Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Quanly MN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Nga Liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.34 KB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ thống
giáo dục quốc dân, ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ từ 6 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng , giáo
dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ.
Nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển tất cả các khả
năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người
mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng đã nêu rõ: “ Sức khoẻ của trẻ em hôm nay
là sự phồn vinh cho xã hội mai sau”. Để đáp ứng với những yêu cầu phát triển đi
lên của đất nước trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục
của bậc học mầm non đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ…”
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước rất quan tâm đến GD&ĐT. Nghị
quyết TW II Khoá VIII của Đảng đã khẳng định: " Giáo dục là quốc sách hàng đầu,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển", Mục tiêu của giáo dục mầm non là
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ vì trẻ là hạnh phúc của gia đình là tương lai của
đất nước là lớp người kế tục và xây dựng đất nước. Như vậy, có thể nói: Đảng và
nhà nước ta đã và đang rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em và xem
việc nâng cao sức khoẻ cho trẻ em là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát
triển con người. Chính vì vậy, đối với con người nói chung, trẻ mầm non nói
riêng muốn tham gia các hoạt động được tốt thì điều đầu tiên nói đến phải có
sức khỏe tốt, đặc biệt sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ
chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động của
trẻ… trong đó: chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý là
trẻ được ăn uống đủ chất, cân đối giữa các chất như: đạm - mỡ- đường,-vitamin
và chất khoáng. Nếu trẻ thiếu ăn, ăn không đủ các chất, không hợp lý, vệ sinh
cá nhân, môi trường không tốt…đều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng đến
sức khỏe của trẻ, do vậy công tác chăm sóc – nuôi dưỡng ở trường mầm non


chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vì ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ, học cả
ngày ở trường và đây cũng là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất , các cơ
quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện và hình thành nhân cách của con người,


đồng thời đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho trẻ
bước vào bậc học phổ thông một cách vững chắc nhất.
Do đó, vấn đề đặt ra của người quản lý là phải làm sao để tạo mọi điều
kiện thuận lợi tốt nhất để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng ở trường
Mầm non đạt kết quả. Chính vì vậy, năm học 2014 - 2015 tôi đã chọn cho mình
đề tài đi sâu vào nghiên cứu. Đó là “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Nga Liên”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên cho hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục mầm non thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 3 đến 72 tháng
tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất,
tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ hình thành nhân cách đầu tiên của con người mới xã
hội chủ nghĩa. Với mục tiêu đó ngành giáo dục đặc biệt quan tâm đầu tư cho bậc
học mầm non, phần đấu không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ để phù hợp theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Để thực hiện mục tiêu
trên đòi hỏi phải có sự đầu tư về chiến lược con người. Con người phải có trình độ
năng lực, phẩm chất đạo đức, chính trị, đặc biệt là sức khỏe của con người đây là yếu
tố quyết định sự thành công của xã hội. Con người có sức khỏe phụ thuộc vào chế độ
dinh dưỡng bời vì: Chế độ dinh dưỡng hợp lý là chế độ ăn đủ về số lượng và cân
đối về chất lượng các chất dinh dưỡng. Đủ về số lượng theo nhu cầu dinh dưỡng
của từng độ tuổi, theo giới tính và tính chất, cân đối về chất lượng, và cân đối
giữa các chất dinh dưỡng prôtêin, lipít, protit, vitamin, chất khoáng, giữa thức
ăn, nguồn gốc động vật và thực vật.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người. Trẻ em cần dinh

dưỡng để phát triển thể lực và trí tụê trẻ em nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn
khoẻ mạnh, thông minh và học giỏi. Ngược lại nếu nuôi dưỡng không đúng
cách, trẻ sẽ bị còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển và dễ dàng mắc bệnh.
Với trẻ Mầm non còn rất nhỏ sức khoẻ đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển cơ thể, sức khoẻ của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ dinh
dưỡng, phòng bệnh, di chuyền, môi trường, trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu
tố có vai trò quan trọng quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ thể
trẻ, Nếu ăn không đủ chất, ăn không hợp lý, ăn không ngon miệng đều gây tác
hại cho sức khoẻ của trẻ, lứa tuổi mầm non là giai đoạn mà cơ thể phát triển rất
nhanh, các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện, và đây cũng là giai đoạn
hình thành nhân cách của trẻ, đồng thời chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1.
2


Sức khoẻ liên quan đến sự phát triển sau này. Sức khoẻ tốt tạo điều kiện
cho con người phát triển tốt về mọi mặt. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu cho
thấy trí nhớ, sự chú ý, sự cần cù, độ dẻo dai trong học tập và hoạt động vận động
của trẻ, phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái chung của sức khoẻ và thể lực.
Điều kiện trẻ ở bán trú sẽ được chăm sóc một cách khoa học, chu đáo, trẻ
sẽ được phát triển cân đối hai mặt đó là thể lực và trí tuệ, cả một ngày trẻ được
ăn ngủ, nghỉ ngơi, học tập, vui chơi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hợp lý nên sức
khoẻ của trẻ phát triển đảm bảo tốt.
Trẻ được ở bán trú trẻ biết lao động tự phục vụ cá nhân, biết giữ gìn vệ
sinh chung, hình thành thói quen, nền nếp, ý thức kỷ luật của cô giáo đề ra. Bên
cạnh đó ăn uống của trẻ theo đúng nhu cầu dinh dưỡng của viện dinh dưỡng thì
thể lực trẻ và trí tuệ mới phát triển tốt, trẻ mới khoẻ mạnh thông minh.
Vậy việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là việc làm đầu tiên
trong các trường Mầm non và luôn được coi trọng, để tăng cường sức khoẻ cho
trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động và phát triển cả về thể lực
và trí tuệ sau này, chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng chung
Nga Liên là một xã vùng biển, phần đông là theo Đạo Thiên Chúa, nền kinh
tế chủ yếu bằng nông nghiệp và thủ công nghiệp, đời sống của nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn. Việc tạo điều kiện cho con em đến trường ăn, ngủ tại trường để
đảm bảo dinh dưỡng đang còn gặp khó khăn.
2. Thuận lợi
Trường Mầm Non Nga Liên được xây dựng tại khu trung tâm của xã, có đủ
điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động chăm sóc
nuôi dưỡng, học tập và hoạt động vui chơi cuả trẻ.
Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn,
đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng lực chuyên môn vững vàng, nhận
thức được tầm quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ..
3. Khó khăn
Bên cạnh đó nhân dân trong xã phần đông theo đạo thiên chúa giáo, trình
độ nhận thức có hạn chế. Người dân chưa thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa
gia đình, con đông nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm
sóc nuôi dưỡng theo khoa học của con mình ở gia đình cũng như nhà trường
Giáo viên nuôi dưỡng có 4 đồng chí nhưng đều là hợp đồng có bằng sư phạm
mầm non, không có đồng chí nào có bằng nghiệp vụ chế biến thức ăn mầm

3


non, do vậy việc chế biến thức ăn như thế nào để đảm bảo tốt việc nuôi dưỡng
cũng là một vấn đề gặp rất nhiều nan giải.
Do điều kiện về địa lý có 02 điểm trường, không tổ chức ăn tập trung tại
một điểm được mà phải tổ chức làm 02 điểm ăn, ảnh hưởng đến bố trí lao động
và kinh phí tổ chức bữa ăn cho trẻ.
Các loại thực phẩm luôn ẩn chứa những nguy cơ nhiễm khuẩn làm ảnh

hưởng đến sức khỏe của trẻ , làm giảm chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường mầm
non .
4. Kết quả của thực trạng
Qua kiểm tra, theo dõi sức khỏe của trẻ khi vào trường đầu năm học 20142015 tôi thấy tình hình sức khỏe trẻ như sau:
Độ tuổi

Tổng
số trẻ

Cân nặng
Kênh
Kênh
BT
SDD

18 – 36 tháng
3-4 tuổi
4-5 tuổi
5-6 tuổi
Tổng cộng
Tỷ lệ

71

64

7

70


62

8

76

68

8

132

118

14

349

312

37

89.4%

10,6%

Chiều cao
Kênh
Kênh
BT

TC

63
62
68
117
310
88.8%

8
8
8
15
39
11.1%

Trẻ mắc
bệnh sâu

Bệnh
TMH
5

5

8

6

9


14

13

25

35

7,2%

10%

Kết quả trên ta thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và mắc các loại bệnh đầu năm
còn rất cao 10,6%, các cháu mắc bệnh phần đa là bị sâu răng và viêm phế quản.
* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Trường có tổng số 28 cán bộ, giáo
viên, nhân viên; trong đó: có 03 cán bộ quản lý, 20 giáo viên, 5 nhân viên ( 01
nhân viên kế toán, 4 nhân viên nuôi dưỡng). Cán bộ quản lý và giáo viên đều đạt
chuẩn và trên chuẩn về nghiệp vụ nuôi dạy trẻ mầm non, 20 giáo viên trực tiếp
chăm sóc, giáo dục trẻ trên lớp. 4 nhân viên nuôi dưỡng đều không có bằng chế
biến thức ăn. Qua kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của các
giáo viên tôi thấy chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt tỷ lệ
chưa cao, nhân viên nuôi dưỡng chưa có kinh nghiệm trong việc chế biến thức
ăn cho trẻ.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ, giáo viên và nhân viên về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
4



Đối với nhân viên nuôi dưỡng:
Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng trong việc tổ chức cho trẻ bán trú
tại trường mầm non là hết sức cần thiết, vì vậy những người làm công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ cần phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng
cũng như lợi ích thiết thực của việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường.
Tôi xác định giáo viên đứng lớp và cô nuôi có vai trò quan trọng như nhau
nếu cô đứng lớp đảm bảo cho chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, thì cô nuôi có
vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của các cháu, vì vậy việc
lựa chọn, sắp xếp bố trí cô nuôi là rất quan trọng.
Đầu năm học tôi cùng với ban giám hiệu nhà trường đã lựa chọn hợp đồng
được 4 nhân viên nuôi dưỡng có bằng trung cấp sư phạm mầm non là những
người có năng khiếu về chế biến thức ăn, biết cách xây dựng thực đơn hợp lý
và có sức khỏe tốt để phục vụ công tác nuôi dưỡng.
Bồi dưỡng củng cố cho cô nuôi về qui trình bếp một chiều, cách bảo quản
thực phẩm, rau củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng , vệ sinh an toàn thực phẩm. Các
thao tác về qui trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon cho cô nuôi.
Trong năm học nhà trường đã tạo điều kiện cử 4 giáo viên phụ trách việc nuôi
dưỡng đi tập huấn về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường
mầm non và đã được trung tâm y tế dự phòng huyện Nga Sơn cấp giấy chứng
nhận.
Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho cô nuôi, qua các đợt hội thảo
chuyên đề, những vấn đề chủ yếu như định lượng khẩu phần ăn, các chất dinh
dưỡng cần đạt để cung cấp calo cho trẻ và các kiến thức để đảm bảo vệ sinh môi
trường, vệ trong khi chế biến.
Nhân viên nuôi dưỡng được nhà trường cho đi sức khỏe và xét nghiệm phân
vào đầu năm học theo qui định.
Đối với giáo viên:
Giáo viên, nhân viên trong trường Mầm non là lực lượng quyết định chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung, việc bồi dưỡng về nhận thức

cung cấp các kiến thức và kỹ năng thực hành về chăm sóc sức khỏe cho trẻ đối
với giáo viên là vấn đề phải làm thường xuyên, liên tục.
Vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho giáo viên học các nội quy, quy
chế, các thao tác cấp cứu, biết cách sử lý và phòng tránh một số tai nạn gây
thương tích ở trẻ như: trẻ bị sặc, hóc xương, ngậm thức ăn và các loại hạt hoặc
các đồ vật nhỏ…Những kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở từng độ tuổi,
cách xử lý một số tình huống đặc biệt như trẻ khó ăn khó ngủ, trẻ khó thích nghi
với điều kiện mới đến trường, cách tổ chức và quản lý môi trường lớp học vệ
5


sinh và an toàn cho trẻ, cách tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với “Dinh
dưỡng dành cho bé”, “Bé tập làm nội trợ”. Đó là những nội dung bồi dưỡng rất
thiết thực với đội ngũ giáo viên và nhân viên cấp dưỡng hàng năm.

Giáo viên học chuyên đề về chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Tổ chức học các lớp chuyên đề như: chuyên đề về dinh dưỡng, chuyên đề vệ
sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm
non…
Trang trí lớp có góc tuyên truyền dinh dưỡng tới phụ huynh, sắp xếp đồ dùng
sao cho hợp lý, đảm bảo vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp thuận tiện cho việc dạy, chăm
sóc trẻ.
Ngoài việc bồi dưỡng trên, nhà trường còn mua một số loại sách hướng dẫn
về cách chế biến các món ăn cho trẻ hoặc sách, báo tuyên tuyền về cách nuôi
dưỡng – chăm sóc sức khỏe trẻ như: Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ các
độ tuổi; Dinh dưỡng hợp lý; Chương trình giáo dục các bậc cha mẹ….
Với chức năng là một phó hiệu trưởng quản lý công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trong nhà trường tôi tham mưu với ban giám hiệu đưa nội dung tuyên
truyền các tài liệu về vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm lồng ghép trong
các cuộc họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đối với các cháu suy

dinh dưỡng nhà trường phối hợp với các phụ huynh tăng cường nguồn dinh
dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát triển tốt.
Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào
chương trình giảng dạy theo các chủ đề.
Ví dụ: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào chủ đề trường
mầm non. Ở chủ đề này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp những nội
dung sau: - Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện hành
vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay
6


ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh
đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn.
- Tập cho trẻ tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất, dọn đồ
dùng ăn uống sau khi ăn, lấy gối lên giường đi ngủ.
- Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
Giữ gìn vệ sinh môi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác
đúng nơi qui định

Trẻ vệ sinh trước khi ăn
Hoặc khi tổ chức hoạt động góc qua trò chơi “Cửa hàng rau quả” khi mua
hàng các cháu phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, thực phẩm không bị rập nát.
Còn qua trò chơi “Nấu ăn” các cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ dùng, rửa sạch
thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín uống sôi.

Các loại rau củ quả tươi ngon

Với trò chơi học tập: “Xếp nhanh theo nhóm” thì cần phải chuẩn bị những
lô tô về các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm dinh dưỡng) và trò chơi“Thi xem ai
nhanh” yêu cầu trẻ lấy đúng và xếp nhanh phân loại nhóm dinh dưỡng theo yêu

7


cầu của cô giáo. Qua các trò chơi giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu các nhóm thực
phẩm trẻ biết nhóm nào lên ăn nhiều và nhóm nào ăn hạn chế.
Đặc biệt là tập luyện bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác
nâng cao chất lượng giáo dục và vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá
nhân và vệ sinh môi trường.
2. Tăng cường công tác quản lý chăm sóc sức khỏe trẻ:
Theo dõi khám sức khỏe cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng ở trong trường
mầm non cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và theo lịch, nếu thực hiện
tốt sẽ giúp chúng ta phát hiện một cách kịp thời những trường hợp cháu bị mắc
bệnh. Vì vậy nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phối kết hợp với trạm y tế của xã
để tổ chức khám sức khỏe cho cháu một năm 3 lần.
Lần 1: Vào ngày 15/09, lần 2 vào ngày 15/11. Lần 3 vào ngày 15/3

(Buổi khám sức khoẻ đầu năm tại trường)
100% các cháu trong nhà trường đều được cân đo và có sổ theo dõi sức
khỏe trên biểu đồ tăng trưởng. Mỗi trẻ trong nhà trường có một sổ sức khoẻ và
biểu đồ phát triển, kết quả ghi vào sổ được lưu trẻ từ nhà trẻ đến hết mẫu giáo,
hàng tháng, hàng quý thông báo cho cha mẹ trẻ biết về tình hình sức khoẻ qua
bảng tổng hợp sức khoẻ trẻ treo ở lớp.

(Giáo viên cân đo trẻ)
8


Phòng bệnh: Để tổ chức tốt phòng bệnh cho trẻ nhà trường đã vận động nhắc
nhở các bậc phụ huynh đi tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch. Tuyên truyền đến phụ
huynh cách phòng bệnh theo mùa và cách chữa bệnh thông thường cho trẻ…

Ngoài việc tổ chức tiêm chủng cho trẻ em theo lịch như trên còn có những ngày
tiêm chủng chiến dịch và có những đợt tiêm chủng đột xuất tùy theo tình hình
dịch bệnh ở địa phương. Vì vậy giáo viên và nhà trường nắm được các thông tin
này từ y tế địa phương để tuyên truyền cho phụ huynh đưa con đi tiêm chủng
đầy đủ.
Phòng dịch: Nếu trong lớp có một số trẻ mắc cùng một bệnh nhà trường theo
dõi và mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp để phòng dịch bệnh
lây lan. Trường hợp trong vùng xảy ra một dịch nào đó, nhà trường cần phối hợp
với y tế để phòng dịch cho trẻ.
Tại các nhóm, lớp phải bố trí môi trường cho trẻ hoạt động thoáng mát, đảm
bảo vệ sinh, đủ ánh sáng .
Cho trẻ được vận động thường xuyên trong ngày nhất là các bài tập về thể
chất, cho trẻ luyện tập vào các buổi sáng các giờ hoạt động chung, hoạt động
ngoài trời. Tiếp đến phải chăm lo tốt giấc ngủ cho trẻ cho trẻ ngủ đúng giờ, dậy
đúng giấc tập cho trẻ có thói quen ngủ sâu phải ấm cho trẻ về mùa đông, mát về
mua hè đồ dùng phục vụ cho trẻ ngủ phải đầy đủ, phải mắc màn kê xạp tránh
muỗi, chú ý những trẻ khó ngủ cô trực trưa phải ru, hát, kể chuyện cho trẻ ngủ.
Vì vậy mà giấc nhủ trưa có tầm quan trọng và rất cần thiết nó mang lại sự nghỉ
ngơi và yên tĩnh hoàn toàn là rất cần thiết mà không thể thiếu với trẻ.
3. Tuyên truyền kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ theo khoa
học cho các bậc phụ huynh.
Công tác phối hợp tuyên truyền là một việc làm thường và rất cần thiết. Giúp
cho các bậc phụ huynh nắm được những phương pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ
theo khoa học. Những nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao là do
các bậc cha mẹ thiếu kiến thức cơ bản cần thiết trong việc nuôi dạy con và thực
hiện kế hoạch hóa gia đình, điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của trẻ.
Vì vậy ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng một số nội dung kiến thức cơ bản
trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để truyền đạt đến các bậc phụ huynh học
sinh cụ thể:
*. Đối với nhà trường:

Tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc phụ huynh đóng vai trò quan
trọng trong việc huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ ở trường mầm non cũng như trong cộng đồng, tôi đã thực hiện nhiều
hình thức đa dạng, phong phú như: Họp phụ huynh, bảng thực đơn, trên thông
9


tin đại chúng mỗi tháng 2 lần vào tối chủ nhật tuần 2 và tuân 4 hàng tháng về
tầm quan trọng và sự cần thiêt của việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ tại trường mầm
non. Để các bậc phụ huynh nắm bắt được kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức
khoẻ của trẻ như phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, nuôi con khoẻ dạy
con ngoan, cách lựa chọn thực phẩm và kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ. Phát
thanh trong nhà trường: là hình thức tuyên truyền rất hiệu quả cung cấp các
thông tin cần thiết tới phụ huynh do thông tin được phát trong giờ đón và trả
trẻ.
Phối hợp cùng hội phụ nữ, ban văn hoá xã tổ chức tuyên truyền kiến thức
nuôi dạy con theo khoa học đến các bậc phụ huynh qua các buổi sinh hoạt, hội
họp do các đoàn thể của địa phương tổ chức, kết hợp cùng nhà trường để tổ
chức các hội thi cho trẻ như bé khoẻ bé khéo tay, nuôi con khoẻ….

(Buổi họp phụ huynh tại trường)
Tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh về chế độ ăn của trẻ, tình hình
đặc điểm của nhà trường, tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn đủ chất - đủ lượng.
Khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày phải đảm bảo nhu cầu về năng lượng và các
chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối, hợp lý: Đạm - Mỡ - Đường - VTM và
chất khoáng
Ví dụ: Bữa ăn hợp lý thì phải ăn đúng giờ, ăn đủ các chất, hợp vệ sinh, cân
đối 5o% đạm động vật, 50% đạm thực vật, đảm bảo 4 nhóm thực phẩm như chất
đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng, định lượng calo cần
cho cơ thể trẻ trong ngày trẻ từ 1 -36 tháng tuổi năng lượng cả ngày là 1.180

kcal/trẻ/ngày nhu cầu năng lượng tại trường mầm non là 708-826 kcal/trẻ/ngày,
trẻ từ 36-72 tháng tuổi năng lượng cả ngay là 1.470 kcal/trẻ/ngày, nhu cầu năng
lượng tại trường mầm non là 735-882 kcal/trẻ/ngày. Trẻ ăn theo thực đơn hàng
ngày đảm bảo 2 bữa chính, 01 bữa phụ. Mỗi bữa chính phải có 02 món ăn mặn
10


và một món canh, thực phẩm luôn thay đổi theo ngày không lặp lại 2 lần / 1
tuần.
Mời phụ huynh đến trường xem tổ nuôi dưỡng chế biến các món ăn, tổ
chức bữa ăn cho trẻ, phân tích cho phụ huynh biết thức ăn chế biến phải đảm
bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với hệ tiêu hoá của trẻ, phù hợp với lứa tuổi,
thức ăn của trẻ phải thái nhỏ, nấu nhừ.
Thành lập ban chấp hành hội cha mẹ học sinh ở trường gồm mỗi lớp một
thành viên, ban này có thể dự giờ thăm lớp, dự cách chế biến các món ăn theo kế
hoạch tuần, tháng, đột xuất và từ đó góp ý xây dựng cho giáo viên, cho trường
để nhà trường kịp thời sửa sai và điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
*. Đối với giáo viên, nhân viên :
Hướng dẫn giáo viên thông qua bảng tuyên truyền tại lớp, thông qua giờ
đón trẻ, trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tinh hình sức khoẻ của trẻ, chế độ ăn
uống, chăm sóc để từ đó thống nhất phương pháp chăm sóc giáo dục, đề phòng
một số bệnh theo mùa, bệnh thông thường và trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức
khoẻ của trẻ cho phụ huynh để phụ huynh và giáo viên có sự phhois kết hợp
chăm sóc trẻ đạt hiệu quả và hình thành nề nếp thói quen cho trẻ trong ăn, ngủ,
nề nếp sinh hoạt, chế độ luyện tập.
Xây dựng các góc “ trao đổi phụ huynh” ở mỗi lớp. Dán các hình ảnh
tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, tháp dinh dưỡng , tuyên truyền các món ăn
chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cách phòng một số tai nạn cho trẻ, biểu đồ
tăng trưởng của mỗi nhóm/lớp để phụ huynh học sinh tham khảo nâng cao nhận
thức theo dõi sức khỏe của con mình.

Tổ chức hội thi như: “ Bé khỏe – Bé thông minh” tại tất cả các nhóm lớp,
tại trường để tuyên truyền kiến thức cho các bậc cha mẹ để hiểu được tầm quan
trọng của việc đưa trẻ đến trường mầm non để học.
Tuyên truyền vận động tổ chức phong trào làm " Vườn rau cho Bé", tại các
khoảng đất tại các điểm trường. Các cô giáo tranh thủ giờ nghỉ trưa, cuối giờ
tăng gia trồng rau tại trường ( Rau mồng tơi, rau ngót , rau cải, rau dền, mướp,
bí đỏ, bí xanh, … theo từng mùa vụ ) để tăng thêm khẩu phần ăn cho trẻ.
Đối với lứa tuổi mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển không
bình thường của trẻ rất quan trọng. Giáo viên của Trường Mầm non Nga
Liên thường xuyên cung cấp hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các
mốc phát triển bình thường của trẻ và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát
triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm.
4. Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn phù hợp với thực tế nhà trườngNâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ:
11


Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một công trình lớn lao đòi hỏi các cô giáo,
cô nuôi phải có thời gian, vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm sinh lý trẻ. Để trẻ
phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ thì cần phải có những bữa ăn ngon
miệng đầy đủ dinh dưỡng.
Xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ là một việc làm mang tính
chất khoa học, nhằm mục đích sử dụng tiền ăn với chất lượng cao. Khi tiền ăn
được phân phối hợp lý sẽ tránh được những chi tiêu không hợp lý, giảm tối đa
sự thâm, thừa tiền ăn trong ngày. Chỉ đạo, giám sát việc xây dựng thực đơn, tính
khẩu phần ăn là một biện biện pháp thể hiện tính hiệu quả và tiết kiệm trong
quản lý.
Là người phụ trách và trực tiếp xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ
tôi đã ứng dụng phần mềm quản lý mầm non vào việc tính khẩu phần ăn cho trẻ
định lượng clo ban đầu tại trường chỉ đạt: Nhà trẻ 790/826kclo, mẫu giáo
735/886kclo theo định lượng chuẩn một ngày của trẻ ở trường mầm non. Với

định lượng như thế thì không đạt 70% định lượng một ngày của trẻ nhà trẻ và
60% định lượng của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, vì vậy tôi phải nghiên cứu
để thay đổi thực đơn phù hợp đảm bảo về định lượng dinh dưỡng cho trẻ bằng
cách thay đổi thực đơn theo tuần, theo mùa phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương và nguồn cung cấp thực phẩm.
Ví dụ: Thực đơn 1 ngày của trẻ được xây dựng cân đối giữa các chất đảm bảo
định lượng calo của nhà trẻ 70% và mẫu giáo 60% theo định lượng chuẩn:
TỔNG HỢP THỰC ĐƠN THEO NGÀY
Số xuất nhà trẻ: 1
STT

TÊN THỨC ĂN

Mức thu: 12000
đồng/cháu
Lượng
đi chợ
KG

TỔNG
LƯỢNG
[gam]

Số xuất mẫu giáo: 1

QUY
ĐỔI
[gam]

ĐƠN

GIÁ
[đồng/
Kg]

THÀN
H
TIỀN
[đồng]

Mức thu: 12000
đồng/cháu
CALO

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

PROTIT

LIPIT

ĐV

TV

ĐV

TV

GLU
XIT


Phần thực phẩm dùng cho mẫu giáo
1

Bí đỏ(bí ngô)

0.02

20

16.34

5000

100

0

0.05

0

0.02

1

4.41

2

Cua ghẹ


0.02

20

6.4

35000

700

0.76

0

0.04

0

0

3.46

3

Thịt lợn nạc

0.08

79


77.42

90000

7110

14.71

0

5.42

0

0

107.61

4

Đậu trứng cuốc

0.02

15

14.7

45000


675

0

3.79

0

0.29

7.35

47.19

5

Đường kính

0.02

19

19

15000

285

0


0

0

0

18.87

75.43

6

Khoai lang khô

0.01

13

12.35

17000

221

0

0.27

0


0.06

9.88

41.13

7

Rau ngót

0.07

70

53.9

9000

630

0

2.86

0

0

1.83


18.86

8

Mắm

0.01

7

7

17000

119

0.5

0

0

0

0

2.03

12



9

Hành hoa (Hành lá)

0.01

5

4

3000

15

0

0.05

0

0

0.17

0.88

10


Dầu thực vật

0.01

11

11

35000

385

0

0

0

10.97

0

98.67

11

Mỡ lợn nước

0.01


6.5

6.5

25000

163

0

0

6.47

0

0

58.24

12

Cà chua

0.01

8

7.6


10000

80

0

0.05

0

0.02

0.3

1.52

13

Gạo nếp cái

0.02

15

15

15000

225


0

1.29

0

0.22

11.18

51.6

14

Gạo tẻ máy

0.11

110

108.9

11000

1210

0

8.6


0

1.09

82.66

374.62

1

1000
1398.
5

1000
1360.
1

82

82

0

0

0

0


0

0

12000

16

17

11.9

12.7

133.2

25%

60.18%

885.7
60.20
%

15
Gia vị
Chỉ số từ thực đơn/1
trẻ
Tỷ lệ P-L-G/1 trẻ


14.87%

Phần thực phẩm dùng cho nhà trẻ

1

Mỡ lợn nước

0.01

10.4

10.4

25000

260

0

0

10.36

0

0

93.18


2

Chất đốt

1

1000

1000

100

100

0

0

0

0

0

0

3

Cua ghẹ


0.01

12

3.84

35000

420

0.46

0

0.03

0

0

2.07

4

Mắm

0.01

5


5

17000

85

0.36

0

0

0

0

1.45

5

Thịt lợn nạc

0.08

80

78.4

90000


7200

14.9

0

5.49

0

0

108.98

6

Đường kính

0.01

12

12

15000

180

0


0

0

0

11.92

47.64

7

Bí đỏ(bí ngô)

0.03

26

21.24

5000

130

0

0.06

0


0.02

1.3

5.73

8

Gia vị

1

1000

1000

29

29

0

0

0

0

0


0

9

Gạo tẻ máy

0.09

85

84.15

11000

935

0

6.65

0

0.84

63.87

289.48

10


Dầu thực vật

0.01

14.5

14.5

35000

508

0

0

0

14.46

0

130.07

11

Dưa hấu

0.04


40

20.8

10000

400

0

0.25

0

0.04

0.48

3.33

12

Gạo nếp cái

0.02

15

15


15000

225

0

1.29

0

0.22

11.18

52.6

13

Đậu trứng cuốc

0.02

18.5

18.13

45000

833


0

4.68

0

0.36

9.07

58.2

14

Cà chua

0.01

7

6.65

10000

70

0

0.04


0

0.01

0.27

1.33

15

Khoai lang khô

0.01

5

4.75

17000

85

0

0.1

0

0.02


3.8

15.82

16 Rau ngót
Chỉ số từ thực đơn/1
trẻ

0.06

60

46.2

9000

540

0

2.45

0

0

1.57

16.17


2390

2341.06

12000

15.72

15.52

15.88

15.97

103.46

826.05

35%

50.16%

70.00%

Tỷ lệ P-L-G/1 trẻ

15.15%

Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế
biến như băm nhỏ, thái nhỏ, nấu phải nhừ, mềm kể cả rau . Các món ăn mặn ta

có thể chế biến thêm nước sốt kèm theo để trẻ dễ ăn hơn. Ở lứa tuổi mầm non
đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cũng vô cùng quan trọng, vì thế khi
chế biến các món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về khẩu vị và trạng thái của
thức ăn . Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu theo từng mùa . Như
mùa hè nóng bức nhu cầu về các món có nhiều nước tăng lên và những món
13


canh chua , canh cua … trẻ rất thích ăn . Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta có
thể sử dụng các món xào , rán thuộc các món ăn hầm nhừ ăn nhiều hơn.
Còn về thực phẩm các loại rau quả ta nên dùng mùa nào thức đó không cần
thiết phải sử dụng thực phẩm trái mùa .
Ví dụ: Tôi đã biết vận dụng vào thực tế và nguồn thực phẩm theo mùa để xây
dựng thực đơn 1 tuần hợp lý đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
Thứ ngày
Bữa chính
Bữa phụ
Thịt sốt cà chua
Thứ 2
Cháo khoai bí ngô
Canh rau ngót nấu cua
Tôm rim thịt
Thứ 3
Muối lạc
Cháo lươn
Canh bí hầm xương
Cơm
Thứ 4
Ruốc thịt nạc
Xôi đậu xanh

Canh mồng tơi nấu ngao
Cơm
Thứ 5
Cá rim
Cháo xương thịt nạc
Canh rau cải nấu cua
Cơm
Thứ 6
Thịt đậu phụ sốt cà chua
Bún riêu cua
Muối vừng
Sau khi thay đổi thực đơn định lượng dinh dưỡng đã được cân đối và đảm
bảo theo từng độ tuổi. Nhà trẻ đạt từ 809-826 đạt 70% định lượng chuẩn, mẫu
giáo đạt 882 Kcalo đạt 60% định lượng chuẩn quy định.
5. Các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi
chế biến và công tác phối hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ
sinh môi trường
* Vệ sinh nhà bếp, nơi chế biến thức ăn
Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: Dao,
thớt sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt.
Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ
riêng cho thực phẩm sống và chín.
Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, ly… phải được rửa sạch để ráo
trước khi sử dụng.
Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí.
Bếp thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh.
Nhà bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ
cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục vụ
14



ăn uống. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ
sinh an toàn thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Phân công cụ thể
ở các khâu: chế biến theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường,
đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau khi sử dụng.
Thùng rác thải, nước gạo… luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các
loại rát thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời.
Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường đã có kế hoạch phân công cụ
thể các nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công tác thông
thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ
thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không an toàn thì
nhân viên cấp dưỡng báo ngay với lãnh đạo nhà trường để biết và kịp thời xử lý.
Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng phải tổng vệ sinh
xung quanh nhà bếp khơi thông cống rãnh, vệ sinh nhà bếp, dụng cụ nhà bếp ,
dụng cụ ăn uống nơi sơ chế thực phẩm sống, khu chế biến thực phẩm, chia cơm,
nơi để thức ăn chín…
Dao thớt sau khi chê biến luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được sử dụng
đúng giữa thực phẩm sống và chín. Người không phận sự không được vào bếp.
Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm
sống tiếp xúc với thực phẩm chín.
Xây dựng lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và thực hiện
nghiêm túc theo lịch vệ sinh đã quy định.
* Vệ sinh nhân viên nuôi dưỡng
Nhân viên nhà bếp được trang bị đầy đủ quần áo, khẩu trang, tạp dề, được khám
sức khỏe và xét nghiệm phân theo định kỳ, có sức khỏe tốt, không mắc bệnh
truyền nhiễm.
Nhân viên nuôi dưỡng không được đeo nhẫn, vòng, đồng hồ trong khi chế biến
thức ăn và rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn đúng quy định
thường xuyên.

Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt
ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ.
* Vệ sinh phòng nhóm lớp, vệ sinh cá nhân trẻ:
Vệ sinh phòng nhóm lớp sạch sẽ không có mùi, nền nhà luôn khô ráo.
Hàng ngày, tuần có kế hoạch cụ thể để tổng vệ sinh phòng/ nhóm/lớp như: lau
các cửa sổ, giá đồ chơi, giặt chiếu, gối, phơi chăn , màn….
Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng tránh bụi bẩn, muỗi ẩn nấp, giày dép để đúng
nơi quy định.
15


Đồ dùng: Chậu, khăn mặt, xoong nồi, ca cốc…trước khi sử dụng đều được
tráng qua nước sôi, hàng ngày phơi khô ráo.
Thực hiện vệ sinh cá nhân cháu được sạch sẽ như: rửa tay, lau mặt trước khi
ăn, sau khi vệ sinh, không để móng tay dài, tắm rửa sạch sẽ chổ kín gió, giữ ấm
mùa đông và mát về mùa hè.
Giáo dục trẻ không nhổ bậy,vứt rác bừa bãi, đi tiểu tiện đúng nơi quy định.
Tổ chức cho trẻ hoạt động các góc phù hợp đủ ánh sáng ( góc ồn ào như góc âm
nhạc không nên bố trí gần góc học tập) để tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động
và thông qua các hoạt động giáo dục môi trường cho trẻ.
* Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Hiện nay vấn đề vệ sinh an thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của
toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, nên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành
cao và là công việc của toàn dân. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó
bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh
thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao
sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.

Vào đầu tháng 8 hàng năm nhà trường tổ chức họp Ban lãnh đạo nhà trường
và các đoàn thể thống nhất chế độ ăn uống, thực đơn ăn uống và mời các khách
hàng về ký hợp đồng thực phẩm như: Thịt, rau, sữa, gạo… Nguồn cung cấp thực
phẩm phải có đủ điều kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp
luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định.
Thực phẩm hợp đồng với nhà trường phải tươi sống như: Rau, thịt được nhận
vào mỗi buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng
ngày thì BGH và nhân viên mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không
đảm bảo chất lượng như ẩm mốc, hôi thiu, kém chất lượng…Sẽ cắt hợp đồng.
Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24
tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm
không đảm bảo thì có biện pháp xử lý kịp thời không để tình trạng dùng thực
phẩm kém chất lượng trước khi chế biến cho trẻ.
Cách lựa chọn thực phẩm phải tươi, đảm bảo an toàn thực phẩm tức thức
ăn không bị nhiễm các hóa chất độc hại. Để làm được điều đó nhà trường đã ký
hợp đồng mua bán thực phẩm tươi sạch với từng nơi cung cấp.
Cách chế biến thực phẩm phải đảm bảo từ khâu chuẩn bị chế biến, ngâm rau
sau đó mới rửa khi rửa rau phải rửa xong mới được thái. Chế biến theo quy trình
16


một chiều từ sống đến chín, không được cho thức ăn sống lẫn với thức ăn đã được
nấu chín.
Khi chia thức ăn phải được bỏ vào xoong có vung đậy để đảm bảo vệ sinh
tránh bụi và ruồi, muỗi.

(Quá trình chia ăn cho trẻ)
6. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
trong nhà trường.
Để đảm bảo tiêu chuẩn ăn uống cho trẻ, để cho các bậc phụ huynh học sinh yên

tâm và chính quyền địa phương cũng như các đoàn thể tin cậy ban giám hiệu nhà
trường cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đôn đốc, giám sát thường
xuyên, chặt chẽ, giúp chị em làm tốt nhiệm vụ, tránh phạm sai lầm. Qua công tác
kiểm tra giúp chúng tôi biết được biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng đã
được thực hiện đến đâu, qua việc nắm bắt tình hình phát hiện những sai lệnh kịp
thời để khắc phục.
Ví dụ: Khi kiểm tra nhóm dinh dưỡng chúng tôi phát hiện thấy có một số loại
thực phẩm không được tươi hoặc không đủ số lượng cân theo quy định ở trong
thực đơn, nhà trường họp tổ rút kinh nghiệm ngay để các cô chấn chỉnh lại việc
làm chưa tốt của mình.
Tôi đã chỉ đạo nhà trường tiến hành kiểm tra như sau:
- Kiểm tra các thao tắc chế biến món ăn, thực hiện quy chế ở các nhóm, có thể
tiến hành kiểm tra đột xuất, không báo trước để tránh tư tưởng đối phó, kiểm tra
các giờ kiểm tra bữa ăn, giờ ngũ của trẻ, vệ sinh phòng, nhóm lớp… để biết giáo
viên có thực hiện đúng và thường xuyên không.

17


- Kiểm tra theo dõi chất lượng bữa ăn: cháu ăn có đúng thực đơn không? đủ số
lượng cho cháu không? kiểm tra kỹ thuật chế biến món ăn có ngon, có hợp khẩu
vị với trẻ không? trẻ ăn có hết suất của mình không ?
- Kiểm tra sổ y tế: Theo dõi sức khỏe của cháu trên biểu đồ tăng trưởng , đối chiếu
so sánh rút kinh nghiệm cho việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Kiểm tra vệ sinh phòng nhóm lớp và vệ sinh nhà bếp (đồ dùng chế biến nấu ăn)
- Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng giám sát kiểm tra chất lượng ăn của
trẻ thường xuyên trong năm học.
Qua biện pháp trên tôi không chỉ đơn thuần là kiểm tra việc thực hiện biện
pháp chăm sóc – dinh dưỡng cho trẻ đã đề ra mà còn giúp giáo viên trong trường
chấn chỉnh lại việc làm của mình kịp thời và từ đó có ý thức làm việc cẩn thận,

có trách nhiệm, không qua loa chiếu lệ…
IV. KIỂM NGHIỆM

1.Chất lượng chăm sóc , nuôi dưỡng trẻ
Qua quá trình nghiên cứu và đưa ra các biện pháp trong quản lý chỉ đạo thực
hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường
mầm non, nhà trường chúng tôi đã thu được rất nhiều kết quả hết sức khích lệ cụ
thể như: Số trẻ đến trường tăng so với đầu năm là 19 cháu , tỉ lệ bán trú ngày
càng được nâng cao đạt 100%. Các cháu được đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi
mặt 100% tại trường. Trẻ suy dinh dưỡng tỷ lệ giảm 3.8%, Trẻ mắc các loại
bệnh còn 7.2% chủ yếu là bệnh sâu răng.
Trong năm học nhà trường đã tổ chức cho 6 trẻ tham dự hội thi “ Bé khỏe –
Bé khéo tay” đạt giải nhì cấp huyện.
Kết quả được thể hiện như sau:
Đầu năm:
Độ tuổi

Tổng
số trẻ

Cân nặng
Kênh
Kênh
BT
SDD

18 – 36 tháng
3-4 tuổi
4-5 tuổi
5-6 tuổi

Tổng cộng
Tỷ lệ

71

64

7

70

62

8

76

68

8

132

118

14

349

312


37

89.4%

10,6%

Chiều cao
Kênh
Kênh
BT
TC

63
62
68
117
310
88.8%

8
8
8
15
39
11.1%

Trẻ mắc
bệnh sâu


Bệnh
TMH
5

5

8

6

9

14

13

25

35

7,2%

10%

Cuối năm:
18


Độ tuổi


Tổng
số trẻ

12 – 36 tháng
3-4 tuổi
4-5 tuổi
5-6 tuổi
Tổng cộng
Tỷ lệ

75
78
83
132
368

Cân nặng
Kênh
Kênh
BT
SDD

Chiều cao
Kênh
Kênh
BT
TC

70
74

76
123
343
93.2%

70
74
76
122
342
92.9%

5
4
7
9
25
6.8%

5
4
7
10
26
7.1%

Trẻ mắc
bệnh sâu

5

6
14
25

6.8%

Bệnh
TMH

0
0
0
0
0
0

2. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên và nhà trường:

Trong năm học nhà trường đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an
toàn thực phẩm bếp ăn của nhà trường đã được trung tâm y tế dự phòng
tỉnh kiểm tra và công nhận bếp ăn đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với đội ngũ giáo viên các cô đã nhận thức được tầm quan trọng của
công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Từ đó các cô đã nêu cao tinh
thần trách nhiệm của mình trong việc nuôi dưỡng các cháu và hưởng ứng các
phong trào thi đua rất sôi nổi nhiệt tình, giáo viên có ý thức tự học hỏi lẫn nhau.
3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh
Qua công tác tuyên truyền của giáo viên phụ huynh đã hiểu được việc
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là rất quan trọng, phụ
huynh đã đầu tư cho trẻ đến trường và ăn ngủ tại trường đạt 100%.
Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và

phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xãy ra trong nhà trường. Đã có sự phối hợp
chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và
cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Chúng ta biết rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một công việc khó khăn,
vất vả, ảnh hưởng đến việc giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ , đến
lợi ích trước mắt và sau này cho thể hệ mầm non. Đó là đường lối của Đảng, là
nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh. Vì vậy trong quá trình quản lý
và chỉ đạo, Ban giám hiệu nhà trường phải xác định được tầm quan trọng của
công tác nuôi dạy và chăm sóc trẻ ở trường Mầm non, để xây dựng kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ của nhà trường. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo rõ ràng, cụ thể , luôn
bám sát hoạt động bán trú, tăng cường công tác kiểm tra. Nhằm nâng cao hiệu
quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
19


Thường xuyên tổ chức cho cán bộ , giáo viên, nhân viên học tập các chuyên
đề, bổ sung kiến thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác.
Người quản lý phải ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình không ngừng
nghiên cứu, tìm hiều, học hỏi đồng nghiệp về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng qua các phương tiện truyền hình,
tài liệu, tạp chí,sách báo để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và giáo dục trẻ.
Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng, nắm
vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phải có tấm lòng người mẹ thứ hai để chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ, không ngừng nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc nuôi
dưỡng. Đối với giáo viên nuôi dưỡng luôn cập nhật hoá các phương pháp chế
biến món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến thực phẩm đảm bảo ngon mắt,
ngon mũi, ngon miệng, hợp khẩu vị, trẻ ăn hết khẩu phần của mình, giúp trẻ
tăng cân đều hàng tháng, luôn thay đổi cách chế biến các món ăn theo mùa phù

hợp với địa phương.
Làm tốt công tác tuyên truyền đến nhân dân, các bậc phụ huynh học sinh
kiến thức nuôi con theo khoa học, làm cho mọi người nhận thức được về vấn đề
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non là rất cần thiết. Mặt khác tạo niềm
tin cho các cấp lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh qua từng việc làm cụ
thể trong nhà trường.
Cân đo khám sức khoẻ cho trẻ theo định kỳ, nắm được tình hình sức
khoẻ của trẻ để đề ra các biện pháo chăm sóc trẻ và phối hợp với gia đình trẻ
để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ kịp thời.
VI. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Để có điều kiện thực hiện tốt về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đề nghị
Lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất xây dựng bổ sung cơ sở vật
chất phục vụ cho công tác nuôi dưỡng. Nhà trường cùng các bậc phụ huynh tăng
cường công tác xã hội hóa giáo dục mua sắm trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho
công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.
XÁC NHẬN CỦA
Nga Liên, ngày 07 tháng 4 năm 2015
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI VIẾT SKKN

Phạm Thị Tuyết

20



×