Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

hệ thống thông tin liên lạc trong nhà máy nhiệt điện mông dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.13 KB, 23 trang )

Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

6.7.

Chương 6

HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

6.7.1 TỔNG QUAN
Hệ thống thông tin liên lạc trang bị cho Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 để bảo
đảm trao đổi thông tin nhanh chóng, tin cậy và ổn định trong nội bộ của nhà máy và
từ nhà máy với bên ngoài. Hệ thống thông tin liên lạc sẽ được trang bị tại tất cả các
vị trí vận hành của các phòng trong toàn bộ Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.
Hệ thống thông tin liên lạc trang bị cho nhà máy sẽ thực hiện các chức năng chính
sau:
-

Liên lạc thao tác điều độ giữa các khu vực trong nhà máy với nhau.

-

Thông tin về quá trình công nghệ.

-

Thông tin liên lạc quản lý hành chính và bảo vệ.

-

Liên lạc giữa các phòng, ban trong nhà máy với nhau.


-

Liên lạc với mạng thông tin bên ngoài.

-

Thông tin với cơ quan chủ quản và các công trình trong hệ thống có liên quan.

-

Thông tin liên lạc với Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) và Trung
tâm điều độ Hệ thống điện miền Bắc (A1).

6.7.1.1 Yêu cầu chung đối với hệ thống viễn thông
6.7.1.1.1 Cung cấp dịch vụ viễn thông
i.

Kênh phục vụ hệ thống Điều khiển - Điều độ.
Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 có công suất 2x500MW sẽ do Trung tâm
điều độ hệ thống điện Quốc gia A0 và miền Bắc A1 trực tiếp điều độ, cần phải
thiết lập các kênh thông tin sau:



Kênh phục vụ liên lạc điện thoại trực thông (Hotline) giữa trực vận hành Nhà
máy Nhiệt điện Mông Dương 1 và điều độ viên ở A0 và A1.



Kênh truyền tín hiệu của hệ thống SCADA giữa RTU ở Nhà máy Nhiệt điện

Mông Dương 1 với mạng máy tính (Front-End) điều độ ở A0 và A1.



Kênh kết nối hệ thống giám sát tích hợp lắp đặt ở Nhà máy Nhiệt điện Mông
Dương 1 và A0 để phục vụ quan sát tại chỗ và quan sát từ xa, bảo vệ các khu
quan trọng trong nhà máy.



Tại Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1: Dự trù đủ thiết bị, vật tư để đấu nối từ
RTU đến thiết bị thông tin.



Tại trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia A0 miền Bắc A1: Dự trù đủ thiết bị, vật tư
để đấu nối từ máy tính Frontend đến thiết bị thông tin.

ii.

Kênh phục vụ hệ thống Rơle bảo vệ
Hai đường dây 500kV Quảng Ninh-Mông Dương mỗi đường dây cần trang bị
đủ đường truyền thông tin cho 3 mạch bảo vệ như sau:

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 172/547

PECC1



Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6



Mạch bảo vệ số 1: Các tín hiệu cần trao đổi là: Bảo vệ so lệnh đường dây, bảo
vệ chống chạm đất có hướng và tín hiệu cắt liên động.



Mạch bảo vệ số 2: Các tín hiệu cần trao đổi là: Bảo vệ so lệch đường dây, bảo
vệ chống chạm đất có hướng và tín hiệu cắt liên động.



Mạch bảo vệ số 3 : Các tín hiệu cần trao đổi là: Bảo vệ khoảng cách, bảo vệ
chống chạm đất có hướng và tín hiệu cắt liên động.

iii.

Kênh phục vụ liên lạc sản xuất điện và tăng cường hạ tầng viễn thông
Hệ thống viễn thông phục vụ liên lạc điện thoại, fax, kết nối mạng máy tính
nội bộ ngành Điện phục vụ sản xuất, kinh doanh điện năng, ngoài ra còn tăng
cường dung lượng mạng truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông công
cộng.

6.7.1.1.2 Yêu cầu, kỹ thuật chung của thiết bị vật tư
i.


Các thiết bị vật tư phải thiết kế chế tạo theo chuẩn của Uỷ ban kỹ thuật điện
quốc tế IEC, của Liên minh viễn thông quốc tế ITU, phải tuân thủ các yêu cầu
nêu trong bộ tiêu chuẩn ngành Viễn thông do Bộ Bưu chính & Viễn thông ban
hành, các điều khoản qui định trong ngành Điện do Tổng công ty Điện lực
Việt Nam ban hành và các tiêu chuẩn ngành trong bộ Quy phạm trang bị điện
do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành.

ii.

Môi trường, khí hậu: Tuân thủ theo tiêu chuẩn ngành Viễn thông TCN 68-149
và khuyến cáo của nhà sản xuất.

6.7.1.2

Hệ thống viễn thông điện lực có liên quan

Trung tâm Nhiệt điện Mông Dương sẽ đấu nối với hệ thống điện quốc gia tại trạm
biến áp 500kV Quảng Ninh qua đường dây 500kV mạch kép. Vì vậy trong dự án
này sẽ xem xét các thiết bị hiện có tại trạm biến áp này và các dự án khác có liên
quan để xem xét bổ sung các thiết bị, vật tư viễn thông cho dự án “ Nhà máy Nhiệt
điện Mông Dương 1” như sau:
6.7.1.2.1 Dự án NMNĐ Quảng Ninh
Trong dự án NMNĐ Quảng Ninh đã xem xét lắp đặt hệ thống viễn thông như sau:
-

Trang bị cáp quang OPGW treo trên đường dây 500kV từ NMNĐ Quảng Ninh
tới TBA-500/220kV Quảng Ninh.

-


Trang thiết bị thiết bị ghép kênh có giao diện quang cho NMNĐ Quảng Ninh và
TBA-500kV Quảng Ninh.

-

Trang bị 04 modem: 02 modem tại NMNĐ Quảng Ninh, 01 modem tại A0, 01
modem tại A1 để phục vụ truyền tín hiệu Điều khiển-Điều độ từ A0, A1 đến
nhà máy.

-

Trang bị 01 hệ thống tổng đài điện tử tự động số.

-

Trang bị 01 hệ thống nguồn DC-48V cho các thiết bị viễn thông của nhà máy.

6.7.1.2.2 Dự án ĐDK-500kV Thường Tín - Quảng Ninh và TBA-500kV Quảng
Ninh

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 173/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1


Chương 6

Dự án này đang trong giai đoạn thi công. Trong dự án này đã xem xét đầu tư tại
TBA-500kV Quảng Ninh những thiết bị sau:
-

Trang bị mới thiết bị truyền dẫn quang STM-16 loại Surpass hiT 7070 của hãng
Siemens.

-

Trang bị mới thiết bị ghép kênh PCM-30.

-

Trang bị mới tổng đài và mạng thuê bao.

-

Trang bị mới hệ thống cấp nguồn DC-48V.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 174/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1


Chương 6

6.7.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN NỘI BỘ TRONG NHÀ MÁY
Hệ thống thông tin liên lạc của nhà máy gồm các hệ thống chính sau:
-

Hệ thống điện thoại trong nhà máy

-

Hệ thống bộ đàm liên lạc giữa các khu vực sản xuất trong nhà máy

-

Hệ thống loa phát thanh

-

Hệ thống báo động khẩn cấp

-

Mạng LAN quản lý cục bộ

-

Hệ thống nguồn cấp.

Phòng thông tin của nhà máy được bố trí trong nhà điều khiển trung tâm (tầng 4),
phòng được trang bị điều hoà không khí. Các thiết bị chính được lắp đặt tại phòng

thông tin bao gồm:
-

Tổng đài điện thoại tự động PABX (Private Automatic Branch Exchange) chính
và dự phòng.

-

Giàn phân bổ chính MDF (Main Distribution Frame).

-

Hệ thống báo động khẩn cấp toàn nhà máy.

-

Hệ thống truyền thanh công cộng.

-

Hệ thống bộ đàm radio UHF.

-

Hệ thống mạng LAN.

-

Tăng thế tiếp đất EPR.


Các thiết bị phát sóng sử dụng cho điện thoại cầm tay được đặt ngoài khu vực liên
lạc và ngoài các phòng điều khiển để tránh gây nhiễu cho các thiết bị khác.
6.7.2.1 Tổng đài điện thoại tự động và dự phòng
Để thực hiện trao đổi thông tin trong nội bộ nhà máy và thông tin với hệ thống điện
thoại quốc gia, Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 sẽ được trang bị hệ thống tổng
đài tự động (PABX).
Tổng đài điện thoại tự động được đặt trong phòng thông tin và có các đặc trưng
chính như sau:
-

Tổng đài điện thoại (PABX) có công suất đến 250 máy nhánh.

-

Tổng đài điện thoại PABX được kết nối với mạng điện thoại quốc gia (mạng
luới của bưu điện Việt Nam) thông qua các tuyến tổng đài kỹ thuật tương tự,
tuyến nối thông kỹ thuật tương tự hoặc kỹ thuật số hay các giao diện mạng
lưới hợp nhất truyền dữ liệu ISDN (Intergrated Services Digital Network).
Các thiết bị đầu cuối quản lý và duy trì sẽ được trang bị.

-

Tổng đài điện thoại có khả năng cho phép hoặc ngăn chặn kết nối giữa các nhóm
điện thoại trong khu vực riêng của nhà máy và các tuyến tổng đài bên ngoài,
các tuyến liên thông của mạng lưới OPGW hoặc các nhánh máy khác một
cách độc lập theo bất kỳ chiều nào. Đặc trưng này có khả năng đặt lại cấu hình
thông qua các thiết bị đầu cuối quản lý và duy trì.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT


6 - 175/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

-

Đấu nối với các trạm tổng đài khác của EVN thông qua các tuyến cáp quang liên
thông OPGW.

-

Tổng đài điện thoại tự động có khả năng cho phép kết nối từ các nhánh điện
thoại được chọn tới hệ thống phát thanh công cộng và bộ đàm hai chiều. Việc
truy nhập tới các hệ thống này sẽ thông qua các mã quay số hoặc các nút bấm
đã được lập trình.

Các tuyến điện thoại nhánh đi đến các thiết bị đầu cuối như:
-

Các máy điện thoại văn phòng có khả năng tương thích với tổng đài PABX tiêu
chuẩn.

-

Các điện thoại đa tuyến (multi-line telephones) có khả năng thực hiện nhiều

cuộc gọi cùng lúc để dùng cho các nhân viên quản lý hoặc điều hành; ví dụ
như đường dây ưu tiên, hệ thống liên lạc giữa các bộ phận,...

-

Các trạm trực chuyển đổi điện thoại.

-

Các modem tương tự hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu tới 56kBit/s và nối tới: Máy
tính PC, rơle bảo vệ, hệ thống ghi lỗi nguồn cao thế, cổng bảo trì tổng đài.

Nguồn cấp cho hệ thống này phải được cấp từ nguồn UPS riêng tại chỗ (duy trì tối
thiểu 4 giờ) để bảo đảm cung cấp nguồn được liên tục.
Tổng đài dự phòng
Ngoài hệ thống tổng đài tự động chính (Main PABX), một hệ thống tổng đài điện
thoại tự động dự phòng (Back-up PABX) riêng biệt sẽ được lắp đặt trong một số
phòng của cán bộ quản lý và nhân viên vận hành được lựa chọn trước. Có 10 máy
nhánh trang bị đến những phòng được lựa chọn này.
Tổng đài dự phòng được cấp nguồn từ một nguồn cấp một chiều riêng (duy trì tối
thiểu 4 giờ). Hệ thống tổng đài dự phòng cung cấp thông tin liên lạc trong nội bộ
nhà máy cũng như liên lạc tới mạng điện thoại quốc gia.
Các máy điện thoại
Các máy điện thoại chuẩn sẽ được cung cấp cho hệ thống thông tin liên lạc với các
chức năng chính như sau:
-

Phải hợp chuẩn bưu điện, phù hợp cho việc đấu nối tới mạng điện thoại công
cộng.


-

Có khả năng quay số bằng xung hoặc bằng giọng nói với các phím chuẩn 0-9, *
và #.

-

Có phím gọi lại tổng đài ngắt vòng 100ms.

-

Có khả năng quay số trực tiếp ra ngoài (nếu được cho phép của người quản lý).

-

Có khả năng lưu trữ tối thiếu 10 số điện thoại dài 20 chữ số.

-

Các số điện thoại đã được lưu trong máy sẽ không bị mất đi khi điện thoại bị
ngắt nguồn nạp trong khoảng 4 giờ.

-

Có thể gắn lên tường hoặc để bàn.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 176/547


PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

-

Các điện thoại ngoài trời sẽ phải được đặt trong cabin và là loại chống nước xâm
nhập.

-

Các buồng điện thoại kín với các tín hiệu báo bằng đèn và âm thanh khi có điện
thoại gọi tới sẽ được trang bị tại các vị trí có độ ồn lớn như gian tuabin, lò hơi,
trạm bơm tuần hoàn,...
6.7.2.2 Các khung phân bổ MDF, IDF và FDP

Các khung phân phối chính (MDF) và khung phân phối trung gian (IDF) và điểm
phân bổ cuối phải bao gồm tối thiểu hai mặt đứng bao gồm nhiều cầu đấu cáp điện
thoại. Những mặt đứng này được lắp đặt trong tủ truyền thông hoặc đặt trong một
hộp nhựa có thể gắn trên tường và có đính kèm một sơ đồ đấu nối phù hợp.
Khung phân phối chính (MDF) sẽ được lắp trong phòng thông tin tại tầng 3 nhà
điều khiển trung tâm. Các khung phân bổ trung gian (IDF) sẽ được lắp đặt dải rác
trên phạm vi toàn nhà máy để cấp tín hiệu tới các máy nhánh.
6.7.2.3 Hệ thống rađiô UHF
Một hệ thống rađiô di động UHF được trang bị cung cấp liên lạc tiếng nói đến các
máy cố định, trên xe hoặc các máy cầm tay trong phạm vi toàn nhà máy. Hệ thống
bao gồm các rađiô cầm tay, các rađiô di động trên xe, các rađiô cố định và các thiết

bị khuếch đại rađiô khu vực nhà máy, các bộ xạc pin cho các rađiô cầm tay và các
ăng ten, các cáp điện và các bộ phận khác cần thiết để hệ thống làm việc.
Hệ thống phải tuân theo các qui định về phát thanh của Việt Nam và có tầm phủ
sóng tốt trong tất cả các khu vực của nhà máy gồm có gian tuabin, lò hơi, các hệ
thống cấp than, trạm bơm tuần hoàn, trạm bơm nước lắng trong, ... ở xa.
Hệ thống hoạt động trên 2 kênh: một kênh cho liên lạc chung trong nhà máy thông
qua một hay nhiều các trạm chính nối thông và kênh còn lại cho các liên lạc truyền
thông trực tiếp dải ngắn (nói chuyện quanh) giữa các máy cầm tay hoặc máy trên
xe. Các thiết bị như tai nghe sẽ được trang bị để liên lạc ở các vị trí có độ ồn lớn.
Hệ thống được giám sát liên tục thông qua một trạm điều khiển đơn trong phòng
điều khiển nhà máy, tuy nhiên liên lạc rađiô đến hệ thống luôn sẵn sàng thông qua
hệ thống điện thoại nội bộ thông thường.
Tổng số 16 máy rađio xách tay sẽ được trang bị cho các cán bộ của nhà máy.
Hệ thống rađiô UHF cũng sẽ được nối vào hệ thống tổng đài điện thoại trong nhà
máy nhằm đảm bảo đàm thoại chéo giữa hệ thống điện thoại tổng đài PABX và hệ
thống rađiô UHF. Việc nối đàm thoại chéo này phải cần sự hợp nhất tối thiểu của
các mạng lưới hoà và/hoặc các máy khuyếch đại.
6.7.2.4 Hệ thống truyền thanh công cộng
Hệ thống được truy xuất qua hệ thống điện thoại tổng đài PABX. Hệ thống bao gồm
một trạm thu phát cầm tay khẩn cấp đặt trên bảng điều khiển sự cố, các bộ khuyếch
đại loa, các loa phóng thanh, cáp nối, các hộp đầu cuối, các thiết bị chặn tiếng và
các giắc cắm đặc chủng và các ống nối ở những chỗ cần thiết để nối các thành phần
này lại. Thiết kế hệ thống cho phép nối tất cả các dây (tín hiệu và cáp) giữa các trạm
trong một cáp dẫn chung cách nhau đến 300m, với một hệ số suy giảm âm lẫn tối
thiểu là 80dB. Công suất danh định của các bộ tăng âm loa không nhỏ hơn 12W.
THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 177/547

PECC1



Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

Mỗi trạm thu phát công cộng sẽ bao gồm một thiết bị nhận/truyền, một khoá chuyển
mạch, thiết bị tăng âm, các thiết bị đầu cuối, công tắc lựa chọn truyền thanh công
cộng nạp bằng lò xo. Các trạm thu phát công cộng được ưu tiên hơn giao diện điện
thoại với hệ thống loa phóng thanh.
Các thiết bị chặn tiếng, được điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp từ các móc chuyển
đổi thiết bị thu phát truyền thanh hoặc điện thoại, sẽ làm tắt tiếng một hay nhiều loa
gần đó để tránh tiếng phản hồi khi thiết bị thu phát đi kèm bị ngắt ra.
Hệ thống phát thanh công cộng sẽ được nối vào hệ thống tổng đài điện thoại PABX
để có thể quay số vào hệ thống phát thanh công cộng.
Đối với loa phóng thanh đặt trong các toà nhà, các phòng làm việc, nơi trực vận
hành sẽ dược trang bị các nút điều chỉnh âm lượng tại chỗ.
6.7.2.5 Hệ thống báo động khẩn cấp (EWS)
Nhà máy sẽ được trang bị một hệ thống báo động sự cố theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ
thống này sẽ được kích hoạt trong các phòng điều khiển nhà máy trong trường hợp
sự cố và sẽ phát báo động bằng âm thanh riêng truyền đến tất cả các bộ phận nhà
máy qua hệ thống truyền thanh công cộng nói trên, cùng với đèn báo hiệu nhấp
nháy trong các khu vực có tiếng ồn lớn.
Hệ thống báo động khẩn cấp có các chức năng cơ bản sau:
-

Phát các tín hiệu báo động và tháo rời.

-


Tạo điều kiện thuận lợi cho truyền thông bằng tiếng nói.

-

Các chức năng tự kiểm tra liên tục tự động.

Nguồn cấp cho hệ thống này phải được cấp từ nguồn UPS riêng tại chỗ (duy trì tối
thiểu 4 giờ) để bảo đảm cung cấp nguồn được liên tục.
Một bảng điều khiển sự cố (ECP) sẽ được trang bị:
-

Phím chuyển đổi chế độ thao tác tự động/bằng tay điều khiển hệ thống báo động
sự cố.

-

Các công tắc điều khiển kích hoạt các tín hiệu báo động và loan báo công cộng.

-

Một thiết bị khởi động báo động khẩn cấp.

-

Thiết bị thu phát công cộng, cho phép truyền các chỉ dẫn.

-

Các chỉ báo nhìn thấy được.


-

Một chỉ báo âm thanh cho các điều kiện báo động bên ngoài và các sự cố hệ
thống.

-

Các bộ khuyếch đại âm.

-

Các máy phát tiếng.

-

Thiết bị điều khiển mức tự động cho hệ thống phát thanh công cộng.

-

Các bộ khuyếch đại công suất đơn vị hoá hệ thống âm thanh (phân bổ khắp nhà
máy).

-

Thiết bị giám sát sự cố.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 178/547


PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

-

Chương 6

Nguồn điện dự phòng.

Việc truyền các chỉ dẫn và các báo động tín hiệu bằng giọng nói từ hệ thống báo
động khẩn sẽ sử dụng hệ thống truyền thanh công cộng. Các thiết bị báo động nhìn
thấy được và các thiết bị kích thích báo động sự cố sẽ được lắp đặt đảm bảo phủ
khắp toàn bộ nhà máy với cáp truyền và dây dẫn cần thiết.
6.7.2.6 Mạng quản lý cục bộ (LAN)
Một mạng lưới quản lý trong nhà máy sẽ được thiết kế và lắp đặt. Mạng cục bộ này
có các đặc tính sau:
-

Được dựa trên thiết kế hệ thống cáp cấu trúc.

-

Được thiết kế để hỗ trợ CAT 5E.

-

Được thiết kế để cung cấp ít nhất 2 lộ ra cho mỗi phòng trong nhà điều khiển
trung tâm và trong nhà hành chính.


-

Được đấu nối ngược trở lại đến bảng phân phối đặt trong phòng thông tin.

-

Kết nối với hệ thống giám sát và điều khiển tích hợp ICMS để cho phép hiển thị
từ xa các đồ hoạ vận hành trên 5 máy làm việc được chọn tại nhà hành chính.

-

Phục vụ cho đấu nối liên thông đến bộ phân kênh/bộ chọn đường hệ thống
chính, hệ thống điều khiển cho phép hiển thị từ xa các đồ hoạ vận hành trên
các trạm làm việc được lựa chọn (máy tính cá nhân giám sát)

-

Tuân theo tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA 568 tiêu chuẩn đi cáp viễn thông các công
trình thương mại.

Mạng lưới quản lý cục bộ sẽ được lắp đặt tại nhà điều khiển trung tâm và tại nhà
hành chính.
Các thiết bị chính của mạng cục bộ này sẽ bao gồm máy chủ, máy trạm, hub,
switch, thiết bị chống sét. Số lượng máy chủ và máy trạm sẽ được quyết định trong
giai đoạn thiết kế chi tiết.
Các máy chủ sẽ được đặt trong phòng thông tin (tầng 4) tại nhà điều khiển trung tâm.
Tại phòng thông tin của nhà điều khiển trung tâm và nhà hành chính sẽ được lắp đặt
1 bộ switch để kết nối và duy trì hoạt động của mạng cục bộ tại hai khu vực này.
Kết nối giữa mạng cục bộ tại hai nơi sẽ sử dụng cáp quang thông qua các thiết bị

biến đổi quang-điện, điện quang.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 179/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

6.7.3 HỆ THỐNG THÔNG TIN BÊN NGOÀI NHÀ MÁY
6.7.3.1 Hệ thống viễn thông kết nối nhà máy với hệ thống bên ngoài nhà máy
(1). Giải pháp tổ chức mạng truyền dẫn
Căn cứ vào yêu cầu đối với hệ thống viễn thông, căn cứ vào nhu cầu thông tin trong
tương lai, trên cơ sở hệ thống thông tin hiện có, hệ thống thông tin đã được xem xét
trong các dự án khác, dự án này đưa ra phương án tổ chức thông tin như sau:
i.

Tổ chức tuyến thông tin quang từ NMNĐ Mông Dương1 đến TBA-500kV
Quảng Ninh trên cáp OPGW-500kV như sau:



Xây dựng tuyến cáp quang OPGW-500kV từ NMNĐ Mông Dương1 đến TBA500kV Quảng Ninh được xem xét trong phần đường dây đi đồng bộ với dự án
này.




Chức năng của tuyến thông tin này là truyền tín hiệu thoại, số liệu, kênh thông
tin cho rơle bảo vệ ĐDK-500kV NMNĐ Mông Dương 1 đến TBA-500kV
Quảng Ninh và kênh thông tin cho Điều khiển - Điều độ từ Trung tâm điều độ
HTĐ Quốc gia A0 và miền Bắc A1 đến NMNĐ Mông Dương 1.

ii.

Thiết bị chính cần trang bị như sau:
Cáp quang NMOC



Trang bị 750m cáp quang NMOC để kết nối từ cột cuối xà Poóctích đến phòng
thông tin nhà điều khiển sân phân phối 500kV của NMNĐ Mông Dương 1.



Trang bị 500m cáp quang NMOC để kết nối từ cột cuối xà Poóctích đến phòng
thông của TBA-500kV Quảng Ninh.
Thiết bị truyền dẫn quang



Trang bị mới 01 thiết bị truyền dẫn quang STM-1 tại NMNĐ Mông Dương 1.



Tại TBA-500kV bổ sung 02 Card STM-1/L-1.2 vào thiết bị truyền dẫn quang
STM-16 loại Surpass HiT7070 của hãng Siemen đã được xem xét trong dự án

“ĐDK-500kV Thường Tín-Quảng Ninh và TBA-500kV Quảng Ninh”.

(2).

Giải pháp cấp nguồn

.i

Tại NMNĐ Mông Dương 1: Trang bị mới 01 hệ thống cấp nguồn DC-48V.

.ii

Tại TBA-500kV Quảng Ninh: Sử dụng hệ thống nguồn đã được xem xét trong
dự án “ĐDK-500kV Thường Tín-Quảng Ninh và TBA-500kV Quảng Ninh”.

.iii

Tại Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia A0 và miền Bắc A1: Sử dụng hệ nguồn
hiện có.

(3). Tiếp đất, chống sét cho các thiết bị viễn thông
i.

Tiếp đất

Các thiết bị viễn thông hiện đại đều có mạch tích hợp rất nhạy với điện từ trường và
đòi hỏi nguồn cung cấp phải có độ ổn định rất cao.
Tiếp đất cho hệ thống viễn thông tại NMNĐ Mông Dương 1,TBA-500kV Quảng
Ninh, Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia A0 và miền Bắc A1 đều sử dụng hệ thống
THIẾT KẾ KỸ THUẬT


6 - 180/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

tiếp đất chung của nhà trạm và hệ thống tiếp đất của phòng máy. Mỗi loại tiếp đất
(chống sét, bảo vệ, công tác) được đấu với hệ thống bằng các dây nối đất riêng rẽ.
Giá trị điện trở nối đất căn cứ theo tiêu chuẩn TCN 68-141: 1999 và tiêu chuẩn 11
TCN18-84 (điều 1.7.37). Khi thực hiện đấu nối phải đo kiểm tra, nếu giá trị đo đạt
mới thực hiện đấu nối. Thực hiện đấu nối đẳng thế giữa tiếp đất công tác của tổng
đài và tiếp đất bảo vệ tạo thành một hệ thống duy nhất.
Chống sét

ii.

Chống sét cho thiết bị viễn thông tuân theo tiêu chuẩn TCN68-135: 1995, bao gồm:


Chống sét lan truyền trên đường cấp nguồn AC.



Chống sét lan truyền trên đường cáp thông tin.

(4).


Phòng lắp đặt thiết bị viễn thông

Phòng lắp đặt thiết bị viễn thông đảm bảo điều kiện môi trường theo tiêu chuẩn
TCN68-149: 1995 và được xem xét trong phần xây dựng nhà máy.
- Trang bị điều hoà nhiệt độ chính xác (Có thể điều chỉnh cả nhiệt độ và độ ẩm).
- Nhiệt độ: 50C ÷ 270C.
- Độ ẩm tương đối: Max. 80% ở 270C.
- Trang bị bình cứu hoả CO2.
- Trang bị hệ thống sàn giả.
6.7.3.2 Tính toán đường truyền và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị, vật tư
(1). Tính toán đường truyền
i.

Các tham số tính toán đường truyền

-

Sợi quang: Theo tiêu chuẩn ITU-T G.652.

-

Bước sóng công tác: 1550nm.

-

Suy hao cáp quang: 0,22dB/km.

-


Suy hao đấu nối Connecter: 0,5dB/1 đầu connecter.

-

Suy hao mối hàn sợi quang : 0,05dB/splice.

-

Chiều dài chung bình của cuộn cáp: 3km.

-

Độ thiệt thòi của luồng quang (Optical path power penalty) : 1dB.

-

Độ dự phòng : 3dB.

-

Tán sắc đơn sắc: 18ps/nm.km.

ii.

-

Tính toán đường truyền tuyến thông tin quang từ NMNĐ Mông Dương 1 đến
TBA-500kV Quảng Ninh
Tuyến cáp quang NMNĐ Mông Dương 1 đến TBA-500kV Quảng Ninh có chiều
dài 25km.


- Suy hao cáp

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

:

25km x 0,22dB

6 - 181/547

=

5,5dB

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

- Suy hao mối hàn sợi quang

:

10 x 0,05dB

=


0,5dB

- Suy hao đấu nối

:

2 x 0,5dB

=

1dB

- Độ thiệt thòi luồng quang

:

=

1dB

- Độ dự phòng

:

=

3dB

- Tổng suy hao đường truyền


:

=

11dB

- Tổng tán sắc đường truyền

:

=

450ps/nm

25km x18ps.nm

 Kết luận:
Từ các kết quả tính toán như trên, trong đề án này kiến nghị chọn giao tiếp quang
STM-1/L-1.2 theo tiêu chuẩn ITU-T G.657 và TCN 68-173: 1998 cho tuyến thông
tin quang từ NMNĐ Mông Dương 1 đến TBA-500kV Quảng Ninh.
(2). Đặc tính kỹ thuật của hệ thống viễn thông kết nối nhà máy với hệ thống
bên ngoài nhà máy
i.

Cáp quang phi kim loại NMOC



Đặc tính cơ, nhiệt điện của cáp


-

Lực căng lớn nhất cho phép

: 2700 N.

-

Bán kính cong nhỏ nhất khi lắp đặt

: ≥ 20 lần đ/kính ngoài.

-

Bán kính cong nhỏ nhất khi làm việc : ≥ 10 lần đ/kính ngoài.

-

Khả năng chịu nước

: IEC-794-1-F5.

-

Nhiệt độ làm việc của cáp

: -100C đến +750C.




Đặc tính kỹ thuật sợi quang của cáp

-

Tiêu chuẩn: ITU-T G.652.

-

Bước sóng công tác

: 1550nm.

-

Số sợi quang

: 12 sợi đơn mốt (SM).

-

Đường kính trường mốt ở 1310nm: (8,6 ÷9,5)µm.

-

Sai số đường kính trường mốt

-

Lỗi không đồng tâm trường mốt : ≤ 0,8 µm.


-

Độ không tròn lớp bao lõi

: ≤ 2%.

-

Đường kính lớp bọc

: 125µm ± 1µm.

-

Bước sóng cắt

: ≤ 1260nm.

-

Tiêu hao vì uốn cong ở bước sóng 1550nm:

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

: ≤ ±0,7µm.

6 - 182/547

PECC1



Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

Bán kính uốn cong

: 30mm.

Số vòng uốn cong

: 100 vòng.

Giá trị tiêu hao lớn nhất

: 0,5dB.
: ≥ 0,69Gpa.

-

Khả năng chịu nén

-

Hệ số tiêu hao trung bình

-

Hệ số tán sắc CD


-

Hệ số tán sắc phân cực mốt PMD : ≤ 0,2ps/ km .

: ≤ 0,35dB/km.
: ≤ 18ps/nm.km.

ii.

Thiết bị truyền dẫn quang STM-1/SDXC



Yêu cầu kỹ thuật chung của thiết bị truyền dẫn quang STM-1/SDXC

-

Cấu hình: SDXC

-

Cấp đồng bộ: STM-1 đã sẵn sàng các khe cắm dự phòng để khi nâng cấp lên
thành thiết bị STM-4 hoặc STM-16 chỉ cần bổ sung thêm card, modul.

-

Nhà chế tạo là thành viên diễn đàn CORBA (Common Request Broker
Architecture Forum) và diễn đàn MSF (Multi Service Switching Forum).

-


Ma trận chuyển mạch toàn thông với khả năng 100% xen rẽ.

-

Các giao diện quang STM-1:
Tuân theo chuẩn G của ITU-T: G707; G708; G709; G957; G758; G691.
Tốc độ: 155,520 Kbit/s.

-

Các giao diện điện
STM-1 tuân theo tiêu chuẩn ITU-T G703; G707.
Giao diện điện 140Mbit/s (E4); 34Mbit/s (E3) và 2Mbit/s (E1) tuân thủ theo
chuẩn ITU-T G.703.

-

Cấu trúc ghép kênh trong mạng SDH theo tiêu chuẩn ITU-T G.709.

-

Khả năng kết nối chéo: Nhánh- Đường; Đường-Đường và Nhánh-Nhánh.

-

Mức chuyển mạch: VC-12; VC-2; VC-3 và AU-4.

-


Cung cấp khả năng đồng bộ từ cổng 2Mbit/s đến STM-1 và có khả năng tái tạo
tín hiệu đồng bộ có độ chính xác cao từ mạng SDH.

-

Có các giao diện cho kênh nghiệp vụ (EOW) và kênh số liệu.

-

Có cổng cho cảnh báo và đo xa.

-

Có các giao diện cho thiết bị quản lý phần tử LCT (giao tiếp F) và cho quản lý
mạng (giao tiếp Q). Có khả năng quản lý truyền dẫn thông qua mạng SDH.

-

Chuẩn giám sát: ITU-T Q.811;Q.812; G.774 và G.784.

-

Cơ chế bảo vệ theo tiêu chuẩn ITU-T G.841; G842 và ETSI. Yêu cầu thiết bị
phải sẵn sàng cả phần cứng để cho phép khai thác cơ chế bảo vệ 1+1 MSP;
SNCP và MS-SPRing.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 183/547


PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

-

Có sử dụng nguồn dự phòng.

-

Nguồn cấp: 48V DC, cực dương nối đất.

-

Điều kiện môi trường: theo tiêu chuẩn ETS 300 019 và TCN 68-149: 1995.

-

Thiết bị có khả năng cung cấp các giao diện sau:

+ Giao diện quang STM-1:
Tiêu chuẩn

: ITU-T.G.707 và G.957.

Tốc độ


: 155.520 Kbit/s.

Bước sóng công tác : 1310nm hoặc 1550nm.
+

+

+

+

+

Giao diện nhánh STM-1 điện:
Tiêu chuẩn

: ITU-T G.703, G707, G.783, G.825.

Tốc độ

: 155.520 Kbit/s.



: CMI.

Trở kháng

: 75Ω (không cân bằng).


Giao diện nhánh 140Mbit/s :
Theo chuẩn

: ITU-T G.703, G.783, G.823.

Tốc độ

: 139.264 Kbit/s.



: CMI.

Trở kháng

: 75Ω (không cân bằng).

Giao diện nhánh 34Mbit/s / 45Mbit/s
Theo chuẩn

: ITU-T G.703, G.783, G.823.

Tốc độ

: 34.368 Kbit/s.

Mã đường

: HDB3.


Trở kháng

: 75Ω (không cân bằng).

Giao diện nhánh 2Mbit/s:
Theo chuẩn

: ITU-T G.703, G.783, G.823.

Tốc độ

: 2.048 Kbit/s.



: HDB3.

Trở kháng

:120Ω (cânbằng) /75Ω (khôngcân bằng)

Giao diện đồng bộ 2 Mbit/s và 2.048 KHz:
Tiêu chuẩn

: ITU-T G.703, G.704, G.813.

Số cổng vào đồng bộ ngoài : > 1.
Số cổng ra đồng bộ ngoài : > 1.
+


Giao diện quản lý phần tử - F Interface (LCT):

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 184/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

+

Cổng Serial

: ITU-T V.24, ANSI/EIA/TIA232-E-1991.

Ethernet link

: IEC 8802-3 1261.

Giao diện quản lý mạng - Q Interface:
Tiêu chuẩn

+

: ITU-T Q.811, Q.921.

Giao tiếp EOW:
Tiêu chuẩn


+

Chương 6

: ITU-T G.707, G.712, G.713, G.783.

Giao diện kênh số liệu :
Giao diện điện

: ITU-T G.703, V.11.

Các tham số phát:

+

+

Hướng phát

: 2 hướng.

Tốc độ

: 64 kbit/s.

Định dạng dữ liệu

: NRZ (không trở về Zero).


Đồng hồ đồng bộ số liệu

: Contra- directional.

Đồng hồ đồng bộ số liệu ra

: Co-directional.

Trở kháng với tải lớn nhất

: 150Ω (cân bằng).

Trở kháng vào

: 150Ω ± 10%..

Tầm hoạt động

: ≥ 1000 m.

Giao diện cảnh báo 7R :
Điện áp báo hiệu

: (+S/-S) 10.5V tới 75V, cách điện và cách đất.

Tải

: ≤ 60V, 100 mA.

Giao diện Ethernet :

Tiêu chuẩn

: IEEE-802.3.

Tốc độ

: 10/100bT và Gb Ethernet.



Cấu hình yêu cầu cụ thể

-

Phần chung đầy đủ, bao gồm:
Hệ thống chuyển mạch.
Hệ thống điều khiển, cảnh báo, giám sát, đồng bộ.
Khối nghiệp vụ.
Tủ ETSI 19", hệ thống nguồn nuôi.
Giá phối cáp DDF đặt trên tủ ETSI 19”.
Dự phòng các modul, card quan trọng: 1+1.

-

Các giao diện đường (Lines), nhánh (Tributaries):
Giao tiếp quang L-1.2

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

: ≥ 4 cổng.

6 - 185/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

Giao tiếp STM-1/E4

: ≥ 4 cổng.

Giao tiếp E3

: ≥ 3 cổng.

Giao tiếp E1

: ≥ 60 cổng.

Giao tiếp 10/100bT

: ≥ 8 cổng.

Giao tiếp Gb Ethernet

: ≥ 3 cổng.

 Ghi chú: Các phần quan trọng như hệ thống chuyển mạch, đồng bộ, ... sẽ được

trang bị 1+1 theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
iii.

Thiết bị ghép kênh PCM-30
Tiêu chuẩn

: ITU-T G.703; 75Ω/120Ω.

Tốc độ

: 2.048 Kbit/s.

Mã đường truyền

: HDB3.

Tần số lấy mẫu kênh

: 8 kHz.

Kiểu báo gọi

: Báo hiệu kênh liên kết (CAS).

Tần số quét tín hiệu

: 50Hz cho 1 hướng.

Giao diện đồng bộ ngoài 2048 kHz:
-


Tại cổng ra T3

: ITU-T G.703; 75Ω/120Ω.

-

Tại cổng vào T3

: ITU-T G.703; 75Ω/120Ω.

Giao diện bit mẫu (ITU-T V.11):
-

Tần số bit mẫu

: 4kHz.

-

Méo bit ở tốc độ 1 kbit/s : 25%.

Tín hiệu cảnh báo 7R.
Cấu hình : mềm dẻo, linh hoạt.
Thiết bị ghép kênh đầu cuối (MUX) và xen rẽ (Drop/ Insert).
Các giao tiếp phía sử dụng:
-

Kênh 4/W E&M.


-

Kênh 2/W thoại FXO (phía PABX).

-

Kênh 2/W thoại FXS (phía thuê bao).

-

Kênh 2/W thoại Hotline.

-

Kênh số liệu 64kBit/s G.703.1.

-

Giao tiếp Nx64kbps /V.24/V.35/V.36 (N ≥ 1).

-

Giao tiếp Nx64kbps/X21/RS-530 (N ≥ 1).

-

Giao tiếp ISDN/4B3T,2B1Q.

Nguồn cung cấp: DC-48V, cực dương nối đất.


THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 186/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

Điều kiện môi trường: theo tiêu chuẩn TCN 68-149:1995.
Lắp trên giá 19’’ ETSI.


Cấu hình yêu cầu cụ thể
Được khai thác ở chế độ xen rẽ (Drop-Insert) và đầu cuối (MUX). Số lượng

iv.

các giao tiếp ứng dụng tại phía đầu cuối yêu cầu

: > 30 kênh

Kênh 4W E&M

: ≥ 10 cổng.

Kênh 2W thoại FXO


: > 4 cổng.

Kênh 2W thoại FXS, Hotline

: > 4 cổng.

Kênh số liệu 64kBit/s G.703.1

: > 10 cổng.

Kênh số liệu N x 64kbit/s /V.24/V.35/V.36 V.35

: > 2 cổng.

Giao tiếp N x 64kbps/X21/RS-530 (N ≥ 1)

: > 2 cổng.

Giao tiếp ISDN/4B3T,2B1Q

: > 2 cổng.

Máy thông tin cho Rơle bảo vệ đường dây



Tiêu chuẩn: IEC-60834-1 (10/1999); IEC-60870-2 và ITU-T G.703.1; G.703.6.




Số lệnh truyền : ≥ 3.



Truyền tín hiệu rơle bảo vệ:

-

Bảo vệ khoảng cách.

-

Bảo vệ chống chạm đất có hướng.

-

Tín hiệu cắt liên động.



Truyền dẫn đồng thời



Kênh Digital 64kbps/G.703.1.



Kênh Digital 2Mbps/G.703.6.




Kênh Analog 4kHz (broadband).



Thời gian truyền: ≤ 10ms.



Cơ chế bảo vệ: 1+1.



Kết nối với máy tính: RS-232.



Cấp nguồn: DC-48V.

v.

Thiết bị Modem



Chế độ truyền: Không đồng bộ (Asynchronous), song công (Duplex)/bán song
công (half duplex) hoặc đơn công (Simplex).




Tốc độ: Tới 1200bps.



Giao diện:

-

Giao diện 1: EIA RS-232/ITU-T V24-V28.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 187/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

-

Giao diện 2: EIA RS-422/RS-485/ITU-T V.11.

-

Giao diện 3: ITU-T V.23 2W hoặc 4W.




Cấp nguồn cho thiết bị Modem: 48VDC.

vi.

Hệ thống cấp nguồn DC-48V



Bộ nguồn AC-220V/DC-48V/50A

-

Tiêu chuẩn: IEC và TCN 68-162.

-

Điện áp đầu vào: AC-220V/50Hz.

-

Điện áp đầu ra (cho phép điều chỉnh được): DC-48V.

-

Dòng điện ra danh định: > 50A.

-


Bộ nguồn (bộ nắn nạp) có chức năng cấp nguồn DC cho thiết bị viễn thông và
nạp cho ắc quy ở các chế độ nạp đệm và nạp bổ sung.

-

Bộ nguồn phải được thiết kế gọn nhẹ và phải có vôn kế, am pe kế với sai số
không quá 2,5% thang đo.

-

Phải tự động chuyển đổi đường cấp nguồn cho phụ tải khi điện áp xoay chiều
vào bộ nguồn bị ngắt từ bộ nắn nạp sang nguồn dự phòng nóng ắc quy mà
không bị gián đoạn việc cấp nguồn. Sau khi việc cấp điện 220V AC được
phục hồi thì bộ thiết bị điều khiển phải đảm bảo tự động chuyển đổi lại trạng
thái làm việc ban đầu.

-

Có hệ thống cảnh báo các trường hợp sau: quá áp, điện áp thấp, quá tải, sự cố
chính, nhiệt độ tăng, ...

-

Có khả năng hiển thị các trạng thái sau: U, I, T0, ...

-

Phải có mạch bảo vệ lắp trong tủ nguồn để chống lại hiện tượng quá điện áp, quá
tải và dòng ngắn mạch, bảo vệ ắc quy không cho phóng điện khi điện áp quá
thấp.


-

Truy nhập từ xa: Có khả năng truy nhập từ xa để thay đổi các tham số.



Bộ cắt, lọc, chống sét nguồn AC-230V/15A

-

Tiêu chuẩn: TCN 68-135.

-

Chức năng bộ phòng chống sét đường nguồn gồm:
Chặn, cắt sét.
Lọc giảm đột biến.
Bảo vệ an toàn thiết bị và cho con người.
Lọc đường nguồn.

-

Thông số kỹ thuật:
Điện áp 220V AC.
Dòng định mức: 15A.



Tổ ắc quy 48V/200Ah


THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 188/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

-

Ắc quy phải là loại axít chì, vỏ bình kín không phải bảo dưỡng và không ảnh
hưởng đến môi trường, cho phép bố trí chung trong phòng máy với các thiết
bị điện khác.

-

Gồm đầy đủ kẹp cực, đầu nối với tải, cáp nối giữa các bình và giá đỡ ắc quy.

-

Điện áp bình: 2V hoặc 12V (Tùy theo thiết kế của nhà chế tạo).

-

Dung lượng: 01 tổ 100Ah.


-

Nhiệt độ vận hành: Không quá 500C trong điều kiện nhiệt độ môi trường
200C ÷ 350C.

-

Trị số ampe giờ của ác qui không được nhỏ hơn 90% và hiệu suất Wh không
nhỏ hơn 75% định mức ở mức phóng điện bất kỳ trong nhiệt độ môi trường
2000C.

6.7.3.3

Bảng liệt kê các thiết bị chính

6.7.3.3.1 Thiết bị truyền dẫn quang
TT

Tên thiết bị, vật tư
Yêu cầu kỹ thuật

Đơn
vị

Số
lượng

1

Thiết bị truyền dẫn quang STM-1

- Tiêu chuẩn: ITU-T, ETSI
- Cấu hình: SDXC
- Giao tiếp STM-1:
+ Giao tiếp quang: L-1.2 ≥ 4 cổng
+ Giao tiếp điện: STM-1 ≥ 4 cổng
- Giao tiếp E3
: ≥ 3 cổng
- Giao tiếp E1
: ≥ 60
cổng
- Giao tiếp 10/100T
: ≥ 8 cổng
- Giao tiếp Gb Ethernet: ≥ 3 cổng
- Giao tiếp TNMS: Q; F
- Sẵn sàng cho mọi cơ chế bảo vệ
ITU-T G.841; ETSI TS 101
- Bảng đấu dây DDF, ODF
- Tủ thiết bị: ETSI 19’’H=2200mm
- Tủ phối dây: ETSI 19’’.
- Cấp nguồn: DC-48V
- Nơi lắp đặt: Trong nhà

bộ

01

Tại NMNĐ
Dương 1

2


Card quang STM-1/L-1.2

card

02

Bổ sung vào thiết bị
truyền dẫn quang
STM-16 loại Surpass
HiT7070 tại TBA-

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 189/547

Ghi chú
Mông

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

500kV Quảng Ninh

 Ghi chú
Thiết bị truyền dẫn quang STM-16 tại TBA-500kV Quảng Ninh đã được xem

xét trong dự án “ĐDK-500kV Thường Tín-Quảng Ninh và TBA-500kV Quảng
Ninh”. Trong dự án này chỉ xem xét bổ sung Card quang STM-1//L-1.2 vào thiết
bị truyền dẫn quang STM-16 loại Surpass HiT7070 của hãng Siemen tại TBA500kV Quảng Ninh.
6.7.3.3.2 Cáp quang và phụ kiện
TT

Tên thiết bị, vật tư
Yêu cầu kỹ thuật

Đơn
vị

Số
lượng

Ghi chú

1

Cáp quang phi kim loại NMOC
- Tiêu chuẩn: IEC, IEEE, ITU-T
- Sợi quang: ITU-T G.652
- Số sợi quang: ≥ 12 sợi
- Luồn trong ống nhựa xoắn HDPE
đặt trong mương cáp

m

1250


NMNĐ Mông Dương
1: 750m
TBA-500kV Quảng
Ninh: 500m

2

Dây nhảy quang (Patch cord)
- Chiều dài: ≥ 20m
- Connector: kiểu FC-PC
- Đặt trên máng cáp ở trong nhà

sợi

08

Tại NMNĐ Mông
Dương: 04 sợi
Tại TBA-500kV
Quảng Ninh: 04 sợi
Chức năng: kết nối
thiết bị truyền dẫn
quang với dàn phân
phối sợi quang ODF.

3

Dàn phân phối sợi quang ODF kèm
hộp đầu cuối quang
- Số con nối quang: ≥ 12 sợi

- Số dây nhảy quang: ≥ 12 sợi
- Connector: kiểu FC-PC
- Lắp trên tủ phối cáp ETSI 19"

cái

01

NMNĐ Mông Dương
1: 01
Chức năng: trung
gian kết nối cáp
quang với thiết bị
truyền dẫn quang.

4

Hộp nối cáp OPGW-NMOC
- Số cáp đầu vào: ≥ 2 cáp
- Số lượng mối hàn: ≥ 24 sợi
- Lắp đặt ngoài trời

cái

02

NMNĐ Mông Dương
1: 01
TBA-500kV Quảng
Ninh: 01

Chức năng: kết nối
cáp quang OPGW và
cáp quang NMOC và
chứa mối hàn các sợi
quang

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 190/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

5

Hộp đầu cuối cáp quang TB
- Số con nối đầu vào: ≥ 12 sợi
- Đầy đủ các phụ kiện cố định cáp,
con nối, bảo vệ mối hàn, gá lắp hộp
đầu cáp
- Lắp đặt trong nhà

cái

01


NMNĐ Mông Dương
1
Chức năng: bảo vệ
mối hàn giữa các sợi
cáp quang và con nối
quang

6

Ống nhựa xoắn HDPE

m

1250

Bảo vệ cáp quang
NMOC

6.7.3.3.3 Thiết bị ghép kênh, chuyển mạch, đầu cuối
TT

Tên thiết bị, vật tư
Yêu cầu kỹ thuật

Đơn
vị

Số
lượng


Ghi chú

1

Thiết bị ghép kênh PCM-30
- Tiêu chuẩn: ITU-T, ETSI
- Cấu hình: Drop-Insert
- Giao tiếp đường truyền: E1
- Giao tiếp phía đầu cuối: ≥ 30
cổng
- Kênh số liệu 64Kbps/G.703: ≥ 10
cổng
- Kênh truyền số liệu
N x 64Kbps/V24/V35/V36: ≥ 2
cổng
- Giao tiếp n x 64Kbps/X.21/RS530: ≥ 2 cổng
- Giao tiếp ISDN/4B3T, 2B1Q: ≥ 2
cổng
- Kênh 4W E&M
: ≥ 10 cổng
- Kênh 2W VF FXO : ≥ 4 cổng
- Kênh 2W VF FXS, Hotline: ≥ 4
cổng
- Cấp nguồn: DC-48V
- Bao gồm cả bảng đấu dây: DDF
- Lắp thiết bị: trên tủ ETSI 19’’
- Nơi lắp đặt trong nhà

bộ


02

Lắp tại NMNĐ Mông
Dương 1: 01
Lắp tại TBA-500kV
Quảng Ninh: 01

2

Thiết bị ghép kênh PCM-30
- Tiêu chuẩn: ITU-T, ETSI
- Cấu hình: MUX
- Giao tiếp đường truyền: E1
- Giao tiếp phía đầu cuối: ≥ 30

bộ

01

Lắp tại trung tâm điều
độ HTĐ Quốc gia A0

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 191/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1


Chương 6

cổng
- Kênh số liệu 64Kbps/G.703: ≥ 10
cổng
- Kênh truyền số liệu
N x 64Kbps/V24/V35/V36: ≥ 2
cổng
- Giao tiếp n x 64Kbps/X.21/RS530: ≥ 2 cổng
- Giao tiếp ISDN/4B3T, 2B1Q: ≥ 2
cổng
- Kênh 4W E&M : ≥ 10 cổng
- Kênh 2W VF FXO: ≥ 4 cổng
- Kênh 2W VF FXS, Hotline: ≥ 4
cổng
- Cấp nguồn: DC-48V
- Bao gồm cả bảng đấu dây: DDF
- Lắp thiết bị: trên tủ ETSI 19’’
- Nơi lắp đặt trong nhà
3

Modem truyền dữ liệu
- Chế độ truyền: Không đồng bộ,
song công/ bán song công hoặc
đơn công
- Giao diện truyền dẫn:
+ EIA RS-232C/CCITT V.24/V.28,
9-pin D-sub female or 9-pin
detachable screw block

+ EIA RS-422/RS-485/CCITT V11
detachable 9-pin screw block
+ CCITT V23.2 or 4-wire 4 pin
detachable screw block
+ Tốc độ: up to 1200bit/s
+ Cấp nguồn: DC-48V
+ Tương tích với hệ thống hiện có
tại A0 và A1

cái

04

Lắp tại NMNĐ Mông
Dương 1: 02
Lắp tại Trung tâm
điều độ HTĐ Quốc
gia A0: 01 và miền
Bắc A1: 01
Chức năng: Truyền
dẫn tín hiệu của hệ
thống SCADA/EMS

4

Tủ ETSI 19”

tủ

02


Tại NMNĐ
Dương 1: 01
Tại A0: 01

5

Máy điện thoại trực thông (hotline)

cái

02

Liên lạc trực thông
giữa NMNĐ Mông

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 192/547

Mông

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

- Tiêu chuẩn: ITU-T, TCN

- Kết nối: 2W/PCM-30 ; PLC
- Phương thức: trực thông, ấn phím
- Đặt bàn
6

Máy Fax
Tiêu chuẩn: ITU-T, TCN
Nhóm III
Kết hợp Fax+Phone tự động
In mực

Dương 1 với Trung
tâm điều độ HTĐ
Quốc gia A0 và miền
Bắc A1
bộ

01

Tại NMNĐ Mông
Dương 1
Chức năng: Phục vụ
công tác điều hành và
quản lý nhà máy

Đơn
vị

Số
lượng


Ghi chú

6.7.3.3.4 Thiết bị cấp nguồn
TT

Tên thiết bị, vật tư
Yêu cầu kỹ thuật

1

Máy thông tin Teleprotection
Tiêu chuẩn:
+ IEC-60834-1 (10/1999)
+ IEC-60870-2
+ ITU-T G.703.1; G.703.6
Số lệch truyền: ≥ 3
Truyền tín hiệu Rơle bảo vệ:
+ Bảo vệ khoảng cách
+ Bảo vệ chống chạm đất có
hướng
+ Cắt liên động
- Truyền dẫn đồng thời
+ Kênh Digital 64Kbps/ G.703.1
+ Kênh Digital 2Mbps/ G.703.6
+ Kênh Analog 4kHz (broadband)
- Thời gian truyền: ≤ 10ms
- Cơ chế bảo vệ: 1+1
- Kết nối với máy tính:
RS-232

- Cấp nguồn: DC-48V

bộ

04

- Tại NMNĐ Mông
Dương1: 02
- Tại TBA-500kV
Quảng Ninh: 02
- Chức năng: biến đổi
các lệnh của hệ thống
Rơle bảo vệ khoảng
cách thành tín hiệu
thông tin truyền trên
phương tiện truyền
dẫn
cáp
quang
SDH/PDH để bảo vệ
lưới điện 500kV

2

Bộ nắn nạp:
- Điện áp vào: AC220V/50Hz
- Dòng điện ra: ≥ 50A
- Điện áp ra: DC-48V
- Tiêu chuẩn: IEC,TCN


bộ

01

Lắp ở NMNĐ Mông
Dương 1
Chức năng: nắn điện
AC-220V thành DC48V để nạp cho ắc
quy và cấp cho thiết
bị viễn thông.
Khi mất điện lưới, tự

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 193/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

động chuyển ắc quy
sang chế độ phóng
điện cấp nguồn
3

Tổ ắc quy
- Axit kín

- Điện áp: 48V
- Dung lượng: 200Ah
- Tiêu chuẩn: IEC, TCN

tổ

01

Lắp ở NMNĐ Mông
Dương 1
Chức năng: dự phòng
điện năng khi mất
AC-220V

4

Tủ phân phối nguồn xoay chiều
- Điện áp cung cấp: AC-220V
- Dòng vào: 2x15A
- Dòng ra: 1x15A + 5x5A

tủ

01

Lắp ở NMNĐ Mông
Dương 1
Chức năng: nhận điện
AC-220V từ tủ tự
dùng hoặc máy phát

điện, để cấp cho thiết
bị viễn thông dùng
nguồn AC-220V.

5

Tủ phân phối nguồn một chiều
DC
- Đầu vào: 1x50A
- Đầu ra: 2x5A + 2x10A +5x1A

tủ

01

Lắp ở NMNĐ Mông
Dương 1
Chức năng: nhận điện
DC-48V từ tủ nguồn
AC/DC để cấp cho
thiết bị viễn thông
dùng nguồn DC-48V.

6

Bộ cắt, lọc sét nguồn
- 220V AC
- Dòng định mức: 15A

bộ


01

Lắp ở NMNĐ Mông
Dương 1
Chức năng: cắt và lọc
dòng điện sét hoặc
quá điện áp gây mất
an toàn cho thiết bị
điện tử-viễn thông

 Ghi chú:
- Tại TBA-500kV Quảng Ninh sử dụng hệ thống nguồn DC-48V đã được xem xét
trong dự án “ĐDK-500kV Thường Tín-Quảng Ninh và TBA-500kV Quảng
Ninh”.
- Tại Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia A0 và miền Bắc A1 sử dụng hệ thống
nguồn hiện có.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 194/547

PECC1



×