TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
HỌ TÊN
Nguyễn Hoàng Anh
Nguyễn Xuân Duy
Nguyễn Đức Huỳnh
Hoàng Minh Khánh
Hồ Huy Hoàng
Lê Tuấn Anh
NHIỆM VỤ
Tìm nội dung, tổng hợp bài tiểu luận.
Tìm nội dung
Tìm nội dung
Tìm nội dung
Tìm nội dung
Tìm nội dung
KẾT QUẢ
KÝ TÊN
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….…1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM…………………………………………….…………..2
1.1. Khái niệm phòng vệ chính đáng…………………………………………..…......2
1.2. Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ………………………………………..……….2
1.2.1. Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật………………….…........2
1.2.2. Sự tấn công phải xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi
ích chính đáng của bản thân hoặc của người khác, những quyền và lợi ích được
nhà nước bảo vệ……………………………………………………….……………....3
1.2.3. Sự tấn công phải đang hiện hữu nghĩa là hành vi tấn công phải đang xảy ra
hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc………………………………………..……………3
1.2.4. Hành vi chống trả phải ở mức độ cần thiết……………………...……………..4
1.3. Các mức độ phòng vệ…………………………………………………………….4
1.3.1. Phòng vệ quá sớm…………………………………………………………….…4
1.3.2. Phòng vệ quá muộn……………………………………………………..………5
1.3.3. Phòng vệ tưởng tượng………………………………………………..…………5
1.3.4. Vượt quá giới hạn phòng vệ.………………………………………………...….6
Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM………………………………………………………….……..8
2.1. Đánh giá chung……………………………………………………………..…….8
2.2. Phân tích tình huống cụ thể………………………………………………….…..9
2.2.1. Tình huống 1……………………………………………………………………9
2.2.2. Tình huống 2…………………………………………………………………..10
2.2.3. Tình huống 3…..................................................................................................11
2.2.4. Tình huống 4…………………………………………………………………..13
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….….14
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………......15
MỞ ĐẦU
Trong tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển hiện nay, cuộc sống vật chất,
mức sống của con người ngày càng được nâng cao, thì giá trị con người ngày càng
được ghi nhận hơn, quyền con người ngày càng được quan tâm hơn. Hiến pháp Việt
Nam, pháp luật Việt Nam quan niệm quyền con người là quyền tối thượng cần được
mọi xã hội xác lập và bảo vệ. Pháp luật luôn coi trọng và bảo vệ quyền về tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người, đồng thời yêu cầu tất cả mọi hành vi,
mọi quy tắc xử sự trong xã hội đều tuân thủ theo quy tắc này. Bộ luật hình sự Việt
Nam chính là căn cứ pháp lý quan trọng nhất không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của
Nhà nước, của xã hội, của tổ chức, của công dân mà còn góp phần đấu tranh phòng
chống tội phạm và xử lý những người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Bộ
luật hình sự Việt Nam quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự
quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, một người chỉ chịu trách
nhiệm hình sự khi phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định, đồng thời phải đáp
ứng đầy đủ cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho
thấy có một số hành vi về hình thức có dấu hiệu của phạm tội nhưng về nội dung lại có
tình tiết, yếu tố loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Do thiếu đi một
trong các dấu hiệu cơ bản của tội phạm nên hành vi đó không phải là phạm tội và
người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự (hay được loại trừ trách
nhiệm hình sự). Để làm rõ ranh giới của những trường hợp đó, Bộ luật hình sự xác lập
các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, một trong những
trường hợp đó chính là phòng vệ chính đáng.
5
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm phòng vệ chính đáng
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ
chức; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả
lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích trên. Phòng vệ
chính đáng không phải là tội phạm.
Ví dụ: Ông A đang lái xe máy trên đường thì bị hai tên cướp chặn đường, một tên
dùng dao chuẩn bị đâm vào ngực ông. Ông A đã chống trả, đạp ngã tên cướp, làm hắn
gãy chân. Hành động của ông A có thể xem là phòng vệ chính đáng. Vì nếu không
chống trả, có khả năng ông A bị đâm chết.
1.2. Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ
1.2.1. Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật
Sự tấn công phải là hành vi của con người, nếu nguồn nguy hiểm do thiên nhiên
hoặc súc vật gây ra thì không làm phát sinh quyền phòng vệ mà làm phát sinh tình
trạng nguy hiểm của tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, không phải mọi sự tấn công của con
người đều làm phát sinh quyền phòng vệ, quyền phòng vệ chỉ phát sinh khi sự tấn
công là nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật. Sự tấn công phải nguy hiểm đáng
kể, thông thường tính nguy hiểm của hành vi tấn công thường được xác định nguy
hiểm đến mức là tội phạm, nghĩa là hành vi tấn công có đủ các yếu tố cấu thành tội
phạm. Tuy nhiên đây không phải là điều kiện bắt buộc vì hành vi tấn công có thể do
người không đủ điều kiện về chủ thể (người chưa đủ tuổi hoặc không có năng lực trách
nhiệm hình sự) thực hiện hoặc hành vi tấn công đang xảy ra hoặc đang đe dọa xảy ra
tức khắc và chưa xác định cụ thể mức độ thiệt hại nên chưa thể biết là hành vi đó có
cấu thành tội phạm hay không thì cũng là hành vi nguy hiểm đáng kể. Ví dụ như hành
6
vi của người dùng hung khí nguy hiểm như dao, gậy,…đang tấn công người khác cho
dù hậu quả chưa xảy ra cũng được xem là hành vi nguy hiểm đáng kể. Bên cạnh đó, để
làm phát sinh quyền phòng vệ thì hành vi đó phải là trái pháp luật. Vì phòng vệ chính
đáng là cho phép công dân dùng vũ lực để chống trả lại các hành vi xâm phạm đến lợi
ích được nhà nước bảo vệ nên các hành vi xâm phạm đó phải là những hành vi trái
pháp luật, là những hành vi mà pháp luật không cho phép thực hiện. Nếu hành vi tấn
công là hợp pháp như hành vi công an bắt tội phạm hoặc hành vi của quần chúng nhân
dân bắt giữ người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã,…thì không làm phát
sinh quyền phòng vệ.
1.2.2. Sự tấn công phải xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi
ích chính đáng của bản thân hoặc của người khác, những quyền và lợi ích được
nhà nước bảo vệ
Hành vi xâm hại không nhất thiết là chỉ xâm hại đến lợi ích của người phòng vệ
mà còn xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của cá nhân khác. Các lợi
ích bị xâm hại thường là những lợi ích về tài sản hoặc nhân thân như tính mạng, sức
khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm.
1.2.3. Sự tấn công phải đang hiện hữu nghĩa là hành vi tấn công phải đang xảy ra
hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc
Hành vi tấn công đòi hỏi phải đang hiện hữu vì như vậy mới có đủ căn cứ để
đáng giá hành vi tấn công đó là trái pháp luật, nguy hiểm đáng kể, và đang xâm phạm
các lợi ích được Nhà nước bảo vệ. Hành vi tấn công phải đang xảy ra nghĩa là hành vi
đó đã bắt đầu và chưa kết thúc nên cho phép người phòng vệ chống trả lại để ngăn
chặn hành vi tấn công, tránh những nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên cũng có những
trường hợp hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đe doa xảy ra ngay tức khắc cũng làm
phát sinh quyền phòng vệ, sự thừa nhận này là phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan
nhằm tạo điều kiện chủ động cho người phòng vệ ngăn chặn sự tấn công được kịp thời
và có hiệu quả vì hành vi tấn công là của con người nên thường bất ngờ và có tính
nguy hiểm cao.
7
Một trường hợp đặc biệt cũng được thừa nhận là phòng vệ chính đáng là trường
hợp có hành động ngăn chặn xảy ra sau khi hành vi tấn công đã kết thúc nếu hành
động ngăn chặn đi liền ngay sau hành vi tấn công và có khả năng khắc phục thiệt hại.
Ví dụ, người bị cướp tài sản đã đuổi đánh người phạm tội để lấy lại tài sản.
1.2.4. Hành vi chống trả phải ở mức độ cần thiết
Hành vi chống trả nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm quyền và lợi ích được nhà
nước bảo vệ, nhằm khắc phục và giảm bớt thiệt hại ở mức độ cần thiết cũng là một
trong những cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ. Tuy nhiên nếu hành vi chống trả
vượt mức cần thiết sẽ trở thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy
định.
1.3. Các mức độ phòng vệ
Trong một số trường hợp, nếu hành vi tấn công chưa có những biểu hiện đe dọa
xảy ra ngay tức khắc hoặc đã chấm dứt hoàn toàn trên thực tế thì không làm phát
sinh quyền phòng vệ. Nếu có hành vi chống trả trong trường hợp này thì được gọi là
phòng vệ quá sớm hoặc phòng vệ quá muộn.
1.3.1. Phòng vệ quá sớm
Phòng vệ quá sớm là trường hợp có hành vi chống trả khi chưa có những biểu
hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc.
Ví dụ: A là thanh niên to con thường bắt nạt B khi đi học ngang nhà. A hù doạ:
“Nếu mày đi ngang nhà tao sẽ đánh mày”, nghe A nói vậy nên B mang theo con dao để
phòng thân khi bị A bắt nạt. Khi B đi ngang nhà thì A chạy ra chặn đường, bất ngờ B
rút dao ra đâm A trúng ngực và chết. B bị xét xử về tội “Giết người” theo khoản 2 Điều
93 BLHS.
Ở đây ta có thể thấy rằng, hành vi của B là do sợ bị đánh, vì thường xuyên bị bắt
nạt, bị hù dọa đánh nên chuẩn bị dao để phòng thân, khi thấy A chạy ra chặn đường
nghĩ rằng bị đánh nên rút dao đâm chết A, đây có thể xem là phòng vệ quá sớm vì A
8
chưa xâm phạm hay có hành vi tấn công mà B đã có hành vi phòng vệ. Như vậy, hành
vi của B là giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS và không được hưởng tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm c khoản 1 Điều 46 BLHS.
1.3.2. Phòng vệ quá muộn
Phòng vệ quá muộn là trường hợp có hành vi chống trả khi sự tấn công đã thực
sự chấm dứt trên thực tế. Khi hành vi tấn công đã thực sự kết thúc thì không cần phải
ngăn chặn nữa nên nếu có hành vi chống trả thì đó chỉ có thể là sự trả thù, trong luật
hình sự gọi là phòng vệ quá muộn.
Ví dụ: D và C có xích mích với nhau và C đã kêu đồng bọn đến đánh D. Sau khi
đã đánh xong cả bọn rút về. Sáng ngày hôm sau D cầm mã tấu và chém C bị thương.
Có thể thấy rõ thời điểm cần phòng vệ đã kết thúc nên việc D chém C là hành vi
trả thù hay còn gọi la phòng vệ quá muộn. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp
phòng vệ quá muộn được giải quyết như trường hợp sai lầm thực tế.
Tóm lại, hai trường hợp này vì quyền phòng vệ không khởi phát nên hành vi
chống trả không được xem là phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình
sự như trường hợp bình thường khác.
1.3.3. Phòng vệ tưởng tượng
Phòng vệ tưởng tượng là việc gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm rằng
người đó hiển nhiên có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội. Người có hành vi
phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm một cách không có
căn cứ là có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội, được coi là phạm tội do cố ý theo
quy định chung của pháp luật.
Ví dụ: A đang đi trong vườn hoa lúc có nhiều người, thấy B đang ngồi ở ghế đá
đứng lên lững thửng đi về phía mình; A rút dao đâm B vì tưởng lầm là B đến cướp tài
sản của mình. Trong trường hợp này, mới chỉ trông thấy B đi lững thững về phía mình
trong hoàn cảnh vườn hoa có nhiều người mà đã vội nghi ngờ là B đến cướp tài sản
9
của mình. Sự nghi ngờ đó là hoàn toàn không có căn cứ, do đó hành vi A đâm B là
phạm tội.
Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác chỉ được
miễn trách nhiệm hình sự khi hoàn cảnh cụ thể cho phép người đó tin một cách hợp lý
rằng có sự xâm hại thực sự và người đó không biết rằng mình đã tưởng lầm. Trong
hoàn cảnh cụ thể nhất định, người phòng vệ tưởng tượng không nhận thức được,
không buộc phải nhận thức được, và không thể nhận thức được là không có hành vi
xâm hai nguy hiểm cho xã hội.
Ví dụ: A đi qua vườn hoa trong đêm tối gặp mây tên càn quấy, bọn này tưởng A
là thiếu nữ, do bọn chúng thách đố nhau, một tên đến gần và dở trò trêu ghẹo thì bị A
rút dao đâm, vì A tưởng lầm rằng tên đó có ý định cướp tài sản. Trong trường hợp này
hành động trêu ghẹo của nạn nhân mặc dù thực chất không phải là cướp tài sản, nhưng
đã là cơ sở cụ thể để cho A tin tưởng rằng bị cướp, do đó A được miễn trách nhiệm
hình sự.
1.3.4. Vượt quá giới hạn phòng vệ
Khoản 2 Điều 15 BLHS quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là
hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”.
Đây là trường hợp người phòng vệ đã có quyền phòng vệ, đã phòng vệ vào chính
người có hành vi tấn công nhưng đã đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi xâm hại, nên đã lựa chọn biện pháp và mức độ phòng vệ rõ ràng quá mức cần
thiết cho người có hành vi xâm hại, trong khi rõ ràng không cần thiết để gây thiệt hại
như vậy. Để đánh giá hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn cần thiết cần xem xét tổng
hợp toàn bộ các tình tiết liên quan đến sự việc trong đó cần so sánh khách thể được
phòng vệ và khách thể bị hành vi phòng vệ gây thiệt hại, mức độ gây thiệt hại ra cho
người tấn công và mức độ thiệt hại do hành vi tấn công đe dọa gây ra, tương quan lực
lượng, công cụ, phương tiện bên tấn công và bên phòng vệ sử dụng,...
10
Người gây ra thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách
nhiệm hình sự, nhưng đây là trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được
qui định tại điểm c khoản 1 điều 46 BLHS, vì hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ phát
sinh trên cơ sở hành vi xâm hại trái pháp luật của chính người bị hại.
11
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
2.1. Đánh giá chung
Quy định về phòng vệ chính đáng trong BLHS hiện hành khác với quy định
trong BLHS năm 1985 ở chỗ thay đổi từ “tương xứng” bằng từ “cần thiết”. Khái niệm
từ “tương xứng” trong BLHS năm 1985 có thể được hiểu là người phòng vệ phải sử
dụng công cụ, phương tiện, phương pháp tương tự như người đang thực hiện hiện các
hành vi xâm phạm đến các lợi ích cần bảo vệ hoặc thiệt hại do người phòng vệ gây ra
cho người xâm hại phải bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại mà người xâm hại gây ra cho họ.
Sự tương xứng ở đây cũng chỉ thể hiện sự đánh giá của người ngoài cuộc mà không
xuất phát từ sự nhận định đánh giá của người trong cuộc. Từ những quy định hạn chế
đó làm cho quần chúng nhân dân ngại tham gia tấn công lại những hành vi nguy hiểm
cho xã hội, họ né tránh, bỏ mặc vì sợ liên lụy không khéo sẽ bị đánh giá là chống trả
không tương xứng thì phải bị xử lý, tạo tâm lý tiêu cực làm giảm tác dụng của công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm. Để khắc phục những nhược điểm trên, BLHS năm
1999 đã thay từ “tương xứng” bằng từ “cần thiết” tức là sự cần thiết phải do chính bản
thân người phòng vệ tự đánh giá tình huống cụ thể lúc đó để quyết định phương pháp,
phương tiện, công cụ và mức độ chống trả, chứ không phải do các cơ quan tiến hành tố
tụng, hoặc người tiến hành tố tụng đứng ngoài cuộc đánh giá cho người trong cuộc là
có cần thiết hay không cần thiết. Để làm rõ thế nào là “cần thiết” cần phải dựa vào tính
chất của mối quan hệ xã hội và mức độ thiệt hại hoặc bị đe dọa xâm hại; tính chất mức
độ nguy hiểm của phương pháp, phương tiện công cụ của kẻ tấn công thực hiện hoặc
đe dọa thực hiện và khả năng phòng vệ của người bị tấn công trong điều kiện hoàn
cảnh cụ thể lúc đó. Việc đánh giá xử lý những vụ việc có yếu tố phòng vệ trong thời
gian qua ở địa phương còn bị bỏ ngõ, chưa hiểu đúng quy địnhcủa điều luật, làm giảm
tính đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, có nhiều trường hợp chống trả rõ
ràng là cần thiết nhưng người chống trả vẫn bị xử lý thậm chí còn bị xử lý nặng do các
12
cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn nặng quan điểm là người đứng ngoài cuộc để đánh
giá sự chống trả đó là cần thiết hay không cần thiết và đặt ra nhiều vấn đề rõ ràng là
không thực tế như: Tại sao không sử dụng phương pháp, phương tiện công cụ này mà
lại sử dụng phương pháp, phương tiện công cụ kia, thậm chí còn đánh giá theo quy
định cũ, đòi hỏi phải chống trả một cách “tương xứng”. Để thực hiện đúng những quy
định của BLHS về phòng vệ chính đáng, cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc thực
hiện.
2.2. Phân tích tình huống cụ thể
2.2.1. Tình huống 1
Vào lúc 22 giờ 30 phút, A đang học bài tại phòng ở tầng 3 của khu nhà trọ thì có
một thanh niên lên phòng gọi A xuống phòng anh ta có việc. Đến khi A xuống phòng
họ (tầng 2) thì thấy trong phòng họ gồm có 4 người đã có hiện tượng uống say, họ bảo
A vào phòng để nói chuyện nhưng A không vào và hỏi họ có việc gì, họ không nói mà
lập tức rút cây, gậy đã để sẵn bên cửa trong phòng xông vào đánh A, và A bỏ chạy về
phòng định đóng cửa và gọi cho công an giúp đỡ. Nhưng khi A chạy lên đến phòng thì
họ cũng đã đuổi theo kịp và cả 4 người đều có vũ khí trong tay, họ liền ập vào phòng,
dùng ống nhôm bên trong có đựng đầy cát cho nặng và hai đầu có nắp bịt lại dài
khoảng 80cm, ngoài ra còn có cây gỗ dài khoảng 1 mét đánh A tới tấp. A bất ngờ bị
đánh nên tinh thần hoảng loạn trước sự hành hung của họ, hơn nữa vì hành lang dãy
trọ đã bị họ chặn, để bảo về tính mạng A và em của A trước tình thế nguy hiểm đến
tính mạng nên đã tìm cách tự vệ. Vì trong phòng không có thứ gì để chống đỡ nên A đã
chụp lấy con dao do A tự làm (cán bằng ống tre dài khoảng 70cm vốn được treo trên tủ
sách để dùng để trừ tà, do việc học của A vất vả nên tâm lý hay bị căng thẳng và hay
thấy ác mộng, đồng thời còn để trang trí) để chống đỡ và trong lúc quơ loạn xạ trước
sự hung hăng của nhóm người này đã trúng tay một người trong số đó và A cũng bị họ
đả thương sau lưng, khi đó có bạn cùng phòng A chứng kiến. Sau đó, họ tiếp tục gọi
người đến để hành hung nhưng do được những người phòng bên giúp đỡ can gián nên
A đã được an toàn, và A lập tức báo cáo ngay cho công an phường đến để giúp đỡ.
13
Trước đó, khi em trai A thay A xuống khoá cổng thì phát hiện nhóm 4 người này đã
chờ sẵn ở dưới nhà xe cùng với một nhóm thanh niên chặn ngoài cổng để chuẩn bị tổ
chức hành hung A, vì thường lệ A có nhận lời với chủ nhà trọ là sẽ khoá cổng vào lúc
22 giờ 30 phút mỗi tối để bảo vệ tài sản của những người ở trọ và tài sản của nhà trọ
đồng thời làm việc ấy A được chủ nhà hỗ trợ giảm tiền nhà. Sau khi thấy người xuống
khoá cổng không phải là A, 4 người họ lập tức lên phòng và sự việc đã xảy ra như
trên. Trước đó nữa, nhiều lần nhóm thanh niên này đã kéo lên phòng gây chuyện đòi
đánh A vì họ yêu cầu phải đưa chìa khoá riêng cho họ đi chơi lúc đã khuya (sau giờ
khoá cửa) nhưng A không đưa bởi vì họ đã đòi hỏi quá nhiều lần và trách nhiệm bảo
vệ tài sản chung A đã nhận với chủ trọ là phải bảo đảm.
Trong tình huống này, người bị A chém vào tay đã cùng với 3 người khác có ý
định hành hung A. Sau khi A cố chạy về phòng thì tiếp tục đuổi theo để đánh A, hành
vi này đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của A. A quơ dao loạn xạ và trúng
phải 1 người là để giải vây cho A, hành vi này đã gây tổn hại đến sức khỏe đến người
nạn nhân là người có ý định tấn công A. Hành vi chống trả của A là cần thiết, trong
tình huống này thì A không thể không chống trả. Mặc dù mức thương tích A gây ra cho
người kia lớn hơn mức thương tích A phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ
sức khỏe đang bị đe dọa của mình. Như vậy, A đã phòng vệ chính đáng.
2.2.2. Tình huống 2
Chiều tối 31/8/2012, H cùng nhóm bạn trong đó có Tr và Th đều ở xã X, huyện
P rủ nhau ra cầu S chơi và ăn mừng việc thi đỗ đại học của H và Th. Khi đi, Tr mang
theo 2 quả bưởi và một con dao nhọn dùng để gọt hoa quả. Đến khoảng 21h30 cùng
ngày, trong lúc cả nhóm của H đang ngồi chơi thì Th (tức Q SN 1991) cùng 10 thanh
niên khác ở xã X đi 5 xe máy ngang qua. Nhóm thanh niên này dừng xe, Th bật đèn
pin điện thoại soi vào mặt Tr và nói “xem em xinh hay xấu”…Bị nhóm thanh niên này
trêu đùa thái quá nên Tr lấy xe đạp ra về. Đi được một đoạn, Th đuổi theo chặn đường
và có hành vi sàm sỡ Tr. Thấy vậy, H chạy đến ngăn cản và chở Tr về nhà, khi hai
người đi được một đoạn, Th tiếp tục đuổi theo chặn lại và đấm thẳng vào mặt H, do
14
hoảng sợ, H đã lấy con dao gọt hoa quả để trong giỏ xe phòng vệ, đồng thời bỏ chạy
vào một ngõ cụt gần đó để né tránh. Mặc dù vậy, Th cùng nhóm thanh niên đi cùng
vẫn không buông tha, chúng tiếp tục đuổi theo, đối tượng S túm áo khống chế H để Th
cùng một số người khác xông vào đánh hội đồng. Trong lúc bị đánh, H vung dao
chống cự và đâm trúng ngực Th, cú đâm trúng tim nên Th chết ngay tại chỗ. H bị Toà
án nhân dân xét xử về tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” quy
định tại Điều 96 BLHS.
Đối với trường hợp này, H hoàn toàn rơi vào hoàn cảnh bản thân bị tấn công,
không ai ứng cứu, bị nhiều người liên tục tấn công cùng một lúc, bỏ chạy để thoát thân
và đặc biệt bị dồn vào con hẻm cụt không lối thoát. Với tình huống này H chỉ còn cách
dùng dao đã cầm theo sẵn đâm loạn xạ để phòng vệ bản thân, làm cho nhóm đối tượng
tấn công rút lui nhưng vẫn bị tấn công và một đối tượng đã bị H đâm chết. Như vậy,
hành vi trên của H thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng theo quy định tại khoản 1
Điều 15 BLHS. Như vậy, H đã rơi vào tình huống không thể không chống trả, không
thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi ích của xã hội. Khi đã xác định
hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có
lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được
coi là phòng vệ chính đáng. H bị Tòa án nhân dân xét xử về tội “Giết người do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng” là chưa chính xác.
2.2.3. Tình huống 3
Khoảng 14 giờ ngày 16-10-1999 tổ tuần tra kiểm soát lâm sản Trợ Mợng thuộc
Hạt kiểm lâm Phong Nha, do anh Hoàng Minh Huệ làm Trạm trưởng cùng các anh Lê
Ngọc Thương, Vương Công Đến, Phạm Văn Sáu, Trần Xuân Viết, Trần Văn Trị đều là
nhân viên hợp đồng, bảo vệ rừng đi tuần tra dọc sông Troóc. Khi đến bến đò Ông
Hành thuộc thôn Bàu Sen xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tổ tuần tra phát hiện 10
phiến gỗ Huê, đang nằm dưới nước; anh Hoàng Minh Huệ thông báo: “Ai là chủ gỗ thì
đến nhận” nhưng không có ai đến nhận, nên anh Huệ cho số nhân viên cùng đi bốc 10
phiến gỗ lên thuyền chở về kho của trạm kiểm lâm Trợ Mợng. Khoảng 16 giờ cùng
15
ngày, trong lúc đang lập biên bản tạm giữ, thì Trần Văn Thắng ở xã Sơn Trạch, huyện
Bố Trạch, đi trên chiếc thuyền máy do Nguyễn Văn Thắng ở xã Quảng Minh, huyện
Quảng Trạch điều khiển chạy đến Trạm kiểm lâm Trợ Mợng. Khi đến nơi, Trần Văn
Thắng một tay cầm dao, một tay cầm que sắt, thấy anh Huệ đang đứng ở sân, Thắng
chửi: “ Răng mi bắt gỗ tao”. Vừa chửi, Thắng vừa dùng dao chém vào đầu anh Huệ,
anh Huệ đưa tay lên đỡ trúng vào phía ngoài cẳng tay phải, Thắng lại dùng que sắt
đánh vào đầu, bả vai trái của anh Huệ. Vừa đánh, Thắng vừa đe doạ các cán bộ, nhân
viên kiểm lâm khác và buộc số nhân viên kiểm lâm hợp đồng bảo vệ của trạm, bốc gỗ
từ trong kho xuống thuyền, nếu không Thắng sẽ chém. Do sợ Thắng chém nên số nhân
viên hợp đồng đã cùng Nguyễn Văn Thắng bốc 10 phiến gỗ Huê từ trong kho xuống
bến đò cho Trần Văn Thắng. Lúc này anh Hoàng Minh Huệ đi đến cửa phòng ngủ,
băng lại vết thương ở tay. Trần Văn Thắng chạy đến, dí mũi dao vào phía trên ngực trái
của anh Huệ; anh Huệ vùng ra, đi xuống thuyền của trạm đậu ở dưới sông lấy khẩu
súng AK số 0255 giấy phép sử dụng số 00090 cấp ngày 19/4/1999. Súng đã lắp sẵn
hộp tiếp đạn; anh Huệ xách súng đi lên trạm, sát phía ngoài sân, kẹp súng vào giữa hai
chân, dùng tay phải mở khoá an toàn lên đạn, kẹp súng vào nách phải, giơ súng lên trời
bán 3 phát cảnh cáo, nhưng Trần Văn Thắng vẫn dùng que sắt đập phá tài sản trong
trạm. Thấy vậy, anh Huệ cầm súng đi đến cách Thắng khoảng 3 mét, yêu cầu Thắng bỏ
dao, que sắt xuống, không được đập phá, chấm dứt việc cướp gỗ, nhưng Thắng không
những không chấp hành, mà tiếp tục cầm dao đòi giết anh Huệ. Lúc này tay trái của
anh Huệ đang bị thương, nên anh Huệ dùng tay phải kẹp súng vào nách hạ nòng súng
hướng vào chân Thắng bóp cò, đạn nổ 3 phát, một viên trúng vào đầu gối chân phải
của Thắng, còn 2 viên trúng vào vùng ngang lưng. Sau 3 tiếng nổ thấy Thắng bị ngã
xuống đất, anh Huệ gọi người đưa Thắng xuống bến thuyền. Thấy vậy Nguyễn Văn
Thắng bốc một phiến gỗ Huê lên thuyền của mình, chở Trần Văn Thắng về trạm xá xã
Sơn Trạch, rồi chở phiến gỗ bỏ chạy. Khi đến trạm kiểm lâm Xuân Sơn thì bị bắt giữ.
Trần Văn Thắng được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới, đến
ngày 18/10/1999 Trần Văn Thắng chết.
16
Trần Văn Thắng đã dùng vũ lực uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ
của anh Hoàng Minh Huệ và các cán bộ kiểm lâm Trạm kiểm lâm Trợ Mợng để cướp
tài sản, là hành vi phạm tội nguy hiểm cần phải được ngăn chặn kịp thời. Trần Văn
Thắng đã gây thương tích cho anh Hoàng Minh Huệ và còn đang uy hiếp nghiêm trọng
đến tính mạng của anh Huệ. Anh Huệ đã bắn cảnh cáo và ra lệnh cho Thắng chấm dứt
hành vi cướp phá, nhưng Thắng không chấp hành mà còn tiếp tục đe doạ buộc mọi
người phải chuyển gỗ xuống thuyền cho Y. Trước tình hình như vậy, anh Hoàng Minh
Huệ buộc phải nổ súng vào người Thắng để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của mình và
của anh em trong trạm; bảo vệ tài sản của Nhà nước đang bị Trần văn Thắng xâm
phạm. Hành vi bắn chết Trần Văn Thắng của anh Hoàng Minh Huệ được coi là cần
thiết nên không phải là tội phạm.
2.2.4. Tình huống 4
Vào một buổi chiều tháng 9/2012, các học sinh 12A5 (trường THPT huyện Vĩnh
Bảo, Hải Phòng) đi học môn thể dục thì thấy nhóm bạn 12A6 (trong đó có Trịnh Ánh
Suốt, quê Hải Phòng), đưa người ngoài trường vào lớp mình gây lộn xộn, dẫn tới xô
xát. Trịnh Đức Thành - học sinh lớp 12A5, chạy vào can ngăn thì bị Suốt đẩy ngã. Sự
việc được các thầy cô giáo trong trường can thiệp, các học sinh tự giải tán. Thế nhưng
vì bực tức, Thành rủ một người bạn chuẩn bị hung khí chặn đánh đối phương. Ba ngày
sau, Suốt tan học chở bạn là Nguyễn Hồng Sơn về. Đang đi, 2 nam sinh gặp Thành vẫy
tay ra hiệu dừng xe. Vụ ẩu đả sau đó xảy ra, Suốt dùng dao bấm đâm trúng bụng
Thành khiến nạn nhân tử vong sau đó 2 ngày.
Có thể nói hành vi chống trả của Suốt là vượt quá mức cần thiết mà trong tình
huống đó có thể có những cách giải quyết khác đem lại kết quả khác. Hành vi của Suốt
trong tình huống này không còn là phòng vệ chính đáng nữa mà đã vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng theo quy định của BLHS. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng
đã tuyên phạt Trịnh Ánh Suốt 18 tháng tù về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng.
17
KẾT LUẬN
Các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam đã giúp làm rõ ranh giới giữa phạm
tội và những tình tiết giảm nhẹ tính chất gây hại cho xã hội của những hành vi đó gây
ra (còn gọi là phòng vệ chính đáng). Từ đó làm cơ sở để phân biệt thế nào là tội phạm
(phải chịu trách nhiệm pháp lý) và thế nào thì không phải là tội phạm (phòng vệ chính
đáng và không phải chịu trách nhiệm pháp lý) đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra đánh
giá các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý, đảm bảo tính công bằng cho mọi công
dân. Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tiễn vẫn còn gặp phải một số khó khăn. Khi
đứng ở nhiều góc độ khác nhau ta sẽ có cái nhìn khác nhau cho một hành vi. Khi xảy
ra hành động hay vụ việc nào đó, mỗi người lại có cách nhìn nhận riêng, người thì cho
là có tội, người thì không, nên việc xét xử đôi khi cũng chưa thật sự thoả đáng, đúng
người đúng tội, đôi khi còn tạo tâm lý hoang mang cho người dân trong việc tham gia
đấu tranh phòng chống tội phạm, dẫn đến còn nhiều tội phạm tiếp tục thực hiện hành
vi trái pháp luật. Để xem xét một hành vi có phải là phòng vệ chính đáng hay không
đòi hỏi phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, động cơ thực hiện hành vi đó, công cụ sử
dụng, bản thân người thực hiện… Khi xem xét tất cả những yếu tố trên thì ta sẽ có cái
nhìn tổng quát hơn, chính xác hơn về những hành vi đó để từ đó có sự đánh giá và đưa
ra quyết định chính xác nhất. Cần hoàn thiện thêm hệ thống chính sách động viên,
khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc phòng vệ tấn công tội
phạm, bảo vệ cá nhân và gia đình những người tham gia công tác phòng, chống tội
phạm. Có chính sách thoả đáng đối với các tập thể, cá nhân bị thương hoặc bị thiệt hại
về tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm. Có như thế mới tạo được thế chủ động
phòng ngừa, ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện, phát sinh, phát triển tội phạm để từng
bước kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là tội phạm do các băng nhóm thực
hiện theo kiểu xã hội đen gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Có như thế
mới giúp bảo vệ tốt hơn những quyền lợi chính đáng của con người, hướng đến xã hội
tốt đẹp hơn, xã hội mà quyền con người là quyền tối thượng luôn được quan tâm hàng
đầu.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Minh Toàn, Pháp luật đại cương, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội-2010
2. />3. Thúy Nga, VKSND thành phố Sóc Trăng, "CHẾ ĐỊNH PHÒNG VỆ CHÍNH
ĐÁNG" chưa phát huy hết tác dụng trên thực tế, />4. Thạc sỹ Đinh Văn Quế, Một số vấn đề phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng
/>p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=14077026&article_details=1
19