Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Quan ly MN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
Chức vụ : Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Thị Trấn
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2015


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề,
do gia tăng dân số và đô thị hoá ở nhiều nơi, khí thải của các công trường nhà
máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều, nhưng chưa được xử
lý tốt.
Sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản
gây nên sự ô nhiễm và suy thoái môi trường. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường
là một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu và là vấn đề cần thiết, liên tục có tính
xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con ngươi ngay từ tuổi ấu thơ.
Để bảo vệ môi trường con người cần thực hiện hàng loạt các biện pháp
khác nhau.Trong đó có biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường được xem là một
trong những biện pháp có hiệu quả. Các nhà khoa học đều cho rằng, giáo dục
bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non, bởi
vì ở lứa tuổi này dễ hình thành các nề nếp thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ


sở cho việc hình thành nhân cách con người.
Tại chỉ thị số 02/2005/BGD và ĐT, ngày 31 tháng 1 năm 2005 của bộ giáo
dục và đào tạo, đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non là hình thành
cho trẻ những hiểu biết đơn giản về cơ thể, về môi trường sống của bản thân nói
riêng và con người nói chung, biết giữ gìn sức khoẻ bản thân, có hành vi ứng xử
phù hợp để bảo vệ môi trường. Biết sống thân thiện với môi trường nhằm đảm
bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Chính vì những lý do trên mà bộ giáo dục và đào tạo đã đưa chuyên đề
“Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non” là một chuyên đề trọng
tâm trong năm học 2014-2015. Chuyên đề đã làm tôi thật sự tâm đắc và khiến
tôi suy nghĩ, trăn trở rất nhiều là làm thế nào để tổ chức thực hiện chuyên đề
giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non đạt hiệu quả tốt nhất.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo
sát sao của phòng giáo dục & đào tạo, về công tác thực hiện chuyên đề giáo dục
và bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non.
- Trường được xây dựng khu trung tâm của Thị Trấn Nga Sơn thoáng mát,
thuận lợi về nhiều mặt như giao thông, nguồn nước, nguồn điện sáng có cảnh
quan sư phạm đẹp.
- Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, 100% giáo
viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Ban giám hiệu nhà trường đoàn kết, nhất trí cao trong việc lãnh chỉ đạo
mọi hoạt động của nhà trường.
- Thị Trấn còn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, được các cấp các
ngành quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về nhiều mặt, giúp nhà trường hoàn thành

tốt mọi nhiệm vụ đã đề ra.
Mặt khác Thị Trấn Nga Sơn. Vừa được chuyển sang khu trường mới.
Xong hiện nay nhà trường vẫn còn thiếu vườn cổ tích vườn thiên nhiên, các loại
cây xanh tuy đã có nhưng còn hạn chế về chủng loại, một số ít phụ huynh học
sinh còn hạn chế về công tác bảo vệ môi trường.
- Ở một số gia đình ý thức bảo vệ môi trường của người lớn chưa tốt, do
đó đã ảnh hưởng đến ý thức thực hiện của trẻ về bảo vệ môi trường ở trường
mầm non Thị Trấn Nga Sơn cũng chưa được tốt.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1. Kết quả khảo sát thực trạng:

3


Số trẻ biết chia sẻ và hợp
tác với bạn bè và mọi người
xung quanh, về công tác
bảo vệ môi trường
Số
C
Tốt K
TB
trẻ
Đ
291
cháu

Trẻ có hành vi bảo vệ môi
trường
Số

trẻ

Tốt

K

TB



291

38

45

63

19

45

57

53

20

86


105

80

6,8

70

112

90

%

%

%

%

%

%

%

Trẻ có phản ứng với các
hành vi của con người
làm bẩn môi trường và
phá hoại môi trường

Số
T
Tốt K

trẻ
B
291

32

47

52

21

6,5

75

100

95

7,38

%

%


%

%

%

Qua kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy rằng: Giáo dục bảo vệ môi trường
cho trẻ trong trường mầm non quả thật rất cần thiết, và để công việc giáo dục
bảo vệ môi trường trong trường mầm non đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đơn vị, theo hướng
đi của riêng mình.
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
Biện pháp 1: Tăng cường về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công
tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Môi trường trong trường mầm non là toàn bộ môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội và môi trường nhân tạo. Đó là môi trường trong phòng, lớp học và
môi trường ngoài phòng lớp học bao quanh cuộc sống học tập, vui chơi của đứa
trẻ ở trường mầm non.
Môi trường trong phòng, lớp học bao gồm: Bàn ghế, giá, tủ, đồ dùng, đồ
chơi, hệ thống các biểu bảng phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Môi trường ngoài lớp học bao gồm: Sân chơi và các thiết bị ngoài trời, khu
vui chơi với cát, nước, cổng, biển trưởng, hàng rào, vườn hoa, cây, rau.
Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của nhà nước, nên việc phát
triển hệ thống trường lớp mầm non của Huyện Nga Sơn đang từng bước được
khởi sắc, các xã trong Huyện đã xây dựng được khu trường khang trang. Trường
mầm non Thị Trấn Nga Sơn cũng vừa mới chuyển sang khu mới. Có đầy đủ đồ
dùng đồ chơi. Khuôn viên trường rộng rãi thoáng mát, phụ huynh học sinh rất
phấn khởi mỗi khi đến trường.
4



Sau khi được tiếp thu chuyên đề tại Huyện, tôi đã mạnh dạn tham mưu với
BGH có kế hoạch đầu tư một số trang thiết bị cơ bản phục vụ cho công tác giáo
dục chuyên đề tại trường như: Mua một số thùng đựng rác thải cho các nhóm
lớp và khu vui chơi, mua các vật liệu cần thiết cho việc trang trí góc tuyên
truyền, quy hoạch khuôn viên trường. Trong năm qua nhà trường đã tuyên
truyền, vận động phụ huynh học sinh đóng góp kinh phí, mua mới 12 xô đựng
rác thải trị giá 800.000đ, mua vật liệu phục vụ cho công tác trang trí lớp với trị
giá 5.850.000đ, mua, đóng mới bàn ghế, sạp ngủ, tủ đựng đồ dùng đồ chơi, bàn
ghế văn phòng với trị giá 45.150.000đ. Bên cạnh đó tôi còn vận động phụ huynh
học sinh ủng hộ kinh phí mua 5 ghế đá tặng nhà trường với số tiền là
2.500.000đ. Trong năm học qua 10/10 nhóm lớp đều xây dựng được góc tuyên
truyền về giáo dục bảo vệ môi trường trong lớp, khu vườn của bé đã được các
đồng chí đoàn viên trong công đoàn trồng các loại rau xanh, vừa cung cấp rau
sạch cho nhà bếp, vừa là góc để trẻ khám phá khoa học, vừa đảm bảo vệ sinh
môi trường.

Biện pháp 2: Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ:
Thực hiện nghị quyết 41/ NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của bộ
chính trị đã ra. Nghị quyết về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH,HĐH đất nước” với phương châm “Lấy phòng ngừa và hạn chế tác động
sấu đối với môi trường là chính” Nghị quyết coi tuyên truyền giáo dục nâng cao
5


nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường là giải pháp số 1 trong bảy giải
pháp bảo vệ môi trường của nước ta.
Ngày 21 tháng 4 năm 2006 Bộ giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị số
3200/2006/BGD&ĐT. Chỉ thị ghi rõ “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường trong trường mầm non giai đoạn 2005-2010”

Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục đưa nội dung chuyên đề giáo dục
bảo vệ môi trường, chính vì thế mà ngay từ đầu năm học nhà trường đã tạo điều
kiện để 100% Cán bộ - Giáo viên được tham gia tiếp thu chuyên đề, cung cấp
tài liệu cho cán bộ giáo viên tham khảo và áp dụng vào công tác giáo dục trẻ.
Thông qua việc tiếp thu chuyên đề giúp giáo viên nắm được mục đích, ý nghĩa,
yêu cầu của chuyên đề về giáo dục bảo vệ môi trường. Bên cạnh nhà trường còn
tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề, đưa ra các tiêu chí để các khối thảo
luận, rút kinh nghiệm, đồng thời cho giáo viên đăng ký thực hiện chuyên đề, nôi
dung của phiếu đăng ký nêu lên mục tiêu cần đạt, danh hiệu lớp, danh hiệu cá
nhân..
Bản thân là phó hiệu trưởng, ngay sau khi được tiếp thu chuyên đề, tôi đã
xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề phổ biến đến tất cả giáo viên trong trường
Ví dụ:
Tháng

Nội dung kiểm tra

Người được kiểm tra

8+ 9/2014

- Các nhóm lớp xây dựng góc tuyên Tất cả các nhóm lớp
truyền về chuyên đề
- Điều kiện thực hiện chuyên đề

10/2014

- Kiểm tra nội dung lồng ghép tích

GV Mai Thị Thuý : Lớp5 tuổi


hợp chuyên đề “Bảo vệ môi trường” GV Mai Thị Thanh Huyền : Lớp
vào các hoạt động
4 tuổi
GV Trịnh Thị Duyên: Lớp 3 tuổi
11/2014

Xây dựng giờ dạy mẫu

GV Mai Thị Thúy : Lớp 5 tuổi
6


Tổ chức dạy mẫu
12/2014

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện

Tất cả các nhóm lớp

chuyên đề bảo vệ môi trường học kì I
Kiểm tra nội dung lồng ghép chuyên
đề vào các hoạt động
Qua việc tổ chức các hoạt động đã giúp cho giáo viên cập nhật được tình
hình môi trường của Việt Nam nói chung và của nhà trường và địa phương nói
riêng. Từ đó có kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức các hoạt động lồng ghép
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày của trẻ một
cách phù hợp.

Biện pháp 3. Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề:

Muốn chỉ đạo tốt chuyên đề, cần phải xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể
ngay từ đầu năm học và để kế hoạch đúng với tình hình thực tế, không bị động
trong quá trình thực hiện, cần có sự bàn bạc thống nhất của ban giám hiệu và
giáo viên.
Khi xây dựng kế hoạch, người phụ trách chuyên môn phải có nội dung,
biện pháp, thời gian thực hiện cụ thể. Căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên, vào
7


nhiệm vụ, kế hoạch năm học của nhà trường và nắm vững nội dung trọng tâm
của chuyên đề.
Ngoài kế hoạch thực hiện chung cho cả năm học, thì từng chủ đề phải được
lồng ghép nội dung chuyên đề sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề đó.
Ví dụ:
Chuyên đề
Bảo vệ môi

Nội dung

trường

- Trẻ hiểu biết về môi trường trong trường mầm non (Phòng,

Chủ đề:

nhóm, lớp, sân, vườn, cống, rãnh, đồ dùng, đồ chơi) Môi

Trường mầm

trường trong gia đình (Nhà cửa, sân vườn, đồ dùng sinh hoạt


non

trong gia đình)

* Mục tiêu của chuyên đề:

- Nhận biết môi trường bẩn, môi trường sạch trong gia đình và
trong trường mầm non.
- Có hành vi phù hợp để bảo vệ môi trường (Không vứt rác
bừa bãi trong sân trường, lớp học, trong gia đình, nơi công
cộng)
- Biết sắp xếp đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ
dùng sinh hoạt trong gia đình và trong trường mầm non gọn
gàng, ngăn nắp…
- Biết quyết dọn vệ sinh phòng, nhóm, lớp, đồ dùng, đồ chơi
sạch sẽ, biết cùng cô lau chùi đồ dùng đồ chơi.

* Hình thức tổ chức:
- Giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
+ Thông qua hoạt động đón, trả trẻ:
Trò chuyện đàm thoại với trẻ về môi trường bẩn, môi trường
sạch trong trường mầm non và trong gia đình trẻ, hình thành
hành vi đúng đối với môi trường cho trẻ.Biết cất đồ dùng cá
nhân, đồ chơi đúng nơi quy định, biết bỏ rác vào thùng rác…
biết nhặt lá vàng rơi trong sân trường, dọn vệ sinh lớp học.
8


+ Thông qua hoạt động học:

Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện. Có trong chủ đề,
nhằm hình thành cho trẻ hành vi đúng về vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường (VD bài thơ bé ơi.)
+ Thông qua hoạt động vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
Giáo dục trẻ biết rửa tay chân, mặt mũi sạch sẽ trước và sau
khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ngủ dậy, biết ăn hết xuất,
không làm rơi vãi thức ăn trên sàn nhà.
+ Thông qua hoạt động vui chơi:
Cho trẻ dạo chơi tham quan, quan sát, nhận xét về công việc
của bác lao công, bảo vệ, quét dọn sân trường. Trò chuyện về
công việc hàng ngày của bố, mẹ trẻ trong gia đình.
Việc lồng ghép kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt
động hàng ngày như: Hoạt động góc, hoạt động giáo dục, hoạt động nuôi dưỡng.
Phải phù hợp và theo hướng tích hợp, do giáo viên tự chọn. Vì vậy việc lồng
ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động không thể tuỳ tiện,
mà phải dựa vào các nguyên tắc khoa học, rõ ràng, phải có hệ thống và phù hợp
với trẻ (Với độ tuổi) và tránh trùng lặp. Do đó, sau khi có kế hoạch của nhà
trường và của chuyên môn, tôi chỉ đạo cho giáo viên các nhóm lớp lên kế hoạch
thực hiện chuyên đề cho lớp mình chủ nhiệm (Kế hoạch này được ghi cụ thể vào
kế hoạch nội dung lồng ghép trong tuần của từng chủ đề)

9


Ví dụ: Trong kế hoạch tháng 9 (lớp 5-6 tuổi) Giáo viên chủ nhiệm: Mai Thị
Thúy
* Đối với giáo viên:
- Trang trí lớp nổi bật chủ đề bản thân và chuyên đề bảo vệ môi trường như:
+ Xây dựng góc “Những điều phụ huynh cần biết” “Bé với môi trường”
+ Trao đổi cùng phụ huynh hàng ngày trong khi đón, trả trẻ về hành vi của

trẻ đối với môi trường.
+ Tập trung hình thành và rèn một số kỹ năng về bảo vệ môi trường cho trẻ.
* Đối với trẻ:
+ Biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
+ Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
+ Biết vứt rác vào thùng rác. Biết cùng cô lau chùi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi.
+ Biết lau lá cây, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên.
* Tổ chức giờ dạy mẫu và phân công dự giờ chéo.
Các giờ dạy mẫu phải được đầu tư chặt chẽ về nội dung, hình thức và
phương pháp dạy theo hướng mở. Phải chọn giáo viên có năng lực chuyên môn
vững vàng để cùng ban giám hiệu xây dựng giáo án mẫu, tổ chức tiết dạy mẫu
tại trường, để tất cả giáo viên trong trường dự và rút kinh nghiệm tại buổi họp
chuyên môn.
Trong năm qua hoạt động dạy mẫu (Xé dán vườn cây ăn quả) lớp 5-6 tuổi:
Giáo viên: Lê Thị Hương thực hiện, được nhà trường và giáo viên đánh giá cao.
Ngoài các tiết dạy mẫu do ban giám hiệu đầu tư, tôi còn phân công để giáo
viên dự giờ chéo, các giờ có đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, của đồng
nghiệp, theo từng nhóm nhỏ. Mỗi giáo viên được dạy và dự giờ đồng nghiệp ít
nhất 6 tiết / năm. Nhờ vào công tác bồi dưỡng chặt chẽ với nhiều hình thức nên
100% giáo viên trong trường nắm vững được nội dung chuyên đề và thực hiện
một cách có hiệu quả.
10


Cụ thể có 16/18 giáo viên có giờ dạy đạt loại tốt, các giờ dạy có lồng ghép
nội dung bảo vệ môi trường.

* Coi trọng công tác cho trẻ thực hành trải nghiệm:
Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường
phù hợp với khả năng của trẻ, điều quan trọng là giáo viên luôn làm mẫu cho trẻ

làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn trẻ và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những
việc làm có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biết yêu quý,
gần gũi môi trường và biết đánh giá cao hành vi tốt, sấu của con người trong
việc chăm sóc, bảo vệ môi trường.
Tôi đã thiết kế một số bài tập cho trẻ thực hành ở 3 lớp mẫu giáo lớn, và
yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp nghiêm túc thực hiện như sau:
* Lập bảng “Bé trực nhật”.
Bảng được làm bằng 1/4 tờ bìa rô ky, trong đó 1/3 miếng bìa dùng làm
bảng được dành để gắn ảnh của trẻ, 2/3 còn lại gắn các túi đựng tranh ảnh minh
hoạ về công việc bé làm trong phiên trực nhật đó:
11


Giáo viên cần hướng dẫn trẻ, để trẻ biết được nhiệm vụ của mình ngày
hôm đó sẽ là gì, nhờ nhìn vào các tranh minh hoạ cô gắn bên cạnh, và mỗi ngày
cô lại thay tên trẻ bằng cách thay ảnh trẻ theo nhóm.
* Nhà khoa học nhỏ tuổi:
Với tên gọi này, giáo viên cho trẻ làm những thí nghiệm đơn giản như:
- Dùng 2 chậu nước sạch như nhau, sau đó cho đất cát bẩn vào 1 chậu, để
một lúc và cho trẻ so sánh, nhận xét chậu nước nào có thể đem dùng, chậu nước
nào không thể dùng được nữa, vì sao?
- Ươm 2 cây vào 2 chậu đất, một cây được tưới nước hàng ngày, còn một
cây không được tưới nước, sau ít ngày cho trẻ nhận xét, điều gì sẽ sảy ra với 2
cây đó.
Thông qua các thí nghiệm nhỏ đó, giáo viên giải thích để trẻ hiểu biết thêm
về môi trường và trách nhiệm của trẻ đối với môi trường.
* Tổ chức buổi lao động của bé: Hàng tuầm vào sáng thứ 2 hoặc chiều thứ 6
(Nếu trời mưa) Sau khi tập thể dục buổi sáng hoặc trước khi bình bé
ngoan, giáo viên cho trẻ tham gia lao động trong lớp như:
+ Lau chùi đồ dùng, đồ chơi bằng khăn ẩm.

+ Sắp xếp lại đồ dùng, đồ chơi.
Tổ chức lao động ngoài lớp học (Nếu trời không mưa) như:
+ Nhặt lá vàng rơi ở sân trường.
+ Nhổ cỏ vườn rau của nhà trường.
+ Cùng cô tưới rau, tưới hoa.
Các buổi lao động được tổ chức thường xuyên, tạo thói quen tốt cho trẻ, và
để công việc đạt như mong muốn yêu cầu giáo viên phải nhẹ nhàng hướng dẫn
trẻ cụ thể, tránh nóng vội, quát mắng trẻ.

12


Biện pháp 4: Làm tốt công tác phối kết hợp.
Ngoài việc tham mưu về cơ sở vật chất nói chung, với chuyên đề này, tôi
chú trọng đến vấn đề dùng nguồn nước sạch hàng ngày như: Dùng nước mưa
làm nước nấu ăn cho trẻ, nước giếng khoan phục vụ cho công tác vệ sinh hàng
ngày, đề nghị bảo vệ trường có khu xử lý rác thải hợp vệ sinh và cách xa nơi học
tập, vui chơi của trẻ. Phối hợp cùng ban giám hiệu nhà trường, tham mưu với
chính quyền địa phương, tu sửa lại đường ống thoát nước để thuận tiện cho việc
khơi thông hàng ngày.
*Phối hợp với các tổ chức quần chúng trong nhà trường.
Trong nhà trường đoàn thể mạnh nhất đó là công đoàn. Vì vậy tôi đã trực
tiếp trao đổi với các đồng chí trong ban chấp hành công đoàn, lên kế hoach trồng
rau xanh trong khuôn viên trường. Sau khi có kế hoạch cụ thể, báo cáo lên chi
bộ nhà trường và ban giám hiệu để được đầu tư về kinh phí. Công đoàn cử đoàn
viên hàng ngày chăm sóc rau, tạo cảnh quan môi trường thật sự Xanh - Sạch Đẹp. Trong năm qua nhờ làm tốt công tác tư tưởng cho đoàn viên, nên đoàn viên
đã tham gia tích cực vào công tác cải tạo khuôn viên và thu nhập nguồn kinh phí
13



về cho công đoàn từ bán rau cho nhà bếp. Số tiền đó được chuyển vào quỹ công
đoàn và chi phí cho các hoạt động của công đoàn.
* Phối hợp với phụ huynh học sinh.
Để thực hiện chuyên đề một cách có hiệu quả, thì việc phối kết hợp với
phụ huynh học sinh là một việc làm cần thiết nhất, vì vậy ngay từ đầu năm học
tôi đã tham mưu với thủ trưởng đơn vị, có kế hoạch cụ thể về nguồn thu quỹ phụ
huynh hỗ trợ cho công tác bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
Trong năm qua hội phụ huynh đã hỗ trợ nhà trường đóng mới 50 cái bàn, 300
cái ghế, mua mới 7 tủ đựng đồ dùng, 60 sạp ngủ cho trẻ, 1 bộ bàn ghế văn
phòng và nhiều đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, vui chơi ăn
ngủ của trẻ trong nhà trường, với trị giá.
Việc hình thành và củng cố một số kỹ năng lao động tự phục vụ, lao động
môi trường của trẻ muốn đạt kết quả tốt, thì việc phối kết hợp với phụ huynh là
vô cùng quan trọng, bởi vì số thời trẻ ở nhà chiếm gần 1/3 thời gian trong tuần
(Thứ 7, chủ nhật) Vì vậy nội dung mà tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các
lớp trao đổi với phụ huynh để giáo dục trẻ thực hành đó là:
- Trẻ biết tự làm vệ sinh cá nhân như tự thay quần áo. Đối với trẻ 3-4-5 tuổi)
Đối với trẻ nhà trẻ phụ huynh cần thực hiện thay quần áo cho trẻ hàng ngày.
- Trẻ tự cất đồ dùng, đồ chơi của mình vào tủ gọn gàng, ngăn nắp.
- Biết tự xúc cơm ăn, biết dồn thức ăn rơi vãi vào một nơi (Trẻ 3 - 4 - 5 tuổi)
- Động viên trẻ ăn nhiều loại thực phẩm, ăn hết xuất.

14


- Biết giúp đỡ người lớn những công việc vừa sức trước và sau khi ăn (Chải
chiếu, xếp ghế, chia bát đũa hoặc thu dọn bát thìa, cơm rơi vãi, giấy lau. Sau khi
ăn xong)
Trong khi thực hiện công việc này, người lớn cần giúp trẻ biết phân loại
rác thải sau bữa ăn hàng ngày như: Cơm thừa có thể để lại làm thức ăn cho vật

nuôi, còn các loại túi ni lông, giấy báo dồn lại cho vào hố để đốt đi. Có như vậy
thì mới đảm bảo được vệ sinh môi trường.
- Phụ huynh cần dành thời gian để trò chuyện cùng bé về bảo vệ môi
trường trong những buổi xem ti vi, đọc sách báo (Về nạn phá rừng, săn bắt động
vật quý hiếm)
- Có thể dành thời gian cùng trẻ làm các đồ chơi từ nguyên vật liệu phế
thải, khi làm cần giảng giải để trẻ hiểu, làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải
vừa tiết kiệm được tiền mua sắm, vừa giảm bớt lượng rác thải trong sinh hoạt
hàng ngày (Như làm chong chóng bằng giấy, báo cũ.)
* Phối hợp với trạm y tế Thi Trấn:
Trong năm học nhà trường luôn làm tốt công tác phối kết hợp với trạm y tế
xã, chăm lo đến sức khoẻ của trẻ như (tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ, tiêm
phòng vắcxin, kiểm tra nguồn nước sinh hoạt, giám sát việc tổ chức ăn bán chú
tại trường.

15


Biện pháp 5: Chú trọng công tác tuyên truyền:
Xác định được chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là một
chuyên đề không tốn nhiều đầu tư về kinh phí, mà ở đây ý thức tự giác, suy nghĩ
đúng của mỗi người góp phần tạo nên thành công của chuyên đề, vì vậy việc
tuyên truyền, phối kết hợp với các cấp lãnh đạo địa phương, các tổ chức quần
chúng trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh là việc làm mà tôi chú trọng
nhất.
- Ngay từ đầu năm học, với buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đưa ra ý
kiến của mình với các vị đại biểu đại diện uỷ ban nhân xã và phụ huynh học sinh
về công tác bảo vệ môi trường trong trường mầm non và được phụ huynh đồng
tình ủng hộ.
- Đối với giáo viên, tôi yêu cầu mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên tích

cực trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường. Muốn phụ huynh hiểu được vấn
đề, và có thái độ hưởng ứng tốt thì giáo viên phải có những kỹ năng tuyên
truyền, sức thuyết phục cao.
- Đối việc trang trí lớp cũng cần làm nổi bật nội dung chuyên đề giáo dục
bảo vệ môi trường, đây cũng chính là một hình thức tuyên truyền tốt nhất đến
phụ huynh và học sinh, bằng các góc mở, giáo viên có thể thay đổi các hình ảnh
minh hoạ về công tác bảo vệ môi trường cho trẻ như tranh: Bé quét nhà, bé
chăm sóc cây, con vật, bé nhặt rác bỏ vảo thùng rác. Thông qua đó để giáo dục
trẻ có ý thức ngay từ khi còn nhỏ về hành vi bảo vệ môi trường.
- Đối với nhà trường, tôi tham mưu với thủ trưởng đơn vị thuê người kẽ vẽ
các hình ảnh có nội dung tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường ngay phía
cầu thang lên xuống, nhằm tuyên truyền đến tất cả phụ huynh, học sinh và khách
đến tham quan về công tác bảo vệ môi trường.
- Đối với các hội thi, lễ hội được tổ chức trong nhà trường, bao giờ cũng
được gắn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho cán bộ giáo viên và học
sinh, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên và học sinh như: Thu
dọn, sắp xếp bàn ghế gọn gàng trước và sau khi thực hiện lễ hội, hội thi, Không
16


ăn quà vặt khi nhà trường đang tổ chức lễ hội, hội thi. Chính vì vậy mà trong
năm học qua với những hội thi, lễ hội mà nhà trường tổ chức đã được cán bộ,
giáo viên, phụ huynh và học sinh nhiệt tình ủng hộ về công tác bảo vệ môi
trường.
VD: Trước khi tổ chức hội thi “Bé khỏe – Bé khéo tay” cấp trường, nhà
trường viết thông báo tuyên truyền đến tất cả cán bộ - Giáo viên và phụ huynh
học sinh về nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường khi làm xong cháu biết cất
đồ dùng gọn ngàng ngăn nắp .
Trong khi tổ chức hội thi có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đ/c giáo
viên phụ trách về các mảng như:

+ Trang trí sân khấu: Đ/C Thúy - Đ/C Lê Hương – Đ/C Duyên.
+ Sắp xếp, thu dọn bàn ghế. Giám sát hành vi của trẻ – Giáo viên và phụ
huynh về ý thức bảo vệ môi trường:
Chính từ những việc làm đó đã từng bước hình thành thói quen cho trẻ về
ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm của người lớn.
IV. KIỂM NGHIỆM;
• Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
Số trẻ biết chia sẻ và hợp tác
với bạn bè và mọi người xung
quanh, về công tác bảo vệ
môi trường
Số
trẻ
291

Trẻ có hành vi bảo vệ môi
trường
Khảo sát đầu năm
Số
ĐẠT

ĐẠT
T

K

TB




86

105

80

20

291

90

115

86

30,9

39,5,

29,6

0

Số


trẻ

T


K

TB

291

70

112

90

19

24,1

38.5

30,9

6,5

75

120

96

0


cháu 29,6 36,1 27,5 6,8
* Khảo sát cuối năm cho thấy:
291

25,8

41,2 33,0

Trẻ có phản ứng với các
hành vi của con người làm
bẩn môi trường và phá hoại
môi trường

trẻ
291

291

ĐẠT
T

K

TB



75


100

95

21

25,8

34,3

32,6

7,3

85

110

96

0

29,2

37,8

33

17



C .KẾT LUẬN
Sau một năm đưa các giải pháp trên vào thực hiện tại nhà trường, cùng với
sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên trong trường mầm non, thì hiệu
quả mà chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non” Đem
lại kết quả đáng phấn khởi đó là:
- Cảm nhận khi tới trường có bầu không khí trong lành, không bụi bẩn,
không rác thải, có thể nói là đã có được môi trường thực sự Xanh - Sạch - Đẹp.
- Hàng tuần khối mẫu giáo, lớn, nhỡ tham gia lao động cùng cô.
- Trồng và chăm sóc các loại cây, loại rau xung quanh khu vực trường.
- Đặc biệt là nhận thức của giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh
trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt. Bảo vệ môi
trường không phải ở đâu xa, mà chính là bảo vệ ngay từ mỗi con người, từ việc
làm nhỏ nhất như nhặt một vỏ gói kẹo bỏ vào thùng rác nhưng lại mang lại hiệu
qủa rất lớn.
- Điều quan trọng nhất mà chuyên đề mang lại đó là hình thành và rèn
luyện cho trẻ thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, biết vệ sinh cá nhân và vệ sinh
môi trường sạch sẽ. Trẻ tích cực và tự hào khi được tham gia các hoạt động giữ
gìn, bảo vệ môi trường.
- Sự chỉ đạo sát sao công tác thực hiện chuyên của từng giáo viên trong
nhà trường
- Lên kế hoạch, sát với tình hình thực tế nhà trường, phù hợp với nội dung
chủ đề.
- Hướng dẫn giáo viên trang trí lớp. viết bài tuyên truyền có nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường.
- Tổ chức các buổi lao động có sự tham gia của phụ huynh học sinh và giáo
viên toàn trường.
- Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải.
- Tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng. dự giờ do trường và phòng giáo dục
tổ chức.

18


- Tham gia làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải.
- Trang trí lớp, góc làm nổi bật chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường.
- Hình thành và rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường, một số thói quen tốt trong bảo vệ môi trường.
- Thông qua nhiều hình thức, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho trẻ
tích cực tham gia hoạt động, qua đó trẻ có ý thức bảo vệ môi trường.
- Viết bài tuyên truyền có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tuyên
truyền đến phụ huynh.
- Hỗ trợ nhà trường về kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề.
- Phối hợp cùng giáo viên giáo dục trẻ có ý thức và tích cực tham gia giữ
gìn và bảo vệ môi trường.
- Cùng với giáo viên sử dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ.
Trên đây là một số giải pháp tôi đã áp dụng tại trường và đã đạt được một
số kết qủa đáng phấn khởi. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng
khoa học nhà trường và hội đồng khoa học cấp trên cùng các đồng nghiệp, để tôi
rút ra được bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề “Giáo
dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non” có hiệu quả cao nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 10 tháng 04 năm 2015
Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi
tự nghiên cứu và tìm tòi, không sao chép
của người khác.
Người thực hiện


Nguyễn Thị Quyên

19



×