Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐÁP HÀNH CHÍNH THEO ĐỀ THI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.82 KB, 31 trang )

ĐỀ THI VẤN ĐÁP LUẬT HC
Đề 01:
1. Các yêu cầu trong hình thức phạt tiền:
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh xlvphc năm 2002.
Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp bị xử phạt
cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt áp
dụng phổ biến nhất. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định mức phạt tiền
trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền cho các lĩnh vực quản lý nhà nước được
quy định như sau: Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Việc lựa chọn, áp dụng mức phạt tiền đối với người vi phạm phải trong khung phạt cụ thể
được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã được thực hiện theo cách: Khi phạt tiền
mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt
được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống
nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì
mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Việc lựa chọn áp dụng mức phạt tiền đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính
có những nét đăc thù riêng biệt như sau:
+Người từ đủ 14 tuổi đền dưới 16 tuổi vi phạm hành chính chỉ bị phạt cảnh cáo, không
phạt tiền.
+ Người tử đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể áp dụng hình thức
xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại điều 12 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 2002. Khi phạt tiền với họ thì mức phạt tiền không quá một phần hai mức phạt đối với
người thành niên. Trong trường hợp họ không có tiền thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp
thay.
Ngoài ra, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: Khi quyết định xử
phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền chỉ ra một
quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm,
1



nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung. Cá nhân, tổ chức
vi phạm bị phạt tiền có thể nộp phạt tiền phạt tại chỗ hoặc tại kho bạc nhà nước theo đúng quy
định của pháp luật và được nhận biên lai thu tiền phạt.
2. a/ VB là nguồn LHC là quyết định hành chính:
Sai. vì nguồn của luật hành chính là ... có nội dung là các qpplhc, trong khi đó quyết định hành
chính lại có quyết định cá biệt k chứa qppl hc.
b/ Công dân trở thành công chức thông qua con đường bầu cử.
Sai. Công dân trở thành công chức qua hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ,
chức danh. Còn công dân trở thành cán bộ qua con đường bầu cử, bổ nhiệm.
Đề 02:
1. Phân biệt cán bộ với công chức.
Tiều chí

Cán bộ

Công chức

Viên chức

Khái

Luật cán bộ công chức

Luật cán bộ công chức

Luật viên chức

niệm
Hình


Bầu cử, bổ nhiệm, phê Bổ nhiệm, tuyển dụng, điều Tuyển dụng

thành

chuẩn

động, biệt phái

Vị trí làm Cơ quan của đảng, cơ Cơ quan của đảng, cơ quan Đơn vị sự nghiệp công
việc

quan nhà nước, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị-xã lập
chính trị-xã hội

hội, lực lượng vũ trang, đơn vị
sự nghiệp công lập

Lương

Từ Ngân sách nhà nước Từ ngân sách nhà nước. Đối Từ ngân sách của đơn
với công chức là người lãnh vị, hỗ trợ từ nhà nước
đạo trong đơn vị sự nghiệp và của các nguồn đầu tư
công lập thì nguồn lương được khác.
đảm bảo bởi nguồn thu ngân
ngân sách của đơn vị đó

Xử lí kỉ Theo pháp luật hiện Pháp luật hiện hành

nội quy của đơn vị sự


luật

nghiệp công lập.

hành, theo điều lệ của
2


c.quan, tổ chức nơi sử

Hoạt động mang tính

dụng trực tiếp cán bộ

chất

chuyên

môn,

nghiệp vụ
Nhiệm kì

theo nhiệm kì

Không làm việc theo nhiệm kì

2. a/ Người từ 14t -> 16t phạt tiền (đại khái là vậy).
Sai. Điều 134 Luật Xlvphc. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16t VPhc chỉ bị phạt cảnh cáo, không
bị phạt tiền.

b/ CB, CC không thực hiện quyết định của cấp trên.
Sai. Cán bộ ,công chức phải thực hiện quyết định của cấp trên. Khoản 5 điều 9 lcbcc
Đề 03:
1. Phân tích yêu cầu đối vs áp dụng quy phạm pháp luật:
- đúng nội dung, mục đích của qpplhc được áp dụng: nghĩa là qp đó quy định như thế nào thì áp dụng đúng
tinh thần như thế, phải hiểu đúng, thống nhất mà không có sự áp dụng tùy tiện. Ví dụ: quy phạm pháp luật hành
chính cụ thể là luật giao thông đường bộ quy định người điểu khiển xe mô tô, gắn máy khi tham gia giao thông
phải đội mũ bh thì cơ quan hành chính hoặc cá nhân có thẩm quyền sẽ vận dụng quy định đó để giải quyết các
cv phát sinh theo đúng nội dung của qp đó, chẳng hạn để xử phạt hc phải đúng hành vi không đội mũ bảo hiểm
như nội dung qp quy định chứ không thể là hvi khác mà lại áp dụng quy định về đội mũ bh.
- đúng thẩm quyển: phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định. Việc áp dụng
đúng thẩm quyền đảm bảo tính thống nhất của việc áp dụng qpplhc nhằm không chồng chéo thẩm quyền gq
công việc.
- đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- đúng thời hạn, thời hiệu: thời hạn áp dụng qpplhc là thời gian từ khi tiếp nhận vụ việc cần giải quyết đến thời
điểm do qpplhc quy định là phải giải quyết vụ việc đó; thời hiệu là thời hạn kể từ khi phát sinh vụ việc đến một
thời điểm nào đó do pl quy định mà chủ thể có thẩm quyền không được giải quyết vụ việc đó nữa.
- công khai: kết quả giải quyết phải công khai để các cá nhân, tổ chức biết quyền và nghĩa vụ của mình mà thực
hiện
- quyết định ap dụng qpplhc phải được tôn trọng và thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

2. a. Thanh tra nhân dân là cơ sở của thanh tra NN:
3


Sai. thanh tra nhân dân là tổ chức tự quản 1 trong các loại của tổ chức xã hội nên ko phải cơ quan hành chính nhà nước hay là cơ sở của
thanh tra Nhà nước

b. Văn phòng CPhủ là cquan HC: Đúng. Bởi vì Văn phòng chính phủ là cơ quan ngang bộ, là
bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Đề 04:
1. Phân biệt cơ quan HCNN với tổ chức xã hội. (phân tích theo khái niệm, cách thức thành
lập, chức năng, vai trò, vị trí, ngân sách, quyền hạn)
2. a/ Cán bộ có thể hình thành bằng thi tuyển hay xét tuyển.
Sai. Cán bộ hình thành theo con đường bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn
b/ Người không chấp hành QPPLHC luôn bị chịu hậu quả của việc chấp hành là bị xử
Sai. Dưới 14t không xử phạt VPHC (K1Đ5 LXLVPHC).
Đề 05:
1. Phân tích khái niệm tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội là hình thức tự nguyện của nhân dân,
hoạt động theo nguyên tắc tự quản nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên
và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ
thống chính trị. Mặt khác, các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, đó là:
- Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng
chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở thích ....
- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước.
- các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng
hoặc theo quy định của nhà nước.
- các tổ chức xã hội hoạt động nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng, chính đáng của các thành
viên và mục đích hoạt động chính của tổ chức xã hội không phải là phân chia lợi nhuận.
2. a/ Trong mọi trường hợp người chưa thành niên VPHC đều áp dụng biện pháp nhắc
nhở.
Sai. K2 Đ139 LXLVPHC, chỉ thay thế hình thức xử phạt cảnh cáo.)
b/ Tổ chức xã hội không được phép làm bất hoạt động nào vì mục đích lợi nhuận.
4


Trả lời: Đúng vì tổ chức xã hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập
hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của
các thành viên khi tham gia vào quản lý nhà nước, xã hội.

Tóm lại tổ chức xã hội không có mục đích lợi nhuận nên không được hoạt động vì lợi nhuận, nếu có những hoạt
động kinh tế thì hoạt động đó chỉ là hoạt động tạo nguồn thu cho tổ chức đó hoạt động chứ không phải là hoạt
động chính.

Đề 06:
1, Chủ thể của vi phạm pháp luật hành chính:
- Định nghĩa: chủ thể của vphc là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp
luật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy địnhcủa
pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Năng lực trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức là khả năng cá nhân, tổ chức bằng hành vi của mình thực
hiện quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định và tự chịu trách nhiệm về hành vi đó. Xét ở khía cạnh nào đó thì
năng lực trach nhiệm hành chính có phần giống với năng lực hành vi hành chính của chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật hành chính.
- Cá nhân: gồm tất cả cá nhân là công dân việt nam, người nước ngoài, người không quốc tịch sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam. Năng lực trách nhiệm hành chính của cá nhân thể hiện ở độ tuổi và khả năng nhận thức của
cá nhân. Cụ thể là:
+ Độ tuổi: từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể trở thành chủ thể của vphc nếu cá nhân đó thực hiện hành vi vi
phạm với lỗi cố ý; cá nhân đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của vphc trong mọi trường hợp.
+ Về nhận thức: cá nhân là chủ thể của vphc phải là người không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
- Đối với chủ thể là tổ chức: bao gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị
trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Năng lực trách nhiệm hành chính của tổ chức là khả tổ chức tự chịu trách nhiệm và gánh vác hậu quả pháp lý
hành chính bất lợi do hành vi vi phạm hành chính. Năng lực trách nhiệm hành chính của tổ chức có khi được
thành lập và chấm dứt khi giải thể theo quy định của pháp luật.

2, a, giải trình áp dụng cho mọi trường hợp người vi phạm pháp luật hành chính
Sai. theo k1.điều 61,luật xlvphc
b, 1 chủ thể có thể vừa bị trách nhiệm hình sự vừa bị trách nhiệm kỉ luật:


5


Trả lởi: Đúng vì theo khoản 3 điều 79 Luật cán bộ, công chức thì công chức nếu bị tòa án tuyên phạt tù mà
không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc hoặc thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm (cách chức,
giáng chức) mà buộc thôi việc và cách chức, giáng chức cũng là hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức.

Đề 07:
1. Phương pháp điều chỉnh LHC.
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Phương
pháp này được xây dựng trên nguyên tắc:
- Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước: một
bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn
bên kia phải phục tùng những quyết định ấy.
- Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương đưa ra quyết định
trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước, của xã hội.
- Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi
hành đối với các bên hữu quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước.
* Thể hiện sự bất bình đẳng trong ý chí of các bên tham gia q.hệ quản lí hành chính nhà nước.
Thể hiện ở:
+ Thứ nhất, 1 bên có quyền nhân danh nn áp đặt ý chí of mình lên đối tượng quản lí.
Hoặc 1 bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối vs bên kia và
ktra việc thực hiện chúng. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định, mệnh lệnh of các cq
có thẩm quyền.
Hoặc 1 bên có quyền đưa ra các y.cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét giải quyết, có
thể đáp ứng hay bãi bỏ y.cầu, kiến nghị đó.
Hoặc cả 2 bên đều có q.hạn nhất định nhưng bên này q.định điều gì phải đc bên kia phê chuẩn
hoặc cùng phối hợp quyết định.
+ Thứ hai, 2 bên có thể áp dụng các b.pháo cưỡng chế nhằm buộc đ.tượng quản lí phải thực
hiện mệnh lệnh of mình.

+ Thứ ba, thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương of các quyết định hành chính.
2. a/ Mọi quan hệ có một bên cơ quan HCNN đều là QHPLHC:
6


Sai. vì chỉ được coi là quan hệ pháp luật hành chính khi có một bên chủ thể là chủ thể quản lý
nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để áp đặt ý chí với bên chủ thể kia (đối tượng
quản lý). Còn thực tế có rất nhiều quan hệ mà một bên chủ thể là cơ quan hành chính tham gia
nhưng không phải là quan hệ pháp luật hành chính vì cơ quan hành chính không tham gia với tư
cách là chủ thể quản lý, ví dụ: Bộ tư pháp tổ chức bán đấu giá thanh lý một số xe ô tô cho các cá
nhân tổ chức thì quan hệ giữa Bộ tư pháp lại là quan hệ pháp luật dân sự do quy phạm pháp luật
dân sự điều chỉnh.
b/ Cá nhân có đủ văn bằng,chứng chỉ đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì đều đc tham gia dự tuyển viên chức(t k nhớ cxác câu
từ nhưng đại loại nó ntn) (điều 22 luật viên chức)

Đề 08:
1.Phương pháp điều chỉnh luật hành chính. (nt)
2. a/ Cán bộ, công chức bị xử lí giống nhau khi thực hiện hành vi giống nhau.
Sai. Vai trò và vị trí của cán bộ vs công chức trong các cơ quan hành chính nhà nc là khác nhau.
Và tùy trường hợp lỗi nữa. Không thể bị chịu trách nhiệm giống nhau đk
điểm 4 khoản 1 điều 78, 79. Với công chức, áp dụng các hình thức kỉ luật theo quy định pháp
luật. Còn cán bộ, ngoài quy định của pháp luật ra còn chịu trách nhiệm kỉ luật theo điều lệ đảng,
tổ chức ctri, cquan có thẩm quyền ( tóm lai là theo quy định của tổ chức mà cán bộ vi phạm).
Thẩm quyền xử lý khác nhau dẫn đến cách xử lý k giống nhau
b/ Mọi quyết định hành chính đều là nguồn luật hành chính
Sai. Vì quyết định hành chính cá biệt chỉ để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh hàng ngày
trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Nên nó không phải là nguồn của luật hành chính.
Đề 09:
1. Các biện pháp cưỡng chế hành chính.
Cưỡng chế hành chính là một dạng cưỡng chế nhà nước chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà

nước, người có thẩm quyền trong cơ quan đó áp dụng trong trường hợp xử phạt đối với cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm pháp chế,
trật tự trong quản lý hành chính nhà nước.
Cưỡng chế hành chính nhà nước bao gồm:
7


+Các hình thức xử phạt vphc: Hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức phạt chính.
Hình thức phạt trục xuất đc áp dụng với người nước ngoài vi phạm hành chính. Ngòai ra các
hình thức phạt tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề kinh doanh,... là hình phạt bổ sung.
+Các biện pháp ngăn chặn vphc và bảo đảm việc xử lý vphc: gồm tạm giữ người,tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính, khám người, khám nơi cất giấu tang vật,...quản lý người
nước ngoài trong tg làm thủ tục trục xuất,...
+Các biện pháp khắc phục hậu quả của vphc: buộc khôi phục lại tình trạng bên đầu đã bị thay
đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình trái phé, buộc thực hiện các biện
pháp khác phục ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra, tiêu hủy
vật phẩm gây hại cho con người.,...
+ Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hc: khấu trừ tài sản từ ngân hàng,
cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện sd để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình
trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính
+ Các biện pháp xử lý khác: gồm giáo dục tại xã, phường; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào
cơ sở chữa bệnh.
+Các biện pháp phòng ngừa hành chính: những biện pháp được cqnn có thẩm quyền áp dụng
nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật có thể xảy ra hoặc những nguy cơ có thể xảy ra ảnh
hưởng đến tính mạng, ts cá nhân, tổ chức.
+Các biện pháp được áp dụng trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng.
2. a/ Luật CBCC là quyết định hành chính.
Trả lời: Sai luật cán bộ công chức

là luật do Quốc hội ban hành do vậy nó là quyết định lập pháp


b/ Cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính không được ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật
Sai,
Đề 10:
1.Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành, chức năng kết hợp quản lý theo địa phương
-Một số khái niệm cơ bản:

8


+Quản lý theo nghành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa xã hội có cùng
cơ cấu kinh tế - kĩ thuật hoặc hoạt động với mực đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của
các tổ chức, đơn vị phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà
nước và xã hội
Hoạt động quản lý theo ngành đáp ứng đòi hỏi khách quan của xã hội và nó xuất hiện khi có sự
phân chia các lĩnh vực hoạt động xã hội thành các ngành. Bộ và các cơ quan ngang bộ là những
cơ quan được thành lập thực hiện quản lý, điều hành 1 ngành hoặc một số ngành. Các cơ quan
quản lý thực hiện hđ trên nhiều lĩnh vực khác nhau (nông nghiệp, công nghiệp, ngân hàng, an
ninh quốc phòng,...)
+Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định như tài chính, kế
hoạch đầu tư, khoa học, công nghệ, lao động, tổ chức,...các hoạt động này liên quan đến tất cả
các bộ, các cấp quản lý hành chính. Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý một lĩnh
vực chuyên môn hay một nhóm lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nhau”.
Quản lý theo chức năng là quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ theo từng lĩnh vực chuyên
môn như tài chính, khoa học công nghệ, lao động,...
+Quản lý theo lãnh thổ là hđ của cqhcnn tại địa phương thực hiện. Đó là hhd của UBND các cấp
tiến hành
- Hoạt động quản lý theo ngành, chức năng kết hợp với quản lý tại địa phương thể hiện
ở:

+Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành, lĩnh vực đều nằm trên lãnh thổ của địa phương, chịu sự
chi phối của địa phương
+Các cơ quan chuyên môn ở địa phương vừa chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của
UBND cùng cấp, vừa chịu sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp trên
+Trên cơ sở pháp luật Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền ban hành quyết định pháp luật có hiệu
lực đối với địa phương và kiểm tra việc thực hiện chúng.
+CQHCNN ở địa phương cũng có quyền ban hành các quyết định về thực hiện nghĩa vụ dân sự,
an ninh trật tự,... đối với các ngành trên địa bàn lãnh thổ địa phương.
2.a. VPHC luôn trái PLHC:
9


Trả lời: Sai vì vi phạm hành chính là vi phạm pháp luật nói chung (gồm pháp luật hành chính, vi
phạm pháp luật đất đai, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật tài chính) mà mức độ chưa
đến truy cứu trách nhiệm hình sự; trong khi đó trái pháp luật hành chính có thể là vi phạm hành
chính, có thể là tội phạm, có thể là vi phạm kỉ luật, có thể là vi phạm kỉ luật nhà nước. Vì theo lí
luận chung thì vi phạm pháp luật thì có thể chia thành: vphc, tội phạm, vi phạm dân sự, vi phạm
kỉ luật nhà nước; hoặc chia thành: vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự, vppl
đất đai, vi phạm pháp luật tài chính…
b. Luật viên chức ban hành theo thủ tục hành chính
Sai. vì luật Viên chức là luật do Quốc hội ban hành nó phải đc ban hành theo thủ tục lập pháp
đc quy định trong luật ban hành vbqppl
Đề 11:
1. Nguồn LHC: *Khái niệm: nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới hình thức nhất định, có nội
dung là các qpplhc, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được
bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
*Đặc điểm:
- Nguồn của luật hành chính chỉ có thể là các vbqppl: vì chỉ có vbqppl mới tạo tiền đề cần thiết
cho việc thực hiện pháp chế xhcn, đồng thời mới có khả năng xác định rõ cơ cấu, thẩm quyền,

trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp nhằm đảm bảo tính ổn định, thống nhất, đồng bộ
trong việc thực hiện chức năng quản lí hcnn.
- Nguồn của luật hành chính cũng không phải là tất cả các vbqppl mà chỉ là những văn bản quy
phạm có chứa các quy phạm pháp luật hành chính, tức là những qppl được ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hcnn.
- Chủ thể ban hành các văn bản là nguồn của luật hành chính là cơ quan quyền lực hoặc các cơ
quan hành chính nhà nước.
*Phân loại nguồn của luật hành chính:
Cách phân loại thông thường hiện nay là dựa vào cơ quan ban hành, gồm 5 loại, cụ thể là:

10


- vb do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành: hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội;
pháp lệnh, nghị quyết của ubtvqh; nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp.
- vb do cơ quan hành chính ban hành: nghị định của chính phủ; quyết định, chỉ thị của thủ tướng
chính phủ; thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ thị của ubnd các cấp.
- vb do chủ tịch nước ban hành: lệnh, quyết định của chủ tịch nước.
- vb do tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao: thông tư của viện ksnd tối cao,
thông tư của tand tối cao; nghị quyết của hội đồng thẩm phán tandtc.
- vb liên tịch do cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ubtvqh hoặc
chính phủ ban hành: nghị quyết liên tịch.
2. a/ Trong trường hợp nào, chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC.
b/ CBCC bị xử lí kỉ luật không thành lập hội đồng kỉ luật.
Sai. CBCC bị xử lí kỉ luật phải thành lập hội đồng kỉ luật trừ trường hợp không cần phải thành lập hội đồng kỉ
luật cụ thể là: công chức có hvi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc công chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỉ luật khi đã có quyết định kết luận về hành vi vi phạm pháp luật
của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ công chức của ban chấp hành trung ương.

Đề 12:

1. Yêu cầu hình thức phạt tiền. (Đề 01)
2. a/ Văn bản nguồn LHC đồng thời là quyết định hành chính.
Sai. vì văn bản nguồn của luật hành chính là ... văn bản có chứa nội dung là các qpplhc, trong
khi đó quyết định hành chính lại có quyết định cá biệt k chứa qppl hc.
b/ CDVN trở thành công chức thông qua bầu cử.
Sai. Công dân Việt Nam trở thành công chức thông qua tuyển dụng, bổ nhiệm. Còn công dân
VN trở thành cán bộ thông qua bầu cử.
Đề 13:
1. Phân tích đặc điểm QHPLHC.
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính
nhà nước được các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh giữa các chủ thể mang quyền và
nhĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
11


Là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính mang đầy đủ các đặc
điểm của quan hệ pháp luật. Chúng là những quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều
chỉnh. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ có tính chất tương ứng với nhau.
Bên cạnh những đặc điểm chung đó, quan hệ pháp luật hành chính còn có những đặc trưng
riêng. Những đặc điểm đặc trưng riêng đó là:
- Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật hành chính gắn liền với hoạt
động quản lý hành chính nhà nước;
- Thứ hai, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên
nào, sự thoả thuận của phía bên kia không phải là điều kiện bắt buộc để hình thành quan hệ
pháp luật hành chính;
- Thứ ba, một bên trong quan hệ pháp luật hành chính nhà nước phải là chủ thể được sử dụng
quyền lực nhà nước. chủ thể này trong quan hệ pháp luật hành chính được gọi là chủ thể bắt
buộc;
- Thứ tư, phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính do cơ quan hành
chính nhà nước giải quyết, theo trình tự thủ tục hành chính. Trong những trường hợp được pháp

luật quy định, nếu việc giải quyết tranh chấp hành chính bằng con đường hành chính không thoả
mãn với các yêu cầu của các tổ chức cá nhân có liên quan, họ có thể yêu cầu toà án giải quyết
theo thủ tục tố tụng hành chính;
- Thứ năm, bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm
pháp lý trước nhà nước chứ không phải bên kia của quan hệ pháp luật hành chính.
2. a/ QHPLHC có phát sinh giữa hai cơ quan nhà nước cùng cấp:
Đúng. vì có quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chung với cơ quan
hành chính có thẩm quyền chuyên môn, ví dụ như quan hệ pháp luật hành chính giữa chính phủ với bộ, cơ quan
ngang bộ (chính phủ ra chỉ thị yêu cầu bộ tài nguyên đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lí đất đai). Mà chính phủ
với bộ là cơ quan hành chính cùng cấp ở trung ương nên khẳng định trên là sai.

b/ Hình thức đưa vào trại giáo dưỡng không áp dụng với người thành niên. Đúng theo điều
92
Đề 14:

12


1.Các hình thức thực hiện QPPLHC. (Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính, tuân thủ,
chấp hành, sử dụng quy phạm pháp luật hành chính)
2. a/ Tất cả văn bản luật là nguồn LHC. (Nguồn khác: Tất cả các luật đều không phải
quyết định hành chính.)
Sai. Chỉ những văn bản có chứa quy phạm pháp luật hành chính mới có thể trở thành nguồn của
Luật hành chính
b/ Công chức chỉ bị xử lí kỉ luật khi vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ.
Đề 15:
1. Phân tích đặc điểm của Xử phạt VPHC
Xử phạt hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà
nước phát sinh khi có VPHC; biêủ hiện ở vệc áp dụng các chhế tài hành chính mang tính chất
trừng phạt, gây cho đối tượng bị áp dụng thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần và do các chủ thể

có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm:
+Xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật HC. Khi xử phạt HC đòi
hỏi chủ thể có thẩm quyền phải xác định căn cứ rĩ ràng có hành vi vi phạm pháp luật trên thực tế
hay không, có thuộc TH khoog bị truy cứu TNHC, hay còn thời hạn, thời hiệu để xử lí vi phạm
hành chính nữa hay không.
+Xử phạt hành chính phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật
+Xử phạt Hành chính phải tuân theo những nguyên tắc,yêu cầu của pháp luật: về thời hạn, thời
hiệu, về trình tự, thủ tục...
+Kết quả của xử phạt hành chính là đưa ra quyết định xử phạt hành chính
Quyết định này có thể dưới dạng văn bản hoặc không thah văn bản. Trường hợp ko thành văn
bản như xử phạt cảnh cáo hoặc dưới 200k.
Có giá trị băt buộc thi hành với chủ thể có liên quan và được đảm bảo thực hiện bởi các biện
pháp cưỡng chế của nhà nước.
2.Công chức chỉ có hình thức tuyển dụng là Thi tuyển.
13


Sai. Công chức có hai hình thứ tuyển dụng là thi tuyển và xét tuyển. Trong đó hình thức tuyển
dụng chính là thi tuyển.
Đề 16:
1. Các loại tổ chức xã hội (tổ chức xã hội là gì).
Tổ chức xã hội là hình thức tự nguyện của nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc tự quản nhằm
đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý
xã hội.
+Tổ chức chính trị: - là tổ chức mà thành viên gồm những ng cùng hđộng vs nhau vì 1 khuynh
hướng chung chính trị nhất định. Đảng chính trị duy nhất: ĐCSVN, hđộng theo điều lệ, hphap,
luật
+Tổ chức ctri – xh: - hđộng theo ng tắc tập trung – dân chủ, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đc chia

thành nhiều cấp, hđộng trog phạm vi cả nc… có điều lệ..: mặt trận tq, công đoàn, đoàn
TNCSHCM, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân vn, hội cựu chiến binh vn,…
+ Tổ chức xã hội nghề nghiệp: là tổ chức của những người có cùng nghề nghiệp, hỗ trợ thành
viên trong hđ nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ bao gồm: Các tổ chức xã
hội đc thành lập và hđ trong một lĩnh vực nghề nghiệp riêng biệt (Đoàn luật sư, hội nhà báo, hội
nhà văn,...nhằm phối hợp, hỗ trợ cơ quan nhà nước); các hội nghề nghiệp.
2. a/ Xử phạt vphc luôn phải lập biên bản
Sai. Trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10k đến 200k thì được quyết định xử phạt
tại chỗ (không cần lập biên bản theo điều 54 pháp lện xử lí vphc). Lưu ý: trường hợp vi phạm
hành chính được phát hiện nhờ sử dụng thiết bị, phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ thì không được
quyết định xử phạt tại chỗ (tức là phải tiến hành lập biên bản).
b/ Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hc được quyền xử phạt dưới mức tiền tối
thiểu (nêu được vd thì càng tốt)
Trả lời: Có vì đối với trường hợp bình thường thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính xét
thấy người vi phạm hc có tình tiết giảm nhẹ thì có thể giảm mức tiền phạt dưới mức trung bình
của khung tiền phạt đối với vi phạm đó nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung
tiền phạt. Tuy nhiên đối với trường hợp người chưa thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) vi
14


phạm hành chính giống người thành niên vi phạm mà cũng có tình tiết giảm nhẹ như thế thì
mức tiền phạt của người chưa thành niên đó có thể dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt.
VD: A và B điều khiển 2 xe đạp nhưng cả hai đều không có bộ phận hãm (A 17 tuổi, B 20 tuổi);
trong trường hợp này, B và A đều có tình tiết giảm nhẹ là thành thật hối lỗi, mà theo quy định tại
nghị định 34/2010 (điều 21) hành vi này có khung tiền phạt là từ 60k đến 100k. mức phạt trung
bình đối với vi phạm này là 80k nhưng B có thể được giảm xuống đến mức tối thiểu là 40k;
trong khi đó A chưa thành niên thì mức tiền phạt đối với A chỉ bằng ½ mức tiền phạt của B tức
là chỉ là 20 k. Như vậy là trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt hành chính có thể
phạt tiền dưới mức thấp nhất của khung tiền phạt.
Đề 17:

1. Phân tích bất bình đẳng trong QHPLHC.
* Thể hiện sự bất bình đẳng trong ý chí of các bên tham gia q.hệ quản lí hành chính nhà nước.
Thể hiện ở:
+ Thứ nhất, 1 bên có quyền nhân danh nn áp đặt ý chí of mình lên đối tượng quản lí.
Hoặc 1 bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối vs bên kia và
ktra việc thực hiện chúng. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định, mệnh lệnh of các cq
có thẩm quyền.
Hoặc 1 bên có quyền đưa ra các y.cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét giải quyết, có
thể đáp ứng hay bãi bỏ y.cầu, kiến nghị đó.
Hoặc cả 2 bên đều có q.hạn nhất định nhưng bên này q.định điều gì phải đc bên kia phê chuẩn
hoặc cùng phối hợp quyết định.
+ Thứ hai, 2 bên có thể áp dụng các b.pháo cưỡng chế nhằm buộc đ.tượng quản lí phải thực
hiện mệnh lệnh of mình.
+ Thứ ba, thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương of các quyết định hành chính.
2. a/ Phạt tiền dưới mức phạt trung bình chỉ áp dụng trong trường hợp có tình tiết giảm
nhẹ.
Đúng. Đối với trường hợp bình thường thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính xét thấy
người vi phạm hc có tình tiết giảm nhẹ thì có thể giảm mức tiền phạt dưới mức trung bình của
15


khung tiền phạt đối với vi phạm đó nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền
phạt. Ngoài ra đối với trường hợp người chưa thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) vi phạm
hành chính giống người thành niên vi phạm mà cũng có tình tiết giảm nhẹ như thế thì mức tiền
phạt của người chưa thành niên đó có thể dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt.
b/ Cán bộ có thể chịu hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp vi phạm pháp luật
nghiêm trọng. Đúng (Điều 78 Luật CBCC)
ĐỀ 18
1. Chủ thể của vi phạm hành chính: (Đề 06)
2. a. Mức phạt tiền cao nhất vs 2 vi phạm hành chính là 1 tỷ

b. Tranh chấp hành chính đc giải quyết ko chỉ bằng thủ tục hành chính.
Đúng. Phần lớn tranh chấp hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính, một số ít các
tranh chấp hành chính còn được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính nếu cá nhân, tổ chức
khiếu nại khởi kiện ra tòa án thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Đề 19:
1. Chủ thể QHPLHC.
Là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp lập hành chính
trong đó mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
- Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí of cq, tổ chức, cá nhân tham gia vào qhpl hành chính vs
tư cách là chủ thể of quan hệ đó.
+ Năng lực chủ thể of cquan nn phát sinh khi cq đó đc thành lập và kết thúc khi cq đó đc giải
thể.
+ Năng lực chủ thể of cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân đc nn giao đảm nhiệm 1 công vụ,
chức vụ nhất định trog bmnn và chấm dứt khi k còn công vụ, chức vụ đó.
+ Năng lực chủ thể of t.chức xh, đvị kt, đvị vũ trag, đvị hành chính sự nghiệp phát sinh khi nn
quy định quyền và nghĩa vụ of các t.chức đó trog q.lí hành chính nn và chấm dứt khi k còn
những q.định đó hoặc t.chức đó bị giải thể.
- Năng lực chủ thể of cá nhân đc biểu hiện trog tổng thể năng lực pháp luật hành chính và năng
lực hvi hành chính.
16


+ Năng lực pháp luật hành chính of cá nhân là khả năng cá nhân đó đc hưởng các quyền và phải
thực hiện các nghĩa vụ p.lí hành chính nhất định. Năng lực này sẽ thay đổi khi pháp luật th.đổi
và bị hạn chế trog 1 số trg hợp (cấm đảm nhiệm chức vụ..)
+ Năng lực hvi hành chính of cá nhân là khả năng of cá nhân đc nn thừa nhận mà vs khả năng
đó họ có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ p.lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những
hậu quả p.lí nhất định do hvi of mình mag lại.
2. a/ Người từ 14t đến 16t và trên 18t đều phải chịu hình thức xử phạt tiền như nhau. Sai.
b/ giải trình có phải thủ tục bắt buộc của xử phạt vi phạm hành chính hay không.

Sai khoản 1Điều 61 luật XLVPHC
Đề 20:
1. Thời hiệu xử lý VPHC.
-

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: (Điều 6 luật XLVPHC)

-

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

+ Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày ra quyết định,
quá thời hạn này không thi hành quyết định đó nữa. Trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình
thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hc, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn
phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả.
+ Trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì
không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật vi
phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
2. a/ Khi cùng VPHC, CBCC chịu ½ so với tổ chức.
b/ Tổ chức xã hội không được hoạt động vì lợi nhuận.
Đúng vì tổ chức xã hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt
động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành
viên khi tham gia vào quản lý nhà nước, xã hội.
Tóm lại tổ chức xã hội không có mục đích lợi nhuận nên không được hoạt động vì lợi nhuận, nếu có những hoạt
động kinh tế thì hoạt động đó chỉ là hoạt động tạo nguồn thu cho tổ chức đó hoạt động chứ không phải là hoạt
động chính.

17



Đề 21:
1. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước. ví dụ
Phân loại cơ quan hành chính nhà nước theo phạm vi lãnh thổ: Cơ quan hành chinh nhà nước ở
trung ương (Chính phủ), cơ quan hcnn ở địa phương (UBND các cấp)
Cơ quan hành chính nhà nước theo thẩm quyền: Cqhcnn có thẩm quyền chung (Chính phủ,
UBND các cấp), Cqhcnn có thẩm quyền chuyên môn (Bộ, cơ quan ngang bộ).
Căn cứ vào ng tắc tổ chức và giải quyết công việc: cqhcnn có tổ chức và hoạt động theo chế độ
tập thể (Chính phủ), cqhcnn tổ chức và hđộng theo chế độ thủ trưởng 1 ng. (Bộ trưởng)
2. a/ Hoạt động áp dụng pháp luật là quyền của mọi CD. (Nguồn khác: Áp dụng quy phạm
pháp luật hành chính là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức là đúng hay sai?)
Sai. Hoạt động áp dụng các quy phạm pháp luật chỉ có thể do cá nhân tổ chức có thẩm
quyền căn cứ vào những qppl hành chính hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh
trog qtr q.lí hành chính nn.
b/ Các cơ quan quyền lực nhà nước không có thẩm quyền ban hành các văn bản là nguồn
của LHC.
Sai . Luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, có hiệu lực pháp lý cao hơn tất cả
các văn bản quy phạm pháp luật khác. Chỉ có Quốc Hội mới có quyền ban hành, sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ luật; luật có thể bãi bỏ bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào , các vbqppl do cơ
quan nhà nước ban hành đều bắt buộc phải có nội dung phù hợp với luật. Các luật do Quốc hội
ban hành có chưa qppl hành chính thì đc coi là nguồn của Luật hc.
Đề 22:
1, phân biệt văn bản là nguồn LHC vs quyết định hành chính
Tiêu chí

Quyết định HC
Là các biện pháp, chủ trương, quy tắc xử
Nội dung dự chung hoặc các mệnh lệnh cụ thể
Tính chất Được ban hành trên cơ sở nguồn của
LHC, cụ thể hóa, chi tiết hóa luật, pháp

lệnh
Hình
- Dưới dạng văn bản: QĐHC quy phạm,
thức
chủ đạo, cá biệt
18

Nguồn của LHC
Là các quy phạm PLHC
Là cơ sở để ban hành quyết định HC
Chỉ dưới dạng văn bản


- Không dưới dạng văn bản: biển báo, tín
hiệu, lời nói, hành động
Tần suất - QĐHC quy phạm, chủ đạo: áp dụng nh
áp dụng lần
- QĐHC cá biệt: áp dụng 1 lần
Thủ tục Thủ tục hành chính
ban hành
Chủ thể Chủ yếu là các chủ thể trong cơ quan
có thẩm HCNN
quyền
Số lượng Được ban hành với số lượng lớn, thường
xuyên, liên tục

Được áp dụng nhiều lần
Thủ tục lập pháp, thủ tục lập quy…
Các chủ thể có thẩm quyền ban hành
VBQPPL, ví dụ như chủ tịch nước,

quốc hội, viện kiểm sát, tòa án nhân
dân tối cao
Số lượng ít hơn so với QĐHC

2, a, chủ thể thường trong quan hệ pháp luật hành chính có thể là CQHCNN
Sai. CQHCNN là chủ thể được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước, có quyền áp
đặt ý chí của mình đối với chủ thể bên kia trong QHPLHC. Do vậy CQHCNN là chủ thể bắt
buộc (chủ thể đặc biệt), còn chủ thể thường là đối tượng quản lý có thể là cá nhân, tổ chức tham
gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
b, tất cả ng làm trong đơn vị sự nghiệp công lập đều là viên chức
Sai vì theo Luật viên chức thì viên chức là những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp
công lập; nhưng cũng không phải tất cả những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công
lập đều là viên chức mà những người làm trong bộ máy quản lí, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp
công lập lại là công chức (theo luật cán bộ, công chức). Mặt khác người làm trong bộ máy nhà
nước còn có thể là cán bộ: như thủ tướng chính phủ, các bộ trưởng, chủ tịch ubnd tỉnh, huyện…
Đề 23:
1. Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính.
Là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước được quy phạm pháp
luật hành chính điều chỉnh. Trong đó điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau
theo quy định của pháp luật hành chính.
Đặc điểm:

19


+ Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hê pháp luật hành chính gắn liền với
hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
+ Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của một bên. Thỏa thuận
của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc phát sinh quan hệ pháp luật hành chính.
+ Một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính phải được nhân danh sử dụng quyền lực

nhà nước, đó gọi là chủ thể bắt buộc.
+ Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong qhplhc, được giải quyết theo thủ tục hành chính, do
cơ quan hành chính giải quyết.
+ Bên vi phạm nghĩa vụ trong qhplhc phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, chứ không phải
bên kia của quan hệ.
2. a/ Mọi TH xử phạt kỉ luật công chức đều phải lập hội đồng kỉ luật.
Sai. có trường hợp công chức bị tòa án tuyên án phạt tù không được hưởng án treo thì bị buộc
thôi việc mà không cần thông qua việc lập hội đồng kỉ luật.
b/ Xử lý vi phạm hành chính luôn áp dụng khi có vi phạm hành chính. (Nguồn khác: Các
biện pháp xử lí vi phạm HC chỉ áp dụng cho đối tượng VPPLHC)
Sai theo điều 11 Luật xử lý vphc.
Đề 24:
1, phân tích khái niệm tổ chức xã hội (Đề 05)
2, a, Côngchức có quyền không thực hiện quyết định trái pháp luật của cấp trên
Sai. Khoản 5 Điều 9 Luật CBCC
b, Công dân có thể yêu cầu hợp pháp làm phát sinh QHPLHC.
Đúng. Một bên có yêu cầu hợp pháp có thể làm phát sinh QHPLHC sự thỏa thuận của bên kia
không phải là điều kiện bắt buộc phát sinh QHPLHC.
Đề 25:
1. Phân tích yêu cầu hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật. (Đề 03)
b/ Ban thanh tra nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước:
Sai. ban thanh tra nhân dân là tổ chức do hội nghị nhân dân ở xã phường, thị trấn hoặc hội nghị
cán bộ công chức ở đơn vị sự nghiệp công lập bầu ra (theo điều 68 và điều 72 Luật Thanh tra);
20


ban thanh tra hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của mặt trận tổ quốc xã phường, thị trấn hoặc
của ban chấp hành công đoàn cơ sở tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Đề 26:
1. Phân tích các hình thức xử phạt chính.

Gồm ba hình thức: cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất
Cảnh cáo áp dụng đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình
tiết giảm nhẹ, hoặc đối tượng vi phạm là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Phạt tiền : mức phạt tiền tối thiểu là 10k tối đa là 500 tr. Việc nạp tiền có thể nạp trực tiếp cho
người xử lí vi phạm hành chính hoặc đối tượng bị xử lí có thể tự đến kho bạc Nhà nước để nạp.
Phạt tiền có thể nộp phạt một lần hoặc nhiều lân, tuy nhiên việc nộp phạt nhiều lần phải đáp ứng
các điều kiện được quy định tại Điều 27, nghị định 128/ 2008/ NĐ-CP.
Trục xuất: chỉ áp dụng đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nó có thể là hình thức xử
phạt chính, cũng có thể là hình thức xử phạt bổ sung.
2. a/ Tât cả văn bản luật là nguồn LHC đều được ban hành theo thủ tục HC.
Sai. Văn bản luật là nguồn của luật hành chính có thể được ban hành theo thủ tục lập pháp, tư
pháp.
b/ Tất cả cơ quan HCNN có thẩm quyền quản lý HCNN.
vì các cq nn # như quốc hội, viện kiểm sát, tòa án...... cũng cí quyền tham gia qlihcnn. Họ thực
hiện hoạt động qli hcnn trong việc điều chỉnh công tác nội bộ, khen thưởng,...
Đề 27:
1. Phân tích thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính là cách thức thực hiện thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước của các chủ
thể quản lý hành chính nhà nước và cách thức tham gia vào các công việc quản lý hành chính
nhà nước của các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản
lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
Là một loại thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính có một số đặc điểm sau:
- Thủ tục hành chính phải gắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước
- Thủ tục hành chính được quy định trong Luật hành chính Việt Nam:
21


- Thủ tục hành chính có tính phong phú, đa dạng: Do hoạt động quản lý hành chính diễn ra trên
nhiều lĩnh vực, do đó chủ thể quản lý phải xác định cách thức, trình tự áp dụng chung phù hợp
với từng nội dung của hđ quản lý do đó đã hình thành nhiều loại thủ tục.

- Thủ tục hành chính do nhiều chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện.
2. a/ Năng lực hành vi chỉ phụ thuộc độ tuổi và sức khỏe.
Sai. Phụ thuộc vào độ tuổi và năng lực nhận thức hành vi của cá nhân.
b/ Mọi VPPLHC đều trái pháp luật hành chính.
Sai. Vì có thể trái pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, luật thuế. Ví dụ…
Đề 28:
1.Phân tích mặt chủ quan của VPHC:
Mặt chủ quan là quan hệ tâm lý bên trong, bao gồm các yếu tố: Lỗi, mục đích, động cơ. Trong
đó yếu tố lỗi được coi là một dấu hiệu cơ bản trong cấu thành của mọi vi phạm hành chính, có ý
nghĩa quyết định đến các yếu tố khác trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính.
+ Lỗi: Là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của người đó đối với hành vi vi
phạm hành chính của mình. Lỗi trong Luật hành chính được quy định dưới hai hình thức cố ý và
vô ý.
Lỗi cố ý là thái độ tâm lý của một người khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức được
nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nhưng lại có ý thức xem thường mặc dù họ hoàn toàn có khả năng xử
sự theo đúng nghĩa vụ đó.
Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính là lỗi của một người khi thực hiện hành vi trái pháp luật do
vô tình hoặc thiiêú thận trọng mà đã không nhận thức được những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc,
mặc dù họ có khả năng và điều kiện xử sự theo đúng nghĩa vụ này.
+ Mục đích: Mục đích của vi phạm hành chính không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có trong
mọi cấu thành của mọi loại vi phạm hành chính. Nó chỉ có ở một số trường hợp vi phạm hành
chính nhất định và những trường hợp này đều có hình thức lỗi là cố ý.
+ Động cơ: Là động lực bên trong thúc đẩy người vi phạm hành chính thực hiện hành vi vi
phạm hành chính. Trừ những vi phạm hành chính với lỗi cố ý có mục đích xác định, phần lớn

22


động cơ trong vi phạm hành chính là không rõ rệt. Nó không được coi là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành của tất cả mọi lọi vi phạm hành chính.

2. Khi nào thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính được phép áp dụng:
a) cảnh cáo
b) Áp dụng độc lập biện pháp khắc phục hậu quả trong VPHC
Đề 29:
1. Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương.
(Khái niệm, con đường hình thành, phạm vi, chức năng.)
2. a/ Quyết định hành chính không phải là nguồn của LHC.
Sai. Quyết định cá biệt ko phải là nguồn của luật hành chính do nó không chứa các quy phạm
pháp luật hành chính nhưng quyết định quy phạm và quyết định chủ đạo là nguồn của LHC.
b/ Chỉ những người làm trong cơ quan nhà nước là công chức.
Sai. Những người làm trong cơ quan nhà nước còn có thể là cán bộ
Đề 30:
1. Phân biệt chấp hành và áp dụng qppl
Chấp hành hay áp dụng điều là thực hiện QPPLHC. Tuy nhiên, chấp hành là hình thức thực hiện
QPPLHC, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi mà pháp luật hành chính đòi
hỏi họ phải thực hiện. Thực hiện QPPLHC dưới hình thức chấp hành có thể là cả chủ thể đặc
biệt và chủ thế thường. Còn Áp dụng QPPLHC lại là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào QPPLHC hiện hành để giải quyết các công
việc cụ thể phát sinh trong quá trình QLHCNN. Đối với áp dụng QPPLHC thỉ chủ thể được xác
định là chủ thể đặc biệt. Và áp dụng QPPLHC còn là sự kiện pháp lí làm phát sinh, chấm dứt,
thay đổi QHPL cụ thể. Việc áp dụng cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc
2. a/ Tất cả cơ quan hành chính nhà nước đều do cơ quan quyền lực thành lập ra.
Đề 31:
1. So sánh quản lý nhà nước với quản lý hành chính nhà nước.
Xuất phát từ khái niệm quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,
hành pháp tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối ngoại của nhà nước, ta thấy giữa 2 hoạt động
23


quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành chính nói riêng (tức là quản lý nhà nước chỉ trong

lĩnh vực hành pháp đó là hoạt động chỉ đạo thực hiện pháp luật gọi là quản lý hành chính nhà
nước). Có những điểm riêng sau:
Quản lý nhà nước
* Khái niệm: rộng hơn
Quản lý nhà nước = chỉ đạo hoạt động
+ lập pháp , + Hành pháp, + Tư pháp
Để thực hiện chức năng đối nội và đối
ngoại của nhà nước.
* Chủ thể:
- Nhà nước và các cơ quan nhà nước.
- Các tổ chức xã hội và cá nhân\được trao

Quản lý hành chính nhà nước
* Khái niệm: Hẹp hơn .
Quản lý hành chính nhà nước= hoạt động
chỉ đạo pháp luật ( hành pháp)
Bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh
nghị quyết, của cơ quan quyền lực nhà nước
(cơ quan dân chủ)
* chủ thể:
- Cơ quan hành chính nhà nước.

quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước.

- Cán bộ nhà nước có thẩm quyền.

* Khách thể:

*Khách thể:


Trật tự quản lý nhà nước mới được xác định Đảm bảo hoạt động chấp hành, điều hành trên
bởi quy phạm pháp luật.

cơ sở pháp luật để chỉ đạo thực hiện pháp
luật.

*Tóm lại: Hoạt động quản lý hành chính nhà nước (tức là hoạt động hành pháp bằng chỉ đạo tổ
chức thực hiện pháp luật trên cơ sở pháp luật) là một hoạt động rộng lớn thường xuyên quan
trọng trong quản lý nhà nước nhưng nằm trong khuôn khổ của nhà nước.
2. a/ Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau.
,.hnj
Đề 32:
1. Phân biệt quyết định hành chính và nguồn LHC. (Đề 22)
24


2. a/ Công dân thực hiện nghĩa vụ trong quản lí hành chính nhà nước là sự kiện pháp lý
Trả lời: (Khái niệm sự kiện pháp lí hành chính: là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay
đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt các qhplhc). Sự kiện pháp lí hành chính gồm: sự biến pháp lí hc và hành vi pháp lí
hành chính.
Đúng. vì công dân khi thực hiện nghĩa vụ là thực hiện hành vi làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính giữa công dân (đối tượng quản lí) với chủ thể quản lí. Ví
dụ: công dân thực hiện nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính cho cảnh sát giao thông đã làm
chấm dứt quan hệ plhc về xử phạt hc giữa công dân với chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm
vụ.
b/ Cưỡng chế HC chỉ được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
(Nguồn khác: Cưỡng chế HC chỉ được tiến hành khi có VPHC xảy ra.)
Sai. Cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền
trong cơ quan đó áp dụng trong trường hợp xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính

hoặc ngăn chặn, phòng ngừa vphc. Do vậy cưỡng chế hành chính còn có thể áp dụng nhằm ngăn
chặn, phòng ngừa vphc có thể xảy ra.
Đề 33:
1. Phân biệt quản lí NN và quản lí HC NN: (khái niệm, phạm vi, chủ thể, đối tượng.)
2. a. mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau
Sai. Người mắc bệnh tâm thần hoặc không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình
thì k có năng lực pháp luật.
b. Các biện pháp xử lí HC đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1. Phân tích khái niệm quản lý:

+Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý.
+Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối
hợp hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập
thể, hướng hoạt động chung đó theo phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định.
+Quản lý được thực hiện bằng tổ chức, quyền uy (phương tiện đảm bảo quan trọng để chủ thể
điều khiển chỉ đạo buộc đối tượng quản lý nghe theo sự chỉ đạo của mình)
25


×