Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 đến 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN (TRƯỜNG MN NGA LĨNH)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Lĩnh
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2015

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển rầm rộ trên khắp thế giới. Đất
nước ta đang hòa nhập với thời đại kỹ thuật số, công nghệ thông tin phát triển đã
mở ra hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và
hình thức dạy học. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của
xã hội, việc vận dụng công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại phục vụ
dạy học là hết sức cần thiết, giúp giáo viên truyền tải kiến thức và luôn cập nhật
thông tin một cách chính xác, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh sự phát triển không
ngừng của khoa học công nghệ, đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử
lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách năng động, sáng tạo.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực một cách toàn diện. Vì vậy việc ứng


dụng phần mềm tin học vào tổ chức một số hoạt động cho trẻ mầm non, nhằm
tạo môi trường lớp học thân thiện mới lạ, phong phú, bắt mắt thu hút trẻ, kích
thích trẻ tích cực hoạt động, ham học hỏi, tìm tòi khám phá thế giới xung quanh
sống động, để thỏa mãn nh cầu thích tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết và phát
triển toàn diện. Tạo nền móng vững chắc cho tương lai trẻ thơ. Hiện nay các
trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị tivi, đầu video, xây dựng phòng đa
năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internet…tạo điều kiện cho giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy một cách tốt nhất.
Do đó, từ năm 2008 - 2009 Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai cuộc vận
động “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” trong toàn hệ thống
giáo dục quốc dân. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin nhiều giáo viên rất
thành công ở các hội thi giáo viên giỏi các cấp. Tạo động lực để giáo viên say
mê, hứng thú, phát huy được tối đa khả năng làm việc năng động, sáng tạo,
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu của
nền giáo dục hiện đại.
Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin
không chỉ có vai trò nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân, mà còn có tác
dụng to lớn giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt như: Trí tuệ, đạo đức, thẩm
mỹ, tình cảm kĩ năng xã hội… Hơn nữa, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ nâng
cao chất lượng học tập của trẻ, tích cực tham gia tất cả các hoạt động trong
ngày, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phù
hợp với chương trình giáo dục mầm non mới. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ, cố
gắng tìm ra các giải pháp ứng dụng công nghệ thông pháp trong soạn giáo án
điện tử, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động hằng ngày nhằm phát huy
khả năng sáng tạo, giúp trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực, nhẹ nhàng
thoải mái, chủ động tự tin. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp ứng
dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”

2



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Để đáp ứng với nhu cầu của nền giáo dục hiện đại, trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển. Việc vận dụng công nghệ thông
tin vào các lĩnh vực đời sống không thể thiếu được ở mối quốc gia. Đặc biệt đối
với ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng, đã đẩy mạnh
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục. Bởi vì sử dụng tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ tạo ra
những điều mới lạ kích thích sự tò mò của trẻ. Trẻ rất thích xem phim hoạt hình
với những hình ảnh ngộ nghĩnh màu sắc sặc sỡ, sự linh hoạt “động” của các
nhân vật sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, tập trung, chú ý trong các hoạt động.
Trong một số hoạt động nội dung kiến thức khó, đòi hỏi phải có hình ảnh
trực quan sinh động và chính xác, giáo viên không có điều kiện cho trẻ đi thăm
quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh, các hình ảnh sống động
trên internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô
cùng hiệu quả cho việc khai thác các tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng
giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực phong phú. Thông qua các hoạt động học,
hoạt động chơi của trẻ hang ngày có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các
bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách
nhẹ nhàng góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin trong quá trình vui chơi, học tập được
diễn ra rất linh hoạt theo ba hình thức chính: hình thức trong hoạt động học, hoạt
động chơi và mọi lúc mọi nơi. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp
cận với công nghệ thông tin dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ. Do đó buộc
giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ để trẻ dễ dàng tiếp thu và
khắc sâu kiến thức. Để đáp ứng được yêu cầu trên, đòi hỏi giáo viên không
ngừng nâng cao kiến thức, tìm ra các giải pháp ứng dụng trong việc tổ chức các
hoạt động học, hoạt động chơi sinh động, hiệu quả nhưng phù hợp với từng hoạt

động tránh lặp đi lặp lại sẽ làm mất đi hứng thú và tích cực của trẻ.
Để đạt được mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng hứng thú tìm hiểu,
khám phá tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu trong một năm qua.
Đồng thời, tự đặt ra cho mình mục tiêu không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên
đề ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ. Với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn, để trẻ tiếp thu dễ
dàng đạt hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực, khẳ năng sáng tạo của trẻ
trong các hoạt động.

3


II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi:
* Về cơ sở vật chất:
Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học
ngoại khóa nhằm nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học phần mềm power
point, phần mềm photoshop. Tạo điều kiện thuận lợi trang bị cơ sở vật chất, các
thiết bị hiện đại để tôi được học hỏi, tiếp thu những phương pháp, biện pháp tốt
nhất về tiếp cận công nghệ thông tin.
* Về giáo viên:
Bản thân thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo
viên giỏi, các lớp chuyên đề về “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy” do Phòng giáo dục mở tôi đều cố gắng học hỏi tiếp thu chuyên đề.
Được sự phối hợp của đồng nghiệp trong việc rèn trẻ cũng như được sự
giúp đỡ về tài liệu, cách hướng dẫn sử dụng của chị em trong trường đã giúp tôi
bước đầu biết thiết kế bài dạy trên máy tính phục vụ cho hoạt động tốt hơn.
* Về phía phụ huynh:
Hội phụ huynh luôn sát cánh cùng với các hoạt động của lớp, nên công tác
phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên đạt hiệu quả cao hơn.

* Về phía học sinh:
Năm học này tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp mẫu giáo lớn (5 - 6
tuổi), với tổng số 28 cháu. Trẻ đi học đều duy trì sĩ số, nề nếp đảm bảo nhờ vậy
tôi cũng có điều kiện để chăm sóc, giảng dạy và vận dụng ứng dụng công nghệ
thông tin hiện đại.
2. Khó khăn:
* Về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất của nhà trường nói chung cũng như của nhóm lớp nói riêng
chưa hoàn toàn đầy đủ phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin. Ti vi,
đầu đĩa được trang bị ở nhóm lớp rất hay bị hư hỏng, các đồ dùng đang còn
thiếu thốn, nên các giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao.
* Về giáo viên
Bản thân mới bước đầu tiếp cận với công nghệ thông tin trong soạn giảng
(ứng dụng trực tiếp giảng dạy trên máy tính trong các họat động) nên còn nhiều
bỡ ngỡ, lúng túng.
* Về phụ huynh
Một số phụ huynh chưa thực sự coi trọng việc học của con, cho con đi học
không chuyên cần, không đúng giờ. Phần lớn các bậc phụ huynh chủ yếu làm
nông nghiệp nên có nhiều gia đình chưa có máy tính để trẻ được làm quen, mặt
khác một số gia đình có máy tính cho trẻ làm quen nhưng lại không biết cách
hướng dẫn hoặc không quan tâm, không cho trẻ được làm quen với máy vi tính.

4


* Về phía học sinh
Các cháu vào học điều kiện không giống nhau, có cháu mới bắt đầu đi học
năm đầu tiên nên chưa quen với nề nếp học tập, chính vì vậy tuy có cùng độ tuổi
nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều, cá tính của mỗi trẻ cũng khác nhau, số
trẻ nam đông hơn số trẻ nữ, một số trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia

các hoạt động, do vậy việc dạy trẻ cũng rất khó khăn. Đây là những nguyên
nhân dẫn đến giờ hoạt động đang còn rời rạc, kết quả chưa cao.
3. Kết quả của thực trạng.
Sau khi tìm hiểu thực trạng của trường lớp, từ những thuận lợi và khó khăn
trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục những khó khăn và phát
huy những mặt thuận lợi để đi sâu nghiên cứu đề tài, tìm ra những biện pháp tốt
nhất cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trước khi bắt tay thực hiện các biện pháp, tôi đã tiến hành khảo sát tình
hình thực trạng của lớp mình và kết quả khảo sát chất lượng học tập như sau:
Kết quả khảo sát chất lượng học tập đầu năm
Số
trẻ

TT
1
2

28
3
4

T

%

Kết quả trên trẻ
Đạt
K % TB %

2


7

3

11

8

29

15

53

1

4

3

11

9

32

15

53


2

7

4

14

9

32

13

47

3

11

5

18

8

29

12


42

Nội dung khảo sát
Khả năng làm quen bật,
tắt máy vi tính
Khả năng sử dụng các trò
chơi trong giáo án điện tử
Khả năng bấm rê chuột
thực hành trong hoạt
động học và chơi
Chất lượng học của trẻ


Y %

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Cho trẻ làm quen với máy vi tính qua hoạt động học có chủ định với ứng
dụng công nghệ thông tin.
Với mỗi bài dạy tôi luôn suy nghĩ mình cần làm gì để lôi cuốn và phát huy
được tính sáng tạo, sự hứng thú của trẻ, bởi không phải bài học nào, kiến thức
nào cũng lôi cuốn được trẻ. Vì vậy trong các hoạt động đặc biệt hoạt động học,
tìm ra biện pháp để ứng dụng vào hoạt động đạt hiệu quả cao trên trẻ.
* Với hoạt động tạo hình.
Ở hoạt động này việc ứng dụng công nghệ chủ yếu nhằm cho trẻ được trực
tiếp nhìn thấy những hình ảnh vừa gây hứng thú lại vừa cung cấp thêm biểu
tượng cho trẻ giúp trí tưởng tượng thêm phong phú, góp phần phát triển óc thẩm
mỹ cho trẻ.
5



Ví dụ: Cho trẻ vẽ con gà trống, trước khi vẽ tôi cho trẻ xem các bức tranh, nghe
tiếng gà trống kêu trên máy vi tính, sau đó tôi hướng dẫn trẻ vẽ, trẻ rất hứng thú
và hoạt động tích cực hơn, đồng thời trong lúc trẻ tham gia vào hoạt động tạo
hình cô sẽ mở nhạc nhẹ kích thích óc thẩm mĩ của trẻ.

Hình ảnh tranh “Vẽ gà trống”
Qua hoạt động tạo hình trẻ được quan sát các bức tranh, nghe tiếng động,
thấy được sự chuyển động trên máy vi tính, kích tích tính tìm tòi khám phá của
trẻ, trẽ hăng say với hoạt động hơn.
* Với họat động làm quen tác phẩm văn học
Trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy tôi đã lựa chọn những nội dung
chương trình sao cho phù hợp với trẻ trong lớp, do đó có những bài thơ, câu
chuyện do tôi lựa chọn lại không có trong chương trình cũ, không có tranh in
sẵn. Tôi đã lên mạng tìm kiếm sau đó coppy sử dụng phần mềm power point để
trình chiếu tranh truyện, thơ cho trẻ hoạt động trẻ rất hứng thú học vì hình ảnh
sống động, kết hợp có âm thanh.
Trong hoạt động kể chuyện, ngoài việc kể bằng đồ dùng minh họa trực quan,
tôi tự chỉnh sửa ghép tranh ảnh cho phù hợp với nội dung câu chuyện, chèn các
hình ảnh minh họa, chọn các hiệu ứng cho các nhân vật… để trình chiếu.
Ví dụ: (1) Câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” tôi đã cho thêm một số hình
ảnh để giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung câu chuyện, tôi coppy trên internet
đoạn phim hoạt hình cắt, thay đổi, thêm, bớt những đoạn đó cho phù hợp, cho
thêm hiệu ứng chữ vào thành một video mới cho trẻ kể chuyện cùng hình ảnh.
Qua ứng dụng công nghệ thông tin trẻ nhớ rất nhanh câu truyện, và làm được
các thao tác bấm chuột lần lượt vào các hình ảnh theo thứ tự nhất định của câu
truyện trẻ kể kèm theo hình ảnh tranh trên power point. Vì thế khi khảo sát chỉ
số “71: Kể lại nội dung truyện đã nghe theo trình tự nhất định” hầu hết trẻ
làm tốt đạt được chỉ số.


6


Hình ảnh minh họa truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
(2) Với bài thơ “Hoa kết trái” tôi tìm trên mạng và thay đổi một số file cho phù
hợp nội dung bài thơ, tôi còn doawloat clip về bài thơ trẻ được xem và trẻ nghe
rất hứng thú. Tôi lựa chọn các hình ảnh về các loại hoa có trong bài thơ khi
giảng từ khó “Tim tím” tôi bật hình ảnh hoa lên để giải thích…sau đó tôi mời
một trẻ lên thực hành bấm và rê chuột vào hình ảnh hoa mướp “Vàng vàng” để
giải thích từ vàng vàng.

Hình ảnh minh họa thơ “Hoa kết trái”
Tôi còn suy nghĩ ra các trò chơi giúp trẻ hứng thú và kích thích nhận thức trẻ.
Ví dụ: Trò chơi: “Truy tìm ẩn số”. Trẻ sẽ lên chọn ô số nào mình thích. Ở mỗi ô
số bí ẩn sẽ có 1 câu đố về hình dáng phương tiện, (con vật…) đó, bạn nào đoán
đúng câu đố thì bức tranh mới hiện ra và ở dưới mỗi bức tranh sẽ có hình ảnh trẻ
sẽ phải trả lời câu hỏi dưới bức tranh đó. Khi đã mở được hết tất các các ô số bí
ẩn thì 1 bạn sẽ đứng lên kể lại nội dung câu chuyện dựa những bức tranh trên
theo suy nghĩ của trẻ.

7


Hình ảnh trò chơi “Truy tìm ẩn số”
Như vậy qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học và các trò chơi trẻ được làm
quen với máy vi tính, được thực hành thao tác bấm và rê chuột, trẻ được làm
quen các trò chơi trong giáo án điện tử trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động.
* Với hoạt động khám phá xã hội.
Tôi đã sử dụng máy chiếu cho một số bài dạy của mình trẻ rất hứng thú với
những bài dạy có sử dụng công nghệ thông tin, ngay lập tức thu hút được sự chú

ý và hứng thú của trẻ, trẻ được chủ động nhiều hơn để khám phá nội dung bài
dạy. Bởi những hình ảnh mà trẻ được nhìn thấy có những ưu điểm là thường to,
rõ ràng, sống động (những con vật ngộ nghĩnh đang vận động, những bông hoa
đang từ từ nở ra…) với những bài dạy đó tôi thấy nó phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của trẻ, lại thực hiện được nguyên tắc giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”.
Nếu trước đây khi dạy trẻ tôi thường phải phụ thuộc vào những đồ dùng có sẵn
như tranh ảnh hay đồ dùng trực quan không có hình ảnh động, hoặc rất vất vả để
có thể tìm kiếm những hình ảnh, đồ dùng phục vụ cho bài dạy của mình. Hiện
nay với việc ứng dụng công nghệ thông tin tôi có thể tự quay phim, chụp ảnh (sử
dụng máy điện thoại di động) những hình ảnh thực tế, hoặc sử dụng internet lấy
tư liệu cho bài giảng nhanh chóng, tiện lợi.
Ví dụ: (1). Khi cho trẻ khám phá về một số con vật nuôi trong gia đình tôi
không thể mang được tất các cả con vật thật đến để cho trẻ quan sát mà có thể
dùng vật thật cũng có thể là dùng tranh, cho trẻ quan sát bằng tranh hoặc mô
hình thì sẽ kém hấp dẫn. Do vậy tôi sử dụng máy quay và quay phim về một số
con vật: Con chó, gà, lợn… Sau đó tạo thành một đoạn phim video về vật nuôi
trong gia đình đến cho trẻ khám phá, khi được khám phá trên máy về những con
vật đó trẻ rất thích, trẻ thấy được những hình ảnh động về con vật, tiêng kêu,
tiếng sủa của chúng, trẻ tỏ ra rất thích thú khi lần đầu tiên được nhìn thấy hình
ảnh nghộ nghĩnh như chú mèo đang trèo cây...
8


Hình ảnh “Mèo trèo cây”
(2). Cho trẻ khám phá về “Một số quy định giao thông đường bộ”. Mặc dù trẻ
đã có những trải nghiệm thực tế khi cùng người lớn tham gia giao thông, tuy
nhiên vốn biểu tượng, kiến thức cũng chưa đầy đủ, nhất là giao thông đường
phố, nhưng tôi không thể dẫn trẻ ra ngoài ngã tư để quan sát thực tế được bởi
đường xa đi không đảm bảo an toàn cho cô và trẻ. Do vậy tôi đã coppy những
hình sau đó cho trẻ quan sát và nêu ý kiến nhận xét về những hành vi đúng sai

của người tham gia giao thông, những quy định giao thông, hỏi trẻ cách tham
gia giao thông. Từ đó mà trẻ biết được một số kí hiệu trong cuộc sống trẻ biết
cách di chuột vào những biểu tượng trên màn hình và nói được ý nghĩa của các
kí hiệu biểu tượng đó, nhờ vậy mà khi khảo sát bộ chuẩn ở chỉ số “82: Biết ý
nghĩa một số lí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống” trẻ đạt tốt.

Hình ảnh “Một số luật giao thông đường bộ”
Những bài dạy nếu tôi chỉ cho trẻ quan sát tranh thì giờ học sẽ trở nên đơn điệu,
trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế, nhưng sử dụng
chương trình Power Point chọn hiệu ứng cho các con vật xuất hiện lần lượt phù
hợp lời giới thiệu của tôi trẻ sẽ rất thích thú, giờ học sẽ đạt kết quả cao.
VD: Khám phá về động vật sống trong rừng không thể có hình ảnh thực tế, vì
vậy tôi đã sử dụng internet tìm kiếm và lưu về những hình ảnh phù hợp, sống
động cho trẻ khám phá, và cho trẻ xem clip về thế giới động vật sẽ gây hứng thú
với trẻ hơn.
9


Hình ảnh minh họa “Khám phá động vật sống trong rừng”
* Với họat động khám phá khoa học
- Khám phá khoa học là một hoạt động thường khô và tìm đồ dùng cũng khó vì
vậy việc ứng dụng công nghệ có nhiều hình ảnh tươi sáng và hấp dẫn với trẻ hơn
Ví dụ: Nhận biết số 7 (Chủ đề: Nghề nghiệp)
+ Bước 1: Tôi sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp: http: google.com
+ Bước 2: Tải về máy bắt đầu thiết kế các slide để dạy trẻ phần lập số và phần
chơi củng cố. Ở phần lập số tôi đặt các áo, quần theo hiệu ứng xuất hiện.
Ở phần trò chơi luyện tập đặt hiệu ứng cất quần áo vào tủ (slide Show ->
Custom Animation -> Mo tion Paths -> Draw Custom Paths -> Scribble -> ok )
Bước 3: Làm hoàn chỉnh các slide tiết học.


Hình ảnh minh họa “Tạo nhóm, đếm đến 7 và Nhận biết số 7”
- Với các hoạt động cho trẻ làm quen với tập hợp số lượng, và số đếm tôi có
thể cho trẻ chơi các trò chơi con số của tôi trong ngôi nhà toán học của Millie
giúp trẻ rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, nhận biết các chữ số...
- Ở các hoạt động nhằm củng cố, ôn luyện các kiến thức mà trẻ đã được cung
cấp theo từng chủ đề, từng nội dung giáo dục trong tuần, trong ngày và tạo ra
những đồ chơi đồ dùng, những học liệu mở để trẻ có được nhiều cơ hội trải

10


nghiệm, hình thành kỹ năng phân loại, phán đoán, tư duy logic, khái quát hoá sự
vật hiện tượng. Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy toán tuy vất
vả và mất nhiều thời gian nhưng hoạt động lại gây hứng thú hoạt động cho trẻ
làm cho việc tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
* Với họat động giáo dục âm nhạc.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như:
Ca hát, vận động, nghe hát, múa. Đặc biệt đối với trẻ 5 - 6 tuổi, giáo dục âm
nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình
thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện thị hiếu âm nhạc. Tuy nhiên trong hoạt
động âm nhạc đôi lúc trẻ hát chưa chính xác về giai điệu hoặc về lời ca.
Chính vì thế hoạt động giáo dục âm nhạc việc sử dụng đàn, ứng dụng công
nghệ thông tin càng phong phú và rất cần thiết, với phần trò chơi âm nhạc, tôi sử
dụng đàn để dạy trẻ hát và vận động, trông qua sử dụng đàn trong dạy hát tôi
nhận thấy trẻ rất hứng thú và hát đúng giai điệu, nhạc điệu bài hát hơn khi trẻ hát
không có đàn. Hay khi chơi trò chơi âm nhạc tôi sử dụng máy vi tính để chơi
chiếc đĩa hát kì diệu.

Hình ảnh trò chơi “Chiếc đĩa âm nhạc”

* Với họat động làm quen với chữ cái.
Ví dụ: Làm quen chữ e, ê (Chủ đề: Gia đình)
+ Bước 1: Vào trang: . Sưu tầm những hình ảnh về gia
đình đưa vào các Slider làm hiệu ứng xuất hiện cho trẻ quan sát và trò chuyện
khi vào bài
+ Bước 2: Khi đầy đủ các hình ảnh tôi bắt đầu thiết kế các Slider cho bài dạy.
Cho trẻ quan sát tranh “đôi dép’’ -> và có từ đôi dép tương ứng với tranh. Để
cho chữ “đôi dép” đổi mầu cho trẻ tìm chữ đã học, trước tiên tôi để chữ “đôi
11


dép”chữ lúc đầu tôi để màu đỏ trên phông Vn.Avant nhưng khi cho trẻ đọc từ
tôi để 2 tiếng “đôi”, “dép” đổi từ mầu đỏ xang màu xanh -> cắt từng chữ cái
riêng lẻ -> để hiệu ứng slide Show -> Custom Animation -> AddEffect ->
Emphasis hộp thọai xuất hiện -> Chọn Font Color (Đổi mầu chữ theo ý muốn
của mình) -> chữ cái “đ” tôi để hiệu ứng kích chuột còn các chữ cái sau xuất
hiện cùng một lúc (With Previous). tiếng “dép” tôi làm tương tự. Sau khi tìm
chữ cái đã học xong tôi giới thiệu chữ “e” để hiệu ứng slide Show -> Custom
Animation -> AddEffect -> Emphasis -> Chọn Font Size (hiệu ứng chữ to dần).
Tiếng “dép” tôi làm tương tự. Còn khi phân tích chữ cái, hay so sánh chữ cái tôi
để hiệu ứng xuất hiện.

Hình ảnh minh họa “Làm quen chữ cái e, ê”
Còn khi thiết kế trò chơi: VD: Chữ gì biến mất, tôi kẻ 6 ô vuông mỗi ô
vuông tôi để 1 chữ cái -> những chữ cái đó để hiệu ứng xuất hiện; Slide Show
-> Custom Animation -> AddEffect -> Entrance -> hộp thoại xuất hiện -> chọn
các hiệu ứng xất hiện theo ý thích của mình, sau đó muốn chữ gì biến mất thì ta
kích chuột trái vào chữ đó cũng vào; Slide Show -> Custom Animation ->
AddEffect -> Exit -> hộp thoại xuất hiên thì ta chọn hiệu ứng biến mất theo ý
thích của mình.... và ta có thể lồng các tiếng như “Bạn đúng rồi”, “Bạn làm sai

rồi” để cho giờ học sinh động.
Cách lồng tiếng vào Slieder: Ta kích chuột trái vào hình ảnh, hay chữ cần có
tiếng sau đó -> vào Insert -> Movies and Soued -> Souds from -> chọn phai
tiếng theo ý của mình -> ok -> hộp thoại Microsopt office Power Point xuất hiện
-> Nếu chọn Automaticcally (tiếng ra cùng một lúc), còn chọn When clieked
(Kích chuột thì mới lên tiếng) là được
Bước 3: Sau khi thiết kế xong các slider thì hoàn chỉnh lại bài dạy
* Với họat động thể dục.
Thể dục là một trong những hoạt động cần sự hoạt động của cơ bắp nhằm
rèn luyện sức khỏe cho cơ thể vì vậy làm sao để việc hoạt động đạt kết quả tốt,
12


rèn luyện thể lực tốt cũng là một vấn đề cần phải suy nghĩ. Với hoạt động này
tôi nghĩ rằng muốn luyện được sức khỏe thì phải làm sao cho cơ thể con người
họat động nhưng hoạt động trong trạng thái vui tươi, hứng thú. Vì thế trong mỗi
hoạt động tôi cho trẻ quan sát các hình ảnh đàm thoại với trẻ, kết hợp cho trẻ tập
thể dục trên nền nhạc như vậy sẽ góp phần tăng thêm sự hứng khởi khi tập
luyện.

Hình ảnh “Tập thể dục”
Qua những ví dụ minh họa ở trên, tôi thấy hình thức cho trẻ tiếp cận với
máy vi tính và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ hoạt động học hình
thức rất cơ bản giúp tôi đạt được mục đích của hoạt động. Tùy theo nội dung
từng chủ đề có thể lựa chọn hình thức tổ chức giờ hoạt động phù hợp nhằm tạo
cho trẻ một trạng thái thật thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực “Học qua chơi,
chơi mà học”.
Điều này quả đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú
nhiều, tiếp thu được bài học tốt nhanh. Trẻ tích cực hoạt động hơn không còn
nói chuyện trong giờ học, cũng như kích thích được tư duy trẻ phát triển.

Như vậy, cho trẻ tiếp cận với thông tin và ứng dụng thông tin qua giờ hoạt
động là biện pháp phù hợp và cần thiết. Giúp cho không chỉ giáo viên có kĩ năng
với máy tính, tổ chức các giờ hoạt động thêm phần hứng thú mà còn giúp trẻ
được tiếp cận với máy tính, màn hình… để khi bước vào trường phổ thông trẻ
không còn bỡ ngỡ, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin qua hoạt động góc.
Với hoạt động góc ứng dụng thông tin hiện đại thể hiện rõ nhất là ở nhóm
chơi âm nhạc ở đó trẻ được tôi mở băng đĩa cho trẻ nghe, xem hình ảnh để trẻ
học múa, học hát. Ngoài ra tôi còn sử dụng đàn, tôi ghi âm trước các bài mình
cần, sau đó lưu và đến giờ thì mở cho trẻ cùng hát theo nhạc bài hát ghi âm. Tôi
cũng có thể mở điệu phù hợp cho trẻ hát các bài phù hợp với chủ đề.
13


Vào hoạt động vui chơi tôi dành riêng một góc cho trẻ được làm quen sử
dụng máy vi tính, tôi chia trẻ thành các nhóm nhỏ và hướng dẫn từng nhóm trẻ
thực hành, để kích thích sự hứng thú của trẻ, thu hút các bé tôi đã nhờ thiết bị
nối mạng trực tiếp mở các chương trình trên mạng cho trẻ học như “Thi tài
cùng họa sĩ đốm”, “Dạy trẻ mầm non học vẽ”, “Nhảy cùng bi bi”…thông qua
việc các cháu được học vẽ, học tô màu, thì các cháu phải sử dụng những lệnh cơ
bản và biết cách sử dụng chuột, tôi còn hướng dẫn thêm một số lệnh như: back
(trở về), mở màn hình rộng hay thu hẹp... Qua trò chơi các cháu biết cách rê
chuột nhanh, chính xác hơn, thậm chí có cháu đã biết nhấp chuột được 2 cái liên
tục. Ngoài ra, còn phát triển về mặt thẩm mỹ cho trẻ tôi luôn chú ý đến trẻ yếu
cho trẻ chơi với trẻ đã biết để trẻ tự học lẫn nhau.

Hình ảnh trẻ “Thực hành ứng dụng công nghệ thông tin”
Sau một thời gian cho các bé làm quen với máy vi tính, tôi thấy các bé rất
mạnh dạn khi tiếp xúc, không chỉ ở hoạt động góc mà còn ở các hoạt động khác
tôi trình chiếu một vài chương trình cho các bé xem thì trẻ tỏ ra rất thích thú (tôi

cho trẻ quây quần bên ti vi màn hình lớn và dùng máy vi tính mở cho trẻ xem vì
điều kiện trường không có máy chiếu).
3. Ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời là hoạt động trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên
nhiên, được thay đổi trạng thái hoạt động, đáp ứng nhu cầu vui chơi, hiếu động.
Tuy nhiên không thể thiếu được là phần quan sát có mục đích. Với mỗi chủ
đề thì có đề tài quan sát khác nhau phù hợp nội dung chủ đề đó. Có những chủ
đề có những đồ dùng vật thật để quan sát. Như chủ đề “Trường mầm non”. Có
những chủ đề việc tìm kiếm đồ dùng học liệu phục vụ cho việc quan sát ngoài
trời dễ dàng gần gũi như chủ đề “Gia đình”. Như quan sát các đồ dùng, tôi có
thể tìm kiếm, nhưng cũng có những chủ đề mà việc tìm kiếm đồ dùng học liệu
rất khó khăn, trẻ thích những gì mới lạ, hấp dẫn, đẹp mắt… mới lôi cuốn được
sự chú ý của trẻ, để đạt được yêu cầu thì điều đầu tiên là phải làm cho trẻ tập
trung chú ý vào bài dạy của cô.
14


Ví dụ: Chủ đề “Giao thông” tôi muốn cho trẻ trò chuyện tìm hiểu về tàu thủy,
tôi không thể mang tàu thủy thật ra được, còn sử dụng mô phỏng bằng hình tàu
thủy thì trẻ được nhìn thấy nhiều. Trong điều kiện đó thì việc tiếp cận thông tin
hiện đại là một biện pháp hữu hiệu, tôi tìm kiếm trên mạng để có được các hình
ảnh phong phú, và hình ảnh thật về các phương tiện giao thông đường thủy.

Hình ảnh “Quan sát tàu thủy”
4. Ứng dụng công nghệ trong hoạt động chiều.
Theo lịch sinh hoạt hằng ngày của trẻ vào buổi chiều có thời gian chơi tự
do, ngoài việc dạy trẻ theo chương trình phân phối, tôi còn hướng dẫn trẻ các
thao tác cơ bản khi sử dụng máy vi tính như: Nhấp chuột, mở loa, quay lại
(Back), nhấp đôi chuột… hay chơi các trò chơi trên máy vi tính: Làm cho hoa
đào nở (Excel), đưa thú về chuồng, chọn giày cho bạn (đĩa Kidsmart)…trẻ rất

thích.
Hay tôi cho trẻ ôn luyện các hoạt động đã học: Như ôn chữ cái đã học tôi
cho trẻ nhấp chuột cho các chữ cái chạy ra và trẻ cùng đọc các chữ cái, cho trẻ
xem các video, nghe các bài hát về chủ đề trẻ đang học.
Hoạt động cho trẻ làm quen với bài mới như: Cho trẻ quan sát một số loại
hoa, quả cho trẻ kích chuột hình ảnh chạy ra cả lớp cùng đọc
5. Ứng dụng công nghệ trong hoạt động đón trả trẻ, mọi lúc mọi nơi.
* Đối với hoạt động đón, trả trẻ.
Buổi sáng trong giờ đón trẻ, buổi chiều trong giờ trả trẻ tôi thường dùng máy
vi tính mở nhạc, cũng có thể là mở truyện, họat hình mở các video clip về chữ
cái, số cho trẻ xem. Điều này sẽ rất có ích không chỉ làm cho không khí lớp
thêm sôi động mà trẻ được làm quen với các bài học góp phần phát triển trí tuệ,
thẩm mĩ cho trẻ.
Trong khi chờ phụ huynh đến đưa đón, thấy tôi sử dụng máy vi tính để mở
nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình cho trẻ nghe một vài cháu tò mò tiến lại gần và
hỏi: “Cô ơi đây có phải tivi không cô?” Trẻ vẫn còn chưa biết phân biệt đâu là
máy tính, đâu là tivi, tôi đã nhẹ nhàng hướng dẫn và chỉ rõ từng phần của máy vi
15


tính cho trẻ biết. “Đây là máy vi tính, nó giúp chúng ta rất nhiều việc như: đánh
chữ, nghe nhạc, học tập ngoài ra các con còn có thể chơi rất nhiều trò chơi trên
máy rất hay…”
* Đối với hoạt động mọi lúc mọi nơi
Tôi giới thiệu qua về các bộ phận của máy tính gồm: màn hình, con chuột,
bàn phím…. sau đó tôi làm chậm một số thao tác cho trẻ xem như: Khởi động
máy, cách rê chuột, nhấp chuột chọn biểu tượng, thoát chương trình… Tôi chọn
một bé nhanh nhẹn lên làm thử thao tác. Tôi mời bé Khánh Ly ban đầu bé hơi
lúng túng trong việc rê chuột đến biểu tượng và khó mà nhấp liên tục được 2 cái
nên tôi đã nhẹ nhàng chỉ bé cách làm, tôi đã cầm tay bé thực hiện, sau đó cho bé

tự làm lại vài lần và bé đã thực hiện được. Tôi chia trẻ thành các nhóm nhỏ và
lần lượt hướng dẫn từng nhóm trẻ thực hiện, có thể dạy trẻ mọi lúc mọi nơi tôi
đã cùng với giáo viên đứng lớp với mình hướng dẫn cho các bé thực hành.

Hình ảnh “Cô hướng dẫn trẻ làm quen với máy vi tính”
Qua hoạt động đón trả trẻ và mọi lúc mọi nơi cô và trẻ được gần gũi thoải mái
bên nhau trẻ luôn đặt ra các câu hỏi và khám phá các hiện tượng xung quanh, tôi
cũng luôi cũng cố được cho trẻ. Vì vậy khi khảo sát chỉ số “26: Trẻ tò mò và
ham hiểu biết” đa số trẻ đạt được chỉ số.
6. Ứng dụng công nghệ trong hoạt động ăn, ngủ.
Trong thời gian công tác tại trường, vào giờ ngủ buổi trưa tôi thường nghe
những bài hát rất hay, cũng có khi là các bản nhạc được phát ra từ một lớp nào
đó, điều này làm tôi suy nghĩ tôi đã tìm đến hỏi đồng nghiệp của mình tại sao lại
mở nhạc khi ngủ thì đồng nghiệp tôi trả lời là khi có nhạc sẽ rất dễ ngủ, biết
được câu trả lời như vậy làm cho tôi nảy ra ý định sẽ thử nghiệm tại lớp. Đến
giờ ngủ trưa khi đã ổn định các cháu vào vị trí tôi thường mở các bản nhạc nhẹ,
nhạc có tác dụng thư giãn khi ngủ, tôi coppy trên mạng, các bản nhạc với giai
điệu nhẹ nhàng, du dương và nhận thấy rằng trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng, nhanh

16


hơn. Trước kia trẻ thường hay nói chuyện trước khi ngủ nhưng khi mở nhạc trẻ
ít nói chuyện hơn hẳn và ngủ cũng sâu giấc hơn, ít bị tác động bên ngoài.
Giờ ăn cũng vậy, tôi mở nhạc không có hình ảnh, nhẹ nhàng với âm lượng
vừa phải giúp trẻ vừa ăn vừa được thưởng thức âm nhạc nhưng lại không gây
ảnh hưởng tới việc ăn của trẻ.
7. Hoạt động trẻ thực hành trải nghiệm.
Thường xuyên quan tâm đối với trẻ có khả năng và trẻ yếu trong lớp, với
trẻ đặc biệt và nhận thức chậm thì quả thật là một điều khó khăn cho những giáo

viên khi chăm sóc giáo dục, với tấm lòng yêu thương trẻ, muốn trẻ hòa nhập
cùng các bạn và cùng được khám phá về thế giới công nghệ thông tin từng bước
tôi cho trẻ làm quen.
Đối với những nhà không có máy vi tính trẻ gắn liền với cô, những nhà có
máy vi tính thì ngoài cô hướng dẫn thì về nhà trẻ cũng được thực hành. Một số
trẻ rất ít hoạt động, chỉ thích ngồi một chỗ, kể cả khi tôi động viên cháu ra chơi
với các bạn cháu cũng không thích. Thấy biểu hiện cháu như thế tôi đã tìm hiểu
và biết được cháu rất thích xem múa hát vì vậy tôi đã coppy chương trình ca
nhạc có kèm theo múa sôi động cho trẻ xem, đặc biệt nhờ thiết bị 3G để mở trực
tiếp trên mạng chương trình “Nhảy cùng bi bi”, dạy các bé hát múa, trẻ đã rất
thích. Đồng thời với quyết tâm cho các bé được hòa nhập cùng bạn tôi cùng chị
đồng nghiệp dạy cùng lớp dỗ dành trẻ đến bên máy vi tính cầm chuột mở máy
có đoạn video clip về nhạc mầm non, tôi nắm tay bé và tất cả học sinh trong lớp
hát múa theo trong máy, bé rất thích thú, dần dần trẻ đã thích hoạt động hơn.
Với trẻ chậm về nhận thức và hiếu, tôi tìm hiểu và biết rằng trong các giờ
hướng dẫn trẻ hoạt động trẻ thường hay tập trung chú ý ngắn hơn các bạn khác,
dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, biết được như thế tôi đã xây dựng
những bài dạy với nhiều hình ảnh sống động hơn, lôi cuốn hơn. Ví dụ: Hình ảnh
con sư tử, hiệu ứng xuất hiện con sư tử nhưng không chỉ hình ảnh con sư tử mà
còn nghe tiếng gầm lên, rượt đuổi con mồi làm cho bé bị cuốn hút vào hoạt động
của con vật.
Đối với bé những bé phát âm chưa rõ, trong hoạt động vui chơi tôi thường
thay đổi góc chơi và cho các bé này vào góc học tập chơi các trò chơi như: Nghe
và đọc theo, làm cho hoa nở (ecxel) dạy cho bé nhấp chuột vào cành cây, hoa nở
ra đẹp, bé rất thích và khoe với bạn, cô. Hay ở trò chơi chọn quần áo, giày dép
theo đúng người trong gia đình (có kèm theo âm thanh), mỗi khi bé chọn vào đồ
dùng nào sẽ có âm thanh yêu cầu bé là chọn cho ai? Bé đã tự trả lời trên máy. Bé
trở nên tự tin hơn, không còn rụt rè, và thường nói chuyện với cô hơn.

17



Hình ảnh bé đang học kidsmart và trò chơi trên phần mềm giáo án điện tử
8. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh tích cực cho trẻ làm quen với máy tính.
Phối hợp cùng phụ huynh tuy đa phần lớp tôi gia đình các bé không có máy
vi tính vì hoàn cảnh gia đình còn rất khó khăn nhưng bên cạnh đó cũng có một
vài gia đình bé có máy vi tính như bé: Phương Thảo, Khánh Ly, Thủy Tiên…
Tôi đã tìm hiểu và trao đổi với phụ huynh hãy mạnh dạn cho các bé làm quen
với máy vi tính và sử dụng một số thao tác, vì đa phần phụ huynh rất e ngại
trong việc cho trẻ tiếp xúc với máy sớm và sợ bé sẽ phá lung tung, nhưng tôi đã
giải thích và động viên họ phối hợp cùng tôi. Từ đó phụ huynh đã mạnh dạn cho
trẻ làm quen với máy và hướng dẫn bé sử dụng một thao tác. Ngoài ra còn trao
đổi với phụ huynh một số trò chơi trên đĩa, chương trình trên mạng phù hợp với
trẻ như: Bé học vẽ cùng họa sĩ đốm, bé tập tô màu, Kidsmart…khuyến khích
phụ huynh nối mạng hoặc mua đĩa về cho các cháu chơi.
Hiện nay trước tình hình trẻ em quá ham chơi game đã làm cho phụ huynh
rất e ngại trong việc cho trẻ tiếp xúc với máy vi tính sớm, họ lo sợ cho trẻ nếu
trẻ biết sử dụng máy vi tính quá sớm thì trẻ sẽ ham chơi game và một khi trẻ đã
quá mê mẫn với trò chơi mà ngồi hoài trên máy thì sẽ rất có hại đến sức khỏe
của trẻ, mắt của trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy rất ngắn chúng ta
không quên nhắc nhở khoảng cách của trẻ ngồi so với máy vi tính.
Do đã học tập, tìm hiểu về công nghệ thông tin và chương trình Kidsmart
nên tôi đã ứng dụng vào trong giảng dạy, tìm những tài liệu như đĩa trò chơi,
chương trình giúp trẻ phát triển tư duy được dowload từ trên mạng về tôi thường
chia xẻ với đồng nghiệp và phụ huynh như mang USB đến lớp coppy để về nhà
trẻ có thể được luyện tập thêm.
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích và
hứng thú khi tham gia vào các hoạt động có liên quan, phụ huynh đã quyên góp
mua một bộ máy vi tính cho lớp thuận lợi cho các cháu được học, chơi thường
xuyên hơn.


18


Qua hoạt động dạy bằng phương pháp này tôi nhận thấy trẻ rất thích chăm
chú nghe và theo dõi từng cử động của các nhân vật trong truyện, hay những đồ
vật con vật nên kết quả đạt rất cao, hầu hết các trẻ nhớ được cốt chuyện. Từ đó
tôi có thể định hướng giáo dục trẻ theo nội dung chuyện, trẻ dễ tiếp thu hơn so
với phương pháp dạy theo truyền thống giáo viên tự vẽ truyện để dạy trẻ. Khi
ứng dụng các công nghệ thông tin vào các hoạt động, gíup cho tất cả giáo viên
dù có năng khiếu, hay không có năng khiếu thì việc tìm kiếm các hình ảnh trên
mạng để ghép tranh thì rất là dễ, sưu tầm tranh ảnh và tư liệu rất nhanh không
tốn nhiều thời gian.
- Các trò chơi sử dụng hình ảnh đẹp, có sự chuyển động, các âm thanh phát
ra nhằm phát triển sự hứng thú của trẻ, phát huy được tính tích cực chủ động
của trẻ từ đó phát triển được ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
cũng như ở hoạt động làm quen với khám phá khoa học, xã hội, chữ cái, nếu
như không dạy trẻ trên vi tính thì tôi mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị
đồ dùng của cô, của trẻ. Đồ dùng của cô rất nhiều cho nên đôi lúc sử dụng đồ
dùng còn lúng túng, còn đồ dùng của trẻ, những đồ dùng đó được lặp đi lặp lại
từ hoạt động này qua hoạt động khác, vì vậy trẻ thấy nhàm chán quá quen thuộc
với những đồ dùng đó không gây được được hứng thú cho trẻ nên kết quả sau
buổi học chưa khả quan.
IV. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
Qua gần một năm thực hiện đề tài này kết quả đạt được trên trẻ rất khả
quan đặc biệt là chất lượng trên trẻ tiến bộ rõ rệt. Sau đây là kết quả khảo sát
trên trẻ lần 2. Khi đã rút kinh nghiệm và thực hiện một số biện pvháp trên.
Số
trẻ


TT
1
2

28
3
4

T

%

Kết quả trên trẻ
Đạt
K % TB %

13

46

8

29

7

25

0


0

14

50

7

25

5

18

2

7

11

39

8

29

9

32


0

0

9

32

11

39

7

25

1

4

Nội dung khảo sát
Khả năng làm quen bật,
tắt máy vi tính
Khả năng sử dụng các trò
chơi trong giáo án điện tử
Khả năng bấm rê chuột
thực hành trong hoạt
động học và chơi
Chất lượng học của trẻ



Y %

Từ kết quả khảo sát này cho thấy số cháu đạt (tốt, khá, trung bình) tăng
cao, số cháu chưa đạt (yếu kém) giảm rõ rệt.
Việc giúp trẻ tiếp cận tin học, tôi thấy các cháu ở lớp tôi đã không còn bỡ
ngỡ, rụt rè khi được làm quen như ban đầu. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin
19


chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp tôi ngày càng được nâng cao, trẻ thích
được đến lớp, hứng thú, tích cực, chủ động và sáng tạo tham gia vào hoạt động
học, phát huy tính ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá của trẻ.
Về bản thân trong quá trình thực hiện tôi thấy mình được nâng cao hơn về
chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt, tự tin và sáng
tạo hơn.
Qua đó tôi rút ra được một số bài học cho bản thân
+ Giáo viên phải lắm vững phương pháp dạy tất cả các hoạt động.
+ Luôn tìm tòi ý tưởng từ trẻ để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng
được ở nhiều hoạt động khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi
+ Việc sử dụng các phần mềm Power point trong các hoạt động học thu hút
được sự chú ý của trẻ, vì vậy kết quả đạt được sau buổi học khả quan hơn.
+ Khi thiết kế các bài dạy phải căn cứ vào nhận thức thực tế của trẻ để đưa
ra những trò chơi phù hợp với từng độ tuổi.
+ Không ngừng học tập bồi dưỡng kỹ năng thực hành vi tính để xử lý kỹ
thuật tốt hơn, tham khảo tài liệu tin học để nâng cao trình độ chuyên môn.
Thông qua các bài học có ứng dụng công nghệ thông tin thì những hành vi
đẹp, những kĩ năng sống được truyền đạt đến trẻ một cách nhẹ nhàng hình thành
cho trẻ nhận thức về cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp và kĩ năng sống cho trẻ.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

I. KẾT LUẬN
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp tôi tiết kiệm được thời gian và
kinh phí cho việc làm đồ dùng với giáo viên mầm non lượng công việc rất
nhiều, vì vậy chúng ta phải tìm biện pháp, phương pháp để giảm bớt thời gian,
lượng công việc, nhưng hiệu quả và chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo thì
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất cần thiết.
Trước hết giáo viên phải có một số hiểu biết cơ bản về máy tính, cách sử
dụng, cách xử lý tình huống khi dùng máy tính. Bởi vì máy móc nên trong quá
trình thực hiện có thể gây ra một số tình huống bất ngờ cho giáo viên, luôn có kế
hoạch trước để tìm kiếm, chuẩn bị hình ảnh, tài liệu cho các hoạt động, có thể
chủ động khai thác những hình ảnh phong phú trên internet.
Để thực hiện được các thao tác làm video tạo ra các hình động, tiếng kêu
thì máy tính của bạn cần cài thêm một số phần mềm như: Flash, proshow …tuy
công nghệ thông tin mang lại nhiều tiện dụng cho giáo viên nhưng giáo viên
phải biết cách sử dụng sao cho phù hợp, có sự phối kết hợp với các phương pháp
trực quan khác, như vậy kết quả giáo dục mới đạt hiệu quả cao.

20


Luôn học hỏi chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng sử dụng công nghệ thông
tin, nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin mà đã tiết kiệm được thời gian cho
bản thân: Lưu lại các giáo án điện tử, bài giảng điện tử.
Từ nghiên cứu đề tài, thực hiện nội dung đề tài tôi đã suy nghĩ và đưa ra
những biện pháp cho bản thân. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các cấp lãnh đạo cũng như chị em đồng nghiệp.
II. ĐỀ XUẤT
Ban giám hiệu nhà trường cần tham mưu tốt với lãnh đạo địa phương cũng
như tuyên truyền vận động sự ủng hộ của phụ huynh để bổ sung thêm cơ sở vật
chất và các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập của trẻ, mỗi lớp đủ băng đĩa,

đài, đàn, máy vi tính, phục vụ công tác ứng dụng công nghệ hiện đại để thực
hiện chương trình chăm sóc giáo dục thuận tiện và hiệu quả hơn.
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo nên có lớp tập huấn cho tất cả giáo viên về việc
sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trang bị thêm máy vi
tính cho các trường. Ban hướng dẫn nghiệp vụ của phòng tổ chức các hoạt động
dạy mẫu để giáo viên được học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn giảng dạy.
* Trên đây là bài học kinh nghiệm tôi rút ra trong quá trình thực hiện “Ứng
dụng công nghệ thông tin”. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, thực hiện đề
tài này không tránh khỏi những lúng túng, thiếu sót. Mong hội đồng khoa học,
các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi có thêm kinh nghiệm bổ ích hơn khi dạy trẻ.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Lĩnh ngày 05 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của tôi viết, không sao chép
của người khác
Người thực hiện

Yên Thị Tương
Nguyễn Thị Tuyết

21



×