Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN mầm non: “Những biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết sử dụng năng lượng tiết kiệm, có hiệu quả”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.03 KB, 21 trang )

A-ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Mầm Non có một vai trò đặc
biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc học sau này. Chính vì vậy
mà mục đích của giáo dục Mầm non là nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên
của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam như: Sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn,
cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu thương, biết quan
tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung quanh, thật thà, lễ phép, hồn
nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng... Trẻ đến trường mầm
non là trẻ được học, được chơi, được tham gia vào nhiều hoạt động bổ ích; giúp trẻ
phát triển các mặt nhân cách, tạo tiền đề cho trẻ phát triển 5 lĩnh vực giáo dục: Thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kĩ năng xã hội và thẩm mỹ. Trường mầm non
là nơi lý tưởng để chúng ta giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm năng lượng. Bởi ở đây, trẻ
không những chỉ được chăm sóc, nuôi dưỡng mà trẻ còn được học và chơi trong “
Môi trường thân thiện, học sinh tích cực”. Cô giáo thực sự như người mẹ hiền thứ
hai của trẻ, luôn ân cần, chu đáo, gần gũi, giúp đỡ và luôn ở bên cạnh trẻ trong các
hoạt động.
Năng lượng là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của con
người, năng lượng góp phần duy trì sự sống và phát triển đất nước. Nếu như không
có năng lượng sẽ không có sự sống mọi thứ sẽ không tồn tại. Thế nhưng nguồn
năng lượng quý báu của chúng ta đã đang dần hao mòn và gần như cạn kiệt bởi
những con người chưa có ý thức tiết kiệm và sử dụng năng lượng sao cho hiệu quả.
Chính vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả đang là một vấn đề
cấp bách và cần thiết hiện nay. Đó là vấn đề không chỉ của một cơ quan, đơn vị cần
quan tâm mà là ý thức của mọi người, mọi nhà và của toàn xã hội. Sử dụng năng
lượng tiết kiệm nhưng vẫn tạo ra một môi trường xanh mát, sạch đẹp, thoải mái cho
con người. Do đó, ta nên giáo dục cho con người biết sử dụng năng lượng tiết kiệm
ngay từ nhỏ để lớn lên trẻ có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của năng lượng.
1


Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là lứa tuổi mà trẻ rất hiếu động, thích học hỏi, khám


phá những gì mới lạ xung quanh trẻ, trẻ thích “ tập làm người lớn” và trẻ có thể
hiểu, thực hiện những yêu cầu đơn giản của cô, trẻ có thể làm những việc nhỏ vừa
với sức của trẻ như: tắt công tắc điện, quạt, tưới nước cho cây, phơi khăn, phơi
quần áo…Vì thế ta cần giáo dục trẻ ngay từ lúc này để trẻ phát triển về các mặt đạo
đức, thói quen, có hành vi đúng đắn về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
để góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xanh, lành mạnh và khi lớn
lên trở thành người có ích cho xã hội.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Qua nhiều tài liệu có liên quan đến nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả. Ta thấy rằng vấn đề năng lượng là vô cùng quan trọng, cần phải đưa vào các
trường học, đặc biệt là trường mầm non.
- Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ
về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” là: Cần quản lý và sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả trong các công trình xây dựng nhằm giảm tải việc sử
dụng năng lượng khi thi công các công trình.
- Sau khi thi hành Nghị định, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã
đạt được một số kết quả bước đầu, như hình thành phương thức quản lý nhà nước
về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao nhận thức của cộng đồng,
hành vi tiết kiệm năng lượng đã được khuyến khích thực hiện trong một số hoạt
động của đời sống xã hội...
- Năm 2006 Việt Nam có Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả: “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả bao gồm các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy, tuyên truyền
cộng đồng, khoa học công nghệ và các biện pháp quản lý bắt buộc nhằm thực hiện
đồng bộ các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn xã
hội. Thông qua các hoạt động của Chương trình, đạt được mục tiêu về tổng mức
2



tiết kiệm năng lượng cụ thể, giảm một phần mức đầu tư phát triển hệ thống cung
ứng năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội; đồng thời góp phần bảo vệ
môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển
kinh tế - xã hội bền vững”.
- Tháng 11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII đã thảo luận Luật Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trích: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất,
giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu,
mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống” . Khi Luật được ban hành và
đi vào cuộc sống thì ý thức và trách nhiệm về tiết kiệm năng lượng sẽ được điều
chỉnh mạnh mẽ hơn, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí năng lượng, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời góp phần
vào sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn nhân loại.
- Tiếp theo là các văn bản của Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành nhằm cụ thể
hóa các chủ trương xây dựng và tăng cường công tác “Sử dụng năng lượng tiết
kiệm có hiệu quả” trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
- Đầu năm học 2009-2010 là năm học đầu tiên bậc học mầm non triển khai
chuyên đề đưa nội dung “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” ứng dụng
lồng ghép tích hợp vào chương trình GDMN mới .
- Hiện nay chúng ta cần thực hiện tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng
các nguồn năng lượng sạch, năng lượng thay thế. Tiết kiệm năng lượng mang lại
hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả
góp phần giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho
gia đình và cộng đồng. Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả góp phần giữ gìn
nguồn năng lượng, đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia
đình và cộng đồng.

3



Chính vì vậy việc lựa chọn đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả vào nhà trường là đúng đối tượng và sẽ tạo ra một hiệu ứng rộng rãi, có sức lan
tỏa.
Là giáo viên đứng lớp tôi nắm chắc được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi, trẻ đã có những hiểu biết đơn giản về năng lượng, biết sử dụng
một số chức năng đồ dùng trong lớp, và trẻ rất tò mò, ham học hỏi. Cho nên chúng
ta cần phải đưa nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng để gi8aos dục trẻ mầm non,
đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức tối thiểu về
tiết kiệm năng lượng làm hành trang trong cuộc sống hiện tại và sau này.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
- Trường mầm non Nga Thành là trường chuẩn Quốc gia nên cơ sở vật chất
tương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và áp dụng các biện
pháp.
- Trường được UBND xã quan tâm, tạo điều kiện xây dựng bổ sung phòng học,
nhà bếp mới, sân khấu ngoài trời...
- Lớp do tôi phụ trách được sở đầu tư đồ dùng trang thiết bị theo thông tư 02
nên cũng rất thuận lợi cho việc giáo dục trẻ.
- Lớp có tổng số trẻ là: 27 cháu, đa số trẻ trong lớp ngoan ngoãn, nghe lời cô
giáo.
- Phụ huynh của lớp tôi hết mực quan tâm, luôn sát sao cùng với cô và trẻ.
Đồng thời cha mẹ còn kêu gọi ủng hộ mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho các
cháu.
- Bản thân là GV trẻ, có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, năng nổ, yêu nghề, mến
trẻ , hết mình vì công việc.
- Tôi đã được tham gia lớp chuyên đề “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”
do huyện tổ chức nên có thêm hành trang tri thức về việc dạy trẻ sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả.
4



2. Khó khăn:
- Còn một số trẻ có phụ huynh đi làm ăn xa, để con ở nhà cho ông bà nên việc
đưa trẻ tới trường muộn, ảnh hưởng đến việc giáo dục.
- Phòng học còn nhỏ hẹp so với quy định nên ảnh hưởng không nhỏ tới các
hoạt động và việc giáo dục trẻ. Đồ chơi tự tạo còn ít, đa số là đồ chơi mua nên chưa
phát huy hết được tính tích cực của trẻ.
3. Kết quả khảo sát:
Như chúng ta đã biết, sử dụng năng lượng tiết kiệm, có hiệu quả là vấn đề
nóng mà các cấp, các ngành đều đang quan tâm. Để làm được điều này, mỗi con
người phải ý thức được hành động của mình trong việc sử dụng năng lượng. Sau
một vài tuần dạy trẻ tôi thấy ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm của trẻ lớp tôi
chưa cao, tôi nghĩ rằng phải làm thế nào để giúp trẻ MG 5-6 tuổi biết sử dụng năng
lượng tiết kiệm. Việc đầu tiên tôi cần làm là khảo sát trẻ của lớp tôi đang phụ trách.
Tổng số trẻ được khảo sát là: 27 trẻ
Nội dung khảo sát

Tốt

Đạt
Khá
SL
%

SL

%

năng lượng
Trẻ có ý thức sử dụng năng


6

22,2

8

lượng tiết kiệm, hiệu quả .
Trẻ có phản ứng với những

5

18,6

hành vi sử dụng năng lượng

4

14,9

Chưa đạt
TB
SL

%

SL

%


29,6

9

33,3

4

14,9

7

25,9

7

25,9

8

29,6

5

18,6

8

29,6


10

36,9

Trẻ có hiểu biết đơn giản về

chưa tiết kiệm, chưa hiệu quả.
Từ những lý do nêu trên, sau nhiều trăn trở và suy nghĩ tôi quyết định chọn đề tài
“Những biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết sử dụng năng lượng tiết kiệm, có hiệu
quả” nhằm tìm ra những giải pháp tốt để dạy trẻ biết tết kiệm năng lượng, giúp trẻ
hình thành thói quen tiết kiệm từ lúc nhỏ để lớn lên trở thành người có ích.
III. BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

5


1. Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kĩ năng giáo dục trẻ tiết
kiệm năng lượng:
Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều người lớn cũng chưa có ý thức sử dụng
năng lượng một cách tiết kiệm. Vì thế mà chúng ta không chỉ dừng lại ở việc tuyên
truyền bằng lời nói mà còn phải tuyên truyền bằng khẩu hiệu, biểu bảng có tính
chất bắt buộc. Đối với tâm sinh lí trẻ, trẻ mau nhớ nhưng cũng chóng quên, trẻ
thích khám phá nhưng đôi khi cũng rất ham chơi. Cho nên việc dạy trẻ những kiến
thức cơ bản đã khó, việc giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm năng lượng hay bảo vệ
môi trường lại càng khó hơn. Xác định rõ mấu chốt của vấn đề, bản thân tôi đã tự
học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kĩ năng giáo dục trẻ cho tốt. VD như:
- Tham khảo các tập san, báo giáo dục mầm non nói về tầm quan trọng của năng
lượng và các biện pháp giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. (Tạp
chí GDMN số 4/ 2009).
- Tham khảo hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ra ngày 18/5/2010 về việc

triển khai đại trà trong các trường mầm non thực hiện nội dung giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
- Đọc tài liệu bồi dưỡng hè dành cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non.
- Đọc các báo điện tử trên mạng có những vấn đề liên quan đến năng lượng.
- Tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức, đặc biệt là
những chuyên đề về năng lượng do cô Nguyễn thị Yên (Chuyên viên phòng GD, tổ
mầm non) giảng dạy.
- Dự giờ đồng nghiệp, dự tiết dạy mẫu của đồng chí Mai Thị Thúy(GV trường
MN Thị Trấn Nga sơn) để học tập, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Tham quan một số trường của huyện bạn như: Vĩnh Lộc, Bá Thước, Thành phố
Thanh Hóa về cách làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ chơi và hoạt động.
Với những tìm tòi, học hỏi từ sách báo, bạn bè, đồng nghiệp, từ các lớp bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tôi thấy mình đã có thêm hành trang để giáo dục trẻ

6


biết sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Đã có 25/27 cháu có những hiểu biết
đơn giản về năng lượng.
2. Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động trong ngày:
Một ngày bé đến lớp là một ngày bé được tham gia nhiều hoạt động khác nhau.
Tôi đã luôn tận dụng mọi thời điểm trong ngày của bé để có thể truyền đạt những
thông tin cần thiết về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả.Và việc giáo
dục ấy đã được tôi khéo léo lồng ghép, áp dụng một cách linh hoạt cho từng hoạt
động trong ngày, từng chủ đề của năm học.
a. Lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động học:
Hoạt động học là hoạt động chủ đạo trong một ngày của bé ở trường mầm non.
Thông qua hoạt động học tôi có thể truyền đạt các kiến thức, kỹ năng cho tất cả các
trẻ một lúc. Do đó tôi luôn tận dụng cơ hội này để giáo dục trẻ.
VD:

- Khi khám phá chủ đề “Trường mầm non”, nhánh “ Lớp học của bé”, đề tài:
“Một số đồ dùng, đồ chơi của bé”.
Chuẩn bị: Búp bê, bàn ghế, ô tô..
Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Cho trẻ hát bài hát “Trường của chúng cháu là Trẻ hát cùng cô
trường mầm non”
Đàm thoại:
+ Bé có những đồ chơi gì?

Trẻ kể: Búp bê, ô tô…

+ Lớp học của bé như thế nào?

Trẻ kể: rộng, có nhiều
cửa, có đồ chơi…)

+ Để lớp học luôn sạch sẽ, thoáng mát các con phải Phải
là gì?

quét

dọn,

lau

thường xuyên…)

Đúng rồi, bên cạnh đó các con cần mở cửa chính,

cửa sổ lớp để thông thoáng lớp học, hứng gió và ánh
7


sáng mặt trời thay vì bật quạt và mở điện nhé!
Rồi tôi cho trẻ mở cửa, hít thở không khí trong lành

Vâng ạ
Trẻ hoạt động cùng cô

từ bên ngoài vào. Trẻ thấy thích thú và dễ chịu hẳn.
Qua đó tôi lồng ghép giáo dục trẻ biết tiết kiệm năng
lượng như: nên tận dụng năng lượng sạch tự nhiên.
* Cô cháu mình cùng chơi trò chơi: chọn hành vi

Trẻ sẽ chọn hành vi đúng
đúng – sai. Cô khuyến khích, động viên trẻ.
gắn lên bảng
- Trong chủ đề “ Bản thân” khi trẻ được khám phá những đồ dùng của bé như:
quần, áo, mũ, khăn... tôi giáo dục trẻ nên tận dụng ánh nắng tự nhiên để phơi quần
áo thay cho việc dùng bàn là hay máy giặt vắt để làm khô. Và sau giờ học tôi cho
trẻ thực hành, trải nghiệm bằng cách mời cả lớp mình cùng phơi khăn, phơi cốc với
cô. Tôi cho trẻ biết những việc làm của các con sẽ tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền cho
gia đình, nhà trường mà lại làm cho quần áo, khăn mặt của các con thêm thơm tho
một cách tự nhiên.

- Khi cho trẻ làm quen với bài thơ: “Cây dây leo” thuộc chủ đề “Thế giới thực
vật” tôi giáo dục cho trẻ biết ánh nắng mặt trời và mưa có tác dụng rất tốt đối với
cây cối và con vật:
8



“ Ra ngoài trời
Cho dễ thở
Tắm nắng gió
Gội mưa rào
Thân mới cao
Hoa mới đẹp”
- Khi dạy chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên”.
VD: Đề tài: “Sự kì diệu của nước” tôi trò chuyện với trẻ về các nguồn nước, lợi
ích của nước đối với con người như: nước dùng để uống, để nấu ăn, để tắm gội,
giặt quần áo… Tóm lại, nước rất cần thiết cho con người và mọi vật xung quanh.
Các con cần uống nhiều nước để cơ thể khỏe mạnh. Và nên nhớ khi dùng nước thì
nên mở vòi nước vừa phải, khóa vòi nước khi không sử dụng để tiết kiệm nước.

Không những thế nước còn giúp cây cối sinh sôi, đâm chồi, nẩy lộc, mọi vật phát
triển tốt. Do đó tôi có thể gợi ý cho trẻ cách tiết kiệm nước bằng cách tận dụng
nước đã rửa rau hay rửa mặt để tưới cho cây, tưới hoa… Tôi khuyến khích trẻ tập
9


làm những việc để giúp đỡ người lớn như lau bàn ghế, sàn nhà bằng nước chứ
không dùng máy hút bụi. Đó là cách bảo vệ môi trường có hiệu quả và là việc làm
tốt.

Khi khám phá chủ đề “Phương tiện giao thông” tôi trò chuyện với trẻ:
+ Nhà con có ở gần trường học không? ( Trẻ kể: nhà cháu ở gần trường)
+ Hàng ngày con được bố mẹ đưa đi học bằng phương tiện gì? (Trẻ kể)
+ Xe đạp hay xe máy?
Nếu nhà con ở gần trường thì khi đi học con nên đi bộ hoặc nói bố mẹ chở bằng

xe đạp. Bởi vì, đi bộ hoặc đi xe đạp vừa tốt cho sức khỏe, lại tiết kiệm nhiên liệu
mang lại hiệu quả về kinh tế cho gia đình, hạn chế khí CO2 phát tán gây ô nhiễm
môi trường.
- Chủ đề “Nghề phổ biến”, tiết thơ: “ Lúa vàng” tôi cùng trẻ trò chuyện về nghề
nông dân và quan sát tranh bác nông dân phơi lúa. Tôi nhẹ nhàng giáo dục trẻ: Các
con ạ! bác nông dân đã tận dụng ánh nắng mặt trời để phơi lúa đấy. Những hạt lúa
óng vàng chính là nhờ có ánh nắng mặt trời. Cho nên mỗi khi mùa gặt đến các bác
nông dân lại mong sao trời nắng to để những hạt lúa do bác làm lụng vất sẽ được
khô giòn..
10


b. Thông qua các hoạt động khác trong ngày để lồng tích hợp nội dung tiết
kiệm năng lượng:
* Trong giờ đón trẻ:
Thời điểm đón trẻ là thời điểm mà tôi cũng tận dụng rất tốt. Bởi đây là lúc mà trẻ
vừa mới ở nhà với bố mẹ, bây giờ được gặp cô, trẻ đang háo hức được tìm hiểu,
khám phá. Tôi luôn trò chuyện với trẻ, khuyến khích trẻ kể về các đồ dùng, vật
dụng có liên quan đến năng lượng. Đồng thời, dạy trẻ những kiến thức sơ đẳng
như: công tắc, điều khiển các thiết bị điện và cách sử dụng chúng. Để mỗi khi gặp
tình huống trẻ có thể xử lí hoặc thông tin cho cô. Chẳng hạn, vào mùa hè tôi hỏi trẻ:
Trước khi con đến lớp con đã tắt quạt nhà mình chưa? Hay vào mùa đông, tôi hỏi
trẻ: Khi ngủ dậy ra khỏi phòng con làm gì? ( Con tắt quạt sưởi)…Cho trẻ chơi trò
chơi “Dự đoán thời tiết” VD:
Theo con hôm nay nắng hay mưa? ( Trẻ đoán)
Nếu nắng thì các con làm gì? (Nếu nắng thì con phơi quần áo)
11


* Đối với hoạt động ngoài trời:

Như chúng ta đã biết: Hoạt động ngoài trời là hoạt động chuyển từ tĩnh sang
động nhằm giúp trẻ thay đổi không khí, bớt căng thẳng, đồng thời trẻ lại được cùng
cô giáo khám phá thiên nhiên, khám phá môi trường xung quanh bé bằng hoạt động
dạo chơi, khám phá thế giới xung quanh. Vì thế, trước khi ra ngoài tôi nhắc trẻ hãy
tắt công tắc điện và quạt để tiết kiệm điện. VD: Ở chủ đề “ Hiện tượng tự nhiên”
Tôi cho trẻ quan sát “Cái diều”. Sau đó cô cùng trẻ chơi thả diều và quan sát xem
diều bay như thế nào? Trẻ sẽ phát hiện ra diều bay được là nhờ sức gió. Từ đó để
tôi giáo dục trẻ biết gió cũng là nguồn năng lượng vô cùng quý giá và con người
nên tận dụng nó. Chính vì gió có sức đẩy lớn nên các nhà khoa học đã nghiên cứu
và làm ra những chiếc thuyền chạy bằng sức gió để chở người, chở hàng hóa đi
khắp mọi nơi…

- Đồng thời trong lúc dạo chơi, tôi cho trẻ tắm nắng để qua đó giáo dục trẻ biết lợi
ích của việc tắm nắng: giúp cho xương chắc khỏe, da dẻ hồng hào.
12


* Đối với hoạt động góc:
Đây là hình thức “ Học bằng chơi, chơi mà học”. Vì thế qua hoạt động này tôi
tận dụng những thời điểm thích hợp để giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả.
VD: Khi xây dựng “ Trường mầm non thân yêu của bé” tôi khéo léo hỏi trẻ:
Các bác đã xây những gì? (Trẻ kể: Chúng tôi xây lớp học, nhà bếp, nhà để xe…).
Cô nói: Các bác định xây kiểu nhà gì? ( Trẻ nói: Chúng tôi xây nhà lợp ngói). Theo
tôi chúng ta nên xây nhà có nhiều cửa để đón gió tự nhiên và dễ dàng đón ánh nắng
mặt trời, giúp nhà cửa luôn thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Hay khi chơi ở góc thiên nhiên, tôi cho trẻ gieo hạt và hàng ngày tưới nước rồi
quan sát qua trình hạt nảy mầm. Thông qua hoạt động này để tôi giáo dục trẻ biết
sử dụng năng lượng sao cho tết kiệm như: Tận dụng nước rửa tay tưới cho cây…
Cứ như vậy dần dần trẻ lớp tôi đã có thói quen tiết kiệm năng lượng.

Giáo dục trẻ qua một số thí nghiệm nhỏ ở góc thiên nhiên để trẻ cùng khám phá
VD: Tôi và trẻ cùng gấp thuyền giấy và thả vào thau nước để sử dụng sức gió giúp
thuyền di chuyển. Cô cùng trẻ làm chong chóng bằng lá dừa rồi ra ngoài trời gió để
sử dụng sức gió cho chong chóng quay. Đó cũng là một trò chơi rất bổ ích cho trẻ.

13


* Trong giờ ngủ trưa: Tôi cho trẻ bật nhỏ số quạt, tắt tất cả các bóng điện trong
phòngngủ.

* Hoạt động chiều: Tôi cho trẻ xem phim, ảnh về các hành vi tiết kiệm năng
lượng, chơi trò chơi hành vi đúng sai về tiết kiệm năng lượng để trẻ có thể phân
biệt được các hành vi đúng, sai.


14


+ Cô cùng trẻ phơi ca và khăn vào cuối tuần sử dụng áng năng mặt trời để làm khô
và diệt khuẩn.
Thông qua những thí nghiệm nhỏ mà trẻ được trải nghiệm, được quan sát thực tế.
trẻ sẽ nhớ lâu, nhớ kĩ những kiến thức mà cô truyền đạt.
* Trong giờ trả trẻ :
Tôi kể cho trẻ nghe những câu chuyện nói về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả.
VD: Câu chuyện “ Ngày chủ nhật của Mai” kể về bé Mai được nghỉ học, mai
thích xem Tôm và Jery. Vì thế bố bật ti vi cho Mai xem và dặn nếu khi nào con
không xem nữa thì bấm nốt tắt. Nhưng Mai đang xem thì có bạn rủ đi chơi, thích
quá Mai chạy luôn mà quên tắt tivi. Khi đi chơi về mai mới biết tivi đã hỏng vì

15


chạy lâu quá. Từ đó dù vội thế nào Mai cũng không quên tắt các loại công tắc khi
không dùng nữa. Qua câu chuyện tôi giáo dục trẻ biết sử dụng năng lượng tiết
kiệm, đó cũng là cách tiết kiệm kinh tế, bảo vệ sự an toàn cho cho mình và cho mọi
người.
Sau đó tôi hỏi trẻ ở nhà con đã làm được những việc gì để tiết kiệm năng lượng?
Trẻ kể: con tưới cây bằng nước mẹ đã rửa rau, con mở cửa sổ ngủ cho mát chứ
không bật quạt…Qua những gì trẻ kể cho thấy trẻ đã có những hiểu biết sơ đẳng về
tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, trong giờ này tôi hướng dẫn trẻ những công tắc,
những nơi trẻ có thể tắt được. Để trẻ tự tắt điện, tắt quạt khi không dùng nữa.Và
dặn trẻ nếu không làm được các con hãy nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
Tôi cho trẻ xem vi deo như: “Giờ trái đất tắt điện”, hay “Ngày đi bộ”. Qua việc
xem những video clip này trẻ hiểu thêm được rằng vấn đề sử dụng năng lượng tiết
kiệm không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là của toàn xã hội.
3. Xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh:
Việc hình thành tích tích cực trong các hoạt động cho trẻ trong trường mầm non
là chưa thực sự đầy đủ bởi muốn hình thành hay giáo dục trẻ bất kì điều gì, luôn
cần phải có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Chính vì vậy
việc tuyên truyền và hướng dẫn các bậc phụ huynh một số biện pháp để cùng với
giáo viên dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm là vô cùng cần thiết và hiệu quả. Do
đó, ngay từ đầu năm học sau khi tham khảo các tài liệu tôi đã xây dựng góc tuyên
truyền với phụ huynh về chuyên đề “Sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm” gồm
nội dung, biện pháp và một số hình ảnh cụ thể như: Trẻ thả diều, trẻ tưới cây, trẻ
ngủ bằng gió tự nhiên, trẻ

16



phơi quần áo, ca cốc bằng ánh nắng mặt trời

4. Phối hợp với phụ huynh để cùng giáo dục trẻ biết sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, phối hợp giữa cô giáo, phụ huynh và nhà trường là việc làm
cần thiết. Đây là mối quan hệ thông tin hai chiều nhằm giáo dục trẻ biết tiết kiệm
năng lượng.
- Tôi kêu gọi phụ huynh đóng góp kinh phí mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho việc dạy và học.
- Khéo léo đề nghị với phụ huynh cùng thu gom các nguyên vật liệu phế thải, các
nguyên liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
- Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh để họ giáo dục trẻ khi ở nhà cùng
gia đình. Và trao đổi với họ về sự tiến bộ của con em mình.
Kết quả:
17


- 27/27=100% phụ huynh đồng tình ủng hộ, đóng góp kinh phí mua sắm trang
thiết bị cho lớp học với tổng số tiền thu được là 5400.000đ và các phụ huynh
tự đi mua được: 3 thùng đồ chơi, 4 thảm trải nhà, một phích giữ nhiệt loại to...
- Các phụ huynh đã thu gom được 17 tờ báo, 20 chai lọ, 10 hộp cát tông để làm
đồ dùng, đồ chơi cho lớp.
- Phụ huynh trao đổi lại rằng trẻ đã có thói quen tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi
phòng, hay cho trẻ dùng nước đã sử dụng để tưới cây, chao nhà vệ sinh…
- Các bậc phụ huynh đã lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện:
Ví dụ: Dùng đèn tuýp gầy và đèn compact thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn
tiêu thụ điện gấp 3-4 lần
- Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình, nhà trường
+Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ lạnh. Nên thường xuyên kiểm tra giăng cao su, nếu bị hở
thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều sẽ tốn điện.

+ Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để nhiệt độ ở mức trên 20độC. Cứ cao hơn 10độC là
đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết
kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu không sử dụng từ 1 giờ
trở lên.
+ Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy
nhanh càng tốn điện.

+

Máy tính: Nên tắt máy tính nếu như không sử dụng trong vòng 15 phút. Hãy

chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm
được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy.
+ Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ
giặt nước nóng khi thật cần thiết
+ Ti vi: Không nên tắt tivi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở
máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video.
C. KẾT LUẬN
18


* Sau khi áp dụng các biện pháp để tổ chức thực hiện giáo dục trẻ sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả thì hiện nay các cháu lớp MG 5-6 tuổi do tôi phụ trách đã
có những chuyển biến rõ nét về ý thức tiết kiệm năng lượng quanh bé như: biết vặn
vòi nước vừa phải khi rửa tay, biết sử dụng sức gió để làm mát mà không cần dùng
quạt. Đặc biệt trẻ còn có phản ứng khi gặp những tình huống người lớn hoặc bạn bè
chưa có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm. Qua trao đổi với phụ huynh, thì phụ
huynh cho biết cháu ở nhà biết nhắc nhở cha mẹ tắt tivi trước khi đi ngủ hay tắt
đèn khi ra khỏi phòng biết giúp mẹ phơi ca, phơi chén để diệt trùng, biết tiết kiệm
nước khi vệ sinh cá nhân, biết dùng nước đã rửa rau để tưới cho cây hay dội nhà vệ

sinh… Với những thay đổi trong nhận thức và hành vi của trẻ tôi nghĩ rằng việc
giáo dục trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm có thể tiến bộ hơn nữa. Và chúng ta
sẽ không dừng lại ở đây mà tiếp tục áp dụng các biện pháp trong những năm học
tiếp theo. Đồng thời sẽ tiếp tục học hỏi thêm bạn bè đồng nghiệp để cđưa ra được
những biện pháp tối ưu hơn. Kết quả như sau: Số trẻ khảo sát: 27 trẻ
Nội dung khảo sát

Tốt

Đạt
Khá
SL
%

SL

%

năng lượng
Trẻ có ý thức sử dụng năng

8

29,7

10

lượng tiết kiệm, hiệu quả .
Trẻ có phản ứng với những hành


7

25,9

vi sử dụng năng lượng chưa tiết

8

29,7

Chưa đạt
TB
SL

%

SL

%

37

9

33,3

0

12


44,5

7

25,9

1

3,7

11

40,7

7

25,9

1

3,7

Trẻ có hiểu biết đơn giản về

kiệm, chưa hiệu quả.
* Bài học kinh nghiệm:
Với những hình thức mà tôi thực hiện trong năm học vừa qua đã thu được kết
quả đáng mừng. Từ đó bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:

19



+ Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm
tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục
trẻ.
+ Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp
giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích
thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
+ Tìm tòi học hỏi ứng dụng thêm các thí nghiệm đơn giản để giúp trẻ hiểu biết
thêm về năng lượng và các loại năng lượng thay thế.
+Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục cho trẻ sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa cô giáo và cha mẹ, cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Theo phương pháp dạy giáo dục sử dụng năng lượng cần cho trẻ thực hành trải
nghiệm, phương pháp giải quyết các tình huống có vấn đề, phương pháp trò
chuyện, dùng lời, phương pháp trực quan hình ảnh minh họa, phương pháp dùng
tình cảm khích lệ.
+ Thực hiện dưới các hình thức tích hợp lồng ghép vào các thời điểm trong ngày
như: Hoạt động dạo chơi ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động đón và trò chuyện
với trẻ, trò chuyện buổi sáng, lồng ghép, tích hợp vào hoạt động học hàng ngày.
Nga Thành, ngày 9 tháng 4 năm 2015
Người viết sáng kiến
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Phạm Thị Huyền

20



21



×