Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ - HỆ THỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN VỀ KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.3 KB, 115 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng; động lực chính của
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cơ sở xã hội chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam vững mạnh là vấn đề cấp bách. Điều đó xuất phát từ thực
trạng giai cấp công nhân nước ta hiện nay,đặc biệt từ vai trò của nó và đòi hỏi
khách quan qua việc xây dựng giai cấp công nhân trong sự nghiệp đổi mới, sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình hiện
nay,khi chủ nghĩa xã hội thế giới đang trải qua một thời kỳ khủng hoảng nghiêm
trọng nhất; khi mà cuộc tiến công mới của kẻ thù đang tập trung vào việc xoá bỏ
hệ tư tưởng Mác-Lênin, phủ nhận tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội và vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân - thì việc
nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam để góp phần củng cố, xây dựng giai
cấp này vững mạnh; việc khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Việt
Nam cách mạng xã hội chủ nghĩa càng có ý nghĩa quan trọng.
Để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, nhằm đáp ứng yêu
cầu của cuộc cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước ta phải nghiên
cứu, giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về giai cấp công nhân Việt
Nam. Trong những vấn đề ấy, một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp
thiết đã và đang đặt ra, đòi hỏi phải được nghiên cứu, giải đáp, đó là: xu hướng
biến động về cơ cấu, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nghiên cứu làm rõ vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, đó là một
trong những vấn đề lý luận và thực tiễn bao quát và định hướng xã hội chủ
nghĩa của công cuộc đổi mới, là một trong những cơ sở khoa học cho Đảng và
Nhà nước ta định hướng ra các chính sách đúng đắn để phát triển giai cấp công
nhân cả về số lượng và chất lượng. Tầm quan trọng của vấn đề còn ở chỗ, khi ở
nước ta có khuynh hướng phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân,
cho rằng vai trò đó ngày nay phải thuộc về tầng lớp trí thức; khi trên thế giới có
những người cho rằng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không còn nữa;


trong bối cảnh ấy, nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần làm sáng tỏ một trong
những nguyên lý gốc, điểm chủ yếu của học thuyết Mác-Lênin trong thời đại
ngày nay - luận điểm về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Trên
cơ sở đó, góp phần củng cố và nâng cao lòng tin của giai cấp công nhân vào sức
mạnh và vai trò lịch sử của họ trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, khắc phục
những biểu hiện hữu khuynh, dao động, lạc hướng trong công cuộc đổi mới, xây


dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì thế, đề
tài luận án này có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Tình hình nghiên cứu vấn đề.
Trên thế giới, đề tài về giai cấp công nhân nói chung, về cơ cấu xã hội giai
cấp công nhân và vai trò của nó nói riêng, được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa, thậm chí, ở không ít các nước
tư bản chủ nghĩa, đều có cơ quan, viện nghiên cứu về giai cấp công nhân, như ở
Mỹ, Nhật Bản, I-xra-en, v.v..
Ở nước ta, trong những năm vừa qua, đề tài về giai cấp công nhân Việt
Nam đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới những góc độ: lịch sử, xã hội
học, văn học - nghệ thuật, xã hội - chính trị, … Những năm gần đây, việc nghiên
cứu về cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được đề cập đến trong một vài
công trình, bài nghiên cứu của một số nhà khoa học (*).
Tuy nhiên, vấn đề này nói chung, chưa được coi trọng đúng mức, Đảng và
Nhà nước chưa có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và sự đầu tư thích đáng cho
việc nghiên cứu đề tài này mà tính bức thiết của nó đã bộc lộ ngay từ ngày đầu
cả nước đi vào cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là từ khi thực hiện chính sách
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; chưa có một cơ quan khoa học
chuyên trách nghiên cứu toàn diện về giai cấp công nhân nói chung và vấn đề
nêu trên nói riêng. Vấn đề cơ cấu và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam
mới chỉ được đặt ra và giải quyết ở một chừn mực nhất định trong khuôn khổ

những bài báo, những bản tham luận khoa học, hoặc một mảng của một công
trình, trong đó các tác giả của chúng phần nhiều còn dừng lại ở mức độ nêu ra
vấn đề như là những gợi ý, những giả thuyết khoa học, cần phải được tiếp tục
nghiên cứu.
Cho đến nay - theo chúng tôi được biết - ở nước ta, chưa có một công trình
nào đi sâu nghiên cứu một cách tập trung, cơ bản vấn đề của đề tài luận án này.
Một thời gian không ngắn, các cấp lãnh đạo, chỉ đạo còn coi nhẹ công tác
nghiên cứu của lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam; thiếu quan tâm xây
dựng đội ngũ người thợ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đời sống, tay nghề, v.v..
Thậm chí, còn có những sai lầm trong một số chính sách kinh tế - xã hội do
không dựa trên lập trường giai cấp công nhân, đã gây thiệt hại cho đội ngũ
người thợ. Vì thế, "các hiện tượng tiêu cực và tha hoá trong một bộ phận giai
cấp công nhân và người lao động có chiều hướng phát triển" (24). Văn kiện Đại
hội lần thứ VI Công đoàn Việt Nam, tr. 24) (*). Điều đó đã ảnh hưởng đến uy tín
và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Và do vậy, ở một số người, đã xuất


hiện sự hoài nghi, khuynh hướng phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công
nhân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt
ra và đòi hỏi phải làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của cách mạng
nước ta, trong đó có vấn đề của đề tài luận án này.
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án.
Mục đích của luận án là, nghiên cứu tìm hiểu xu hướng biến động về cơ
cấu giai cấp công nhân Việt Nam, luận giải vai trò của nó trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó xác định mục tiêu, phương hướng xây dựng giai cấp
công nhân và biện pháp tác động của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy sự
biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh mà
trên cơ sở đó, giai cấp công nhân Việt Nam có thể hoàn thành ngày càng tốt hơn
sứ mệnh lịch sử của mình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Để thực hiện được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm giai cấp công nhân hiện đại. Trên cơ sở đó, tìm
hiểu cơ cấu xã hội giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, luận giải mối quan hệ giữa cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam
với cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, tìm hiểu những nhân tố chủ quan và khách quan chủ yếu quy định
sự biến đổi của cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam và xu hướng biến động của
nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, làm rõ vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng xã hội mới. Từ đó xác định mục tiêu, phương hướng, biện
pháp xây dựng giai cấp công nhân nhằm tăng cường bản chất cách mạng của nó
trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở ấy, kiến nghị những chính sách, biện pháp vừa cơ bản, vừa cấp
bách nhằm góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng với
vai trò lịch sử của nó trong công cuộc xây dựng đất nước ở chặng đường đầu
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở lý luận - thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận chủ yếu của luận án là, hệ thống những quan niệm, tư tưởng
cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về khái niệm giai cấp công nhân hiện đại và
vai trò của nó trong quá trình cách mạng, về các quan hệ xã hội và cơ cấu xã


hội; đặc biệt là các luận điểm của Mác, Ăng ghen và Lênin ề tính quy định lịch
sử của các quan hệ kinh tế, vật chất đối với các quan hệ xã hội và tinh thần.
Các văn kiện của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV, V, VI, VII;
những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam có liên
quan đến luận án có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và phương pháp luận đối
với những vấn đề được đề cập trong luận án.
Khi viết luận án, tác giả cũng đã chú ý sử dụng, tham khảo một số công

trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học và hoạt động thực tiễn (trong và
ngoài nước); số liệu thống kê, điều tra xã hội học, v.v.. của các cơ quan nghiên
cứu, tổng hợp, lưu trữ, v.v. Những vấn đề có liên quan đến luận án mà các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu … đã nêu ra được xem như là những chỉ dẫn, gợi
ý khoa học có ý nghĩa phương pháp luận cho tác giả luận án.
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, người
viết luận án trực tiếp đi vào khảo sát, điều tra xã hội học, nghiên cứu thực tiễn
đội ngũ công nhân Việt Nam hiện nay trên một số địa bàn chính: Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Bắc Thái, v.v.. trong một số loại hình xí nghiệp, liên hiệp
xí nghiệp, nhà máy, công ty, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng và một số hợp
tác xã sản xuất công nghiệp… đại diện cho các khu vực, thành phần, ngành kinh
tế (trên cơ sở sản xuất, kinh doanh): nghiên cứu đội ngũ công nhân thành phố
Hồ Chí Minh qua số liệu điều tra xã hội học ở 21 xí nghiệp công nghiệp (với
5.400 phiếu điều tra) do thành uỷ và liên hiệp công đoàn thành phố Hồ Chí
Minh tổ chức (năm 1988 - 1989); nghiên cứu số liệu và tình hình tổng hợp đội
ngũ công nhân công nghiệp quốc phòng (cuối năm 1990 và thời gian gần đây).
Tác giả luận án cũng chú ý nghiên cứu thực tiễn phát triển của giai cấp công
nhân Việt Nam từ khi ra đời đến nay, đặc biệt là từ năm 1975 lại đây; đồng thời
có nghiên cứu tình hình phát triển của giai cấp công nhân thế giới (ở một vài
nước, để tham khảo, so sánh), qua một số tài liệu trong và ngoài nước, một số số
liệu tổng hợp, v.v.. Trên cơ sở đó, người viết luận án cố gắng phân tích, khái
quát nhằm rút ra những kết luận khoa học; phát hiện những vấn đề có tính quy
luật, những nhân tố chủ yếu tác động đến xu hướng biến động và những xư
hướng biến động tất yếu của cơ cấu xã hội giai cấp công nhân Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhất là ở chặng đường đầu.
Luận án được nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội của chủ nghĩa xã
hội khoa học. Những phương pháp nghiên cứu của triết học, kinh tế - chính trị
Mác-Lênin, khoa học lịch sử và xã hội Mác-Lênin… được vận dụng tổng hợp để
tìm ra con đường, phương pháp tiếp cận, giải quyết các vấn đề được đặt ra
trong luận án. Tác giả luận án đặc biệt chú ý vận dụng các phương pháp: kết



hợp lôgích và lịch sử, so sánh - phân tích - tổng hợp, nguyên tắc thống nhất giữa
kinh tế và đào tạo - xã hội, cái chung và cái riêng.
Cái mới khoa học của luận án.
Một là: Góp phần làm sáng tỏ thêm nhận thức mới về khái niệm "giai cấp
công nhân hiện đại" trong thời đại ngày nay, dưới ánh sáng của công cuộc đổi
mới và cương lĩnh của Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nêu lên kết
cấu của giai cấp công nhân hiện đại bao gồm một bộ phận những người lao
động trí óc gắn liền trực tiếp với quá trình sản xuất ra của cải vật chất, một bộ
phận những người lao động của họ có tính chất lao động công nghiệp. Điều đó
cho phép làm rõ vai trò ngày càng tăng lên của giai cấp công nhân Việt Nam
trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
Hai là: Bước đầu phát hiện và làm rõ 6 nhân tố chủ quan và khách quan
chính, thường xuyên tác động và quy định xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp
công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ba là: Dự báo khoa học về 6 xu hướng biến động chủ yếu của cơ cấu giai
cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Bốn là: Nêu lên và làm rõ những khả năng, điều kiện chính để giai cấp
công nhân Việt Nam có thể giữ vững, phát huy vai trò và hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Năm là: Xác định những mục tiêu chính xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam trong chặng đường đầu của thời kỳ qúa độ. Nêu lên một chính sách, biện
pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
vững mạnh để nó ngang tầm với sứ mệnh lịch sử của mình trong thời kỳ qúa độ
lên chủ nghĩa xã hội.
Ý nghĩa thực tiễn và khả năng sử dụng của luận án:
Góp phần vào việc đưa ra những cơ sở khoa học để xây dựng chính sách
kinh tế- xã hội đúng đắn với giai cấp công nhân nhằm củng cố, phát huy vai trò
và tăng cường bản chất cách mạng của nó.

Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy một số chuyên đề của môn chủ nghĩa xã hội khoa học, xã hội học, triết học.
Kết luận của luận án:Luận án gồm có: lời nói đầu, 3 chương (6 tiết), kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo.


(*)

Xem :
- Sưu tập chuyên đề cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa, H, 1979 và cơ cấu
xã hội -giai cấp của xã hội trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuyển tập
lược thuật, H, 1979, của Viện thông tin khoa học xã hội.
( Tiếp trang trên)
- "Cơ cấu xã hội - giai cấp và chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta", H, 1990. Công trình chủ nghĩa của tập thể tác giả, Viên
Mác-Lênin, do PTS Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm đề tài, cùng với các tác giả:
Nguyễn Thanh Tuấn, Phạm Hữu Xuyên, Đinh Thị Minh Châu, Nguyễn Đức Kha,
Lê Văn Tuấn, Chu Thế Vinh.
- Một số bài nghiên cứu về cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội giai cấp công
nhân Việt Nam, … của PTS triết học Đỗ Nguyên Phương :Tạp chí Giáo dục lý
luận, số 3.1988; Thông tin lý luận, số 1.1988; Xã hội học, số 3.1989; Tạp chí
Nghiên cứu, số 3.1987 và 4.1989; Tạp chí cộng sản, số 5, 1987, và 9.1991; Cơ cấu
xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, H, 1988,
v.v.
- Một số bài về cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội giai cấp công nhân Việt
Nam và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam… của các nhà khoa học và nghiên
cứu: Vũ Khiêu, Nguyễn Vũ, Nguyễn Xuân Mai, Vũ Hoa Thạch, Ngô Hiện Tại,
Mai Trọng Phụng, Dương Xuân An,… Tạp chí Xã hội học, số 4, 1989, 1-2.1987,
1-2. 1988, số 3. 1989,Tạp chí cộng sản số 5.1987, Sưu tập chuyên đề về cơ cấu xã
hội - giai cấp… Học viện Nguyễn ái Quốc, H, 1988.

- Đỗ Khánh Tặng: Đặc điểm và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Luận án phó tíên sĩ khoa
học Triết học, H, 1990.
- Tạp chí xã hội học, số 1. 1990 - Số chuyên đề về chính sách xã hội đối với giai
cấp công nhân, gồm nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học và hoạt động thực
tiễn trong và ngoài nước như: Trương Lai, Bùi Đình Thanh, Xuân Cang, Hoàng
Đốp, Mai Văn Hai, Bùi Thị Liên, Hoàng Phú Nhuận, Lê Văn Cường, Hoàng Đức
Phương, Tô Thậm, Phong Hải, Nguyễn Viết Chắt, Hy Minh Đức, Trịnh Hoà
Bình…
- Một số công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam ở góc độ lịch
sử như:
+ Trần Văn Giàu: Giai cấp công nhân Việt Nam - Sự hình thành và sự phát
triển…, Nxb ST, H, 1961.
+ Nguyễn Công Bình - Vũ Huy Phúc, v.v.. một số vấn đề về lịch sử giai cấp
công nhân Việt Nam. Nxb Lao động, 1974.
+ Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam (1860 - 1945), của
Ban Nghiên cứu lịch sử Công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, 1977.
+ Lịch sử phong trào công nhân, công đoàn thế giới và Việt Nam của trường
Cao cấp Công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, H, 1983.
+ Ngô Văn Hoà - Dương Kinh Quốc: Giai cấp công nhân Việt Nam trước khi
thành lập Đảng, Nxb Khoa học xã hội, H, 1978.


+ Cao Văn Biền: Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-1939. Nxb Khoa
học xã hội, H, 1979.
+Văn Tạo - Đinh Thu Cúc: Giai cấp công nhân miền Bắc Việt Nam (19551960), Nxb Khoa học xã hội, H, 1974.
+ Cao Văn Lượng: Công nhân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb KHXH, H, 1977.
* Số thứ tự 1, 2, 3… 45 đặt trong ngoặc ( ) là ký hiệu dẫn tư liệu sử dụng, còn
dấu * là ký hiệu giải thích của các tác giả.

Chương I
THỰC TRẠNG CƠ CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN
NAY
Tiết 1: Bàn về khái niệm giai cấp công nhân
Nghiên cứu cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay và vai trò của nó,
trước hết phải nghiên cứu khái niệm "giai cấp công nhân hiện đại" chỉ xuất phản
ánhht từ khái niệm đúng về "giai cấp công nhân hiện đại, thì mới có cơ sở
phương pháp luận để nghiên cứu kết cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Và do vậy, mới tìm hiểu được xu hướng biến động về cơ cấu của giai cấp công
nhân Việt Nam, thấy rõ được vai trò của nó trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa
xã hội. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta mới có cơ sở để xây dựng chính sách đúng
đắn đối với giai cấp công nhân, có kế hoạch xây dựng đội ngũ giai cấp công
nhân đáp ứng nhiệm vụ xây dựng đạo đức trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Nếu không hiểu được bản thân khái niệm "giai cấp công nhân" là
gì, thì cũng không thể hiểu được sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công
nhân.
Trong những năm gần đây và hiện nay, bọn theo chủ nghĩa chống cộng, cơ
hội, xét lại dưới mọi màu sắc đã và đang điên cuồng tần công vào chủ nghĩa
Mác-Lênin, mà nội dung căn bản , chủ yếu là phủ nhận sứ mệnh lịch sử thế giới
của giai cấp công nhân. Hiểu đúng khái niệm này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong
cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra ở trong nước và trên thế giới.
Về khái niệm giai cấp công nhân, các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội
khoa học đã nhiều lần đề cập và đã đưa ra những chỉ dẫn cơ bản.
Mác và Ăng ghen coi việc tìm hiểu xem "giai cấp vô sản thực ra là gì, và
phủ hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt
lịch sử" ([2], Tập I, tr.150) là một vấn đề căn bản trong nghiên cứu khoa học và
hoạt động thực tiễn của mình.


Giai cấp vô sản là gì, vấn đề này đã được Mác và Ăng ghen đề cập đến

trong nhiều tác phẩm. Trong các tác phẩm ấy, hai ông đã nêu nhiều thuộc tính
của giai cấp vô sản.
Ở "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgel- lời nói đầu" ([1],
tập I, tr. 13-35). Mác đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế, xã hội và xu hướng phát triển
của giai cấp vô sản. Mác nói rằng, ở Đức, giai cấp vô sản chỉ mới bắt đầu hình
thành nhờ sự phát triển của công nghiệp. Như vậy, giai cấp vô sản ra đời gắn
với công nghiệp, nó là sản phẩm của công nghiệp. Về mặt xã hội, giai cấp vô
sản được nảy sinh ra và đang hình thành nên trong quá trình tan rã dữ dội của xã
hội, do sự giải thể của tất cả các đẳng cấp, trước hết là sự tan rã của đẳng cấp
trung gian. Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản là đi tới chỗ xoá bỏ nó với
tư cách là một giai cấp. Cũng trong tác phẩm này, Mác đã nêu lên mối quan hệ
giữa giai cấp công nhân và triết học: giai cấp công nhân là vũ khí vật chất của
triết học, triết học là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân. Triết học chỉ trở
thành hiện thực, nếu nó xoá bỏ giai cấp vô sản.Và, giai cấp vô sản không thể
xoá bỏ bản thân mình nếu không biến triết học thành hiện thực. Ở đây đã toát
lên tư tưởng của Mác rằng, giai cấp công nhân là người đại biểu cho tri thức
tiên tiến của xã hội loài người.
Trong "Gia đình thần thánh" ([2], tập I, tr. 141- 176), Mác và Ănghen phân
tích mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và chế độ tư hữu. Giai cấp vô sản là sản
phẩm của chế độ tư hữu và cũng là điều kiện tồn tại của chế độ tư hữu. Chế độ
tư hữu muốn duy trì sự tồn tại vĩnh viễn của mặt đối lập với nó là giai cấp vô
sản.Chế độ tư hữu tìm được sự thoả mãn trong bản thân mình là mặt khẳng định
của sự đối lập, giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là hai mặt đối lập của một
chỉnh thể thống nhất- chế độ tư hữu tư bản. Cả hai đều là sản phẩm của chế độ
ấy. Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản đi tới thủ tiêu sự tồn tại của bản
thân mình với tư cách là giai cấp vô sản và do đó, tiêu diệt cả mặt đối lập với nó
là chế độ tư hữu- đang chi phối và làm cho nó thành giai cấp vô sản.
Đến "Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh" ([3], tập I, tr. 179-251).
Ăngghen khẳng định rằng, Anh là nước điển hình cho sự phát triển của giai cấp
vô sản. Giai cấp công nhân Anh là kết quả chủ yếu của cuộc cách mạng công

nghiệp ở Anh. Lịch sử giai cấp công nhân Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII,
và, "công nghiệp nhỏ đã làm nảy sinh ra giai cấp tư sản, công nghiệp lớn đã
làm nảy sinh giai cấp công nhân" ([3], tập I, tr. 209). Công nhân công nghiệp là
hạt nhân của phong trào công nhân. Họ là những người nhận thức được rõ ràng
nhất những lợi ích của bản thân họ. Vì, trình độ văn hoá của các loại công nhân
liên quan trực tiếp đến mối quan hệ của họ với công nghiệp.


Ở "Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản" ([3], tập 1, tr. 441- 466).
Ăngghen đã định nghĩa giai cấp vô sản như sau: "Giai cấp vô sản là một giai cấp
xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào việc bán lao động của mình, chứ không phải
sống dựa vào lợi nhuận của bất cứ số tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh
phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào
yêu cầu về lao động, tức là vào tinh hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc
làm ăn, vào những sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói
tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao
động trong thế kỷ XIX… Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản
sinh ra" ([3], tập I, tr. 441).
Đến "Tuyên gnôn của Đảng Cộng sản" ([2], tập I, tr. 539- 586). Mác và
Ăngghen đã trình bày khái niệm "giai cấp vô sản" tương đối đầy đủ trên các
phương diện khác nhau. Có thể khái quát lại trên ba phương diện như sau:
Thứ nhất, về nguồn gốc kinh tế: giai cấp vô sản ra đời gắn với nền đại công
nghiệp, nó là sản phẩm chính của bản thân nền đại công nghiệp, nền sản xuất xã
hội hoá; về nguồn gốc xã hội: giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các
giai cấp, tầng lớp xã hội.
Thứ hai, những đặc trưng chủ yếu của giai cấp công nhân hiện đại là:
- Không có tư liệu sản xuất: đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản; ở địa vị là
giai cấp bị trị; làm thuê cho nhà tư sản, tạo ra giá trị thặng dư cho nàh tư bản và
bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Sự tiến bộ của công nghiệp càng tăng,
sự phân công lao động tăng lên thì giai cấp công nhân càng bị bóc lột nặng nề

hơn.
- Có bản chất cách mạng.Giai cấp công nhân là hiện thân của lực lượng sản
xuất hiện đại. Cũng từ đó, nó đại biểu cho lao động toàn thế giới, đại biểu cho
phương thức sản xuất tiên tiến.
- Do tính chất lao động và địa vị trong nền sản xuất đại công nghiệp mà
giai cấp vô sản có tính quốc tế, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần đoàn kết cách
mạng, đoàn kết giai cấp, tính tổ chức, kỷ luật cao.
Thứ ba, những xu hướng phát triển của giai cấp vô sản:
- Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, số lượng và chất lượng của
giai cấp vô sản không ngừng tăng lên. Nó luôn luôn biến đổi cùng với sự biến
đổi của lực lượng sản xuất. Quá trình lôi cuốn giai cấp vô sản vào phong trào
chính trị, giai cấp tư sản để cung cấp cho giai cấp vô sản một phần tri thức của
bản thân nó. Mặt khác, sự tiến bộ của công nghiệp đã đẩy từng bộ phận của giai
cấp thống trị vào hàng ngũ giai cấp vô sản. Những bộ phận này cũng đem lại


cho giai cấp vô sản nhiều tri thức. Thêm nữa, quá trình cuộc đấu tranh giữa giai
cấp vô sản với giai cấp tư sản đã dẫn tới sự phân hoá giai cấp trong giai cấp
thống trị, một bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị- những nhà tư tưởng tư sản tiến
bộ đã vươn lên nhận thức được về mặt lý luận, toàn bộ cuộc vận động lịch sửtách khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp vô sản, làm cho giai cấp vô sản nhận
rõ được sức mạnh và sứ mệnh lịch sử của mình.
Sự trưởng thành của giai cấp vô sản sẽ dẫn đến sự xuất hiện hệ tư tưởng về
chính Đảng của nó, giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp với tư cách là
một giai cấp cách mạng.
Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, giai cấp vô sản thông qua con
người cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị. Và, với tư xách là giai cấp
thống trị, nó tiến hành cuộc cải biến cách mạng, tạo ra những điều kiện kinh tếxã hội để thủ tiêu phương thức sản xuất cũ, xoá bỏ các giai cấp nói chung. Cũng
do đây, nó xoá bỏ sự thống trị của chính giai cấp mình và tự xoá bỏ mình với tư
cách là giai cấp.
Những vấn đề đã nêu ở trên được Mác và Ăngghen rút ra qua sự phân tích

một cách sâu sắc từ địa vị kinh tế- xã hội của giai cấp vô sản dưới chế độ tư bản
trong những năm nửa đầu thế kỷ XIX. Những kết lậun ấy cũng đã được thực
tiễn cuộc sống đương thời chứng minh sự đúng đắn của nó.
Những đặc trung cơ bản của giai cấp vô sản dưới chế đọ tư bản mà Mác và
Ăngghen đã nêu ra, được Lênin tiếp tục làm rõ và khẳng định trong "Dự thảo
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản (b)Nga" ([4], tập 38, tr. 101- 150), "Những"
người bạn dân" là thế nào…" ([4]. tập 1, tr. 149- 386), "Dự thảo và thuyết minh
Cương lĩnh của Đảng dân chủ - xã hội" ([4], tạp 2, tr. 95- 130) và nhiều tác
phẩm khác. Dến các tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" ([4], tạp 39, tr. 01-34),
từ thực tiễn của cách mạng - Lênin phát hiện và khẳng định rõ vị trí của giai cấp
vô sản: là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn thể xã hội trong
cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra một xã hội mới,
trong toàn bộ cuộc đấu tranh để tuân thủ hoàn toàn các giai cấp. Xu hướng phát
triển của giai cấp vô sản là đi tới chỗ tự thủ tiêu mình với tính cách là giai cấp
vô sản.
Những đặc trưng của giai cấp vô sản mà Mác, Ăngghen và Lênin đã nêu ra
là phù hợp và đúng với điều kiện lịch sử đương thời. Những đặc trưng cơ bản đó
đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nó là cơ sở phương pháp luận khoa học để
chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, trong điều kiện lịch sử hiện
nay


Ngày nay, chủ nghĩa xã hội cũng như chủ nghĩa tư bản, có nhiều biến đổi
sâu sắc, làm cho giai cấp công nhân trong quá trình vận động, có những bước
phát triển rất quan trọng và có thêm đặc trưng mới vì thế, cần phải nghiên cứu
thực tiễn để bổ sung vào khái niệm "giai cấp công nhân" những đặc trưng, khía
cạnh mới, sao cho công cụ nhận thức và hoạt động thực tiễn này phản ánh đầy
đủ hơn nữa thực tại khách quan. Trên cơ sở đó mà tập hợp lực lượng hạt nhân,
đoàn kết các lực lượng xã hội trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
chống giai cấp tư sản.

Công việc nói trên để có nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy trong và ngoài
nước đề cập, bàn luận.
Những cuốn: 1) Từ điển triết học ([38], tr. 210-- 211), 2) Từ điển triết học
giản yếu ([27], tr. 178- 179). 3) chủ nghĩa cộng sản khoa học- từ điển và 4) từ
điển chính trị vắn tắt ([37], tr. 140- 141) xuất bản gần đây bàn luận khái niệm
"giai cấp công nhân" tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn hạn chế nhất định. Trong
cuốn "Chủ nghĩa cộng sản khoa học- từ điển", xuất bản năm 1986, khái niệm
"giai cấp công nhân được trình bày như sau: "công nhận- một trong những giai
cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, lực lượng chủ yếu
trong việc sản xuất ra của cải vật chất và trong việc cải tạo các quan hệ xã hội.
Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân, hay giai cấp vô sản, là
một giai cấp cơ bản bị bóc lột và đối lập với giai cấp tư sản. Dưới chủ nghĩa xã
hội, giai cấp công nhân là giai cấp cầm quyền trong xã hội" ([16], tr. 63- 65).
Theo Lênin, trong các vấn đề thuộc về khoa học xã hội, phương pháp chắc
chắn và cần thiết nhất để nghiên cứu một vấn đề, cần phải làm rõ 3 nội dung cơ
bản:
1. Nguồn gốc của sự vật (đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào).
2. Sự vật đã trải qua những giai đoạn chủ yếu nào.
3. Xu hướng phát triển của sự vật ([4], tạp 39, tr. 78). Khái niệm "giai cấp
công nhân" nêu trên, chưa thoả mãn được các nội dung ấy. Về mặt lý luận, khái
niệm đó chưa phản ánh được nguồn gốc của sự vật- giai cấp công nhân, ra đời
từ bao giờ: chưa nêu rõ được đặc trưng chủ yếu, bản chất của giai cấp công nhân
là lao động công nghiệp, là tập đoàn người lao động làm thuê trong nền đại công
nghiệp tư bản chủ nghĩa, bị giai cấp tư sản bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng
dư. Và,cũng chưa chỉ ra xu hướng phát triển của nó như thế nào. Khái niệm
"giai cấp công nhân" là một phạm trù xã hội- kinh tế, xã hội- chính trị và mang
tính quốc tế. Khái niệm "giai cấp công nhân" trên đây, chưa làm rõ những nội
dung cơ bản cần và đủ của phạm trù này. Do vậy, về mặt thực tiễn khó có thể
thừa nhận vai trò của giai cấp chủ nghĩa trong tiến trình cách mạng quân đội từ



chủ nghĩa từ bản lên chủ nghĩa, không có cơ sở lý luận khoa học để đấu tranh
với những quan điểm sai trái đang phủ nhận sự tồn tại và vai trò của giai cấp
công nhân trong thời đại ngày nay.
Có tác gỉa cho rằng, khái niệm giai cấp công nhân "bao gồm cả một tầng
lớp ngày càng đông những công nhân lao động dịch vụ" ([33], Giáo dục lý luận,
1989, số 12, tr. 29). Chúng tôi không nhất trí với ý kiến này. Bởi lẽ, a) lao động
dịch vụ có nhiều loại: dịch vụ công nghiệp, dịch vụ thương nghiệp, dịch vụ ăn
uống, dịch vụ sinh hoạt. v.v. Nếu đưa vào khái niệm "giai cấp công nhân" tất cả
những người lao động dịch vụ thì mặc nhiên đã phủ nhận đặc trưng chủ yếu nhất
của giai cấp công nhân là lao động công nghiệp, là hiện thân của lực lượng sản
xuất hiện đại, đại biểu cho phương tứhc sản xuất mới. b) không phải tất cả
những người lao động dịch vụ ấy đều tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản
xuất ra của cải vật chất- một dấu hiệu chủ yếu khác của giai cấp công nhân. a)
những người lao động này do tính chất lao động, cách thức hưởng thụ…của họ
khác nhau nên không mang đầy đủ những thuộc tinhú của giai cấp công nhân,
mà phần lớn thuộc vào tập thể viên chức và người lao động thừa hành. Theo
chúng tôi, chỉ có thể đưa vào khái niệm "giai cấp công nhân" một bộ phận
những người lao động dịch vụ. Đó là những người lao động dịch vụ có tính chất
công nghiệp, mà tính chất lãnh đạo của họ là lao động công nghiệp, gắn
liền trực tiếp với quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất.
Ý kiến khác nhận định, "giai cấp công nhân đang dần dần tiêu vong". Một
số người quả quyết "giai cấp công nhân đang tan rã, mất đi hình thù rõ rệt", nó
đang bị "hoà tan" vào các giai cấp còn lại trong xã hội. Họ lập luận: ngày nay
khoa học và kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đòi hỏi người lao
động công nghiệp phải có trình độ văn hoá, chuyên môn cao, trong mỗi đơn vị
sản phẩm chất chất công nghiệp thì phần đóng góp, kết tinh của trí tuệ nhiều
hơn của sức mạnh cơ bắp. Do vậy, đã dẫn đến sự biến mất của giai cấp công
nhân- những người quai búa, đạp máy.v.v.
Với cách nhìn và đánh giá như vậy, những tác giả nói trên đã không thấy

hoặc không muốn thừa nhận sự tồn tại của giai cấp công nhân gắn với vai trò
quyết định của sản xuất và với hiện tượng xã hội là sự bóc lột của giai cấp tư
sản. Hoặc là, họ chỉ gắn giai cấp công nhân với lao động chân tay, chứ không
phải với sản xuất.
Còn có lối lập luận: trong các nước tư bản phát triển, do sự tác động và
thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật đã làm cho giai cấp công nhân mất
đi và xuất hiện một giai cấp công nhân mới. Theo chúng tôi, đó chỉ là sự lừa bịp
! cũng như trước đây, ở các nước tư bản, giai cấp công nhân vẫn tồn tại và ngày
càng phát triển. Bởi vì, "giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô


sản, giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện
kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản- cũng phát triển
theo"([2], tập I, tr. 549). Đây là tất cả những người lao động công nghiệp, làm
thuê cho giai cấp tư sản, sáng toạ ra của cải vật chất, làm nên giá trị thặng dư…
nhưng lại không có (hay nói đúng hơn là bị tước mất) tư liệu sản xuất. Song,
một giai cấp gồm tất cả những người lao động như vậy đã vận động phát triển
theo xu thế của lịch sử và sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, của
lực lượng sản xuất hiện đại.
Đầu những năm 50, tổng số công nhân ở 5 nước tư bản phát triển: Mỹ,
Nhật, Anh, Pháp, Tây Đức là 99 triệu, đến năm 1988 đã lên tới 190 triêu (xem
bảng 1).
Bảng 1
Tên nước

Số lượng công nhân đầu những
năm 50

Số lượng công nhân năm
1988


Mỹ
Nhật
Anh
Pháp
Tây Đức

13 triệu
13 triệu
18 triệu
11 triệu
14 triệu

91 triệu
42 triệu
21 triệu
16 triệu
20 triệu

(Theo tài liệu của Ban đối ngoại, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam).
Tóm lại, đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm "giai cấp
công nhân" ([29], Tạp chí công đoàn, 1991, số 1, tr.6+7). Dẫu sao, trong những
ý kiến ấy, có sự thống nhất về một số đặc điểm của giai cấp công nhân là lao
động, có tổ chức, kỷ luật cao….
Ngoài những nét chung nói trên, còn không ít sự khác biệt, có thể chia
thành 3 loại yư kiến như sau:
1. Chỉ coi là công nhân, những người lao động chân tay, hoặc "chủ yếu là
lao động chân tay, trực tiếp tham gia vào việc tạo ra những giá trị vật chất".
Trong chủ nghĩa xã hội, đó là những người lao động ở các xí nghiệp quốc
doanh, "sử dụng công cụ sản xuất thuộc sở hữu nhà nước" ([42], xã hội học,

1991, số 1, tr. 6 +7).
2. Quan niệm, giai cấp công nhân bao gồm: tất cả những người không có tư
liệu sản xuất, làm thuê cho nhà tư bản, bị các tư sản bóc lột giá trị thặng dư
trong chế độ tư bản chủ nghĩa ([44] Những vấn đề hoà bình và chủ nghĩa xã hội,


1987, số 1, tr. 75- 82); bao gồm cả "tầng lớp những công nhân trí thức" ([33],
Giáo dục lý luận, 1989, số 12, tr. 29); "những người lao động chân tay và trí óc
là việc ở tất cả các cơ quan và các xí nghiệp thụôc các ngành sản xuất vật chất
và lưu thông" ([45], Cơ cấu xã hội… tr. 15).
Chúng tôi không tán thành với hai loại ý kiến này, như đã phan tích ở trên.
3. Cho rằng, đặc trưng chủ yếu của giai cấp công nhân là lao động công
nghiệp" ([29], Xã hội học, 1989, số 3, tr.05) trực tiếp sản xuất, hoặc tham gia
vào quá trình toạ ra giá trị vật chất cho xã hội. Do vậy, có thể đưa vào thành
phần của giai cấp công nhân một bộ phận các nàh nghiên cứu,áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, các kỹ sư, đốc công, kỹ thuật viên cao cấp cán bộ kỹ
thuật trực tiếp lao động trong quá trình sản xuất về tài sản xuất công nghiệp,
tạo ra của cải vật chất, thực hiện chức năng của người công nhân lành nghề
trong sản xuất. Và, thêm nữa, cả những người lao động trong các bộ phận dịch
vụ công nghiệp, mà lao động của họ có tính chất lao động công nghiệp.
Theo tôi, ý kiến thứ ba này là có lý hơn cả. Bởi vì, trong điều kiện khoa
học, kỹ thuật phát triển cực kỳ nhanh, mạnh như hiện nay, những thành tựu
khoa học - kỹ thuật- công nghệ tiên tiến nhất, mới nhất được áp dụng ngay vào
sản xuất, buộc người lao động phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn,
bổ sung tri thức, gia tăng hàm lượng trí tuệ vào sản xuất. Đó là bước tiến triển
mới của những người lao động trong thời đại chúng ta. Sự thâm nhập của lao
động trí óc vào sản xuất, sự tăng thêm vai trò của hoạt động trí óc trong mọi
lĩnh vực sản xuất, đặc trưng cho sự tiến triẻn của lực lượng sản xuất trong thời
đại ngày nay. Sự liên hệ ngày càng chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và sản
xuất cho ta thấy một thực tế là, những nhà nghiên cứu, sáng chế, kỹ sư, kỹ thuật

viên cao cấp điều khiển các thiết bị tự động háo trong nền sản xuất công nghiệp
hiện đại, xuất hiện ngày càng đông, đã trực tiếp tham gia và đóng vai trò quan
trọng nhất vào quá trình công nghệ. Bởi lẽ, hàm lượng chất xám ngày càng
quyết định giá trị của hàng hoá. đó là những người công nhân lao động trí tuệ.
(Các nhà khoa học, nghiên cứu khác của tầng lớp tri thức, không có hoạt động
như thế thì không thể gọi là công nhân lao động trí tuệ, thuộc nội hàm" giai cấp
công nhân").
Cho nên, không thể coi giai cấp công nhân chỉ là những người lao động
chân tay, điều khiển các máy móc cơ khí. Giai cấp công nhân rõ ràng là đa dang,
phong phú hơn thế. Nếu chỉ dừng ở khái niệm truyền thống "giai cấp công
nhân" là những người lao động chân tay, điều khiển máy móc cơ khí thì chưa
đủ. Lực lượng xã hội này cũng như tất cả các sự vật, hiện tượng, quá trình xã
hội không ngừng vận động, phát triển. "giai cấp công nhân" với tư cách là kết


quả sự trừu tượng hoá và khái quát hoá hiện thực, cũng phải thay đổi, phát triển.
Vì vậy, có quan niệm mới về khái niệm "giai cấp công nhân" là điều tất nhiên.
Theo nguyên tắc định nghĩa của Lôgíc hình thức, quán triệt tư tưởng của
các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học vè các vấn đề giai cấp. Về giai
cấp công nhân, và từ thực tiễn cách mạng- xã hội, chúng tôi quan niệm: Giai
cấp công nhân hiện đại là một tập đoàn xã hội hình thành cùng sự ra đời của
nền đại công nghiệp, phát triển cùng với sự phát triển của cách mạng công
nghiệp, với nhịp độpt của lực lượng sản xuất hiện đại có tính xã hội hoá ngày
càng cao, bị giai cấp tư sản hiện đại hoá bóc lột giá trị thặng dư: là lực lượng
cơ bản, tiên tiến trong sản xuất của cải vật chất, cải tạo các quan hệ xã hội,
động lực chính của tiến trình lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng
sản.
Trên đây là một đinh nghĩa, mà định nghĩa nào cũng chỉ là sự khái quát.
Sau đây giải thích, cụ thể hoá một số điểm trong nội dung định nghĩa đó như
sau:

Ở xã hội tư bản chủ nghĩa, đó là giai cấp vô sản, những người lao động bị
tước đoạt hết tư liệu sản xuất, làm thuê trong nền sản xuất đại công nghiệp tư
bản chủ nghĩa, bị giai cấp tư sản thống trị, bóc lột giá trị thặng dư, có khả năng
thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
Dưới chủ nghĩa xã hội, đó là giai cấp cơ bản, thống trị xã hội, làm chủ các
công cụ, tư liệu sản xuất chủ yếu, đại đa số làm việc ở những nhà máy, xí
nghiệp thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa và một bộ phận làm việc trong những
hình thức kinh tế cá thể, tư nhân, công tư hợp doanh, liên doanh… Thông qau
chính đảng của mình, liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức, giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo chính quyền, Nhà nước và
các tổ chức xã hội, lãnh đạo các tổ chức quần chúng nhân dân lao động thực
hiện cuộc cải biến cách mạng, xây dựng xã hội mới.
Kết cấu gồm những người lao động công nghiệp và dịch vụ mà lao động
của họ có tính công nghiệp; những kỹ sư, kỹ thuật viên cao cấp… thực hiện
chức năng của công nhân lành nghề trong sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật
chất.
Chúng tôi không quan niệm định nghĩa trên đây về giai cấp công nhân hiện
đại là hoàn chỉnh. Bởi lec, như Ăngghen đã nói "Tất cả những khái niệm về sự
sống hữu cơ chỉ phù hợp một cách gần đúng với hiện thực". ([3], tập VI, tr.
815). Hơn nữa, đâ yko phải là một "sự vật" đã ở trạng thái ổn định, sự phát triển
của nó đã chấm dứt, mà vẫn còn đang phát triển và thường xuyên biến động.


Từ khái niệm về giai cấp công nhân hiện đại nêu trên, một vấn đề lý luận
và thực tiễn đặt ra là: giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá đọ lên chủ
nghĩa xã hội bao gồm những người lao động như thế nào, cơ cấu và vai trò của
nó.
Có nhà nghiên cứu quan niệm, giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay "bao
gồm toàn bộ những người lao động thộc các xí nghiệp quốc doanh ở thành thị và
nông thôn.Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của cải vật chất" ([25], Xã

hội học, 1987, số 1-2, tr.07). Với quan niệm như vậy, phải chăng, tác giả này
xem tiêu chí lao động ở các xí nghiệp quốc doanh và trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất của cải vật chất như là hai đặc trưng chủ yếu của giai cấp công
nhân Việt Nam hiện nay?.
Chúng tôi cho rằng, đó là những yếu tố cần, nhưng chưa đủ. Nếu chúng ta
còn coi định nghĩa của các nhà kinh điển của chủ nghĩa mnl về giai cấp công
nhân hiện đại và những đặc trưng cơ bản của nó mà các ông đã nêu ra như là cơ
sở phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu giai cấp công nhân Việt Nam, thì
cần phải thấy rằng, đặc trưng chủ yếu của giai cấp công nhân mà các ông nêu
lên là lao động công nghiệp, là hiện thân của lực lượng sản xuất hiện
đại. Chính tính chất lao động này- lao động mang tính chất xã hội hoá cao mới
là yếu tố quyết định địa vị tiên tiến của gcn trong sản xuất cũng như trong đời
sống chính trị, xã hội , đạo đức, quyết định bản chất, khả năng, tinh thần triệt để
và vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân; quyết định tính tổ chức,
kỷ luật và tinh thần đoàn kết giai cấp của nó, "lao động ở các xi nghiệp quốc
doanh" chưa nói lên đầy đủ địa vị tiên tiến trong nền sản xuất và những phẩm
chất cách mạng của giai cấp mà chúng ta đang xem xét. Vì, ở nước ta hiện nay,
không phải tất cả các xí nghiệp quốc doanh đều sản xuất có tính chất công
nghiệp hiện đại, mà không ít xí nghiệp còn sản xuất có tính chất thủ công giản
đơn, ở giai đoạn "công trường thủ công", nhất là các xí nghiệp ở nông thôn. Vì
vậy, chúng tôi không hoàn toàn tán thành quan niệm của tác giả này.
Nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã
hội. Sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với nhiều hình thức sở
hữu trong thời kỳ quá độ là tất yếu khách quan. Đó là những vấn đề đã được
khẳng định. Từ thực tiễn đó và trên cơ sở định nghĩa về giai cấp công nhân hiện
đại, như đã nêu ở trên, chúng tôi quan niệm cơ cấu xã hội giai cấp công nhân
Việt Nam hiên nay bao gồm những người lãnh đạo jcnj Học viện Chính trị quân
sựà dịch vụ mà lao động của họ có tính chất công nghiệp; những kỹ sư, cán bộ
kỹ thuật, nghiên cứu, áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ
thuật vào sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất của

cải vật chất, lao động trong các xí nghiệp quốc doanh, quốc phòng, công tư


hợp doanh, tư bản tư nhân, hợp tác liên doanh với nước ngoài. Xí nghiệp cổ
phần, tiểu công nghiệp khu vực tập thể và một bộ phận lao động công nghiệp,
cơ khí kỹ thuật cao, thuộc khu vực kinh tế tập thể và tư nhân. Họ đã và đang là
lực lượng lãnh đạo, lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội
mới, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Một trong những đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam là sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
với nhiều hình thức sở hữu, và những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng.
Đặc trưng kinh tế ấy chẳng những quy định tính chất phức tạp và đa dạng của cơ
cấu xã hội giai cấp nói chung ở nước ta trong thời kỳ qúa độ, mà còn quy định
tính chất đa dạng, phức tạp của cơ cấu giai cấp công nhân, nói riêng.
Vậy, sự liên quan và quy định của nền kinh tế nhiều thành phần đến cơ cấu
giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như thế nào? tiết 2 sẽ giải
quyết vấn đề này.
TIẾT 2: NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ THỬCTẠNG CƠ
CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
a) Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là một tất yếu khách quan, là hiện tượng có tính quy luật.
Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: "Cần có chính sách sử
dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế… Đó là một giải pháp có ý
nghĩa chiến lược,… là sự vận động quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ
cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ"([6], Văn kiện Đại hội
VI, tr. 56). Đến Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương (khoá VI),
Đảng ta khẳng định: "Chính sách kinh tế nhiều thành pầhn có ý nghĩa chiến lược
lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội" ([6]. Nghị
quyết hội nghị lần thứ VI… tr. 13). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đã được Đại hội VII thông qua, ghi rõ: "Phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước" ([6], Cương lĩnh … tr.
9+10). Đại hội coi đó là mọt trong những phương hướng cơ bản mà Đảng và
Nhà nước ta cần nắm vững trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc.
Sự khẳng định trên đây xuất phát từ quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ
sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; từ quy luật
phát triển không đồng đều về lực lượng sản xuất giữa các vùng, các ngành sản
xuất; từ quan điểm hiệu quả; từ tính khách quan của quá trình xây dựng chủ


nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế chủ
yếu là sản xuất nhỏ, lực lượng sản xuất rất thấp.Do đó, việc phát triển lực lượng
sản xuất là vấn đề có ý nghĩa sống còn để thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.
Chính sách phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với quy mô và
trình độ kỹ thuật thích hợp, nhằm giải phóng và khai thác mọi kinh nghiệm của
các thành phần kinh tế để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế
hợp lý. Quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã cho thấy một bài học
là,lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong quan hệ sản xuất lạc hậu, mà
cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình thực tế của nước ta đòi
hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, qúa độ từ thấp lên cao, từ
quy mô nhỏ lên quy mô lớn, phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,
tạo ra lực lượng sản xuất mới, trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất lên
hình thức và quy mô mới. Thích hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Về vấn đề này, các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã có
những chỉ dẫn cho chúng ta. Theo Mác, không có hình thái kinh tế xã hội nào đã
tồn tại từ trước đến nay là thầun nhất và quan hệ sản xuất mới cao hơn không

bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những mối quan
hệ đó chín muồi. Ăngghen đã khẳng định, không thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay
lập tức được, mà chỉ có thể cải tạo xã hội đó một cách dần dần. Và , chỉ khi nào
để tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho cải tạo đó, thì khi
ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu.
Lênin cho rằng, một trong những nội dung quan trọng nhất của thời kỳ quá
độ là nền kinh tế nhiều thành phần. Người viết: "Danh từ quá độ có nghĩa là…
trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnhcủa
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội" ([4],tập 43, tr. 248). Lênin cho là sai lầm
nếu "không đếm xỉa tới toàn thể các kết cấu kinh tế xã hội hiện có, mà chỉ nhìn
thấy có hai kết cấu trong số đó thôi" [5]. Ông còn nhấn mạnh rằng, chưa có điều
kiện để chuyển trực tiếp từ nền sản xuất nhỏ lêncn xã hội. Bởi vậy, trong một
mức độ nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên
của nền sản xuất nhỏ. Do đó, chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản "làm mắt
xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con
đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên" ([4], tập 43,
tr. 276).
Trong đời sống hiện thực, nền kinh tế của xã hội loài người bao giờ cũng
tồn tại và phát triển dưới dạng kết hợp, dan xencủa những hình thức tổ chức
hoạt động kinh tế khác nhau. Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, cùng với một


quan hệ sản xuất thống trị điền hình, còn tôn tại những quan hệ sản xuất phụ
thuộc, lỗi thời như là những tàn dư của xã hội cũ. Đó là sự thể hiện của quy luật
phủ định biện chứng. Trên thế giới, cho đến hiệnnay, chưa cớnớc nào có nền
kinh tế phát triển mà trong nền kinh tế đó chỉ có một thành phần kinh tế, dù đó
là nước xx chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế đã qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa hay đó là nước ta bản chủ nghĩa có nền công nghiệp phát triển.
Thực tiễn cho thấy, ở đây và khi nào người ta dựng lên một hình mẫu tổ
chức thống nhất chỉ với một kiểu sở hữu duy nhất, thì ở đó và khi ấy có sự thiếu

năng động, kém hiệu quả, thậm chí làm ngừng trệ và đổ vỡ nền sản xuất xã hội,
đưa lại hiệu quả tiêu cực cho đời sống xã hội, thực chất, đó là hậu quả của sự vi
phạm quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độpt của lực
lượng sản xuất. Cho đến nay, chưa bao giờ và ở đâu, lực lượng sản xuất của
nhân loại đạt tới một trình độ và tính chất phát triển đồng đều ở các vùng, các
ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, cho nên, nõ cũng đòi hỏi sự đa
dạng của các loại hình sản xuất, cùng với những hình thức phong phú nhằm thực
hiện kiểu sở hữu đó. Ngay ở các nước ta bản phát triển nhất hiện nay, cũng
không chỉ có mộ tqh sản xuất tư bản chủ nghĩa thuần nhất. Chủ nghĩa xã hội
cũng không phải là một ngoại lệ, nhất là ở những nước đi lên chủ nghĩa xã hội
kém như nước ta. Vì thế, được VII đã khẳng định rõ adr của Đảng và Nhà nước
ta là, phát triển một "nền kinh tế có nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và
hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất" ([6],Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000, tr.
08).
chính sách kinh tế nhiều thành phần thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế.
Nền dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội, trong đó
quyền dân chủ về kinh tế có vai trò nền tảng. Quyền đó vừa thể hiện ở chế độ tự
chủ của các đơn vị kinh tế quốc doanh, tạp thể và tư nhân, ở quyền làm chủ của
những người lao động trong các đơn vị ấy, vừa bảo đảm cho mọi người được tự
do làm ăn theo pháp luật. Đó là điều kiện để giải quyết mọi năng lực sản xuất,
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển có hiệu qảu của nền sản xuất xã hội, khuyến
khích mọi ngời Việt Nam trong cả nước và ở nước ngoài đem hết khả năng về
sức lao động, vốn, tay nghề… để làm giàu cho mình và cho đất nước.
Sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một
hiện tượng kinh tế- xã hội có tính phổ biến trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa
xã hội, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa là một trong những quan điểm cơ bản của quá trình đổi mới trong
kinh tế của Đảng ta.



b) Triết học Mác-Lênin khẳng định "Cái kinh tế" quyết định"cái xã hội"
và "cái xã hội" gắn chặt v'í "cái kinh tế". Xét đến cùng thì các nhân tố kinh tế
có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội loài người.Cơ cấu kinh tế
là nền tảng của cơ cấu xã hội- giai cấp. ứng với mỗi hình thái kinh tế- xã hội là
một cơ cấu xã hội- giai cấp, trong đó những giai cấp, tầng lớp xã hội cơ bản có
tính tương đối ổn định, tồn tại trong suốt quá trình, tồn tại của hình thái kinh tếxã hội ấy. Trong thư gửi Fa-ven Vát-xi-li-e-vích An-nen-cốp Mác viết, "Hãy giả
dụ một trình độ phát triển nhất định của sản xuất, trao đổi và tiêu thụ, chúng ta
sẽ có một chế độo xã hội nhất định, một tổ chức nhất định của gia đình, của các
đẳng cấp hay giai cấp, nói tóm lại, là có một xã hội công nhân nhất định" ([1],
tập I, tr. 788). Trong lời tựa viết cho bản tiếng Đức, xuất bản năm 1983.
Ăngghen đã nhấn mạnh tư tưởng cơ bản và chủ đạo của "tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản" là : "Trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội- cơ
cấu này tất yếu phải dõ kinh tế mà ra, cả hai cái đó câu thành cơ sở của lịch sử
chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy" ([3], tập I, tr. 509).
Do vậy, để tìm hiểu sự vận động, biến đổi của cơ cấu mỗi giai cấp nói
riêng, cũng như của toàn bộ cơ cấu xã hội giai cấp nói chung, tất yếu phải xuất
phát từ sự vận động của bản thân hình thái kinh tế- xã hội mà trước hết và trực
tiếp quy định là sự vận động, biến đổi của cơ cấu kinh tế và lực lượng sản xuất.
Các thành phần kinh tế liên quan và và quy định các thành phần xã hội, giai
cấp. Sự vận động của nó sẽ kéo theo sự vận động của các thành phần kinh tế xã
hội, giai cấp. Vì thế, cùng vớ sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần,trong xã hội sẽ nhiều giai cấp và giai tầng. Nhìn chung, cơ cấu xã hội - giai
cấp phản ánh cơ cấu kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Nhưng, không phải
là sự phản ánh máy móc. Không phải mỗi thành phần kinh tế sẽ có một giai cấp.
Tầng lớp xã hội tương ứng, như có tác giả đã khẳng định. Các giai cấp, giai
tầng xã hội gắn liền với các thành phần kinh tế: Song, nó phong phú hơn, phức
tạp hơn các thành phần kinh tế, không phải mỗi thành phần kinh tế chỉ tương
ứng với một giai cấp. Mà có nhiều giai cấp, giai tầng. Ngay trong một giai cấp
cũng bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Ví dụ: trong thành phần kinh tế quốc

doanh có giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức, viên chức và người lao động thừa
hành, giai cấp công nhân có ở các khu vực, các thành phần kinh tế khác nhau,
quốc daonh, tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư nhân, … Giai cấp tư sản có
mặt trong thành phần kinh tế công tư hợp doanh, tư bản tư nhân.Trong giai cấp
nông dân có yếu tố công nhân (thợ sửa chữa máy cày, bừa, máy gặt, máy bơm
nước), yếu tố tri thức, tiểu thương.v.v.
Như vậy, tính chất nhiều thành phần của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự phân
hoá trong thành phần xã hội, trong cơ cấu giai cấp. Sự đa dạng và phức tạp của


cơ cấu thành phần kinh tế là nhân tố khách quan quy định tính chất phức tạp của
cơ cấu xã hội- giai cấp, của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội ở nước ta nói chung,
cũng như giai cấp công nhân nói riêng, trong giai đoạn hiện nay. Ở thời kỳ quá
độ, với đặc trưng kinh tế nêu trên, sẽ đưa đến hệ quả là cơ cấu gcc và các tầng
lớp xã hội sẽ không ngừng biến đổ giai cấp và các tầng lớp xã hội sẽ không
ngừng biến đổi về số lượng và chất lượng. Đồng thời, sự phân hoá về thu nhập,
mức sống, văn hoá, lối sống… đã,đang và sẽ còn diễn ra mạnh mẽ trong phạm
vi toàn xã hội, từng giai cấp và từng lớp xã hội, trong đó có giai cấp công nhân.
c) Nền kinh tế nhiều thành phần trong chặng đường đầu của thời kỳ quân
đội quy định sự biến đổi thường xuyên, ngày càng đa dạng, phức tạp, không
thuần nhất về cơ cấu số lượng, chất lượng và tính chất quá độ của giai cấp công
nhân Việt Nam. Điều đó được thể hiện tập trung trên các phương diện sau.
- Một là, sự phát triển không ổn định về số lượng của giai cấp công nhân,
sự giảm sút nhanh chóng về số lượng công nhân trong khu vực kinh tế quốc
doanh.
Những 1976 đến 1980, thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đại hội
Đảng lần thứ IX, công nghiệp được chú trọng đằut và có bước phát triển mạnh,
nhất là công nghiệp nặng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp,
cảu kinh tế quốc doanh, giai cấp công nhân Việt Nam có sự phát triển nhanh về
số lượng. Sự phát triển này chậm dần từ 1981 đến 1985, năm 1986 đến nay, có

xu hướng giảm dần. Đặc biệt điểm mạnh trong 2 năm 1989 - 1990, nhất là bộ
phận công nhân khu vực kinh tế quốc doanh (cả về số lượng tuyệt đối cũng như
tỷ lệ phần trăm só với tổng số lao động xã hội và dân cư), trong đó, công nhân
ngành công nghiệp nặng, xây dựng cơ bản, công nhân quốc phòng… giảm
nhanh, Bộ phận công nhân khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có sự phát triển
rất nhanh về số lượng trong những năm 1986- 1988 và giảmđi về số lượng tuyệt
đối trong 2 năm 1989 - 1990 và đầu năm 1991. Dưới đây, xin dẫn một vài số
liệu:
- Số liệu cụ thể về đội ngũ công nhân sản xuất công nghiệp quốc doanh (từ
1976- 1989) như sau:
+ 1976 - 1985: (xem bảng 2).
Bảng 2
Năm
1976
Số lượng tuyệt đối (nghìn
437, 7
người)
([28], Niên giám thống kê, 1986, tr. 163)

1980

1985

523, 5

581,2


+1986 - 1989 (xem bảng 3).
Bảng 3

Năm
1986
1987
1988
1989
Số lượng tuyệt đối
661,3
703,0
693,6
653,1
(nghìn người)
([30], Số liệu thống kê Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1976 - 1990,
tr. 36).
- Đến tháng 6- 1991:
+ Số công nhân, lao động khu vực kinh tế quốc doanh đã giảm 550.300
người (thực hiện chính sách nghỉ việc theo quyết định 176/HĐBT).
+ Chỉ riêng khu vực sản xuất kinh doanh, số công nhân, lao động không có
nhu cầu sử dụng vẫn còn gần 50 vạn người.
+ Số công nhân, lao động phải nghỉ việc không lương dưới các dạng nghỉ
chờ việc, nghỉ luân phiên là: 132, 937 người (riêng Hà Nội có hơn 32,500
người). ([9], Báo cáo sơ kết công tác hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm
1991, tr. 02).
- Số liệu cụ thể về đội ngũ công nhân, lao động công nghiệp khu vực ngoài
quốc doanh (từ 1980 - 1989): (xem bảng 4).
Bảng 4
Năm
1980
1986
1987
1988

1989
Số lượng tuyệt đối
1.604,6 1810,5 2016,3 2101,1 1749,4
(nghìn người)
([30], Số liệu thống kê cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1976- 1990, tr.
33).
Sự biến động nêu trên của giai cấp công nhân Việt Nam liên quan và gắn
chặt với đường lối phát triển kinh tế, với chính sách sử dụngvà cải tạo các thành
phần kinh tế, với chính sách sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế trong mỗi
gcd của Đảng và Nhà nước ta, với đường lối "cởi mở", quan hệ hợp tác về kinh
tế, khoa học kỹ thuật và lao động… của Việt Nam với nước ngoài. Nó cũng
phản ánh rất rõ sự phát triển và đình đốn của nền công nghiệp non trẻ của nước
ta trong những năm qua.v.v. Sự biến động về số lượng của đội ngũ công nhân
nói chung, cũng như của từng bộ phận công nhân, nói riêng (công nhân khu vực
quốc doanh và ngoài quốc daonh) phụ thuộc vào những nguyên nhân chủ quan
và khách quan của từng giai đoạn. Xét cho cùng là do nguyên nhân kinh tế, do
sự phát triển của nền kinh tế nước ta quy định. Song chúng ta không thể phủ


nhận một thực tế đã diễn ra trong những năm qua là, sự tăng lên hay giảm đi cảu
cả đội ngũ công nhân hay từng bộ phận công nhân, trước hết phụ thuộc vào
nguyên nhân chủ quan, đó là chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chính sách sử
dụng và cải toạ các thành phần kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách
đối với giai cấp công nhân của Đảng và Nhà nước ta. Đây là nguyên nhân có ý
nghĩa trực tiếp quyết định. Sự đúng hay sai trong đường lối, chính sách của
Đảng và nhà nước về những vấn đề trên đây sẽ tác đọng một cách nhanh chóng,
trực tiếp đến sự phát triển của đội ngũ công nhân. Những số liệu nêu trên về sự
phát triển của giai cấp công nhân trong mỗi giai đoạn (gắn bó mật thiết đường
lối, chính sách của Đảng) đã chứng minh cho sự khẳng định trên đây.Sự tăng
lên nhanh chóng của đội ngũ công nhân,chủ yếu là công nhân khu vực kinh tế

quốc doanh trong những năm 1076 - 1980 là hệ quả của đường lối "đẩy mạnh
công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa… xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội" ([6], nghị quyết Đại hội IV, tr. 30), của chủ trương "xây dựng kinh
tế quốc doanh lớn mạnh nhanh chóng, chiếm ưuthế trong sản xuất và lưu thông,
phân phối" ([6], Nghị quyết Đại hội IV, tr. 51), của chính sách "ra sức xây dựng
giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng" ([6],
Nghị quyết Đại hội IV, tr. 69). Sự phát triển chậm chạp của bộ phận công nhân
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn này gắn liền với chủ trương
nhanh chóng "củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới"([6], Nghị quyết Đại
hội IV, tr.50), tiến hành mạnh mẽ việc "cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các xí
nghiệp tư bản tư doanh, … tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp" ([6], Nghị quyết
Đại hội IV, tr.51+52). Sự tăng trưởng lên nhanh chóng của bộ phận công nhân
khu vực ngoài quốc doanh trong những năm gần đây là hệ quả của chính sách
kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích các hình thức kinh tế tư nhân phát triển,
của sự mở rộng hợp tác kinh tế, lao động với nước ngoài và chính sách khuyến
khích đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Sự giảm đi nhanh chóng của đội
ngũ công nhân khu vực kinh tế quốc doanh là kết quả tất yếu của chủ trương sắp
xếp lại tổ chức và lao động, củng cố các đơn vị kinh tế quốc doanh theo quyết
định 176/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng,…
- Hai là: Sự tăng lên về tuổi đời và tuổi nghề của bộ phận công nhân klhu
vực kinh tế quốc doanh; sự trẻ hoá công nhân khu vực ngoài quốc doanh: tỷ lệ
nữ công nhân, công nhân lâu năm và công nhân nhiều đời giảm trong những
năm gần đây.
Trong những năm 1976 - 1985, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá,
giai cấp công nhân Việt Nam có sự tăng lên nhanh chóng về số lượng. Lực
lượng mới bổ sung vào đội ngũ công nhân, phần lớn là học sinh phổ thông và
thanh niên, vì thế đã làm cho giai cấp công nhân nước ta có cấu trúc trẻ .(Tuổi


đời bình quân của công nhân sản xuất là 31. Một số ngành như công nghiệp nhẹ,

điện, lâm nghiệp,… số công nhân chiếm 51% trong tổng số công nhân sản xuất,
và bằng 60% tổng số công nhân viên chức (31), tr. 04. Xem phụ lục, trang 5-8).
Những năm gần đây, do đổi mới cơ ché quản lý kinh tế; do tác động của
nền kinh tế thế giới vào nước ta, tình hình sản xuất kinh doanh trong công
nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, vật tư, thị trường tiêu thụ, … nhiều xí
nghiệp (nhất là công nghiệp địa phương) rơi vào cảnh làm ăn thua lỗ, kém hiệu
quả, phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang hình thức kinh tế tập thể, cá thể,
thậm chí phải giải thể. Do vậy, việc tuyển dụng lực lượng mới vào đội ngũ công
nhân rất hạn chế. Khu vực kinh tế quốc doanh, thực hiện quyết định 176 của
Hội đồng bộ trưởng, đã và đang giảm một lực lượng lớn công nhân.
"Đến tháng 5-1991, theo thống kê của 37 liên đoàn lao động các địa
phương, có 2.498 xí nghiệp không đủ việc làm, sản xuất cầm chứng, trong đó có
726 xí nghiệp đang gặp khó khăn gay gắt, 709 xí nghiệp phải sát nhập, giải thể
hoặc chuyển hình thức sở hữu. Nhìn chung các xí nghiệp thuộc địa phương quản
lý có khó khăn hơn, bế tắc hơn. Tỷ lệ các xí nghiệp ổn định được sản xuất chỉ
chiếm khoảng 22%; còn lại 78% là các cơ sở gặp khó khăn, nhiều cơ sở gặp khó
khăn gay gắt, có nguy cơ "sập tiệm" (đặc biệt là các xí nghiệp do cấp huyện
quản lý). Đối với các xi nghiệp quốc doanh trung ương thuộc các ngành kinh tế
mũi nhọn, thì số cơ sở ổn định, sản xuất phát triển chiếm khoảng trên 50%,
khoảng 40% số cơ sở gặp khó khăn, gần 5% số cơ sở làm ăn kém hiệu quả.
Thực trạng bế tắc trong sản xuất kinh doanh đã trở thành phổ biến, không loại
trừ một địa phương nào, ngành nào, kể cả các thành phố lớn, khu vực công
nghiệp tập trung. Ở thành phố Hà Nội có 336 xí nghiệp không đủ việc làm, sản
xuất cầm chừng, 167 xí nghiệp khó khăn gay gắt, 112 xí nghiệp phải sát nhập,
giải thể. Thành phố Hồ Chí Minh có 154 xí nghiệp phải sản xuất cầm chừng,
119 xí nghiệp gặp khó khăn gay gắt. Thành phố Hải phòng có 219 xí nghiệp sản
xuất cầm chừng, 111 xí nghiệp khó khăn gay gắt. Tỉnh An Giang có 86 xí
nghiệp phải sát nhận và cho giả thể. Tỉnh Cửu Long có 95 xí nghiệp phải sát
nhập, giải thể hoặc chuyển hình thức sở hữu, v.v.". Đến cuối năm 1991, đã và sẽ
đưa ra trên 1 triệu công nhân vào lao động ở khuvực sản xuất kinh doanh ([9],

Báo cáo sơ kết… tr. 02). (xem phụ lực trang 1-3 và 39+40).
Lao động trong công nghiệp quốc doanh được sắp xếp và bố trí lại theo
hướng tinh, gọn, phát triển sản xuất theo chiều sâu. Như vậy, hiện nay và trong
một vài năm tới, nhu cầu bổ sung lao động trể trong công nghiệp quốc doanh rất
hạn chế (trừ một số ngành công nghiệp nhẹ). Điều đó đã sẽ dẫn tới sự tăng lên
về tuổi đời và tuổi nghề của bộ phận công nhân trong khu vực kinh tế quốc
doanh. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đang và còn phát triển mạnh. Xu


hướng liên doanh, đang và còn phát triển mạnh. Xu hướng liên doanh, liên kết
với các hãng hoặc công ty nước ngoài được mở rộng và phát triển. Trong công
nghiệp, một số dạng xí nghiệp mới như: xí nghiệp hoặc công ty cổ phần, công ty
liên doanh trong và ngoài nước, xí nghiệp tư nhân,… đã và sẽ còn phát triển. Để
đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, khu vực này đã và đang thu hút
ngày càng nhiều và phần lớn là lao động trẻ. Do đó, bộ phận công nhân trong
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có cấu trúc trẻ về tuổi đời, tuổi nghề.
Những năm trước đây, do hoản cảnh chiến tranh, cơ chế bao cấp. v.v. nên
những công nhân chiếm tỷ lệ cao. Trong quá trình sắp xếp lại lao động ở khu
vực kinh tế quốc doanh, số người nghỉ hưu, mất sức, thôi việc hưởng trợ cấp
một lần, phần đông là nữ. Trong số công nhân mới được tuyển dụng (kể cả khu
vực trong và ngoài quốc doanh) đã chú ý nhiều đến hiệu quả kinh tế, nên lao
động nam được tuyển dụng nhiều hơn nữ. Vì vậy, tỷ lệ nam công nhân tăng lên,
nữ công nhân đã và sẽ còn giảm đi. Mặt káhoặc, quá trình tinh giảm biên chế,
sắp xếp lại lao động, số công nhân lâu năm đã và sẽ nghỉ hưu, mất sức, thôi
việc… chiếm tỷ lệ lớn. Số tuyển dụng mới thì hầu hết là dân tộc trẻ, vì thế, đã
làm cho tỷ lệ công nhân lâu năm và cnnn nhiều đời giảm xuống. (xem phụ lục,
tr.6-8).
So với các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội, những năm qua giai cấp
công nhân nước ta đã đóng góp nhiều vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ ta.
Nhưng, họ lại là những người chịu nhiều thiệt thòi (đặc biẹt là đội ngũ công

nhân quốc phòng, thợ mỏ, công nhân làm việc ở những vùng độc hại, vùng núi,
…). Vì thế, còn em công nhân thường không muốn làm thợ. Họ tìm mọi cách để
không phải nối nghiệp cha ông, nhất là con em công nhân trong các nghề nặng
nhọc như: khai thác kim loại, các ngành công nghiệp nặng, v.v.. Do vậy, đội ngũ
công nhân nhiều đời có xu hướng ngày càng giảm ở khu vực kinh tế quốc doanh
trong những năm gần đây.
- Ba là: Sự đa dạng, phức tạp, không thuần nhất và phân hoá trong nộibộ
giai cấp, giữa các bộ phận công nhân trong các ngành, nghề và thành phần
kinh tế.
Ngoài bộ phận công nhân khu vực kinh tế quốc doanh, công tư hội doanh
và tập thể, hiện nay còn có các bộ phận khác; công nhân làm thuê trong các xí
nghiệp tư bản tư nhân; công nhân làm thuê ở nước ngoài; công nhân trong các xí
nghiệp, công ty liên kết, liên doanh với nước ngoài; công nhân trong các xí
nghiệp, công ty của tư bản tư nhân nước ngoài hoặc của các tổ chức nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam; công nhân trong các tổ hợp, hợp tác xã cơ khí cao cấp tiểu
công nghiệp, v.v. Ngay trong khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể còn có bộ
phận công nhân trong các xí nghiệp, nhà máy, công ty.v.v. cổ phần. Và, trong


×