜRÔNG THAN ĐÁ







I - THÀNH PHẦN CẤU TRÚC

Gờrông than đá là một hợp chất phức tạp của các cacbua
hờrô thơm và những hợp chất của chúng với oxy, nitơ, lưu
huỳnh … Cũng như bitum dầu lửa, người ta chia thành phần cấu
tạo của Gờrông than đá thành các nhóm như sau:
1. Nhóm than rắn tự do.
Gồm những hạt nhỏ ở thể rắn hay là cacbon tự do, không bò
hòa tan trong bất cứ dung môi hữu cơ nào, ổn đònh nhiệt độ
tương đối tốt. Nhóm này làm tăng tính quánh và tính ổn đònh
nhiệt của Gờrông, nhưng nếu hàm lượng quá lớn sẽ làm cho
Gờrông có tính giòn, vì thế nhóm này chỉ nên chiếm một tỷ
lệ nhất đònh.
2. Nhóm chất nhựa.
Nhóm này gồm hai loại nhựa rắn và nhựa mềm.
3. Nhóm chất dầu.
Là những cacbua hờrô ở thể lỏng, chủ yếu là cacbua hờrô
thơm. Nhóm này làm cho gờrông có tính linh động.


II - TÍNH CHẤT CỦA GỜRÔNG THAN ĐÁ
1. Tính quánh (tính nhớt). Tính quánh của gờrông phụ thuộc
vào hàm lượng các nhóm pha rắn và pha lỏng. Khi nhóm than
rắn tự do và nhựa rắn tăng, nhóm chất dầu giảm thì tính quánh
tăng lên.
2. Tính dẻo. Gờrông than đá có chứa nhiều cacbon tự do, nhóm
nhựa dẻo ít nên tính dẻo của nó kém bitum rất nhiều.
3. Tính ổn đònh nhiệt. Ổn đònh nhiệt kém hơn bitum vì hàm lượng
chất nhựa dễ chảy, khoảng biến đổi nhiệt độ từ mềm hóa sang
cứng hòa (tm - tc) nhỏ hơn so với bitum.
4. Tính ổn đònh ở trong môi trường không khí. Trong môi
trường không khí, gờrông than đá ổn đònh kém hơn bitum

dầu mỏ
5. Khả năng liên kết với bề mặt vật liệu khoáng. Tính chất này
của gờrông rõ hơn của bitum dầu mỏ, vì trong gờrông có
chứa hàm lượng chất có tính phân cực nhiều hơn.


§ 9-4. BẢO QUẢN GỜRÔNG THAN ĐÁ







Trong quá trình lưu trữ bảo quản chất kết dính hữu cơ cần chú ý
không để lẫn với nước, các hạt khoáng vật, tạp chất khác.
Nếu có lẫn các hạt khoáng vật thì khi nấu chảy, các hạt này sẽ
lắng xuống đáy nồi, làm các lớp phía trên già lửa, gây nên hiện
tượng cốc hóa vật liệu.
Nếu có lẫn nước thì khi nấu đến nhiệt độ lớn hơn 1000C, nước
bay hơi tạo ra các bọt khí làm tăng thể tích, bitum trào ra ngoài,
có thể gây ra hỏa hoạn. Hơn nữa sự có mặt của nước làm tốn
nhiên liệu đốt cháy và kéo dài thời gian nấu chảy, dẫn đến
chất lượng của bitum bò giảm.
Việc bảo quản tốt nhất là chứa trong thùng kín bằng kim loại
hay bê tông, các thùng này có bộ phận đun nóng để nấu chảy
bitum khi cần lấy ra và được để ở nơi thoáng mát.


§ 9-5. NHŨ BITUM VÀ GỜRÔNG

I - KHÁI QUÁT








Nhũ là một hệ thống keo phức tạp có từ hai chất lỏng trở lên
không hòa tan vào nhau. Chất lỏng này phân tán trong chất
lỏng kia thành từng hạt rất nhỏ không đều nhau (kích thước
sụt từ 0,001  0,1mm) gọi là pha phân tán, chất lỏng kia là
môi trường phân tán.
Trong xây dựng, nhũ của bitum và gờrông được chế tạo
bằng cách trộn nước với bitum hay gờrông sau đó dùng máy
khuấy đều đánh tơi các hạt bitum hay gờrông. Các hạt sẽ
phân tán lơ lửng trong nước.
Nếu ngừng tác động cơ học của máy một thời gian, các hạt
bitum lại liên kết với nhau và sa lắng. Nguyên nhân xảy ra
hiện tượng này là do suất căng mặt ngoài ở mặt phân chia
giữa hai pha không bằng nhau (suất căng mặt ngoài của nước
lớn gấp nhiều lần suất căng mặt ngoài của bitum và
gờrông).
Để cho nhũ được ổn đònh, cần cho thêm vào chất nhũ hóa - đó
là những chất hoạt động bề mặt.



o

o



o
o
o
o


o
o

II. PHÂN LOẠI NHŨ

Có nhiều cách phân loại căn cứ vào đặc trưng của pha phân tán và
môi trường phân tán, nhũ được chia ra làm hai loại:
Pha phân tán là bitum (hay gờrông), môi trường phân tán là
nước, gọi là nhũ tương dầu - nước hay nhũ tương thuận.
Pha phân tán là những giọt nước, bitum (hay gờrông) là môi
trường phân tán, gọi là nhũ tương nước - dầu hay là nhũ tương
nghòch.
Căn cứ vào chất nhũ hóa, nhũ tương được phân ra làm 4 loại:
Nhũ tương anion hoạt tính, gọi là nhũ tương kiềm, có trò số pH = 9
13.
Nhũ tương cation hoạt tính gọi là nhũ tương axit có trò số pH = 2 
6.
Nhũ tương không sinh ra ion, chất nhũ hóa không sinh ra ion; có trò
số pH = 7.
Nhũ tương là bột nhão, khi chất nhũ hóa ở dạng bột vô cơ như bột

đất sét, điatomit, trêpn, bột vôi tôi …
Căn cứ vào nồng độ pha phân tán, nhũ được chia ra 2 loại:
Nhũ đậm đặc: tỷ lệ pha phân tán nhỏ hơn 74%.
Nhũ đậm đặc cao: tỷ lệ pha phân tán lớn hơn 74%.


III - VẬT LIỆU ĐỂ CHẾ TẠO NHŨ TƯƠNG






1. Chất kết dính.
Các loại chất kết dính hữu cơ khác nhau đều có thể dùng để
chế tạo nhũ tương. Trong xây dựng dùng chất kết dính thuộc
bitum hay gờrông để chế tạo nhũ.
2. Chất nhũ hóa.
Chất nhũ hóa có tác dụng làm cho nhũ tương ổn đònh lâu dài;
bao gồm các chất hoạt động bề mặt.
3. Nước.
Tính chất của nước để chế tạo nhũ tương phụ thuộc vào tính
chất của nhũ hóa, khi dùng chất nhũ hóa là anion hoạt tính thì
phải dùng nước mềm, nước mềm có độ cứng không lớn hơn 3
mili đương lượng gam trong một lít, nếu lớn hơn sẽ tạo thành
các muối canxi của các axít béo và nhựa không hòa tan trong
nước, làm giảm tính đồng nhất của nhũ.


IV - THÀNH PHẦN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ

TẠO NHŨ TƯƠNG BITUM LOẠI THUẬN

o

o
o

Phương pháp chế tạo:
Sau khi đã chọn được chất kết dính, cần phải khử hết
nước, sau đó đun bitum (hay gờrông) đến nhiệt độ hóa
lỏng.
Hòa tan chất nhũ hóa trong nước, sau đó đun nóng dung
dòch đến 700  900C.
Lần lượt cho dung dòch chất nhũ hóa và bitum vào máy
sau đó, cho máy chạy khuếch tán với tốc độ lớn, làm cho
bitum tạo thành những tia mảnh, hạt phân tán vào trong
dung dòch chất nhũ hóa và bitum vào máy sau đó, cho
máy chạy khuếch tán với tốc độ lớn, làm cho bitum tạo
thành những tia mảnh, hạt phân tán vào trong dung dòch
nhũ hóa và tạo thành nhũ tương.


VI - BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN NHŨ TƯƠNG









Nhũ tương chế tạo xong được chứa vào các bể chứa bằng
bêtông hay kim loại sạch có nắp đậy kín, trong các bể đó
cần phải duy trì nhiệt độ khoảng 4-400C. Nhiệt độ thấp hơn
30C làm cho các pha của nhũ bò phân chia, các hạt bitum sẽ
kết lại với nhau tạo thành một lớp vỏ ở bề mặt làm cho nhũ
tương mất tính đồng nhất.
Trong quá trình bảo quản, phải thường xuyên khuấy trộn để
tránh hiện tượng lắng hay kết tụ ở bề mặt giảm tính đồng
nhất của nhũ.
Thời gian bảo quản dài hay ngắn là tùy thành phần của nhũ
tương, nhưng không nên quá 3 tháng; tốt nhất là sau khi chế
tạo xong đem sử dụng ngay.
Khi vận chuyển nhũ tương đến nơi sử dụng có thể dùng
thùng gỗ, thép để chứa và tàu hỏa, ôtô để vận chuyển. Vận
chuyển dưới 200km thì dùng ôtô là kinh tế và tiện lợi nhất.


§9-6. VẬT LIỆU CÁCH NƯỚC CHẾ TẠO
BẰNG BITUM VÀ GỜRÔNG
I - KHÁI QUÁT


Bitum và gờrông là những chất kết dính hữu cơ có tính
ngăn nước (góc ướt  > 900C). Để tiết kiệm bitum (hay
gờrông), tăng tính ổn đònh và thuận lợi cho quá trình thi
công người ta thường trộn bitum với một số vật liệu khác.
Tùy theo vật liệu trộn mà thu được các loại vật liệu ngăn
nước khác nhau. Vật liệu ngăn nước được sử dụng phổ
biến nhất trong công trình thủy lợi là vữa và bêtông

átphan, một số tấm lợp có cốt bằng sợi khoáng amiăng …


II - MỘT SỐ DẠNG BITUM (HAY
GỜRÔNG) ĐƯC SỬ DỤNG ĐỂ CHẾ
TẠO VẬT LIỆU CÁCH NƯỚC








1. Dung dòch bitum.
Dung dòch bitum là chất hỗn hợp bitum hòa tan trong các dung
môi hữu cơ như dầu hỏa, dầu mazút …
2. Nhũ tương bitum.
Thể keo nhuyễn gồm bitum, nước và chất nhũ hóa. Nhờ máy
khuếch tán bitum được đánh tơi thành từng hạt nhỏ phân tán lơ
lửng trong nước.
3. Matit bitum.
Là một hỗn hợp gồm có bột khoáng vật (bột đá vôi, đôlômit …)
và chất kết dính hữu cơ. Căn cứ vào chất kết dính có thể chia
ra 3 dạng: matit bitum, matit gờrông vầmtit hỗn hợp.
Căn cứ phương pháp sử dụng chia ra 2 loại: matit nóng và
matit nguội.


III - CÁC VẬT LIỆU NGĂN NƯỚC ĐƯC

CHẾ TẠO TỪ BITUM HAY GỜRÔNG

1. Bê tông átphan.
 Bê tông átphan là một hỗn hợp gồm có chất kết dính hữu cơ, các
cốt liệu, và lớn nhỏ (cát và giăm hay sỏi) phối hợp với nhau theo
một tỷ lệ nhất đònh, khi đông cứng thì rắn chắc có cường độ, ổn
đònh tốt.
2. Vật liệu dùng để chế tạo bê tông átphan.
a) Đá giăm hay sỏi. Chất lượng của giăm đá, sỏi có ảnh hưởng lớn
đến chất lượng của bê tông átphan, vì vậy các cốt liệu này phải
đạt những yêu cầu nhất đònh. Không cho phép dùng đá giăm chế
tạo từ đá vôi sét, sa thạch sét và phiến thạch sét.
b) Cốt liệu nhỏ (cát). Có thể dùng cát thiên nhiên hay nhân tạo.
c) Bột khoáng vật. Các loại bột khoáng vật thường dùng bột đá vôi,
đôlômit, vôi, xỉ lò cao dạng kiềm … Bột đá vôi, đôlômít được sử
dụng phổ biến nhất.
d) Bitum. Tùy theo yêu cầu cường độ, phương pháp thi công, điều
kiện khí hậu ở vùng xây dựng mà chọn mác bitum thích hợp.
Bitum dẫu mỡ thường được sử dụng phổ biến hơn cả.


3. Các tính chất kỹ thuật của bêtông, átphan.
a) Cường độ nén (Rn). Cường độ nén là đặc trưng cơ học quan
trọng được xác đònh qua những mẫu thí nghiệm hình trụ có
đường kính bằng chiều cao. Các loại mẫu thường có kích thước
là: 71,5; 50,5mm, dưỡng hộ đông cứng rồi đem nén ở các nhiệt
độ qui đònh 500C và 200C.
b) Cường độ kéo (Rk). Cường độ kéo có thể xác đònh theo phương
pháp đơn giản bằng cách nén nghiêng mẫu thí nghiệm
c) Tính biến dạng. Bêtông átphan là một loại vật liệu có biến

dạng lớn khi nhiệt độ thay đổi.
d) Tính ổn đònh nhiệt độ. Nhiệt độ thay đổi làm cho tính chất của
bê tông átphan thay đổi. Khi nhiệt độ tăng bêtông sẽ mềm ra,
nhiệt độ hạ bêtông sẽ khô quánh lại. Sự thay đổi đó làm cho
cường độ và các tính chất khác của bê tông thay đổi.
e) Tính ổn đònh trong môi trường nước. Nếu bêtông átphan kém
ổn đònh trong nước thì khi bão hòa cường độ của nó bò giảm
nhiều, vì lúc đó khả năng liên kết của bitum với bề mặt vật
liệu không bò giảm.







4. Phạm vi sử dụng của bêtông átphan.
Bêtông átphan là vật liệu ngăn nước tốt nên được sử dụng
rộng rãi trong xây dựng:
Rải mặt đường giao thông, đường băng.
Làm tường tâm, tường nghiêng ngăn nước trong các đập
ngăn nước bằng vật liệu rời.
Làm lớp lót phòng thấm cho nền móng các công trình
thủy công.









5. Vữa átphan.
1. Khái quát.
Vữa átphan là một hỗn hợp bao gồm chất kết dính bitum
(hay gờrông) cát và bột khoáng vật.
Vật liệu dùng để chế tạo vữa átphan giống như vật liệu
dùng cho bêtông átphan.
2. Tính chất kỹ thuật của vữa átphan.
Vữa átphan có các tính chất kỹ thuật tương tự như bê tông
átphan nhưng mức độ có khác nhau.
Vữa átphan dùng trong các công trình thủy công cần đạt
các yêu cầu kỹ thuật như sau:
 Độ rỗng (r %): r %  1%
 Tính ngăn nước: không thấm nước khi chòu áp lực lớn.
 Tính dẻo: chòu được biến dạng lớn.
 Ổn đònh trong môi trường nước.










3. Phạm ví sử dụng của vữa átphan.
Vữa átphan dùng để phủ mặt ngoài các kết cấu thủy
công, nâng cao khả năng chống thấm và khả năng ổn

đònh trong môi trường nước.
Dùng lớp lót lòng kênh dẫn nước, lòng hồ giữ nước tưới,
giảm tổn thất nước do thấm.
Dùng lớp đệm mềm và chống thấm cho các khớp nối kết
cấu, các công trình thủy công.
Dùng lớp lót chống ẩm cho các kết cấu gỗ tiếp xúc với
môi trường nước và ẩm …


6. Các tấm vật liệu lợp và cách nước bằng bitum và gờrông.
1. Khái quát.
Các lớp tấm lợp và cách nước bằng gờrông ổn đònh kém hơn
bằng bitum, nhất là ổn đònh đối với nhiệt độ, vùng nhiệt đới như
nước ta có biên độ dao động nhiệt độ giữa các mùa, giữa ngày và
đêm tương đối lớn, nên các tấm lợp và cách nước bằng bitum được
sử dụng phổ biến hơn.
2. Các tấm lợp và tấm cách nước.
a) Giấy dầu.
Giấy dầu được chế tạo bằng cách tráng bitum (khó chảy) lên bề
mặt các tấm các tông cho đạt được độ dày yêu cầu nhất đònh.
b) Pecgamin.
Pecgamin cũng được chế tạo giống giấy dầu, nhưng dùng bitum
thường không phải là bitum khó chảy để quét lên mặt các tâm các
tông.
c) Tấm bitum amiăng (tấm cách nước).
Giấy dầu và pecmagin có nhược điểm là dễ cháy, dễ hút ẩm để
mục nát, chòu kéo, chống thấm, tính bền kém. Do đó người ta dùng
tấm amiăng để sản xuất tấm bitum amiăng làm vật liệu ngăn nước.



Các chỉ tiêu chất lượng của tấm bitum amiăng
Các chỉ tiêu

Qui đònh

- Nhiệt độ hóa mềm của bitum làm chất tẩm theo
phương pháp "vòng và bi", 0C

40-53

- Tỷ lệ trọng lượng của chất tẩm so với trọng lượng
của các tông khô, không nhỏ hơn.

1,25:1

- Tải trọng làm đứt khi khi kéo dài pecgamin rộng
50mm (kg) không nhỏ hơn.

27

- Độ dẻo ở nhiệt độ 18  20C khi uốn dài pecgamin
theo nửa vòng tròn của thanh có đường kính 10mm.

Không xuất hiện
vết nứt

- Độ thấm nước dưới áp lực của cột nước cao 5cm (tính
eo ngày đêm) không nhỏ hơn.

5


- Độ hút nước ở áp lực 1 at qua 24 giờ hay trong chân
không, khi nhiệt độ của nước 350C trong 5 phút, %
theo trọng lượng không lớn hơn.

22







d) Tấm matit.
Trộn bột khoáng vật đã được đun nóng với bitum đã nấu
chảy, sau đó dùng máy cán ép thành từng tấm mỏng.
Tấm matit ổn đònh nhiệt, ổn đònh trong môi trường không
khí, môi trường nước … tốt hơn các loại tấm ở trên. Tính
bền cao, chòu được biến dạng lớn. Do đó được sử dụng
trong các khớp nối mềm các công trình thủy công, làm lớp
phủ ngăn nước cho các bộ phận kết cấu công trình yêu
cầu chống thấm.
e) Dây đay và vải đay bitum.
Dùng bitum lỏng tẩm lên dây đay và vải đay. Loại này có
cường độ kéo lớn hơn tấm bitum amiăng. Đây là vật liệu
sẵn có ở nước ta nên được sử dụng phổ biến. Nó được sử
dụng như tấm bitum amiăng.



×