Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lò hơi, hệ thống tuabin hơi và các thiết bị phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.29 KB, 37 trang )

Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống điện nói chung thì Nhà máy Nhiệt điện cung cấp một lượng
điện khá lớn trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Năng lượng được biến đổi từ
dạng dự trữ than, dầu sang trạng thái nhiệt năng ở lò hơi sau đó chuyển thành cơ
năng ở tua bin và làm quay máy phát để tạo ra điện năng.
Để đảm bảo cho dòng điện sản xuất an toàn và liên tục, hiệu quả kinh tế cao
lãnh đạo nhà máy, lãnh đạo Công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện Miền Bắc
đã chỉ đạo các đơn vị, phân xưởng vận hành, sửa chữa thực hiện tốt các quy trình,
quy phạm để thiết bị làm việc đạt các tiêu chuẩn của nhà máy thiết kế. Phân xưởng
Sửa chữa cơ nhiệt của Công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện Miền Bắc được
giao nhiệm vụ sửa chữa đại tu các thiết bị cơ nhiệt của nhà máy.
Được nhà trường, thầy cô tạo điều kiện cho em có cơ hội được về thực tập
Sửa chữa thiết bị nhiệt ở Phân xưởng Sửa chữa cơ nhiệt của Nhà máy điện Phả Lại
cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các bác, các chú cán bộ nhà máy, em đã
tìm hiểu và nắm được nguyên lý hoạt động cơ bản của nhà máy và các thiết bị.
Từ đó, em xin báo cáo về chuyên đề “Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lò hơi,
hệ thống tuabin hơi và các thiết bị phụ”. Tuy nhiên vì lần đầu đi thực tập và hạn
chế về thời gian tìm hiểu nên bản báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2015.
Sinh viên thực hiện

Mai Xuân Bách

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách


Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 1


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
I.

Tổng quan

Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất lớn
nhất cả nước, với hai dây chuyền sản xuất điện, gồm 6 tổ máy có tổng công suất
1.040 MW.
Điểm thuận lợi đáng kể trong hoạt động sản xuất của Nhiệt điện Phả Lại là về vị
trí địa lý. Nằm gần mỏ than Vàng Danh và Mạo Khê nên Công ty có điều kiện nhập
nguyên liệu chi phí vận chuyển thấp. Ngoài ra, Nhà máy Phả Lại 1 trong những
năm gần đây thường xuyên được EVN đầu tư kinh phí để sửa chữa, cải tạo, nâng
cấp thiết bị, nên dù đã vận hành khai thác 24 năm, nhưng các tổ máy vẫn phát điện
ổn định và kinh tế ở mức 90-95% công suất thiết kế, trong khi máy móc thiết bị đã
khấu hao gần hết, nên chi phí sản xuất giảm. Nhà máy Phả Lại 2 mới được đầu tư
mới với công nghệ hiện đại, năng suất cao, hứa hẹn khả năng hoạt động ổn định và
hiệu quả trong dài hạn
II.

Lịch sử hình thành và phát triển


Nhiệt điện Phả Lại thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và nằm bên tả ngạn
sông Thái Bình, được xây dựng làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn I: được khởi công xây dựng vào thập kỷ 80 do Liên Xô giúp ta xây
dựng gồm 4 tổ máy. Mỗi tổ máy 110 MW được thiết kế với sơ đồ khối hai lò một
máy. Tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia ngày 28/10/1983; Tổ máy số 2 được đưa
vào vận hành tháng 9/1984; Tổ máy số 3 được đưa vào vận hành tháng 12/1985; và
hoàn thiện tổ máy số 4 vào 29/11/1986. Tổng công suất thiết kế là 440 MW. Công
suất phát 90-105 MW/tm (đạt 82% - 95%)
+ Giai đoạn II: được khởi công xây dựng vào 08/06/1998 trên mặt bằng còn lại
của phía đông nhà máy, gồm 2 tổ máy. Mỗi tổ máy 300 MW với sơ đồ một lò một
máy. Tổng công suất thiết kế của dây chuyền II là 600 MW. Công suất phát 290295MW/ tổ máy. Tổ máy 1 được đưa vào vận hành tháng 10/2001 và tổ máy 2 được
đưa vào vận hành tháng 5/2002.
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 2


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

PHẦN II
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÒ HƠI BKZ 220 - 100 - 10C
Trong nhà máy điện lò hơi là thiết bị lớn nhất và vận hành phức tạp nhất. Nó
có nhiệm vụ sản xuất hơi để cung cấp cho hơi làm quay tuabin chạy máy phát điện.
Lò hơi BKZ 220 - 100 - 10C là lò hơi có công suất đạt 220 t/h, áp suất 100
at, có bao hơi ống nước thẳng đứng, tuần hoàn tự nhiên, đốt than bột có nhiệt trị Q t
= 5035 kcal/ kg, thải xỉ khô. Lò đặt theo sơ đồ khối kép (2 lò 1 tua bin).

Cấu tạo lò có dạng chữ П buồng đốt là đường đi lên tạo bởi các dàn ống sinh
hơi, đường ngang là đường khói ngoặt hoặc có bố trí các bộ quá nhiệt: bộ quá nhiệt
trần, bộ quá nhiệt sườn, bộ quá nhiệt đáy, bộ quá nhiệt cấp I, bộ quá nhiệt cấp II, bộ
quá nhiệt cấp III và bộ quá nhiệt cấp IV. Sau các bộ quá nhiệt là các đường khói đi
xuống có đặt xen kẽ các bộ hâm nước và bộ sấy không khí, sau bộ hâm nước cấp II
đường khói đuôi lò được chia làm 2 phần. Khung sườn lò được thiết kế đảm bảo độ
bền và chịu được tải trọng động đất cấp 8.

PHẦN III
BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA LÒ HƠI VÀ THIẾT BỊ PHỤ
CHƯƠNG I: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BUỒNG ĐỐT
I. Vai trò
Buồng đốt là thành phần chính của lò hơi có nhiệm vụ làm bay hơi nước trong
ống bằng cách hấp thụ nhiệt sinh ra do duy trì sự cháy nhiên liệu được phun vào từ
các vòi đốt ở tường buồng đốt trong dạng chính của truyền nhiệt bức xạ.
II. Những sự cố thường gặp và cách sửa chữa.
1. Hư hỏng các ống sinh hơi:
- Nổ ống:
+ Do phồng ống dẫn đến nổ ống.
+ Do mòn ống.
- Hư hỏng mối hàn nối ống:
+ Do khuyết tật mối hàn.
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 3


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
+ Do nứt mối hàn.


GVHD: KS. Hà Huy Thắng

=> Cách khắc phục: Cắt ống, thay, hàn ống mới.
2. Hư hỏng phần đai cháy:
- Do vật liệu.
- Do thực hiện đắp đai đốt sai quy trình.
- Do vận hành lâu.
3. Hư hỏng các cửa người chui, cửa xem lửa:
- Kẹt cửa.
- Xệ cửa.
- Nứt cửa.
- Gẫy cơ cấu bản lề.
- Cong vênh cửa.
4. Hư hỏng khung dầm lò:
- Khung dầm lò bị cong, nứt.
- Cách khắc phục bằng cách:
+ Hàn tấm tăng cứng.
+ Bảo dưỡng khớp nối bản lề.
+ Chế độ vận hành ổn định.

CHƯƠNG 2: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA DÀN ỐNG SINH HƠI
I. Vai trò
- Các dàn ống sinh hơi hấp thụ nhiệt độ từ buồng đốt và biến nước thành hỗn
hợp hơi nước đi vào bao hơi. Tại đây thực hiện quá trình phân ly tách hơi ra khỏi
nước để dẫn hơi khô đưa sang các bộ quá nhiệt.
II. Cấu tạo
- Các ống được hàn liền với nhau thông qua cánh ống tạo thành dàn ống. Mỗi
dàn có ống góp trên và ống góp dưới được nối với ống nước xuống từ bao hơi và 1
đường xả định kỳ. Mỗi ống góp trên được lắp đặt vào đường ống dẫn hỗn hơp hơi

nước để đi vào bao hơi.

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 4


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

- Phân loại: Có hai loại ống dùng trong lò hơi.

Ø

+ Ống trơn (Hình 5):

Hình 5: Ống sinh hơi kiểu ống trơn
+ Ống có rãnh (Hình 6): để tăng cường bề mặt truyền nhiệt bằng dòng

Ø

chảy xoắn.

Hình 6: Ống sinh hơi có rãnh
III.Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.
1.Ống ở khu vực vùng vòi đốt bị quá nhiệt
- Nguyên nhân:
+ Do ống sinh hơi làm việc lâu ngày trong vùng có nhiệt độ cao.

+ Do thành trong của ống bị bám cặn.
+ Do chế độ vận hành không đảm bảo.
- Biện pháp khắc phục: Cắt thay mới ống bị quá nhiệt.

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 5


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

2. Ống bị phình
- Nguyên nhân:
+ Do ống sinh hơi làm việc lâu ngày trong vùng có nhiệt độ cao, áp lực lớn.
+ Do thành trong của ống bị bám cặn.
+Do chế độ vận hành không đảm bảo.
- Biện pháp khắc phục: Nếu đường kính tăng >5% so với đường kính ống ban đầu
thì phải cắt thay ống mới.
3. Ống bị mòn
- Nguyên nhân:
+ Do ống sinh hơi làm việc lâu ngày trong điều kiện nhiệt độ cao, chịu áp lực
lớn và thường xuyên tiếp xúc với dòng chuyển động của khói, than bụi trong quá
trình đốt cháy trong lò làm cho các dàn ống bị mài mòn - chiều dày của ống bị
giảm đi (mòn bên ngoài).
+ Do chuyển động của môi chất trong vận hành lâu ngày làm cho ống bị mòn
bên trong (nhất là ở những chỗ chuyển tiếp, cút cong).
+ Ăn mòn kim loại đặc biệt là khu vực đai đốt (trên và dưới đai đốt) làm cho

ống bị mòn bên ngoài.
+ Ống bị mòn do ống khác bị xì hở thổi vào hoặc mài mòn do máy thổi bụi
lắp đặt không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (kiểm tra vùng ảnh hưởng của các máy thổi
bụi).
- Biện pháp khắc phục:
+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra độ dầy thành ống, cút. Nếu độ dầy cút,
ống còn lại nhỏ hơn chiều dầy tính toán thì phải tiến hành thay cút, ống mới.
+ Phòng mòn các vị trí ống thường xuyên tiếp xúc với dòng khí, môi chất
chuyển động.
4.Ống sinh hơi bị thủng
- Nguyên nhân:
+ Do làm việc lâu ngày.
+ Do dòng hơi của máy thổi bụi quét vào khi vận hành.
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 6


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
GVHD: KS. Hà Huy Thắng
+ Do giãn nở tương đối giữa ống sinh hơi với khung dầm hoặc các hộp gió,
hộp máy thổi bụi.
+ Do xập xỉ hoặc dụng cụ sửa chữa rơi vào.
-Biện pháp khắc phục:
+ Nếu vùng ống bị thủng nhỏ và vị trí xung quanh chiều dầy đảm bảo thì có
thể hàn đắp.
+ Cắt thay ống mới nếu vết thủng không đảm bảo yêu cầu trong vận hành.
5.Ống sinh hơi bị đóng cáu cặn
- Nguyên nhân:

+ Do chế độ vận hành.
+ Do nước cấp không đảm bảo yêu cầu.
- Biện pháp khắc phục:
+ Xử lý nước trước khi cấp vào lò.
+ Kiểm tra ống trong các ký sửa chữa lớn và tẩy rửa cáu cặn bám trong lòng
ống bằng cách rửa axít.

CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BAO HƠI
I.Vai trò
Bao hơi được đặt ở vị trí cao nhất của tuần hoàn buồng đốt (đỉnh buồng lửa).
Bao hơi cung cấp nước cho vòng tuần hoàn tự nhiên và thực hiện quá trình phân ly
hỗn hợp hơi nước thành hơi bão hoà cung cấp cho các dàn quá nhiệt.
Thực hiện quá trình phân ly hơi nước qua hai giai đoạn:
+ Phân ly hơi nước ra khỏi nước.
+ Phân ly nước ẩm ra khỏi hơi để được hơi sạch (hơi bão hoà) trước khi
đưa sang các bộ quá nhiệt.
II. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.
1.Rơi tấm chóp nón ra khỏi vị trí
- Nguyên nhân:
+ Do vận hành lâu ngày.
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 7


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
+ Do kết cấu mối hàn không chắc chắn.

GVHD: KS. Hà Huy Thắng


-Biện pháp khắc phục:
+ Kiểm tra, sửa chữa thiết bị đúng chu kỳ.
+ Lắp ráp các tấm chóp nón và hàn gia cố lại.
2.Máng dẫn nước bị hở
- Nguyên nhân:
+Do vận hành lâu ngày
+Do hàn không kín hoặc khuyết tật mối hàn
-Biện pháp khắc phục:
+ Kiểm tra, sửa chữa thiết bị đúng chu kỳ.
+ Kiểm tra, hàn kín lại các mối hàn.
3. Các tấm mặt sàng bị xộc xệch.
- Nguyên nhân:
+ Do lắp ráp, do trong quá trình vận hành.
+ Kiểm tra, sửa chữa thiết bị đúng chu kỳ.
-Biện pháp khắc phục: Căn chỉnh, lắp ráp, khoá chặt lại.
4. Mòn cút và ống dẫn phốt phát bị tắc.
- Nguyên nhân:
+ Do vận hành lâu.
+ Do đóng cáu cặn.
+ Do bơm cấp phốt phát không đủ áp lực
- Biện pháp khắc phục:
+ Kiểm tra, sửa chữa thiết bị đúng chu kỳ.
+ Vệ sinh thông tắc.
+ Cắt thay cút mới.
+ Kiểm tra sửa chữa bơm phốt phát.
5.Gãy ống xả sự cố.
- Nguyên nhân: Do vận hành lâu ngày.
- Biện pháp khắc phục:
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách

Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 8


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
+ Kiểm tra, sửa chữa thiết bị đúng chu kỳ.

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

+ Cắt thay ống xả mới.

6.Ăn mòn hoá học thành bao hơi.
- Nguyên nhân:
+ Do vận hành lâu ngày.
+ Do việc xử lý hoá nước lò không tốt.
-Biện pháp khắc phục :
+ Tách thiết bị ra kiểm tra, sửa chữa đúng chu kỳ.
+ Xử lý hoá đảm bảo chất lượng nước.
7. Xì nắp bao hơi.
- Nguyên nhân:
+ Do làm việc lâu ngày dẫn đến hỏng gioăng.
+ Do lắp ráp.
+ Do gioăng không đúng chủng loại.
+ Do hư hỏng mặt tiếp xúc giữa hai bề mặt lắp ráp.
-Biện pháp khắc phục
+ Kiểm tra, sửa chữa thiết bị đúng chu kỳ.
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, căn chỉnh lại cơ cấu bản lề đảm đóng mở
nhẹ nhàng.
+ Căn chỉnh, lắp ráp giữa các bề mặt tiếp xúc đảm bảo độ kín khít.

+ Kiểm tra, thay gioăng mới đúng chủng loại.
+ Mài rà các bề mặt tiếp xúc đảm bảo độ nhẵn.
8.Các ống cân bằng muối bị tắc
- Nguyên nhân:
+ Do làm việc lâu ngày
+ Do đóng cáu cặn trong quá trình vận hành
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 9


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
GVHD: KS. Hà Huy Thắng
-Biện pháp khắc phục: Thông tắc các đường cân bằng muối.

9. Có vết nứt miệng lỗ thành bao hơi
- Nguyên nhân: Do làm việc lâu ngày, do vùng kim loại miệng lỗ chịu ứng suất
thay đổi
-Biện pháp khắc phục: Đục tẩy vết nứt và hàn lại theo quy trình riêng.

CHƯƠNG 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BỘ HÂM NƯỚC
I. Vai trò
Bộ hâm đặt ở trên đường khói thoát phía đuôi lò. Tận dụng nhiệt độ khói
thoát nâng nhiệt độ nước cấp trước khi cấp vào bao hơi.
II. Cấu tạo
- Các ống bộ hâm được chế tạo bằng thép có hai loại cơ bản:
+ Ống trơn (dây chuyền 1 nhà máy nhiệt điện Phả Lại).

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách

Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 10


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
GVHD: KS. Hà Huy Thắng
Hình 8: Ống bộ hâm trơn
1. Kẹp ống bộ hâm

2. Ống bộ hâm

- Tuỳ theo từng loại lò mà có các kiểu bộ hâm khác nhau. Cấu tạo chủ yếu của
bộ hâm gồm nhiều ống xoắn hàn liền với nhau tạo thành các dàn.
- Các ống bộ hâm một đầu được hàn vào ống góp đầu vào, đầu còn lại được
hàn vào ống góp đầu ra. Giữa các ống trên dàn được nắp các tấm phòng mòn bảo vệ
cút ống. Trên mỗi dàn có các kẹp để kẹp chặt và định vị các ống trên dàn. Toàn bộ
các dàn bộ hâm được đỡ trên dầm đỡ.

III. Các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục.
1. Các hư hỏng thường gặp
- Mòn thủng ống do cơ học (do ma sát giữa dòng di chuyển của tro bụi và
khói thoát với ống)
- Mòn thủng ống do máy thổi bụi quét vào.
2. Biện pháp phòng ngừa và sửa chữa
- Hàn lắp các tấm ốp phòng mòn tại vị trí các cút ống (khe máy thổi bụi) và sát
tường lò.
- Lắp ráp các tấm ốp phòng mòn trên thân ống nhất là vị trí mà hành trình máy
thổi bụi tịnh tiến vào ra đoạn các ống ở vị trí sát tường lò.
- Kiểm tra, cắt thay các cút ống bị hư hỏng.

- Cắt, hàn bịt đầu ống của các dàn ống bị thủng ở vị trí ống đầu ra và ống đầu
vào gần ống góp (áp dụng khi cần xử lý nhanh-sử lý sự cố để sớm đưa lò váo vận
hành). Khi trung tu, đại tu thì cần cứt bỏ các dàn ống đã bị hàn bịt và gia công lắp
thay mới các dàn ống này.

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 11


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

CHƯƠNG 5: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BỘ QUÁ NHIỆT
I. Vai trò
- Bộ quá nhiệt là thiết bị gia nhiệt hơi từ trạng thái hơi bão hoà (ở áp suất trong
bao hơi) tới trạng thái hơi quá nhiệt đạt nhiệt độ và áp suất theo yêu cầu dẫn hơi
sang tuabin sinh công quay máy phát, phát ra điện năng.
- Bộ quá nhiệt trung gian: Là thiết bị gia nhiệt mà hơi đầu vào có nhiệt độ gần
bão hoà sau khi giãn nở trong tuabin cao áp được quay trở lại trong lò qua bộ quá
nhiệt trung gian gia nhiệt lại để nâng cao nhiệt độ, áp suất theo yêu cầu và tiếp tục
được dẫn sang tuabin trung áp để thực hiện quá trình sinh công làm quay tuabin
nâng cao hiệu suất và giảm khả năng an mòn cho tuabin.
II. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.
1. Ống bị phình ngang
-

Nguyên nhân:

+ Do chế độ vận hành không đảm bảo.
+ Do đọng tro bụi, nhiệt độ khói cao, ống đọng tro bụi bị quá nhiệt dẫn

đến bị nổ.
+ Do tạp vật trong ống dẫn đến phồng cả đoạn .
+ Do đóng cáu, môi chất giảm, tạo túi khí gây quá nhiệt dẫn đến phồng
cục bộ.
-

Biện pháp khắc phục:
+ Giữ nhiệt độ làm việc của các bộ quá nhiệt không được vượt quá nhiệt
độ làm việc cho phép.
+ Căn chỉnh khoảng cách giữa các dàn, đảm bảo mặt phẳng dàn ống.
+ Chế độ thổi bụi đúng theo định kỳ.
+ Cắt mặt bịt (hoặc cắt ống và dùng phương pháp nội soi) để tìm lấy tạp

vật.

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 12


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
GVHD: KS. Hà Huy Thắng
+ Kiểm tra ống khi thay thế, nút đầu ống trong thời gian chờ thay đoạn
ống mới .
+ Xử lý nước, nâng cao chất lượng nước cấp vào lò.
+ Cắt thay cút, ống bị hư hỏng.

2. Cút ống bị mài mòn
-

Nguyên nhân :
+ Do làm việc trong môi trường áp lực cao, nhiệt đọ lớn, dòng chuyển

động của tro bụi và khói có tốc độ cao.
+ Do ống khác bị xì hở, nổ thổi vào.
+ Do hơi ở đầu vòi máy thổi bụi. Van hơi trên đường ống dẫn hơi thổi bụi
và van máy thổi bụi không kín.
+ Do cọ đầu vòi máy thổi bụi vào cút ống.
-Biện pháp khắc phục :
+ Chỉnh ống trong dàn nằm trong một mặt phẳng.
+ Dừng sửa chữa ngay khi phát hiện ống thủng.
+ Sửa chữa van hơi đường ống dẫn hơi thổi bụi, van hơi máy thổi bụi.
+ Căn chỉnh lại máy thổi bụi, lắp tấm phòng mòn ở vị trí máy thổi bụi.
+ Cắt thay cút, ống bị hư hỏng.
3. Cút ống bị ăn mòn hoá học
-

Nguyên nhân:
+ Tạo rỗ trong và ngoài ống dẫn đến hiện tượng đóng cáu.
+ Mòn ngoài do đốt nhiên liệu chứa nhiều lưu huỳnh.

-

Biện pháp khắc phục:
+ Xử lý tốt chất lượng nước.
+ Chọn nhiên liệu chứa ít lưu huỳnh, xử lý khử lưu huỳnh trong nhiên


liệu
+ Cắt thay cút, ống bị hư hỏng.

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 13


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
4. Nứt, xì hở mối hàn nối cút, ống.
-

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

Nguyên nhân:
+ Do ứng suất thay đổi đột ngột, do thủy kích.
+ Do gia công đầu ống không đúng.

-

Biện pháp khắc phục :
+ Vận hành lò ổn định.
+ Giá đỡ đường ống phải chắc chắn
+Khe hở gá ống vào ống góp phải đảm bảo tiêu chuẩn.
+Chú ý gia công góc vát ống.
+ Chú ý khe hở khi đấu nối ống quá nhiệt vào ống góp.
+Khi cần, phải chú ý gia nhiệt, nhiệt luyện mối hàn.
+ Cắt thay cút, ống có mối hàn bị hư hỏng (hoặc tuỳ từng trường hợp cụ


thể mà có thể đục sửa và hàn đắp lại mối hàn).

CHƯƠNG 6: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BỘ SẤY KHÔNG KHÍ
I. Vai trò
Bộ sấy không khí được đặt ở đường khói thoát (đuôi lò).Tận dụng nhiệt độ
khói thoát để nâng nhiệt độ gió lạnh được cung cấp từ quạt gió thành gió nóng phục
vụ quá trình cháy, sấy nóng than bột và vận chuyển than bột.
Các kiểu bộ sấy thường gặp:
- Bộ sấy kiểu ống
- Bộ sấy kiểu quay
II. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ sấy không khí kiểu ống.
1. Cấu tạo:
- Gồm hai mặt sàng trên và mặt sàng dưới bằng thép tấm dầy 15÷25mm có các
ống Ф40 hoặc Ф51 nằm ở giữa kết cấu hàn (xếp theo thứ tự bàn cờ). Để tăng cứng
cho các ống còn có mặt sàng trung gian dầy 5÷10mm, ngoài ra nó còn có tác dụng
phân chia đường không khí thành nhiều đường cắt đường khói nhiều lần.
- Vật liệu chế tạo: Ống thép C hoặc thép hợp kim Ф40, Ф51 dầy 1,5mm.

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 14


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
2. Nguyên lý làm việc:

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

- Khói từ buồng lửa có nhiệt độ cao đi vào trong lòng ống của các tầng bộ sấy

từ trên xuống nhờ sức hút của quạt khói.
- Gió đi từ đầu quạt gió đi vào trong hộp gió và đi ngoài ống bộ sấy đồng thời
hấp thụ nhiệt của khói và nóng nên trước khi đi vào vòi đốt và hệ thống chế biến
than bột.
III. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.
1. Các hư hỏng thường gặp:
- Tắc ống do tro đọng.
- Mòn ống do ăn mòn cơ học (do ma sát giữa dòng chuyển động của khí, tro
bụi với ống).
- Ăn mòn do hiện tượng đọng sương gây nên hiện tượng ăn mòn điện hoá
(Hình 39)
- Hư hỏng mặt sàng.
- Cong ống, cột chống do giãn nở nhiệt.
2. Biện pháp khắc phục:
- Tắc ống: Vệ sinh thông tắc.
- Ống bị mòn, thủng:
+ Hàn bịt 2 đầu ống bị thủng khi ống bộ sấy bị thủng không còn khả
năng đóng ống lót.
+ Sửa chữa hàn lại mặt sàng.
+ Đóng ống lót tại vị trí ống bị thủng (Hình 12).

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 15


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
GVHD: KS. Hà Huy Thắng
Hinh 12: Đóng ống lót vị trí ống bị thủng

1. Ống lót

2. Vị trí ống mòn

3. Ống bộ sấy

4. Mặt sàng

3. Biện pháp phòng ngừa:
- Hàn đoạn ống bảo vệ nối với đầu ống bộ sấy không khí tạo nên đầu ống bảo
vệ bằng lớp vữa cách nhiệt (Hình 13 ).

Hình 13: Hàn đoạn ống bảo vệ
1. Lớp vữa cách nhiệt
2. Đoạn ống bảo vệ
3. Mặt sàng
4. Ống bộ sấy

- Không để xảy ra điều kiện ăn mòn hoá học bằng cách:
+ Điều chỉnh nhiệt độ khói thoát.
+ Lắp bộ sấy không khí bằng hơi.
+ Dùng than có ít hàm lượng lưu huỳnh.
- Kiểm tra, chú ý để khe hở giãn nở nhiệt và các giãn nở.

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 16



Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

CHƯƠNG 7: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG CHẾ BIẾN
THAN BỘT
I. Giới thiệu chung về hệ thống nghiền than có kho than trung gian

2

Đường đi của hỗn hợp than gió
Đường hút ẩm

3

Hơi đi thông thổi kho than
nguyên

9

Hình 14: Sơ đồ chế biến

than

1
4

8

6

5

7

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 17


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN

1. Quạt tải bột
2. Máy nghiền
3. Phân ly thô
4. Kho than nguyên
5. Phân ly mịn
II. Máy nghiền than ШБМ370/850:

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

6. Kho than bột
7. Máy cấp than bột
8. Vít truyền than bột
9. Máy cấp than nguyên

1. Sơ đồ nguyên lý (Hình 15):

1


12

2

3

4

11

10

9

8

7

6

5

Hình 15:
Sơ đồ nguyên lý máy nghiền than
1. Thùng nghiền.

6.Khớp nối trung gian

2. Bánh răng lớn (bị động).


7.Bánh răng chủ

3. Cổ trục đỡ chặn.

8. Ly hợp truyền động phụ

4. ống than đầu vào.
5. Động cơ chính.

9.Giảm tốc truyền động phụ
10. Động cơ truyền động phụ

6. Khớp nối trung gian.

11.Cổ trục đỡ

7. Bánh răng chủ.

12.Ống than đầu ra

tuần hoàn.
2. Các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 18


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN


GVHD: KS. Hà Huy Thắng

• Tấm sóng và rẻ quạt mòn nhanh.
- Nguyên nhân:
+ Vật liệu chế tạo không đúng, không đủ độ cứng, cơ tính không đảm bảo.
+ Vận hành không đúng quy trình.
-Biện pháp khắc phục:
+ Vật liệu chế tạo phải đúng chủng loại.
+ Duy trì chế độ vận hành đúng quy trình.
• . Rơi và vỡ các tấm lượn sóng
- Nguyên nhân:
+ Lắp các tấm lượn sóng không đúng kỹ thuật.
+ Các bu lông bắt giữ bị lỏng, xiết không đều.
+ Thời gian vận hành quá quy định.
-Biện pháp khắc phục:
+ Khi lắp các tấm lượn sóng phải tuân theo các chỉ tiêu thông số kỹ thuật.
+ Thời gian định kỳ phải xiết lại các bulông bắt giữ các tấm lượn sóng.
+ Phải đại tu sửa chữa đúng định kỳ.
• Xì than qua vành chèn than và qua đường ống than
- Nguyên nhân:
+ Vành chèn than bị hỏng.
+ Tết vành chèn than bị hỏng, rách nát.
+ Tết chèn mặt bích ống than bị hỏng, ống than bị mòn.
-Biện pháp khắc phục:
+ Xiết lại vành chèn than.
+ Thay mới tết chèn than.
+ Thay mới tết chèn mặt bích ống than.

• Dò dầu qua phớt chèn dầu, mặt bích bắt các van, rắc co hai đầu ống dẫn.
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách

Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 19


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
- Nguyên nhân:

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

+ Vành chèn dầu bị lỏng các bulông.
+ Phớt chèn dầu mòn, cắt gioăng không đúng kích thước.
+ Gioăng chèn các mặt bích hỏng, rắc co ống nối bị hỏng ren, van bị hỏng.
-Biện pháp khắc phục:
+ Xiết lại cac bulông vành chèn dầu 2 đầu.
+ Thay mới phớt chèn dầu.
+ Thay mới các gioăng mặt bích, thay mới các van dầu.
• Nóng các gối đỡ ổ bi
- Nguyên nhân:
+ Quay bạc ngoài vòng bi.
+ Viên bi rỗ, mẻ, ngoại dạng không tốt.
+ Hết mỡ, không tra mỡ, mỡ quá bẩn.
+ Dãn nở nhiệt của vòng bi để không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Biện pháp khắc phục:
+ Ép chì tính lại khe hở.
+ Thay vòng bi mới.
+ Vệ sinh sạch sẽ, thay mỡ mới.
+ Ép chì kiểm tra lại khe hở vòng bi với nắp paniê.
• Hỏng gối đỡ chính và gối đỡ động cơ chính.
- Nguyên nhân:

+ Chất lượng lớp ba bít Б16 không tốt.
+ Lượng dầu bôi trơn không đủ.
+ Không đủ nước làm mát.
+ Cạo rà chưa tốt, điểm ăn ít.
+ Cổ trục máy nghiền không đảm bảo độ bón
+ Góc ôm không đúng 76o.
+ Máy nghiền dốc quá quy định.
+ Máy nghiền di quá lớn
- Biện pháp khắc phục:
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 20


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
+ Lớp ba bít phải đảm bảo chất lượng.

GVHD: KS. Hà Huy Thắng

+ Kiểm tra lại hệ thống dầu, đảm bảo đủ dầu.
+ Kiểm tra, thông tắc để đủ nước làm mát.
+ Đánh bóng lại cổ trục đảm bảo đúng độ bóng theo yêu cầu.
+ Cạo lại đúng góc ôm 76o.
+ Chỉnh lại độ dốc theo đúng qui định.
• Rung gối đỡ bánh chủ.
- Nguyên nhân:
+ Căn tâm không tốt.
+ Khớp nối trung gian khô dầu mỡ.
+ Vòng bi mòn khe hở viên bi lớn.

+ Độ ăn khớp giữa bánh răng chủ và bánh răng lớn không tốt.
+ Các bu lông chân, nắp baniê lỏng.
+ Có tạp vật rơi vào làm gẫy răng.
+ Lượng dầu mỡ bôi trơn bánh răng không đủ.
- Biện pháp khắc phục:
+ Căn tâm lại.
+ Tra dầu mỡ định kỳ.
+ Thay vòng bi mới.
+ Căn chỉnh lại độ ăn khớp theo tiêu chuẩn.
+ Kiểm tra, xiết lại.
+ Lấy tạp vật ra, hàn, mài, đánh bóng khắc phục lại.
+ Tra thêm dầu, mỡ.

III. Quạt gió cấp 1
1. Vai trò
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 21


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
GVHD: KS. Hà Huy Thắng
- Quạt gió cấp 1 cung cấp gió nóng tới máy nghiền để sấy than trong quá
trình nghiền và vận chuyển than bột tới các vòi đốt. Một phần gió cấp 1 được cung
cấp cho các quạt gió chèn
- Ngoài ra lưu lượng khói qua quạt còn được thay đổi nhờ thay đổi độ mở
của cánh hướng đầu hút được điều khiển bằng hệ thống điều khiển diện – thuỷ lực.
2. Các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục
2.1. Nhiệt độ dầu cao, nhiệt độ gối đõ cao.

- Nguyên nhân:
+ Bình làm mát bị tắc
+ Chất lượng dầu kém
+ Bình làm mát dầu bi tắc
+ Hư hỏng vòng bi
+ Tắc đường ống dầu
-Biện pháp khắc phục:
+ Vệ sinh làm sạch bộ làm mát
+ Thay dầu
+ Vệ sinh làm sạch bình làm mát
+ Kiểm tra bằng phương pháp SPM hoặc thiết bị tương đương
2.2. Rò dầu ống ra
- Nguyên nhân:
+ Rò dầu trục quay thuỷ lực.
+ Rò dầu đường ống dầu
+ Rò xi lanh thủy lực
-Biện pháp khắc phục:
+ Sửa chữa trục quay thuỷ lực.
+ Thay đường ống.

2.3. Rung quạt
- Nguyên nhân:
+ Bụi bám trên cánh động
+ Cánh động bị hư hại
-Biện pháp khắc phục:
+ Thay đường ống
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 22



Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
GVHD: KS. Hà Huy Thắng
+ Vệ sinh cánh động
+ Thay thế cánh động
+ Kiểm tra tất cả ổ trục bằng phương pháp SPD hoặc thiết bị tương đương thay thế nếu
cần.

CHƯƠNG 8: HỆ THỐNG CUNG CẤP DẦU
1. Sơ đồ nguyên lý
2

3

1

Đường hơi gia nhiệt dầu

4

5
6

Lò hơi
Hướng đi của dầu vào lò
Hướng đi của dầu hồi
Hình 20 : Sơ đồ hệ thống cung cấp dầu
1. Bể chứa dầu


4. Các bình gianhiệt

2. Phin lọc thô

5. Phin lọc tinh

Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 23


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
GVHD: KS. Hà Huy Thắng
3. Các bơm dầu cấp 1
6. Bơm dầu cấp 2

3. Các hư hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
3.1. Mất áp lực dầu.
- Nguyên nhân:
+ Bánh động của bơm bị hỏng bị mòn, vỡ.
+ Van đầu hút, đầu đẩy của các bơm không mở được hoặc mở không hết.
+ Do bị xì hở trên đường ống, van.
+ Hơi cấp cho các bình gia nhiệt không đủ
+ Bình gia nhiệt bị thủng.
+ Các bầu lọc bị tắc.
+ Dầu trong bể chứa bị đông.
- Biện pháp khắc phục:
+ Tách, tháo bơm kiểm tra các tầng cánh của bơm nếu bị mòn, vỡ, hư hỏng
thay mới.

+ Tháo kiểm tra, sửa chữa, khắc phục kẹt các van.
+ Tách đường ống dẫn dầu và hàn lại các vị trí bị thủng.
+ Kiểm tra các van hơi cấp cho các bình gia nhiệt nếu phát hiện kẹt hỏng
thay mới.
+ Điều chỉnh lượng hơi cấp cho bình gia nhiệt.
+ Tách bình gia nhiệt và hàn lại điểm thủng.
+ Vệ sinh, thông tắc các bầu lọc dầu theo định lỳ hoặc khi phát hiện tắc.
3.2. Nước ngưng của bình gia nhiệt có chứa dầu.
- Nguyên nhân:
+ Các bình gia nhiệt bị thủng.
- Biện pháp khắc phục:
+ Kiểm định các bình gia nhiệt theo định kỳ.
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 24


Báo cáo thực tập sữa chữa, bảo dưỡng TBN
GVHD: KS. Hà Huy Thắng
+ Khi phát hiện các bình gia nhiệt bị thủng thì phải tách bình ra nhiệt và hàn
các điểm thủng.
3.3. Gối của bơm bị rung, nóng.
- Nguyên nhân:
+ Do trị số căn tâm > trị số cho phép.
+ Khe hở giãn nở nhiệt không đúng.
+ Vòng bi bị mòn, hỏng.
+ Dầu bôi trơn thiếu, bẩn.
+ Nước làm mát tắc, thiếu.
- Biện pháp khắc phục:

+ Kiểm tra, căn tâm lại. Trị số căn tâm ≤ trị số cho phép.
+ Ép chì kiểm tra căn chỉnh lại trị số ép chì.
+ Thay mới vòng bi.
+ Bổ sung dầu bôi trơn thường xuyên, thay mới khi dầu bị bẩn theo định kỳ.
+ Thông tắc đường nước làm mát.
3.4. Van, ống bị rò rỉ.
- Nguyên nhân:
+ Đường ống bị mòn thủng.
+ Van bị xì tết hoặc bị thủng
- Biện pháp khắc phục:

+ Hàn khắc phục điểm thủng hoặc thay ống mới.
+ Chèn tết các van bị xì tết hoặc thay van mới khi van bị thủng.

3.5. Bầu lọc bị tắc.
- Nguyên nhân: Bầu lọc bị bẩn
- Biện pháp khắc phục:Vệ sinh, thông tắc bầu lọc định kỳ.
3.6. Gối đỡ bị mòn
- Nguyên nhân:
Sinh viên thực hiện: Mai Xuân Bách
Lớp: Đ7 - Nhiệt

Trang 25


×