Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

BÀI GIANG địa lí tự NHIÊN hà GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 20 trang )

SỞ GD&ĐT HÀ GIANG
Cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning

Bài giảng
TỰ NHIÊN VÀ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG
(Môn: Địa lí lớp 9)
Giáo viên: Lục Thị Kim Cúc
Điện thoại: 01662051833
Email:
Trường THCS TT Vị Xuyên

Tháng 10/2016


MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:
+ Biết vị trí địa lí, ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển kinh tế
của tỉnh Hà Giang.
+ Trình bày được các đặc điểm tự nhiên, những thuận lợi khó
khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang
2. Kỹ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí địa lí của tỉnh Hà Giang
- Phân tích các số liệu để biết đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hà
Giang.
3. Thái độ: Hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham
gia, xây dựng địa phương tỉnh Hà Giang ngày càng phát
triển.


I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ


1. Vị trí địa lí:

Hà giang là một tỉnh miền núi biên
giới ở cực Bắc của tổ quốc, có vị trí
chiến lược quan trọng.
- Phía Bắc giáp Trung Quốc
- Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng
- Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang
- Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái.
* Diện tích và vị trí tọa độ các điểm
cực của tỉnh Hà Giang:
- Diện tích của tỉnh Hà Giang là: 7.884,37
Km2
- Điểm cực Bắc tại xã Lũng Cú là: 23 độ
15p 00 giây
- Điểm cực Nam có vĩ độ là: 21 độ 1p 00
giây
- Điểm cực Tây tại Xín Mần có kinh độ là
104 độ 24p 04s
- Điểm cực Đông tại Mèo Vạc có kinh độ là:
105 độ 30p 04s


I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
2. Sự phân chia hành chính
- Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 20 tháng 08 năm 1891
- Đầu tháng 4 năm 1976 Hà Giang được hợp nhất với tỉnh
Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên.
- Đến ngày 12 tháng 08 năm 1991 tái lập tỉnh Hà Giang từ
tỉnh Hà Tuyên.

- Ngày 27 tháng 09 năm 2010 thủ tướng chính phủ đã ban
hành nghị quyết số 35/NQ-CP về việc thành lập thành phố
Hà Giang- thuộc tỉnh Hà Giang
* Các đơn vị hành chính
- Hà Giang có một thành phố là thành phố Hà Giang
- Hà Giang
có mười huyện gồm các huyện sau: Đồng Văn,
Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc
Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì và Xín Mần


II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình.
- Vùng núi đá vôi phía Bắc: Chiếm
28,5% diện tích toàn tỉnh, gồm các
huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng
Văn, Mèo Vạc. Với 90% là diện tích
đá vôi, đặc trưng cho địa hình
Cacxto.
- Vùng đồi núi thấp: Kéo dài từ Bắc
Mê, thành phố Hà Giang, qua Vị Xuyên
đến Bắc Quang và Quang Bình. Chiếm
53,9% diện tích lãnh thổ, độ cao trung
bình là 900m - 1000m. Khu vực này có
những dải rừng già xen kẽ những thung
lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc
theo sông suối.
- Vùng núi đất phía Tây: Gồm các huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần và một phần của
cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông chảy. Có độ cao trung bình
từ 1000m - trên 2000m, đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao, có đỉnh Tây Côn

Lĩnh cao 2419m, đỉnh Kiều Liêu Ti cao 2402m. Địa hình nơi đây phổ biến là dạng vòm
hay nửa vòm, quả lê, yên ngựa, xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc
lởm chởm, dốc đứng, bị phân cắt mạnh.


2. KHÍ HẬU.
- Khí

hậu Hà Giang mang đặc trưng của khí hậu miền bắc,
mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô hanh và lạnh.
- Nhiệt

độ trung bình cả năm khoảng 21,6 độ - 23,9 độ C, biên
độ nhiệt trong năm dao động khoảng trên 10 độ C và trong
ngày khoảng 6 - 7 độ C.
+ Mùa nóng nhiệt độ cao nhất lên đến 40 độ C (tháng 6,7)
+ Mùa lạnh nhiệt độ thấp nhất là 2,2 độ C (tháng 1)
- Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt lượng
mưa trung bình khoảng 2300 - 2400mm, dao động giữa các
vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn.
- Bắc Quang là nơi có lượng mưa lớn nhất của tỉnh, có khi
vượt quá 4000mm/năm, số ngày mưa cũng đạt tới 180 - 200
ngày/năm.
- Độ ẩm bình quân của HG cũng đạt 85% và sự dao động
cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (Tháng 6,7,8) vào khoảng
87 – 88%, thời điểm thấp nhất (tháng 1,2,3) khoảng 81%.


Những khó khăn do khí hậu đem lại cho Hà Giang là:
- Rét


đậm, rét hại, sương muối, tuyết rơi vào mùa đông, đặc
biệt như là ở các khu vực núi cao như Đồng Văn, Mèo Vạc.
- Vào

mùa mưa thường bị lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
- Vào mùa khô bị thiếu nước trầm trọng, đặc biệt là Đồng Văn.

Click to edit Master text styles
level
- > Những khó khănSecond
trên đã
gây cản trở đối với đời sống, sinh
Third level
hoạt và phát triển kinh
tế của dân cư, tác động tới tăng trưởng
Fourth level
kinh tế của tỉnh ... Fifth level


3. Thủy văn
- Hà

Giang có 3 hệ thống
sông chính: sông Lô, sông
Chảy, sông Gâm. Hầu hết
các sông có độ nông, sâu
không đều, độ dốc lớn
nhiều thác ghềnh, ít thuận
lợi cho giao thông.

- Ngoài ra trên địa bàn Hà
Giang còn có nhiều sông
ngắn nhỏ hơn như sông
Nho Quế, sông Miện,
sông Bạc, sông Chừng.
Nhiều khe suối lớn nhỏ
cung cấp nguồn nước
phục vụ cho sản xuất và
đời sống dân cư.

Click to edit Master text styles
Second level
Third level
Fourth level
Fifth level

sông Nho
Quếđiện trên sông Chừng
Đập thủy


4. Thổ nhưỡng
- Trong

778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có
134.184 ha, chiếm 17% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp
có rừng có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử dụng có
310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất
ở.
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 9 nhóm đất chính. Đó là:

1. Nhóm đất xám X (Acrisols) chiếm 74,25%
2. Nhóm đất phù sa P (Fluvisols) chiếm 1,6%
3. Nhóm đất glây GL (gleysols) chiếm 0,86%
4. Nhóm đất đen R (Luvisols) chiếm 0,14%
5. Nhóm đất than bùn (Histosols) chiếm 16,83%
6. Nhóm đất tích vôi V (Caleisols) chiếm 0,16%
7. Nhóm đất mùn Alit trên núi cao AH (Alisols) chiếm 0,63%
8. Nhóm đất tầng mỏng E (Leptosols) chiếm 0,03%
9. Nhóm đất đỏ F (Ferasols) chiếm 6,04%


5. Thực vật
- Hệ thực vật ở Hà Giang gồm
2.890 loài và 38 các taxon dưới
loài, thuộc 1.117 chi, 190 họ
trong 4 ngành, 9 lớp thực vật
bậc cao có mạch ở Việt Nam.
- Rừng có nhiều loại cây cho gỗ
quý như Đinh, Lim, Sến, Táu,
Ngọc am, Lát hoa ...
- Những đặc điểm về địa hình
và khí hậu khiến cho Hà
Giang có các loại rừng nhiệt
đới.
- Hà Giang còn có nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được
khai thác, môi trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều
tiềm ẩn huyền bí.


6. Động vật

- Động vật phong phú về
số lượng và thành phần
loài. Các động vật quý
hiếm như Hổ, Báo, Sơn
Dương cùng nhiều loại
chim quý khác.
- Đặc

biệt, tháng 1 năm
2002 các nhà khoa học
đã phát hiện một quần thể
Voọc mũi hếch với số
lượng khoảng 80 - 90 con
tại khu vực rừng Khau
Ca.


7. Khoáng sản
- Do cấu tạo địa chất phức tạp, trong quá trình thành tạo lòng
đất, Hà Giang đã hình thành nhiều mỏ khoáng.
- Với tiềm năng cho thấy trữ lượng khoáng sản nhiên liệu,
gồm có sắt ở Tùng Bá, mangan ở Đồng Tâm, chì ở Bằng
Lang, mỏ than ở Phố Bảng, vàng sa khoáng tập trung ở nhiều
nơi ....


Hà Giang tiếp giáp với Trung Quốc ở phía nào?
A) Phía Bắc;
B) Phía Nam;
C) Phía Tây;

D) Phía Đông.
Câu trả lời của em là:
Incorrect - Click anywhere to continue
You must answer the question before continuing
Rất tiếc, em chưa hoàn thành bài tập.
Đáp án đúng là:
Chúc mừng em đã trả lời đúng!
Correct - Click anywhere to continue
Submit
Trả
lời

Clear
Xóa


Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh có độ cao là bao nhiêu?
A) 2250m;
B) 2320m;
C) 2419m;
D) 2510m.
Correct - Click anywhere to
continue
Câu trả lời của em là:

Incorrect - Click anywhere to
continue

Rất tiếc, em chưa hoàn thành
Chúc

mừng
em
đã trả lời đúng!
Đáp
án
đúng
là:
bài
tập.
You must answer the question
before continuing

Submit
Trả
lời

Clear
Xóa


Em hãy hoàn thành bài tập sau.
Phía bắc của tỉnh Hà Giang tiếp giáp với
Phía đông tiếp giáp với
Phía nưm giáp với
tỉnh
Phía tây giáp với tỉnh Lào
Cai và

Correct - Click anywhere to
Incorrect - Click anywhere to

continue
continue
You must answer the question
Câu
trả lời của em là:
before
continuing
Chúc
emchưa
đã trả
lời
đúng!
Rất mừng
tiếc,
em
hoàn
thành
Đáp án đúng là:
bài tập.
Clear
Submit
Xóa
Trả
lời


BÀI TẬP CỦNG CỐ
Điểm của em {score}

Điểm tối đa {max-score}


Số lần làm bài {total-attempts}

Question Feedback/Review Information Will Appear Here

Tiếp tục

Xem lại


KẾT LUẬN
- Hà

Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, nơi
địa đầu tổ quốc, với đặc điểm tự nhiên mang tính riêng biệt.
- Hà Giang đang chuyển mình với nhiều lợi thế và tiềm năng.
- Trong

tương lai tính phấn đấu tập trung phát triển ngành công
nghiệp, đồng thời đưa ngành du lịch trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn, phải sử dụng tiềm năng một
cách hợp lí, qua sự đầu tư đúng hướng và có quyết tâm cao,
có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà
Giang.


BÀI TẬ P VỀ NHÀ

- Học bài và trả lời câu hỏi sách
giáo khoa

- Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo về
đặc điểm dân cư và kinh tế của tỉnh
Hà Giang


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa địa lí 9
- Vở ghi bài
- Tranh ảnh, tư liệu liên quan địa lí Hà
Giang
- Tham khảo tài liệu: Tài liệu dạy học
địa lí địa phương




×