Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Áp dụng trò chơi vận động vào huấn luyện đội tuyển chạy cự li ngắn 60m cho học sinh trường Tiểu học Nga Trung huyện Nga Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.29 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất là một trong những hệ thống giáo dục con người phát triển
toàn diện. Đây là giai đoạn tiền đề cho việc củng cố sức khoẻ cũng như tinh thần
để học sinh chuẩn bị tốt cho tương lai của mình.
Cùng với tiến trình phát triển và đổi mới không ngừng của xã hội, việc giảng
dạy trong nhà trường nói chung và giảng dạy môn thể dục nói riêng đã có sự đổi
mới đáng kể cho phù hợp với trình độ phát triển ngày càng cao của học sinh,
giáo viên trước khi lên lớp phải nghiên cứu tìm ra phương pháp hợp lý để truyền
đạt cho học sinh tiếp thu tốt kiến thức giờ học. Từ đó học sinh sẽ học tập một
cách hăng say tích cực, mang lại hiệu quả cao hơn. Vậy thì phương pháp lên lớp
đó như thế nào? mà môn thể dục chủ yếu là học về năng khiếu, hoạt động chân
tay nhiều đặc biệt các em được học ngoài không gian rộng, đòi hỏi giáo viên
ngoài phương pháp lên lớp còn phải bao quát được toàn bộ sân tập, tránh để các
em hoạt động quá khích dẫn đến những chấn thương ngoài ý muốn.
Từ khi sinh ra chạy, nhảy là một hoạt động cơ bản con người. Con người từ
thời cổ xưa đã biết xử dụng chúng để đuổi bắt con vật hoặc chạy trốn chúng khi
bị tấn công. Qua năm tháng trở thành môn thể thao hấp dẫn, chinh phục mọi đối
tượng tham gia tập luyện. Qua những chặng đường phát triển để thực hiện được
sức mạnh, sức bền của con người, chạy được phân ra nhiều cự li khác nhau như:
chạy cự li ngắn, chạy cự li trung bình .v ..v…Nhưng chạy cự li ngắn 60m ở
trong nhà trường là một nội dung rất quan trọng trong việc phát triển sức nhanh
và sức bền của học sinh. Yêu cầu giáo viên phải sử dụng những bài tập thể lực
kết hợp với trò chơi vận động hợp lý để tập luyện cho học sinh. Đưa trò chơi vận
động áp dụng vào giờ học sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
Giờ học sẽ đạt hiệu qủa cao hơn.
Phương pháp áp dụng bài tập trò chơi vận động trong cự ly ngắn 60m giúp các
em học sinh tập phản xạ nhanh, phán đoán tín hiệu chính xác, đồng thời nâng
cao thể lực cho học sinh.
Từ khi được trực tiếp giảng dạy các em học sinh trong trường. Được phân
công giảng dạy môn thể dục tất cả các khối lớp, qua từng năm học tôi đã thử
nghiệm và thu được hiệu quả cao qua việc “Áp dụng trò chơi vận động vào


huấn luyện đội tuyển chạy cự li ngắn 60m cho học sinh trường Tiểu học Nga
Trung- huyện Nga Sơn”. Sau đây tôi xin đưa ra mong đồng nghiệp góp ý kiến
để công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn.

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :

Trong các môn thể thao thì điền kinh nói chung, chạy cự li ngắn nói
riêng là một môn thể thao cơ bản và có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục
thể chất ở các nhà trường phổ thông. Với nội dung rất phong phú và đa dạng
ngày nay điền kinh đã trở thành một môn mũi nhọn, phong trào tập luyện và thi
đấu điền kinh phát triển khắp nơi, thu hút mọi người tham gia tập luyện. Trong
các nội dung của môn điền kinh thì chạy cự li ngắn là một nội dung học sinh rất
hứng thú và say mê tập luyện. Từ một phương pháp di chuyển của người cổ đại,
chạy ngắn dần trở thành một phương tiện rèn luyện tốc độ tuyệt vời trong giáo
dục thể chất và là một môn thể thao có sức hấp dẫn lạ kỳ.
Nhằm đạt được hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học thể dục thể
thao trong chương trình giáo dục thể chất ở trường Tiểu học nói riêng và hệ
thống chương trình giáo dục phổ thông nói chung thì giảng dạy rèn luyện sức
nhanh có một vị trí quan trọng. Nó giúp con người không chỉ rèn luyện sức
khỏe, sự nhanh nhẹn mà cả tính năng động trong mọi công việc. Song làm thế
nào để giúp các em học sinh tiểu học rèn luyện sức nhanh, sức bền đạt hiệu quả
cao lại là vấn đề trăn trở của không ít giáo viên. Qua thực tế giảng dạy đối với
học sinh trường Tiểu học tôi nhận thấy thành tích chạy ngắn của các em chưa
cao, nắm bắt kĩ thuật còn chưa chính xác, do đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu
học: thể lực yếu, còn hiếu động, sức bền chưa cao…..Vậy để đạt kết quả cao
trong việc tập luyện chạy cự li 60m đối với học sinh Tiểu học là vấn đề mà

không ít giáo viên thể dục dạy ở cấp Tiểu học trăn trở.
Kết quả là thước đo của quá trình tập luyện. Vì vậy đòi hỏi giáo viên luôn
phải tìm ra phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất đối với lứa tuổi học sinh tiểu học
để tập luyện sao cho có hiệu quả. Với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học:
thích chơi hơn học. Với phương châm “chơi mà học” giáo viên cần tạo ra cho
học sinh các trò chơi vận động để nâng cao hiệu quả tập luyện. Đặc biệt trong
quá trình huấn luyện,giáo viên luôn thay đổi, các trò chơi vận động khác nhau
thì sẽ cuốn hút được tinh thần tập luyện của học sinh hơn. Như vậy học sinh sẽ
tập luyện hăng say, tích cực hơn. Khi thi đấu học sinh sẽ tự tin và đạt kết quả
cao hơn. Thực tế, như trước đây khi đưa học sinh đi thi đấu, biết rằng tố chất của
học sinh là rất tốt nhưng kết quả lại không cao, học sinh thi đấu không hết sức
mình. Từ đó tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra hạn chế của học sinh mình.
Khắc phục được hạn chế đó thì học sinh sẽ đạt kết quả cao. Chính vì thế tôi áp
dụng trò chơi vận động vào buổi tập, thấy rằng học sinh tập luyện rất hăng say,
tinh thần thoải mái. Quan trọng nhất tôi thấy học sinh tự tin, mạnh dạn hẳn lên
và thể lực của học sinh cũng tăng rõ rệt.
2


II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng
Mục tiêu giáo dục thể chất là đào tạo con người toàn diện là con người có tri
thức, có đạo đức, có sức khoẻ. Sức khoẻ là yếu tố để phát triển tri thức và đạo
đức. Cho nên ngoài những bày tập thể lực ra, thì biện pháp nâng cao sức khoẻ
tốt nhất đó là phương pháp “Trò chơi vận động”.Tuy nhiên để một tiết dạy
thành công và mang lại chất lượng tốt không chỉ dựa vào mình “Trò chơi vận
động” mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác giảng dạy như:
1.1. Đối với học sinh:

Đối với lứa tuổi các em được tiếp cận với nhiều môn thể thao là điều rất tốt vì
lứa tuổi này đang ở độ tuổi phát triển rất nhanh về hình thể và tâm sinh lý nên
được tập luyện thường xuyên sẽ có tác dụng rất tốt đến cơ thể và giúp con người
phát triển toàn diện. Nhưng trong thực tế có những em chưa quan tâm đến
TDTT, coi môn thể dục là môn phụ, coi TDTT là khó không đủ tự tin và kiên trì
để vượt qua, có những học sinh lấy kết quả TDTT để làm động cơ ganh đua
thiếu văn hoá. Chính vì điều đó mà việc dạy TDTT ở trường còn gặp nhiều khó
khăn.
1.2 Đối với cơ sở vật chất:
Đường chạy không đủ cự ly, mặt bằng không đủ tiêu chuẩn, dụng cụ học tập
còn thiếu thốn, Trang bị quá ít nên công tác giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn.
1.3. Đối với giáo viên:
Mặc dù đã có sự đổi mới về phương pháp, chương trình và sách giáo khoa
nhưng do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sân tập không đủ tiêu chuẩn dẫn đến
tình trạng học tập của học sinh còn nhàm chán, uể oải và sự quan tâm của cấp
trên chưa nhiều đối với môn đặc thù nên giờ dạy vẫn chưa đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Kết quả của thực trạng trên:
Đầu năm học 2014-2015, tôi đã tiến hành khảo sát 2 khối kết quả như sau:
Khối
4
5

Sĩ số
45
59

Hoàn thành tốt
1
2


Hoàn thành
37
47

Chưa hoàn thành
7
10

Với kết quả trên, việc lựa chọn đội tuyển để tập luyện cho kì thi học sinh giỏi
cấp huyện, cấp tỉnh là khó khăn. Từ thực trạng nêu trên, để quá trình tập luyện
của học sinh đạt hiệu quả tốt hơn tôi mạnh dạn cải tiến nội dung: “Áp dụng trò
chơi vận động vào huấn luyện đội tuyển chạy cự li ngắn 60m cho học sinh
trường Tiểu học Nga Trung - huyện Nga Sơn”
3


III . CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học:
a. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống:
- Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo các em là vui chơi, thì đến tuổi
tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt
động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học
tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:
- Hoạt động vui chơi: Các em thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật
sang các trò chơi vận động.
- Hoạt động lao động: Các em bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và
gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,...Ngoài ra, trẻ còn còn tham
gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, quét dọn sân trường, trồng hoa,
chăm sóc cây...
- Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường,

của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,...
b. Đặc điểm về cơ thể:
- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay
đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, dễ bị gãy
dập,...Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cần phải chú ý quan
tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận
động như chạy, nhảy, vui đùa,...Vì vậy nên đưa các em vào các trò chơi vận
động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho các em.
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các
em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu
tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các
cuộc thi trí tuệ. Dựa vào cơ sở sinh lý này nên cuốn hút các em với các câu hỏi
nhằm phát triển tư duy của các em.
Vì vậy tôi dựa vào đặc điểm lứa tuổi này nhằm đưa ra các bài tập tập phù hợp
nâng cao hiệu quả trong thi đấu.
2. Lựa chọn đội tuyển và tiến hành phân nhóm để tập luyện:
Để tiến hành thực hiện nghiên cứu phương pháp tập luyện kết hợp với việc
áp dụng trò chơi vận động vào công tác huấn luyện chạy cự ly ngắn 60m cho đội
tuyển của nhà trường, tôi đã thực hiện các bước sau: Tạo điều kiện để các em
hiểu cách áp dụng trò chơi vào nội dung chạy nhanh, phát triển các tố chất thể
lực, sức nhanh, sức mạnh, tốc độ, khéo léo, chính xác, giáo viên thường xuyên
hướng dẫn các phương pháp tập luyện cụ thể, tạo được tính liên tục trong các

4


buổi tập, liên tục theo dõi các khả năng vận động của từng học sinh trong từng
buổi tập, từng tuần, từng tháng và trong cả quá trình huấn luyện..
Thời gian áp dụng trong 3 tháng. Ngay sau khi thành lập tôi chia đội tuyển

thành hai nhóm A và B để tiện cho việc theo dõi. Tôi tiến hành kiểm tra thành
tích của học sinh thu được kết quả bình quân như sau:
Chạy nhanh 60m
Nhóm
Nam
Nữ
A
12s8
14s18
B
12s8
14s18
3. Lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm nâng cao thành tích trong
huấn luyện chạy 60m.
Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện hiện có của nhà trường, căn cứ vào đặc
điểm tâm sinh lí và tình trạng thể lực của học sinh trường Tiểu học Nga Trung,
trong quá trình tập luyện tôi đã lựa chọn một số trò chơi vận động giúp nâng cao
chất lượng luyện tập đội tuyển điền kinh trong năm học 2014-2015 cụ thể như
sau:
- Lò cò một chân 25m với tốc độ cao.
- Chạy lên cầu thang nhà 2 tầng.
- Nhảy dây di chuyển.
- Hai tay trụ vào vật cố định, chân thuận làm trụ, chân lăng kéo dây cao su về
phía trước.
- Trò chơi: Cắm cờ chiến thắng.
- Trò chơi: Cướp cờ; người thừa thứ 3; đếm số; ai nhanh hơn…
4. Ứng dụng các trò chơi vận động và các bài tập được lựa chọn vào luyện
tập:
a. Một số phương pháp thường sử dụng trong việc vận dụng trò chơi vận
động khi huấn luyện đội tuyển chạy cự li 60m.

Thành tích đầu năm của các em rất thấp, tôi tiến hành thực hiện phương
pháp lên lớp đổi mới ngay theo phân phối chương trình tự soạn, giữa hai nhóm
để so sánh, đưa ra phương pháp học đổi mới là áp dụng trò chơi vận động vào
nhóm A. Nhóm B tiến hành học bình thường.
Cách tiến hành:
* Những phương pháp dạy học chủ yếu, được vận dụng trong dạy học môn
chạy ngắn đó là:
Tôi nêu lên 3 phương pháp cơ bản:
- Phương pháp dùng lời nói
- Phương pháp trực quan
5


- Phương pháp luyện tập
Điều này hoàn toàn đúng, song nếu nói đến các phương pháp thường dùng, thì
ta lại đề cập đến những phương pháp mang tính tổng hợp. Trong dạy học điền
kinh tôi thấy các phương pháp thường được sử dụng:
- Làm mẫu kết hợp với giảng giải, phân đoạn và hoàn chỉnh
- Luyện tập bắt chước, luyện tập lập lại, luyện tập nâng cao dần yêu cầu
- Trò chơi và thi đấu, trực quan gián tiếp (như tranh, ảnh, băng hình)
- Phương pháp sửa sai, phương pháp giúp đỡ.
Trong các phương pháp trên, thì phương pháp làm mẫu và giảng giải được
coi là phương pháp sử dụng đầu tiên, phương pháp thường dùng và dễ làm nhất.
Đặc trưng của phương pháp này là giáo viên làm mẫu, đồng thời kết hợp với
phân tích giảng giải để học sinh nắm được động tác kỹ thuật sau đó cho học sinh
tập luyện.
Ngoài các phương pháp đã nêu trên việc lựa chọn trò chơi vận động cho phù
hợp với từng giai đoạn, từng tiết học là cần thiết. Những trò chơi vận động và
các bài tập này này được áp dụng trong từng buổi huấn luyện, đan xen, phối hợp
giữa các tiết học – thường vào cuối các tiết học thể dục. Bên cạnh đó những bài

tập, trò chơi vận động đưa ra không sử dụng một lúc trong một buổi tập mà tập
đan xen theo nhóm. Việc lựa chọn trò chơi trong từng buổi phải hợp lí. Nếu
VĐV đang còn yếu về tố chất sức nhanh thì huấn luyện viên phải sử dụng nhóm
bài tập phát triển sức nhanh nhiều hơn và ngược lại. Trong quá trình tập luyện
tôi kiểm tra theo số buổi, từng tuần để biết mức độ đạt được trong và sau thời
gian tập luyện. Thông thường thành tích buổi đầu tiên của các em đang còn sung
về thể lực nhưng tuần 1; tuần 2 do yêu cầu về huấn luyện nên xẩy ra hiện tượng
cơ bị phá vỡ khác với trạng thái ban đầu (hiện tượng vỡ cơ) đến sau 1- 2 tuần
hiện tượng đau cơ giảm dần nên thành tích được khắc phục và sẽ lên. Quan
trọng nhất là trong huấn luyện, huấn luyện viên cần chọn điểm rơi cho vận động
viên đúng thời điểm mới là mấu chốt.
Việc huấn luyện chạy cự ly ngắn, không học đóng khung ở việc tập kỹ
thuật, quá trình tập luyện cũng là quá trình phát triển tố chất sức nhanh, sức
mạnh, phản xạ nhanh,... Do vậy, ngoài tác động của các động tác kỹ thuật, để
tăng hiệu quả phát triển sức nhanh, sức mạnh, giáo viên cần đưa thêm các nội
dung “Trò chơi vận động”, các động tác thể lực phát triển sức mạnh, tốc độ, tăng
dần tần số và tập phản xạ nhanh cho người tập.
Việc lựa chọn các biện pháp tập luyện, giáo viên đưa ra phương pháp
không phải là cố định đối với tất cả các bài tập, phương pháp tập mới là:

6


Chương trình là pháp lệnh, đề ra phương pháp tập luyện, học sinh chủ động
để đạt hiệu quả tốt. Giáo viên không chỉ chọn nội dung tập cố định, hoặc áp
dụng một số trò chơi đưa thêm các nội dung vào buổi tập, để buổi tập phong phú
đa dạng hấp dẫn cuốn hút học sinh , nên tăng cường các phương pháp trò chơi,
thi đấu trong quá trình tập. Trước mỗi buổi tập cần khởi động tích cực, chuẩn bị
đầy đủ, thiết bị đồ dùng dạy học, sân tập chu đáo, đảm bảo an toàn trong khi
luyện tập.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất tôi muốn
tìm hiểu về việc đổi mới phương pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực luyện
tập của học sinh trong nhà trường. Tìm ra phương pháp tập luyện mới: “Áp
dụng trò chơi vận động” vào quá trình huấn luyện để phát huy tính tích cực
trong buổi tập của học sinh để giờ tập đạt hiệu quả cao.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường tôi luôn luôn muốn tìm ra phương
pháp tập luyện tốt nhất để truyền đạt cho học sinh đúng thời điểm, để học sinh
nắm bắt kỹ thuật một cách nhanh nhất. Đặc biệt khi phân tích kỹ thuật giáo viên
nên phân tích, giải thích ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. Vì vậy mà vai trò của giáo
viên là rất quan trọng, quyết định đến kết quả học tập của học sinh.
b. Phân chia giai đoạn để luyện tập:
Khi huấn luyện, tôi phân chia kỹ thuật làm 4 giai đoạn để tập luyện. Khi
tập luyện, vì học sinh đã được học rồi nên tôi không dạy theo tuần tự các giai
đoạn, mà giai đoạn quan trọng nhất tôi dạy trước, sau đó mới dạy xuất phát,
xuất phát kết hợp với chạy lao, dạy kỹ thuật chạy về đích, cuối cùng là hoàn
chỉnh toàn bộ kỹ thuật chạy. Trong mỗi giai đoạn trên ta phải chọn trò chơi hợp
lý, tương ứng với từng giai đoạn.
Ngoài ra, ta phải biết phân bổ thời gian hợp lý giữa khối lượng buổi tập
với “Trò chơi vận động” để làm tăng hưng phấn tinh thần tập luyện của học sinh
và phải chọn trò chơi có liên quan đến nội dung cơ bản của bài học. Trò chơi đó
vừa có tác dụng tăng thể lực vừa bổ trợ kỹ thuật quá trình tập luyện
• Giai đoạn chạy giữa quãng:
Trong giai đoạn này tôi áp dụng trò chơi: “Cắm cờ chiến thắng”.
+ Mục đích của trò chơi là rèn luyện kỹ năng chạy, khả năng phối hợp nhanh
nhẹn khéo léo, phát triển sức nhanh, giáodục tính tập thể, tác phong nhanh nhẹn
khẩn trương.
+ Chuẩn bị: Kẻ hai vạch giới hạn song song cach nhau 15m – 20m. Khoảng giữa
hai vạch giới hạn lệch sang hai bên một chút so với đường chạy, kẻ 2 vòng tròn
có đường kính khoảng 0,50m bên trong để một miếng xốp làm đích cắm cờ.
Chuẩn bị cho mỗi đội một cờ nhỏ.


7


Chia học sinh nhóm A thành 2 đội I và II có số lượng người bằng nhau và tỉ
lệ nam nữ tương đương nhau. Mỗi đội lại chia làm 2 nhóm tập hợp đối diện
nhau ở hai bên vạch giới hạn. Em số 1 của mỗi đội cằm cờ. Cử 2 em làm trọng
tài giám sát cùng giáo viên.
Đội hình chơi
Trọng tài 1
A- -

x x x x x x < - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ->

xxxxxx

15 – 20m
B- -

******

<- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - > * * * * * *

Vạch giới hạn
Giáo viên

Trọng tài 2

+ Cách chơi:
Khi có lệnh, các em số 1 chạy nhanh sang vạch giới hạn thứ hai trao cờ cho

bạn số đứng đầu của hàng đối diện. Em này sau khi nhận cờ lại nhanh chóng
chạy sang vạch giới hạn đối diện trao cờ cho bạn số 2. Trò chơi cứ tiếp tục như
vậy giả như những chặng đường quân ta phải đi để cắm cờ trên hầm Đờ – Cát ở
Điện Biên Phủ năm 1954 và ở trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30 /04/1975 ở Sài
Gòn. Riêng em cuối cùng khi tiếp nhận được cờ thì nhanh chóng chạy lên cắm
cờ vào miếng xốp, đội nào cắm cờ xong trước, đội đó thắng cuộc và đó chính là
lá cờ chiến thắng.
• Giai đoạn xuất phát:
Ngoài học kỹ thuật cơ bản ta có thể lồng ghép những trò chơi : “Cướp cờ,
người thừa thứ 3, đếm số…”
Theo tôi trong kỹ thuật này tôi áp dụng trò chơi: “Đếm số”.
+ Trò chơi có tác dụng tập phản xạ, nghe tín hiệu nhanh, xử lý tình huống
chính xác.
+ Cách chơi:
Cho các em học sinh đứng thành hình vòng tròn, cử ra hai em làm trọng tài
giám sát cùng giáo viên, lấy một em làm tâm và em đó là số 1, mỗi em đứng
cách nhau một cánh tay sau đó cho các em điểm số từ 1 cho đến 10. Khi giáo
viên báo đến số nào thì các em số đó phải nhanh chóng chạy một vòng tròn

8


quanh đội hình chơi theo chiều kim đồng hồ rồi về đúng vị trí của mình đứng.
Em nào về sau cùng hoặc đứng sai vị trí sẽ bị phạt 1 vòng lò cò quanh đội hình
chơi.
Đội hình chơi
Trọng tài1

x


x

x

x
x
x
x

x
x
x
Giáo viên

x

Trọng tài 2

x

4
Giai đoạn chạy lao sau xuất phát:
Trong giai đoạn này ta có thể áp dụng nhiều trò chơi khác nhau, trong
đây tôi áp dụng trò chơi: “ Ai nhanh hơn”.
+ Mục đích của trò chơi này là có tác dụng bổ trợ cơ chân và tập cho học sinh
nhanh chóng bắt được tốc độ cao trong thời gian ngắn.
+ Chuẩn bị:
Kẻ một vạch chuẩn bị và một vạch xuất phát, hai vạch cách nhau 1m, kẻ một
vạch đích cách vạch xuất phát khoảng từ 15m – 20m. cử hai em học sinh làm
trọng tài giám sát. Kẻ 4 đường chạy tương ứng với 4 hàng học sinh đứng, trên

đầu vạch đích của 4 đường chạy vẽ 4 vòng tròn, ở giữa mỗi vòng cắm 1 cờ lệnh.
Đội hình chơi
GV
Trọng tài
xxxxxxx
<- - - - - - >< - - - - - >< - - - - - - >


xxxxxxx

<- - - - - - ><- - - - - ->< - - - - - ->

xxxxxxx

<- - - - - ->< - - - - - > < - - - - - - >

xxxxxxx
1m <- - - - - -><- - - - - -><- - - - - - - >
Trọng tài
CBXP XP
15 – 20m
+ Cách chơi.
Hàng ngang thứ nhất đứng vào vị trí vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh thì
nhanh chóng chạy lên phía trước và vòng qua vòng tròn ở vạch đích. Khi hàng

9


thứ nhất chạy thì hàng thứ hai tiến lên vạch xuất phát để hàng thứ nhất chạy về
vỗ vào tay hàng thứ hai, hàng thứ hai chạy lên và thực hịên như hàng thứ nhất,

cứ liên tục như vậy cho đến hàng cuối cùng. Trò chơi được chơi trong ba hiệp,
trong mỗi hiệp đội nào thua khi kết thúc sẽ bị phạt bật cóc một lần bằng quãng
đường chạy. Đội thắng đứng ở hàng và vỗ tay cổ vũ đội thua bật.
• Giai đoạn về đích:
Trong giai đoạn này tôi không áp dụng “Trò chơi vận động” để tập cho các em,
không phải là giai đoạn này không quan trọng vì giai đoạn này chiếm khoảng
thời gian rất ngắn cho nên chủ yếu tôi dạy kỹ thuật cho các em học sinh để có ý
thức, chủ động tích cực đánh đích.
IV. KIỂM NGHIỆM
Trong những năm qua tôi đã dùng phương pháp nói trên lồng ghép vào
quá trình huấn luyện, thấy rằng: thể lực học sinh được nâng lên một cách rõ rệt,
các em học tập hăng say hơn, tinh thần học tập của các em cũng được nâng cao,
các em yêu thích môn học, chất lượng giờ học đạt kết quả tốt, các em nhanh
chóng nắm bắt nội dung bài học. Kết quả học tập được nâng cao dần sau mỗi lần
kiểm tra, chính điều này tạo hưng phấn cho các em học tập.
Thấy được tác dụng của trò chơi vận động cho nên tôi đã mạnh dạn áp dụng
chúng vào giờ học một cách hợp lý và thấy rằng chất lượng học tập của các em
đạt hiệu quả.
Thực tế tôi đã theo dõi kết quả đó đối với đội tuyển của trường khi thành
lập đội tuyển thì kết quả rất thấp (như nêu ở phần B. Giải quyết vấn đề).
Nhưng khi áp dụng “Trò chơi vận động” vào giảng lập luyện trong một thời gian
tôi thu được kết quả như sau:
* Tiến hành thực hiện cụ thể:
Nhóm
Nam
A
10s10
B
11s10


Chạy nhanh 60m
Nữ
11s30
12s15

10


C. KẾT LUẬN
I. K ết luận
Qua theo dõi bảng kết quả ở trên của đội tuyển, tôi thấy việc tổ chức “Áp
dụng trò chơi vận động” vào huấn luyện đội tuyển chạy cự li 60m có vai trò rất
lớn trong việc tập luyện, nó là một trong những phương pháp giáo dục hữu hiệu
nhất. Áp dụng “Trò chơi vận động” vào tập luyện không những mang lại kết quả
cao cho học sinh mà thể lực của học sinh cũng được nâng lên rõ rệt, đặc biệt tinh
thần của học sinh cũng tự tin hẳn lên. Bởi vậy, hệ thống Trò chơi vận động mà
tôi lựa chọn đã góp phần làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất,
giúp cho quá trình giảng dạy, huấn luyện của giáo viên và quá trình học tập,
luyện tập của học sinh đạt kết quả cao.
II. Đề xuất.
Qua thực tiễn những năm giảng dạy tôi thấy phương pháp này đã thu hút
được sự chăm chỉ học tập của học sinh, tinh thần học tập tích cực hăng say, yêu
thích môn học. Làm cho nội dung bài học phong phú ,đa dạng, sôi nổi hơn. Từ
đó kết quả học tập của các em được tăng lên. Trong phạm vi một sáng kiến kinh
nghiệm, thời gian có hạn tôi chỉ nêu chọn lọc và đưa ra một số trò chơi cơ bản.
Với lượng kiến thức được trình bày trong sáng kiến này chắc rằng không thể
hiện hết được sự đa dạng và phong phú của nội dung “ Trò chơi vận động” trong
giảng dạy, cũng không tránh khỏi được những sai sót, rất mong các bạn đồng
nghiệp đóng góp ý kiến cho bản thân tôi củng cố sâu hơn về chuyên môn của
mình.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc dạy về huấn luyện đội
tuyển mà bản thân tôi đã thực hiện có hiệu quả tại đơn vị trường Tiểu học Nga
Trung. Tôi mong muốn được học tập những kinh nghiệm hay của đồng nghiệp
để nâng cao năng lực chuyên môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa ,ngày 20 tháng 3 năm 2015

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác .

11


Phạm Văn Nam

12



×