Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thuyết trình: phần tổ chức thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.55 KB, 14 trang )

Tổ chức thực hiện
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001- 2010 là một vấn đề
có ý nghĩa quan trọng được Đảng và Nhà nước, Chính phủ đặc biệt
quan tâm. Chiến lược được thực hiện thông qua các chương trình
mục tiêu quốc gia bảo vệ môi trường qua 2 giai đoạn 2001- 2005
và 2006- 2010.
Hiện nay thì chiến lược đã thực hiện hết tất cả các giai đoạn của
chương trình bảo vệ môi trường quốc gia, chiến lược này cũng
được xem như vấn đề cấp bách,có tính liên ngành và quan trong
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Sau 10 năm thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia thì
Việt Nam đã có sự thay đổi tiến bộ to lớn, tạo điều kiện phát triển
kinh tế xã hội.
Nhìn chung:
chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thực hiện
Chiến lược, công tác BVMT đã có những chuyển biến tích cực. Cụ
thể là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT trong những
năm qua đã từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển
và hội nhập quốc tế. Tổ chức quản lý về BVMT từ trung ương đến
cơ sở đang từng bước được kiện toàn. Đầu tư cho môi trường đang
từng bước được cải thiện. Nhận thức về BVMT của toàn xã hội đã
tăng lên, nhiều vấn đề môi trường đã nhận được sự quan tâm của
toàn xã hội Công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm được đẩy
mạnh. Các vấn đề môi trường bức xúc từng bước được khắc phục.
Nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã và đang
được xử lý. Tỷ lệ che phủ rừng đã tăng lên, đạt xấp xỉ 40%. Đã
xuất hiện các địa phương, thành phố, khu đô thị, cơ sở sản xuất,
mô hình, điển hình tốt về BVMT. Nhìn chung, xu thế gia tăng ô
nhiễm có chậm lại.
Cụ thể chiến lược đã đạt được những mặt tích cực sau:
Trong 10 năm qua đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về


BVMT đã và đang được hoàn thiện cụ thể như luật bảo vệ môi
trường được ban hành năm 2005 đã quy định cụ thể về việc bảo vệ
môi trường. Luật Đa dạng sinh học 2008 và các văn bản hướng dẫn
thi hành , Chương trình xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường cũng không được thực hiện song Luật
thuế Môi trường, các loại phí BVMT, quỹ BVMT đã và đang được
xây dựng ban hành. . Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo,
phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Chiến
lược
Hệ thống các văn kiện nói trên cùng với Luật BVMT và hàng loạt
văn bản quy phạm pháp luật Công ước các Chương trình, kế
hoạch, chiến lược môi trường trên từng lĩnh vực KT-XH hình
thành về cơ bản đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật về
BVMT & PTBV ở Việt Nam. Chỉ thị số 36CT/TW của BCT khẳng
định hoạt động BVMT của nước ta đạt được những kết quả bước
đầu, đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt về BVMT. Kết
quả chuyển biến biểu hiện trên 5 mặt sau:
+ Nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội về BVMT đã có
chuyển biến tích cực so với trước đây. Người dân có ý thức hơn đối
với việc BVMT sống xung quanh và ý thức đó đang dần trở thành
thói quen, nếp sống tốt.
+ Hoạt động giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT
đạt được những kết quả nhất định và đã bắt đầu được đưa vào hệ
thống giáo dục quốc dân.
+ Lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương đã quan tâm hơn đến công
tác BVMT trong các hoạt động phát triển KT-XH, thấy rõ trách
nhiệm của mình, điều chỉnh các nhận thức lệch lạc và càng ngày
càng có nhận thức đúng hơn về quan điểm PTBV.
+ Nhận thức của các doanh nghiệp về sản xuất sạch, về công nghệ
không gây ô nhiễm môi trường đã được nâng lên.

+ Công tác BVMT góp phần PTBV đất nước, nâng cao chất lượng
cuộc sống đang được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Nhiều
đội tình nguyện hành động vì môi trường ra đời. Nhiều phong trào
quần chúng được phát triển rộng khắp.
Chúng ta đã thiết lập được thể chế, chính sách BVMT như: hệ
thống quản lý; hệ thống luật pháp, chính sách và kế hoạch quốc gia
về BVMT. Bước đầu đã hình thành công tác quản lý chất thải rắn,
chất thải nguy hại; quản lý ô nhiễm công nghiệp đô thị và khả năng
phòng ngừa ứng cứu sự cố môi trường có nhiều chuyển biến. Báo
cáo hiện trạng môi trường trong quá trình lập kế hoạch phát triển
KT-XH và đầu tư BVMT ngày càng được chú trọng.
Không dừng lại ở đó, ngày 3/5/2005, Hội Nông dân Việt Nam và
Bộ TN&MT đã ký kết Nghị quyết liên tịch số 2 về “Phối hợp hành
động BVMT và quản lý, sử dụng đất đai”, Trung ương Hội tập
trung chỉ đạo các cấp Hội xây dựng chương trình phối hợp, chủ
động triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch
ở từng địa phương. Đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành Hội đã ký kết
chương trình phối hợp với Sở TN&MT tổ chức thực hiện nhiệm vụ
BVMT ở địa phương. Hội chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội chủ
động phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành có liên
quan tổ chức các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường với nội
dung phong phú, thiết thực và phù hợp với từng địa phương như:
Mít tinh, diễu hành biểu dương lực lượng, tu sửa, quét dọn đường
làng, ngõ xóm, thu gom, phân loại và xử lý chất thải trong sinh
hoạt, tổ chức thi và giao lưu trên truyền hình, trồng và chăm sóc
cây xanh nhân các sự kiện môi trường hàng năm. Đồng thời,
khảo sát thực trạng môi trường nông thôn, tình hình quản lý, sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong sản xuất nông
nghiệp để tập trung chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức
BVMT cho cán bộ, hội viên, nông dân; xây dựng mô hình điểm để

học tập, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng. Từ đó thay đổi nhận
thức, chuyển đổi hành vi, có ý thức tự giác trong bảo vệ tài nguyên
môi trường nông thôn, góp phần hạn chế, ngăn ngừa mức độ gia
tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất
lượng môi trường nông thôn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
và đa dạng sinh học.
Trong những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã phát huy tính
năng động, tích cực huy động mọi nguồn lực từ các chương trình,
dự án trong nước, nước ngoài, vốn tín dụng, vốn đóng góp của
người dân để xây dựng các mô hình điểm về cấp nước sạch và
BVMT nông thôn làm điểm tuyên truyền nhân rộng, cụ thể:
Mô hình điểm thu gom xử lý chất thải: Trước những bức xúc về ô
nhiễm môi trường do rác thải trong sinh hoạt và sản xuất, Hội
Nông dân Việt Nam đã xây dựng các mô hình điểm thu gom, xử lý
chất thải, rác thải như “Hầm khí sinh học liên hoàn”, “Hầm biogas
và bể chứa rác”, “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải nông thôn”,
“Xử lý chất thải làng nghề”; “Nhà tiêu hợp vệ sinh và hố rác tự
phân hủy”. Đã có hàng vạn hầm khí biogas, hàng triệu nhà tiêu hợp
vệ sinh và các công trình cấp nước sạch, chuồng trại chăn nuôi hợp
vệ sinh, nổi bật như các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Nam
Định, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Đắc Lắk, Kon Tum, Long An xây
dựng được hàng vạn hầm biogas và bể xử lý rác thải, trang bị xe
chở rác, thùng rác, xây hố rác, bể chứa rác. Hội Nông dân huyện
Đan Phượng (Hà Nội) đã vận động nông dân đầu tư trên 14 tỷ
đồng để xây dựng trên 4.000 hầm khí biogas; xã Vĩnh Lâm (Vĩnh
Linh - Quảng Trị) đã có 135 hộ gia đình tự xây dựng hầm biogas.
Nhiều nơi đã rất thành công với mô hình 3 công trình vệ sinh, điển
hình như mô hình “Xây dựng nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh và bể
chứa nước sạch” tại xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh); Mô hình
“Di dời chuồng chăn nuôi ra xa nhà ở” tại xã Hưng Vũ (Bắc Sơn,

Lạng Sơn); Mô hình xây chuồng chăn nuôi hợp vệ sinh do tổ chức
Unicef tại 3 xã Hà Ra, Đăk Jắ, Kon Dỡng (Măng Yăng, Gia Lai).
Mô hình cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn: Hội Nông
dân các cấp đã huy động mọi nguồn lực với phương châm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm”; tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện tự
nhiên, kinh tế của từng vùng để xây dựng hàng vạn công trình cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhỏ lẻ, lựa chọn những
công nghệ cấp nước sạch cho phù hợp. Các cấp Hội đã vận động
và khuyến khích người dân sử dụng lu, bể chứa nước mưa để tận
dụng nguồn nước mưa; đối với những vùng núi cao, địa bàn dốc
các cấp Hội đã vận động, huy động kinh phí để xây dựng hệ thống
cấp nước tự chảy, vừa tận dụng được nguồn nước tự nhiên, kinh
phí lại thấp nhưng đảm bảo tiêu chuẩn nước cho sinh hoạt. Điển
hình như mô hình cấp nước sạch hệ tự chảy ở các xã: Cao Chương,
Bế Triều và Cô Mười (Cao Bằng); xã Cường Lợi, xã Nà Tình
(Lạng Sơn); xã Tân Thịnh (Văn Chấn - Yên Bái); thôn Khuôn Bén,
xã Công Đa (Yên Sơn - Tuyên Quang), xã Bảo Nhai (Bắc Hà - Lào
Cai) và xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) đã cung cấp nước sạch
ổn định cho khoảng 3.000 người. Mô hình xây dựng 110 bể lọc
“Xử lý nước bị ô nhiễm Asen” cho 110 hộ thuộc xã Đức Lý (Lý
Nhân - Hà Nam). Mô hình chặn suối xây hồ chứa, tạo nguồn nước
cho sản xuất và sinh hoạt ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
Mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với BVMT bền vững: TW Hội
đã chỉ đạo Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên và TP. Hà
Nội xây dựng thí điểm mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp
sinh thái, nông nghiệp bền vững. Đặc biệt đã tranh thủ sự giúp đỡ
của tổ chức Đan Mạch (ADDA) để triển khai dự án Nông nghiệp
hữu cơ tại một số tỉnh như: Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang Thông qua mô hình người dân được tập huấn kỹ thuật
và quy trình canh tác bằng phân hữu cơ, phân vi sinh, kỹ thuật

phòng trừ sâu, bệnh bằng thuốc sinh học, hoàn toàn không sử dụng
hóa chất. Cây trồng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao,
đặc biệt các sản phẩm thu được đều là nông sản sạch, chất lượng
cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước đang ngày một cao về chất
lượng, về sự an toàn của lương thực, thực phẩm, môi trường sinh
thái đã được cải thiện. Người dân đã tránh được các hóa chất độc
hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ việc xây dựng mô hình
điểm, Hội phát động phong trào “Nông dân sản xuất chế biến và sử
dụng các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh”. Mô hình sản xuất
rau sạch được nhiều tỉnh, thành trong cả nước học tập và nhân rộng
như tỉnh Lâm Đồng, các huyện ngoại thành của TP Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh; mô hình nhà vườn xanh - sạch - đẹp ở Bạc Liêu. Để sử
dụng kiến thức bản địa trong đời sống, sản xuất vào BVMT bền
vững, Hội đã tiến hành khảo sát, xây dựng mô hình thí điểm “Đồng
bào dân tộc thiểu số sử dụng con nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp trên ruộng bậc thang tại xã Độc Lập (Quảng Uyên - Cao
Bằng), “Đồng bào dân tộc Thái lưu giữ và phát triển ruộng bậc
thang, canh tác bền vững trên đất dốc” tại xã Phù Nham (Văn Chấn
- Yên Bái); “Trồng cây bản địa ngăn mặn xâm thực, bảo vệ nguồn
lợi thủy sản và môi trường” tại Vạn Yên (Vân Đồn - Quảng
Ninh) đã giúp cho người dân sử dụng năng lượng sức nước, cải
tạo đất chống xói mòn, thoái hóa đất để phát triển sản xuất, từ đó
tuyên truyền người dân bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
TN&MT.
Nhưng bên cạnh đó thì cúng không tránh khởi những thiếu sót và
hạn chế như:
Mặc dù vậy, kết quả đạt được cho đến nay nhìn chung vẫn còn hạn
chế so với yêu cầu Chiến lược đề ra. Ô nhiễm môi trường vẫn tiếp
tục gia tăng, trong khi các “điểm nóng” từ trước chưa được giải
quyết. Chất lượng môi trường ở các đô thị, các làng nghề tiếp tục

bị xuống cấp. Nhiều lưu vực sông tiếp tục bị ô nhiễm. Mặc dù độ
che phủ rừng có tăng, song chất lượng rừng và đa dạng sinh học
đang ngày càng suy giảm. Xuất hiện các dịch bệnh mà nguyên
nhân sâu xa có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường.
Qua khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện từ 22 Bộ, ngành, cơ
quan trung ương và 51/63 tỉnh, thành phố, cho thấy, hầu hết các
chỉ tiêu của Chiến lược đề ra đến năm 2010 đều không đạt được.
Có thể nói nguyên nhân chính là do các chỉ tiêu đề ra là cao và
chưa sát với thực tế. Một số chỉ tiêu không thể thống kê được do
không phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành, lĩnh vực.
Mặc dù vậy, đối với một số chỉ tiêu, so với thời điểm khi chưa có
Chiến lược, kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, ví dụ như:
- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các đô thị trung bình trên cả nước
đạt 80-82% (mục tiêu là 90%);
- Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh,
trung bình các đô thị trong cả nước, đạt tỷ lệ 73%, một số đô thị
lớn đạt 75 - 90% như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng (mục tiêu là 95%),
- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh
đạt khoảng 79% (mục tiêu là 85%),
- Tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt khoảng 39,1% (mục tiêu là 43%).
Thực tế cho đến nay, trong số 36 chương trình, dự án ưu tiên của
Chiến lược mới có 19 chương trình đã được phê duyệt với danh
mục các dự án, đề án, lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện. Đối
với 17 chương trình còn lại, mặc dù chưa được triển khai thực hiện
theo đúng nghĩa của Chương trình (phải có quyết định phê duyệt,
có cơ cấu tổ chức, có danh mục các dự án cụ thể và lộ trình thực
hiện), song cũng đã có nhiều hoạt động lồng ghép với các nhiệm
vụ liên quan của các Bộ, ngành. Ví dụ như Chương trình hoàn
thiện và nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật về BVMT không

được thực hiện một cách chính thức, song trên thực tế, nhiều hoạt
động xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về
BVMT đã được triển khai trong thời gian qua, như ban hành Luật
BVMT 2005, Luật Đa dạng sinh học 2008 và các văn bản hướng
dẫn thi hành , Chương trình xây dựng và áp dụng các công cụ
kinh tế trong quản lý môi trường cũng không được thực hiện song
Luật thuế Môi trường, các loại phí BVMT, quỹ BVMT đã và đang
được xây dựng ban hành.
Nhìn chung tiến độ triển khai các chương trình hiện nay là chậm,
chủ yếu do một số nguyên nhân chính sau đây:
- Các ngành, các cấp chưa thực sự coi trọng việc thực hiện các
chương trình BVMT nên chưa quan tâm đầu tư xứng đáng cả thời
gian và nguồn lực;
- Công tác chỉ đạo, điều hành, phối kết hợp thực hiện các chương
trình, dự án giữa các Bộ, ngành, địa phương còn chưa thống nhất
và chưa đạt được sự đồng thuận cao;
- Nguồn vốn bố trí cho một số chương trình qua các năm còn hạn
chế, một số chương trình đến nay vẫn chưa được bố trí kinh phí
thực hiện.
Trong những thành tựu mà hội nông dân kết hợp với bộ TN&MT
đạt được thì bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như:
- Về nhận thức, ý thức BVMT trong hội viên nông dân và cộng
đồng dân cư nông thôn. Việc khai thác tài nguyên, sử dụng công
nghệ hóa chất, đốt phá rừng, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, chất thải, khí thải và rác thải của các khu công nghiệp, khu đô
thị và làng nghề, thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh ở một số vùng
nông thôn (chưa có nhà tiêu hoặc chuồng trại chăn nuôi hợp vệ
sinh) làm suy thoái và ô nhiễm môi trường.
- Công tác đào tạo cán bộ Hội chuyên làm công tác môi trường
chưa được thường xuyên, liên tục. Nhiều gương người tốt, việc tốt,

nhiều mô hình hay chưa được nhân rộng; kinh phí xây dựng mô
hình quá hạn hẹp; quy mô nhỏ.
- Việc thực hiện pháp luật BVMT ở một số nơi còn chưa nghiêm
dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; việc giải quyết các
mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai và môi trường chưa chặt chẽ, kịp
thời, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và phát triển sản xuất của nông
dân.
- Sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các cơ quan chức năng chưa
chặt chẽ và chưa tạo cơ hội cho các đoàn thể (nhất là Hội Nông
dân) được tham gia các chương trình, dự án lớn về BVMT nông
thôn và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ
yếu vẫn là do nhận thức và hiểu biết của con người đối với môi
trường còn hạn chế. Từ nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, mối
quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh nên con người
chỉ biết lạm dụng khai phá, sử dụng tài nguyên môi trường một
cách thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm dẫn đến những hành vi hủy
hoại môi trường. Chưa bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với
BVMT, thường chú trọng tăng trưởng kinh tế, ít quan tâm đến
BVMT. Nguồn đầu tư cho BVMT của Nhà nước, doanh nghiệp và
cộng đồng dân cư còn hạn chế; việc thi hành pháp luật chưa
nghiêm. Công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội của các tổ
chức chính trị - xã hội chưa làm được nhiều và chưa thường xuyên.
Chia sẻ kinh nghiệm
. Điều quan trọng là phải xác định những vấn đề ưu tiên, trọng tâm
cần giải quyết và thúc đẩy tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cách tiếp
cận, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp BVMT sẽ phải
phù hợp với trình độ phát triển trong giai đoạn tới khi nước ta đã
có mức thu nhập trung bình. BVMT không chỉ hướng tới các
nguồn ô nhiễm, kiểm soát các hóa chất, xử lý chất thải, bảo tồn đa

dạng sinh học mà phải bắt đầu từ việc lựa chọn quan điểm, mô
hình phát triển, cơ cấu kinh tế, trình độ công nghệ sản xuất, thói
quen tiêu dùng, thương mại, dịch vụ bền vững về môi trường.
Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, ý
thức trách nhiệm BVMT, xây dựng nếp sống văn hóa môi trường.
Cần điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn
Việt Nam theo các vùng sinh thái, kiến nghị một số giải pháp tổ
chức bảo vệ, giữ gìn và xây dựng các mô hình phù hợp với từng
vùng miền; Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức điều tra,
đánh giá tác động của việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ
thực vật đến môi trường nông thôn, chất lượng nước sạch và sức
khỏe của người dân vùng sản xuất hàng hóa; đề xuất giải pháp và
các chính sách khắc phục. Cần có sự gắn kết hài hòa, thúc đẩy lẫn
nhau giữa tăng trưởng kinh tế với phòng chống ô nhiễm, suy thoái
môi trường, bảo tồn thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo hướng này, mô hình tăng trưởng xanh đang được định hình,
bước đầu áp dụng thành công ở một số nước trên thế giới cần phải
sớm được nghiên cứu để từng bước hiện thực hóa ở nước ta.

×